Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng của thành phố hồ chí minh đến thu nhập người dân nôngthôn huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH BẢO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ TÍN DỤNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN THU NHẬP NGƯỜI DÂN NÔNG
THÔN HUYỆN CỦ CHI

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN TIẾN KHAI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng
của Thành phố Hồ Chí Minh đến thu nhập người dân nông thôn huyện Củ Chi,
đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng làm gia tăng thu nhập trong nông nghiệp
của người dân vùng nông thôn huyện Củ Chi. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu
nhập trong nông nghiệp của người dân vùng nông thôn.
Dựa trên phương pháp khác biệt trong khác biệt và các nghiên cứu trước


đề tài đã xây dựng mô hình và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong
nông nghiệp của người dân vùng nông thôn. Trên cơ sở 92 hộ gia đình được khảo
sát trên địa bàn Củ Chi, số liệu thu thập tại Chi cục Phát triển nông thôn – Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế huyện - Ủy ban nhân dân
huyện Củ Chi tại 2 thời điểm năm 2011 và năm 2014 với 184 quan sát xác định
mô hình chuẩn theo phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) kết hợp với hồi
quy OLS. Kết quả hồi quy cho thấy 6 trong tổng số 12 yếu tố của mô hình có ảnh
hưởng đến thu nhập trong nông nghiệp của người dân vùng nông thôn đã được
kiểm định đủ điều kiện: (1) Vay vốn, (2) Tương tác, (3) Đào tạo tập huấn, (4)
Khoa học công nghệ, (5) Lượng vốn vay, (6) Đối tượng sản xuất. Đây là những
yếu tố không thể thiếu cho mô hình nghiên cứu, chúng có tác động đến thu nhập
trong nông nghiệp của người dân vùng nông thôn Thành phố nói chung và huyện
Củ Chi nói riêng.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu
nhập trong nông nghiệp của người dân vùng nông thôn. Kết quả và giải pháp
nghiên cứu sẽ giúp ích cho công tác tham mưu điều chỉnh, bổ sung chính sách, bổ
sung những giải pháp hỗ trợ cho chính sách hiện hành giúp cho người dân vùng
nông thôn gia tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi từ đó nâng

iii


cao thu nhập trong nông nghiệp theo ý chí, nguyện vọng của người làm chính
sách và chính quyền sở tại.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT .................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 1
1. Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 3
6. Giới hạn của đề tài ........................................................................................... 3
7. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................. 5
1. Các khái niệm ................................................................................................... 5
2. Các lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn ............................................... 9
3. Sơ lược một số nghiên cứu trước ..................................................................... 17
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình ............................................. 20
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 26
1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26
v


2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 28
3. Cấu trúc của mô hình nghiên cứu .................................................................... 33
4. Các bước phân tích xử lý số liệu ...................................................................... 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 40
1. Giới thiệu về chính sách hỗ trợ tín dụng cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 40
2. Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trưng của lao động chính hộ gia đình 42

3. Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trưng của hộ gia đình ......................... 44
4. Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trưng sản xuất và nhu cầu vay vốn hộ 47
5. Phân tích khác biệt thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình ................................. 51
6. Tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng đến thu nhập của người dân nông thôn
.............................................................................................................................. 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 69
1. Kết luận ............................................................................................................ 69
2. Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ việc sử dụng vốn vay của chính sách hỗ
trợ tín dụng của thành phố.................................................................................... 70
3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 72
4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tóm tắt ước lượng DID .......................................................................... 31
Bảng 2: Kỳ vọng dấu từ mô hình nghiên cứu ...................................................... 35
Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của lao động chính hộ gia đình ...... 42
Bảng 4: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ gia đình ............................... 44
Bảng 5: Thu nhập so sánh từ quy mô hộ gia đình ................................................ 46
Bảng 6: Diện tích đất sản xuất tại các hộ ............................................................. 46
Bảng 7: Các yếu tố liên quan đến đặc trưng sản xuất và nhu cầu vay vốn hộ ..... 47
Bảng 8: Khoa học công nghệ so sánh từ các đặc trưng của hộ ............................ 48
Bảng 9: Thu nhập so sánh từ số hoạt động sản xuất của hộ ................................ 50
Bảng 10: Khác biệt thu nhập giữa các nhóm ....................................................... 51
Bảng 11. Kiểm định tự tương quan ...................................................................... 56
Bảng 12. Kiểm định tự tương quan sau khi mô hình khắc phục .......................... 56
Bảng 13. Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình .............................. 57

Bảng 14. Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình sau khi khắc phục
.............................................................................................................................. 57
Bảng 15. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong nông nghiệp
của người dân ....................................................................................................... 59
Bảng 16. Kết quả kiểm định độ phù hợp chung của mô hình .............................. 60
Bảng 17. Tổng hợp kết quả kỳ vọng của mô hình nghiên cứu ............................ 61

