Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu phương pháp tạo hứng thú học tập môn tin học của học sinh lớp 11a10 trường THPT võ thị sáu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.23 KB, 22 trang )

Bài tập NCKH

LỜI CẢM ƠN


Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến:
BGH trường Đại Học An Giang, tập thể giảng viên giảng dạy ở khoa sư phạm trường Đại
Học An Giang và thầy Lý Văn Hà – Trưởng Đoàn KTSP – đã nhiệt tình trong công tác chỉ đạo giúp
em có những cơ sở lí luận cơ bản, khoa học để em hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học( NCKH)
này.
Em cũng xin cám ơn đến với BGH Trường THPT Võ Thị Sáu thầy hiệu trưởng PHẠM
VĂN TỚI cùng BCH Công Đoàn cơ sở, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM, và tập thể giáo viên
Trường THPT Võ Thị Sáu đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hoàn
thành tốt bài NCKH này.
Và hơn hết cho phép em được gủi lời cám ơn đến cô HUỲNH ĐẶNG THANH LAM - giáo
viên hướng dẫn chủ nhiệm, cô BÙI THỊ KIM TUYẾN và cô NGUYỄN HUỲNH THU - giáo viên
hướng dẫn chuyên môn cùng tập thể lớp 11A10. Thời gian kiến tập ở trường chỉ có ba tuần, một
khoảng thời gian không nhiều cho việc thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tế …, để tiến hành thực hiện
một đề tài nghiên cứu khoa học. Đây là lần đầu tiên em làm bài nghiên cứu nên không tránh khỏi
thiếu sót, sai lầm, mong quý thầy cô thông cảm và bỏ qua cho em .
Chân Thành Cảm Ơn!
Long Xuyên, ngày 21 tháng 11 năm 2010
Sinh viên

-Trang 1 -


Bài tập NCKH

LỜI NÓI ĐẦU




Nghiên cứ khoa học giáo dục là một công việc không thể thiếu được đối với người làm công
tác giáo dục, cũng như việc xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nói chung, cho sự nghiệp trồng
người nói riêng.
Giáo dục học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng, bởi vì giáo dục có nhiệm vụ đưa các em trở
thành những người chủ của đất nước mai sau, làm cho đất nước phát triển và đi lên. Muốn làm được
điều đó chúng ta phải bắt đầu giáo dục các em từ khi ở lứa tuổi tiểu học, rồi đến THCS và THPT.
Trong giai đoạn này tâm sinh lý của các em có những thay đổi quan trọng, đây là giai đoạn dễ gây ấn
tượng sâu đậm nhất cho cuộc sống sau này. Trong cấp học THPT là cấp học quan trọng trong việc
lĩnh hội những tri thức, hình thành nhân sinh quan và thế giới quan khoa học. Đặc biệt đây là cấp
học học quyết định phẩm chất con người. Dựa trên những tri thức khoa học bậc THCS, nh ững tri
thức bậc THPT sẽ là tiền đề cho công việc và cuộc sống tương lai sau này. Muốn thực hiện được
điều đó đòi hỏi chúng ta phải năm được những thay đổi thường xuyên về tình cảm, ý thức của các
em, để có hướng giaó dục phù hợp đưa đến kết quả cao.Do đó là một giáo viên trong tương lai, để
góp phần giáo dục các em nên người, tôi không ngừng tiếp xúc tìm hiểu các em để tìm biện pháp
giúp đỡ kịp thời, uốn nắn những sai trái hành động cũng như trong suy nghĩ của các em một cách
đúng lúc để các em trở thành một người hữu dụng cho đất nước.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên làm công tác nghiên cứu, phần thì mới lạ lẫm, phần thì chưa có
kinh nghiệm nên trong quá trình tiến hành còn mắc nhiều thiếu sót khuyết điểm, nếu có sai sót gì
mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiên để giúp em có thêm nhiều kiến thức và kinh
nghiệm để vững bước vào đời, và con đường sự nghiệp giáo dục.

-Trang 2 -


Bài tập NCKH
PhầnI
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

- Trong công nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay giáo dục đóng một vai trò rất
quan trọng. Đảng và nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong sự nghiệp
giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, học hỏi những phương pháp giảng dạy
nhằm truyền đạt tri thức cho học sinh tốt nhất . Không chỉ vậy phải giúp học sinh có hứng thú với
môn học khi đó sẽ có sự hợp tác tốt nhất giữa thầy và trò nhằm đạt được kết quả dạy và học cao
nhất. Vì vậy vấn đề khó là giáo viên phải lựa chọn phương pháp giảng dạy nào để học sinh có hứng
thú cao nhất với môn học, khi đó học sinh sẽ tiếp thu bài mới nhanh.
- Theo thực tế học tập môn tin học của lớp 11A 10 từ đầu năm học đến nay thì điểm của các em
còn thấp và câu hỏi đặt ra là lý do của vấn đề đó là gì. Vì thầy cô giáo trong trường có chuyên môn
cao vậy thì phải chăng vấn đề đó nằm ở học sinh.
Để trả lời câu hỏi trên và nhằm tìm ra biện pháp thích hợp giúp các em học tập tốt hơn môn tin học
(một môn khá quan trọng trong chương trình THPT) nên em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Tìm
hiểu phương pháp tạo hứng thú học tập môn tin học của học sinh lớp 11A10 trường THPT Võ
Thị Sáu”
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nhằm tìm ra các phương pháp dạy học, các thủ thuật của giáo viên hướng dẫn giảng dạy, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.
- Hiểu được các mức độ tác động của các thủ thuật, các phương pháp dạy học của giáo viên
đến hứng thú học tập và sự chú ý của học sinh vào bài giảng.
- Đánh giá được hiệu quả tác dụng của các thủ thuật, các phương pháp giảng dạy của giáo
viên đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân khi sử dung các phương pháp, thủ thuật vào trong
quá trình giảng dạy nhằm thu hút tối đa sự chú ý của học sinh vào bài giảng.
- Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi trước hết muốn tìm hiểu hiểu phương pháp tạo hứng thú
học tập môn tin học của học sinh nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài giảng. Và rút ra bài
học cho bản thân nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tin học.
III.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu:
- Ở đề tài này chúng tôi xác định khách thể nghiên cứu là hoạt động dạy học của giáo viên
Tin hoc .

- 43 học sinh lớp 11A10 trường THPT Võ Thị Sáu
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các phương pháp tạo hứng thú học tập môn tin
học của học sinh mà giáo viên đã sử dụng để tập trung sự chú ý của học sinh vào bài giảng.
IV. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
- Việc học tập chưa tốt bộ môn Tin học ở các trường THPT là do nhiều nguyên nhân
khác nhau như: học sinh không có hứng thú học tập ở bộ môn này, phương pháp giảng dạy của giáo
viên chưa thật sự thu hút đến học sinh, học sinh thiếu sự chú ý vào bài giảng của giáo viên, phương
tiện dạy học còn thiếu ở một số trường phổ thông. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là do học

-Trang 3 -


Bài tập NCKH
sinh không tập trung chú ý vào bài giảng của giáo viên. Nếu như giáo viên có những biện pháp, thủ
thuật để thu hút học sinh vào bài giảng thì chất lượng dạy học sẽ được nâng lên.
V.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi xác định các nhiệm vụ mà mình cần phải làm trong
phạm vi bài nghiên cứu này. Trước hết chúng tôi tìm hiểu biểu hiện của các em trong giờ học. Trên
cơ sở quan sát, chúng tôi liệt kê một số phương pháp tạo hứng thú học tập môn tin học của học sinh
mà giáo viên đứng lớp đã dùng để tập trung sự chú ý của học sinh, những điều chúng tôi học được từ
việc sử dụng thủ thuật của giáo viên.
- Đi sâu vào tìm hiểu sự chú ý của học sinh vào bài giảng của học sinh lớp 11A10 của trương
THPT Võ Thị Sáu
- Tìm hiểu thực trạng của việc học tập môn Tin học 11 ở trương THPT Võ Thị Sáu.
- Đánh giá kết quả đạt được, đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tin
học 11 ở các trường THPT, từ đó rút ra kết luận và hướng vận dụng vào thực tiễn.
VI.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên quan đến đề tài như:

- Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi để tìm ra cơ chế gây ra sự chú ý của học sinh.
- Nghiên cứu giáo dục để có cách giảng dạy phù hợp tạo ra sự chú ý ở học sinh
- Nghiên cứ phương pháp dạy học để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng ở
môn Tin hoc 11.
- Nghiên cứ sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Tham khảo đề tài khoa học có liên quan.
2. Phương pháp thống kê:
-

Tôi sử dụng phương pháp này để sử lý số liệu thu thập được, từ đó có cơ sở để
phân tích, so sánh những nội dung cần tìm hiểu.
3. Phương pháp quan sát sư phạm:
- Mục đích: đây là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp về quá trình giáo dục, giúp
có tài liệu sống về thực tiễn giáo dục nhằm chỉ đạo quá trình giáo dục tốt hơn.
- Đối tượng: Tiến hành phạm vi rộng đối với học sinh và giáo viên giảng dạy Tin học
11 thông qua việc dự giờ, quan sát hành động học tập chính khóa, ngoại khóa, vui chơi…
4. Phương pháp điều tra :
- Tôi đã tiến hành điều tra trắc nghiệm đối với tập thể lớp 11A10 để thu thập những dữ
liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia :
- Tôi đã thảo luận với một số giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong
tổ bộ môn để có những thông tin chính xác khoa học .
6. Phương pháp đọc sách và tài liệu:
- Để có những số liệu cụ thể ,tôi tiến hành thu thập và thống kê học sinh đạt loại giỏi,
khá, trung bình theo tỉ lệ phần trăm (%). Qua đó rút ra những nhận xét sơ bộ về tình hình học tập của
học sinh.
7. Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp mà người giáo viên dùng một số câu hỏi có tính hệ thống trao đổi cùng
với học sinh, giáo viên trong quá trình trò chuyện nhằm tìm hiểu động cơ, thái độ, tinh thần dạy và
học, mức độ chú ý và các biện pháp gây chú ý học tập ở bộ môn Tin học 11

Vài ví dụ về một số câu hỏi đàm thoại với giáo viên:

-Trang 4 -


Bài tập NCKH
1. Theo thầy (cô) học sinh lớp 11 có thích học môn Tin học 11 không.
2. Theo thầy (cô) học sinh khối 11 gặp khó khăn gì khi học môn Tin học 11.
3. Thầy ( cô) gặp khó khăn gì khi giảng dạy môn Tin học 11.
Ví dụ: trao đổi với phụ huynh học sinh
- Anh (chị) có suy nghĩ gì về việc học môn Tin học ở phổ thông.
- Anh ( chị ) thấy việc học môn Tin học có đem lại lợi ích cho con em mình không.
VII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Tiến hành nghiên cứu: Tìm hiểu phương pháp tạo hứng thú học tập của giáo viên đối với học
sinh lớp 11A10 của trường THPT Võ Thị Sáu, Thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang, Năm hoc
2011-2012.
VIII. NHỮNG ĐÓNG GỚP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
- Kết quả nghiên cứ của đề tài góp phần đề ra những biện pháp, thủ thuật, phương pháp nhằm
thu hút tối đa sự chú ý vào bài giảng Tin học 11 ở các trường THPT.
VII.CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU:
- Đầu tiên tôi thâm nhập thực tế quá trình dạy và học ở trường THPT Võ Thị Sáu thông qua
dự giờ chuyên môn của cô Bùi Thị Kim Tuyến vá cô Nguyễn Huỳnh Thu. Tôi quyết định vào đề tài
này, sau đó làm đề cương phát thảo, thu thập thông tin, các tài liệu cần thiết cho đề tài , tiếp theo là
viết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

-Trang 5 -


Bài tập NCKH


Phần II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
I. KHÁI NIỆM CHÚ Ý :
Chú ý: là trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình tâm lý khác, có tác dụng hướng các quá
trình này tập trung vào một số đối tượng nhất định, tạo điều kiện cho đối tượng đó được phản ánh
một cách tốt nhất.
Chú ý là một trạng thái tâm lý vì nó luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý chủ yếu là quá
trình nhận thức.Các loại chú ý:
 Chú ý không chủ định:
- Là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có ý định dùng một biện pháp nào mà vẫn
chú ý được do đặc điểm của bản thân đối tượng và quan hệ của nó với xu hướng cá nhân.
Những nguyên nhân gây ra chú ý không chủ định :
- Do cường độ tương đối mạnh của vật kích thích so với ngoại cảnh (kể cả cường độ vật lý,
tâm lý xã hội).
- Do tính tương phản của vật kích thích so với ngoại cảnh.
- Do biến đổi của vật kích thích .
- Do quan hệ của đối tượng với nhu cầu, hứng thú, sở thích cá nhân.
- Do đặc điểm sinh lý của từng cá nhân khác nhau.
Những đặc điểm của chú ý không chủ định:
- Không có mục đích đặt trước, không cần biện pháp mà vẫn chú ý được .
- Không đòi hỏi cố gắng nên không căng thẳng thần kinh.
- Chú ý không chủ định kém bền vững.
 Chú ý có chủ định:
- Là loại chú ý có mục đích tự giác, có kế hoạch, có biện pháp để hướng dẫn sự chú ý vào
đối tượng cần thiết, nó đòi hỏi sự nỗ lực nhất định .
Đặc điểm của chú ý có chủ định :

Có đề ra mục đích, nhiệm vụ, kế hoạch và biện pháp để chú ý.


Có tính chất bền vững .

Có sự nỗ lực ý chí do đó gây căng thẳng thần kinh dẫn đến mệt mỏi .
Sự di chuyển giữa hai loại chú ý:
- Hai loại chú ý trên đều có ưu và nhược điểm, để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược
điểm chúng ta cần có sự phối hợp giữa hai loại chú ý với nhau.
- Sự chuyển hóa giữa hai loại chú ý có chủ định lúc đầu trở thành chú ý không chủ định về
sau và ngược lại.
Những biểu hiện của sự mất tập trung:
Sự tập trung chính:
- Là thuộc tính của chú ý. Sức tập trung chú ý là khả năng chỉ chú ý đến phạm vi đối tượng
tương đối hẹp, cần thiết cho hành động lúc đó và không chú ý đến chuyện khác.
Sự bền vững của chú ý:
- Là khả năng tập trung tư tưởng lâu hay mau vào một phạm vi đối tượng của hoạt động .

