Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động tại các công trình xây dựng dân dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ MINH LONG

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH
AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chuyên ngành

: Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp

Mã số chuyên ngành : 60 58 02 08

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn khoa học:
PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SĨ LƯU TRƯỜNG VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ xiii
TÓM TẮT .......................................................................................................... xiv
CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1.1. Giới thiệu chung...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu...................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ................................................................................. 3
1.5.2. Nghiên cứu chính thức ........................................................................ 4
1.6. Kết cấu bài báo cáo nghiên cứu ............................................................. 4
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN............................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 6
2.1.1. Định nghĩa về hoạt động xây dựng, công trình xây dựng dân dụng ... 6
2.1.2. Định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại công trình xây dựng .. 7
2.1.3. Người lao động .................................................................................... 8
2.1.4. Các các bên tham gia dự án ............................................................... 10
2.1.5. Công tác huấn luyện an toàn lao động .............................................. 11

iii


2.1.6. Giám sát việc thực thi an toàn lao động ............................................ 12
2.1.7. Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động ......... 19
2.1.8. Tai nạn và một lý thuyết về tai nạn ................................................... 21
2.1.9. Ngăn ngừa tai nạn lao động và xử lý khi sự cố tai nạn xảy ra .......... 25
2.2. Một số nghiên cứu trước......................................................................... 26
2.3. Thực trạng an toàn lao động trong hoạt động xây dựng ..................... 29
2.3.1. Thực trạng tai nạn lao động qua số liệu thống kê ............................. 29

2.3.2. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động (căn cứ theo
biên bản kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tai nạn làm chết
người qua các năm từ 2007 đến 2014) ........................................................ 32
2.3.3. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (căn
cứ theo biên bản kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tai nạn
làm chết người qua các năm từ 2007 đến 2014) ......................................... 32
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................... 33
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 34
3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu............................... 34
3.1.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................... 34
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 35
3.2. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 35
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 37
3.2.2. Thang đo được sử dung trong nghiên cứu......................................... 38
3.2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ................................................................. 38
3.3. Thu thập dữ liệu ...................................................................................... 40
3.3.1. Quy trình thu thập dữ liệu ................................................................. 41
3.3.2. Cách thức lấy mẫu ............................................................................. 42

iv


3.3.3. Cách thức phân phối bảng câu hỏi .................................................... 42
3.4. Các công cụ nghiên cứu .......................................................................... 45
Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 45
CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN ............................ 46
4.1. Phân tích dữ liệu...................................................................................... 46
4.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .......................................................... 46
4.1.2. Thống kê mô tả biến định lượng ....................................................... 52
4.1.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến ........................................ 57

4.2. Nghiên cứu chính thức ............................................................................ 61
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thang đo biến độc lập 61
4.2.2. Đặt lại tên nhân tố mới ...................................................................... 71
4.2.3. Thống kê mô tả .................................................................................. 74
4.2.4. Mô hình nghiên cứu chính thức......................................................... 78
4.2.5. Giả thuyết nghiên cứu chính thức ..................................................... 78
4.2.6. Phân tích tương quan ......................................................................... 80
4.2.7. Phân tích hồi quy ............................................................................... 84
4.2.8. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 87
4.2.9. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữ các
thành phần định tính trong khảo sát: ........................................................... 89
Tóm tắt chương 4 ........................................................................................... 95
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐÓNG GÓP ................................. 96
5.1. Kết luận .................................................................................................... 96
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 96
5.3. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 98
5.3.1. Đóng góp về mặt học thuật................................................................ 98

v


5.3.2. Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn .............................................. 100
5.4. Hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo ........... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 102
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 105
Phụ lục 1: Bảng khảo sát ............................................................................. 105
Phụ lục 2. Thống kê mô tả biến định lượng ............................................... 107
Phụ lục 2.1. Thống kê mô tả biến định lượng: Tính chuyên nghiệp, nghiêm
minh, trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động. .................................... 107
Phụ lục 2.2. Thống kê mô tả biến định lượng: Sự phối hợp giữa các bên

tham gia dự án trong công tác an toàn lao động. ....................................... 107
Phụ lục 2.3. Thống kê mô tả biến định lượng: Công tác huấn luyện, đào tạo
kỹ năng an toàn lao động cho người lao động........................................... 107
Phụ lục 2.4. Thống kê mô tả biến định lượng: Ý thức, đạo đức và trách
nhiệm của người lao động. ........................................................................ 108
Phụ lục 3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến (Reliability) ......... 109
Phụ lục 3.1. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Tính chuyên nghiệp
nghiêm minh, trách nhiệm của người sử dụng lao động”. ........................ 109
Phụ lục 3.2. Thống kê tổng các biến “Tính chuyên nghiệp nghiêm minh,
trách nhiệm của người sử dụng lao động” ................................................. 109
Phụ lục 3.3. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Tính chuyên nghiệp
nghiêm minh, trách nhiệm của người sử dụng lao động” – lần 2 ............. 109
Phụ lục 3.4. Thống kê tổng các biến “Tính chuyên nghiệp nghiêm minh,
trách nhiệm của người sử dụng lao động” – lần 2 ..................................... 109
Phụ lục 3.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Sự phối hợp giữa các
bên tham gia dự án trong công tác an toàn lao động” ............................... 110
Phụ lục 3.6. Thống kê tổng các biến “Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự
án trong công tác an toàn lao động” .......................................................... 110

