Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở xã văn xá huyện kim bảng tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.51 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUẢN THỊ HẬU

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ VĂN XÁ - HUYỆN KIM BẢNG
TỈNH HÀ NAM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & Phát triển nông thôn
: 2010 - 2014

Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUẢN THỊ HẬU


Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ VĂN XÁ - HUYỆN KIM BẢNG
TỈNH HÀ NAM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & Phát triển nông thôn
: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: CN. Đỗ Trung Hiếu
Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Thầy giáo: CN. Đỗ Trung Hiếu.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề

được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả

Quản Thị Hậu


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và
Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo CN. Đỗ Trung Hiếu người đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Uỷ ban nhân dân, các hộ gia đình chăn nuôi lợn tại xã Văn Xá đã cung cấp cho tôi
những nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được
sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của
gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm
lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên,
khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận
được hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014.
Sinh viên thực hiện


Quản Thị Hậu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới qua 4
năm (2009 - 2012) ..........................................................................................17
Bảng 1.2: Tình hình xuất - nhập khẩu thịt lợn của 1 số nước chính trên thế giới ....19
Bảng 1.3: Diễn biến số lượng đàn lợn ở Việt Nam qua 3 năm (2011 - 2013) .........20
Bảng 1.4: Số lượng lợn thịt phân theo địa phương ...................................................21
Bảng 2.1: Số lượng các hộ dân phân bố theo quy mô chăn nuôi ..............................25
Bảng 3.1: Tình hình biến động đất đai của xã Văn Xá qua 3 năm (2011 - 2013) ....31
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Văn Xá qua 3 năm (2011 - 2013) ..33
Bảng 3.3: Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã năm 2013 .................................................35
Bảng 3.4: Cơ cấu kinh tế xã Văn Xá qua 3 năm (2011 - 2013) ...............................36
Bảng 3.5: Tình hình quy mô, cơ cấu và sản lượng lợn thịt của xã (2011 -2013) .....40
Bảng 3.6: Thông tin chung về hộ điều tra .................................................................42
Bảng 3.7: Tình hình các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi của các hộ điều tra ..........45
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra xét theo
quy mô ............................................................................................................46
Bảng 3.9: Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt xét theo quy mô .48
Bảng 3.10: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo quy mô
chăn nuôi ........................................................................................................50
Bảng 3.11: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo hướng sử
dụng thức ăn ...................................................................................................54
Bảng 3.12: Thị trường tiêu thụ thịt lợn .....................................................................58

Bảng 3.13: Thông tin tuổi chủ hộ..............................................................................60
Bảng 3.14: Thu thập ý kiến của chủ hộ về chăn nuôi lợn thịt ..................................61
Bảng 3.15: Những thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi lợn thịt của các
hộ điều tra .......................................................................................................63


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Biểu đồ kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi ...53
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo hướng
sử dụng thức ăn.........................................................................................57
Hình 3.3: Sơ đồ kênh tiêu thụ ...................................................................................59
Hình 4.1: Sơ đồ nguồn cung cấp giống .....................................................................70


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Tên viết tắt

Nghĩa

1


BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BQ

Bình quân

4

CLB

Câu lạc bộ

5

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

6


CNLT

Chăn nuôi lợn thịt

7

ĐVT

Đơn vị tính

8

HQKT

Hiệu quả kinh tế

9

HTX

Hợp tác xã

10

KTH

Kinh tế hóa

11




Lao động

12

LĐNN

Lao động nông nghiệp

13

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

14

QL

Quốc lộ

15

QML

Quy mô lớn

16


QMN

Quy mô nhỏ

17

QMV

Quy mô vừa

18



Thức ăn

19

TSCĐ

Tài sản cố định

20

VAC

Vườn - ao - chuồng


vi


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................... 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................ 3
4. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ...................................................................... 5
1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế ...............................................................5
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế .......................................................................6
1.1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .............................8
1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế .......................................................................8
1.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn........................................................................ 10
1.1.2.1. Khái niệm..............................................................................................10
1.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của việc phát triển chăn nuôi lợn. ...............................10