-Trang 6 -


Bài tập NCKH
Sự di chuyển của chú ý:
- Là khả năng lần lượt tập trung chú ý vào những phạm vi đối tượng nhất định của một
hoạt động hoặc của nhiều hoạt động kế tiếp nhau .
Sự phân phối chú ý:
- Là khả năng cùng một lúc tập trung chú ý đến vài ba phạm vi đối tượng và phản ảnh từng
phạm vi đó rõ ràng chính xác như nhau, đảm bảo cả hai ba hoạt động phải tiến hành song song với
nhau có hiệu quả như nhau.
- Người giáo viên cần phải có óc quan sát sư phạm, đó là khả năng phán đoán, nắm bắt
tình hình diễn ra trong lớp và phản ứng kịp thời với mọi tình huống, mọi hoạt động của các em.
Trong giờ học một số học sinh mất tập trung, không chú ý vào bài giảng lo ra ngoài, làm việc

riêng ...chỉ có một số học sinh nhưng lại làm ảnh hưởng đến giờ học, chi phối hoạt động dạy của
giáo viên.
II.VAI TRÒ CHÚ Ý
1. Đối với học sinh
• Chú ý giúp cho học sinh tập trung vào bài giảng, từ sự tập trung cao vào bài giảng
làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực và chủ động, nhờ đó tiết học của giáo viên trở
nên sôi động
• Nhờ vào sự chú ý mà học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và ghi nhớ
kiến thức đó rất lâu dài. Từ đó sẽ tạo nên hứng thú học tạp bộ môn mà giáo viên đó giảng dạy.
• Chú ý làm cho học sinh hiểu bài được sâu hơn, từ đó gúp cho học sinh nhẹ nhàng hơn
trong việc ôn tập, kiểm tra, nhờ đó mà khắc phục được tình trạng học tủ, học thuộc lòng một cách
máy móc ở học sinh
• Chú ý cao vào bài giảng của giáo viên, giúp học sinh hiểu được bản chất của vấn đê
trong bài học, từ đó hình thành ở học sinh thế giới quan và nhân sinh quan khoa học đáp ứng được
nhiện vụ giáo dục đề ra.
• Xu hướng mới của ngành giáo dục hiện nay là đổi mới phướng pháp và cách thức dạy
học để phát huy vai trò tích cực tự học, tự quản lí của học sinh, khắc phục những phương thức dạy
học lỗi thời như: đọc- chép, phương pháp giảng diễn một cách máy móc các kiến thức có sẵn trong
sách giáo khoa. Tuy nhiên để áp dụng được các phương pháp dạy học mới đó, nhân tố quan trọng mà
người giáo viên quan tâm đến nhiều nhất đó là sự tập trung chú ý của học sinh vào bài giảng của
người giáo viên bởi vì sự chú ý của học sinh vào bài giảng kích thích được sự hứng thú học tập, tính
chủ động học tập của học sinh, nhờ đó mà học sinh sẽ tích cực phát biểu để xây dựng bài học phong
phú hơn.
2. Đối với người giáo viên
• Là một giáo viên đứng lớp để giảng dạy, ai cũng muốn học sinh của mình hiểu bài
một cách sâu sắc. Do đó, người giáo viên không ngừng tìm đủ mọi phương pháp, mọi thủ thuật để
nâng chất lượng tiết dạy của mình. Tiết dạy cả người giáo viên không thể đạt được kết quả tốt nếu
như người giáo viên đó không có những biện pháp, thủ thuật để kích thích sự chú ý củ học sinh vào
bài giảng của mình.
• Hứng thú giảng bài của người giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng đến việc truyền

đạt kiến thức đến học sinh. Hứng thú giảng dạy của người giáo viên gắn liền với sự chú ý của học
sinh vào bài giảng của mình. Trong một tiết dạy, nếu học sinh tập trung chú ý đến bài giảng của giáo
viên thì học sinh sẽ tích cực phát biểu, do đó tiết học sẽ rất sinh động, ngược lại, nếu như giáo viên
không có những biện pháp thủ thuật để kích thích sự chú ý đến học sinh thì học sinh sẽ không hiểu
được kiến thức, không tích cực phát biểu, do đó tiết học của người giáo viên sẽ trở nên buồn tẻ, nên
không đáp ứng được nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại mới.

-Trang 7 -


Bài tập NCKH
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÍ THUYẾT.
a. Phương pháp thuyết trình Ơrixtic
a.1. Nội dung phương pháp:
- Giáo viên trình bài nội dung vấn đề quanh co phức tạp dẫn đến nội dung chính của bài, khi
trình bày nội dung, giáo viên nêu vấn đề và rút ra kết luận.Tuy ở đây học sinh lĩnh hội thụ độnh các
tri thức khoa học nhưng giáo viên không ngừng nêu ra những vấn đề và nội dung chính, đặt học sinh
luôn ở tình huống có vấn đề và tiếp thu nội dung một các đầy đủ nên chất lượng kiến thức mà học
sinh thu được rất cao
a.1.1. Tác dụng của phương pháp thuyết trình
- Giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách toàn diện
- Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh trong quá trình dạy học
- Tạo cho học sinh tư thế tập trung chú ý, chuẩn bị tiếp thu, tạo tư thế chuẩn bị làm việc.
b. Phương pháp hỏi đáp
b.1 Nội dung phương pháp:
- Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi, trò lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại với giáo
viên. Phương pháp này học sinh tiếp thu bài một cách thụ đông. Khi trả lời câu hỏi, học sinh phải
nhớ lại kiến thức có sẵn có sử dụng các thao tác: phân tích, so sánh, tổng quát …. Để gia công tài
liệu và tìm ra lời giải đáp đúng nhất.
b.1.1 Phương pháp hỏi đáp tái hiện thông báo

- Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh chỉ cần nhớ lại một cách chính xác kiến thức đã có sẵn,
học sinh trả lời không cần suy luận
- Phương pháp này được sử dụng khi ôn tập tổng kết.
b.1.2 Phương pháp hỏi đáp - tìm tòi bộ phận
- Là phương pháp mà học sinh độc lập giải quyết từng phần nhỏ mà giáo viên đặt ra, có thể
trên lớp hoặc học sinh quan sát được ở vườn trường. Qua đó học sinh sẽ tiếp thu được nhiều kiến
thức hay một chủ thể nào đó một cách trọn vẹn.
b.1.3 Tác dụng của phương pháp hỏi đáp
- Gây hứng thú nhận thức, khát vọng tìm tòi ở học sinh, vì vậy nội dung được học sinh lĩnh hội
một cách vững chắc.
- Dạy cho học sinh trình tự các bước giải quyết vấn đề, giúp học sinh nắm vững các thao tác tư
duy.
- Phương pháp này giúp cho giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội của học
sinh.
c. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Đồ dùng trực quan là các tranh ảnh, sơ đồ….
c.1 Nội dung phương pháp: là phương pháp mà người giáo viên sử dụng các đồ dùng trực quan có
liên quan đến bài học để giảng dạy đến học sinh, giáo viên phân tích các đồ dùng trực quan đó sau
đó bằng những câu hỏi gợi mở giáo viên sẽ làm rõ từng vấn đề trong nội dung bài học
c.2 Tác dụng của phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
- Đồ dùng trực quan đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận
thức cho học sinh.
- Đồ dùng trực quan là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, vì vậy nó là phương tiện duy nhất
giúp hình thành kỹ năng, kỹ xão thực hành và tư duy kỹ thuật.
- Đồ dùng trực quan giúp cho học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng trong Vật lý
học, hiểu rõ các định luật vật lý, thuyết vật lý….

-Trang 8 -



Bài tập NCKH

III.NHỮNG PHƯƠNG PHÁP, THỦ THUẬT CỦA GIÁO VIÊN NHẰM THU HÚT SỰ
CHÚ Ý CỦA HỌC SINH.
1. Các thủ thuật và biện pháp mà giáo viên sử dụng
- Trong quá trình kiểm tra bài củ, giáo viên cho học sinh gấp tập lại, sau đó giáo viên đặt
câu hỏi để học sinh chuẩn bị. Trong quá trình học sinh trình bày câu trả lời câu hỏi của giáo viên,
nếu như có những chỗ mà học sinh chưa nói rõ được thì giáo viên sẽ đặt những câu hỏi gợi mở để
học sinh trả lời tốt hơn.
- Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên gọi một học sinh khác trong lớp để nhận xét câu
trả lời của bạn, bỗ xung những phần còn thiếu xót, nếu trả lời đúng thì học sinh đó sẽ được cộng
điểm ở lần trả bài sau.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên trình bày bảng phải đẹp và rõ ràng.
- Giáo viên không sử dụng từng phương pháp riêng lẻ mà có sử dụng linh hoạt kết hợp
nhiều phương pháp.
- Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng cách cũng là một thủ thuật để giáo viên kích
thích sự chú ý của học sinh. Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải giải thích rõ những phần
trong nội dung bài học và khi cần mới sử dụng để tránh sự mất chú ý của học sinh vào bài giảng.
- Khi củng cố bài cho học sinh giáo viên chỉ cần hỏi những phần trọng tâm của bài học,
không nên hỏi những câu hỏi tràn lan làm phân tán sự chú ý của học sinh vào nôi dung trọng tâm của
bài.
- Tùy theo từng lớp học, từng nhóm học sinh cụ thể mà giáo viên xác định phương pháp
dạy học hợp lí
- Trong quá trình dạy học, giáo viên phải vui vẻ, tránh áp đặt tâm lý không thoải mái đến
học sinh
- Trong phần dặn dò học sinh học bài ở nhà, cũng như xem trước bài mới, giáo viên cần
hướng dẫn cụ thể học sinh nên học phần nào, xem kĩ phần nào.
2. Tác dụng của các biện pháp và thủ thuật
- Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời nhằm mục đích gợi lại cho học sinh
những tri thức đã học, tránh được trường hợp học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên một cách rập

