Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

TIỂU LUẬN GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.17 KB, 51 trang )

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
Mục tiêu của chương
Chương này trang bị cho người đọc một cái nhìn tổng quát về du lịch thông qua
việc giới thiệu những khái niệm cơ bản cũng như quá trình phát triển du lịch thế giới và
Việt Nam, vai trò của phát triển du lịch trong phát triển các mặt kinh tế - xã hội của địa
phương. Chương còn có nhiệm vụ chỉ ra và phân tích những đặc điểm của du lịch làm cơ
sở cho việc nghiên cứu các quan hệ mang tính đặc thù trong kinh tế và kinh doanh du
lịch ở các chương sau.
Cụ thể, chương này giúp người đọc:
- Hiểu được một cách tường tận các khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du
lịch và cấu trúc sản phẩm du lịch,
- Nắm được những đặc điểm của sản phẩm du lịch và các nguồn lực trong du lịch,
- Phân biệt khái niệm và biết phân loại các điểm du lịch, điểm đến du lịch, loại hình du lịch,
- Hiểu biết và rút ra những bài học từ lịch sử phát triển du lịch, phát triển loại hình du
lịch của thế giới và Việt Nam. Giới thiệu các xu hướng phát triển du lịch và loại hình du
lịch trong thời gian đến.
- Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch đến các mặt hoạt
động kinh tế và xã hội của đất nước.

1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH
Cho đến nay, các học giả cũng còn chưa có sự thống nhất trong xác định khái niệm
về du lịch. Điều này do sự phức tạp trong xác định ai là khách du lịch ai là người lữ hành
nói chung, cũng như do sự khác nhau về góc độ tiếp cận của người nghiên cứu. Để thuận
lợi hơn, chúng ta bắt đầu từ khái niệm khách du lịch.
1.1.1. Khách du lịch

Một người có thể rời khỏi nhà vì nhiều lý do khác nhau. Họ có thể đi đến nơi khác
để làm việc kiếm ăn, đi tham quan, thăm người thân, học tập, chữa bệnh,…Điểm đến có
thể là nước khác, địa phương khác hay viện bảo tàng gần nhà, họ có thể chỉ đi ngang qua
địa phương đó hay nghỉ lại vài giờ, vài ngày,… Trong số họ, ai được coi là khách du lịch,
ai không được coi là khách du lịch? Ai là người mà các doanh nghiệp du lịch, chính


quyền và cộng đồng cư dân sở tại hướng đến thu hút để phát triển ngành du lịch địa
phương? Việc dẫn dắt một cách khá tỉ mỉ để đưa ra định nghĩa rõ ràng về khách du lịch là
do điều này không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu mà còn nhằm thống nhất về số liệu
thống kê phục vụ việc so sánh, tổng hợp các số liệu. Nó còn có ý nghĩa trong phân định
đối tượng được hưởng các quy chế do các Công ước quốc tế về du lịch và Luật Du lịch
các quốc gia quy định.
Việc phân biệt giữa du khách và những người lữ hành khác dựa vào 3 tiêu chí:
-Mục đích chuyến đi,
-Thời gian chuyến đi,
-Không gian của chuyến đi.
1


Trong 3 tiêu chí đó, tiêu chí về không gian chuyến đi là ít có sự thống nhất và vì
vậy chúng ta bắt đầu từ định nghĩa du khách quốc tế vốn có sự rõ ràng trong tiêu chí này:
đến một nước khác ngoài quốc gia lưu trú của mình.
1.1.1.1. Khách du lịch quốc tế
Năm 1937, Ủy ban Thống kê của Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc
ngày nay) đã đưa ra khái niệm về du khách quốc tế như sau:
“Du khách quốc tế là những người viếng thăm một quốc gia ngoài quốc gia cư trú
thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24h”
Về mục đích chuyến đi, Ủy ban cũng xác định:
"*Những người sau đây được coi là du khách quốc tế:
1) Những người đi vì lý do giải trí, vì lý do sức khỏe, gia đình và những lý do
tương tự,
2) Những người đi họp với tư cách là đại biểu của các hội nghị khoa học, chính
trị, ngoại giao, kinh tế, thể thao, tôn giáo,
3) Những người đi vì mục đích kinh doanh, công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết
hợp đồng…. ),
4) Những người tham gia các chuyến du lịch vòng quanh biển (Sea cruise) ngay

cả khi họ có thời gian thăm viếng dưới 24 giờ.
*Những người sau đây không được coi là du khách quốc tế:
1) Những người đi sang nước khác để hành nghề (dù có hay không có hợp đồng);
hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước đến (những người hưởng
lương, có thu nhập ở nước đến),
2) Những người nhập cư vào nước đến,
3) Những sinh viên, học sinh đi học ở nước đến,
4) Những cư dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở
quốc gia láng giềng,
5) Những hành khách đi xuyên qua một quốc gia và không dừng lại cho dù cuộc
hành trình đó kéo dài trên 24 giờ".
Từ những nội dung trên, ta có thể rút ra những đặc trưng của du khách quốc tế:
• Về không gian chuyến đi: Họ đến một quốc gia khác ngoài quốc gia cư trú thường
xuyên của mình,
• Về mục đích chuyến đi: khá đa dạng, nhưng có điểm chung là không làm việc nhận
thù lao tại nơi đến (ngoại trừ việc loại trừ đối tượng học sinh, sinh viên như ở điểm 3
là không theo điểm chung này),
• Về mặt thời gian, du khách quốc tế là những người có thời gian viếng thăm (lưu lại) ở
quốc gia khác ít nhất là 24 giờ (trừ những người tham gia các Sea Cruise). Sở dĩ
người ta chọn lượng thời gian này vì khi đó họ phải nghỉ qua đêm và vì vậy phải chi
một khoản tiền đáng kể cho lưu trú.

2


Đến đây chúng ta có thể xác định: du khách quốc tế là những người viếng thăm
một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24h
với các mục đích khác nhau ngoài mục đích làm việc nhận thù lao tại nơi đến.
Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, số người ra nước ngoài tham quan,
giải trí trong khoảng thời gian dưới 24 giờ tăng lên mạnh mẽ, chi tiêu của họ ngày càng

nhiều, không thể không tính đến họ trong đánh giá quy mô phát triển du lịch địa phương.
Từ đó xuất hiện một khái niệm mới: Khách tham quan (Excursionist).
Khách tham quan quốc tế là những người rời khỏi quốc gia lưu trú của mình đến
một quốc gia khác với những lý do khác nhau ngoại trừ làm việc nhận thù lao tại nơi đến
trong thời gian dưới 24 giờ hay không nghỉ lại qua đêm.
Để thống nhất hai đối tượng này, năm 1963 tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du
hành và du lịch, tổ chức ở Roma, Ủy Ban Thống Kê của Liên Hiệp Quốc đưa ra khái
niệm Visitor (khách du lịch) như sau:
“Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một số nước khác ngoài nước
cư trú của mình cho bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ
trong nước được viếng thăm”.
Những khái niệm trên khá rõ ràng và chi tiết, nhưng đứng trước hiện tượng nhiều
người lợi dụng việc đi du lịch để nhập cư trái phép, các quốc gia đã định nghĩa lại khái
niệm khách du lịch quốc tế. Năm 1989, Hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch tổ chức ở
Lahaye (Hà Lan) đã ra “Tuyên bố Lahaye về du lịch”, trong đó đưa ra khái niệm mới về
khách du lịch trên tinh thấn bổ sung thêm giới hạn trên của thời gian lưu lại so với khái
niệm được đưa ra ở Roma năm 1963. Điều IV ghi rõ:
“Khách du lịch quốc tế là những người:
a. Trên đường đi thăm hoặc đi thăm một nước, khác với nước mà họ cư trú thường
xuyên;
b. Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi với thời gian
không qua 3 tháng, nếu trên 3 tháng thì phải được phép gia hạn;
c. Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của
khách hay do yêu cầu của nước sở tại;
d. Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan
để về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác. ”
Những người không thỏa mãn những điều kiện như trên sẽ không được coi là
khách du lịch Quốc tế, đặc biệt những người “sau khi đã vào một nước nào đó với tư
cách là một khách tham quan hay lưu trú du lịch, lại tìm cách kéo dài thời gian lưu trú
của mình để ở lại hẳn nước này” sẽ không còn hưởng những quy chế của các Công ước

quốc tế về du lịch và có thể bị trục xuất khỏi quốc gia đến viếng.

