Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quy hoạch sử dụng đất xã cửu cao – huyện văn giang – tỉnh hưng yên giai đoạn 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn
phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh
quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất
kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu
khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống.
Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản
xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Từ đất con
người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các
điều kiện để nghỉ ngơi. Chính vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài
nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người.
Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành
các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương
để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền.
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của
ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước
phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành
cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng
đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng
tăng, dân số phát triển ở mức cao… đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài
nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương

1


thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.


Xã Cửu cao là một xã trọng điểm trong ngành sản xuất nông nghiệp của
huyện Văn Giang, Xã Cửu cao là xã thuộc vùng đồng bằng Châu Thổ Sông
Hồng nằm cách trung tâm thành phố Hưng Yên 27 km về phía nam.
Để cho sự phát triển đó được bền vững, cần phải có định hướng theo
xu thế phát triển bằng cách lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong ngắn
hạn, dài hạn và có định hướng phát triển lâu dài.
Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp với mục tiêu chính là
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thực hiện luật đất
đai và nghị quyết đại hội đảng bộ xã Cửu cao lần thứ 23. UBND xã tiến
hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2015.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Quản lý
đất đai – Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Đăng Khôi , tôi thực hiện đề tài:
"Quy hoạch sử dụng đất xã Cửu cao – huyện Văn giang – tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020".
- Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem
lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã.
- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện
tính khoa học, tính thực tế.
- Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động
cho người sản xuất.
- Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân
tích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm
sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng
2


nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.

2. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

*) Mục đích
- Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011 - 2015) xã Cửu cao , huyện Văn giang nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
huyện và mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, của xã đến năm
2020 đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài
nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020 nhằm cụ thể
hoá quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh và cấp huyện.
*) Yêu cầu
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) xã Cửu cao, huyện Văn giang được lập theo đúng quy định của
Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/ định 69/2009/NĐ-CP ngày
13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số
19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất
đai;
- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng
đất của huyện đã được phê duyệt, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã, tạo
điều kiện thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực trong
xã.
3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất

1.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây là
một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ
thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện pháp
phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội. Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất,
có quan điểm cho rằng: Quy hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện
pháp kĩ thuật, thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giao
đất cho các ngành, các đơn vị sử dụng đất. Hoặc cho rằng bản chất của quy
hoạch sử dụng đất dựa vào quyền phân bổ của Nhà nước, chỉ đi sâu vào tính
pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. Như vậy nội dung của quy hoạch sử
dụng đất cũng như nội dung đã nêu trên là chưa đầy đủ bởi vì đất đai là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản
xuất. Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thì
quy hoạch sẽ không mang lại hiểu quả cao và không có tính khả thi, có khi
nó còn thể hiện rõ hơn mặt trái của vấn đề là kìm hãm sự phát triển của xã
hội.
Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kĩ thuật đơn
thuần cũng không thuộc hình thức pháp lý chuyên biệt mà quy hoạch sử
dụng đất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kĩ thuật, tính hiệu quả về kinh
tế và mang giá trị về pháp lý. Các yếu tố này có quan hệ gắn kết với nhau tạo
nên sự hoàn thiện của quy hoạch
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu
quả cao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước.

4



Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
1.1.2 Những căn cứ quy hoạch sử dụng đất đai
1.1.2.1 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền
kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ
phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ
yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và
các điều kiện kinh tế xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng
đất , xây dựng phương án quy hoạch thống nhất và hợp lý. Như vậy quy
hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và
nội dung của nó phải điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội.
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất với dự báo chiến lược
dài hạn sử dụng đất.
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển
kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và các mối quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và
quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử
dụng hợp lý quỹ đất gắn với việc phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên
tắc từ trên xuống dưới và ngược lại, sẽ chỉnh lý bổ sung, hoàn thiện, theo
chiểu từ dưới lên.
Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng
đất đai có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt để tài
nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó. Dự án thiết kế về cơ sở hạ


