Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kế hoạch đào tạo nghề giải quyết việc làm giảm nghèo bền vững năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.43 KB, 8 trang )

UBND XÃ TRƯỜNG XUÂN
BCĐ ĐTN – GQVL - GN

Số:

/KH-BCĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trường Xuân, ngày

tháng

năm 2016

KẾ HOẠCH
Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền vững năm 2016
Thực hiện kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng năm 2016 của Ủy ban
nhân dân huyện Tháp Mười về việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm
nghèo bền vững năm 2016.
Nay, Ban chỉ đạo Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm – Giảm nghèo xã
Trường Xuân xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo
bền vững năm 2016 với những nội dung như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ - GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM - GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2015:
Chương trình Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền vững
được xác định là một trong các chương trình trọng tâm của xã và là chương trình
mang tính chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội, vì vậy các ngành, các
đoàn thể từ xã đến các ấp đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo được
sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức thực hiện nên đạt nhiều kết quả phấn khởi.


Nhiều chương trình, dự án người nghèo đã được hỗ trợ như cho vay vốn tín dụng
ưu đãi hộ nghèo, vốn giải quyết việc làm, các lớp đào tạo nghề hàng thủ công mỹ
nghệ, tập huấn kỹ thuật về khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất,… giúp cho người nghèo có điều kiện tham gia sản xuất, từng bước
cải thiện điều kiện sống. Bên cạnh đó, người nghèo được thụ hưởng đầy đủ và kịp
thời các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng cho phát
triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, một số nhu cầu thiết yếu của người nghèo
cơ bản được đáp ứng như nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục, các đối tượng bảo trợ xã
hội được trợ cấp hàng tháng theo quy định ….Uỷ ban nhân dân xã là nơi trực tiếp
quản lý và thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, vì vậy địa phương đã chỉ đạo
các ngành, đoàn thể kết hợp với các ấp tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của
Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân hiểu và nhận thức đúng ý nghĩa, mục
đích của công tác Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền vững, từ
đó đa số người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình để
phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Kết quả cuối năm giới thiệu và giải quyết việc làm
trong và ngoài tỉnh có 640 lao động; giới thiệu lao động đi làm việc ở nước ngoài
được 04 lao động chủ yếu ở thị trường Nhật Bản; phúc tra hộ nghèo, cận nghèo
cuối năm 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 theo chuẩn nghèo mới (nghèo đa chiều),
toàn xã hiện có 156 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5,86% (tăng 48 hộ so với đầu năm 2015),
1


hộ cận nghèo 130 hộ, chiếm tỷ lệ 4,88% (tăng 46 hộ so với đầu năm 2015), kết quả
trên không ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm của xã nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện
công tác Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo vẫn còn có những khó
khăn, hạn chế nhất định.
- Một bộ phận người dân chưa năng động trong nếp nghĩ, cách làm đối với
việc tham gia học nghề tạo việc làm trong khi tiềm năng lao động của chính gia
đình họ rất dồi dào, ý thức tìm việc làm của một bộ phận người dân nông thôn còn

hạn chế.
- Kết quả giảm nghèo đạt được vẫn chưa thật sự vững chắc, ý thức quyết
tâm vươn lên thoát nghèo của một bộ phận hộ nghèo còn thấp, nhiều hộ nghèo
được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, làm nhà ở, …đến nay cuộc sống đã khá hơn
nhưng vẫn không muốn thoát khỏi hộ nghèo, còn muốn nghèo để tiếp tục được
hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước.
- Cán bộ làm công tác giảm nghèo còn kiêm nhiệm nhiều việc nên thực hiện
công tác này còn hạn chế, chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ - GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM - GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2016:
1. Mục đích yêu cầu:
- Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm mục đích
trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động
nông thôn có điều kiện và khả năng làm việc ổn định, lâu dài ở các ngành nghề,
đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước. Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho người lao
động nhất là hộ nghèo, đời sống còn khó khăn.
- Tập trung các giải pháp xóa nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và rơi vào
nghèo mới, tạo điều kiện cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá - giàu.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo, cải thiện điều kiện sống và
sản xuất, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị
và nông thôn, giữa hộ giàu và hộ nghèo.
- Tăng cường tuyên tuyền vận động hộ nghèo có kế hoạch thoát nghèo, tự
vươn lên thoát nghèo từ chính bản thân hộ nghèo.
- Phấn đấu trong năm giảm 31 hộ nghèo (tỷ lệ 1,9%).
2. Nội dung và giải pháp thực hiện kế hoạch:
2.1. Nội dung:
a. Công tác đào tạo nghề:
- Vận động thanh niên, học sinh tốt nghiệp THCS và THPT không có điều
kiện học cao hơn, giới thiệu và hướng nghiệp cho các em tham gia các lớp đào tạo

