Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội phường trần phú, thành phố hà giang, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.03 KB, 55 trang )

SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của hầu hết các quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả
nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với
trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần
lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng
chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế
xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới... đã nâng giá trị sử dụng của đất
đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi
trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ
hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các
phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính
đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu
hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá.
Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, Phường Trần phú được thành
lập ngày 15/7/1981, là phường Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của
Thành phố Hà giang - với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hút được rất
nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị. Sau khi đi vào hoạt động các
dự án đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho người dân trong phường. Nhìn
chung đời sống của người dân địa phương đang từng bước được cải thiện. Với
chủ đề của Đại hội Đảng bộ Phường lần thứ X là: ''Đoàn kết - Xây dựng phường
giàu mạnh về kinh tế, sáng về văn hóa, vững về QPAN, mạnh về chính
trị” phương hướng của Đảng bộ Phường đến năm 2015 là: Phát huy truyền


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2


thống đoàn kết toàn dân tộc, tranh thủ sự giúp đỡ của Thành phố và các thành
phần kinh tế đứng chân trên địa bàn Phường, phát huy cao độ nội lực đẩy mạnh
phát triển kinh tế, kinh doanh dịch vụ thương mại và mở rộng các loại hình phát
triển kinh tế, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trên giao phấn đấu xây
dựng Phường là địa phương có kinh tế phát triển mạnh, đời sống đạt mức khá,
giàu của Tỉnh. Tinh thần vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng
cao, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, lịch sự, hiếu khách. Quản lý đô thị có trật tự
kỷ cương, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội xây dựng hệ thống chính
trị vững mạnh, QPAN vững chắc.
Vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển
kinh tế xã hội phường Trần Phú, Thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang”, dưới
sự hướng dẫn của cô giáo - Thạc sỹ Đỗ Hải Hà - Giảng viên khoa Quản lý đất
đai - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cùng với sự giúp đỡ
của các đồng chí cán bộ thuộc UBND phường Trần Phú để đi sâu nghiên cứu
những tác động tích cực cũng như những hạn chế của đô thị hóa đối với sự phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn phường Trần Phú.
2. Mục đích
- Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế xã hội của phường Trần Phú trước
và sau quá trình đô thị hóa, từ đó đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy
kinh tế xã hội của phường Trần Phú để không ngừng phát triển.
3. Yêu cầu
- Nắm chắc được các quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương có
liên quan tới quá trình đô thị hóa để vận dụng vào thực tế của địa phương.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

- Thu thập tài liệu, số liệu theo các tiêu chí đã được xác định. Các số liệu

điều tra, thu thập phải chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách quan.
- Xử lý, phân tích số liệu, rút ra kết luận về các tiêu chí phản ánh những
ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Kiến nghị và đề xuất phù hợp với thực tiễn của địa phương.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Hoặc:
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một thời
kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người
hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Trong đó:
- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản
phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian
nhất định (thường là một năm tài chính).
- Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính
bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một
nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc
dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho

dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho
dân số.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của
phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng
trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn
nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác
nhau đưa đến kết quả tương ứng.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu
nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể
hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ
bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người
cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
1.1.2. Khái niệm cơ bản về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng
và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Do đó,
phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng
trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã
hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu
vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế
là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội,
môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao
hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
1.1.3. Lý luận về đô thị hoá
Khái niệm đô thị hóa: có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về đô thị

hoá như sau:


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất
phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở
rộng. Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những
người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung của dân
cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối
sống nơi thành thị.
Đô thị hóa là một quá trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi nông
nghiệp, với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ
lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích và không gian của
các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới.
Đô thị hóa là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái nhìn
hẹp hơn đó là hiện tượng dịch cư nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi
nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó. Và đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã
hội tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào.
Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh
tế - xã hội – văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ
thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự
chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn
cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ
chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nước có trình độ phát
triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao.



SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

* Đặc điểm của đô thị hóa
Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính:
- Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện
nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số
dân vượt quá 5 triệu người.
- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, lối sống thành thị được
phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều
mặt.
* Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường
- Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố
dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị…
- Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân
đối với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành
phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn
thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt
ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều
hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2


Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có, thông thường quá trình này
không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành
phố thường thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành
thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. ĐTH có các tác động không nhỏ đến sinh
thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô
thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của
không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị"
(urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát
triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối
xu thế đô thị hoá cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí
đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân
ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. Đô thị
hoá nông thôn thúc đẩy phát triển xã hội.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐÔ THỊ HÓA
1.2.1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới
Đô thị hoá là quá trình tăng dân số ở khu vực thành thị trong tương quan
so sánh với dân số của một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu. Kể từ
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh năm 1750, người ta đã
bắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc. Theo báo cáo
năm 2005 của Tổ chức Viễn cảnh Đô thị hoá của Liên hợp quốc thì thế kỷ 20
chứng kiến tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô
thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém phát
triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng dân số đô thị trên
tổngdân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so
với các quốc gia phát triển.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2


Quá trình đô thị hoá được diễn ra ở tất cả các quốc gia trong đó mạnh
nhất ở các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển của đô thị hoá là sự di cư
của dân số từ nông thôn ra đô thị. Ở các nước kém phát triển, sản xuất nông
nghiệp đóng vai trò chủ yếu (xã hội nông thôn) thì dân số nông thôn chiếm chủ
yếu. Đối với các nước đang phát triển đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp (xã hội đô thị) thì dân số nông thôn đã chuyển
lên các khu đô thị làm việc và sinh sống. Còn phát triển là những nước có công
nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh - người dân được sử dụng những dịch vụ
được cho là tốt nhất (xã hội đô thị) thì dân số chủ yếu là dân số đô thị. Và
để thấy rõ hơn sự thay đổi về dân số đô thị ta cùng nghiên cứu qua bảng:
Bảng 1.1 : Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn
Đvt: %
Khu vực
1950
1970
1990
Thế giới
29,7
36,7
43,7
Khu vực phát triển
54,99
66,7
73,7
Khu vực kém phát triển
17,8
25,1
34,7
Khu vực kém phát triển nhất
7,1

12,7
20,1
(Nguồn: World urbanization prospects: 2000)

2000
47,4
76,1
40,5
25,4

Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỉ lệ dân số đô
thị toàn thế giới là từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17 ,8%
lên 40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% lên 76,1%.
Hiện tại tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là 45%,
Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong
1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần
lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống
ở các đô thị.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH.
Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc
sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao động
theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô Số hóa bởi
tiêu hao nhiên liệu, năng lượng... Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất
canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17 ha
vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:
1. Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết

phải nâng cao mức sống nông thôn.
2. Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm
lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích
các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thố ng dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ
tầng, có cơ sở xã hội thoả đáng...
1.2.2. Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam
Đô thị hoá là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào,
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học
sẽ làm nảy sinh và để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài, gây lãng phí lớn và
cản trở sự phát triển của đất nước. Mà đặc điểm đô thị hoá ở nước ta: là thấp với
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp cùng với chiến
tranh cho nên tốc độ đô thị hoá diễn ra rất chậm chạp kể từ thập kỷ 80 trở về
trước. Có thời kỳ đô thị hoá bị âm tính do di dân và di tản dân cư đô thị về nông
thôn. Không gian đô thị luôn có sự đan xen và phát triển theo kiểu "da báo" giữa
đô thị và nông thôn. Do vậy tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa đô
thị - nông thôn khá rõ rệt và khác với nhiều nước. Đồng thời tạo ra tính bảo thủ,
giằng dai giữa đô thị - nông thôn không phân biệt quá rõ ràng, lối sống nông


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

thôn còn ngập tràn trong đô thị. Nông thôn có lúc còn "chế ngự đô thị". Do tốc
độ đô thị hoá chậm nên tính thời gian cũng không mấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi
đi mà đô thị thì rất ít thay đổi.
Chính vì vậy, chiến lược đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bảo
đảm cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên - con người - xã
hội, thông qua việc lựa chọn các mô hình định cư tiên tiến, phù hợp đặc thù của
Việt Nam ở đô thị, nông thôn, miền núi, các vùng biên giới, hải đảo; bảo đảm sự
hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc, trên cơ sở tìm kiếm
những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh, đô thị sinh thái...