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 1: Cơ cấu trình độ lao động chính của hộ gia đình ...................................... 41
Biểu đồ 2: Cơ cấu đối tượng cây trồng vật nuôi chính của hộ ............................. 48
Biểu đồ 3a: Biểu đồ tần số Histogram ................................................................. 55
Biểu đồ 3b: Biểu đồ phân phối tích l y P-P Plot ................................................. 55

viii


CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Bối cảnh nghiên cứu
Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chính
sách thể hiện sự quan tâm của thành phố đối với người dân nông thôn. Nhằm
khuyến khích người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và hướng người
dân vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng biện pháp khoa
học, kĩ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp phù hợp với nền nông nghiệp đô thị
của thành phố, để từ đó nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Trong
tình hình khó khăn về kinh tế, một chính sách kích cầu khuyến khích, tạo động
lực cho người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập là rất cần thiết - và đó là

một niềm an ủi đối với người dân về tái phân phối thu nhập của thành phố cho
người dân vùng nông thôn, góp phần giảm khoảng cách thu nhập giữa khu vực
thành thị và nông thôn. Hơn nữa, khu vực nông thôn thành phố là một vùng rộng
lớn chiếm 76,4% diện tích tự nhiên của thành phố (160.170/209.555 ha), chiếm
16% số dân của toàn thành phố (1,2/7,5 triệu dân) và cung cấp 17,18% lao động
cho thành phố (số liệu của Tổng cục thống kê năm 2011); do đó, một chính sách
hỗ trợ vùng nông thôn góp phần an sinh xã hội là một điều rất cần thiết. Trong
tình trạng thiếu vốn sản xuất tại khu vực nông thôn, thay vì người dân phải đối
mặt với việc vay vốn lãi suất cao để phát triển sản xuất hoặc ngưng sản xuất thì
đã có sự hỗ trợ lãi suất cho vay từ chính quyền thành phố khuyến khích người dân
phát triển sản xuất. Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị thực chất là một chương trình hỗ trợ lãi
vay cho người dân nông thôn trong phát triển sản xuất, thể hiện một phần mong
muốn của thành phố về nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân vùng nông
thôn. Chính sách bắt đầu từ năm 2006 và vẫn tiếp tục duy trì cho đến hôm nay
(qua từng giai đoạn chính sách có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp hơn với đặc

1


thù vùng nông thôn thành phố). Trong quá trình thực hiện chính sách, chính
quyền Thành phố đã sử dụng khá lớn ngân sách để hỗ trợ cho nông dân phát triển
sản xuất (tổng mức vốn vay từ năm 2008 đến cuối năm 2014 là trên 4.600 tỷ đồng
và tổng mức ngân sách nhà nước hỗ trợ là trên 300 tỷ đồng (báo cáo chính sách
tại Chi cục phát triển nông thôn, tp.HCM năm 2014). Theo báo cáo của Ủy ban
nhân dân Thành phố năm 2014 thì việc hỗ trợ vốn đã góp phần làm tăng thu nhập
cho người dân nông thôn và đã khuyến khích người dân phát triển sản xuất.
Nhưng kết quả của báo cáo, chỉ mang số liệu điều tra danh nghĩa mà không có sự
so sánh và chưa có một đánh giá cụ thể nào thể hiện sự tăng lên thu nhập của
người dân vùng nông thôn. Đã trải qua 9 năm thực hiện chính sách và nguồn vốn

cứ hỗ trợ mà chưa có một đề tài đánh giá tác động của chính sách và cũng chẳng
biết khi nào ngừng hỗ trợ cho người dân để người dân tự lực sản xuất. Nhằm
đánh giá tác động của chính sách và xem xét các yếu tố tác động đến chính sách,
đề tài đưa ra chủ đề tiến hành nghiên cứu đó là “Đánh giá tác động của chính
sách hỗ trợ tín dụng của Thành phố Hồ Chí Minh đến thu nhập ngƣời dân
nông thôn huyện Củ Chi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của các khoản tín
dụng mà thành phố hỗ trợ từ chính sách theo Quyết định số 13 và 36 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tới thu nhập của người dân nông thôn trên địa
bàn huyện Củ Chi. Trên cơ sở đó đưa ra những cải cách chính sách hoặc bổ sung
những chính sách hỗ trợ đi kèm, nhằm nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
của người dân trên địa bàn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi: Việc vay vốn từ chính sách hỗ trợ tín dụng của thành phố có thực
sự làm thay đổi thu nhập của người dân nông thôn thành phố không?
4. Ý nghĩa nghiên cứu

2


Đề tài đánh giá tác động của chính sách đến thu nhập của người dân nông
thôn huyện Củ Chi nhằm xem xét chính sách của thành phố triển khai có hiệu quả
hay không?
Chính sách của thành phố là một chính sách đúng đắn. Nhưng việc sử
dụng vốn của người dân có hiệu quả hay không, phù hợp với mục đính, yêu cầu
và kỳ vọng lãnh đạo thành phố hay không? Bằng phương pháp khác biệt trong
khác biệt kết hợp với hồi qui OLS ta xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến
gia tăng thu nhập của người dân. Từ đó, đưa ra gợi ý chính sách phù hợp để nâng
cao hiệu quả của chính sách.