vi


Phụ lục 3.7. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Công tác huấn luyện,
đào tạo kỹ năng an toàn lao động cho người lao động” ............................ 110
Phụ lục 3.8. Thống kê tổng các biến “Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng
an toàn lao động cho người lao động”....................................................... 110
Phụ lục 4. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thang đo biến độc
lập (Factor Analysis) .................................................................................... 112
Phụ lục 4.1. Phân tích EFA đối với các thang đo – Lần 1 ........................ 112
Phụ lục 4.2. Phân tích EFA đối với các thang đo - Lần 2 ......................... 113

Phụ lục 4.3. Phân tích EFA đối với các thang đo - Lần 3 ......................... 115
Phụ lục 5. Thống kê mô tả biến định lượng sau khi phân tích EFA ....... 117
Phụ lục 5.1. Thống kê mô tả biến định lượng: Ý thức, đạo đức và trách
nhiệm của người lao động. ........................................................................ 117
Phụ lục 5.2. Thống kê mô tả biến định lượng: Công tác huấn luyện, đào tạo
kỹ năng an toàn lao động cho người lao động........................................... 117
Phụ lục 5.3. Thống kê mô tả biến định lượng: Sự phối hợp giữa các bên
tham gia dự án trong công tác an toàn lao động, nội quy, biển báo tại công
trình............................................................................................................ 117
Phụ lục 6: Phân tích tương quan và hồi quy ............................................. 119
Phụ lục 6.1. Phân tích tương quan tổng các biến độc lập (sau phân tích
EFA) với biến phụ thuộc ........................................................................... 119
Phụ lục 6.2. Phân tích tương quan 04 biến độc lập với biến phụ thuộc .... 121
Phụ lục 7. Phân tích hồi quy (Regression) ................................................. 122
Phụ lục 7.1. Độ phù hợp của mô hình ....................................................... 122
Phụ lục 7.2. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ........................... 122
Phụ lục 7.3. Biểu đồ .................................................................................. 123
Phụ lục 8. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữ
các thành phần định tính trong khảo sát ................................................... 125
vii


Phụ lục 8.1. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa
các lứa tuổi khác nhau của người lao động ............................................... 125
Phụ lục 8.2. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa
người lao động có giá đình vùa chưa có gia đình...................................... 125
Phụ lục 8.3. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa
người lao động có trình độ được đào tạo khác nhau ................................. 126
Phụ lục 8.4. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa
người lao động có vị trí công tác khác nhau ............................................. 126

Phụ lục 8.5. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa
người lao động có thâm niên công tác trong ngành xây dụng khác nhau . 127
Phụ lục 8.6. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa
người lao động có mức thu nhập từ ngành xây dụng khác nhau ............... 127
Phụ lục 8.7. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa
người lao động thuộc khu vực cơ quan công tác khác nhau ..................... 128
Phụ lục 9: Phân Loại Công Trình Xây Dựng ............................................ 129

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tai nạn lao động cả nước từ năm 2007 đến năm 2014 ........ 30
Bảng 2.2. Tình hình tai nạn lao động trên địa bàn TP.HCM từ năm 2007 đến năm
2014 ...................................................................................................................... 31
Bảng 4.1. Thống kê giới tính của đáp viên .......................................................... 46
Bảng 4.2. Thống kê Độ tuổi của đáp viên ............................................................ 46
Bảng 4.3. Thống kê tình hình lập gia đình của đáp viên...................................... 47
Bảng 4.4. Thống kê trình độ đã được đào tạo của đáp viên ................................. 48
Bảng 4.5. Thống kê vị trí công tác tại cơ quan của đáp viên ............................... 49
Bảng 4.6. Thống kê thâm niên công tác trong ngành xây dựng của đáp viên ..... 49
Bảng 4.7. Thống kê mức thu nhập hàng tháng từ công việc xây dựng ................ 50
Bảng 4.8. Thống kê khu vực cơ quan công tác của đáp viên ............................... 51
Bảng 4.9. Thống kê mô tả biến định lượng: Tính chuyên nghiệp, nghiêm minh,
trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động. ......................................................... 52
Bảng 4.10. Thống kê mô tả biến định lượng: Sự phối hợp giữa các bên tham gia
dự án trong công tác an toàn lao động. ................................................................ 54
Bảng 4.11. Thống kê mô tả biến định lượng: Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ
năng an toàn lao động cho người lao động. ......................................................... 55
Bảng 4. 12. Thống kê mô tả biến định lượng: Ý thức, đạo đức và trách nhiệm của