3


Vậy, ngày nay chúng ta hiểu: khách du lịch quốc tế là những người viếng thăm
một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian không quá 3
tháng với các mục đích khác nhau ngoài mục đích làm việc nhận thù lao tại nơi đến.
1.1.1.2. Khách du lịch trong nước (Khách du lịch nội địa)
Một cách tổng quát khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế
ở chỗ nơi đến của họ cũng chính là nước họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được phân
biệt với người lữ hành khác trong nước ở mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi và
thời gian lưu trú (tùy theo chuẩn mực của từng quốc gia).
Sự không thống nhất giữa các quốc gia trong xác định khách du lịch nội địa là ở
chỗ phân định khoảng cách từ nơi cư trú thường xuyên với nơi đến. Chẳng hạn:
+ Người Mỹ thì cho rằng khách du lịch là khách đi đến một nơi xa ít nhất 50 dặm
(tính trên một chiều) với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày.
+ Còn người Canada thì điều kiện chỉ là đi xa 25 dặm và có nghỉ lại đêm hoặc rời
khỏi thành phố và nghỉ lại đêm.
+ Đối với nước Pháp, được xem là du khách là tất cả những người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên của mình ít nhất là 24 giờ (hay qua đêm) và nhiều nhất là 04 tháng theo
một trong các lý do sau: giải trí (nghỉ hè, nghỉ phép Weed-end); sức khỏe (liệu pháp chữa
bệnh bằng nước khoáng, liệu pháp biển…); công tác và hội họp dưới mọi hình thức (hội
nghị, hội thảo, hành hương tôn giáo, các ngày hội thể thao và các cuộc hành trình công
vụ khác), không xét đến nơi đến.
+ Nước ta cũng không quy định nơi đến: Theo khoản 2, điều 4, Luật Du lịch nước
CHXHCN Việt Nam, "khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến".

Như vậy, theo nơi đến, chúng ta có sự phân biệt giữa khách du lịch quốc tế và

khách du lịch trong nước, theo thời gian chuyến đi, chúng ta còn có sự phân biệt như sau:
NGƯỜI LỮ HÀNH
(Traveller)
Không vì mục đích nhận thù lao
Làm việc nhận
thù lao
KHÁCH DU LỊCH
(Visitor)
DU KHÁCH (Tourist)
KHÁCH THAM QUAN
(Excursionnist - Day-visitor)

4


Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các khái niệm về khách du lịch
1.1.2. Du lịch

Trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người thuộc tầng
lớp trên. Cho đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự do lấy việc đi lại và ăn ở của
mình. Lúc đó, du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh, nó nằm ngoài lề của nền
kinh tế.
Ở thời kỳ này, người ta coi du lịch là một hiện tượng nhân văn nhằm làm phong
phú thêm cuộc sống của con người. Trên quan điểm này:
“Du lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền
và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác”
Khái niệm này chỉ mới giải thích hiện tượng “đi du lịch”.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi dòng khách du lịch ngày càng đông, việc
giải quyết nhu cầu nơi ăn, ở, giải trí…đã trở thành một cơ hội kinh doanh, với giác độ đó,

du lịch không chỉ là một hiện tượng nhân văn mà còn là một hoạt động kinh tế:
“Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp nhau
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch”
Khái niệm này gắn liền với hoạt động “làm du lịch”.
Du lịch càng phát triển, lôi cuốn hàng tỷ người vào các chuyến đi hàng năm, thu
hút sử dụng một khối lượng khổng lồ nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên; các hoạt động
kinh doanh du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn
và chặt chẽ. Chính quy mô và tính hệ thống của nó ngày nay làm cho du lịch được mô tả
như một trong những ngành công nghiệp lớn nhất. Với giác độ này, du lịch được coi là
“Một ngành công nghiệp, là toàn bộ các hoạt động mà có mục tiêu là chuyển các
nguồn nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch”.
Các khái niệm trên chỉ mới mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó. Với tư
cách là đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế du lịch, khái niệm du lịch phải phản ánh
các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các
quy luật phát triển của nó. Vì vậy, với tư cách là đối tượng của môn Kinh tế Du lịch,
chúng ta hiểu :
5


“Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà khinh doanh du lịch, chính
quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ
khách du lịch”
Các chủ thể trên có các mong muốn khác nhau với du lịch, nhưng vì cùng đạt được
sự mong muốn của mình qua hoạt động du lịch nên họ có quan hệ qua lại với nhau trong
quá trình phát triển du lịch tại một điểm đến.
+ Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ một sự hài lòng vì được hưởng một
khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng…của họ.
Những khách du lịch khác nhau sẽ có những nhu cầu du lịch khác nhau, do đó họ sẽ chọn

những điểm đến khác nhau với những dịch vụ vận chuyển, giải trí, lưu trú, ăn uống, mua
sắm,.. của các doanh nghiệp khác nhau.
+ Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanh
thu lợi nhuận thông qua việc cung ứng những hàng hóa và dịch vụ du lịch có khả năng
cạnh tranh để thu hút khách du lịch.
+ Đối với chính quyền, du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh
tế trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến số công việc mà du lịch tạo ra, thu
nhập mà cư dân của mình có thể kiếm được, khối lượng ngoại tệ mà khách du lịch quốc
tế mang vào cũng như những khoản thuế nhận được từ khách và hoạt động kinh doanh
du lịch.
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương, du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc
làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lòng
hiếu khách và trình độ văn hóa của họ. Ở các điểm du lịch, giữa khách du lịch và cư dân
địa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này có thể có lợi, có thể có
hại, cũng có thể vừa có lợi vừa có hại.
DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Sphẩm, dịch vụ mang lại sự hài lòng
Lợi nhuận
Việc làm, các công trình hạ tầng
Sự tín nhiệm, phiếu bầu
Môi trường
kinh doanh
Ngân sách

KHÁCH
DU LỊCH
CHÍNH QUYỀN
CƯ DÂN
ĐỊA PHƯƠNG
Giao lưu văn hóa

Lòng hiếu khách
Việc làm
Nguồn nhân lực
Môi trường xã hội
Qbá h.ảnh địa phương

6


Hình 1.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong du lịch
Như vậy, cùng với sự phát triển ngành du lịch, khái niệm DU LỊCH cũng có sự
phát triển, đi từ hiện tượng đến bản chất. Tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu mà
người ta sử dụng khái niệm du lịch với các nội dung khác nhau.
1.2. SẢN PHẨM DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch

Cũng như các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch là sự kết hợp của các yếu tố vật
chất và phi vật chất nhằm thỏa mãn một nhu cầu, mong muốn nào đó. Vấn đề của khái
niệm sản phẩm du lịch trước hết là ở chỗ cần xác định sự khác biệt trong cái mà sản
phẩm du lịch mang lại, tức sự khác biệt giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch so với các
sản phẩm khác.
Những du khách khác nhau có nhu cầu, mong muốn rất khác nhau đối với chuyến
du lịch. Rõ ràng, họ không tìm ở bản thân các hàng hóa, dịch vụ họ mua. Chắc hẳn
không phải là người ta đi du lịch nhằm để được ở khách sạn, được đi máy bay, không
hẳn là để được tiện nghi hơn ở nhà… Có một số khách du lịch muốn tìm ở chuyến đi sự
giải trí, số khác lại tìm ở chuyến đi một cơ hội nâng cao sự hiểu biết, lại có những
người đi du lịch tìm những người bạn mới và những người khác muốn thông qua
chuyến du lịch để giải tỏa những áp lực tâm lý… Một cách tổng quát, sản phẩm du lịch
cung cấp điều gì cho du khách? Khi một du khách bỏ tiền ra đi du lịch, kết thúc chuyến
đi, tiến đã chi tiêu xong, họ được cái gì? Họ mong chờ gì ở chuyến du lịch? Đâu là giá

trị sử dụng của sản phẩm du lịch?
Điều chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho khách là sự hài lòng về việc
được trải qua một khoản thời gian thú vị tại một nơi mình mong muốn, kết thúc chuyến
7


đi, điều trải qua sẽ tồn tại trong ký ức của du khách (cũng vì vậy, người ta thường nói
bán sản phẩm du lịch là bán giấc mơ cho du khách). Như vậy:
“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoản thời gian
thú vị, một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”
Một cách ngắn gọn hơn, khoản 10, điều 4 Luật Du lịch nước CHXHCN xác định
"Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du
lịch trong chuyến đi du lịch"
Sản phẩm du lịch được định nghĩa như trên là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, nó là
sự tập hợp tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên toàn bộ chuyến đi. Mỗi bộ phận của nó
thỏa mãn một nhu cầu riêng lẻ nào đó trong chuyến đi, tạo nên các sản phẩm du lịch
riêng lẻ. Các dịch vụ tham quan, giải trí, đi lại, lưu trú, ăn uống, mua sắm,… cũng là
những sản phẩm du lịch nhưng là những sản phẩm du lịch riêng lẻ tạo nên sản phẩm du
lịch hoàn chỉnh.
1.2.2. Cấu trúc của sản phẩm du lịch

Như đã trình bày, sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ kết hợp
nhau. Nói chung, chúng được tạo nên bởi những bộ phận hợp thành sau:
1.2.2.1. Dịch vụ tham quan, giải trí
Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt các chuyến du lịch của
mình. Để thỏa mãn họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham quan, vãn cảnh,
tìm hiểu và tham quan các di sản văn hóa và di tích lịch sử, chơi hoặc xem thể thao,
tham quan viện bảo tàng, tham dự festival, tham quan tượng đài, chơi cờ bạc…Hầu hết
các hoạt động này được tổ chức trên cơ sở khai thác các giá trị có sẵn của điểm du lịch

như điều kiện khí hậu, địa hình, các công trình văn hóa,… gọi là tài nguyên du lịch.
Dịch vụ tham quan, giải trí là những hoạt động được tổ chức nhằm đáp ứng nhu
cầu về tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch hoặc làm cho đầu
óc được thảnh thơi thông qua việc tham gia các hoạt động vui chơi.
Với hầu hết khách du lịch, chính nhu cầu tham quan, giải trí là lý do khiến người
ta ra khỏi nhà để đi du lịch. Với những khách du lịch khác, tranh thủ thực hiện cuộc
tham quan, giải trí tại điểm đến cũng là nhu cầu rất phổ biến. Vì vậy, dịch vụ tham
quan, giải trí là một bộ phận không thể thiếu được, là bộ phận thỏa mãn nhu cầu đặc
trưng của khách du lịch.
Dịch vụ tham quan, giải trí được hình thành trên cơ sở khai thác tài nguyên du
lịch. Sự hấp dẫn, độc đáo, đa dạng của tài nguyên du lịch và theo đó của dịch vụ tham
quan, giải trí tạo nên sức thu hút và lưu giữ khách của điểm đến du lịch.