5


tầng là điêù kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án
quy hoạch sử dụng đất.
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy
hoạch nông thôn.
Trong quy hoạch nông thôn, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh
đất dùng cho phát triển nông nghiệp, các dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ
chức và sắp xếp lại các nội dung xây dựng, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn
bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch
1.1.2.4 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển
nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển
kinh tế xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện
pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát
triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao dông, giá trị sản phẩm trong một
thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp
lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử
dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiểm đất và bảo vệ
môi trường.
1.1.2.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy
hoạch các ngành.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ
tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở
và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo
và khống chế của quy hoạch sử dụng đất.
1.1.2.6 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch
sử dụng đất của các địa phương.


6


Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phương
hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử
dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ
thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung
hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên.
1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

1.2.1 Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Chính vì vậy Đảng
và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất,
Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật đất
đai và các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau:
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng
định tại điều 18 chương II: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả".
- Điều 6 Luật đất đai năm 2003 quy định: " Quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất " là một trong 13 nội dung " Quản lý Nhà nước về đất đai".
- Điều 23,25,26,27 Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể về nội dung của
quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Chính
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điều chỉnh và
phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật như:
+ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 9/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

việc thi hành đất đai.
7


+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
thi hành Luật Đất đai.
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư;
+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ tài
nguyên môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Công văn số 5763/BTNMT – ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong
công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT, ngày 15 tháng 4 năm
2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất;
+ Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm
2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức Kinh tế - Kỹ
thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Căn cứ Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015);
+ Căn cứ Công văn số 429/TCQLĐĐ - CQHĐĐ ngày 16 tháng 04
năm 2012 về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Các tài liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu thống kê, kiểm
kê đất đai của huyện, xã qua các năm 2006 - 2011.
1.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước


1.3.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế
giới

8


Trên Thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành
nhiều năm trước đây, hiện tại công tác này vẫn đang được chú trọng và phát
triển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
Ở các nước tây âu đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương
đố hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ.
Trên Thế giới có hai trường phái quy hoạch sau: là phương pháp FAO và
phương pháp quy hoạch có sự tham gia.
* Quy hoạch theo phương pháp FAO
Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh giá hệ thống, các yếu tố kinh tế xã hội
và thể chất trong cách như vậy là để khuyến khích và hỗ trợ người sử dụng đất
trong việc lựa chọn các tùy chọn mà tăng năng suất, tính bền vững và đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
- Các bước chính trong quy hoạch theo phương pháp FAO
- Bước 1. Thiết lập mục tiêu và điều khoản tham chiếu
Đây là bước bắt đầu trong việc quy hoạch để đưa ra các mục tiêu, các thành
phần chính của dự án quy hoạch bao gồm những gì. Từ đó, các điều khoản tham
chiếu cần được xác định đủ rộng để cho phép sự linh hoạt trong việc tìm kiếm giải
pháp cho các vấn đề sử dụng đất được xác định trong khi ở trong giới hạn về thời
gian và nguồn lực sẵn có.
Kết quả của bước này sẽ là một tài liệu dự án (hoặc tuyên bố tương tự) đưa
ra các điều khoản tham chiếu của hoạt động lập kế hoạch, trong đó có mục tiêu,
mục tiêu cụ thể, thời gian cần thiết và ngân sách cần thiết.
- Bước 2. Tổ chức công việc

Sau khi có thiết lập được dự án quy hoạch thì tiến hành tổ chức sắp xếp,
phân công công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng công việc đảm bảo dự án
quy hoạch được thực hiện.
- Bước 3. Phân tích vấn đề
Phân tích tình hình thực trạng sử dụng đất, đưa ra những vấn đề cần phải
thực hiện cho một dự án quy hoạch.
9