người lao động...................................................................................................... 55
Bảng 4.13. Thống kê mô tả biến định lượng: Việc chấp hành an toàn lao động
của người lao động. .............................................................................................. 57
Bảng 4.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Tính chuyên nghiệp nghiêm
minh, trách nhiệm của người sử dụng lao động”. ................................................ 57
Bảng 4.15. Thống kê tổng các biến “Tính chuyên nghiệp nghiêm minh, trách
nhiệm của người sử dụng lao động” .................................................................... 57

ix


Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Tính chuyên nghiệp nghiêm
minh, trách nhiệm của người sử dụng lao động” – lần 2 ..................................... 58
Bảng 4.17. Thống kê tổng các biến “Tính chuyên nghiệp nghiêm minh, trách
nhiệm của người sử dụng lao động” – lần 2 ........................................................ 58
Bảng 4.18. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Sự phối hợp giữa các bên
tham gia dự án trong công tác an toàn lao động” ................................................. 58
Bảng 4.19. Thống k ê tổng các biến “Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án
trong công tác an toàn lao động”.......................................................................... 59
Bảng 4.20. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Công tác huấn luyện, đào tạo
kỹ năng an toàn lao động cho người lao động” ................................................... 59
Bảng 4.21. Thống kê tổng các biến “Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an
toàn lao động cho người lao động” ...................................................................... 59
Bảng 4.22. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Ý thức, đạo đức và trách
nhiệm của người lao động” .................................................................................. 60
Bảng 4.23. Thống kê tổng các biến “Ý thức, đạo đức và trách nhiệm của người
lao động” .............................................................................................................. 60
Bảng 4.24. Bảng tổng hợp phân tích độ tin cậy thang đo biến độc lập ............... 61
Bảng 4.25. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thang đo – Lần 1 ....... 61
Bảng 4.26. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thang đo - Lần 2 ........ 64

Bảng 4.27. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thang đo - Lần 3 ........ 67
Bảng 4.28. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố .................................................. 70
Bảng 4.29. Nhân tố mới sau phân tích nhân tố khám phá EFA ........................... 71
Bảng 4.30. Thống kê mô tả biến định lượng: Ý thức, đạo đức và trách nhiệm của
người lao động...................................................................................................... 74
Bảng 4.31. Thống kê mô tả biến định lượng: Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ
năng an toàn lao động cho người lao động. ......................................................... 75

x


Bảng 4.32. Thống kê mô tả biến định lượng: Sự phối hợp giữa các bên tham gia
dự án trong công tác an toàn lao động, nội quy, biển báo tại công trình. ............ 76
Bảng 4.33. Thống kê mô tả biến định lượng: Tính chuyên nghiệp của cơ quan sử
dụng lao động. ...................................................................................................... 77
Bảng 4.34. Bảng thống kê phân tích tương quan tổng các biến độc lập (sau phân
tích EFA) với biến phụ thuộc ............................................................................... 80
Bảng 4.35. Bảng thống kê phân tích tương quan 04 biến độc lập (04 nhân tố) với
biến phụ thuộc ...................................................................................................... 83
Bảng 4.36. Độ phù hợp của mô hình ................................................................... 84
Bảng 4.37. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ........................................ 85
Bảng 4.38. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần ......................................... 85

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu sơ bộ đề xuất ....................................................... 34
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 37
Hình 3.3. Quy trình thu thập dữ liệu .................................................................... 41

Hình 4.1. Thống kê giới tính của đáp viên ........................................................... 46
Hình 4.2. Thống kê độ tuổi của đáp viên ............................................................. 47
Hình 4.3. Thống kê tình hình lập gia đình của đáp viên ...................................... 48
Hình 4.4. Thống kê trình độ đã được đào tạo của đáp viên ................................. 48
Hình 4.5. Thống kê vị trí công tác tại cơ quan của đáp viên ............................... 49
Hình 4.6. Thống kê thâm niên công tác trong ngành xây dựng của đáp viên...... 50
Hình 4.7. Thống kê mức thu nhập hàng tháng từ công việc xây dựng ................ 50
Hình 4.8. Thống kê khu vực cơ quan công tác của đáp viên ............................... 51
Hình 4.9. Mô hình nghiên cứu chính thức ........................................................... 78

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

:

An toàn lao động

CHXHCN

:

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CP

:


Chính phủ

DD&CN

:

Dân dụng và Công nghiệp

ĐH

:

Đại học

HĐLĐ

:

Hợp đồng lao động

KHCN

:

Khoa học công nghệ

LĐ-TB&XH

:


Lao động – Thương binh và Xã hội



:

Nghị định



:

Quyết định

QH

:

Quốc hội

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNLĐ

:


Tai nạn lao động

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

:

Thông tư

TTg

:

Thủ tướng

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

VSLĐ

:


Vệ sinh lao động

XD

:

Xây dựng

xiii


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát, đánh giá những yếu tố ảnh
hưởng đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trong hoạt động
xây dựng tại các công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM. Những yếu tố đó bao
gồm: (1) Tính chuyên nghiệp, nghiêm minh, trách nhiệm của người sử dụng lao
động; (2) Sự phối hợp tốt giữa các bên tham gia dự án trong công tác an toàn lao
động; (3) Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động cho người lao
động; (4) Ý thức, đạo đức và trách nhiệm của người lao động.
Nghiên cứu được tiến hành trải qua 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứu
định tính nhằm xác lập thang đo, sắp xếp các câu hỏi vào các nhóm nhân tố liên
quan đến các lý thuyết sử dụng để nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng hỏi nghiên
cứu. Nghiên cứu chính thức thông qua việc nghiên cứu định lượng nhằm thu
thập, phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm
định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu được xử lý thông qua phần
mềm SPSS v.20. Phương pháp hồi quy tuyến tính dùng để kiểm định mô hình và
giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 04 nhân tố đề xuất đều có tác động nhất định
đến biến phụ thuộc: việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trong

hoạt động xây dựng tại các công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên
có sự điều chỉnh nhỏ khi nhân tố “Sự phối hợp tốt giữa các bên tham gia dự án
trong công tác an toàn lao động” có kết hợp với việc có hệ thống biển báo, tổng
sơ đồ mặt bằng, các nội quy công trìnhđúng theo quy đ ịnh thành nhân tố mới:
“Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án trong công tác an toàn lao động, nội
quy, biển báo tại công trình”. Trong 04 nhân tố tác động đến việc chấp hành an
toàn lao động có nhân tố “Ý thức, đạo đức và trách nhiệm của người lao động” là
có tác động mạnh nhất đến việc chấp hành này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự cần thiết trong việc nâng cao ý thức,
đạo đức của người lao động, tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các bên tham gia
dự án và thiết lập nội quy, hệ thống biển báo của công trình, tăng tính chuyên

xiv


nghiệp trong quản lý, điều hành của cơ quan sử dụng lao động đồng thời công tác
huấn luyện trang bị an toàn lao động cũng phải được thực hiện đồng bộ.
Nghiên cứu cũng kiểm định được rằng khi các nhân tố tác động nếu được
thực hiện tốt thì việc chấp hành an toàn lao động của người lao động sẽ tốt hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt hoặc chưa thể kết luận có
sự khác biệt giữa các nhóm trong biến định danh về chấp hành an toàn lao động
tại công trình xây dựng dân dụng.

xv


CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chung
Trong sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ một quốc gia nào đều đi kèm
với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, xí nghiệp, đường sá, các công

trình quốc phòng an ninh và phúc lợi xã hội. Sự phát triển ấy sẽ làm cho hoạt
động xây dựng phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam.
Trong hoạt động xây dựng các vấn đề kỹ thuật được ưu tiên chú trọng để
tạo nên những công trình chất lượng, thẩm mỹ, đảm bảo công năng phục vụ như
mục tiêu đề ra. Tuy nhiên để quá trình xây dựng một công trình đư ợc suông sẻ,
trôi chảy, hiệu quả thì vấn đề an toàn lao động phải được quan tâm, đầu tư và tổ
chức hiệu quả nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp
quản lý điều hành, đảm bảo điều kiện lao động.
“An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các biện
pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện
lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình”
(Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình).
Theo báo cáo chính thức của Bộ LĐ-TB&XH, từ năm 2005 đến năm 2014,
trên địa bàn cả nước xảy ra 58.399 vụ tai nạn lao động, 61.315 người bị thương,
trong đó có 5.232 vụ chết người, làm chết 5.791 người và 14.298 người bị
thương nặng. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỉ trọng các vụ tai nạn và số
lượng người chết do tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng luôn chiếm tỉ
trọng lớn trên tổng số vụ, tổng số người chết trong cả nước, năm 2014, tai nạn
lao động trong ĩlnh v ực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ và 33,9% tổng số
người chết. Thống kê theo địa phương thì TP.HCM là nơi có số vụ tai nạn và số
người chết do tai nạn lao động luôn có số lượng lớn nhất trong cả nước. Cũng
theo Bộ LĐ-TB&XH, số vụ tai nạn lao động năm sau đều cao hơn năm trước, tai
nạn lao động xảy ra trong tất cả các loại hình công trình xây dựng như công trình
dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi thủy điện …