5. Thiết kế nghiên cứu:
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các hộ dân tham gia vay vốn và không vay
vốn theo chương trình hỗ trợ tín dụng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại
huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về thời gian: Đề tài sẽ nghiên cứu giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2014. Vì giai đoạn này thành phố đã chỉnh sửa, bổ sung và thay thế chính
sách theo Quyết định số 105 của thành phố bằng các Quyết định số 36 và 13 (gọi
tắc là Chính sách 36 và Chính sách 13) sát hợp hơn với đặc thù vùng nông thôn
thành phố. Thời gian 2011 đến năm 2014 cũng là thời gian ra đời của chính sách
36 và kết thúc chính sách này để chuyển sang chính sách 13. Hơn nữa giai đoạn
này cũng gần đây sẽ thuận tiện hơn cho việc điều tra và khảo sát các hộ dân.
Giới hạn về không gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu trên địa bàn
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn của đề tài
Thành phố có 5 huyện và 6 quận còn diện tích đất nông nghiệp để thực
hiện về chính sách. Do đó, nếu đánh giá chung về mặt chính sách phải triển khai

3


khảo sát trên tất cả các huyện, quận này. Tuy nhiên, do khả năng của cá nhân thực
hiện đề tài, nên chỉ chọn huyện Củ Chi để nghiên cứu (lý do: địa bàn gần gũi với
cá nhân thực hiện nghiên cứu, hơn nữa huyện Củ Chi có những đối tượng cây
trồng, vật nuôi nằm trong định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của
Thành phố, diện tích khá lớn với 21 xã, thị trấn, dân số đông và có lượng vốn vay
cũng tương đối lớn chỉ sau huyện Cần Giờ. Số liệu cụ thể về lượng vốn vay và
đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ yếu thể hiện ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
7. Kết cấu đề tài
Luận văn nghiên cứu được trình bày theo 5 chương:

Chương 1. Đặt vấn đề: nêu lên bối cảnh và vấn đề cần thiết phải nghiên
cứu của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết - Tổng quan tài liệu: giới thiệu các khái niệm,
giới thiệu về chính sách, các lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn và sơ lược
các nghiên cứu trước.
Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: xây dựng hướng tiếp cận
và mô hình nghiên cứu của đề tài. Phương pháp nghiên cứu và cách đo lường các
biến được trình bày cụ thể trong chương này.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: trình bày thống kê mô tả các biến, phân
tích số liệu khảo sát và kết quả mô hình nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: đưa ra các kết luận từ kết quả nghiên
cứu, từ đó đề xuất các chính sách giúp nâng cao thu nhập trong nông nghiệp của
người dân tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi.

4


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm:
1.1. Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ
và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: (1)
Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp
(đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu
khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần
tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được).
Để đánh giá chính xác tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng đến thu
nhập của người dân thì thu nhập của hộ gia đình trong đề tài chỉ giới hạn đó là thu
nhập thuần túy từ nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư và
diêm nghiệp.

Do đó, thu nhập bình quân/lao động là bao gồm tổng thu nhập từ các hoạt
động nông nghiệp trong hộ chia cho tổng số lao động trong hộ gia đình có tham
gia hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.2. Nông nghiệp:
Theo Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp là một trong những ngành sản
xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất
xã hội.
Sản xuất nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản và lâm nghiệp. Ngày nay, ngoài những ngành trên thì nông nghiệp còn bao
gồm cả diêm nghiệp.
 Trồng trọt bao gồm việc sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn
quả, rau, cây thức ăn gia súc và cây thuốc,…

5


 Chăn nuôi bao gồm việc chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và các vật nuôi
khác.
 Thủy sản bao gồm việc nuôi trồng và khai thác nguồn động thực vật thủy
sinh trong môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
 Lâm nghiệp bao gồm việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật
và động vật rừng – cho gỗ và những sản phẩm ngoài gỗ.
Trong nông nghiệp, việc tái sản xuất sản phẩm không chỉ gắn liền với các
quá trình kinh tế - xã hội, mà còn gắn với các quá trình tự nhiên của sinh vật và
môi trường sống của nó. Do đó, nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế - kỹ
thuật như những lĩnh vực kinh tế khác, mà còn là một hệ thống kinh tế - kỹ thuật,
xã hội và môi trường.
1.3. Vốn trong nông nghiệp:
Theo Kay và Edwards (ĐH Texaz và Iowa, Hoa Kỳ) (2009), vốn trong sản
xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực cho

sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ
thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị, nông cụ và tiền mua con
giống, cây giống, mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc,…). Vốn
trong nông nghiệp phân thành vốn cố định và vốn lưu động.
1.4. Nông thôn:
Theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ
tướng chính phủ là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của
phường, quận thuộc thị xã, thành phố.
Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04 tháng 10 năm 2013,
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới: “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.

