Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây phá lửa từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn loài tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU HOÀNG MI SA
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI CÂY
PHÁ LỬA (TACCA SUBFLABELLATA P.P. LING & C. T. TING)
TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI TẠI
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC
TỈNH BẮC KẠN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 41 – Lâm nghiệp
: 2010 - 2014
: ThS. Nguyễn Công Hoan

Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản
thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa
hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

ThS. Nguyễn Công Hoan

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Người viết cam đoan

Chu Hoàng Mi Sa

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S

Nguyễn Công Hoan, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học loài cây Phá Lửa (Tacca subflabellata P.P. Ling & C. T. Ting)
từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn loài tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
thầy giáo Th.S Nguyễn Công Hoan và các thầy cô giáo trong khoa cùng với
sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Nam Xuân Lạc
và người dân hai xã: Bản Thi và Xuân Lạc tôi đã hoàn thành khóa luận đúng
thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Công Hoan
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các ban nghành lãnh đạo, các cán bộ
kiểm lâm viên khu bảo tồn Nam Xuân Lạc và bà con trong khu bảo tồn đã tạo
điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Chu Hoàng Mi Sa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Giải thích

CS

: Cộng sự


D1,3

: Đường kính 1,3m

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

KBT

: Khu bảo tồn

KBTL&SCNXL

: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc

IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

ODB


: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

STT

: Số thứ tự

VQG

: Vườn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Lạc- Chợ Đồn- Bắc Kạn.............. 14
Bảng 2.2: Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi ................................. 15
Bảng 4.1. Thống kê Sự hiểu biết của người dân về loài cây Phá Lửa ............. 27
Bảng 4.2: Một số đặc điểm về sử dụng loài cây Phá Lửa của người dân
địa phương ....................................................................................................28
Bảng 4.3. Thu thập số liệu hình thái thân ........................................................ 29
Bảng 4.4: Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Phá Lửa phân bố ......... 31
Bảng 4.5: Công thức tổ thành cây tầng cao trong OTC 15 .............................. 32
Bảng 4.6: Công thức tổ thành cây tầng cao trong OTC 16 .............................. 33
Bảng 4.7: Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Phá Lửa ................................. 34
Bảng 4.8: Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Phá Lửa phân bố tự nhiên......... 35
Bảng 4.9: Tổng hợp độ che phủ của các OTC có cây Phá Lửa phân bố ......... 36
Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp điều tra đất nơi phân bố loài Phá Lửa ............... 37
Bảng 4.11: Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên

các tuyến điều tra ........................................................................... 39


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Thân cây Phá lửa ......................................................................................... 29
Hình 4.2: Cuống lá, mặt trên và dưới lá cây Phá lửa ................................................ 30
Hình 4.3: Hoa cây Phá lửa........................................................................................... 30
Hình 4.4: Hiện tượng chăn thả gia súc tại khu bảo tồn............................................. 40
Hình 4.5: Cây nghiến đã xẻ thành cột nhà ................................................................. 41
Hình 4.6: Thảo đậu khấu ............................................................................................. 42
Hình 4.7: Ảnh khai thác Mã hồ................................................................................... 42
Hình 4.8: Ảnh phát rừng làm nương rẫy ngay trong vùng lõi của khu bảo tồn ..... 43
Hình 4.9: Ảnh đốt rừng làm nương rẫy...................................................................... 43


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích .................................................................................................. 4
1.3. Mục tiêu ................................................................................................... 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 4
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................. 4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................................... 5

2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ............................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ..................................... 8
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 8

2.2.2 .Ở Việt Nam ..................................................................................... 10
2.3. Điều kiện tự nhiên – dân sinh – kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ..... 13
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................... 13
2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ................................................. 15
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ...................................................... 16
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 18
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 18
3.1.2. Thời gian và địa điểm...................................................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phương .......................... 19
3.3.2. Ngoại nghiệp ................................................................................... 19
3.3.3. Nội nghiệp ....................................................................................... 23
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................................ 26

4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Phá Lửa ....... 26
4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây Phá Lửa ............................. 26
4.1.2. Đặc điểm sử dụng loài cây Phá Lửa................................................ 27
4.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài .................................................. 28


