Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 118 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2








HÀ MINH DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THPT HUYÊN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC
THEO HƯỚNG PHỐÌ HƠP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HÔI




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC






Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

HÀ NỘI, 2015





B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2














HÀ MINH DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ỡ TRƯỜNG THPT HUYỆN LẶP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC
THEO HƯỚNG PHỐI HƠP VỚI CÁC TỎ CHỨC XÃ HÔI




Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 0114


LUÂN VĂN THAC SĨ KHOA HOC GIÁO DUC








Ngưòi hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Tố Oanh

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, xin gửi lời cảm ơn:
- Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Phòng Sau Đại học, các giảng viên, các
nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học:
T.s Trần Thị Tổ Oanh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến các đồng chí Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, cùng tất cả các thày cô giáo các trường THPT ở huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tư liệu và
nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
- Cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến

của các nhà khoa học, của quí thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 11 năm 2015

Tác giả

HÀ MINH DŨNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng các số liệu và thông tin được trích dẫn trong luận văn và các tư liệu được
sử dụng đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

HÀ MINH DŨNG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tà i........................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên c ứ u ................................................................................................ 3
3. N hiệm vụ nghiên c ứ u ............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u ..........................................................................3
4.1 Đối tượng nghiên cứ u .............................................................................................3
4.2 Phạm vi nghiên c ứ u ................................................................................................ 3
5. Giả thuyết khoa h ọ c.................................................................................................. 4

6. Phương pháp nghiên c ứ u ......................................................................................... 4
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết......................................................................4
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễ n ......................................................................4

CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG






PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI.................................................. 6
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 6

1.2. Một số khái niệm..................................................................................... 7
1.2.1. Quản lý giáo dục................................................................................................. 7
1.2.2. Quản lý nhà trường.............................................................................................8
1.2.3. Hoạt động giáo dục đạo đ ứ c ...........................................................................10
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đ ứ c ............................................................ 11
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phối hợp với tổ chức xã h ộ i.......12
1.3.

M ột số lí luận về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường

THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã h ộ i ..............................................13


1.3.1. Ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ
chức xã hội ở trường TH PT....................................................................................13

1.3.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo
đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường TH PT................13
1.3.3. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lí hoạt động giáo dục đạo
đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường T H P T .......................19
1.3.4. M ối quan hệ giữa Hiệu trưởng trường THPT với các tổ chức xã
hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường T H P T ...............................20
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT theo
hướng phối hợp với các tổ chức xã h ộ i................................................................ 24
1.4.1. Quản lý thực hiện chương trình giáo dục đạo đức học sinh phối
hợp với các tổ chức xã h ộ i....................................................................................... 24
1.4.2. Quản lí nhân sự phối hợp với các tổ chức xã hội trong H Đ G D Đ Đ ... 27
1.4.3. Quản lí việc thiết kế và chuẩn bị

HĐ GDĐĐ phối hợp với các

T C X H .......................................................................................................................... 27
1.4.4. Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức học
sinh phối hợp với các tổ chức xã h ộ i.....................................................................29
1.4.5. Quản lý hồ sơ chuyên môn giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với
các tổ chức xã hội của giáo viên .............................................................................30
1.4.6. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nội dung GDĐĐ học sinh
phối hợp với các tổ chức xã h ội.............................................................................. 31
1.4.7. Quản lý việc kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sin h ..................32
1.4.8. Quản lý sử dụng phương tiện thiết bị dạy học và các điều kiện hồ
trợ HĐGDĐĐ phối hợp với các tổ chức xã h ộ i...................................................33
1.5. N hững yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh
ở trường THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã h ội........................... 35


1.5.1. N hận thức của CBQL, GV, CMHS, các TCXH về việc giáo dục

đạo đức học sinh phối họp với các tổ chức xã h ộ i ................................................35
1.5.2. Năng lực sư phạm của người tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với
T C X H .......................................................................................................................... 36
1.5.3. Cơ chế quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp các
tổ chức xã h ộ i ...............................................................................................................36
1.5.4. Ả nh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương
đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp
với các tổ chức xã h ộ i................................................................................................. 37
K ết luận chương 1 .......................................................................................................38

CHƯƠNG 2. THƯC TRANG QUẢN LÝ HOAT ĐÔNG GIÁO DUC




X.







ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI









Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC....... 39






2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và giáo dục huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh
P h ú c ................................................................................................................................39
2.2. Đặc điểm giáo dục THPT huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc...................40
2.3. H oạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã
hội ở trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh P h ú c ....................................42
2.3.1. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức
xã hội ở trường T H P T ...............................................................................................42
2.3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh
phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường TH PT................................................. 44
2.3.3. Nhận xét thực trạng tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh phối
hợp với các tổ chức xã hội ở trường T H PT ...........................................................49


2.4.

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học

sinh

phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh
Vĩnh P h ú c ................................................................................................................... 50

2.4.1. Tổ chức khảo sát...............................................................................................50
2.4.2. Kết quả khảo s á t...............................................................................................52
2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh phối hợp với các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch Tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................................................................66
K ết luận chương 2 ....................................................................................................... 69

CHƯƠNG 3. BIÊN PHÁP QUẢN LÝ HOAT ĐÔNG GIÁO DUC








ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI








Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC......... 70







3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện p h á p .............................................................. 70
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế th ừ a ................................................................. 70
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ th ố n g ............................................................... 70
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễ n ............................................................... 70
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả th i................................................................... 71
3.2.

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp

các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh P h ú c ......... 71
3.2.1. Tổ chức truyền thông mạnh mẽ trong công tác phối hợp giáo dục
đạo đức học sinh với các tổ chức xã h ộ i..................................................................71
3.2.2. X ây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường
THPT phối hợp với các tổ chức xã h ộ i....................................................................75
3.2.3. Tổ chức các hình thức bồi dưỡng kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt
động GD ĐĐ phối hợp với các tổ chức xã hội cho GV nhà trường và CB
các tổ chức xã h ộ i........................................................................................................ 77


3.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh trường
THPT phối hợp với các tổ chức xã h ộ i................................................................... 79
3.2.5. Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường và các tổ chức xã h ội.......... 81
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh công tác giáo dục đạo đức học sinh
phối hợp các tổ chức xã h ộ i.......................................................................................83
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện p h áp ................................................................... 85
3.3. Khảo n g h iệm ....................................................................................................... 86
3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm ..................................................................................... 86
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................................87
Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 90


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................91
1. Kết lu ậ n .................................................................................................................... 91
2. Khuyến n g h ị............................................................................................................92
2.1. Khuyến nghị với Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc.......................................................92
2.2. Khuyến nghị với các trường THPT huyện Lập Thạch - Vĩnh P h ú c.......92
DANH MỤC THAM K H Ả O ................................................................................... 93
PHỤ L Ụ C ..................................................................................................................... 97


DANH MUC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMHS:
CNH-HĐH:
CNTT:
CNCS:
CNXH:
CSVC:
ĐĐ:
ĐĐCM:
GDĐĐ:
GD&ĐT:
GDCD:
GDPT:
GDTC ĐĐ:
GDNG LL:
GDTQ ĐĐ:
GVCN:
GT:
HS:
KHCN:

KHKT:
KHXH:
KTXH:
LLGD:
NCKH:
NXB:
PHHS:
QLGD:
TCXH:
THCS:
THPT:
TNCS HCM:
VHXH:
XH:
XHCN:
XHHGD:

Cha mẹ học sinh
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Công nghệ thông tin
Chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa xã hội
Cơ sở vật chất
Đạo đức
Đạo đức cách mạng
Giáo dục đạo đức
Giáo dục đào tạo
Giáo dục công dân
Giáo dục phổ thông
Giáo dục tình cảm đạo đức

Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Giáo dục thói quen đạo đức
Giáo viên chủ nhiệm
Giám thị
Học sinh
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Khoa học xã hội
Kinh tế - xã hội
Lực lượng giáo dục
Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Phụ huynh học sinh
Quản lý giáo dục
TÔ chức xã hội
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Văn hóa xã hội
Xã hội
Xã hội chủ nghĩa
Xã hội hóa giáo dục
rn A