6


1.5. Tín dụng:
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ
vay mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật theo
những điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả cho
người cho vay số tài sản kèm theo một số lợi tức.
Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì “tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn
tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự
vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả.
Chính sự hoàn trả là đặc trưng thuộc bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt
phạm trù tín dụng với các phạm trù cấp phát tài chính khác.
1.6. Hộ nông dân:
Theo Đào Công Tiến (2003), hộ nông dân là đơn vị tế bào xã hội nhưng
không phải trùng với gia đình. Khái niệm hộ tồn tại trong hệ thống hành chính
pháp lý, dùng để chỉ những người cùng sống chung một nhà, có quan hệ kinh tế

chung.
Gia đình là tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng, huyết
thống cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như ăn, uống,…
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.
Kinh tế nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các
yếu tố sản xuất khác nhằm thu về thu nhập thuần cao nhất.
1.7. Lao động nông nghiệp:
Theo Đinh Phi Hổ (2003), nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ
những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp
được thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng.

7


Theo Bộ Luật Lao động mới số 10/2012/QH13 bắt đầu có hiệu lực kể từ
ngày 01/05/2013. Độ tuổi lao động là độ tuổi được tính từ thời điểm bắt đầu đủ
tuổi lao động đến tuổi nghỉ hưu.
Theo ghi nhận tại điểm 1 điều 3 Luật lao động thì tuổi lao động được tính
từ đủ 15 tuổi. Trong khi đó tuổi nghỉ hưu được xác định như sau:
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam
đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động
làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi
cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1.
Như vậy độ tuổi lao động là 15 – 60 tuổi đối với nam và 15 – 55 tuổi đối
với nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp
đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.
1.8. Khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:
Theo Đinh Phi Hổ (2003), Khoa học là hệ thống tri thức gồm những qui

luật về tự nhiên, xã hội và kinh tế được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ
sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm và học thuyết.
Khoa học nông nghiệp là hệ thống tri thức về các qui luạt tự nhiên, kinh tế
và xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp những công cụ và phương pháp
dùng để tác động vào các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực của sản xuất nông
nghiệp.

8


Như vậy, khoa học và công nghệ trong nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với
nhau. Chức năng của khoa học là khám phá các qui luật trong khi chức năng của
công nghệ chính là ứng dụng các qui luật vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
2. Các lý thuyết về thị trƣờng tín dụng nông thôn.
2.1. Vai trò của vốn và tín dụng trong phát triển nông thôn.
2.1.1. Vai trò của vốn trong phát triển nông nghiệp.
Todaro và Smith (2009) đã đề cập đến vai trò của vốn trong việc phát triển
nông nghiệp. Các tác giả đã chia sự phát triển của nông nghiệp ra làm ba giai
đoạn lớn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn có sản lượng và năng suất thấp, chủ yếu
là hình thức tự cung tự cấp với nhân tố chính là đất đai và lao động, vốn được đầu
tư ít. Do đó, người nông dân có thu nhập thấp và không ổn định. Giai đoạn thứ
hai được gọi là giai đoạn đa dạng và hỗn hợp nông nghiệp, sản lượng và năng
suất lao động được nâng cao, một phần nhỏ sản phẩm được sử dụng cho tiêu
dùng, còn một phần đáng kể được bán cho các khu vực thương mại. Trong giai
đoạn này, vốn được đầu tư nhiều hơn, đồng thời nguồn lao động dư thừa ở vùng
nông thôn được sử dụng tốt và hiệu quả hơn, thu nhập của người lao động gia
tăng ở mức trung bình nhưng có độ ổn định cao. Giai đoạn thức ba là chuyên môn
hóa, đại diện bởi các trang trại hiện đại có năng suất cao. Việc tạo vốn, áp dụng
tiến bộ công nghệ, nghiên cứu khoa học và triển khai đóng vai trò vô cùng quan

trọng. Nhờ đó, đời sống người dân được cải thiện với mức thu nhập cao nhưng độ
ổn định ở mức trung bình do sự biến động về giá cả hàng hóa.
Khi nghiên cứu đầu vào của quá trình sản xuất, các nhà kinh tế học hiện
đại đã khẳng định vốn là “chìa khóa” của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo
Perkins (2006), vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế của một đơn vị kinh tế
bất kỳ (công ty, ngành công nghiệp, nông nghiệp, hay toàn bộ nền kinh tế) được
lượng hàng hóa thông qua mô hình Harrod – Domar với một hàm sản xuất đơn
giản: g = s/k.
9