thay thế cho mô hình đô thị còn tồn tại nhiều bất cập hiện nay của chúng ta.
Quá trình đô thị hoá nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn
ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc
trên cả nước. Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng
651 thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến
30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân số
phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30 - 40% vào cuối những năm 90,
nay đã lên mức 50 - 60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84
đô thị. Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách
quá xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá
trình ĐTH nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền
sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất
nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và
những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã
bớt đi nhiều. Quá trình ĐTH nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất
nước. Cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con
người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao đã khiến
cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá nông thôn
được trải nhựa, bê - tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân trước kia chỉ
quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài.
Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm
láng giềng cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi, đua đòi;
quan hệ con cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ
tiếp thu nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ

những giá trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới.
Quá trình đô thị hoá nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn
và diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Chất lượng và trình độ
đô thị hóa nông thôn còn thấp. Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếu
kém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu. Định hướng phát triển không gian
khu vực được đô thị hoá chưa rõ nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện,
mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của đô thị
hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữ gìn
bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghi cuộc sống
đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị.
Nói tóm lại, đô thị hoá là một hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch
chuyển kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc gắn liền với
những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự
chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị. Qua đó nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh
tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức
sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp,… làm nền cho sự phân công dân
cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng
để tạo thế cân bằng giữa môi trường xây dựng và môi trường xã hội với thiên
nhiên.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng kinh tế xã hội của phường Trần phú trước và sau đô thị hóa từ
năm 2009 đến nay.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại phường Trần Phú, Thành phố Hà Giang, tỉnh
Hà Giang, nơi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
- Một số khái niệm về tăng trưởng kinh tế
- Khái niệm về phát triển kinh tế
- Lý luận về đô thị hóa
* Cơ sở thực tiễn
- Quá trình đô thị hóa trong nước
- Quá trình đô thị hóa trên thế giới
2.2.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của phường
* Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Điều kiện về khí hậu thủy văn
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Điều kiện kinh tế xã hội


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

- Tăng trưởng kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thực trạng các ngành kinh tế

+ Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ
bản
+ Thực trạng phát triển ngành nông – lâm - ngư nghiệp
+ Thực trạng phát triển ngành dịch vụ
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Dân số, lao động và việc làm
- Thực trạng mức sống dân cư
- Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội
2.2.3. Thực trạng quá trình đô thị hoá
- Mô tả về thời gian, không gian của quá trình đô thị hóa
- Tốc độ đô thị hóa và các dự án đã được đầu tư vào phường
- Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển KT - XH của phường
2.2.4. Những đánh giá chung về ảnh hưởng của đô thị hóa
2.2.5. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thống kê
Chọn mẫu nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế và sưu tầm, thu thập
những tài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới
tại địa bàn nghiên cứu sau đó tổng hợp và phân tích thông tin thu thập được. Các
thông tin điều tra được nhập vào máy tính dựa vào phần mềm Excell để thực
hiện một số phân tích thống kê, kinh tế lượng và quy hoạch tuyến tính nhằm


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

đánh giá về mặt khoa học và đối chứng thực tế các quan hệ thể hiện trong các
vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí của

đối tượng hoặc số liệu nghiên cứu, từ đó phát hiện các xu hướng biến động của
đối tượng cần nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập
ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản
lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài
liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
- Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý
luận về đô thị hóa và những tác động của đô thị hóa.
2.3.4. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu, phương pháp
phỏng vấn
Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết
phục vụ cho việc nghiên cứu. Nhằm điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết.
Các tư liệu cần thu thập như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực
nghiên cứu, hiện trạng sử dụng đất của địa phương,…. Đây là phương pháp rất
sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người
phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe.... qua đó các thông tin được ghi
lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp một cách cụ thể, thực tế, phong phú và
khách quan.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1. Vị trí địa lý
Trần Phú là một phường trung tâm của Thành phố Hà Giang, tổng số đơn
vị hành chính của phường bao gồm 17 tổ dân phố với diện tích 244,80 ha. Toạ
độ địa lý của phường nằm trong khoảng 22°50’04” Vĩ độ Bắc và 104°59’28”

Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp phường Ngọc Hà.
- Phía Nam giáp phường Minh Khai.
- Phía Tây giáp phường Nguyễn Trãi và phường Quang Trung.
- Phía Đông giáp phường Ngọc Hà.
Trên địa bàn phường có quốc lộ 34 chạy qua là tuyến giao thông quan
trọng của tỉnh Hà Giang, Trần Phú vừa là trung tâm của tỉnh Hà Giang vừa là
một điểm trên trục trung chuyển lớn giữa các khu vực trên địa bàn Thành phố Hà
Giang với nước CHND Trung Hoa. Vị trí đó vừa là lợi thế, vừa là một thách thức
đối với phường Trần Phú trong xu hướng hoà nhập nền kinh tế của phường nói
riêng và cả thành phố Hà Giang nói chung với nền kinh tế của toàn tỉnh.
3.1.2. Địa hình
Phường Trần Phú thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung
bình so với mặt biển là 13,8m. Điểm cao nhất là 153m và thấp nhất là 8m. Địa
hình được chia thành 2 vùng rõ rệt, vùng đồi núi thấp đất đai tương đối bằng
phẳng, có độ cao trung bình 8,2m và hệ thống thuỷ văn khá thuận lợi. vùng núi
cao, địa hình chủ yếu là đồi núi đất đai nghèo dinh dưỡng. Chính điều này đã


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

gây ra không ít ảnh hưởng đến sản xuất cũng như với cuộc sống của người dân
địa phương.
3.1.3. Khí hậu thời tiết
Phường Trần Phú nằm trong vùng khí hậu á đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng
của chế độ gió mùa. Mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa Đông trùng với gió mùa Đông
Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm 15,7°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

20,9°C (tháng7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 8,8°C (tháng1).
- Nhiệt độ tối cao trung bình: 24,6°C
- Nhiệt độ tối thấp trung bình: 5,4°C
Nhìn chung yếu tố nhiệt độ thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc
biệt đối với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và
một số loại cây á nhiệt đới sinh trưởng và phát triển.
* Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm 1.745 mm, đây là một trong những vùng có
lượng mưa bình quân năm thấp nhất của tỉnh Hà Giang, nhưng phân bố không
đều trong năm: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 85% tổng lượng mưa cả
năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Tổng số ngày mưa trung bình năm khoảng 175 - 180 ngày, tập trung vào
các tháng 6, 7 và 8 có số ngày mưa cao từ 20 - 22 ngày/tháng và cường độ mưa
lớn, làm xói mòn rửa trôi đất, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc có độ
dốc lớn và độ che phủ của thảm thực vật thấp.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

3.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn phư ờng Trần Phú có hệ thống suối nhỏ khá dày đặc. Do địa
hình phức tạp, các suối đều ngắn và dốc nên vào mùa khô thường thiếu nước,
mùa mưa hay gây ra lũ lụt, ngập úng. Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm nông,
sạch có thể khai thác phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
3.1.5. Các nguồn tài nguyên
3.1.5.1. Tài nguyên đất:
Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhưỡng phường Trần Phú do Viện Quy hoạch
và Thiết kế Nông nghiệp điều tra xây dựng theo tiêu chuẩn phân loại định lượng
của FAO-UNESCO, được chia thành 5 nhóm (Mafor Soil Group), 11 đơn vị
(Soil Unít) và 23 đơn vị phụ (Sub-Soil Units). Những tính chất chính của từng