1

r

IS/ 1


Л •


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, HS, CB và GV THPT huyện Lập Thạch...................41
Bảng 2.2: Đánh giá về thực hiện nội dung GDĐĐ cho học sinh................................43
Bảng 2.3: Các hình thức GDĐĐ cho học sinh trong trường THPT........................... 45
Bảng 2.4: Thực trạng hình thức tổ chức HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH.................46
Bảng 2.5: Đánh giá việc sử dụng các phương pháp GDĐĐ cho học sinh..................47
Bảng 2.6: Đánh giá tầm quan trọng và mức độ tham gia của các tổ chức xã
hội đối với công tác GDĐĐ H S ..................................................................52
Bảng 2.7: Quản lý thực hiện chương trình HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH..............53
Bảng 2.8: Quản lý việc thiết kế và chuẩn bị HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH.........55
Bảng 2.9: Quản lý tổ chức HĐGDĐĐ và hồ sơ chuyên m ôn.....................................57
Bảng 2.10: Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức GDĐĐ.................................. 59
Bảng 2.11: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nội dung HĐGDĐĐ phối
hợp vớiTC X H ..............................................................................................61
Bảng 2.12: Quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật và các điều kiện hỗ trợ cho
HĐGDĐĐ phối hợp với TCXH..................................................................62
Bảng 2.13: Quản lý việc kiểm tra đánh giá HS qua HĐGDĐĐ phối hợp với
TCXH............................................................................................................ 64
Bảng 3.1: Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp........... 87
Bảng 3.2: Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp..............88


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quan hệ giữa HT với các TCXH trong và ngoài nhà trường.....................22
Hình 3.1. So sánh các biện pháp theo tiêu chí cần thiết và Khả thi........................... 89



1
MỞ ĐÀU
1. Lí do chon đề tài
Giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã
hội rất quan tâm. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 2, lần 5 khóa
VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX, Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP ra ngày 18/4/2005 của Chính phủ, Điều lệ Trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là trường
trung học) do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2011 đã chỉ ra: Ngành GD&ĐT phải tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên... Muốn vậy cần có sự phối kết hợp giáo
dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
trong đó nhà trường phải giữ vai trò chủ động, “Nhà trường phối hợp với chính
quyền, đoàn thể địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính tr ị-x ã
hội và cá nhân có liên quan nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp
giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục” (mục
1-điều 47).
Trường THPT có nhiệm vụ giáo dục cho những thanh niên tuổi từ 16-18 tuổi
tri thức phổ thông toàn diện, vững chắc, có nhân cách để chuẩn bị bước vào đời,
thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Thời gian gàn đây, việc thực hiện nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta cùng với sự bùng nổ về CNTT đã
tác động không nhỏ đến học sinh THPT.
Hiện nay, vào thời kì hội nhập, nhiều học sinh có ý chí vươn lên trong học
tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị
trường và cơ chế mở cửa, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hành vi lệch chuẩn của
thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của
học sinh khiến gia đình và xã hội lo lắng: vi phạm giao thông, bạo lực học đường,
quay cóp gian lận trong thi cử, chơi game..., trong gia đình thì trẻ em thiếu kính
trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn... Một số hành vi lệch chuẩn



2
khác về mặt đạo đức: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười
lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ,
vô cảm, vị kỷ... cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà
trường. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo, Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn
mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một số bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy
thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập
thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần
tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước..
Trong thời gian qua với sự tăng nhanh về quy mô trường lớp cùng với sự
quan tâm chưa đúng mức đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số bộ phận
CB-GV, cha mẹ học sinh, nhà trường, kết quả giáo dục đạo đức học sinh của nhà
trường chưa thực sự đáp ứng được sự kì vọng và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Vấn đề đặt ra là nhà trường, ngành giáo dục và cả xã hội cần tăng cường hơn nữa sự
phối hợp trong việc giáo dục đạo đức. Phải làm gì và làm thế nào, để ngăn chặn,
hạn chế các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, đồng thời không ngừng nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh, đáp ứng tình hình hiện nay? Vai trò của
hiệu trưởng, của BGH trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong
thời gian tới như thế nào để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý?
Đạo đức là nhân tố cốt lõi trong nhân cách của mỗi con người. Giáo dục đạo
đức cho học sinh trong trường THPT nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học
sinh, cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và
chuẩn mực đạo đức. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Giáo
dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục. Do
đó, đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh theo hướng phối hợp
với các tổ chức xã hội ở trường THPT huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”
được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.