8


1.2.2.2. Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Rời khỏi nhà để tham quan, giải trí,… nhưng cùng ra đi với khách du lịch là những
nhu cầu thiết yếu của họ về nghỉ ngơi, ăn uống. Vì vậy, họ cần có dịch vụ đảm bảo nơi
ăn ở cho khách du lịch tại nơi đến trong quá trình thực hiện chuyến đi.
Dịch vụ lưu trú là những hoạt động nhằm đáp ứng cho khách hàng những nhu cầu
nghỉ ngơi, ăn uống trong quá trình rời khỏi nhà đi du lịch.
Khách du lịch có thể chọn một trong những khả năng: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà
người quen, …Ngoài ra dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả việc cho thuê đất để cắm trại và
các hình thức quan trọng khác. Để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, khách du lịch có thể tự
mình chuẩn bị bữa ăn, hay đến nhà hàng để ăn, hay được mời.
Tuy sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch chủ yếu là từ dịch vụ tham quan, giải trí
nhưng chính dịch vụ lưu trú mới thường mang lại phần thu nhập chủ yếu cho điểm đến.
Ý nghĩa của phát triển dịch vụ lưu trú còn ở chỗ, nếu dịch vụ lưu trú của điểm đến có
chất lượng kém hoặc giá cả đắt đỏ, du khách cũng không thể lưu lại lâu và viếng nhiều

điểm tham quan, giải trí được.
Một cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ có lợi thế cạnh tranh, thường là lợi thế
cạnh tranh cốt lõi, khi nó có vị trí gần với tài nguyên du lịch.
1.2.2.3. Dịch vụ vận chuyển
Du lịch gắn liền với sự đi lại. Dịch vụ vận chuyển nhằm tạo điều kiện cho khách
du lịch tiếp cận tài nguyên du lịch theo cách mà họ thích, nhưng nói chung là nhanh
chóng, tiết kiệm và tiện nghi. Nó bao gồm việc đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm
đến du lịch và trong phạm vi một điểm đến du lịch. Để thực hiện dịch vụ này, người ta
có thể sứ dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau của đường không, đường
thủy, đường sắt và đường bộ.
Nếu dịch vụ lưu trú là thu nhập chủ yếu của điểm đến thì dịch vụ vận chuyển
thường là phần chi tiêu có tỷ trọng lớn nhất của khách du lịch, nhất là trong trường hợp
khách du lịch quốc tế.
1.2.2.4. Dịch vụ mua sắm
Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với nhiều khách du lịch thì việc
mua quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được. Dịch vụ này bao gồm các
hình thức bán lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hóa, vải vóc… Những
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này thường được bố trí ở vị trí gần tài nguyên du lịch
và các cơ sở lưu trú, kinh doanh những mặt hàng gắn liền với hình ảnh của tài nguyên
và điểm đến du lịch.
1.2.2.5. Các dịch vụ trung gian trong du lịch
Trên đây là bốn bộ phận dịch vụ cơ bản hợp thành sản phảm du lịch. Việc phối
hợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và nhận các dịch vụ này
của khách du lịch là quá trình phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Khách du lịch
9


thường e ngại liệu có thể mua được vé vận chuyển đi và về và đúng thời gian? Điểm
tham quan, giải trí nào cần đến, điểm nào không và điểm nào nên xem trước điểm nào?
Liệu có thể đăng ký được phòng khách sạn và nên ngủ đâu, ăn ở đâu? Đi lại tại điểm

đến, sử dụng phương tiện nào là hợp lý nhất?...
Do đó, sự phối hợp này có thể được tiến hành do công ty du lịch tổ chức dưới hình
thức bán một chương trình phối hợp các sản phẩm du lịch riêng lẻ nhưng cũng có thể
do bản thân khách du lịch tự lo lấy.
Với khách tự tổ chức, họ tự nghiên cứu nơi đến, tự đăng ký phương tiện vận
chuyển, nơi ăn, chốn ở…Sở dĩ khách muốn tự tổ chức vì họ là những người có cảm
giác sâu sắc muốn được độc lập và ghét bị lệ thuộc vào một nhóm. Khá nhiều khách du
lịch cảm thấy thú vị khi tự tìm hiểu và tự tổ chức chuyến đi. Trong trường hợp này các
sách hướng dẫn khách du lịch là cơ sở tốt nhất giúp họ lựa chọn các điểm tham quan và
các cơ sở lưu trú. Một phượng diện khác, về lý do kinh tế, là khách du lịch thường nghĩ
rằng chính một chuyến du lịch tự tổ chức sẽ cho phép họ khám phá nhiều điều hơn với
chi phí ít hơn. Thực hiện theo cách này là những khách du lịch có khát khao khám phá
cao, chấp nhận rủi ro hay tự tin vào khả năng thu xếp của mình. Họ thường là khách du
lịch thanh niên, sinh viên hoặc những người có nhiều kinh nghiệm du lịch.
Đối với một số khách du lịch, nhận thức được những khó khăn trong khi lựa chọn
và sắp xếp theo trình tự hợp lý một loạt các dịch vụ khác nhau tại những nơi xa lạ, cũng
như e ngại những rủi ro có thể thể xảy ra tại điểm đến, họ sử dụng các chương trình du
lịch trọn gói (bảo đảm tất cả những dịch vụ và hàng hóa cần thiết trong suốt thời gian
của chuyến đi) hoặc các chuyến du lịch khô (sec tour- vé khứ hồi và vài đêm ở khách
sạn). Từ đó xuất hiện những công ty đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ tham quan, giải trí, lưu trú, vận chuyển,.. và khách du lịch. Họ chỉ thu
gom, sắp xếp các dịch vụ thành một chương trình du lịch và thương mại hóa chúng.
Trong thực tế, khách du lịch cũng ý thức rằng chương trình du lịch trọn gói thường rẻ
hơn rất nhiều so với tự tổ chức.
Dịch vụ trung gian là dịch vụ phối hợp các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch để
hình thành các một phần hay toàn bộ các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và thương
mại hóa chúng.
Trong việc này có 2 hoạt động chính có thể hợp nhất trong hoạt động của một
doanh nghiệp lữ hành, hay được chuyên môn hóa hình thành hai loại doanh nghiệp:
* Tour operator (T.O.): thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ thành một chương trình

du lịch, quảng bá và bán sĩ chúng cho hệ thống các đại lý du lịch.
* Đại lý du lịch (Travel agency): Mua lại các chương trình du lịch của Tour operator
bán lại cho khách du lịch. Họ cũng thường đảm nhận việc cung cấp thông tin du lịch và
nhận một số việc như làm thủ tục VISA, đăng ký giữ chỗ khách sạn, bán vé máy bay,…
cho khách.
10


Như đã phân tích trên, toàn bộ các dịch vụ tạo nên sản phẩm du lịch đều dựa vào
nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến. Dựa vào bản chất và vị trí của tài nguyên du
lịch, các cơ sở tham quan, giải trí được hình thành. Các dịch vụ này tạo nên sức hút
khách của nơi đến. Điều này dẫn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống các
phương tiện vận chuyển cho phép tiếp cận tài nguyên du lịch. Quy mô và đặc điểm
nguồn khách có khả năng thu được xác định số lượng và cấp hạng của hệ thống cơ sở
lưu trú tại điểm đến. Loại hình, phong cách, vị trí của cơ sở lưu trú cũng chịu tác động
bởi tài nguyên du lịch. Đến lượt nó, cùng với hệ thống cơ sở tham quan, giải trí, hệ
thống cơ sở lưu trú xác định sự phân bố, quy mô và đặc điểm của hệ thống nhà hàng,
cửa hàng bán hàng lưu niệm.
Một cách đơn giản chúng ta có thể nói:
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ, hàng hóa du lịch
Trực quan hơn, chúng ta có thể mô tả sản phẩm du lịch thông qua Hình 1.3
(McIntosh, 1990, p. 16):