1



Tai nạn lao động gây nên nhiều bi kịch cho con người, kinh tế, xã hội, làm
gián đoạn tiến độ dự án, năng suất của ngành và danh tiếng của ngành (Trần
Hoàng Tuấn, 2009). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân để xảy ra tai nạn,
mất an toàn lao động đến từ nhiều phía, chủ đầu tư, nhà thầu, năng lực cơ giới
hóa, người lao động, thiên nhiên, môi trường ngoại tác... các văn bản pháp luật,
ứng xử trong quản lý và ứng xử của người lao động.
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập về khoa học công nghệ và kỹ thuật với
thế giới, các chủ đầu, công ty tư vấn giám sát, các đơn vị thi công đã có những hệ
thống biện pháp trong quản lý an toàn lao đ ộng, tuân thủ theo quy định của pháp
luật, tuy nhiên tình hình tai nạn lao động vẫn diễn ra với nhiều nguyên nhân, bên
cạnh những nguyên nhân do năng lực quản lý, kiểm soát của chủ đầu tư, các nhà
thầu thi công, điều kiện thi công thì nguyên nhân "không chấp hành an toàn lao
động của người lao động" là một trong các nguyên nhân chủ yếu.
Ở góc nhìn trách nhiệm của người lao động, việc tuân thủ an toàn lao động
của họ là đến từ đâu? Ý thức, trách nhiệm của họ, hay các quy định, quản lý còn
chưa hiệu quả, chưa đủ tác động đến nghĩa vụ chấp hành của họ?
Tại TP.HCM, chưa có nhiều nghiên cứu, khảo sát, đánh giá những yếu tố
nào, nguyên nhân nào tác động tốt hay cản trở việc chấp hành an toàn lao động
của người lao động trong hoạt động xây dựng.
Từ nhận thức đó, nghiên cứu này thực hiện việc “Những yếu tố ảnh hưởng
đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động tại các công trình
xây dựng dân dụng trên địa bàn TP.HCM” để nhận dạng những yếu tố và mức
độ ảnh hưởng của nó, từ đó có những khuyến nghị phù hợp cho các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng tại TP.HCM.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành an toàn lao động
của người lao động trong hoạt động xây dựng tại các công trình dân dụng trên địa
bàn TP.HCM.

2



- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp
hành an toàn lao động của người lao động trong hoạt động xây dựng tại các công
trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM.
- Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp
hành an toàn lao động của người lao động trong hoạt động xây dựng tại các công
trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chấp hành an toàn lao động của
người lao động trong hoạt động xây dựng tại các công trình dân dụng trên địa
bàn TP.HCM?
- Ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành an toàn lao
động của người lao động trong hoạt động xây dựng tại các công trình dân dụng
trên địa bàn TP.HCM ở mức độ nào?
1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các dự án công trình xây dựng dân dụng tại
TP.HCM, Công trình dân dụng được định nghĩa bởi Nghị định 46/2015/NĐ-CP
đính kèm theo phụ lục 9. Không giới hạn quy mô công trình dân dụng.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cá nhân tham gia trong hoạt
động xây dựng các công trình dân dụng tại TP.HCM.
Đề tài loại trừ đối tượng cá nhân phục vụ gián tiếp tại các công trình.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua 2 bước nghiên cứu chính:
1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ
- Từ cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo
sát. Sau đó tiến hành khảo sát thử, ghi nhận các ý kiến đóng góp. Trên cơ sở đó,
sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện bảng câu hỏi.
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha.


3


1.5.2. Nghiên cứu chính thức
- Phân tích nhân ốt khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để rút
trích dữ liệu, thu gọn tập biến.
- Thống kê mô tả để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
chấp hành an toàn lao động của người lao động trong hoạt động xây dựng và
phân tích một số thông tin khác có liên quan sau phân tích EFA.
- Phân tích tương quan, phân tích hồi quy để khẳng định hoặc bác bỏ
những giả thuyết nghiên cứu.
- Đánh giá sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa các thành
phần trong một biến định tính.
1.6.

Kết cấu bài báo cáo nghiên cứu
Bố cục bài báo cáo gồm 5 chương:

- Chương 1: Đặt vấn đề
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; phạm vi và đối tượng nghiên cứu, và bố cục bài
báo cáo nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan
Trình bày cơ s ở lý thuyết, trong đó nêu các khái niệm, các định nghĩa liên
quan đến hoạt động xây dựng công trình dân dụng, các bên tham gia một dự án,
vấn đề an toàn lao động, huấn luyện và trang bị an toàn lao động, hành vi của con
người, xử phạt và khắc phục khi sự cố mất an toàn lao động xảy ra; Các lý thuyết
về tai nạn, ngăn ngừa và xử lý tình huống mất an toàn lao động.
Đề cập đến các nghiên cứu trước đây về an toàn lao động, các nguyên nhân
dẫn đến tai nạn, phòng ngừa rủi ro tai nạn.