4.2.1. Đặc điểm về phân loại của loài Phá Lửa trong hệ thống phân loại ...... 28
4.2.2. Đặc điểm hình thái thân cây ............................................................ 28
4.2.3. Đặc điểm cấu tạo hoa ...................................................................... 30
4.3. Một số đặc điểm sinh thái của Phá Lửa ................................................. 31
4.3.1.Các loài cây đi kèm .......................................................................... 31
4.3.2. Đặc điểm độ tàn che nơi phân bố của loài Phá Lửa phân bố .......... 34
4.3.3. Đặc điểm về tái sinh của loài .......................................................... 35

4.3.4. Đặc điểm độ che phủ nơi có loài Phá Lửa phân bố ........................ 36
4.3.5. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố ............................... 36
4.4. Đặc điểm phân bố của loài .................................................................... 38
4.4.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng ................................... 38
4.4.2. Đặc điểm phân bố theo độ cao ........................................................ 38
4.5. Sự tác động của con người đến khu vực nghiên cứu ............................. 38
4.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài ............................. 43
4.6.1. Đề xuất biện pháp bảo tồn ............................................................... 44
4.6.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài .................................................... 45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 46

5.1. Kết luận .................................................................................................. 46
5.2. Kiến nghị................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của trái đất nói chung và
của mỗi quốc gia nói riêng. Ngoài chức năng cung cấp những lâm sản phục
vụ nhu cầu của con người, rừng còn có chức năng bảo vệ môi trường sinh và
rừng là nơi lưu giữ các nguồn gen động thực vật phục vụ cho các hoạt động
sản xuất nông lâm nghiệp. Rừng có được những chức năng đó là nhờ có đa
dạng sinh học (ĐDSH). ĐDSH là một trong những nguồn tài nguyên quí giá
nhất, vì nó là cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng và tiến hoá bền vững của
các loài sinh vật trên hành tinh chúng ta. Nhưng hiện nay dân số thế giới tăng,
nhu cầu về lâm sản tăng dẫn đến khai thác rừng quá mức và không khoa học

làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng kéo theo suy giảm ĐDSH.
Chính vì vậy loài người đã, đang và sẽ phải đứng trước một thử thách, đó là
sự suy giảm về ĐDSH dẫn đến làm mất trạng thái cân bằng của môi trường
kéo theo là những thảm họa như lũ lụt, hạn hán, lở đất, gió bão, cháy rừng, ô
nhiễm môi trường sống, các căn bệnh hiểm nghèo… xuất hiện ngày càng
nhiều. Tất cả các thảm họa đó là hậu quả, một cách trực tiếp hay gián tiếp của
việc suy giảm ĐDSH.
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng Đông
Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam,
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một
trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa
ĐDSH cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, tài nguyên rừng Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm
trọng do nhiều các nguyên nhân khác nhau như nhu cầu lâm sản ngày càng
tăng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác quà mức, không đúng


2

kế hoạch, chiến tranh,… Theo số liệu mà Maurand P. công bố trong công
trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 Việt Nam còn khoảng
14,3 triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ là 43,7% diện tích lãnh thổ. Quá
trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt
từ năm 1976 -1990 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, chỉ trong 14 năm diện
tích rừng giảm đi 2,7 triệu ha, bình quân mỗi năm mất gần 190 ngàn ha
(1,7%/năm) và diện tích rừng giảm xuống mức thấp nhất là 9,2 triệu ha với độ
che phủ 27,8% vào năm 1990 (Trần Văn Con, 2001). Việc mất rừng, độ che
phủ giảm, đất đai bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, sông hồ bị bồi lấp, môi
trường bị thay đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời
sống của nhiều vùng dân cư. Mất rừng còn đồng nghĩa với sự mất đi tính đa