Dịch vụ
vận
chuyển

Dịch vụ
lưu trú &
ăn uống


Dịch vụ
mua sắm

Dịch vụ
tham quan,
giải trí
TÀI NGUYÊN
DU LỊCH

Dịch
vụ
trung
gian
Marketing

Marketi

11


Hình 1.3: Cấu trúc sản phẩm du lịch
Nguồn: Tourism – Principles, Practices, Philosophies, Robert W. McIntosh,
Charles R. Goeldner, Nxb John Wiley & Sons, 2001
1.2.3. Những đặc điểm của sản phẩm du lịch

1.2.3.1. Những đặc điểm từ tính chất dịch vụ của sản phẩm du lịch
Mặc dù sản phẩm du lịch là tổng thể những hàng hóa và dịch vụ, "mặc dù sản
phẩm du lịch được hình thành từ tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng cũng như các nguồn
lực vật chất khác, nhưng cái mà khách du lịch mua là những trải nghiệm được tạo ra từ

cơ sở hạ tầng và các yếu tố nguồn lực chứ không phải bản thân chúng" (Chris Cooper,
2008, p. 5). Đặc điểm dịch vụ của sản phẩm du lịch thể hiện rõ nhất ở chỗ sản phẩm du
lịch cũng như dịch vụ nói chung không thể được sản xuất mà không có sự thỏa thuận và
hợp tác của người tiêu dùng và là một sản phẩm dựa trên sự trải nghiệm (an experiencebased product), chúng ta phải xem xét nó trong sự không thể tách rời giữa quá trình sản
xuất và quá trình tiêu dùng.
Là một loại dịch vụ, sản phẩm du lịch có những đặc điểm sau:
1. Sản phẩm du lịch có tính phi vật thể
Trải nghiệm du lịch mà khách du lịch nhận được là phi vật thể. Trong cấu trúc sản
phẩm du lịch, các dịch vụ tham quan, giải trí, vận chuyển cho đến lưu trú, ăn uống về cơ
bản là chuỗi các hành động, chúng có tính không thể sờ mó được (intagible).
Tính phi vật thể khiến cho việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có những đặc điểm:
• Chất lượng dịch vụ khó đồng nhất: Sự vận hành của máy móc là không đổi dẫn
đến chất lượng sản phẩm vật chất khá đồng nhất. Nhưng trong dịch vụ, chất lượng
dịch vụ phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người, bao gồm cả kỹ năng và thái độ
phục vụ của nhân viên lẫn kinh nghiệm sử dụng dịch vụ và sự hợp tác của khách
hàng. Khó có thể đòi hỏi thao tác của nhân viên luôn luôn có độ chuẩn mực chính
xác. Đã vậy, thái độ phục vụ của nhân viên bị chi phối bởi các yếu tố bất định như
tình trạng tâm lý, tình cảm, sức khỏe,… của họ và thái độ của khách hàng. Đặc
điểm này dẫn đến những khó khăn trong quản lý chất lượng dịch vụ. Để quản lý
chất lượng tốt, giải pháp thường được sử dụng là xây dựng các chuẩn mực chất
lượng cụ thể cho từng hoạt động phục vụ trên cơ sở xây dựng quy trình phục vụ
hết sức chi tiết.
• Khách hàng khó có đánh giá chất lượng dịch vụ một cách có tính phân tích mà chỉ
có một cảm nhận chung về chất lượng và thường là khá mơ hồ. Khi được hỏi về
12


chất lượng của một sản phẩm vật chất, một chiếc xe gắn máy chẳng hạn, khách
hàng dễ dàng chỉ ra những mặt được và chưa được của sản phẩm. Trong dịch vụ,
tuy có thể đánh giá chất lượng chung của dịch vụ, chẳng hạn khách hàng có thể

đánh giá rằng nhà hàng A là sang, nhưng họ thường sẽ lúng túng khi được hỏi nhà
hàng A sang ở những chỗ nào. Vì cảm nhận chất lượng dịch vụ là cảm giác chung
nên trong chuỗi hành động tạo nên dịch vụ, chỉ cần một vài hành động không đạt
yêu cầu, khách hàng sẽ đánh giá kém về chất lượng của toàn bộ dịch vụ. Xác định
các điểm nhạy cảm, quản lý chặt chất lượng ở những điểm này là cần thiết.
• Do tính phi vật thể, chúng ta khó bảo vệ bản quyền. Một chương trình du lịch
mới, hay quy trình phục vụ độc đáo dễ bị sao chép vì chúng ta không thể gắn
thương hiệu lên những sản phẩm này. Từ đó, người tiêu dùng tin tưởng vào
thương hiệu của Công ty hơn là thương hiệu của sản phẩm. Tên của một chương
trình du lịch cụ thể ít ý nghĩa hơn tên công ty cung cấp chương trình đó. Xây dựng
thương hiệu chung của Công ty, thường xuyên đổi mới sản phẩm là yêu cầu của
kinh doanh du lịch. Ngoài ra, vì đặc điểm này, chúng ta cần chú trọng các bằng
chứng vật chất và vật thể hóa các thông tin quảng bá;…
2. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng lúc, cùng nơi
Do tính phi vật thể, dịch vụ khó có thể thể vận chuyển, đặc biệt là sản phẩm du
lịch, các sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi
cung ứng để thụ hưởng. Mặt khác, chỉ với sự có mặt và yêu cầu tiêu dùng dịch vụ của
khách quá trình cung ứng dịch vụ mới được khởi động. Điều này làm cho việc sản xuất
và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng lúc, cùng nơi và dẫn đến:
• Sản phẩm dịch vụ không thể lưu kho được, sản phẩm không được tiêu thụ là sản
phẩm bị mất hoàn toàn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những ngành mà tỷ
trọng chi phí cố định lớn như ngành khách sạn, nhà hàng, giải trí, vận chuyển hàng
không…Điều này dẫn đến yêu cầu khai thác công suất thiết kế là yêu cầu sống còn
của doanh nghiệp du lịch;
• Do không có kho để điều tiết lượng sản phẩm đưa ra thị trường, trong kinh doanh
dịch vụ, vấn đề dăng ký giữ chỗ là cực kỳ quan trọng. Nó được coi là sự dự trữ
lượng cầu, bảo đảm sự điều chuyển cầu tương thích với lượng cung cố định;
• Đối với sản phẩm vật chất, chúng ta có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi
sản xuất, trước khi bán cho khách hàng tiêu dùng. Trong dịch vụ, chúng ta không
thể đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi nó được tiêu dùng. Quản lý chất lượng

toàn bộ quá trình là cần thiết trong kinh doanh du lịch.
3. Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra và đánh giá chất lượng dịch vụ
Do không vận chuyển được, khách hàng phải có mặt trong nơi sản xuất dịch vụ,
không những thế, họ còn tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ. Vì vậy, chất lượng dịch
vụ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng. Nhưng rủi
13


thay, kinh nghiệm, trình độ và sự hợp tác của khách hàng là những biến số mà doanh
nghiệp không thể kiểm soát được.
Sự tham gia của khách hàng khiến:
• Việc quản lý sự tham gia của khách hàng và tổ chức luồng khách hàng là một nội
dung quan trọng trong quản trị cung ứng dịch vụ;
• Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có vai trò to lớn trong cảm nhận của
khách hàng về chất lượng dịch vụ;
1.2.3.2. Những đặc điểm riêng có của sản phẩm du lịch
Bên cạnh những đặc điểm xuất phát từ bản chất dịch vụ, sản phẩm du lịch có
những đặc điểm riêng có của nó: Sản phẩm du lịch thỏa mãn những nhu cầu cấp cao của
con người; Việc tiêu thụ sản phẩm du lịch xảy ra ở bên ngoài của môi trường gia đình
của người mua; Mặc dù du lịch là một ngành công nghiệp dịch vụ nhưng nó không hoàn
toàn vô hình, du lịch dựa trên một tập hợp các cơ sở hạ tầng vật chất và nguồn lực vật
chất.
1. Sản phẩm du lịch thỏa mản những nhu cầu đặc biệt và thứ yếu của con người
Sản phẩm du lịch thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt như nhu cầu hiểu biết kho tàng
văn hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, nhu cầu gặp gỡ người thân,…
Đó là những nhu cầu riêng có của con người, nằm ở lớp trên trong Tháp nhu cầu
Maslow1. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch, có những hàng hóa và dịch vụ thiết
yếu thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại…, nhưng mục đích chính của chuyến du lịch là nhằm
thỏa mãn những nhu cầu cấp cao. Ngoài ra, sản phẩm du lịch là những trải nghiệm và
việc tiêu dùng nó đòi hỏi chi phí thời gian. Từ đó,

• Ngay cả các nhu cầu thiết yếu trong chuyến đi, khách du lịch có đòi hỏi cao về
chất lượng phục vụ, thường cao hơn mức bình thường hàng ngày của họ;
• Khách du lịch thường là những khách hàng có trình độ văn hóa cao, họ ý thức về
về những tác động tiêu cực có thể có do hoạt động du lịch của họ;
• Nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện khi con người có thời gian nhàn rỗi và thu nhập đủ
lớn sau khi đã được dùng để đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu;
• Nếu việc mua hàng hóa thông thường chỉ bị ràng buộc bởi đường ngân sách thì
việc mua sản phẩm du lịch còn bị ràng buộc thêm bởi quỹ thời gian rảnh dành cho
du lịch;
• Lượng cầu du lịch khá nhạy cảm với những biến động về giá cả, thu nhập và điều
kiện an toàn, an ninh;

1 Theo Abraham Maslow, trong bài viết A Theory of Human Motivation (Psychological Review 50
(1943):370-96), nhu cầu của con người rất đa dạng, có thể chia thành 5 tầng theo thứ tự từ thấp đến cao:
nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu phát triển bản
thân; chỉ khi nào những nhu cầu lớp dưới được thỏa mãn về cơ bản, nhu cầu kế bên trên nó sẽ nổi lên bề
mặt ý thức và quyết định thái độ.