Trình bày thực trạng an toàn lao động hiện nay thông qua các thông kê của
Bộ LĐ-TB&XH, các nguyên nhân tại nạn thực tế.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu sẽ thực hiện.

4


Trình bày về quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và các công
cụ nghiên cứu sẽ phục vụ cho chương 4 – phân tích dữ liệu.
- Chương 4: Phân tích dữ liệu và thảo luận
Phân tích dữ liệu đã thu thập được, nêu lên đặc điểm của mẫu nghiên cứu,
thống kê biến định lượng. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đã sử dụng.
Tiến hành nghiên cứu chính thức, phân tích nhân tố khám phá EFA để rút
trích dữ liệu.
Khẳng định hoặc loại bỏ những yếu tố có ý nghĩa và không có ý nghĩa tác
động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trong hoạt động
xây dựng tại các công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM.
Làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc chấp hành an toàn lao
động của người lao động động trong hoạt động xây dựng tại các công trình dân
dụng trên địa bàn TP.HCM.
- Chương 5: Kết luận, đóng góp, kiến nghị
Kết luận từ những kết quả phân tích được, nêu lên những đóng góp của đề
tài về mặt học thuật; đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn.
Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động và nâng cao ý thức trách
nhiệm chấp hành an toàn lao động của người lao động trong hoạt động xây dựng
các công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM, nêu lên những khó khăn hạn chế
của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tóm tắt chương 1

Chương này tập trung giới thiệu về lý do chọn đề tài nghiên cứu, đặt ra
được mục tiêu nghiên cứu, xác định phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên
cứu. Đồng thời cũng thiết lập phương pháp nghiên cứu cho đề tài, dự kiến bố cục
kết cấu của bài báo cáo nghiên cứu.

5


CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Định nghĩa về hoạt động xây dựng, công trình xây dựng dân dụng
Hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng là toàn bộ những hoạt động, hệ thống các việc làm để
đem lại kết quả cuối cùng là một công trình cụ thể, về tổng quan nó bao gồm hoạt
động quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công,
quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu.
Thi công xây dựng công trình là một hoạt động chính yếu, quan trọng trong
hoạt động xây dựng, nó bao gồm xây dựng và lắp đặt các thiết bị, cấu kiện để tạo
nên một công trình mới hay sửa chữa, cải tạo, phục hồi, di dời hay phá dỡ một
công trình cụ thể, ngoài ra hoạt đông thi công công trình còn có thể là việc bảo
hành, bảo trì công trình xây dựng.
Hoạt động xây dựng là một hoạt động quan trong trong đời sống kinh tế,
văn hóa xã hội, nó góp phần hình thành các đô thị, nhà ở, cơ sở hạ tầng, đảm bảo
nơi ở, sinh hoạt, làm việc hay giải trí cho tất cả các hoạt động của con người ,
đảm bảo nơi sản xuất vật chất, hay đảm bào quốc phòng an ninh. Sản phẩm của
hoạt động xây dựng là một công trình xây dựng cụ thể có chức năng cụ thể.
Công trình xây dựng, công trình xây dựng dân dụng
Công trình xây dựng là sản phẩm của hoạt động xây dựng của con người
tạo ra trên cơ sở kết hợp sức lao động, vật liệu x ây dựng, các thiết bị, cấu kiện
lắp vào công trình và sản phẩm ấy được liên kết định vị với trái đất trên cạn,

trong lòng đất, trên mặt nước hoặc dưới mặt nước hoặc là sự kết hợp giữa những
địa hình đó. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở,
công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Công trình xây dựng dân dụng là các công trình nhằm phục vụ cho mục
đích ở, làm việc, sinh hoạt, giải trí của con người, khác với các hoạt động xây
dựng khác như xây dựng công trình công nghiệp là để sản xuất, công trình quốc