2


ở Trường trung cấp nghề Tháp Mười. Liên hệ các công ty, xí nghiệp trên địa bàn
đào tạo nghề có địa chỉ, thu hút lao động vào làm việc ổn định cuộc sống.
- Phấn đấu đến cuối năm sẽ tổ chức mở các lớp nghề nông nghiệp: 01 lớp,
15 học viên và phi nông nghiệp: 05 lớp, 63 học viên.
b. Công tác giải quyết việc làm:
- Năm 2016, tiếp tục vận động, tư vấn cho người lao động chưa có việc làm
đi làm trong và ngoài tỉnh khoảng 600 lao động.
- Phấn đấu đưa 06 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình
IMJAPAN và các nước: HÀN QUỐC, MALAISIA, ĐÀI LOAN…
c. Công tác giảm nghèo:
- Phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thông qua việc thực
hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh các hoạt động
khuyến nông, khuyến ngư, tạo điều kiện và hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo.
Hỗ trợ tích cực các dự án đầu tư trên địa bàn cần lao động, nhằm giải quyết việc
làm ổn định cho lao động; nhân rộng những mô hình sản xuất, kinh doanh, làm ăn
có hiệu quả của hộ nghèo; cho vay vốn ưu đãi đúng đối tượng, sử dụng đúng mục
đích, kịp thời thực hiện các chính sách trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc
diện hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn ổn định cuộc sống, thực hiện có hiệu quả các
chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ cho hộ nghèo về y tế, giáo dục,…tạo điều kiện
vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Phấn đấu cuối năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,9% trở lên.
2.2. Giải pháp thực hiện:
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và triển khai các chủ trương của Đảng,
chính sách của Nhà nước về công tác Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm
nghèo bền vững. Theo đó cần tập trung giáo dục nâng cao nhận thức, ý chí quyết
tâm phấn đấu vượt nghèo để vươn lên làm giàu của chính hộ nghèo nhằm thực hiện
mục tiêu Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền vững.

- Đề cao tinh thần trách nhiệm tổ chức thực hiện Đào tạo nghề - Giải quyết
việc làm - Giảm nghèo bền vững trong các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của
các ngành, đoàn thể xã, ấp. Cụ thể các cấp ủy Đảng cần phải có sự tập trung tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm Giảm nghèo bền vững thông qua Nghị quyết của Đảng. Sự tập trung điều hành của
chính quyền và sự tham gia tích cực của các đoàn thể thông qua kế hoạch hoạt
động của chính quyền và của từng đoàn thể đối với chương trình Đào tạo nghề Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền vững, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan
trọng thường xuyên của ngành mình, và Ban chỉ đạo giảm nghèo - Giải quyết việc
làm.
- Tiến hành khảo sát thực trạng và phân loại từng hộ nghèo, phát động
phong trào đăng ký thoát nghèo của từng hộ nghèo để có những chính sách hỗ trợ,
3


giúp đỡ phù hợp như nhu cầu học nghề, việc làm, hoặc vay vốn làm ăn,… và phân
công hỗ trợ giúp đỡ, quản lý hộ nghèo theo hội đoàn thể.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể hướng dẫn các
hộ nghèo cách làm ăn, về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển
ngành nghề, tạo việc làm,…nâng cao hiệu quả công tác Đào tạo nghề - Giải quyết
việc làm - Giảm nghèo bền vững.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức học tập, tạo dựng nghề
nghiệp, nâng cao trách nhiệm của gia đình, của người lao động trong việc học nghề
và tìm kiếm việc làm. Đa dạng các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn,
dạy nghề theo địa chỉ, gắn công tác dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ cho người lao
động, nhất là tập trung đào tạo nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp.
- Thực hiện chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo có phương án, kế
hoạch sản xuất cụ thể thông qua nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH, vốn từ chương
trình giải quyết việc làm, đầu tư nhân rộng các dự án sản xuất đang có hiệu quả với
mức vay 30 triệu đồng/hộ giúp cho hộ nghèo có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế

để thoát nghèo bền vững. Đặc biệt là nhân rộng mô hình những hộ khá, giàu có
kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất, có trình độ quản lý điều hành thành lập tổ
liên kết với hộ nghèo góp vốn lại với nhau chọn những mô hình, ngành nghề phù
hợp để tổ chức sản xuất như:
+ Mô hình cho vay tổ hợp may công nghiệp.
+ Mô hình cho vay mua dụng cụ liên kết thợ công nhân xây dựng.
+ Mô hình cho vay mua dụng cụ sửa chữa, vận hành máy gặt đập liên hợp.
+ Mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá….
+ Mô hình cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái hàng năm nuôi cây lâu năm.
- Tiếp tục duy trì các lớp nghề tiểu thủ công nghiệp đã dạy trước và nâng
dần từ tổ hợp tác lên hợp tác xã.
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ về nhà ở, giáo
dục, y tế, đào tạo nghề để tạo việc làm cho người lao động. Đảm bảo cho mọi lao
động, nhất là hộ nghèo đều có việc làm, có thu nhập ổn định và đời sống ngày càng
khá hơn.
- Huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện cuộc vận động “ngày vì
người nghèo”, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ tương trợ, tổ tiết
kiệm tín dụng của các hội đoàn thể, đồng thời cần huy động các tổ chức, cá nhân
người khá, giàu giúp đỡ hộ nghèo thông qua nhiều hình thức hỗ trợ.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm
nghèo từ xã đến ấp, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, mỗi thành viên phụ trách
hỗ trợ từng địa bàn, theo dõi báo cáo định kỳ về những kết quả đạt được.
4


- Ngoài các nội dung và giải pháp nêu trên, thực hiện các giải pháp Đào tạo
nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền vững Ban chỉ đạo Giảm nghèo – Giải
quyết việc làm xã cần lưu ý các nhóm đối tượng sau đây:
+ Đối với những hộ có khả năng lao động nhưng thiếu tư liệu sản xuất,
thiếu vốn có nhu cầu vay vốn thì được vay để phát triển sản xuất, phát triển dịch

vụ, ngành nghề tạo điều kiện cho họ có việc làm, có thu nhập.
+ Đối với những hộ có khả năng lao động nhưng thiếu tư liệu sản xuất,
thiếu vốn nhưng không muốn vay vốn thì giúp đỡ, giới thiệu, tạo mọi điều kiện cho
họ học nghề, có việc làm ổn định lâu dài.
+ Đối với những hộ không có khả năng lao động thì tùy theo điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể mà định hướng cho họ cách làm ăn vừa và nhỏ phù hợp với khả
năng quản lý của hộ, giúp đủ vốn để tạo việc làm.
+ Đối với những hộ không cần cù siêng năng trong lao động thì tăng cường
công tác giáo dục, hỗ trợ các điều kiện kết hợp với vận động họ hàng, thân tộc
cùng giúp đỡ quản lý, tạo điều kiện cho họ có việc làm, có thu nhập.
+ Đối với những hộ có lao động còn trong độ tuổi đi học nhưng không có
điều kiện tiếp tục học cao hơn thì động viên, giúp đỡ, giới thiệu, tư vấn các em
tham gia học nghề kết hợp với học phổ thông tại Trường Trung cấp nghề Tháp
Mười để nâng cao trình độ, có tay nghề, để xin việc làm ổn định sau này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Từng thành viên của Ban chỉ đạo Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm Giảm nghèo cấp xã tùy theo chức năng nhiệm vụ của ngành mình phụ trách cần
chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện, thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
giám sát, giúp đỡ Ban nhân dân các ấp thực hiện công tác giảm nghèo.
2. Trên cơ sở kế hoạch này UBND xã xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu
và đề ra giải pháp cụ thể, phù hợp để thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ Đào tạo
nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền vững trên địa bàn của mình gồm các
bước tiến hành triển khai thực hiện ở cấp xã (xong trong quý I năm 2016) như
sau:
- Bước 1: Ban chỉ đạo Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo
của xã căn cứ vào danh sách sổ cái quản lý hộ nghèo phối hợp với các ấp tiến hành
đến trực tiếp hộ để khảo sát thực trạng đời sống hộ nghèo, thu thập thông tin về lao
động, việc làm, nhu cầu và nguyện vọng của hộ.
- Bước 2: Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát (hộ có nhu cầu vay vốn,
học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ nhà ở, …), tiến hành phân loại hộ theo nhóm để thực
hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp.