Trong đó:

g là tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng đầu ra
S là tỷ lệ tiết kiệm so với sản lượng đầu ra
K là hệ số gia tăng vốn- sản lượng đầu ra (hệ số ICOR). Hệ

số k cho biết để có thêm một đồng sản phẩm đầu ra (giá trị tăng thêm) cần phải
đầu tư k đồng vốn.
Mô hình Harrod – Domar khẳng đinh: tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ
thuận với tỷ lệ tiết kiệm (đầu tư) và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Do đó, để tăng
trưởng nền kinh tế cần phải tiết kiệm để đầu tư một tỷ lệ nhất định so với GDP.
Hay nói rõ hơn, nền kinh tế có khả năng tiết kiệm, đầu tư càng lớn càng đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, nhất là hiệu suất của đầu tư (mức sản lượng tăng thêm thu được từ một
đơn vị đầu tư tăng thêm), được tính bằng 1/k, tức là bằng nghịch đảo của tỷ lệ
tăng vốn – đầu ra. Trên thực tế, k không phải không đổi mà luôn có xu thế tăng
lên, nghĩa là đầu tư có xu hướng ngày càng tốn vốn hơn trong điều kiện khoa học
và công nghệ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Vì vậy, để giữ cho tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, cần phải đảm bảo sao cho hệ số ICOR tăng chậm,

trong khi vẫn tiếp tục gia tăng tiết kiệm để đầu tư. Trong trường hợp tiết kiệm
không đủ bù đắp đầu tư, có thể bổ sung sự thiếu hụt vốn bằng việc thu hút vốn từ
bên ngoài.
Cũng giống như bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào, sự gia tăng nhanh tiết
kiệm để đầu tư phát triển nông nghiệp sẽ làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy gia
tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng nông phẩm hàng hóa. Đồng
thời, sản xuất nông nghiệp có hiệu quả càng tạo ra khả năng thu hút các nguồn lực
khác (tài nguyên thiên nhiên, lao động, khoa học – công nghệ,…) tham gia vào
phát triển nông nghiệp, gắn với thị trường. Nhờ đó, đời sống người nông dân sẽ

10


ngày càng khấm khá hơn, mức sống của họ cũng ngày càng được cải thiện nhanh
chóng.
Tác động của vốn đối với tăng trưởng sản lượng trong nền kinh tế nói
chung và trong nông nghiệp nông thôn nói riêng còn được thể hiện thông qua
hàm sản xuất dạng Cobb-Douglass: Y=ALαBβ (Mankiw, 2002). Trong đó: Y là
sản lượng đầu ra; L là lao động; K là lượng vốn; A là tổng các nhân tố sản xuất; α
và β là các hệ số co giãn theo sản lượng của lao động và vốn.


Nếu α + β = 1 thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy

mô, nghĩa là nếu vốn và lao động tăng theo một tỷ lệ bao nhiêu thì sản
lượng của ngành hay nền kinh tế cũng tăng theo cùng tỷ lệ bấy nhiêu.


Nếu α + β < 1 thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy


mô, tức là mức sản lượng gia tăng với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng vốn và lao
động.


Nếu α + β > 1 thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy

mô, nghĩa là tỷ lệ gia tăng sản lượng đầu ra cao hơn tỷ lệ tăng vốn và lao
động đầu vào.
Như vậy, vốn là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng
tới mức độ gia tăng sản lượng đầu ra trong nền kinh tế nói chung và trong khu
vực nông nghiệp nói riêng. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân vùng nông thôn, cần phải
tăng cường đầu tư vốn cho khu vực này.
2.1.2. Mối quan hệ giữa vốn và tín dụng.
Đinh Phi Hổ (2008), đã xác định vốn trong nông nghiệp được hình thành
chủ yếu từ các nguồn sau:

11


Thứ nhất là vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp. Đây là vốn tự
có, do nông dân tiết kiệm được và sử dụng đầu tư vào tái sản xuất mở rộng. Mức
độ tích lũy vốn thường được đánh giá bởi tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập hoặc tỷ
lệ tiết kiệm so với GDP.
Thứ hai là vốn đầu tư của ngân sách – vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân
sách Nhà nước. Vốn này được dùng vào khai hoang và xây dựng vùng kinh tế
mới, nông trường quốc doanh, trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi, nghiên
cứu khoa học, chương trình giải quyết việc làm ở nông thôn.
Thứ ba là vốn từ tín dụng nông thôn, vốn đầu tư cho nông nghiệp của nông
hộ, trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp vay từ hệ thống định chế tài chính