1.1.2.3. Phân loại lợn ở Việt Nam .....................................................................11
1.1.2.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt ................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 17
1.2.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ thịt lợn trên thế giới ............................................. 17
1.2.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ lợn ở Việt Nam .................................................... 20
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong nuôi lợn ở các tỉnh ............................................... 22


vii

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 23
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 23
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 23
2.4.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp ...........................................................................23
2.4.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp .............................................................................24
2.4.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ..................................................................... 26
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 26
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong đề tài nghiên cứu........................................... 27
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất của hộ ................................................. 27
2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh quy mô chăn nuôi............................................................... 27
2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả ............................................................ 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 29
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 29
3.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................29
3.1.1.2. Định hình, địa mạo ...............................................................................29
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết....................................................................29

3.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước ..........................................................................30
3.1.1.5. Đất đai và tài nguyên thiên nhiên .........................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội xã Văn Xá ............................................................... 32
3.1.2.1. Dân số và lao động ...............................................................................32
3.1.2.2. Hệ thống Cơ sở hạ tầng ........................................................................34
3.1.2.3. Văn hóa - xã hội ....................................................................................35
3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã .......................................................36
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã Văn Xá .............................................................................................. 38
3.1.3.1. Thuận lợi ...............................................................................................38
3.1.3.2. Khó khăn ...............................................................................................39
3.2. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt tại xã Văn Xá ...................................................... 40
3.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại xã ........................................................................ 40
3.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra ............................................. 41
3.2.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra ...................................................41
3.2.2.2. Các yếu tố đầu vào cho chăn nuôi ........................................................44


viii

3.2.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ................................................... 46
3.2.3.1. Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt của các hộ .......................46
3.2.3.2. Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt ..........................................47
3.2.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ............................................... 50
3.2.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra theo
quy mô chăn nuôi ...............................................................................................50
3.2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo hướng sử dụng thức
ăn ........................................................................................................................53
3.2.5. Thị trường tiêu thụ thịt lợn của các hộ điều tra ............................................... 57
3.2.5.1. Thị trường tiêu thụ ................................................................................57

3.2.5.2. Kênh tiêu thụ.........................................................................................58
3.2.6. Phương thức xác định giá bán của các hộ điều tra .......................................... 59
3.2.7. Chủ hộ và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt .. 60
3.2.7.1. Tuổi của chủ hộ ....................................................................................60
3.2.7.2. Nhận thức của chủ hộ về chăn nuôi lợn thịt .........................................61
3.2.7.3. Nhận thức của chủ hộ về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
chăn nuôi lợn thịt ...............................................................................................62
3.2.7.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt
...........................................................................................................................64
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG CHĂN NUÔI LỢN .................................................................................. 68
4.1. Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn thịt ............................................................................................................... 68
4.1.1. Những căn cứ chủ yếu ..................................................................................... 68
4.1.2. Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã Văn Xá................ 68
4.1.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt .... 69
4.1.3.1. Giải pháp về vốn ...................................................................................69
4.1.3.2. Giải pháp về giống ................................................................................69
4.1.3.3. Giải pháp về thức ăn .............................................................................70
4.1.3.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ............................................................71
4.1.3.5. Giải pháp về thú y và phòng dịch bệnh ................................................71
4.1.3.6. Giải pháp về thông tin...........................................................................71
4.1.3.7. Giải pháp về xây dựng tổ hợp tác trong chăn nuôi ...............................71
4.2. Đề xuất và kiến nghị .......................................................................................... 72
4.2.1. Đối với nhà nước ............................................................................................. 72
4.2.2. Đối với địa phương ......................................................................................... 73