- Bước 3: Họp Ban giảm nghèo xã với trưởng các ấp thông qua danh sách
khảo sát chọn những đối tượng có khả năng thoát nghèo bền vững, có nguyện vọng
để thống nhất đầu tư thực hiện chính sách hỗ trợ.
5


- Bước 4: Hoàn chỉnh danh sách hộ dự kiến dự kiến học nghề, giải quyết
việc làm, thoát nghèo bền vững và xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương.
- Bước 5: Tổ chức hội nghị hộ nghèo, triển khai đào tạo nghề, giải quyết
việc làm cho các hộ nghèo, xây dựng phương án thoát nghèo và đăng ký thoát
nghèo bền vững năm 2016.
3. Tháng 6 năm 2016, căn cứ vào kế hoạch của huyện đề xây dựng kế
hoạch thực hiện, cử điều tra viên tham gia tập huấn do huyện tổ chức, tiến hành
điều tra cung – cầu lao động để biết được số lao động thất nghiệp để tiến hành tổ
chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho họ.
4. Tháng 9 năm 2016, căn cứ vào kế hoạch của huyện đề xây dựng kế
hoạch thực hiện, cử điều tra viên tham gia tập huấn do huyện tổ chức, tiến hành
điều tra rà soát hộ nghèo và bình xét bỏ phiếu kín hộ nghèo mới và cho thoát nghèo
cuối năm.
Trên đây là Kế hoạch Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo bền
vững năm 2016 của Ban chỉ đạo Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo
xã Trường Xuân./.
TM. BAN CHỈ ĐẠO ĐTN – GQVL- GN
TRƯỞNG BAN

Nơi nhận:
- Phòng LĐ-TB&XH huyện;
- Đảng uỷ xã;
- Các ban ngành, đoàn thể xã;
- 06 ấp;

- Lưu VT.

Dương Văn Kiệt

TIEU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỘ NGHÈO VÀ THOÁT NGHÈO
6


1. Nhóm yếu tố hộ nghèo:
a. Nhà ở kém chất lượng, nhà ở tạm, đơn sơ, tre lá.
b. Hộ có 2/3 số thành viên là người ăn theo.
c. Hộ không có nhà vệ sinh tự hoại.
d. Hộ có trẻ em từ 6-15 tuổi không đến trường do không có tiền.
đ. Hộ dùng đèn dầu do không có tiền sử dụng điện.

=> Có từ 3 nhóm yếu tố trở lên có khả năng rơi nghèo.
2. Tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo và thoát nghèo:
- Thực hiện Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015.
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ
400.000đ/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, từ 401.000đ – 520.000đ/người/tháng
là hộ cận nghèo và thu nhập từ 521.000đ/người/tháng trở lên là hộ thoát nghèo,
thoát cận nghèo.
+ Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ
500.000đ/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, từ 501.000đ – 650.000đ/người/tháng
là hộ cận nghèo và thu nhập từ 651.000đ/người/tháng trở lên là hộ thoát nghèo,
thoát cận nghèo.
3. Tính nguồn thu nhập làm thuê:
- Làm thuê nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng: Khoảng 120-150 ngày/năm
giá 100.000đ-180.000đ/ngày không trừ chi phí.

- Dịch vụ chạy xe ôm: Tính 210 ngày/năm trừ chi phí xăng xe.
- Dịch vụ mua bán nhỏ tại nhà, ấp: Là 240 ngày/năm tính phần lời.
- Nguồn thu từ lương, tiền công không tính chi phí.
- Tiền trợ cấp bảo trợ xã hội không được tính vào thu nhập.
Chú ý: Những người trong độ tuổi lao động nam từ 16-60 tuổi, nữ từ 16-55
tuổi không bị bệnh mãn tính, hiểm nghèo, nhưng không tìm kiếm việc làm, vẫn
tính vào thu nhập làm thuê từ 120-150 ngày công/năm.

CHƯƠNG TRÌNH
HỘI NGHỊ HỘ NGHÈO TẠI ẤP
7


1. Thành phần tham dự:
- Cấp huyện: Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn;
- Cấp xã: Ban chỉ đạo xã;
- Ấp:
+ Trưởng ấp chủ trì hội nghị;
+ Bí thư chi bộ, các đoàn thể ấp;
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo;
+ Một số hộ dân tiêu biểu.
2. Nội dung hội nghị:
- Tuyên bố lý do;
- Giới thiệu có mặt;
- Thông qua tóm tắt kế hoạch Đào tạo nghề - Giải quyết việc làm – Giảm
nghèo;
- Thông qua tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo;
- Phát động đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo;
- Ý kiến của hộ nghèo, hộ cận nghèo;
- Ý kiến trả lời chất vấn (Huyện, xã, ấp);

- Thông qua danh sách dự kiến thoát nghèo, thoát cận nghèo;
- Kết thúc hội nghị.

8



×