14


2. Sản phẩm du lịch sử dụng cả những nguồn lực khan hiếm và không khan hiếm
Kinh tế học giải quyết việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm. Tuy
nhiên, trong du lịch, các tài nguyên du lịch như thắng cảnh, di tích tham quan, khí hậu dễ
chịu, lòng hiếu khách của cư dân địa phương,… là những nguồn lực không khan hiếm
hoặc ít khan hiếm. Việc tiêu dùng của du khách này không hoặc ít ảnh hưởng đến sự tiêu
dùng của du khách khác. Từ đó,
• Nhiều lợi ích tại điểm đến được khách du lịch hưởng thụ miễn phí. Ở những nơi có
bán vé tham quan thì việc định giá không theo các quy luật kinh tế thông thường,
nó có thể chỉ được sử dụng để hạn chế lượng khách, để hỗ trợ cho kinh phí hoạt

động và bảo tồn,…
• Do là nguồn lực không hoặc ít khan hiếm nên có thể bị sử dụng quá mức dẫn đến
tình trạng ảnh hưởng đến sự khai thác lâu dài. Phát triển du lịch bền vững là vấn
đề phải luôn được đặt ra trong chiến lược phát triển của các điểm đến.
3. Sản phẩm du lịch được tiêu dùng chủ yếu ở địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên
của khách du lịch
Đặc thù này cần xem xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất, nơi cư trú và nơi đến của du
khách thường xa nhau về không gian, khác biệt về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội.
Tùy đặc điểm tâm lý của khách, hướng ngoại hay hướng nội, mà sự khác biệt nói trên là
thu hút hay cản trở du lịch và chi phí tài chính, thời gian và sức khỏe để đi từ vùng gửi
khách đến vùng nhận khách là biến số âm tính ảnh hưởng đến dòng khách (hai vấn đề
này sẽ lần lượt được phân tích sâu hơn ở chương 3). Thứ hai, do dịch vụ du lịch gắn liền
với sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất nên bản chất di động của du lịch
đòi hỏi phải xem xét tiến trình tiêu dùng và vì vậy cả tiến trình sản xuất theo thời gian và
không gian. Tại mỗi nơi, mỗi lúc, chúng ta xem xét việc làm thế nào các yếu tố khác
nhau của tiêu thụ và sản xuất đến với nhau tạo ra những trải nghiệm khác nhau và do đó
kết quả khác nhau cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Để hiểu được tính phức tạp và đa
dạng của sản phẩm du lịch, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm về hệ thống không
gian của du lịch. Theo Cooper và Hall, hệ thống này bao gồm 4 thành phần:
• Vùng gửi khách (A generating or source region): là nơi cư trú thường xuyên của
khách du lịch. Nó cũng là nơi bắt đầu và kết thúc chuyến đi.
• Tuyến đường (A transit route): Lộ trình khách du lịch phải đi để đến nơi du lịch.
• Vùng nhận khách (A destination region): là vùng khách du lịch chọn để viếng
thăm. Nó cũng là nơi tạo ra phần cốt lõi của sản phẩm du lịch.
• Môi trường: Các yếu tố chung quanh của 3 vùng trên.
(Chris Cooper, 2008, p. 6)
Trong khi điểm đến là tâm điểm của các hoạt động du lịch, du lịch sẽ chịu tác động
bởi tất cả các yếu tố của hệ thống du lịch. Tất cả chúng đều tác động đến sức thu hút của
một vùng du lịch đến một vùng gửi khách nhất định. Do trong hệ thống này, ở mỗi thành
15



phần khác nhau, khách du lịch có những hành động khác nhau và vì vậy có các đơn vị
cung ứng khác nhau.
Bảng 1.1 Những hoạt động cơ bản tại các thành phần của hệ thống không gian DL
Vùng gửi khách
1. Lập quyết định du lịch
và chuẩn bị hành trình

Tuyến đường

Vùng nhận khách

2. Hành trình đến vùng
Hoạt
nhận khách
động
3. Trãi nghiệm du lịch tại
của
vùng nhận khách
khách
4. Hành trình về nhà
du
lịch 5. Hồi tưởng về chuyến đi và
bổ sung kinh nghiệm cho
quyết định du lịch sau này

Hoạt
động
của

các
đơn
vị
cung
ứng

Các kênh phân phối và
quảng bá cho vùng nhận
khách tại vùng gửi khách:
• Đại lý du lịch
• T.O.
• Các nhà bán lẻ trực
tuyến
Hạ tầng giao thông

Tuyến giao thông nối liền
vùng gửi khách và vùng
nhận khách
• Dịch vụ hàng không
• Dịch vụ đường bộ, đường
sắt
• Dịch vụ đường thủy
• Xe riêng và xe thuê tự lái
Các trạm dừng xe, trạm
trung chuyển, dịch vụ ăn
uống, lưu trú trên đường

Tiện nghi và các điểm
tham quan, giải trí
• Dịch vụ lưu trú

• Dịch vụ ăn uống
• Dịch vụ tổ chức hội nghị
và triển lãm
• Dịch vụ tham quan, giải
trí
• Dịch vụ mua sắm
• Lòng hiếu khách
• Giao thông nội vùng
• An ninh, an toàn

Nguồn: Tổng hợp từ (Chris Cooper, 2008, pp. 8-12)
Việc phân tích theo dòng thời gian - không gian như trên cho phép chúng ta chi tiết
hóa hơn mô hình hành vi mua của khách hàng của Philip Kotler (xem thêm ở (Philip
Kotler, 2012)), mà còn chỉ ra định hướng hoạt động của người cung ứng dịch vụ du lịch
tại từng thành phần trong hệ thống trong phục vụ dòng khách du lịch giữa hai vùng.
4. Việc cung ứng sản phẩm du lịch liên quan đến nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành khác
nhau và diễn ra trên địa bàn rất rộng
Do việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra ngoài căn nhà của họ cho nên trong quá trình
thực hiện chuyến đi để thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, họ cần có những sản phẩm,
dịch vụ khác nhau thỏa mãn những nhu cầu hết sức đa dạng trong cuộc sống thường
ngày của khách du lịch. Vì vậy, trong sản phẩm du lịch có các hàng hóa, dịch vụ của các
ngành có các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất khác nhau: ngành giao thông vận chuyển
hành khách, lưu trú, ăn uống, văn hóa, thể thao, giải trí, ngành tiểu thủ công mỹ nghệ,…
Việc đi lại của du khách gắn liền với yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, sinh
hoạt hàng ngày của du khách trong chuyến đi gắn liền với yêu cầu phát triển hệ thống
16


thông tin liên lạc, an ninh và y tế. Đối với khách du lịch quốc tế, việc đi lại xuyên quốc
gia còn đòi hỏi sự phát triển và phối hợp của ngành hải quan, xuất nhập cảnh,… Hơn

nữa, hành trình du lịch nối liền các điểm tham quan, giải trí kéo dài qua các địa phương
khác nhau đòi hỏi sự phối hợp, liên kết các hoạt động trên giữa các quốc gia, tỉnh, huyện
khác nhau.
Từ đó,
• Để phát triển du lịch, cần có một sự phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp vượt
ra khỏi giới hạn của ngành du lịch,
• Bộ máy quản lý nhà nước vốn thường được tổ chức theo ngành và địa giới hành
chính khó đảm đương được việc tổ chức, quản lý quá trình phát triển du lịch của
hệ thống tuyến điểm du lịch. Vì vậy, một mô hình quản lý đặc thù, cluster chẳng
hạn (trong du lịch là DMO: Destination Management Organisation), được một số
nơi áp dụng thông qua việc hình thành một Hội đồng mà thành viên sẽ bao gồm
đại diện chính quyền một số địa phương, đại diện cơ quan quản lý nhà nước các
ngành có liên quan, các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức tư vấn du lịch và đại
diện các cộng đồng cư dân các địa phương.
5. Việc kinh doanh sản phẩm du lịch có tính thời vụ
Trong du lịch, lượng cầu biến động có tính chu kỳ theo mùa vụ. Trong khi đó,
lượng cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài. Điều đó dẫn đến có lúc cung
không đáp ứng được cầu du lịch, có lúc cầu du lịch quá thấp so với khả năng cung
ứng của nguồn cung. Hiện tượng này gọi là tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
Hiện tượng này làm cho du lịch giữ một khối lượng lớn các nguồn lực xã hội nhưng
không khai thác đầy đủ. Tính thời vụ càng căng thẳng, hiệu quả kinh doanh du lịch
càng thấp. Từ đó, thực hiện các giải pháp hạn chế tính thời vụ luôn là sự quan tâm của
các nhà quản lý vùng du lịch và doanh nghiệp du lịch. Đặc điểm này sẽ được nghiên
cứu chi tiết hơn trong chương 3.
1.3. CÁC NGUỒN LỰC TRONG DU LỊCH
1.3.1. Các nguồn lực