- Bước 4. Xác định cơ hội cho sự thay đổi
- Xác định các cơ hội cho sự thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất xem xét
cơ hội nào tốt nhất.
- Bước 5. Đánh giá sự phù hợp đất
Đánh giá các loại đất xem có phù hợp với điều kiện để phát triển các ngành
kinh tế để đưa ra phương án sử dụng đất phù hợp.
- Bước 6. Thẩm định các phương án: phân tích kinh tế và xã hội môi trường
Thẩm định đánh giá các phương án quy hoạch sử dụng đất để tìm ra phương
án nào mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường tốt nhất.
- Bước 7. Chọn lựa chọn tốt nhất
Sau khi được thẩm định các phương án quy hoạch sử dụng đất. Từ đó lựa
chọn một trong các phương án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường tốt
nhất.
- Bước 8. Chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất
Viết ra kế hoạch sử dụng đất, phân bổ sử dụng đất trong cả giai đoạn quy
hoạch sử dụng đất.
- Bước 9. Thực hiện kế hoạch
Bước này thực hiện các kế hoạch sử dụng đất trong một kỳ quy hoạch sử
dụng đất đã được thông qua.
- Bước 10. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch
Trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất cần theo dõi và điều chỉnh

kế hoạch sử dụng đất để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện.

1.3.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta.
Ở miền Bắc quy hoạch sử dụng đất được đặt ra và xúc tiến từ
năm1960. Vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được
Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản

10


pháp luật và được xem như là một luận chứng cho sự phát triển kinh tế đất
nước.
Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau:
Giai đoạn 1960 - 1969
Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấp hợp tác xã làm đối tượng
chính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời
sống nhân dân lao động, phong trào hợp tác xã hóa. Trong quá trình xây
dựng lựa chọn những xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy
hoạch, sau đó mới tiến hành mở rộng quy hoạch. Nội dung của quy hoạch
thời kì này được thể hiện:
- Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kĩ thuật phục vụ cho hợp tác
hóa.
- Khai khấn mở rộng diện tích đất sản xuất.
- Quy hoạch cải tạo làng xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ, giải phóng
đồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các công trình công cộng cho
trung tâm xã.
- Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn
nắp, trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm.
Giai đoạn 1970-1986
Thực hiện Nghị Quyết đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng

cường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp
coi nông nghiệp là mặt trân hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa.
Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi trọng tâm
của công tác quy hoạch thời kì này là lập đề án xây dựng vùng huyện. Nhiều
huyện được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đông Hưng
(Thái Bình), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Nam Ninh (Nam Định).... Nội dung
11


quy hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp.
- Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện,
tiểu vùng, cụm kinh tế và xã hợp tác xã.
- Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời
sống nhân dân.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục
vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thông, điện, cấp
thoát nước...
Giai đoạn 1987 đến nay
Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên con
đường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, việc này tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý và quy
hoạch sử dụng đất.
+ Giai đoạn 1987 đến năm 1992:
Năm 1987: Luật đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có
một số điều đề cập đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy
nhiên, Luật đất đai năm 1987 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 15/4/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành Thông tư
106/QH-KH/RD hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai. Qua 2 năm thực

hiện nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh của mình bằng
kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện.
+ Giai đoạn 1993 cho đến nay:
Tháng 7/1993 Luật đất đai sửa đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó
nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai.
Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử
dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996-2010, đồng thời xây dựng
12


kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996-2000. Đây là căn cứ quan
trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng
đất.
Ngày 12/10/1998 Tổng cục địa chính ra công văn số 1814/Cv-TCĐC
về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo
về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về
việc triển khai lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngày 01/11/2001, Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư số
1842/2001/TT-TCĐC kèm theo quyết định 424a,424b, Thông tư số
2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương
thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 181/NĐ-CP.
Ngày 01/07/2004 Luật đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong
đó quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tại mục 2, chương
II quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
về hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003
Ngày 1/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trương ban hành thông tư số
30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn, lập điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ ra Nghị định 69/2009/NĐCP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư;
Ngày 02 tháng 11 năm 2009 Bộ tài nguyên môi trường ban hành Thông
tư 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Ngày 25 tháng 12 năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Công văn số 5763/BTNMT – ĐKTK về Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng
đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