khuôn máy móc.
- Việc trình bày bảng đẹp và ngắn gọn giúp cho học sinh theo dõi bài được dễ dàng hơn,
kích thích sự chú ý của học sinh vào bài giảng, tránh được trường hợp học sinh lơ là trong việc tiếp
thu kiến thức.
- Mỗi phương pháp dạy học có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Trong quá trìng dạy
học, người giáo viên sử dụng nhiêu phương pháp dạy học nhằm khắc phục được nhược điểm của
phương pháp này đồng thời phát huy được ưu điểm của phương pháp kia. Nếu trong môt tiết dạy
người giáo viên chỉ biết áp dụng một phương pháp riêng lẻ, ví dụ như phương pháp giảng diễn, thì
tiết học đó sẽ rất khô khan, không phát huy đựợc hứng thú học tập của học sinh, do đó không kích
thích đươc sự chú ý của học sinh vào bài giảng của mình.
- Đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học. Việc sử dụng đồ
dùng trực quan trong quá trình giảng dạy là công việc bắt buộc đối với người giáo viên giảng dạy
Vật lý. Việc sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc đúng cách sẽ kích thích được thái độ học tập tích
cực của các em.
- Trong phần củng cố bài cho học sinh, giáo viên chỉ cần hỏi những phần trọng tâm của
bài, điều này rất quan trọng bởi vì nó làm cho học sinh tập trung chú ý nhiều hơn những phần trọng

-Trang 9 -


Bài tập NCKH
tâm của bài học, như vậy học sinh sẽ hiểu bài nhiều hơn do đó chất lượng của ngành giáo dục sẽ
được nâng lên
- Mỗi lớp học, mỗi nhóm đối tượng học sinh điều có những đặc điểm riêng về trình độ học
vấn, đặc điểm tâm sinh lý, khả năng chú ý có chủ định, khả năng ghi nhớ kiến thức. Người giáo
viên cần phải có sự hiểu biết về những đặc điểm này để có nhữnh phương pháp dạy học đúng đắn
kích thích sự chú ý củ học sinh vào bài giảng.
CHƯƠNG II:NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
I.VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1.

Vài nét về trường THPT Võ Thị Sáu và lớp 11A10
1.1 Vài nét về trường THPT Võ Thị Sáu.
 Lịch sử hình thành
Trường được thành lập từ 1975 – 1979:Trường Thiếu Sinh Quân miền Nam
Từ 1979 -1985 : Trường Bổ Túc Văn Hóa công nông Võ Thị Sáu
Từ 1985- 1989 : Trường Bổ Túc Văn Hóa tại chức TXCĐ
Từ 1989- 2006 : Trường THPT Bán Công Võ Thị Sáu
Từ 2006 đến nay : Trường THPT Võ Thị Sáu
 Đặc điểm tình hình chung của trường:
a. Tình hình huy động học sinh đầu năm học.
KHỐ
SỐ KẾ
Số HS Nữ
HS DT AV 3 AV 7 PV 3 PV 7
GHI CHÚ
I LỚP
LỚP HOẠCH
huy
SL Nữ
10
485
1
Tỉ lệ
12
492
258
8
0
492
0

0
3
huy động
đạt
11
12
470
495
265
15
10
0
495
0
0
12
460
1
12
455
208
8
0
455
0
0
1
Cộng
36
1415

1442 731
39
26
0 1442
0
0
b. Tình hình cán bộ - giáo viên- nhân viên.
Văn Sử Địa CD Anh Pháp Toán Tin Lý KTC Hóa Sinh TD- Cộng
N
QP
Ban GH
1
1
1
1
4
Giáo viên
12
4
4
3
1
0
1
6
9
2
8
7
6

85
1
3
Nhân viên
7
Cộng
12
5
4
3
12
0
1
6 10
2
8
7
6
96
4

c. Tình hình cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.

Hội trường: 0

mạng.






Phòng học: 28. Trong đó, phòng học kiên cố: 28. Tỉ lệ : (36/28) = 1,28 lớp/phòng.
Thư viện : 01 phòng. Phòng đọc của giáo viên và học sinh có máy vi tính nối
Phòng học bộ môn Lý, hóa, Sinh : 03 phòng
Phòng học bộ môn Tin học : 01 phòng; phòng thực hành Tin học: 01
Phòng làm việc của BGH : 02 phòng. Phòng Kế toán-Tài vụ: 1. Văn phòng: 1
Phòng GV: 01 ( sử dụng tạm phòng học, chưa đảm bảo quy cách ).

-Trang 10 -


Bài tập NCKH


Nhà vệ sinh : 03 nhà ( HS:2; GV:1). Đảm bảo đủ sử dụng.

d. Thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi:
- Chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm gần dây đã được nâng lên, tạo sự
tin tưởng trong nhân dân, của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương.
- Hoạt động dạy-học của thầy và trò đã đi vào nền nếp
- Cơ sở vật chất của nhà trường đã được phát triển, đảm bảo cho hoạt động dạy và học.

Khó khăn:
- Chất lượng đầu vào của học sinh là thấp, nhất là ở khối 12.
- Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi, mất cha hoặc mẹ, cha
mẹ li dị) khá nhiều. Địa bàn cư trú của học sinh phân tán; sự quan tâm của phụ huynh đối với việc
học tập của con em chưa được thường xuyên.
- Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá chưa đều tay

ở các tổ bộ môn nên hiệu quả giảng dạy còn hạn chế.
1.2 Vài nét về Lớp 11A10.
 GVCN: Cô HUỲNH ĐẶNG THANH LAM.
 Ban cán sự lớp:
+ Lớp trưởng:
Thái Thị Thùy Loan( Bí thư chi đoàn)
+ Lớp phó học tập:
Nguyễn Thị Mỹ Nhiên.( phó bí thư chi đoàn)
+ Lớp phó Trât Tự:
Võ Dương Huỳnh Duy.( Phó Lao Động).
+ Lớp Phó Văn Thể:
Võ Thị Ngọc Trâm.
+ Thủ Quỹ
:
Phạm Thị Minh Tâm.
Có học sinh ở trường ngôi sau chuyển qua :
 Ngô Văn Thái
 Trịnh Thiện Hiệp.
 Trần Thanh Dương.
Học sinh ở trường Châu Phong chuyển qua:
 Nguyễn Văn Quý
 Tổng số học sinh: 43 (trong đó 23 nữ)
 Số Đoàn viên: 26 HS đã và đoàn, 17 HS chưa vào đoàn.
Chỉ tiêu hạnh kiểm: (có học sinh yếu, rèn luyện hè,…)
+ Tốt:
24 HS tỉ lệ 55,8%
+ Khá:
15 HS tỉ lệ 34,9%
+ Trung bình: 4 HS tỉ lệ 9,3%
2.