dạng về nguồn gen động thực vật
Theo thống kê chính thức năm 2004, diện tích rừng đã tăng lên 12,3 triệu
ha với độ che phủ 37,3%, và đến tháng 12 năm 2007 diện tích rừng Việt Nam
đã tăng lên 12,8 triệu ha với độ che phủ 38,2%. Nhưng hơn hai phần ba diện
tích rừng của Việt Nam là rừng nghèo hoặc rừng đang phục hồi, trong khi đó
rừng giàu và rừng kín năm 2000 chỉ chiếm 3,4% và năm 2004 chiếm 4,6%
tổng diện tích rừng. Hầu như ở các vùng thấp không còn các khu rừng với
tính đa dạng còn nguyên vẹn. Các cơ hội để phục hồi đang giảm đi nhanh
chóng vì các khu rừng giàu đã bị chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ
(Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học, Nxb Lao
Động xã hội).
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (KBTL&SCNXL) huyện
Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 342/QĐ-UB ngày
17/03/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn với diện tích 1.788 ha, nằm trong địa
giới hành chính của xã Xuân Lạc và chủ yếu là rừng gỗ quý hiếm trên núi đá
vôi. Mặc dù có diện tích nhỏ, nhưng KBTL&SCNXL là hành lang quan trọng
nối liền Vườn quốc gia Ba Bể với Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Hiện


3
trạng rừng ở Khu bảo tồn này còn khá nguyên vẹn, nhiều nơi chưa bị tác động
bởi con người, còn lưu giữ nhiều loài động động vật quý hiến đang có nguy
cơ bị tuyệt trủng ở Việt Nam và trên thế giới như Voọc mũi hếch, Voọc đen
má trắng, Vạc Hoa và các loài thực vật quý hiếm như Trai, Nghiến, Đinh, lan
hài và thông (Báo cáo đánh gía kết quả hoạt động của Khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, 2011).
Núi đá vôi là hệ sinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một
nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quí giá. Nằm trong hệ thống rừng đặc
dụng của Việt Nam, KBTL&SC NXL là một đơn vị địa lý sinh vật có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng trong việc duy trì tính

đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong thực tế
nguồn tài nguyên rừng tại đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép dân số xung
quanh. Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn
gen quí cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại Khu bảo tồn đã
được tỉnh Bắc Kạn rất quan tâm. Từ khi thành lập, KBTL&SCNXL đã có một
số cuộc điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, bước đầu cũng đã đánh giá được
giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một khu bảo tồn. Chính vì vậy để ngăn ngừa
sự suy thoái ĐDSH này Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn khá sớm và
hiện nay cả nước có khoảng 128 khu bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen của địa
phương, là cơ sở quyết định cho sự phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp đa dạng và bền vững. Cũng như các khu bảo tồn khác,
khu bảo tồn Nam Xuân Lạc- huyện Chợ Đồn- tỉnh Bắc Kạn là nơi lưu giữ
những nguồn gen và các loài động thực vật có giá trị, đặc biệt loài Phá Lửa.
Để tìm hiểu một số loài động thực vật đó tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt
nghiệp nhằm: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây Phá Lửa
(Tacca subflabellata P.P. Ling & C. T. Ting) từ đó đề xuất các biện pháp
bảo tồn loài tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc tỉnh Bắc Kạn”


4

1.2. Mục đích
Dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh thái và tình hình phân bố
của loài Phá Lửa và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ loài và đồng
thời bảo vệ nguồn gen loài thực vật quý hiếm còn tồn tại trong khu bảo tồn
1.3. Mục tiêu
- Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Phá Lửa trong
khu vực nghiên cứu
- Xác định tình hình phân bố tự nhiên của loài Phá Lửa tại khu bảo tồn
Nam Xuân Lạc

- Xác định một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Phá Lửa,
từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển loài.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu giúp tôi củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã học.
Qua đó giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, viết và trình bày báo
cáo khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thấy được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu, và sự suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua, từ đó
đánh giá được sự tác động của con người đối với tài nguyên rừng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói
riêng và KBTTN Nam Xuân Lạc nói chung.
- Đây là tài liệu tham khảo cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về các
vấn đề nêu trong đề tài


5

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt
Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ
thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí
hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các
loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động,
thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia.
Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có

tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh
vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài
nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và
môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện
pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giũa bảo tồn và phát triển
bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH v.v.
∗ Về cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật


6

quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường...là cơ sở khoa học xây dựng mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
∗Về cơ sở bảo tồn
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính
phủ Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy
công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học
được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà
nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi
trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe
dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể
(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức

độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation).
+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy
định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi
có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc
khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những
thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử
của loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung
thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các
cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh
nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.
+ Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một
loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần .


7

+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất
cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2
bậc CR và Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong
tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa: là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.

+ Ít quan tâm: Least Concern
+Thiếu dữ liệu: Data Deficient
+ Không được đánh giá: Not Evaluated
Dựa vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Nam
Xuân Lạc- huyện Chợ Đồn- tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động thực vật
được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn nhằm gìn giữ
nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung, một trong những loài thực vật cần được bảo tồn gấp đó
chính là loài cây Phá Lửa tại khu bảo tồn, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp
tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đối với bất kì công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc đi
tìm hiểu kĩ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất. Ở
khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc tỉnh Bắc Kạn, tôi đi tìm hiểu
tình hình phân bố loài Phá Lửa, thống kê số lượng, tình hình sinh trưởng và
đặc điểm sinh thái học của chúng tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở thứ hai
để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Nhưng do giới hạn của đề tài và năng
lực của bản thân còn hạn chế nên tôi chưa thể phân tích đánh giá một cách cụ
thể mà chỉ tiến hành “tìm hiểu” và đánh giá khái quát để đưa ra những biện
pháp bảo tồn và phát triển loài.


8

Nghị định 32/2006/NĐ-CP

[8]

về việc nghiêm cấm và hạn chế việc sử

dụng các loại động, thực vật quý, hiếm trong mục đích thương mại. Đã quy

định hai nhóm đông thực vật quý hiếm là: IA, IIA là các loài thực vật. IB, IIB
các loài động vật.
Hơn nữa Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc đủ tiêu chí để
đánh giá là một KBT có giá trị cao ở Việt Nam

[9]

.

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Họ Râu hùm, họ Hoa mặt cọp, họ Củ nưa (danh pháp khoa học:
Taccaceae) là một họ nhỏ trong bộ Củ nâu (Dioscoreales). Họ này phân bổ
rộng khắp khu vực nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Malesia-Thái Bình Dương.
Họ Taccaceae là các loài cây thân thảo sống lâu năm, ưa ẩm vừa phải, với các
lá có cuống dài, mọc so le hay mọc vòng và cụm hoa có cọng với kích thước
trung bình, các hoa màu tía sẫm và bầu nhụy hạ; các lá bắc dài, hình chỉ hòa
lẫn với các hoa và kiểu đính noãn bầu nhụy là dạng đính noãn vách. Hoa
lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu thuộc bộ Hai cánh (Diptera). Quả
nang hoặc quả mọng, nứt hoặc không nứt.
Một điều vẫn chưa rõ ràng là gân giữa là khác biệt hay đa sợi (Inamadar và
ctv. 1983). Chi Tacca dường như thiếu kiểu bó mạch đặc biệt của Dioscoreaceae,
mà trong đó nó đã từng được đưa vào. Các tế bào xung quanh bó mạch sống
noãn có thể là dạng thành mỏng; rất có thể là để hấp dẫn động vật?
Thế giới có 2 chi và 35 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Nhiệt đới.
Phân loại: Họ này có chi Tacca và chi Schizocapsa, chi Tacca có họ
hàng với Velloziaceae và Haemodoraceae có chung về đặc điểm hình thái,
hoa lưỡng tính, bao hoa hình ống, 6 nhị và nội nhũ sừng.
Giá trị kinh tế: Dùng lấy bột (Tacca palmata) hay làm thuốc
Có một số loài như:

Tacca subflabellata: Râu hùm, phá lửa
Tacca intergrifolia: Ngải rơm


9

Tacca palmata: Nưa chân vịt
Tacca paxiana:
Tacca pinnatifida: Củ nưa
Tacca plantaginea: Hồi đầu
Tacca subflabellata: Nhược thự
Thế Giới: Trung Quốc ( Vân Nam )Theo các nghiên cứu và thống kê của
các nhà khoa học trong và ngoài nước cho chúng ta thấy sự đa dạng và phong
phú về sinh thái, sinh cảnh, số lượng loại động thực vật ở các khu bảo tồn
thiên nhiên cũng như các vườn quốc gia đang có xu hướng giảm nhanh chóng
với tốc độ chóng mặt hằng ngày hàng giờ các loài sinh vật, động vật, thực
vật... đang bị phá hủy không thương tiếc nhiều loài đang đứng trước nguy cơ
bị tuyệt chủng nguyên nhân không đâu xa đó chính là loài người chúng ta con
người đã tác động tới toàn bộ hệ sinh thái làm thay đổi về cơ chế tự ổn định,
tự cân bằng của hệ sinh thái,chu trình sinh địa hóa tự nhiên, thay đổi điều kiên
môi trường của hệ sinh thái, tác động tới sự cân bằng của hệ sinh thái.
Ở một số nước đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu nhằm đưa mối quan
hệ giữa con người lên một mức độ khác. Qua đó con người có những tác động
tích cực vào rừng đem lại hiệu quả về mặt quản lí, rừng không bị suy giảm,
con người được hưởng lợi nhiều từ rừng. Trong các chương trình các nước
quy định quyền sử dụng đất của người dân. Tại Ấn Độ, nhà nước chỉ giao đất
không có rừng cho các cộng đồng địa phương, đất Lâm nghiệp do nhà nước
quản lý hoặc theo hình thức cộng quản. Hiện nay Philippines, Thái Lan,
Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các cá nhân theo các chương
trình lâm nghiệp xã hội.

Các tổ chức hợp tác bảo vệ rừng như chương trình hợp tác của TFAP
(Tropical Forestry Action Plan), kế hoạch hành động bảo vệ rừng nhiệt đới và
ITTA, Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới. Các công ước quốc tế đã được ký kết
nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: công
ước Cites 1973, IUCN (International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources) - liên minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên


10
nhiên. Nghị định Thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon (1987).
Tháng 9 năm 1991, hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại Pari đã vạch ra
chiến lược toàn cầu hóa về bảo vệ rừng. Năm 1991, Hiệp hội thế giới về bảo
vệ thiên nhiên (IUCN) và quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã đưa ra đề
xuất tăng diện tích rừng được bảo vệ lên 10% vào thế kỷ XXI. Những công
ước quốc tế đã được kí kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn
đa dạng sinh học trên thế giới như: Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế giới
(1973), công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (Công
ước Cites 1973) hay Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định
trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp

[4]

.

2.2.2 .Ở Việt Nam
Việt Nam được coi là một trog những trung tâm đa dạng sinh học của
vùng Đông Nam Á, nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng rừng Việt Nam là
một trong top 10 quốc gia châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, để đạt được những thành quả đó đảng và nhà nước đã có nhiều chính

sách, bộ luật, chương trình dự án nhằm quản lí bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên rừng.
Cụ thể là luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
đất đai ra đời

[7]

[6]

, tháng 7.1993 luật

, quy định cụ thể các điều khoản chính sách về đất đai.

Ngoài ra còn nhiều chương trình dự án khác như dự án 327, dự án 611
được triển khai và đã góp phần nâng cao diện tích rừng và độ che phủ của
rừng vào năm 2011 là 39,5%.
Đến 10 năm 2006 chính phủ đã tiến hành và thành lập được 30 vườn
quốc gia và gần 80 khu bảo tồn (Cục kiểm lâm và viện điều tra quy hoạch
rừng) Tuy nhiên hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng
chưa mang lại hiệu quả thiết thực, tác động của người dân tới nguồn tài
nguyên rừng là rất lớn, nhiều vụ vi phạm lâm luật vẫn xảy ra, hàng ngàn ha