13


CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG LẬP QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung và phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất rất đa
dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội.
Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù
riêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã đựơc phát
hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đối
tượng của quy hoạch sử dụng đất là:
- Nghiên cứu của quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư
liệu sản xuất chủ yếu.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao, kết hợp
với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành
2.2 Nội dung nghiên cứu


2.2.1 Nghiên cứu tổng quan
2.2.2 Điều tra số liệu, tài liệu hiện trạng
2.2.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường:

14


Vị trí địa lý.
- Xã Cửu Cao là 1 trong 10 xã của huyện Văn giang, nằm ở phía bắc
của huyện Văn Giang cách trung tâm TP. Hà nội 20km cách
TT.Văn Giang 1km
- Cửu Cao là một xã có hệ thống giao thông phát triển , gần trung tâm
huyện lỵ ,có các tuyến đường : Tỉnh lộ 179 đi qua trung tâm xã theo
hướng bắc nam ,Quốc lộ 5A ,5B ,đường liên tỉnh Hà nội – Hưng
yên chạy qua xã .Vì vậy xã giáp xã Long Hưng và Thị trấn Văn
Giang huyện Văn Giang.nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế
xã hội.
Ranh giới hành chính được xác định như sau :
- Phía bắc giáp: Xã Đa Tốn – Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội.
- Phía nam giáp:Xã Long Hưng và thị trấn Văn Giang Huyện Văn
Giang
- Phía tây giáp: Xã Phụng Công, Xuân Quan huyện Văn Giang.
- Phía đông giáp: Xã Tân Quang huyện Văn Lâm.
Xã Cửu Cao là xã nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, có hệ thống
giao thông thuận lợi. Có đường 5B chạy xuyên qua xã nối thủ đô Hà Nội với
TP Hải Dương - Hải Phòng, là xã ở cách trung tâm huyện không xa, lại có
giao thông thuận lợi. Do đó, có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã
hội, đặc biệt là phát triển về nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá và thương nghiệp.
1.2. Địa hình, địa mạo.

Xã Cửu Cao có tổng diện tích mặt bằng tự nhiên là 440.56 ha được phân bố
không đồng đều, lại bị chia cắt thành nhiều ô cao trũng và đan xen, nên chỉ
phù hợp với cây lúa nước là chính còn việc thâm canh tăng vụ còn nhiều hạn
chế.

15


Xét tổng thể bề mặt của xã thì với 11,1% diện tích là trũng và thấp.
Do đó, có thể đưa ra nhận xét chung là địa hình của xã là tương đối thấp. Vì
vậy, cần phải có nhiều biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống tưới tiêu nước
để có thể đa dạng hóa các loại cây trồng.
1.3. Khí hậu.
Thời tiết khí hậu ở xã Cửu Cao cũng như các xã khác ở trong vùng,
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa đông lạnh khô từ tháng
10 đến tháng 2 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng tư đến tháng 9.
Khí hậu xã Cửu Cao có đặc điểm sau:
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1700 – 1900 mm/năm, chủ yếu
tập trung vào các tháng 7, 8, 9.
- Số nắng khá cao từ 1100- 1800 giờ, tháng có số giờ nắng cao là vào
tháng 7 lên tới 200 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 khoảng 10
giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,1 0C, tháng 1 có nhiệt độ nóng nhất
bình quân 21oC, tháng 1 lạnh nhất bình quan khoảng 11oC.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 81%, độ ảm cao nhất vào tháng
2 bình quan 98%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 (11%). Tổng tích
ôn nhiệt hàng năm cao từ 8.1000C đến 8.7000C.
- Gió thổi theo hai mùa rõ rệt: Gió Đông Nam thịnh hành vào mùa
mưa, gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết ở trên rất thuận lợi cho nhiều loại cây
trồng sinh trưởng và phát triển tạo ra khả năng gieo trồng nhiều vụ trong