Những nhận xét ban đầu của bản thân về trường, lớp:
- Trường nằm trên tuyến đường chính,có tuyến xe buýt tương đối thuận lợi cho việc đến
trường.Tuy nhiên học sinh thường đi học trễ do kẹt đò...Sân trường sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện
cho các em vui chơi,giao lưu,các hoạt động giữa thầy và trò.Các phong trào của trường diễn ra sôi
nổi, tưng bừng nhất là các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
- Đội ngũ giáo viên và nhân viên đoàn kết, nhiệt tình công tác, nhiều giáo viên giàu năng
lực và chỉ dạy nhiệt tình. Tập thể trường luôn phấn đấu đi lên nhưng không chạy theo thành tích mà
luôn quan tâm đến chất lượng của qúa trình giáo dục.

-Trang 11 -


Bài tập NCKH
- Nề nếp học tập tốt,các em học sinh rất ngoan và lễ phép khi gặp thầy cô kiến tập. Hăng
hái tham gia các phong trào của trường.
- Điều dáng quý là các em được học rất nhiều từ thầy cô, nhất là thầy chủ nhiệm và thầy
hướng dẫn giảng dạy. Thầy cô nhiệt tình giúp đỡ, tập thể 11A10 thân thiện và lễ phép.
- Trường xanh, sạch, đẹp. Tuy cơ sở vật chất của trường chưa đầy đủ, tiện nghi nhưng vẫn
có thể phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng như góp phần to lớn đảm bảo
chất lượng học tập và kết quả của học sinh.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên có tay nghề cao và bề dày kinh nghiệm, năng động, sáng tạo
trong các tiết dạy, luôn áp dụng các phương pháp mới, dạy giáo án điện tử tác động tích cực đến
chất lượng học tập của học sinh, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ, động viên
học sinh cũng như sinh viên kiến tập.
- Công tác tổ chức và quản lý của trường rất mạnh và hiệu quả.
- Học sinh chấp hành tốt nội quy của trường, lớp và vệ sinh trường, lớp. Học sinh ngoan, lễ
phép, tích cực học tập, hăng say sáng tạo, năng nổ phát huy được vai trò chủ động, tích cực trong
các tiết học, luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, nhiệt tình tham gia các phong trào của
trường, lớp phát động.
3. Nội dung của các phương pháp nghiên cứu

- Thông qua việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu. Bước đầu tôi tiến hành trao đổi
với học sinh, các giáo viên dạy môn Tin học. Qua quá trình làm việc tôi đã hiểu được tình hình học
tập môn Tin học của học sinh khối 11 mà tôi dự giờ. Từ kết quả đó sẽ có hướng giảng dạy tốt, nâng
cao chất lượng sau này.Trong thời gian làm đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và nội dung thực nghiệm góp phần làm
cho quá trình nghiên cứu đạt kết quả cao.
 Phương pháp quan sát
Trong quá trình kiến tập ở trường THPT Võ Thị Sáu tôi đã quan sát và tìm hiểu các em học
sinh lớp 11A10 ở các mặt sau:
- Quan sát thái độ học tập của các em trong giờ Tin học
- Quan sát và ứng dụng những điều đã học của môn Tin học vào việc giải thích các hiện
tượng trong thực tế
- Quan sát các hoạt động ngoại khóa của học sinh như tham gia tham quan thiên nhiên, lao
động.
 Phương pháp đàm thoại
- Trong quá trình kiến tập tôi đã trao đổi với giáo viên giảng dạy môn Tin học cùng các
phụ huynh học sinh để hiểu được sự quan tâm giúp đỡ đối với việc học môn Tin học của các em. Cụ
thể như sau:
Các câu hỏi thầy cô giảng dạy môn Tin học 11.
Các câu hỏi trao đổi cùng phụ huynh học sinh.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Kết quả nghiên cứu.

-Trang 12 -


Bài tập NCKH
1.1.Nghiên cứu lý thuyết

Đã nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề có liên quan về tâm lý giáo dục, về giáo dục giới tính, về
phương pháp dạy học Tin học để làm tốt vấn đề này.
1.2.Phương pháp quan sát
Qua quá trình quan sát tôi thấy:
- Trong 15 phút đầu giờ, các em truy bài chưa điều các môn, phần lớn giành thời gian
nhiều cho các môn có tinh toán như: Toán học, Hóa học, …. Còn các môn học bài tới tiết các em
mới xem bài lại, chỉ có một số ít các em mới truy bài toàn diện các môn
- Khi kiểm tra bài củ hầu hết các em điều học bài và soạn bài đầy đủ, nhưng chỉ có một số
ít học sinh không học bài và soạn bài
- Trong tiết học các em chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài,
cùng nhau giải quyết những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Khi có phần nào chưa rõ các em giơ tay hỏi
lại thầy cô, khi giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm thì các em điều tham gia thảo luận tôt, tìm câu
giải đáp khá nhanh.
- Còn các bài tập cuối giờ, các bài tập trong sách nhất là các bài có liên quan tới sự việc
xảy ra trong cuộc sống hằng ngày các em rất hích giải những bài đó.
- Đa số giáo viên từng bước sử dụng thành công phương pháp dạy học mới, lấy học sinh
làm trung tâm, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, rèn luyện cho học sinh tư duy và khả năng quan
sát ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
- Bên cạnh đó trong quá trình học tập thỉnh thoảng các em chưa ứng dụng để giải thích tốt
các vấn đề, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
1.3. Phương pháp đàm thoại
Qua quá trình đàm thoại với các thầy cô bộ môn và phụ huynh học sinh, tôi nắm được
phần nào về cách giảng dạy và sự quan tâm đến việc học bộ môn Tin học của con em.
* Phía giáo viên tâm sự
- Nhìn chung đa số các em điều thích học môn Tin học, điều này thể hiện ở chỗ là giáo viên
biết linh hoạt vận dụng sáng tạo các phương pháp và đồ dung dạy học, biết liên hệ thực tế cho các
em suy nghĩ.
- Để học sinh thích học môn của mình phụ trách đòi hỏi người giáo viên trước hết phải tạo
được ở học sinh niềm tin, lắng nghe ý kiên của các em, khích lệ các em hăng say học tập.
- Theo ý kiến của một số giáo viên, phần lớn các em chán học môn Tin học là do trong quá

trình học các em chưa nắm được phương pháp học tập và nội dung học một số bài cũng khá phức
tạp, trừu tượng có sự kết hợp của nhiều môn lại, một số bài thì quá nhiều công thức dài làm cho các
em dễ quên và đâm ra chán nản.
- Nguyên nhân trực tiếp nhất khiến cho các em không thích học môn Tin học là do các em
cho rằng môn Tin học là môn phụ không giúp ích gì cho cuộc sống cũng như việc chọn nghề cho các
em sau này.
- Các giáo viên cho rằng, chất lượng học tập môn Tin học cũng như các môn khác phần lớn
phụ thuộc váo phương pháp, phong cách giảng dạy của giáo viên. Bởi lẽ day và học là hai hoạt động
tương tác tác động lẫn nhau. Nếu thầy, cô dạy hay, biết kích thích sự chú ý của học sinh thì học sinh