11
rừng vẫn đang bị tàn phá, các hoạt động buôn bán động thực vật quý hiếm
ngày càng trở nên gay gắt đẩy nhiều loài đến nguy cơ tuyệt chủng cao.
Đứng trước thực trạng trên Đảng và nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu đối
với công tác quản lí bảo vệ rừng là: Rừng phải có chủ hạn chế tình trạng phá
rừng, đốt nương làm rấy, đua người dân tham gia vào công tác bảo vệ nguồn
tài nguyên rừng với trương trình phát triển kinh tế xã hội đất nước theo hướng

bền vững.
Qua những nghiên cứu qua những số liệu đã giúp chúng ta hiểu được
phần nào về sự suy giảm về tính đa dạng sinh học trên toàn thế giới trong đó
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ suy giảm với tốc độ rất nhanh
nhiều loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong đó có rất
nhiều loài quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới hiện nay với sự tác
động mạnh mẽ của con người với cái lợi ích trước mắt mà đã quên hết đi tất cả
những gì mà thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta sự cấp bách như vậy chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc thuộc
tỉnh Bắc Kạn tại khu bảo tồn này nhiều khu rừng nhiều loài động thực vật bị tàn
phá và săn bắt không thương tiếc, tình trạng này không chỉ diễn ra tại khu bảo tồn
mà cả vườn quốc gia cũng bị tàn phá rất nhiều. Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu
bảo tồn các loài quý hiếm và đang bị khai thác nhiều là một vấn đề rất được chú ý
nó chỉ là giúp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn nhưng qua hoạt động này sẽ
giúp ta duy trì và bảo tồn được thêm một loài thực vật đang bị khai thác nhiều
chỉ còn lại số lượng ít, hy vọng sau kết quả nghiên cứu này thì nhiều cây khác
cũng sẽ được nghiên cứu và bảo tồn.
Những nghiên cứu về loài (Tacca subflabellata) Râu hùm
Trong 6 loài thuộc chi Tacca thì có 3 loài trong sách đỏ việt nam là:
(Tacca subflabellata) Râu hùm hay Hoa mèo đen; (Tacca intergrifolia); Ngải
rợm (Tacca palmata) Nưa chân vịt.
Cây phá lửa – tên khoa học tacca subflabellata P.P.Ling &C.T.Ting,
Tên Tiếng việt : Râu hùm lớn, Phá lửa, Hoa mèo đen.


12

Theo sách đỏ Việt Nam 1996

[1]


và sách đỏ Việt Nam 2007

[2]

, Phá lửa

là loài thân thảo, sống nhiều năm, cao 60 – 80 cm. Thân rễ hình trụ, hơi cong,
dài 8 – 15 cm, đường kính 2,5 - 3,5 cm. Lá đơn, có cuống, gồm 3 - 7 cái mọc
ở đầu thân rễ; gốc cuống lá dạng bẹ, dài 10 – 25 cm; phiến lá thuôn, nhọn về 2
đầu, gốc hơi lệch, mỏng, 25 - 65 x 8 – 15 cm. Cụm hoa tán, 1 – 2 cái, cuống
cụm hoa dài hơn cuống lá, mỗi cụm gồm 4 – 6 hoa được bao bởi 4 lá bắc lớn
tạo thành bao hoa; 2 lá bắc ngoài hình mác hay hình trứng nhọn đầu; 2 lá bắc
trong lớn, hình thận hay hình quạt lệch, cỡ 5 – 8 x 3 – 5 cm, màu nâu tím
nhạt, mỏng. Các lá bắc con dạng sợi, dài 15 – 35 cm. Hoa có 3 đài nhỏ, 3
cánh hoa; nhị 6, đầu nhụy có 3 núm nhụy; bầu dưới, 3 ô. Quả thịt, hình thoi
cụt, có 6 gờ chạy dọc. Hạt nhiều, hình thận, màu nâu.
Mùa hoa tháng 7 – 8, quả tháng 8 – 10. Nhân giống tự nhiên bằng hạt.
Thân rễ nếu bị cắt thì phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Cây đặc biệt ưa
ẩm và ưa bóng, thường mọc rải rác dọc theo hành lang ven khe suối, dưới tán
rừng kín thường xanh ẩm, ở độ cao từ 300 – 700 m
Giá trị: loài tương đối hiếm về giá trị nguồn gen. Thân rễ dùng làm thuốc
tương tự một số loài cùng chi tacca, điều hòa kinh nguyệt, chữa rắn cắn, thấp
khớp. Thân rễ chứa diosgenin, là nguyên liệu bán tổng hợp các loại thuốc
corticoid.
Tình trạng: Đang bị khai thác thu mua cùng loại râu hùm (T.chantrieri
Andr.), Nạn phá rừng ảnh hưởng trục tiếp làm thu hẹp nơi sống ( Bắc Giang,
Thái Nguyên) hoặc mất hẳn do sây dựng hồ chứa nước ở Đà Bắc (Thủy điện
Hòa Bình)
Với nhiều công dụng cũng như giá trị cao nên cây Phá lửa hiện đang bị