năm. Song do sự thất thường của khí hậu thời hiệt đới gió mùa như năm rét
sớm, năm rét muộn, năm rét đậm, mưa rét kéo dài, năm mưa nhiều, mưa tập
trung, năm nắng khô nóng,… gây khô hạn, úng lụt, gió bão có ảnh hưởng rất
nhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
1.4. Thuỷ văn, nguồn nước.
Từ tây nam đến đông bắc là hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Đây là
nguồn cung cấp nước tưới và hệ thống tiêu cho diện tích canh tác của xã
16


cùng với hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước tưới, tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Do địa hình cao thấp không đồng đều, lại thấp nên trong xã có một
số ao, hồ nhỏ ứng dụng vào việc tích thuỷ và kết hợp với thả cá, chăn nuôi,

1.5. Các nguồn tài nguyên.
1.5.1. Tài nguyên đất.
Cửu Cao có tổng diện tích tự nhiên là 440.56 ha
Trong đó: Đất nông nghiệp 234.53ha chiếm 30.54%, đất chuyên
dùng 119.32ha chiếm 15.45% diện tích tự nhiên, đất ở 71.33ha chiếm
29.23% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 4.81ha chiếm 0.62% diện tích
tự nhiên, trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm 4.36ha chiếm tới
0.56 % diện tích tự nhiên, đất nước nuôi cá 24.37 chiếm 3.15% diện tích tự
nhiên.
1.5.2. Tài nguyên nước.
Xã Cử Cao có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nước cho nông
nghiệp và dùng cho sinh hoạt. Mức nước ngầm cao cho nên khai thác dễ
dàng.
1.5.3. Tài nguyên nhân văn.
Xã Cửu Cao là xã có truyền thống lịch sử văn hoá từ lâu đời, nhân

dân trong xã tin tưởng và gắn bó với đường lối của Đảng, với quê hương giữ
gìn và phát huy phẩm chất đạo đức, lối sống với những chuẩn giá trị mới,
nổi lên là tính năng động xã hội, kinh tế, tích cực trong lao động sáng tạo.
Nhân dân trong xã luôn hướng về học tập và rèn luyện đức, tài, lập thân, lập
nghiệp nhất lầ trong lớp trẻ.
1.6. Cảnh quan và môi trường.
Cảnh quan và môi trường của xã cơ bản vẫn còn giữ được nét tự
nhiên vốn có của nó. Xã Cửu Cao có con sông Bắc Hưng Hải chảy qua với

17


lưu lượng nước chảy trung bình, với nền kinh tế thị trường đã tác động
không nhỏ đến các ngành như:
+ Sự phát triển của các ngành nông nghiệp hiện nay cho thấy vẫn càn
lạm dụng nhiều chất hóa học trong sản xuất, rác thải do sinh hoạt hằng ngày.
+Các sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tạo ra chất thỉ công nghiệp.
Xét trên phương tiện tổng thể thì nguồn nước và không khí ở xã bị ô
nhiễm tương đối nặng. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa
ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời và chính xác tới từng đơn vị gây ô
nhiễm.
1.7. Đánh giá chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên.
Với vị trí địa lý, thời tiết khí hậu và các nguồn tài nguyên của xã rất
thuận tiện cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện và phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá. Một số diện tích đất nông nghiệp có thể
chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao,
các cây ăn quả và hoa, cây cảnh,…, cần phải áp dụng những biện pháp mới
nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giải quyết
việc làm cho người lao động và nâng cao năng suất lao động.
Trên đây là mặt thuận lợi của Cửu Cao còn mặt khó khăn là phải

nhanh chóng có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước và hạn chế các
cơ quan xí ngiệp thải chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
2.1. Tình hình dân số và lao động
2.1.1. Thực trạng phát triển dân số và lao động
Theo số liệu thống kê đến ngày 21/12/2010 xã Cửu Cao có 7029
người 1819 hộ. Tốc độ tăng dân số của xã là 0,79% giảm 0,01% so với năm
2009.
Những năm gần đây, viêc đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá
gia đình nên đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát triển dân số.