Một cách phổ biến các nhà kinh tế chia các nguồn lực thành hai nhóm: các nguồn
lực không khan hiếm (free resources) là các nguồn lực mà sẵn có đến nổi không cần phải
có một cơ chế phân bố sử dụng chúng và các nguồn lực khan hiếm (scarce resources) là

các nguồn lực mà nguồn cung của chúng nói chung bị giới hạn trong việc đáp ứng các
nhu cầu hiện tại và tương lai. Các nguồn lực khan hiếm có thể được chia thành các nhóm
nhỏ hơn, điển hình như sự phân chia của Norton (Norton, 1984):
• Các nguồn lực tự nhiên: đất đai, khoáng sản, nước, nguồn sinh học;
• Các nguồn nhân lực;
• Các nguồn lực tài chính.
17


Dù là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường hay theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, vấn đề của kinh tế học là nghiên cứu các quyết định phân bố và sử dụng các
nguồn lực khan hiếm. Trong phân bố nguồn lực, vấn đề gồm cả việc phân bố nguồn lực
giữa hoạt động sản xuất kinh doanh - không sản xuất kinh doanh, giữa các ngành, trong
một ngành và trong một doanh nghiệp.
Chẳng hạn, chính phủ, các ngành và các áp lực nhóm có thể thương lượng về một
vùng đất để ra quyết định sử dụng vùng đất đó xây dựng vườn quốc gia (không kinh
doanh) hay để khai thác khoáng sản, nông nghiệp hay du lịch (lựa chọn giữa các ngành).
Trong cấp độ một ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh để tìm kiếm nhiều hay ít
hơn nguồn lực dành cho mình. Chẳng hạn, các khách sạn và nhà hàng có thể cạnh tranh
bằng cách đưa ra một mức lương hấp dẫn để có được một cán bộ quản lý giỏi - một
nguồn lực lao động có kỹ năng.
Trong cấp độ tác nghiệp sản xuất, vẫn có sự cạnh tranh các nguồn lực khan hiếm
và cần có sự phân bố các nguồn lực này: Một Văn phòng du lịch quốc gia phải cân nhắc
giữa việc chi tiêu tất cả ngân sách quảng cáo của nó cho phương tiện quảng cáo video
hay phối hợp giữa tập gấp và poster hay phương tiện khác.
Vì vậy, kinh tế du lịch phải giải quyết các câu hỏi sau:
• Cơ chế phân bố nguồn lực được áp dụng ở nơi gửi khách và diểm đến là gì?
• Làm thế nào để du lịch có thể so sánh với các ngành và hoạt động khác trong việc
cạnh tranh nguồn lực khan hiếm?
• Bên cạnh sự cạnh tranh trên thị trường, phả chăng có sự cạnh tranh trong quyền sử

dụng nguồn lực giữa các doanh nghiệp du lịch?
• Phải chăng có các chi phí cơ hội 2 đáng kể (có ý nghĩa) nảy sinh trong việc sử dụng
một nguồn lực nào đó cho du lịch?
1.3.2. Các nguồn lực du lịch

Từ định nghĩa và phân tích ở trên, chúng ta thấy ngay có hai vấn đề cần giải quyết:
• Đâu là nguồn lực thực sự của du lịch? Sở dĩ vấn đề này cần được đặt ra vì thường
có sự không phù hợp giữa nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về
những gì "sản phẩm" du lịch tạo thành.
• Đâu là đặc điểm của phân bố và sử dụng nguồn lực du lịch? Đặt ra vấn đề này vì
nhiều bộ phận trong nguồn lực du lịch là hàng hóa công 3 hay thậm chí là nguồn
lực không khan hiếm.
2 Chi phí cơ hội trong việc sử dụng nguồn lực cho du lịch là cơ hội mất đi khi không sử dụng nguồn lực
này cho hoạt động tốt nhất kế tiếp có thể có
3 Hàng hóa công ở đây có thể được định nghĩa như là những tiện nghi ở dưới mức sử dụng mà một
người có thể sử dụng chúng nhưng không làm giảm khả năng sử dụng của những người khác. Đây là
tình trạng chi phí cơ hội bằng zéro (Samuelson 1989).

18


Có sự khác biệt về nguồn lực du lịch giữa quan điểm của doanh nghiệp và của du
khách: Các doanh nghiệp du lịch sử dụng chủ yếu là các nguồn khan hiếm để tạo ra
các hàng hóa dịch vụ bán cho khách; trong khi du khách có thể tiêu dùng các "sản
phẩm" miễn phí tạo ra từ nguồn lực không khan hiếm và đây lại là điều chủ yếu trong
thu hút khách đến vùng du lịch.
Xét từ du khách, trong khi mọi người đồng ý rằng trong thế giới ngày nay thực sự
có rất ít, nếu không muốn nói là không có nguồn lực không khan hiếm nào còn tồn tại
(thực tế là bất kỳ hoạt động nào của con người đáp ứng một nhu cầu nào đó trên thế giới
này chắc chắn rằng có ai đó, vào lúc nào đó sẽ phải trả tiền cho điều này), nhưng như đã

nói ở trên, sản phẩm du lịch bao gồm một khối lượng đáng kể hàng hóa công. Chẳng
hạn, nếu một gia đình làm một chuyến cắm trại bằng ô tô vào trái mùa du lịch, họ có thể
sử dụng hệ thống đường sá, công viên quốc gia hay công viên công cộng, bãi biển và họ
có thể "tiêu dùng" phong cảnh bằng cách ngắm chúng hay chụp ảnh chúng, mà không
làm ảnh hưởng tí nào đến sự thưởng thức phong cảnh của người khác. Dĩ nhiên, nếu
cũng gia đình này đi vào mùa đông khách nhất, có thể chi phí cơ hội sẽ xuất hiện do gây
ra hiện tượng kẹt xe, quá tải ở điểm đến và làm hỏng phong cảnh.
Xét từ doanh nghiệp, các nhà cung ứng du lịch cũng sẽ sử dụng các bộ kết hợp các
nguồn lực khan hiếm tương tự như những doanh nghiệp khác. Ở đây, chúng ta có những
nỗ lực khác nhau để liệt kê và phân loại những nguồn lực này như trong Hình 1.4.
Hình 1.4 chỉ ra rằng du lịch thường được xây dựng trên cơ sở sự phối hợp giữa
những nguồn lực không khan hiếm và những nguồn lực khan hiếm thuộc sở hữu tư nhân
hay xã hội. Như vậy, ở đây có sự phối hợp để hình thành nên cái mà du khách cảm nhận
như là sản phẩm mà họ tiêu dùng và cái mà các nhà cung ứng đang sản xuất.
Một cách tách biệt, để phân biệt cơ sở nguồn lực sử dụng, người ta phân loại thành
những sản phẩm trên cơ sở nguồn lực (resource-basis) là những sản phẩm, những điểm
du lịch độc đáo được tạo nên bởi những nguồn lực không khan hiếm và thường là tài
nguyên du lịch như tài nguyên tự nhiên hay di sản văn hóa lịch sử, ví dụ những vùng núi,
những vùng sinh thái quý hiếm hay di sản kiến trúc kinh thành Huế và những sản phẩm
định hướng người sử dụng (user-orientation) chỉ những sản phẩm được đầu tư xây dựng
nhằm mục tiêu cho du khách sử dụng, ví dụ các công viên giải trí hay khách sạn, nhà
hàng, trung tâm hội nghị.
Khí hậu, thắng cảnh, di sản văn hóa (bao gồm cả phong tục, tập quán)

19


Lao động và khả năng quản lý

Vốn

Các phương tiện công

(vd: đường sá, cơ sở hạ tầng)
Các phương tiện tư
Đất đai
Mặt bằng, đặc biệt là địa hình với các thuộc tính của nó như phong cảnh và các cơ sở cho hoạt
động (vd: bãi biển, dốc trượt tuyết, các mặt nước)

Các nguồn lực không khan hiếm
Các nguồn lực khan hiếm

Hình 1.4: Các nguồn lực chủ yếu trong du lịch
Mặc dù vậy, hầu hết những sản phẩm du lịch thành công không hoàn toàn thuộc
loại này hay loại kia. Đối với khu nghỉ dưỡng, Bà Nà chẳng hạn, một ngọn núi có địa
hình tốt là cần thiết nhưng vẫn cần có những đầu tư định hướng chuyên biệt vào du
khách trong xây dựng đường sá, cáp treo và cơ sở lưu trú cũng như đường trượt. Đối với
một trung tâm hội nghị, sự thành công của nó sẽ thuận lợi hơn nếu nó được xây dựng ở
một địa phương có danh thắng hay có những di sản văn hóa hấp dẫn.
20


1.3.3. Sự phối hợp các nguồn lực

+ Hàm sản xuất:
Chúng ta đã biết rằng các sản phẩm du lịch được tạo nên bởi các nguồn lực hay
yếu tố sản xuất, một vấn đề kế tiếp phức tạp hơn mà chúng ta cần giải quyết là phân tích
mối quan hệ giữa các nguồn lực được sử dụng và sản phẩm đầu ra thông qua hàm sản
xuất. Việc nghiên cứu hàm sản xuất cho phép hiểu biết không chỉ tổng số lượng nguồn
lực khan hiếm cần thiết để sản xuất sản phẩm mà còn chỉ ra các phương án lựa chọn cách
phối hợp các nguồn lực này.