3
2. Mục đích nghiên cứu
Đe xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
ở trường THPT theo hướng phối hợp với một số tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên,
Hội Cha mẹ HS, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ..... ) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

sinh ở trường THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên,
Hội Cha mẹ HS, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ..... ).
3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phối hợp với
các tổ chức xã hội
3.3 Đe xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở
trường THPT huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phối hợp với các tổ
chức xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Cha mẹ HS, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ
nữ..... ).

4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
THPT theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Cha mẹ
HS, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ..... ).

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu quản lý ở cấp trường đối với hoạt động quản

lý giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT huyện Lập Thạch - Tinh Vĩnh
Phúc theo hướng phối hợp với các tổ chức xã hội trong và ngoài trường học nhằm


4
nâng cao chất lượng quản lí giáo dục đạo đức. Đề tài khảo sát 6 trường THPT công
lập trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Các tổ chức xã hội trong diện khảo sát được giới hạn trong nhóm Đoàn
TNCS 6 trường THPT, Hội Phụ nữ huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Hội Khuyến
học huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lí có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ
quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò của các tổ chức xã hội trong giáo dục đạo
đức học sinh, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động phù hợp giữa nhà trường và tổ
chức xã hội, đến sự trao đổi thông tin giữa các bên thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lí
hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, chỉ thị nghị quyết, sách báo... có nội dung
liên quan đến đề tài, để từ đó tìm hiểu các khái niệm và phân tích, tổng hợp, khái
quát hoá những vấn đề cơ bản làm cơ sở lí luận cho đề tài.

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng phiếu hỏi dành cho Ban giám hiệu, một số Giáo viên chủ nhiệm, các
cán bộ phụ trách tổ chức xã hội trong và ngoài các trường THPT trên địa bàn huyện
Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc, để điều tra thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học
sinh và công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các

tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Cha mẹ HS, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ
nữ..... ) ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc.


5
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp lực lượng tổ chức và quản lí hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh
niên, Hội Cha mẹ HS, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ..... ) ở trường THPT huyện
Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát công tác chuẩn bị, tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Cha
mẹ HS, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ..... ) ở trường THPT huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc
6.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến về kinh nghiệm quản lí của các chuyên gia giáo dục, các nhà quản
lí hiệu trưởng, và Giáo viên có kinh nghiệm về việc quản lí hoạt động giáo dục đạo
đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Cha mẹ HS,
Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ...)
6.2.5. Phương pháp xử lí toán thống kê
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học (tính điểm trung bình, tính sác
xuất, độ lệch chuẩn, xếp thứ bậc) để phân tích dữ liệu cần nghiên cứu.


6
CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÍ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHỐI HỢP
VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI


1. Tồng quan nghiên cứu vấn đề
Vấn đề quản lí giáo dục đạo đức (GDĐĐ) được nhiều nhà giáo dục quan tâm
nghiên cứu. Đe nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong thời kỳ đổi mới, đã có
một số nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt trong các luận văn thạc sĩ.
Một hướng nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức ở các bậc học khác nhau
như mầm non, tiểu học hay trung học cơ sở (Tràn Văn Hy [27], Đào Hữu Tuấn
[48], Nguyễn Văn Tuyển [50]].
Một hướng tập trung nghiên cứu việc quản lí giáo dục đạo đức ở các trường
cao đẳng, đại học như Hoàng Văn Hạnh [18] - trường Cao đẳng Dược Phú Thọ,
Lê Thị Thu [38]- trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Hải Dương, Cao Minh Tuấn
[48]- trường Cao đẳng y tế tỉnh Kiên Giang, Nguyễn Thanh Phú [58]- trường
cao đẳng sư phạm miền Đông Nam Bộ.
Một hướng nghiên cứu quản lí giáo dục đạo đức cho những đối tượng
đặc biệt ở trường trung học phổ thông như học sinh bán trú (Phạm Thanh
Dương [15]), học sinh dân tộc thiểu số (Phạm Thanh Hải [16], Chu Quang Tuấn
[48]), học sinh nữ (Thái Kiên Trung [43]), học sinh yếu (Phan Văn Sang [54]).
Một hướng nghiên cứu quản lí giáo dục đạo đức cho các loại hình trường
khác nhau như trường công lập (Nguyễn Thị Chiến [10]), các trường phổ thông dân
tộc nội trú ở tỉnh Sơn La (Nguyễn Văn Chiến [10]), trường THPT ngoài công lập
(Vũ Thị Hồng Hạnh [18] Phạm Xuân Hoằng [20], Nguyễn Văn Hộ [21], Trần Duy
Sử [57]), thuộc khu vực đô thị hóa (Nguyễn Thị Hồng [22]), trung tâm giáo dục
thường xuyên (Tô Thị Trà Ly [31]).