18


Mặc dù vậy, mật độ dân số vẫn còn cao năm 2010 là 1178 người/km2. Dân số
tăng đã gây áp lực đến việc sử dụng đất. Bình quân diện tích đất canh tác trên
đầu người năm 2010 là 720 m2/người. Dân số tăng dẫn tới nhu cầu về đất ở
và đất phi nông nghiệp tăng mạnh. Hàng năm xã phải dành một diện tích
không nhỏ cho nhu cầu đất ở và cho phúc lợi công cộng và xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Tình hình dân số và lao động trong 1 năm trở lại đây được thể hiện qua bảng
1.
Bảng 1: Tình hình biến động dân số của xã Cửu Cao

Chỉ tiêu

ĐVT

2006


2007

2008

2009

2010

1. Tổng nhân khẩu

Người

1871

1912

1911

1991

7029

- Số sinh trong năm

Người

21

12


29

11

17

- Số chết trong năm

Người

11

9

11

10

12

- Số chuyển đến

Người

1

9

1


11

20

- Số chuyển đi

Người

20

11

70

81

120
0,79

2. Tỷ lệ phát triển dân số

%

0.81

0.82

0.81

0.81


2. Tổng số hộ

Hộ

1800

1811

1822

1817

1. Tổng số cặp kết hôn

Cặp

11

17

11

22

21

1. Tổng số lao động




1712

1719

1772

1791

1820

- LĐ nông nghiệp



2111

2110

2121

2122

2112

- LĐ phi nông nghiệp



121


119

118

118

118

1819

Năm 2010 lao động xã hội của xã Cửu Cao trên 7029 người. Trong đó
lao động nông nghiệp khoảng 1820 người, chiếm 90,71% trong tổng số toàn

19


lao động xã. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại khoảng 118 người
chiếm 9,29% trong tổng số toàn lao động xã.
2.1.2. Thực trạng phát triển khu dân cư
Toàn xã hiện có 04 thôn: Thôn Thượng, Thôn Nguyễn, Thôn Vàng,
Thôn Hạ.
Tổng diện tích đất khu dân cư toàn xã là 271.33 ha, chiếm 39,21 %
tổng diện tích tự nhiên, bình quân đất ở khu đân cư là 1171 km2/hộ.
Khả năng phát triển dân cư trong tương lai rất lớn theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá.
Thực trạng phân bố dân cư và lao động của xã thể hiện cụ thể trong
bảng2.
Bảng 2: Sự phân bố dân số và đất ở của xã Cửu Cao
Các chỉ

tiêu

Tổng số

ĐVT

Toàn xã

Các thôn
Thôn
Thượng

Thôn
Nguyễn

Thôn
Vàng

Thôn
Hạ

Người

7029

2210

1179

1817


1221

Người

1227

2001

1102

1712

1109

Hộ

1819

117

120

180

282

Nhà

1211


127

221

210

219

Nhà

1191

121

219

119

202

Nhà

292

121

82

109


71

12

11

21

1

9

nhân khẩu
Tổng số

Tổng số
hộ
Tổng số
nóc nhà
Có đất ở
<200m2
Trên
200m2
Số nhà có
≥2hộ

20



2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội
2.2.1. Ngành nông nghiệp
2.2.1.1. Trồng trọt
Mặc dù trong những năm vừa qua tình hình tiết diễn biến khá phức
tạp, lượng mưa thấp hơn trung bình hàng năm và sâu bệnh… Nhưng dưới sự
lãnh đạo của Đảng uỷ xã, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã cộng với sự nỗ
lực phấn đấu của nhân dân cũng như sự quan tâm của cán bộ nhân dân các
cấp, mở các hội thảo khoa học kỹ thuật hướng dẫn bà con trồng lúa mới như:
giống lúa lai, Xi22, Nếp,… Đồng thời xây dựng, cải tạo trạm bơm, các công
trình thuỷ lợi đầu mối đã góp phần đưa năng suất bình quân 11tạ/1ha/1vụ.
- Diện tích lúa cả năm 549.83 ha.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính
Hạng mục