khai thác và sử dụng nhiều làm cho số lượng loài ngày càng giảm đi nhanh
chóng làm cho cây Phá lửa có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam
thì cây phá lửa được xếp vào cấp VU cấp sắp nguy cấp nhưng đó là theo số
liệu từ trước nếu tính vào thời điểm hiện tại thì cây Phá Lửa rất có thể đang
rơi vào cấp EN cấp nguy cấp hoặc có thể hơn thế nữa.


13
Chính vì vậy, để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này cần phải có kế
hoạch đầu tư khoa học và công nghệ để khảo sát, đánh giá, và bảo vệ phá lửa
này để nguồn lợi trên mang lợi lợi ích về kinh tế và đồng thời góp phần gìn
giữ một nguồn gen thiên nhiên sẵn có một cách chủ động và tích cực.
Phá lủa đang được bảo vệ các cá thể hiện có vùng rừng Nước Sốt và
Rào Mác ,thuộc lâm trường Hương Sơn – Hà Tính. Tạm thời không khai thác
loài này. Trồng được bằng hạt và thân rễ dưới tán rừng ẩm
Sự phân bố cây Phá lửa: Hà Giang,Bắc Kan, Bắc Giang (Sơn Động),Thái
Nguyên (Đồng Hỷ),Vính Phúc, Hòa Binh (Đà Bắc),Nghệ An,Hà Tính (Hương
sơn), Thừa Thiên-Huê, Đà Năng, Quảng Nam.
[5]

Danh lục các loài thực vật Việt Nam

đã mô tả Họ Râu hùm

(Taccaceae) có một chi Râu hùm (Tacca) với 6 loài cây đều ở dạng cây thân
thảo. Phân bố từ Miền Trung trở ra Bắc. Đây là loài cây quý hiếm có thể sử
dụng làm dược liệu.
[3]

Từ điển cây thuốc việt nam


đã mô tả râu hùm lớn là cây thân thảo

sống lâu năm. Với công dụng: Thân rễ dùng ngoài chữa thấp khớp.
2.3. Điều kiện tự nhiên – dân sinh – kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha,
diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng
diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Khu Bảo tồn
Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Nà Dạ
và thôn Bản Khang xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa
lý 220o17’-22o19’ và 105o28’-105o33’E.
- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên huyện Nà Hang tỉnh
tuyên Quang.


14
- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
2.3.12. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của huyện Chợ Đồn thì khu
vực xã Xuân Lạc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ tháng 4 đến tháng
10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
-Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,100C; nhiệt độ trung bình cao nhất
26,70C vào tháng 7; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50C vào tháng 1.

2.3.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Lạc- Chợ Đồn- Bắc Kạn
TT

Các loại đất đai
Tổng diện tích tự nhiên

Đơn vị (ha)
8.421,13

I

Đất Nông lâm Nghiệp

5.025,2

1

Đất trồng cây hàng năm

389,65

2

Đất trồng lúa

124,49

3


Đất Lâm nghiệp

II

Đất phi Nông nghiệp

1

Đất ở nông thôn

III

Đất chưa sử dụng

4.498,42
424,35
6,92
2.971,85

2.3.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật
Về thực vật: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh
thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam
có giá trị bảo tồn cao. Tại đây có nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá trị
dược liệu, các loài đặc hữu như: Nghiến (Burretiodendron hsienmu) là loài
đặc hữu của Miền Bắc Việt Nam và Miền Nam của Trung Quốc. Đây cũng là


15
loài chiếm ưu thế ở các sườn núi đá khu vực Nam Xuân Lạc. Các loài Phá
Lửa cũng là những đối tượng quan trọng của công tác bảo tồn trong khu vực.