7
Một hướng nghiên cứu quản lí giáo dục đạo đức khi có sự phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội (như Nguyễn Thị Chiến [5] , Nguyễn Thị Cảnh Dương
[14], Phan Đình Nhuế [32], Nguyễn Hữu Tân [34], Phạm Thị Minh Tâm [35] ,
Phạm Anh Tuấn [46]), tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Hoàng

Công Cường [9], Nguyễn Thị Hương [26], Trương Văn Toàn [41], Nguyễn Thị Mỹ
Trang [42]), hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Lương Ngọc Quý [53], Đỗ Thị
Thanh Thủy [39]), hoạt động trải nghiệm (Nguyễn Văn Tuân [48]), định hướng nhà
trường thân thiện, học sinh tích cực (Võ Thanh Vũ [59]).
Một hướng quan tâm đến việc quản lí giáo dục đạo đức ở trường trung học
phổ thông như Lưu Thành Công [8] trường THPT ở tỉnh Vĩnh Long, Phạm Ngọc
Hà [19] trường THPT huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình; Phạm Văn Hùng [25] trường
trung học phổ thông huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh, Văn Đức Lo [30]
thành phố Hồ Chí Minh, Quách Mứng [33] trường Trung học phổ thông huyện
Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, Phan Thị Thanh Thảo [37] trường THPT quận Thanh
Xuân, Hà Nội, Đặng Tài Tuệ [49] trường THPT huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng,
Hà Hữu Thạch [36], Văn Thành Sơn [56] trường THPT huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk
Lắk.
Nhìn chung, vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở trường
THPT phối hợp với các TCXH đã được đề cập nhưng chưa được nghiên cứu một
cách bài bản, trọn vẹn. Các tác giả thường xem xét các TCXH dưới góc độ một hình
thức lực lượng xã hội trong giáo dục, chưa làm rõ cách thức quản lí của nhà trường
khi phối hợp hoạt động với các TCXH.

1.2. Môt số khái niêm




1.2.1. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Bản chất của quá trình giáo dục
là quá trình truyền đạt và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội. Giáo dục là một loại


8

hình hoạt động cơ bản của xã hội loài người nhằm chuyển giao những giá trị vật
chất tinh thần của loài người cho thế hệ sau. Nhờ có giáo dục mà xã hội loài người
mới phát triển. Như vậy giáo dục là một bộ phận của xã hội nên quản lý giáo dục
(QLGD) là một loại hình của quản lý xã hội.
Theo Tràn Kiểm: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự
giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các
lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”. [28].
Khi xem xét bản chất của QLGD, theo Đặng Thành Hưng: “Quản lý giáo
dục là dạng quản lý dành cho một lĩnh vực xã hội cụ thể là giáo dục. Bản chất của
QLGD cũng là quản lý chứ không có gì khác. Những cái khác ở đây là mục tiêu,
chủ thể, đối tượng, nguồn lực, công cụ và môi trường... và chỉ khác khi so sánh với
quản lý lĩnh vực khác. Vì vậy có thể định nghĩa khái niệm QLGD như sau: Quản lỷ
giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh
hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối
hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu
giảo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn
lực giáo dục ” [23].