nông thôn thuộc khu vực chính thức và phi chính thức.
Thứ tư là vốn nước ngoài, bao gồm hai nguồn chủ yếu là vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Như vậy, vốn tín dụng là một trong số cấu thành nguồn vốn quan trọng để
phát triên nông nghiệp. Có tác động tới mức sống của các hộ gia đình ở vùng
nông thôn. Tuy nhiên, vốn tín dụng nông thôn gồm có hai loại là tín dụng chính
thức (tín dụng ngân hàng) và tín dụng phi chính thức, trong đó tín dụng ngân
hàng là nguồn tín dụng chủ yếu được sử dụng ở nông thôn hiện nay.
2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển nông
nghiệp và nâng cao mức sống hộ gia đình ở nông thôn.
Xét dưới hình thức chủ yếu của tín dụng là loại hình cho vay thì tín dụng
ngân hàng có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế hộ
ở nông thôn. Theo Nguyễn Bích Đào (2008), tín dụng ngân hàng có những vai trò
sau:
Thứ nhất, tín dụng góp phần hình thành và phát triển thị trường tài chính
nông thôn. Hoạt động tín dụng là “cầu nối” trung gian giữ những người cần vốn

12


và những người cung ứng vốn, để phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Xét trong phạm vi cả nước thì có những vùng, khu vực này cần vốn,
nhưng khu vực khác lại có nguồn vốn dư thừa chưa cần dùng đến. Vì thế tín dụng
ngân hàng còn là công cụ điều hòa nguồn vốn giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Thị
trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, đáp
ứng nhu vầu phát triển kinh tế nông thôn. Với hệ thống cơ sở rộng khắp xuống
từng huyện, xã, hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh sự hình thành và phát triển thị
trường tài chính ở nông thôn.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần tận dụng mọi tiềm năng to lớn ở
nông thôn. Tiềm năng về phát triển ở nông thôn nước ta là rất lớn, đây là khu vực

tập trung đại đa số tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai cũng như nguồn lực
lao động dồi dào của đất nước. Nếu được đầu tư vốn một cách hiệu quả, người
dân nơi đây sẽ có điều kiện khai thác tiềm năng tại chỗ, giải phóng sức lao động,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, ngày càng
mở rộng và phát triển thị trường ở nông thôn.
Thứ ba, tín dụng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho
người nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng
của ngân hàng tham gia vào quá trình sản xuất thông qua hình thức đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn như: đường sá, cầu cống, công
trình thủy lợi, công trình giao thông, mạng lưới điện, thông tin, nước sạch, bệnh
viện, trường học, chợ,…Đây là những cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián
tiếp cho quá trình sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng quê
và giảm sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn.
Thứ tư, tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành
nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.
Thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, một lượng
lớn lao động dư thừa ở nông thôn đã được giải quyết việc làm. Tuy nhiên, khi nền
13


kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, sẽ có những
doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân làm ăn kém hiệu quả, rời khỏi nông nghiệp
và chuyển sang nghề khác như: tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống. Do
đó, các ngành nghề này sẽ được phát triển và lại tiếp tục thu hút lao động. Qua
đó, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân.
Thứ năm, tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người nông dân. Hoạt động tín dụng phát triển góp phần
hạn chế đáng kể tình trạng cho vay nặng lãi đã tồn tại khá lâu đời ở nông thôn. Vì
vậy, người dân sẽ thực sự được hưởng thụ thành quả của mình sau một thời gian
dài lao động sản xuất. Mặt khác, vốn tín dụng của ngân hàng còn được cung ứng

cho mọi đối tượng thiếu vốn, không phân biệt giàu nghèo. Do đó, đời sống mọi
tầng lớp dân cư được nâng cao và thúc đẩy nông thôn ngày càng phát triển.
Tóm lại, tín dụng nông thôn góp phần quan trọng trong việc hình thành và
phát triển thị trường tài chính ở nông thôn; hoàn thiện và phát triển thị trường tài
chính thành phố; tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp cho
người nghèo, người thiếu vốn là thúc đẩy thực hiến tiến bộ và công bằng xã hội
trong phân phối nguồn lực; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất,
tạo công ăn việc làm, tận dụng và phát huy hiệu quả mọi tiềm năng to lớn nơi
đây. Qua đó, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống không chỉ vật chất mà còn
tinh thần cho người dân vùng nông thôn. Chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn
của thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chính sách thể hiện nhận thức sau
sắc ý chí và sự kỳ vọng của thành phố nhằm hỗ trợ mạnh mẽ, thiết thực cho khu
vực nông thôn, khuyến khích phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và đời sống
cho người dân nơi đây.
2.2. Lãi suất cho thị trường tín dụng nông thôn:

14


Chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn tại thành phố Hồ Chí Minh là một
chính sách thực hiện hỗ trợ lãi vay nhằm khuyến khích người dân phát triển sản
xuất. Tuy nhiên một số lập luận về mặt cơ sở lý thuyết dẫn tới bác bỏ điều này.
Theo Đinh Phi Hổ (2003), các nhà kinh tế học thuộc trường phái Ohio
(Adams 1973; Gonzalez-Vega 1981; Von Pischke 1978) tranh luận như sau:
Thứ nhất: Lãi suất thực thấp không phải là cách hiệu quả của việc phân
phối lại thu nhập cho nông dân nghèo ở vùng nông thôn.
Lý do: a) không huy động được tiết kiệm dẫn đến suy giảm quy mô nguồn
vốn cho vay. b) sự khống chế của chính sách trần lãi suất dẫn đến hạn chế khả
năng sinh lợi của các định chế tài chính. Hệ quả là: (i) phân bổ lượng tiền cho vay
theo đối tượng chọn lọc; (ii) hạn chế tối đa về chi phí thu thập thông tin đối với

khách hàng. Trong điều kiện đó, các định chế tín dụng nông thôn sẽ phải chọn lựa
khách hàng vừa đảm bảo ít rủi ro (có tài sản thế chấp) và quy mô lượng tiền vay
lớn (giảm chi phí giao dịch). Hệ quả, nông dân nghèo, sản xuất nhỏ bị loại ra.
Như vậy người hưởng lợi sẽ chính là nông dân giàu.
Bằng chứng thực tiễn: 15% nông dân nghèo được vay từ các đinh chế tín
dụng nông thôn thuộc khu vực chính thức trong các nước châu Á và Mỹ Latinh,
5% ở Châu Phi, 20% của tổng số người vay đã vay 80% tổng doanh số cho vay
trong các nước đang phát triển (Gonzalez-Vega 1984).
Thứ hai: Sự ngộ nhận của việc ứng dụng quan điểm Keynes “lãi suất thấp
là cần thiết để khuyến khích đầu tư vào sản xuất”. Trong thời kỳ những năm 30 ở
Mỹ, lãi suất thực rất cao. Do đó, việc giảm lãi suất là cần thiết để khuyến khích
mở rộng đầu tư. Trong khi hiện nay đối với các nước đang phát triển, lạm phát rất
cao nhưng áp dụng lãi suất danh nghĩa thấp rồi lãi suất thực âm không có nghĩa là
khuyến khích đầu tư. Ngộ nhận ở chỗ: giảm lãi suất không có nghĩa là lãi suất
thực âm.

15


Thứ ba: Lãi suất thực âm sẽ khuyến khích sự dịch chuyển chi phí giao dịch
từ các định chế tín dụng nông thôn đến người vay và ảnh hưởng đến phong cách
phục vụ của các định chế. Nông dân là người có lý lẽ. Khi biết lãi suất thấp, âm
trong dạng thực, họ sẽ nổ lực tìm kiếm người cho vay này. Do nguồn lực này
phân bổ có chọn lọc nên họ sẵn sàng sử dụng chi phí tiêu cực (hối lộ, đút lót cho
cán bộ tín dụng). Do nguồn cho vay khan hiếm, họ cũng sẵn sàng chịu thêm các
chi phí khác bao gồm hồ sơ – giấy tờ, đi đường, chi phí cơ hội vè thời gian phải
làm thủ tục. Như vậy chi phí vay tiền không có nghĩa chỉ là trả lãi suất. Hơn nữa,
trong bối cảnh như vậy, sự phục vụ khách hàng sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu và
lạm dụng nguồn lực hạn chế này cho lợi ích cá nhân của cán bộ tín dụng.
Trong tập bài giảng của Trần Tiến Khai (chương trình giảng dạy kinh tế

Fulbright) cũng đã đưa ra nhận định là bản thân hệ thống tín dụng chính thức có
vấn đề riêng của chúng. Hầu hết các thể chế tín dụng nông nghiệp chuyên nghiệp
hóa không được coi như là các thể chế tài chính trung gian nhằm huy động được
tiết kiệm mà phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để cho nông dân vay.
Chính vì không hoạt động theo các tiêu chuẩn hoạt động tài chính thương mại,
các thể chế này thiếu hăng hái nỗ lực thu hồi nợ và thay vào đó lại có xu hướng
tăng cường cho vay ngắn hạn để có tăng trưởng tín dụng và sử dụng nhiều hơn
các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Về lãi suất, do nhà nước chủ định hỗ trợ cho
khu vực nông thôn nên lãi suất cho vay thường thấp và không đủ bù đắp chi phí
giao dịch và rủi ro. Vì vậy, các thể chế này có xu hướng tập trung cho vay các
món vay lớn để giảm bớt chi phi giao dịch và tối thiểu hóa rủi ro. Mặc dù vậy,
trên thực tế, đôi khi chi phí vay hiệu quả từ các thể chế tín dụng chính thức của
nông dân lại rất cao, thậm chí cao hơn cả vay từ tín dụng phi chính thức. Bên
cạnh đó, rủi ro không thu hoài được nợ là rất lớn ở khu vực nông thôn. Người vay
không chú tâm trả nợ khi biết hệ thống tín dụng chính thức không có động lực thu
hoài nợ và việc mất khả năng chi trả không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vay