-Trang 13 -


Bài tập NCKH
sẽ thích học, dẫn đến kết quả học tập cao và ngược lại giáo viên dạy khó hiểu, kém vận dụng mối
liên hệ sẽ gây cho học sinh cảm giác khó chịu, chán học, dẫn đến kết quả học tập thấp.
- Nói chung đây là môn học để vận dụng vào thực tế cuộc sống, giáo dục ý thức, yêu
thương tổ quốc.
- Bài tập trong sách gióa khoa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập,
khắc sâu hơn những kiến thức lý thuyết đã học và rèn luyện kỹ năng kỹ xão, tư duy cho học sinh.
Ngoài kiến thức đã học trong sách, giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc thêm các tài lệu sách báo,
liên hệ vào thực tế cuộc sống …. Góp phần làm phong phú hơn và sâu sắc hơn những kiến thức đã
học. Bên cạnh đó giáo viên còn phải hướng dẫn cho học sinh thực hành thật tỉ mỉ các bài tập thực
hành trong sách giáo khoa để kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học, giúp cho các em say mê học
môn Tin học 11 hơn nữa.
* Phía Phụ huynh học sinh tâm sự:
- Nhìn chung đa số phụ huynh thấy rằng con em mình thích học môn Tin học vì các em
thường sử dụng các kiến thức đã học được ở trên lớp vào việc tim tài liệu học tập và giải trí .
- Khi nói về vần đề học tập Môn học ở trường thì các phụ huynh cho rằng môn nào cũng
quan trọng cả, mỗi môn cung cấp cho ta những kiến thức khác nhau từ đó bổ xung nhau cung phát

triển kiến thức toàn diện. Tuy nhiên, có một số phụ huynh cho rằng môn Tin học là môn phụ không
giúp ích gì cho các em sau này, để giành thời gian học các môn khác thì sẽ có ích hơn, chính vì vậy
mà việc học môn Tin học ở trường phổ thông có phần hạn chế.
1.4 Phương pháp điều tra thực tế thông qua phiếu điều tra.
BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
2.
Câu
Hỏi

SL

TL%

SL

TL%

SL

Học sinh trả lời
TL% SL TL%

1

14

A
33%

22


b
51%

4

9%

0

0%

0

0%

43

2

15

34.9%

14

33%

3


7%

7

16.2%

1

2.3%

43

3

21

48.8%

13

30.2%

3

7%

3

7%


43

4

1

2.3%

10

23.3%

24

55.8%

5

11.6%

43

5

7

16.2%

0


0%

0

0%

0

0%

6

21

48,8%

0

0%

11

25.6%

8

18.6%

43


7

25

58.1%

10

23.3%

5

11.6%

0

0%

43

8

4

9%

7

16.2%


2

4.7%

14

32.6%

c

SL

d

SL

e

2. Rút kinh nghiệm
2.1.Các phương pháp dạy học giáo viên đã sử dụng:
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.

-Trang 14 -

TL%

28

13


TL%

Số
HS

f

65.1
%

30.2
%

5

11.6%

43

43


Bài tập NCKH
- Phương pháp dạy học khám phá.
- Phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện trực quan, hình vẽ.
- Phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.Những thủ thuật biện pháp của giáo viên trong tiết dạy nhằm tập trung và duy trì
sự chú ý của học sinh:
Kết quả của sự tập trung và chú ý của học sinh vào bài giảng của giáo viên( phương pháp
giảng):

- Trong tiết dạy, đa số các em học sinh rất chăm chú, tập trung nghe giáo viên giảng. Tích cực
thảo luận nhóm, xưng phong trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Được thể hiện qua các số liệu sau:
• Sự tập trung chú ý của học sinh:
 Rất tập trung: 50.8%
 Tập trung: 46.5%
 Mất tập trung: 2.7%
• Số lượt HS giơ tay phát biểu: trên 100 lượt, trung bình 10 HS giơ tay / 1 câu hỏi.
• Số lượt HS được trả lời:9 lượt.
• Số lượt HS trả lời đúng: 7 lượt
• Tỉ lệ HS hiểu bài sau tiết dạy (sử dụng phương pháp điều tra): trên 90%.
- Sau tiết dạy đa số HS đều hiểu bài và rất thích thú với bài học. Nguyên nhân :
 Nội dung bài học hay, đều là những kiến thức trọng tâm.
 GV có hình thức cộng điểm thưởng cho HS khi phát biểu trả lời.
 GV đã sử dụng các biện pháp, thủ thuật hay để thu hút sự chú ý, tập trung của HS.
Những thủ thuật biện pháp của giáo viên trong tiết dạy nhằm tập trung và duy trì sự chú ý của
học sinh:
a. Sự phối hợp của những thủ thuật, biện pháp trong tiết dạy:
 Trả bài cũ:
- Khi trả bài GV đã nêu câu hỏi trước cho HS chuẩn bị, điều này giúp cho HS có sự chuẩn
bị, kiểm tra lại kiến thức, giúp HS ổn định, tập trung khi bước vào bài mới.
- Trong lúc trả bài, GV đã tạo được cho HS lên trả bài một sự thoải mái, tự tin. Dẫn dắt HS
giải quyết từng phần của câu hỏi. Song song đó, GV còn yêu cầu các HS khác chú ý vào câu trả lời
của bạn để nhận xét. Điều này đã giúp cho các HS còn lại tập trung vào câu trả lời của bạn, đồng
thời kiểm tra lại kiến thức của mình và giữ được trật tự trong lớp học.
- Khi HS trả bài xong, GV đã gọi các HS khác nhận xét phần trả lời của bạn để kiểm tra sự
chú ý của các HS khác. (Có cho điểm khuyến khích cho HS trả lời).
 Nội dung chính của tiết dạy:
- Trước khi vào bài mới, GV đã khéo léo dẫn dắt HS vào bài mới bằng cách GV đã yêu cầu
HS nhắc lại những kiến thức đã học, từ đó GV đã đặt ra những vấn đề mà những kiến thức cũ chưa

giải quyết được, từ đó kích thích sự tò mò, hứng thú của HS đối với bài học mới.
- Khi dạy GV đã yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK, để từ đó rút ra nhận xét. GV
định hướng HS trả lời theo yêu cầu của GV, tránh trường hợp đi lạc đề. GV đã yêu cầu các HS thảo
luận nhóm, ở đây GV đã biết khéo léo phát huy vai trò làm việc của tập thể.
- Sau khi HS trình bày các câu trả lời của mình, GV đã chốt lại những vấn đề chính cần ghi
nhớ để HS có thể điều chỉnh, bổ sung những vấn đề còn thiếu, sai sót vào vở bài soạn.Trong tiết học,
để thu hút sự chú ý của HS, GV đã yêu cầu HS làm việc là chính như: nghiên cứu SGK, thảo luận
nhóm, tư duy, xung phong trả lời. Từ đó tạo không khí học tập sôi nổi tích cực, chính không khí học
tập như vậy đã lôi kéo các HS thường mất tập trung trở nên tập trung vào bài học hơn.

-Trang 15 -


Bài tập NCKH
- Đồng thời GV luôn đưa ra các câu hỏi để cho các HS tư duy, thảo luận. Bên cạnh việc gọi
các em HS giơ tay lên trả lời câu hỏi, GV cũng thường gọi các em HS không giơ tay, và những em
ngồi ở cuối lớp, vì các em này rất dễ mất tập trung. Điều đó giúp cho không những các em thường
xuyên tích cực tập trung chú ý vào bài giảng mà còn giúp cho các em thụ động cũng tập trung.
- Khi nêu lên các câu hỏi, GV thường nêu lên dưới dạng một câu hỏi khám phá để kích
thích sự tư duy của HS, ví dụ như: Tại sao nó lại phát triển như vậy?
 Phần củng cố, dặn dò:
- GV đã sử dụng bài tập SGK để cũng cố lại các kiến thức. Đồng thời GV đưa ra những
câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của HS, xem HS có nắm kiến thức một cách lệch lạc
không, từ đó để có biện pháp điều chỉnh lại hay giảng lại những phần mà HS chưa nắm. Ngoài ra,
GV còn cho HS có thể nêu lên những câu hỏi để GV giải đáp, điều này giúp cho các em cảm thấy tự
tin hơn.
b.Những phương pháp, thủ thuật, biện pháp nhằm tạo bầu không khí học tập trong tiết dạy
của GV:
- Vấn đề khá quan trọng để các em HS nắm được kiến thức vững, tập trung chú ý là bầu
không khí học tập. Bầu không khí học tập có tích cực, sôi nổi mới có thể gây cho HS sự hứng thú