nhóm đất là:
- Nhóm đất phù sa (tên theo FAO-UNESCO là Fluvisols): chiếm 0,61%
tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rỏc ở cỏc tổ dân cư. Phản ứng của đất ít
chua (pHKCL = 5,0); độ no bazơ khá (V% > 50%). Hàm lượng mùn ở đất mặt từ 1
đến 2,16%, càng xuống sâu mùn càng giảm, đạm tổng số ở lớp mặt từ trung bình
đến khá, lân tổng số và dễ tiêu ít có sự thay đổi giữa các tầng, kali tổng số từ
1,93 đến 2,1% ở tầng mặt, kali dễ tiêu trung bình và có xu hướng tăng lên ở các
tầng dưới. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, trong đó canxi trao đổi chiếm ưu thế
hơn so với magie trao đổi. Đây là nhóm đất hiện tại và tương lai rất thích hợp với
cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các cây lương thực chủ yếu là lúa nước. Vì vậy
cần có biện pháp bảo vệ và cải tạo đất như: bón vôi cải tạo độ chua, tiêu thoát
nước cho những vùng ngập úng.
- Nhóm đất gley (tên theo FAO-UNESCO là Gleysol): chiếm 1,04% diện
tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở những nơi có địa hình thấp. Đất có phản ứng


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

chua, thành phần cơ giới của đất cũng biến động phức tạp, chủ yếu là thành phần
cơ giới trung bình và nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số giàu, lân tổng số và
kali tổng số khá giàu nhưng các chất dễ tiêu đều nghèo. Dung tích hấp thu của
đất dao động xung quanh 10 meq/100g đất. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa
nước, đất thường chặt bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình ôxy hoá. Vì vậy,
canh tác trên nhóm đất này cần chú ý thoát nước, bón vôi, bón lân cải tạo đất.
- Nhóm đất đen (tên theo FAO-UNESCO là Luvisols): Có diện tích nhỏ
nhất, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên, được hình thành ở vùng ven chân núi đá vôi
có độ dốc thấp, phân bố ở khu vực đường chõn nỳi. Hình thái phẫu diện đất có
màu xám xanh hơi đen là chủ đạo, do ảnh hưởng của canh tác lúa nước nên hình
thành tầng gley điển hình. Phản ứng dung dịch đất trung bình pH KCL > 7,0, hàm
lượng cation kiềm trao đổi cao, đạt trên 30 meq/100g đất. Hàm lượng mùn và

đạm tổng số tầng mặt giàu, các tầng ở dưới mức độ khá, lân tổng số giàu nhưng
kali dễ tiêu nghèo. Dung tích hấp phụ đạt 23,79 meq/100g đất. Thành phần cơ
giới chủ yếu là thịt nặng đến sét chứng tỏ khả năng giữ nước, giữ phân tốt. Đây
là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, hướng sử dụng nên trồng lúa nước
nhưng phải bảo đảm đủ nước thì năng suất lúa mới cao và ổn định. Nếu thiếu
nước, đất chai cứng, nứt nẻ sẽ làm giảm năng suất lúa.
- Nhóm đất xám (tên theo FAO-UNESCO là Acrisols): chiếm 74% diện
tích tự nhiên, phân bố trên khắp địa bàn phường. Đất có phản ứng chua đến rất
chua. Thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Hàm lượng mùn và đạm
tổng số ở lớp đất mặt từ trung bình đến khá. Lân tổng số và dễ tiêu trong đất
nghèo. Dung tích hấp thu trong đất thấp. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp với
các cây ngắn ngày, vùng đất có địa hình cao độ dốc trung bình thích hợp với các
cây dài ngày. Cần có biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

- Nhóm đất đỏ (tên theo FAO-UNESCO là Ferralsols): chiếm 5,88% diện
tích tự nhiên được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá vôi. Đất có thành
phần cơ giới nặng. Phản ứng của đất chua hoặc ít chua. Hàm lượng mùn và đạm
tổng số từ khá đến giàu. Lân tổng số giàu nhưng lân dễ tiêu thấp. Dung tích hấp
thu trong đất thấp. Đất đỏ có hàm lượng dinh dưỡng khá thích hợp với nhiều loại
cây trồng ngắn ngày và dài ngày, chú ý chống xói mòn bảo vệ đất.
3.1.5.2. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Chảy qua phường có hệ thống suối nhỏ dày đặc. Tuy nhiên, do địa hình
phức tạp, các suối đều ngắn và dốc nên vào mùa khô nước dùng cho sinh hoạt
cũng thiếu nhiều nên hầu như không đáp ứng được cho sản xuất nông nghiệp.
Vào mùa mưa, do mưa lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp đã tạo nên dòng
chảy mạnh gây lũ lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông trong mùa mưa