Về động vật
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của tổ chức BirdLife năm 2000 đã ghi
nhận tổng số 373 loài động vật thuộc 70 họ, 22 bộ, 5 lớp trong đó 34 loài thú
(có 8 loài Dơi), 159 loài chim, 19 loài bò sát, 14 loài ếch nhái và 150 loài
bướm ở khu vực Nam Xuân Lạc. Trong đó có 20 loài quý hiếm bao gồm 9
loài thú, 1 loài chim, 9 loài bò sát và 1 loài ếch nhái. Có 11 loài bị đe dọa cấp
toàn cầu ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2000) gồm 3 loài bậc EN, 4 loài bậc
VU, 2 loài bậc NT và 2 loài bậc DD. Có 15 loài bị đe dọa cấp quốc gia ghi
trong sách đỏ Việt Nam (2000) gồm 2 loại bậc E, 6 loại bậc V, 2 loài bậc R và
5 loài bậc T.
2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Tình hình dân cư kinh tế
Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc, với tổng số 628 hộ,
3.247 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày.
Bảng 2.2: Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi
TT

Tên xã

Số hộ

Số khẩu

Mật độ dân số
người/km2

Số hộ nghèo
Hộ

%


1

Xuân Lạc

628

3247

38

340

54,14

2

Bản Thi

358

1503

23

105

29,3

986


4750

445

45,13

Tổng số

(Chú thích: Tỉ lệ hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo của Bộ lao
động - Thương binh và xã hội áp dụng cho khu vực nông thôn là hộ có thu
nhập bình quân: 400.000 VND/người/tháng)


16

2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
2.3.3.1. Tình hình phát triển nghành trồng trọt
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích.
Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ
yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn…
2.3.3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi
Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển và chưa được trú trọng đầu tư.
Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn,
gà… Ngựa là vật nuôi quan trọng đối với người dân vùng cao, trong khi chưa
có đường giao thông thì ngựa còn là phương tiện vận chuyển hữu hiệu.
2.3.3.3. Tình hình phát triển lâm nghiệp
Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các Lâm
trường. Khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát.
Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các

loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành
hàng hoá. Từ khi thành lập khu bảo tồn, thực hiện giao đất giao rừng (một số
thôn), lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng
thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra
thường xuyên, công khai như trước. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái
nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Hoạt động khai thác củi đun: Gỗ củi là chất đốt chủ yếu ở vùng nông
thôn, người dân thường lấy cành khô, cây khô từ Khu bảo tồn, đặc biệt để có
củi khô thì sau những lần đi lấy củi họ đều chặt một số cây tươi trong khu vực
để làn sau lại có củi khô.
Hoạt động khai thác gỗ: Hiện tại còn một số ít người dân vẫn lén lút vào
khu bảo tồn chắt chộm gỗ để làm nhà, đóng đồ gia dụng cho gia đình, và tìm
mọi kẽ hở của lực lượng kiểm lâm để tiêu thụ. Các loài cây gỗ thường được
người dân khai thác như Nghiến, Trai, Dâu rừng...


17
2.3.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương
* Thuận lợi
- Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất
đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện
thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương.
- Khu bảo tồn có hệ thống ban quản lý với số lượng lớn và chất lượng cao
do vậy việc bảo tồn được duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác
bảo tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn.
- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt
động làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học ít.
- Khí hậu là điều kiện thuận lợi để khu bảo tồn lưu giữ và bảo tồn một số
loài động thực vật đặc hữu.
* Khó khăn

- Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú là nơi nhòm ngó của các
đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.
- Trình độ dân trí chưa cao, do vậy ý thức bảo tồn và phát triển bền vững
khu bảo vệ và phát triển rừng bền vững còn gặp nhiều khó khăn.
- Khu bảo tồn rộng nhưng số kiểm lâm viên địa bàn thì quá ít không đáp
ứng được nhu cầu về bảo vệ của khu bảo tồn.
- Người dân sống chủ yếu dựa vào rừng nên muốn người dân thay đổi lối
sống không thể một sớm một chiều được cần phải có thời gian.
- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí chưa
cao, chủ yếu là trồng trọt và khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng làm
cho diện tích rừng bị giảm đi nhanh chóng.
- Kinh tế lạc hậu kém phát triển chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp.


×