học tập, sự thoải mái, giúp cho việc tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tự nhiên.
- Trong tiết dạy, GV đã tạo được bầu không khí thoải mái, tích cực sôi nổi bằng những câu
hỏi nêu vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm, kết hợp với việc cho điểm khuyến khích, động viên
những em có cố gắng, và phê bình những em chưa nghiêm túc.
- Đối với những câu trả lời sai của các em, GV không hề trách phạt hay tỏ vẻ khó chịu mà
trái lại GV luôn vui vẻ, nhẹ nhàng nhắc nhở các em, đồng thời gọi các em khác trả lời, bổ sung. Điều
này giúp cho các em tránh được tâm lý mặc cảm, tự ti, khuyến khích các em năng nổ trả lời.
- Đối với những em mất tập trung, thiếu sự chú ý, GV thường hay đọc to câu hỏi, rồi gọi
các em này lên trả lời, sau khi trả lời xong, GV nhẹ nhàng nhắc nhở các em.
*Tóm lại: trong tiết dạy GV đã tạo được bầu không khí học tập tích cực, sôi nổi bằng các biện pháp,
thủ thuật sư phạm tuy nhẹ nhàng, nhưng tinh tế và hiệu quả. Nó giúp cho học sinh tìm thấy sự say
mê hứng thú trong môn học mà giáo viên phụ trách.
c. Các yếu tố khác của GV tác động đến sự tập trung, chú ý của HS vào bài giảng:
- Thái độ nhiệt tình đối với bài giảng và GV cũng gây cho HS sự tập trung, chú ý. GV luôn
luôn đối xử với học sinh thân thiện, trìu mến, tận tình chỉ bảo, giảng giải cho HS, tạo cho HS cảm
giác thoải mái, gần gũi. Do đó HS rất hứng thú học tập, từ đó tập trung, chú ý nhiều hơn vào nội
dung bài giảng.
- Tác phong sư phạm đúng mực cũng là yếu tố giúp các em HS tập trung, chú ý vào nội
dung bài giảng.
- Có thể nói giáo viên trong mắt học sinh là một mẫu người chuẩn mực có thể làm gương cho
học sinh nôi theo đó là hình thức, tư thế, tác phong của người thầy là rất quan trọng. Nó tác động
trực tiếp đến qua trình học tập của học sinh.
- Để nguồn tri thức được truyền đạt thật sự thấm sâu vào đầu óc của các em, người thầy, cô giáo
phải đem tất cả các tư thế của mình để trình bày bài giảng.
- Nghề dạy học đòi hỏi người thầy giáo phải có những phẩm chất và năng lực rất cao. Người
thầy giáo phải có năng lực truyền đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ của mình bằng lời nói. Ngôn ngữ của
người thầy giáo phải luôn giản dị, sinh động, giàu hình ảnh, biểu cảm với phát âm mạch lạc, không
có lỗi chính tả, ngữ âm, ngữ pháp.Trong một tiết dạy, những câu thừa hoặc không liên quan đến bài
học dễ dẫn các em đi lạc đề, làm giảm sự chú của học sinh. Ngoài ra giáo viên cũng không nên nói
những câu quá dài với cấu trúc phức tạp, những thủ thuật khó hiểu.Tránh được điều này sẽ thôi thúc

tối đa sự chú ý của học sinh.

-Trang 16 -


Bài tập NCKH
- Sự khôi hài đúng chổ, sự pha trò nhẹ nhàng, sự châm biếm dí dỏm cũng có tác dụng giúp học
sinh tích cực suy nghĩ, học tập sôi nổi và tiếp thu bài tốt hơn. Nếu ngôn ngữ của thầy đều đều, đơn
điệu sẽ gây mệt mỏi nhanh chóng uể oải, nhịp độ quá to hoặc quá nhỏ cũng chịu ảnh hưởng tương
tự. Nhịp độ tối ưu đối với sự tập trung của học sinh là nhịp độ trung bình và hoạt bát.
2.3.Nhận xét :
- Trong tiết dạy, GV đã rất tài tình và khéo léo trong việc vận dụng các phương pháp khác
nhau trong tiết dạy. Các phương pháp ấy đan xen hòa hợp vào nhau, được GV sử dụng một cách
nhuần nhuyễn, lôi cuốn học sinh. Chính sự lôi cuốn này đã mang lại một tiết học sôi nổi, sinh động,
gây được hứng thú cho HS.
- Đồng thời kết hợp với thái độ tình cảm đúng mực, tinh thần trách nhiệm sư phạm đã tạo cảm
giác thoải mái, gần gũi cho học sinh, giúp các em chú ý, tập trung vào bài giảng, học tốt hơn.
- Để làm được việc này, GV phải chuẩn bị rất chu đáo về mặt sư phạm, về mặt thiết kế bài
giảng cùng với việc vận dụng các phương pháp dạy học sao cho vừa sinh động, uyển chuyển vừa
phù hợp với đặc thù của mỗi lớp và trình độ nhận thức, năng lực của từng HS. Song song đó GV
phải cho kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm vững vàng để có thể giải quyết tốt các tình
huống có thể xảy ra trong tiết dạy.
- Tuy nhiên, do cơ sở vật chất của trường còn gặp nhiều khó khăn nên trong quá trình giảng
dạy GV chưa thể áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại là dùng giáo án điện tử, nên cũng còn một
số hạn chế nhất định trong việc giúp HS hiểu sâu hơn kiến thức.
- Thiết nghĩ nếu GV có điều kiện áp dụng phương pháp giảng dạy dùng giáo án điện tử thì bài
dạy sẽ sinh động hơn, và thu hút sự tập trung chú ý của HS nhiều hơn, tạo cho các em hứng thú học
tập cao hơn, từ đó đạt kết quả tốt hơn trong dạy và học.
3. Bài học kinh nghiệm.
 Thông qua đợt kiến tập sư phạm, được dự giờ tiết dạy môn Tin học và trao đổi với GVHD, tôi

rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân như sau:
- Trước nhất muốn trở thành một GV dạy tốt phải trải qua quá trình tự rèn luyện nâng cao trình
độ của bản thân về mọi mặt như kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, và điều quan trọng là phải
không ngừng trao dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách các phẩm chất của người giáo viên. Phải biết
yêu nghề, yêu người, tất cả vì học sinh thân yêu.
- Để kết quả dạy học thành công tốt đẹp thì người GV phải biết thiết kế nội dung bài giảng phù
hợp với đặc thù của từng lớp, từng đối tượng HS. Đó là một công việc nghiêm túc, nó đòi hỏi người
GV phải có tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực cao.
- Trong quá trình giảng dạy người GV phải tạo cho HS cảm giác thoải mái, thân thiện. Đối xử với
HS hòa nhã, công bằng, có những hình thức khen thưởng, khuyến khích, động viên. Đồng thời phải
có những hình thức trách phạt tuy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp giữ nề nếp của lớp học và giúp
các em học tốt hơn.
- Để bài giảng sinh động, thu hút sự chú ý, tập trung của các em thì người GV phải biết vận dụng
nhiều phương pháp day học, những thủ thuật, biện pháp mang tính sư phạm cao, thay đổi trạng thái
kích thích, tạo cho các em HS sự tích cực hoạt động, hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán trong khi học.
- Phải biết mở rộng vấn đề trong khi dạy, tạo những tình huống có vấn đề vừa sức đối với HS,
để các em có thể giải quyết và chiếm lĩnh tri thức bằng sự say mê.
- Người GV phải có khả năng bao quát lớp, kịp thời phát hiện những biêu hiện mất tập trung của
các em HS, có các biện pháp xử lí mang tính sư phạm cao, phù hợp với đặc điểm tâm lý HS.
- Trong tiết dạy, người GV phải biết mình dạy cái gì, trọng tâm nằm ở chỗ nào, cách củng cố bài
ra sao? Đặc biệt đối với SV mới ra trường nên tránh tình trạng quá tham kiến thức từ đó kết quả dạy
học không đạt như mong muốn