6


phòng là để đảm bảo an ninh quốc phòng, công trình giao thông là đảm bảo đi
lại... Công trình xây dựng dân dụng như là chung cư, nhà ở đơn lẻ hoặc liền kề,
trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, công trình văn hóa, thể dục thể thao, trung
tâm thương mại dịch vụ...
Thi công công xây dựng công trình dân dụng là một hoạt động xây dựng
nhằm tạo ra công trình xây dựng dân dụng.
2.1.2. Định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại công trình xây dựng
An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựng
định nghĩa “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các
biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều
kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình”.
Khi đề cập đến an toàn lao động trong hoạt động xây dựng là đề cập đến
những yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng. Đó là những yêu cầu
có tính ràng buộc cao đối với các bên tham gia trong hoạt động xây dựng, trong
đó yêu cầu về tổng mặt bằng, vật tư, an toàn điện, an toàn cháy nổ,…
Điều kiện lao động, bảo hộ lao động, tai nạn lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế
xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, phương tiện lao động, đối
tượng lao động, năng lực của người lao động và tác động qua lại giữa các yếu tố

đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình laođ ộng sản xuất.
Đặc điểm lao động trong ngành xây dựng là điều kiện lao động luôn thay đổi, có
công việc nặng nhọc, cơ giới cao, tư thế làm việc gò bó hoặc chênh vênh nguy
hiểm... đa phần công việc diễn ra ngoài trời ảnh hưởng bởi các yếu tố khắc nghiệt
về thời tiết, khí hậu, môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại, nguy hiểm vì khói
bụi, ồn ào, hóa chất, nhiều thiết bị điện (Lưu Trường Văn, 2011).
Những yêu cầu đó cần thực thi hiệu quả từ khâu thiết kế đến thi công để tạo
ra một điều kiện lao động tốt nhất cho con người, máy móc thiết bị.

7


Công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật an toàn lao động phải tiến hành song
song với công tác thiết kế kỹ thuật và biện pháp thi công. (Bùi M. H., 2011).
Các biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng:
- Biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình xây lắp: thi công đất đặt biệt
là thi công đào hố sâu; thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép đặc biệt là
thi công trên cao; thi công lắp ghép cấu kiện đặc biệt là những cấu kiện to, gồ
ghề, cồng kềnh.
- Biện pháp đảm bảo an toàn đi lại trên công trường, chú trọng các phương
thức vận chuyển trong những công trình có diện tích lớn có mật độ giao cắt các
đường vận chuyển nhiều và liên tục, phương thức vận chuyển lên cao hoặc xuống
sâu đối với thi công các cao ốc và còn chú trọng đến an toàn lưu chuyển cấp,
thoát nước, truyền tải điện, lối thoát hiểm.
- Biện pháp an toàn về điện: Hệ thống điện động lực và điện chiếu sang
được lắp đặt riêng rẻ, có cầu dao đóng ngắt từng phần hoặc toàn hệ thống. Người
lao động, máy móc thiết bị phải được đảm bảo an toàn vận hành, có giải pháp
cách điện an toàn. Người lao động phải được trang bị kiến thức, hướng dẫn về an
toàn điện, biết cách xử lý khi phát sinh sự cố.
- Biện pháp an toàn về cháy nổ: Là hệ thống các biện pháp đảm bảo an

toàn liên quan đến cháy nổ, từ việc thành lập ban chức năng và quy chế hoạt
động rõ ràng đến các phương pháp cảnh báo, hướng dẫn,…
Trong công đoạn thiết kế thi công, đơn vị thiết kế phải dự phòng các
phương án đảm bảo an toàn lao động.
2.1.3. Người lao động
Theo Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động là người từ đủ 15 tuổi
trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương
và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động; người sử dụng lao
động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê
mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ.

8


- Người lao động tại các công trình xây dựng là người Việt Nam, người
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc
để làm việc cho người sử dụng lao động) bao gồm:
- Cán bộ quản lý: Lãnh đ ạo doanh nghiệp, chỉ huy công trình, cán bộ
giám sát, ...
- Cán bộ kỹ thuật: Là các kỹ sư, chuyên viên chịu trách nhiệm chính về
kỹ thuật tại công trình.
- Công nhân: Công nhân ngành xây dựng là lao động tự do, lao động phổ
thông, người trực tiếp thao tác các công việc tại công trường.
- Các đối tượng phục vụ đang trực tiếp tham gia các công việc tại một
công trình xây dựng cụ thể.
Hành vi của con người
Nhiều nhà nghiên cứu trong đó có J. B. J. Watson (1878:1958) nêu lên rằng
hành vi là tổng thể chuỗi dài các phản ứng, là đời sống thực của con người,
không mô tả giảng giải các trạng thái ý thức mà quan tâm đến hành vi tồn tại

người. Quan sát các sự kiện này hay sự kiện kia nhằm mục đích thích nghi với
môi trường xung quanh.
Hành vi của con người có thể hiểu rằng đó là sự tác động qua lại giữa các
yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức mà qua sự tương tác đó, con
người thay đổi cuộc sống của họ (Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009). Hành vi của người
lao động bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận của con người có được và những
hành động mà họ thực hiện trong quá trình lao động.
Hành vi chấp hành là sự phản ứng tích cực, có trách nhiệm đầy đủ các
nguyên tắc, quy định, quy ước được đặt ra do chính phủ, cộng đồng, cơ quan, tổ
chức, hoặc của người khác một cách tự nhiên hoặc hình thành do ý thức. Và
ngược lại là hành vi không chấp hành.
Yếu tố con người trong vấn đề an toàn lao động:

9


Công tác ngành xây dựng phần lớn là thao tác trên công trường vì thế nó
diễn ra trong các điều kiện và môi trường luôn thay đổi. Điều này khiến cho công
tác quản lý phải rất khéo léo để đảm bảo an toàn cho người lao động. Yếu tố con
người đóng vai trò chủ đạo không chỉ trong vấn đề ảnh hưởng của tai nạn mà còn
trong việc phòng chống tai nạn. Các yếu tố con người nếu được nghiên cứu kỹ và
xuyên suốt là rất cần thiết để đề ra các phương cách để phòng tránh hoặc giảm
thiểu tai nạn xảy ra trong hoạt động xây dựng và nâng cao hiệu suất lao động.
Trong vấn đề an toàn lao động, trở ngại về mặt con người bao gồm nhiều
yếu tố cũng tác động đến công tác quản lý an toàn lao đ ộng trong xây dựng trong
đó có một số yếu tố quan trọng đó là sự đói nghèo, lao động thời vụ, nhận thức
yếu, sự mệt mỏi, môi trường làm việc, công nghệ mới, điều kiện sống và thái độ
quản lý. Đa phần công nhân ngành xây dựng xuất thân từ gia đình nghèo kh ổ
trong xã hội, họ bắt buộc phải nhận mọi công việc để có thu nhập. Công nhân lao
động thường đảm nhận công việc thời vụ tạm thời, nguồn nhân công này biến

động và luôn thay đổi cũng gây khó khăn cho công tác bảo hộ. Trình độ học vấn
thấp đi kèm theo nhận thức còn yếu nên công tác giáo dục an toàn lao động đối
với họ rất khó khăn. Sự gian khổ trong công việc ngành xây dựng trong thời gian
dài dẫn đến sự mệt mỏi của người lao động hoặc sự quá sức của người lao động.
Môi trường làm việc cũng hình thành các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình
lao động. Công nghệ mới trong xây dựng phát triển nhanh chóng, người công
nhân không bắt kịp sự thay đổi do đó người lao động phải được hấn luyện tiếp
cận công nghệ mới. Điều kiện sống tạm bợ nơi công trường cũng ảnh hướng đến
người lao động. Việc quản lý cần có một thái độ nghiêm túc, chú trong đến an
toàn lao động đồng thời chú ý đến việc quản lý kiểm tra theo dõi các thiết bị, bảo
hộ an toàn lao động.
2.1.4. Các các bên tham gia dự án
Theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính
phủ và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Bộ Xây
dựng thì từ khi bắt đầu một dự án xây dựng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công

10


thì các tổ chức cá nhân tham gia dự án xây dựng này được hiểu gồm các bên
chính theo từng giai đoạn:
Giai đoạn khảo sát: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu khảo sát xây dựng; Đơn
vị hoặc cá nhân giám sát khảo sát xây dựng; Nhà thầu thiết kế khảo sát;
Giai đoạn thiết kế xây dựng công trình: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thiết
kế xây dựng công trình; cơ quan qu ản lý nhà nư ớc về xây dựng thẩm định thiết
kế xây dựng.
Giai đoạn thi công công trình xây dựng: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thi
công xây dựng; Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vật liệu, sản phẩm, thiết bị,
cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng; nhà thầu giám sát thi công xây dựng
công trình; Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; Các đơn

vị cung ứng hoặc liên quan khác.
2.1.5. Công tác huấn luyện an toàn lao động
Đối tượng được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định
của pháp luật là tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, cá nhân có sử dụng lao
động điều phải tiến hành công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, theo đó
các đối tượng sau đây phải được huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động: người
lao động bao gồm người đang làm việc, người mới được tuyển dụng, người học
nghề, tập nghề, thử việc, người lao động tự do được thuê mướn; Người sử dụng
lao động và quản lý lao động bao gồm chủ cơ sở hoặc người ủy quyền điều hành,
giám đốc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan, người điều hành, quản lý tại công
trường, phân xưởng.
Nội dung huấn luyện và việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho
người sử dụng lao động bao gồm một số nội dung như: chính sách, pháp luật an
toàn lao động, vệ sinh lao động; tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an
toàn lao động; các yếu tố có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng
ngừa; nghiệp vụ tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao
động;Tổng quan về các loại máy thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy
hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn. Huấn luyện cho người lao động ngoài

11


×