1.2.2. Quản lý nhà trường
Theo Đặng Thành Hưng: "Quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ
sở. Trong đó, chủ thể quản lỷ là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường,
các nhà quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu. Đối tượng quản lý chính là
nhà trường như một tổ chức chuyên môn-nghỉệp vụ, nguồn lực quản lý là con
người, cơ sở vật chẩt-ìđ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin
bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách,
cơ chể và chuẩn hiện có. " [23].



9
Khái niệm quản lý trường học có 2 nghĩa tương đối khác nhau. Theo nghĩa
rộng, quản lý trường học chính là quản lý giáo dục cấp cơ sở. Khi đó, bản thân trường
học vẫn là đối tượng quản lý vĩ mô, chủ thể quản lý gồm nhiều cấp khác nhau: cấp
trung ương, cấp địa phương và cấp trường học. Theo nghĩa hẹp hơn, quản lý trường
học là hệ thống quản lý giáo dục tại cấp trường học do Hiệu trưởng đứng đàu và cùng
với bộ máy dưới quyền mình điều hành, trong phạm vi trường học. Trong đề tài này,
khái niệm quản lý trường học được sử dụng theo nghĩa thứ hai, tức là quản lý giáo
dục tại cấp trường học do Hiệu trưởng và bộ máy quản lý dưới quyền Hiệu trưởng
tiến hành.
* Nội dung quản lý trường học
Nội dung quản lý trường học chính là nội dung quản lý giáo dục tại cấp
trường học như một tổ chức nghiệp vụ - chuyên môn. Nội dung này tương ứng với
những mảng hoạt động và nguồn lực cơ bản của trường học, bao gồm:
- Quản lý chuyên môn, tức là quản lý thực hiện chương trình giáo dục (giảng
dạy, học tập), quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên, quản lý hoạt động học
tập, hoạt động xã hội, văn hóa tại nhà trường ... của học sinh.
- Quản lý hành chính và tổ chức, đó là kỉ luật, nề nếp làm việc, sắp xếp bộ máy,
cơ cấu làm việc, hồ sơ nhà trường , báo cáo, thống kê, công văn, thông tin- liên lạc, giữ
gìn trật tự, an toàn nhà trường ... để chấp hành đúng pháp luật, qui chế, điều lệ...
- Quản lý nhân sự, tức là quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên với tư cách là
công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức và tất cả học sinh của nhà
trường với tư cách là thành viên của tổ chức trong thời gian học tập, làm việc và
sinh hoạt tại nhà trường. Nội dung này chủ yếu liên quan đến thực hiện chính sách,
tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ lu ậ t... tác động đến nhân tố con người, phát
triển đội ngũ.
- Quản lý tài chính, là vấn đề sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách cấp cho
bộ máy và hoạt động chuyên môn, các khoản kinh phí được hỗ trợ khác cho hoạt



10
động của nhà trường từ mọi nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
- Quản lý tài sản, vật tư, thường gọi là CSVC- kĩ thuật, gồm hạ tàng xây dựng,
đất đai, phòng học, phòng làm việc, các thiết bị năng lượng, nước, công trình ngầm, thư
viện, mạng máy tính, điện thoại, và các nguồn học liệu, phương tiện kĩ thuật dạy học.
- Quản lý tổ chức xã hội trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên...).
Mục tiêu quản lý của nhà trường được cụ thể hoá trong kế hoạch, nhiệm vụ
năm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Đe thực
hiện mục tiêu này, người hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động quản lý: xây
dựng môi trường giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và các điều kiện
phục vụ cho dạy và học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo lập và duy trì tốt
mối quan hệ nhà trường -gia đình -xã hội, thực hiện dân chủ hoá trong quản lý nhà
trường và các hoạt động khác.

1.2.3. Hoạt động giáo dục đạo đức




o

o





Hoạt động GDĐĐ trong trường THPT là một quá trình giáo dục bộ phận của
quá trình sư phạm tổng thể. Nó có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục bộ
phận khác như: giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao

động, giáo dục hướng nghiệp...Hoạt động GDĐĐ trong nhà trường THPT được
thực hiện thông qua môn học Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và các môn
học trong Chương trình giáo dục, thông qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt
động cộng đồng, xã hội, hoạt động của Đoàn TNCS HCM... trong và ngoài nhà
trường.
GDĐĐ cho HS là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức
của nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có
kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp
với lứa tuổi và với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục. Từ đó, giúp HS có những hành
vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với cộng
đồng-xã hội, với lao động, với tự nhiên...