ix


4.2.3. Đối với các hộ ................................................................................................. 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
I. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................. 76
II. Tài liệu trên Internet ............................................................................................. 76
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát
triển đáng ghi nhận và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi của nước ta
trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, dần đáp ứng
được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng:
Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn
và an ninh thực phẩm như: trứng, thịt, sữa... cho con người, cung cấp sức kéo và
phân bón cho trồng trọt, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp
hàng hoá cho xuất khẩu... Ngành chăn nuôi có một vai trò đặc biệt quan trọng,
không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, việc phát triển nông nghiệp nông
thôn trong đó có sự đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi có một ý nghĩa quan trọng
nhằm thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.
Trong chăn nuôi, lợn là loại gia súc được nuôi phổ biến ở nước ta, trong đó
thịt lợn chiếm tới 76% tổng lượng thịt sản xuất và cung ứng trên thị trường, trong
khi đó nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng đặc biệt là từ khi có đại dịch cúm gia cầm
H5N1 xảy ra khiến người dân có xu hướng chuyển tiêu dùng thịt gia cầm sang các

loại thực phẩm khác trong đó chủ yếu là thịt lợn.
Mặt khác với truyền thống nuôi lợn đã có từ lâu đời nên người dân đã rất quen
thuộc với con lợn đồng thời cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Hơn nữa lợn là con vật dễ nuôi, có thể tận dụng nguồn thức ăn phụ phẩm dồi dào và
dư thừa hàng ngày của trồng trọt làm thức ăn cho lợn tăng trọng nhanh, nhất là trong
giai đoạn hiện nay khi bà con nông dân đã biết sử dụng thức ăn công nghiệp vào
trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho gia đình. Chính vì những lý
do trên mà nghề chăn nuôi lợn đã và đang ngày càng phát triển đặc biệt là chăn nuôi
lợn thịt. Quy mô đàn lợn trong các hộ gia đình đã lớn dần lên, nhiều hộ chăn nuôi đã
mở rộng thành các trang trại xuất chuồng vài trăm, vài nghìn con một năm. Tuy


2

nhiên, do còn nhiều khó khăn về giống, vốn, kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi, thị trường
tiêu thụ... nên phần lớn quy mô chăn nuôi còn nhỏ hẹp từ vài con đến vài chục con,
với mục đích tận dụng phụ phẩm thức ăn dư thừa, tự cung tự cấp nhằm giải quyết
thời gian nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó giá thành chăn nuôi lợn nói
chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng ở nước ta hiện nay được đánh giá là cao hơn
nhiều so với các nước khác trong khi đó chất lượng sản phẩm lại thấp hơn nhiều. Vậy
nên, để phát triển sản xuất, tăng được giá trị và hiệu quả chăn nuôi lợn đòi hỏi cần có
sự quan tâm của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương và nỗ lực của hộ
gia đình trong việc quyết định đầu tư vào chăn nuôi lợn.
Văn Xá là một xã nông nghiệp thuộc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, có
nhiều điều kiện thuận lợi về phát triển chăn nuôi lợn thịt. Hiện tại xã đã có rất nhiều
hộ chăn nuôi lợn và một số hộ mở rộng quy mô theo hướng trang trại. Tuy nhiên,
chăn nuôi lợn hiện nay mang tính chất tự túc, tự phát, mạnh ai nấy làm. Vậy thực
trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã ra sao? Hiệu quả đạt được ở mức nào? Tại sao có thực
trạng đó? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở địa
phương trong thời gian tới. Đó là những vấn đề đang được đặt ra và đòi hỏi phải

giải quyết ở đây.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở xã Văn Xá huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Khảo sát tình hình thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi lợn thịt của các hộ gia đình nông dân trên địa bàn xã Văn Xá. Từ những cơ sở,
căn cứ đó đề xuất một số biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
cho các hộ nông dân tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn ở xã Văn Xá - huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lợn và hiệu quả kinh tế
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã Văn


3

Xá huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam trong thời gian vừa qua
- Đề xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn
nuôi lợn thịt, góp phần phát triển ngành chăn nuôi lợn nói chung và nghề chăn nuôi
lợn thịt nói riêng ở xã Văn Xá.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên nâng cao
năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã
học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và
những kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân và rút
ra những bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
Đề tài là luận chứng có căn cứ khoa học và thực tiễn, định hướng phát
triển chăn nuôi lợn thịt, hệ thống những giải pháp bao gồm các chương trình, dự