bão.
b. Nguồn nước ngầm
Chưa có tài liệu điều tra khảo sát cụ thể nhưng qua thực tế sử dụng của
người dân trong phường cho thấy mực nước ngầm trên địa bàn phường có độ sâu
trung bình 6-10m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt.
3.1.5.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất có rừng hiện tại của phường còn ít, chủ yếu là đất trống đồi
núi trọc, cây trồng phần lớn là tre nứa, vầu và một số loài cây bụi.
Ngoài tài nguyên rừng của phường còn phải kể đến các loại cây có tác
dụng tăng độ che phủ mặt đất, chống xói mòn, rửa trôi phải kể đến cây công


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

nghiệp dài ngày như (chè), cây ăn quả (xoài, hồng, lê), cây thuốc nam (quế), và
nghề nuôi ong đã góp phần không nhỏ vào kinh tế vườn rừng và góp phần nâng
cao độ che phủ mặt đất góp phần đắc lực cho việc bảo vệ đất đai và cải thiện môi
trường sinh thái của phường.
Tuy tiềm năng tài nguyên rừng của phường rất lớn nhưng ý thức bảo vệ và
phát triển rừng của người dân chưa cao. UBND phường đã có những định hướng
phát triển và khai thác tài nguyên rừng nhưng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
còn thấp, việc áp dụng quy trình công nghệ và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu
tư vào ngành lâm nghiệp còn ít dẫn đến việc khai thác tài nguyên rừng còn nhiều
bất cập, hiệu quả kinh tế thấp.
3.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản
Qua thăm dò khảo sát, hiện nay trên địa bàn phường có mỏ Antimon thuộc
khu vực đường chõn nỳi có trữ lượng lớn. Ngoài ra trên địa bàn phường còn có
các mỏ: Antimon, Chì, Kẽm, mỏ mangan nằm rải rỏc ở các khu dân cư.
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2009 - 2012, tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) trên
toàn phường tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 16,85%/năm, trong đó Công
nghiệp và XD tăng nhanh nhất đạt 30,834%/năm; Dịch vụ đạt 17,46%/năm;
Nông nghiệp đạt 3, 61%/năm. So với giai đoạn trước thì giá trị của ngành Công
nghiệp và xây dựng giảm chút ít nhưng của ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp
lại tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
do những năm gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ (số lượng dự án
đầu tư gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị). Tuy nhiên các dự án trên mới đang
trong giai đoạn được đền bù và bắt đầu được triển khai nhưng nó đã đánh dấu


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

cho một hướng phát triển mới của phường Trần Phú nói chung và trong suy nghĩ
của từng người dân nói riêng. Mặc dù tốc độ tăng bình quân của ngành Công
nghiệp và xây dựng có sự giảm sút chút ít so với giai đoạn trước nhưng có thể
nói sự sụt giảm đó là cần thiết. Hiện nay quá trình đô thị hoá của phường diễn ra
khá nhanh, điều này được chứng minh bằng hàng loạt các dự án được đầu tư vào
địa bàn phường với giá trị lớn nhỏ khác nhau và các lĩnh vực khác nhau. Để
chuẩn bị cho các nhà máy lớn nhỏ đi vào hoạt động trong thời gian không xa thì
hàng loạt các ngành dịch vụ đã phát triển nhanh chóng. Nói tóm lại, đạt được tốc
độ tăng trưởng như trên là rất ngoạn mục, đặc biệt là tốc độ tăng của ngành công
nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ. Với tình hình thực tế hiện nay của phường
thì trong tương lai giá trị sản xuất của phường sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt là giá
trị ngành công nghiệp và xây dựng.
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Do xác định rõ
phương hướng phát triển hiện nay là phát huy mọi tiềm năng để tăng giá trị các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì thế cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch mạnh

theo hướng ngày càng hợp lý, tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng
nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần (trong khi quy mô giá trị sản xuất nông
nghiệp nói chung và bình quân lương thực có hạt vẫn tăng, từ 377,6 kg/người
năm 2007 lên 391 kg/người năm 2011). Năm 2009, tính trên toàn địa bàn, tỷ
trọng các ngành Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp đạt theo thứ
tự là: 54,16% - 13,51% - 32,33%. Và đến năm 2012, tỷ trọng tương ứng đã là:
53,28% - 19,34% - 27,38%.