ĐVT

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

- Diện tích

ha

120

120


111.8

- Năng suất

Tấn/ha

1.2

1.1

7

- Sản lượng

Tấn

711

718

782.1

- Diện tích

ha

121

121


121

- Năng suất

Tấn/ha

2.1

2.2

1

- Sản lượng

Tấn

202.1

102.2

120

- Diện tích

ha

17

17


17

- Năng suất

Tấn/ha

2.1

1.2

1

1. Lúa xuân

2. Lúa mùa

2. Ngô

21


- Sản lượng

Tấn

211.2

288.1

218


- Diện tích

ha

9.1

8.7

8.7

- Năng suất

Tấn/ha

1.1

1.1

1.9

- Sản lượng

Tấn

12.11

12.92

11.12


- Diện tích

ha

11.1

18

11

- Năng suất

Tấn/ha

1.8

1.8

1.1

- Sản lượng

Tấn

21.92

22.1

21


- Diện tích

ha

71.1

77

110.8

- Năng suất

Tấn/ha

70

80

97.8

- Sản lượng

Tấn

1.211

1.110

10.821.21


1. Lạc

1. Đậu tương

1. Mía

2.2.1.2. Chăn nuôi
Tổng đàn trâu bò 110 con tăng 20,1% so với năm 2010. Đàn lợn thịt
có 2227 con. Đàn gia cầm có 18121con tăng 22,0% so với năm 2010.
Diện tích ao hồ thùng, đấu xã là 1,11 ha cho đấu thầu để các hộ nuôi
cá, dựa trên mô hình VAC.
2.2.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Ủy ban nhân dân xã Cửu Cao đã chỉ đạo hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp tích cựu chú trọng khâu dịch vụ như: giống, làm đất, làm thuỷ lợi,
bảo vệ thực vật, chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hộ nông dân, đầu hỗ trợ
giá, giống và cung cấp đủ giống tốt có năng suất cao cho bà con xã viên.
2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
2.3.1. Giao thông
Nhìn chung mạng lưới hệ thống giao thông của xã tương đối ổn định
22


gồm:
- Đường Huyện lộ tổng chiều dài 2,8 km, được rải nhựa.
- Đường liên xã tổng chiều dài 2,9 km, được bê tông cấp phối.
- Đường liên thôn tổng chiều dài 12,7 km, được rải đá cấp phối.
- Đường nội đồng tổng chiều dài 8,2 km, chất lượng đường đất.
2.3.2. Thuỷ lợi
Toàn xã có 2 trạm bơm tới với công suất đạt tới 2000 m2/h với quy mô

phục vụ tới cho 101.11 ha đất nông nghiệp.
Hệ thống kênh mương
Kênh mương thuộc Nhà nước quản lý có sông Ngang với tổng chiều
dài 0,11 km chất lượng mương đất. Kênh mương nội đồng có 17,2 km.
Chất lượng mương đất..(hiện có 1,1 km đã đợc bê tông hóa).
Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi còn gặp rất nhiều khó khăn. Mới chỉ chủ
động cho tới khoảng 129,00 ha đất nông nghiệp, chiếm 21,01% tổng diện
tích tự nhiên.
Để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, đẩy mạnh trồng cây vụ
đông, xã cần củng cố, bê tông hoá hệ thống kênh mương, chủ động cho việc
tưới, tiêu.
2.3.3. Giáo dục - đào tạo
Bảng 2: Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản
ST
Tên công trình
T