+ Tỷ suất kỹ thuật thay thế biên (MRTS):
Lý thuyết kinh tế học cổ điển đã chỉ ra rằng ở một trình độ công nghệ nhất định và
những thứ khác không đổi, số lượng nguồn lực sử dụng phụ thuộc vào năng suất biên của
mỗi nguồn lực và giá hay khoản chi (price or reward) để có một đơn vị nguồn lực đó4.
Cũng như các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác, doanh nghiệp du lịch
sử dụng các nguồn lực khan hiếm và họ cũng phải luôn cố đạt đến một MRTS cho phép
phối hợp hiệu quả các nguồn lực. Một vài kỹ thuật phân tích phức tạp như lý thuyết sản
xuất tân cổ điển và phân tích hoạt động sẽ được triển khai ở chương 04, nhưng rõ ràng
ngay cả ở cấp độ đơn giản, chúng ta cũng có thể thấy các doanh nghiệp du lịch kiên trì
tìm kiếm một khả năng phối hợp tối ưu các nguồn lực. Chẳng hạn, một khách sạn 'phong
cách quốc tế' tiêu chuẩn như Holiday Inn có thể vận hành một cơ sở ở Mỹ hay Châu Âu
với tỷ lệ nhân viên trên một khách là 1:2 hay thậm chí 2:5. Trong một quốc gia châu Á có
mức lương thấp như Việt Nam, tỷ lệ này có thể là 1:1 hay cao hơn. Những cơ sở lưu trú ở
các quốc gia có mức lương cao như Mỹ và Châu Âu, có thể có đầu tư cao hơn vào các
trang thiết bị từ thang máy tự động đến giặt là khách tự phục vụ và các thiết bị chế biến
món ăn tiết kiệm lao động.
Nhiều doanh nghiệp du lịch phải thường xuyên đưa ra các chọn lựa của mình vì họ
có phạm vi lựa chọn phối hợp các nguồn lực rất rộng kể cả trong phạm vi ngành và đoạn
thị trường. Từ đó, khó có một giải pháp chung nhằm xác định đâu là cách phối hợp
nguồn lực tốt nhất. Trong khía cạnh này, du lịch rất khác ngành luyện kim chẳng hạn.
Trong ngành luyện kim, thông qua tỷ lệ hóa cạnh tranh và trạng thái bảo hòa mà có một
khuôn mẫu về sự phối hợp các nguồn lực rõ ràng giống nhau giữa các doanh nghiệp và
giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, sự phối hợp các nguồn lực trong du lịch cũng có những khác biệt.
Trong du lịch nói chung, một vài nguồn lực là duy nhất hoặc khác biệt đến nổi
chúng không thể thay thế được. Để cung ứng một trải nghiệm du lịch giống hệt hay đồng
nhất với chuyến tham quan Vịnh Hạ Long hay Thánh địa Mỹ Sơn sẽ là không thể và
4 Ví dụ chỉ với hai yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động và vốn. Năng suất biên của lao động là MP L, chi
phí của đơn vị lao động (mức lương) là w, năng suất biên của vốn là MPK, chi phí sử dụng cho mỗi đơn vị
vốn là r, sự phối hợp tối ưu hai yếu tố nguồn lực này là lựa chọn thỏa mãn điều kiện MPL/w = MPK/r.

Bạn đọc có thể đọc thêm về vấn đề này ở (Giới, 2006, p. 129) hay (Robert S. Pindyck, 1999, pp. 238-239)

21


không kinh tế. Những nguồn lực như vậy thường là phần đế của "cây" các yếu tố nguồn
lực trong Hình 1.4. Cũng có những cố gắng để dùng vốn thay thế cho loại nguồn lực này,
chẳng hạn ở Townsville, Úc, một khu phức hợp bờ biển mô phỏng kỳ quan vỉa san hô
ngầm Great Barrier Reef - nhưng hầu hết các nguồn lực cơ sở đều ít nhiều không thể
thay thế.
Ngoài ra, chúng ta có thể xác định một vài nét khác biệt nhỏ giữa du lịch và các
hoạt động khác như sau:
Trước hết, hoạt động du lịch ở điểm đến thường sử dụng một khối lượng to lớn đất
đai, hay chính xác hơn, những điều kiện thuận lợi (facilities)(vị trí và đường đi đến thuận
lợi) và thuộc tính (attributes) (cảnh quan đẹp, hệ động thực vật phong phú, điều kiện tổ
chức hoạt động giải trí…) của đất. 'Đất đai' ở đây bao gồm địa hình, hệ động thực vật,
mặt nước và thắng cảnh cũng như nhu cầu không gian đơn thuần. Đôi khi, du lịch mâu
thuẩn một cách căng thẳng với những nhu cầu sử dụng khác, chẳng hạn, tại cảng Tiên Sa,
Đà Nẵng, việc dành riêng một khoảng cho cảng hành khách sẽ chiếm chỗ của cảng hàng
hóa, những du thuyền và ván lướt có thể giành chỗ đi lại của thuyền vận tải thương mại.
Trong trường hợp này, chúng ta phải xem xét đến chi phí cơ hội của việc sử dụng đất của
du lịch nhằm bố trí tại một nơi khác, có thể có ít hoặc không có mâu thuẩn với các nhu
cầu sử dụng khác - một bãi biển dành cho môn lướt sóng, hay một khu vực hoang sơ, đẹp
nhưng hẻo lánh không có tài nguyên khoáng sản có thể chỉ có ích cho du lịch.
Thứ hai, so với nhiều ngành khác, du lịch có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều
một cách tương đối, kể cả ở địa phương gửi khách và nhận khách. Đặc điểm này một
phần xuất phát từ lịch sử, như truyền thống, ngành khách sạn và ăn uống đã dựa vào
nguyên tắc về sự phục vụ thông qua tiếp xúc của con người là quan trọng hơn phục vụ
bởi thiết bị. Các khách sạn sang trọng hiện nay có cấu trúc nhân viên được hình thành từ
kiểu phục vụ trong nhà kiểu quý tộc của thế kỷ trước, và tỷ lệ nhân viên trên phòng và

nhân viên trên khách vẫn được xem là sự đo lường rõ ràng của chất lượng. Tầm quan
trọng của yếu tố phục vụ bởi con người được nhấn mạnh một cách phổ biến cả trong
khách sạn sang trọng lẫn công ty lữ hành hay hãng hàng không hoặc quầy bán hàng lưu
niệm. Dễ thấy rằng hầu hết du khách thích tiếp xúc và phục vụ hơn là tự động hóa hoặc
tự phục vụ - trừ phi có một sự bù đắp như là giá thấp hay lợi ích về "tự do" to lớn. Mặc
dù vậy, những tiến bộ kỹ thuật mang lại những thay đổi tỷ suất thay thế kỹ thuật biên
(MRTS) trong du lịch theo cùng một cách mà những ngành khác cũng đang có xu hướng
ít sử dụng lao động hơn, đặc biệt trong hoạt động không tiếp xúc với khách hàng như tự
động hóa trong đăng ký giữ chỗ và bán vé.
Thứ ba, du lịch huy động nguồn lực thuộc sở hữu của chính du khách. Đó là thời
gian. Không như việc mua các hàng hóa thông thường, việc tiêu dùng du lịch đòi hỏi du
khách phải chi tiêu cả tiền bạc và thời gian. Không như tiền mà du khách phải trả để có
được những dịch vụ và hàng hóa, thời gian chỉ đơn thuần là chi phí của khách mà doanh
nghiệp không thu được gì. Hầu hết đây là thời gian rảnh mà con người sử dụng một cách
22


tự nguyện cho du lịch, khi mà lợi ích của việc sử dụng thời gian này cho các hoạt động
khác thấp, tức chi phí cơ hội thấp, nhưng trong nhiều trường hợp, đó có thể là những chi
tiêu bất đắc dĩ, đặc biệt là du lịch giải trí (mundane tourism) và trong chờ đợi giao thông
công cộng. Khi chi phí cơ hội là đủ lớn, người tiêu dùng có thể đi du lịch ngắn ngày hoặc
không đi hay chấp nhận chi tiêu những nguồn lực khác để tiết kiệm thời gian. Doanh số
thành công của dịch vụ bay xuyên đại dương của Concorde, cùng với dịch vụ vận chuyển
bằng trực thăng, được bán ở mức giá cao là minh chứng cho điều này.
1.3.4. Điều hòa nguồn lực và giá cả yếu tố sản xuất đầu vào