11
Bản chất của GDĐĐ là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục
và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc, nguyên
tắc đạo đức...từ bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêng mình mà mục
tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã
hội. GDĐĐ không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những khái niệm, những tri thức
đạo đức, mà quan trọng hơn hết là kết quả giáo dục phải được thể hiện qua tình
cảm, niềm tin, hành động thực tế của HS.
Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức
của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho HS tri thức - ý
thức đạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức và quan trọng nhất là hình thành ở các
em hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Quản lý HĐ GDĐĐ cho học sinh THPT là quản lí nhà trường trong hoạt
động chuyên môn nói chung, HĐ GDĐĐ nói riêng, nhằm giúp nhà trường sử dụng
tối ưu các tiềm năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu GDĐĐ cho học

sinh ở cấp học này.
Nội dung của công tác quản lý HĐ GDĐĐ cho học sinh THPT bao gồm:
- Quản lý thực hiện chương trình giáo dục đạo đức học sinh
- Quản lí việc phân công tổ chức GDĐĐ.
- Quản lí việc thiết kế và chuẩn bị HĐ GDĐĐ.
- Quản lý phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức học sinh.
- Quản lý hồ sơ chuyên môn giáo dục đạo đức học sinh.
- Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nội dung GDĐĐ học sinh.
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sinh.
- Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ giáo dục đạo đức học sinh


12
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phối hợp với tổ chức xã
hôi
Tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nhà nước,
được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động, được tổ
chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ
chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích
chính đáng của các thành viên.
Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà
nước mà còn được điều thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận
của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ
chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Đảng cộng Sản Việt
Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo,
Hội Luật gia...
Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chỗ dựa của nhà nước nhằm

tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các tổ chức xã
hội có những đặc điểm chung sau: Là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao
động vì những mục đích nhất định; Là tập hợp những thành viên có cùng chung một
dấu hiệu, đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những
lợi ích chính đáng của họ. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là
mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là nguyên tắc "quyền lực - phục tùng" như
trong các cơ quan nhà nước.
TCXH trong trường THPT như Đoàn TNCS HCM, Hội cha mẹ HS, Công
đoàn GD có khả năng phối hợp GD ĐĐ với nhà trường. TCXH ngoài trường có


13
khả năng phối hợp GD ĐĐ với nhà trường là Hội khuyến học, Hội Cựu Chiến binh,
Hội thanh niên Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam ...
Quản lý HĐ GDĐĐ cho học sinh THPT phối hợp với TCXH là hệ thống
những tác động có kế hoạch, có hướng đích của nhà trường đến tất cả các khâu, các
bộ phận của nhà trường và TCXH nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm
năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu GDĐĐ cho học sinh.

1.3. Một số lí luận về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường








o


o







o

THPT theo hướng phối họp vói các tồ chức xã hội
1.3.1.

Ỷ nghĩa của giáo dục đạo đức cho học sinh phối hợp với các tể

chức xã hội ở trường THPT
Chất lượng và hiệu quả của giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý và đặc biệt việc phối hợp quản lý
giữa nhà trường, các tổ chức XH để GDĐĐ cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan
trọng.
Việc định hướng cho học sinh THPT về các giá trị chuẩn mực đạo đức, hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực là cần thiết. Yêu cầu đó không chỉ là trách nhiệm của
nhà trường, mà càn đặt ra cho các TCXH trong và ngoài nhà trưởng.
Như vậy sự phối hợp giữa các TCXH với nhà trường là một nguyên tắc quan
trọng tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục; sự liên tục về mặt thời gian,
không gian; sự thống nhất và toàn vẹn của quá trình GDĐĐ HS.
Sự phối hợp giữa các TCXH với nhà trường sẽ tạo nên những tác động đồng
thuận cùng chiều; phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham
gia vào quá trình hình thành và phát triển đạo đức HS. Sự phối hợp giữa các TCXH
với nhà trường sẽ tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, giảm bớt được những tác

động tiêu cực đến sự phát triển đạo đức HS.


×