Số
lượng

Diện
tích m2

Chất lượng kiến trúc
hạng, cấp 1,2,2,1

1

Trụ sở UBND xã


01

2221

Cấp 1

2

Trường học cấp I

02

1000

Cấp 1

2

Trường học cấp II

01

1100

Cấp 1

23


1


Trường mầm non

02

2000

Cấp 1

1

Sân vận động

02

10120

1

Trạm biến thế

02

160

7

Đài tưởng niệm

01


2720

8

Chợ

01

1200

9

Trạm xá

01

1000

Cấp 1

10

Bưu điện văn hoá xã

01

200

Cấp 1


11

Đất văn hoá

2

1800

Cấp 1

Tổ chức quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết trung ương II về giáo dục đào
tạo, giáo dục của xã Cửu Cao đã được quan tâm đầu tư phát triển từ các thôn
đến toàn xã, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học cả 2 cấp nhà trường.
Về trường mầm non, đều được duy trì và giữ vững trường lớp phát triển
theo yêu cầu giáo dục. Hiện có 2 lớp và 121 cháu và hàng năm huy động trẻ 11 tuổi đến lớp đạt 100%. Trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện 6 năm
liền đạt trường tiên tiến cấp tỉnh.
Về trường tiểu học. Hiện có 8 lớp với 219 học sinh, 100% số cháu
trong độ tuổi đi học. Bốn năm liền đạt trường tiến xuất sắc cấp huyện và đạt
trường chuẩn trường chuẩn quốc gia năm 2001.
Về trường trung học cơ sở, năm 2007-2008 có 7 lớp với 287 học sinh.
Hoàn thành phổ cập THCS 100%. Trường đã hoàn thành thủ tục đề nghị
công nhận trường chuẩn quốc gia.
2.3.4. Y tế
Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được xây dựng khang trang
sạch đẹp. Trình độ y sĩ, y tá thường xuyên được nâng cao, đảm bảo khám

24



chữa bệnh cho nhân dân tại trạm, chất lượng khám, chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân được nâng lên rõ rệt, kết hợp tuyên truyền phòng dịch và tiêm
chủng mở rộng. Kết quả tiêm chủng đủ 1 mũi cho các cháu dưới 1 tuổi đạt
100%. Năm 2007 tổ chức khám 1121 lượt người. Số bệnh nhân điều trị 907
lượt mgười, cấp cứu 12 trường hợp.
2.3.5. Công tác văn hoá, thông tin, TDTT
Phong trào thể dục thể thao của xã Cửu Cao phát triển mạnh như cầu
lông, bóng đá, bóng chuyền,… tham gia các giải đấu ở huyện đều đạt giải
cao.
Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
Đài truyền thanh của 01 thôn được nâng cấp, đảm bảo thông tin thông suốt
về chủ trương đường lối của Đảng. Phong trào văn hoá, văn nghệ tiếp tục
được phát triển, các thôn đều có đội văn nghệ, câu lạc bộ thơ ca, phục vụ kịp
thời cho các hoạt văn hoá, văn nghệ của địa phương. Thực hiện tốt phong
trào xây dựng làng văn hoá cấp huyện và cấp tỉnh.
2.3.6 Quốc phòng an ninh
Xã thường xuyên củng cố xây dưng lực lượng công an đảm bảo số
lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Xã chỉ đạo công an xây dựng
quy chế kế hoạch để thực hiện công tác hàng ngày và trực 21/21 giờ.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội và
mọi người dân nhằm quản lý, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm,
người dân lầm lỗi trên địa bàn dân cư và các đối tượng phạm pháp để chủ
động ngăn ngừa có hướng răn đe, giáo dục.
Tổ chức tuyển quân 1 đợt với 2 tân binh, giao quân hoàn toàn 100% chỉ
tiêu… Thực hiện tốt công tác nghĩa vụ quân sự, 100% thanh niên từ 17 tuổi
trở lên đăng ký nghĩa vụ quân sự. Làm tốt công tác nghĩa vụ quân sự địa
phương.
25



×