Trong nền kinh tế thị trường và trong hầu hết các nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, các hình thức của cơ chế định giá là tiêu chuẩn giúp xác định những nguồn lực
khan hiếm. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực có thể thuộc sở hữu tư nhân hoặc
công ty và chúng sẽ được cung cấp cho những đơn vị khác sử dụng sản xuất với giá tốt

nhất trong các điều kiện khác không đổi. Những nhà kinh tế gọi những nguồn lực như
vậy là yếu tố sản xuất và giá cả của chúng là giá cả yếu tố sản xuất (reward). Chẳng hạn,
đất đai được cung cấp cho mục đích sản xuất thu được tiền cho thuê, người lao động
nhận được lương, vốn thu được lãi suất và doanh nghiệp có được lợi nhuận,… được coi
là giá cả của nguồn lực sử dụng. Ngoài ra, chính quyền có thể đòi hỏi điều hòa các nguồn
lực sử dụng cho phúc lợi xã hội hay những mục đích phi kinh tế - đây là trường hợp phổ
biến trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nơi Nhà nước sở hữu một bộ phận hay toàn bộ
các nguồn lực sản xuất.
Chúng ta cũng thường thấy rằng trong du lịch, các yếu tố sản xuất thường không
kiếm được giá cả tốt nhất. Nói cách khác, trong các ngành khác, nó có thể kiếm được giá
cả cao hơn. Tai sao như vậy? Chúng ta sẽ phân tích chu đáo hơn ở phần sau về vai trò
kinh tế của du lịch, nhưng chúng ta có thể xác định một cách ngắn gọn qua một vài lý do
như sau:
• Du lịch có được sự nổi tiếng là ngành 'sạch sẽ và thú vị' mà nhiều người thích làm
việc và đầu tư trong đó, vì vậy mà:
- Nó có thể thu hút nhiều nhà cung ứng yếu tố sản xuất hơn những ngành
công nghiệp không có hình ảnh tốt (less well-perceived industry);
- Những người cung ứng nguồn lực có xu hướng cân bằng những thu nhập
bằng tiền với những xem xét phi tiền tệ khác. Chẳng hạn, một giám đốc có
thể vui vẻ làm việc với mức lương thấp hơn ở một resort ven biển dễ chịu
hơn là lương cao ở một công trường xây dựng hay nhà máy dệt ồn ào.
• Gầy dựng một doanh nghiệp du lịch (khách sạn, nhà hàng,.. chẳng hạn) thường
được xem, có lẽ là sai lầm, đơn giản và đòi hỏi ít kỹ năng hơn các ngành khác. Do
đó, du lịch dễ thu hút những người rút vốn hay nghỉ việc từ những lĩnh vực khác.
Họ mua một quán bar, một nhà nghỉ hay kinh doanh lữ hành chẳng hạn. Nếu tình
23


trạng tài chính của họ mạnh, tối ưu về thu nhập từ du lịch không phải là kỳ vọng
lớn nhất của họ.

• Du lịch thường có tính thời vụ cao, khó có khả năng đưa ra giá cả yếu tố sản xuất
cạnh tranh so với các ngành khác vì chỉ sử dụng một khoảng thời gian trong năm.
• Sản phẩm của điểm đến thường được phân bố ở những nơi mà ít hữu ích cho các
ngành khác, vì vậy sự cạnh tranh giành nguồn lực với các ngành khác là tối thiểu,
do đó, giá cả yếu tố sản xuất thường thấp. Một thành phố công nghiệp
Thêm vào những vấn đề trên, nhiều chính phủ đang mở rộng những kiểm tra với
du lịch và việc sử dụng nguồn lực trong du lịch vì những lý do kinh tế, xã hội và môi
trường. Sự điều chỉnh này có thể trực tiếp, như là cấm phát triển hay hạn chế số lượng
ngoại tệ sử dụng để mua thiết bị nhập khẩu; hoặc có thể gián tiếp như áp đặt thuế đặc
biệt hoặc tác động đến sự phát triển trên khía cạnh cầu. Trong bất kỳ tình huống nào, các
chính quyền trên toàn thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của du lịch như là một
hoạt động nhân văn, và như bất kỳ hoạt động nào khác, họ muốn giữ nó trong trật tự.
1.4. ĐIỂM THU HÚT VÀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.4.1. Điểm du lịch (Điểm thu hút (attraction))

Như đã trình bày trong khái niệm về sản phẩm du lịch, khi rời khỏi nhà khách du
lịch có nhu cầu đặc trưng, nhu cầu thiết yếu và nhu cầu bổ sung. Trong đó, nhu cầu đặc
trưng tạo nên sự thúc bách du khách phải rời khỏi nhà và các địa phương phát triển du
lịch sẽ tổ chức các địa điểm tham quan, giải trí để tạo nên sức thu hút du khách. Đó là
những điểm du lịch.
Mục 8 điều 3 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa "Điểm du lịch là nơi có tài nguyên
du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch".
Khái niệm này thống nhất với thuật ngữ attraction - điểm thu hút mà nhiều tác giả
đưa ra. Chẳng hạn, trong tác phẩm "The Development and Management of Visitor
Attractions", John Swarbrooke đã định nghĩa điểm thu hút là:
Một nơi đến được hình thành và hoạt động lâu dài với mục đích chủ yếu là cho
phép công chúng vào để giải trí, thư giãn, học hỏi. Cơ sở ấy phải phục vụ cho
công chúng không cần giữ chỗ trước trong những khoảng thời gian công bố trước
trong năm và có khả năng thu hút khách tham quan cũng như cư dân địa phương.
(Swarbrooke John, 1995, p. 4)

Cũng theo John Swarbrooke, điểm thu hút là một cơ sở đơn lẻ hay một khu vực địa
lý quy mô nhỏ được xác định rõ ranh giới. Nó cho phép và thúc đẩy việc thu hút một số
lượng lớn người từ nơi xa và cả dân địa phương đến để tham quan, giải trí trong một
khoảng thời gian ngắn, có giới hạn. Từ đó, John Swarbrooke chia ra:
24


* Những điểm thu hút dựa vào môi trường tự nhiên (các bãi biển đẹp, thắng cảnh,…)
* Những công trình nhân tạo được xây dựng không vì mục đích thu hút khách nay được
sử dụng để thu hút khách (các công trình kiến trúc đền đài, lăng tẩm,…)
* Những công trình nhân tạo được thiết kế để thu hút khách (các công viên giải trí, các
casino,…)
* Nơi tổ chức những sự kiện đặc biệt (nơi tổ chức lễ hội, sự kiện thể thao,…)
1.4.2. Điểm đến du lịch

Cũng theo John Swarbrooke, nếu điểm thu hút nói chung được hiểu như một đơn vị
đơn lẻ, một nơi riêng biệt hay rất nhỏ, dễ dàng xác định phạm vi giới hạn dựa vào một
nét đặc trưng cơ bản (phố cổ,..) hay có tường rào (viện bảo tàng,…) thì điểm đến
(destination) là một khu vực rộng lớn hơn bao gồm nhiều điểm thu hút khác nhau kết hợp
với những dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ hỗ trợ khác mà du khách đòi hỏi.
Cũng trên quan điểm đó, S. Medlik trong "Dictionary of Travel, Tourism and
Hospitality", đã xác định:
Điểm đến du lịch là các quốc gia, các vùng, các thành phố và các khu vực khác có
khả năng thu hút khách, là địa bàn chủ yếu của các hoạt động du lịch và có xu
hướng thu hoạch được hầu hết các chi tiêu và thời gian của du khách. Nó là nơi
tập trung chủ yếu của các điểm thu hút, hệ thống lưu trú, các cơ sở vật chất và các
dịch vụ du lịch khác, là nơi xảy ra các tác động chủ yếu về kinh tế, xã hội, tự
nhiên của du lịch (Medlik, 1996, p. 250).
Như vậy, theo các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu Hoàng thành Huế, phố cổ
Hội An, Viện bảo tàng Chăm,… là những điểm du lịch, thành phố Huế, thành phố Đà

Nẵng, nước Việt Nam hay vùng Đông Nam Á là những điểm đến du lịch.
Luật Du lịch Việt Nam không đưa ra khái niệm điểm đến du lịch nhưng mục 6 & 7
điều 3 đưa ra hai khái niệm:
"Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng
trong hoạt động của đô thị",
"Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du
lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường".
Đây là hai trường hợp cụ thể của destination - điểm đến.
1.5. LOẠI HÌNH DU LỊCH

25


×