-Trang 17 -


Bài tập NCKH

Phần III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Từ những phân tích trên, tôi đã có được những cơ sở khoa học chính xác để rút ra những kết luận và
đưa ra những đề xuất nhằm đẩy mạnh việc học tập ở nhà của học sinh lớp 11A10 nói riêng và khối
lớp 11 – trường THPT Nguyễn Khuyến nói chung. Cụ thể như sau:
I. KẾT LUẬN:
- Trong quá trình dạy học,giáo viên sử dụng phương pháp để gây sự chú ý của học sinh vào bài
giảng là rất quan trọng, nó quyết định thành công hay thất bại của mỗi tiết dạy của giáo viên. Muốn
làm được điều đó phải có nhiều nhân tố tạo thành.
- Qua đợt kiến tập sư phạm, tôi đã thâm nhập thực tế của trường THPT Võ Thị Sáu, tìm hiểu
quá trình học tập môn Tin học của lớp 11A10, tôi quyết định chọn đề tài này, và thực hiện nó rất nỗ
lực.
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, đặc biệt
là trong lĩnh vực chuyên môn. Tuy đã được học các học phần phương pháp dạy học Tin học ở trường
sư phạm, nhưng khi va chạm với thực tế thì tôi thấy có nhiều vấn đề mới nảy sinh. Trong đợt kiến
tập sư phạm này tôi được dự giờ các tiết dạy môn Tin học, sau khi dự giờ xong, điều làm tôi trăn trở
nhất đó là: trong lúc dạy học làm sao người GV có thể thu hút sự tập trung chú ý của HS vào bài
giảng, tránh gây hiện tượng nhàm chán trong giờ học.
- Khi thực hiện đề tài “Tìm hiểu phương pháp tạo hứng thú học tập môn tin học của học
sinh lớp 11A10 trường THPT Võ Thị Sáu”, tôi đã giải quyết được phần lớn những trăn trở của
mình. Tôi nhận thấy để có thể thu hút sự chú ý tập trung của HS đòi hỏi người GV phải có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng sư phạm, giáo án, phải dự trù được những tình huống sư phạm có
thể xảy ra, đồng thời phải biết bình tĩnh, xử lí linh hoạt, khéo léo các tình huống sư phạm mà thực tế
tiết dạy gặp phải.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của GVHD và nỗ lực của bản thân tôi đã thực hiện thành công đề
tài này và đã rút ra được những bài học quý báu, từ đó tôi có thể thấy được thực tế dạy học của một
người GV, để hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng sư phạm cho bản thân mình, phục vụ cho đợt
thực tập ở năm sau mà quan trọng hơn là khi ra trường trở thành một GV thực sự.
- Nhân tô quan trọng trong nghiên cứu của tôi là giáo viên vì giáo viên là người đề ra những
phương pháp giúp học sinh nắm và hiểu bài . Tuy nhiên nhân tố quan trọng hơn hết đó là ý thức tự
giác học tập của chính bản thân các em
II. ĐỀ XUẤT:

1. Đối với giáo viên:
- Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp nhất với đặc điểm, tình hình học tập của học sinh
lớp mình. Dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn bài tập ở nhà cho các em.
- Người giáo viên phải luôn đặt trách nhiệm “Trồng người” lên hàng đầu, phải tìm ra những
phương pháp giảng dạy tốt nhất và hợp lý nhất để giúp các em có phương pháp học tập tốt hơn,
chuẩn bị nhiều bài học, bài tập đa dạng và có tính thực tiễn.

-Trang 18 -


Bài tập NCKH
- Cần rèn luyện cho các em khả năng phân tích, tư duy vận dụng những nội dung học tập vào
thực tiễn cuộc sống.
- Giáo viên cần thực hiện và áp dụng nhiều phương pháp hơn để thu hút sự chú ý của học sinh
hơn và bài giảng.
2. Đối với học sinh:
-

Quan tâm, động viên các em học tập.

-

Thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc học của các em, tránh gây áp lực cho các em.

-

Tạo không gian học tập hợp lý cho các em, không gây ồn ào trong giờ học của các em.

- Cuối cùng, tôi hi vọng rằng với những kết quả nghiên cứu và những đề xuất ở trên sẽ giúp cho
tình hình học tập của các em được cải thiện. Từng đó giúp nâng cao chất lượng học tập của các em

học sinh lớp 11A10 nói riêng và các em học sinh khối lớp 11 – trường THPT Võ Thị Sáu nói
chung.
Xin chân thành cảm ơn!.
Long Xuyên, ngày 23 tháng 11 năm 2011
Sinh viên

Lâm Văn Len

-Trang 19 -


Bài tập NCKH

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU THĂM DÒ
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI HỌC SINH
1. Bạn nghĩ có được phương pháp học tốt môn tin học có ý nghĩa như thế nào trong việc
học tập tốt môn tin học:
a. Rất quan trọng.
b. Quan trọng.
c. Bình thường.
d. Không quan trọng.
a. Ý kiến khác............................……………………………………………
2. Bạn thường dành bao nhiều thời gian cho việc học môn tin học:
a. 30 phút .
b. 60 phút.
c. 20 phút.
d. Ý kiến khác…………………………………………………………….
3. Cách bạn chọn Phương pháp học tập ở nhà là:

a. Phương pháp tự học.
b. Phương pháp trao đổi với bạn bè.
c. Tực hành trên máy tính.
d. Ý kiến khác: ............................……………………………………………
4. Bạn thấy phương pháp nào của giáo viên làm bạn thích thú nhất
a. Phương pháp đặt vấn đề.
b. Phương pháp thuyết trình.
c. Phương pháp hỏi đáp.
d. Phương pháp trao đổi giữa thầy và trò.
e. Ý kiến khác: ...........................……………………………………………
5. Thời gian rãnh ở nhà bạn thường làm gì?
a. Nghe nhạc, xem phim, hoặc đọc truyện.
b. Chơi game, Internet.

-Trang 20 -


Bài tập NCKH
c. Tham gia câu lạc bộ (bơi, võ thuật,…)
d. Đọc sách báo hoặc nghe tin tức thời sự.
e. Ý kiến khác: ............................……………………………………………
6. Phương pháp học tập của bạn như thế nào?
a. Học theo đúng lịch học của trường.
b. Học theo thời khóa biểu do mình lập .
c. Học mọi lúc mọi nơi, không có giờ giấc củ thể.
d. Học mọi lúc mọi nơi, theo đúng giờ giấc lập ra.
f. Ý kiến khác: .............................……………………………………………
7. Theo bạn việc thường xuyên lên mạng nghe tin tức, đọc báo, tìm tài liệu sẽ giúp ít được
gì cho bản thân:
a. Trao dồi thêm kiến thức.

b. Biết nhiều thông tin xã hội.
c. Cũng cố lại những kiến thức đã học.
d. Cả a và b.
e. Cả a, b và c.
f. Ý kiến khác:

……………………………………………

8. Theo em lợi ích của môn Tin học này là gì ? Và chúng ta có cần học môn Tin học hay
không ?
Trả lời:……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..

-Trang 21 -


Bài tập NCKH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Đỗ Văn Thông – Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Đại học An Giang 2005.
2. Lê Thanh Hùng – Tâm lý học đại cương, Đại học An Giang.
3. Th.s Nguyễn Thị Cúc – Giáo dục học 2, Đại học An Giang.

-Trang 22 -



×