16


lần sau. Sự dễ dàng của nhà nước càng khuyến khích người vay không trả nợ.
Ngoài các lý do mất khả năng chi trả do thiên tai hoặc làm ăn thua lỗ, người vay
có tâm lý chờ đợi Nhà nước cho phép đảo nợ, giãn nợ hoặc xóa nợ.
Tóm lại, phát triển tín dụng ở khu vực nông thôn là một điều cần thiết để
phát triển thị trường tín dụng nơi đây, giúp cho người dân phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập. Tuy nhiên , theo một số tác giả trường phái Ohio, việc cung
ứng vốn cho khu vực nông thôn với một cái giá rẻ (lãi suất thấp) chưa phải là một
phương án tốt để giúp cho người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.
Ngược lại nó còn làm cho ngân sách của nhà nước bỏ ra không có hiệu quả hay là
một sự thất bại về mặt chính sách.

3. Lƣợt khảo một số nghiên cứu trƣớc.
Đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của hộ là một đề tài không
mới đối với các nhà nghiên cứu. Nhưng nó được sự quan tâm rất nhiều của các
nhà nghiên cứu vì tính cần thiết của nó đối với các nhà làm chính sách:
Kondo và các đ.t.g (2007) đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS kết hợp
với phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá tác động của tài
chính vi mô tới các hộ gia đình ở nông thôn Philippines. Nghiên cứu này tiến
hành xem xét tác động của tín dụng tới các nhóm vấn đề của hộ như: phúc lợi, các
giao dịch tài chính quan trọng khác của hộ, kinh doanh và việc làm, tài sản của
hộ, đầu tư vốn nhân lực (giáo dục và sức khỏe) và tỷ lệ giảm đói trong tiêu dùng
thực phẩm với các biến giải thích được sử dụng như: tuổi, giới tính, trình độ của
hộ, quy mô hộ, số năm sống tại địa phương, diện tích nhà,…Trong đó, các tác giả
đánh giá tác động của tín dụng tới phúc lợi (đại diện cho mức sống của hộ gia
đình thông qua các biến: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu dùng bình quân
đầu người, tiết kiệm bình quân đầu người và chi tiêu dùng thực phẩm bình quân
đầu người). Kết quả ước lượng cho thấy tín dụng có tác động tích cực tới mức
sống của các hộ gia đình ở vùng nông thôn Philippines. Cụ thể, phân tích cho

17


thấy ở mức ý nghĩa 10%, những hộ có vay vốn có thu nhập bình quân đầu người
cao hơn những hộ không vay là 5.222 Peso; chi tiêu bình quân đầu người của hộ
có vay vốn cũng cao hơn những hộ không vay là 4.136 Peso.
Nghiên cứu của Arun và các đ.t.g (2006) ở Ấn Độ cho thấy vai trò tích cực
của tài chính vi mô đối với giảm nghèo không chỉ ở nông thôn mà còn ở các đô
thị của quốc gia này. Các tác giả cho thấy rằng trong khi các hộ gia đình ở nông
thôn cần phải vay tín dụng cho mục đích sản xuất để giảm đói nghèo thì các hộ
gia đình ở đô thị chỉ cần truy cập tài chính vi mô là đủ giảm bớt đói nghèo. Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng hàm logit để xác định các nhân tố có tác động tới

giảm nghèo hộ gia đình. Bên cạnh tín dụng vi mô, kết quả ước lượng đã chỉ ra
tuổi, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, khu vực sinh sống đều là những
nhân tố quan trọng có ý nghĩa không thể bỏ qua. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác
của Banerjee và các đ.t.g (2009) thực hiện ở Hyderabad của Ấn Độ, nơi tài chính
vi mô phát triển nhanh nhất lại cho thấy rằng tín dụng không tác động tới mức
sống thông qua chi tiêu của các hộ gia đình.
Hai tác giả Gobezie và Garber (2007), với nghiên cứu về tác động của tín
dụng vi mô ở Amhara phía bắc Ethiopia cũng cho kết luận rằng tài chính vi mô có
tác dụng tích cực tới đời sống, khả năng giảm nghèo của các hộ gia đình sống tại
khu vực này. Bằng phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu đã xác định các nhân
tố có ảnh hưởng tới mức sống các hộ gia đình sống như nhiều nghiên cứu khác là:
tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân của chủ
hộ, giá trị khoản vay, số lao động trên 18 tuổi, khu vực sinh sống.
Bằng phương pháp hồi quy OLS kết hợp DID và sử dụng bộ dữ liệu
VHLSS 2004 và VHLSS 2006, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2010) đã
tiến hành đánh giá tác động của tín dụng chính thức tới mức sống các hộ gia đình
ở đồng bằng sông Cửu Long với 5 biến phụ thuộc là: thu nhập bình quân, chi tiêu
bình quân, chi tiêu đời sống bình quân, tiết kiệm bình quân và thu nhập trên một
lao động hộ. Kết quả nghiên cứu đã không tìm thấy ảnh hưởng tích cực của tín
18


×