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

3.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế phường Trần Phú
3.2.3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng cơ bản
Theo quan điểm của phát triển đô thị thì phái tập trung chủ yếu vào sản
xuất CN & TTCN. Vì quá trình ĐTH tức là chuyển đất nông nghiệp thành đất
để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Và do đó giá trị của CN & TTCN
phải không ngừng tăng lên. Như vậy sự phát triển của phường phù hợp với quy
luật phát triển vốn có của nó, cụ thể: sản xuất CN, TTCN và xây dựng cơ bản
trên địa bàn Phường đã tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2009 - 2012 thì mức
tăng trưởng CN, TTCN và xây dựng cơ bản bình quân trên địa bàn là 25%/năm.
Thời gian qua cùng với hàng loạt các chính sách mở cửa của phường về
ưu đãi đầu tư khiến nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị tăng lên
nhanh chóng. Tuy nhiên ngành Xây dựng trong giai đoạn 2009 - 2012 cũng chỉ
đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân năm trên địa bàn là 18,08%. Điều này
phần nào phản ánh năng lực của các nhà thầu địa phương vẫn còn hạn chế.
Xét theo thành phần kinh tế thì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (kinh
tế ngoài nhà nước) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng
vượt bậc trong giai đoạn 2009 – 2012, với mức tăng bình quân tương ứng là
19,96%/năm. Điều này phản ánh chính sách đúng đắn và các nỗ lực của phường
trong thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào địa bàn đã có kết quả thực

sự.
Trong cơ cấu thành phần kinh tế ngành CN, TTCN thì kinh tế nhà nước
giảm dần tỷ trọng, còn 58,23% năm 2009 và 59,88% năm 2012. Điều này là
hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của thành phố cũng như
của cả tỉnh đó là dần loại bỏ hình thức doanh nghiệp Nhà nước để thay bằng hình
thức doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó thì kinh tế ngoài nhà nước tăng chiếm


SV Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp LDH1QD2

37,95% năm 2009 và 32,20% năm 2012. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới
xuất hiện từ năm 2009 nhưng đến 2012 đã chiếm 7,9% tổng giá trị sản xuất CN,
TTCN trên địa bàn. Như vậy, khi xét theo thành phần kinh tế thì đã có sự thay
đổi, và sự thay đổi lớn nhất phải nói đến đó là sự xuất hiện của thành phần kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù xét về giá trị của nó trong tổng giá trị sản
xuất CN & TTCN thì chưa lớn lắm. Nhưng có thể nói đây là dấu hiệu cho thấy
sự thay đổi trong hướng đi hay cụ thể hơn là sự thay đổi trong quá trình phát
triển kinh tế của phường Trần Phú. Điều này chưa từng xảy ra trong những năm
trước đây.
Nguyên nhân cơ bản của các thành tựu tăng trưởng CN, TTCN và xây
dựng nêu trên là do chính sách cởi mở của Trung ương và địa phương, môi
trường đầu tư được cải thiện nên khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát
triển: Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hoá và sản xuất hiệu
quả; thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn để phát triển công nghiệp (một
số dự án đầu tư đã đi vào hoạt động có hiệu quả); số hộ sản xuất TTCN tăng khá
nhanh qua các năm; đặc biệt từ năm 2009 xuất hiện nhân tố mới là đầu tư nước
ngoài vào sản xuất công nghiệp.
3.2.3.2. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Trong những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Phường
đã có những bước phát triển tương đối ổn định, không chỉ giúp đảm bảo an toàn

lương thực mà còn tạo ra hàng hoá cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nhiều mô hình sản xuất mới trong trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả
cao đã được đưa vào áp dụng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn.


×