án, các chính sách hỗ trợ phát triển nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của xã
Văn Xá - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam và các xã lân cận có thể học hỏi kinh
nghiệm. Đồng thời, đề tài cũng là tài liệu có giá trị tham khảo cho những người
quan tâm đến chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
Đề tài sẽ được coi là một tài liệu tham khảo cho khoa, trường, trạm khuyến
nông huyện Kim Bảng, xã Văn Xá và các khóa sau có thể tham khảo bổ sung.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Thông qua việc thu thập phân tích số liệu, đề tài đã đánh giá được thực trạng
phát triển của nền nông nghiệp của xã nói chung và ngành chăn nuôi trong đó chăn
nuôi lợn thịt nói riêng. Đây cũng là những căn cứ giúp cho các cấp chính quyền địa
phương định hướng xây dựng cơ chế và giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác chăn nuôi lợn thịt của địa phương theo hướng công nghiệp và bảo vệ
môi trường.
4. Đóng góp mới của đề tài
Đã hệ thống hóa các lý luận về phát triển KTH trong điều kiện CNH - HĐH,
nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương tự để vận
dụng vào phát triển KTH của xã.
Đã xác lập được những tiền đề vững chắc làm cơ sở cho việc đề xuất một hệ


4

thống các giải pháp trên địa bàn huyện nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển
KTH trong tương lai.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt



5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng
chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”. "Mác
cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người
lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội"[3].
Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu
quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc
thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa xã hội”[3].
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu
quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế[4].
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào.
Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình
sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản

xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.


6

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra
là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả
hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất
nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm
này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai
thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất
nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ
vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt

động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều
kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đạt
được đó là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn việc làm, góp phần ổn định
chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường,
nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt
xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế xã
hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không thể có
được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một


7

đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi ích và
hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận
chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù
này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan
hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối
(phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng
tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu
nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so
sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.

Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt
được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được
các kết quả đó.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và
nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm rõ
phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó
thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
phạm trù hiệu quả kinh tế thành:
+ Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành
sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... trong từng
ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn.
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền sản
xuất xã hội.


8

+ Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh,
từng huyện.
+ Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì doanh
nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục tiêu cao
nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu quả của quốc
gia. Cũng vì thế mà Nhà nước sẽ có các chính sách liên kết vĩ mô với doanh nghiệp.
+ Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản
xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị

+ Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng...
+ Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý[3].
1.1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu
chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã
lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thoả
mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra.
Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
1.1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác
định những vấn đề sau:
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không? Tăng
hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc nào đó.


9

Tuỳ theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể sử dụng một
mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
+ Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời
kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
+ Mức kế hoạch hay định mức.
+ Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
+ Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.

+ Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phương
khác hay một quốc gia khác.
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh
tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh ở trạng thái động.
Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng
thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh
với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không
hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tuỳ thuộc
vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của
mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Ở nước ta, đối với doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh
giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả[13].
Cụ thể là:
+ Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo
đúng quy định của chế độ hiện hành.
+ Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh
nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát
triển, phúc lợi…).
+ Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
+ Nộp đủ các loại thuế theo luật định.
+ Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các
doanh nghiệp trên cùng địa bàn.


10

Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào
qui mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay qui trình kỹ thuật, mức đầu tư

thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất.
1.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn
1.1.2.1. Khái niệm
Chi lợn (hay chi heo theo phương ngữ miền Nam của tiếng Việt[14]) là một
chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu được gộp nhóm tổng thể
với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần
hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Các sợi lông
cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da có thể dùng để
sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân
chuồng để cải tạo đất[14].
1.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của việc phát triển chăn nuôi lợn.
Lợn là vật nuôi ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan trọng trong
đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hoá của con người. Các sản phẩm thịt
lợn từ từ xưa tới nay được tiêu dùng ở khắp các nước, nó được nuôi rộng khắp ở
hầu hết các nước trên thế giới. Đối với nước ta lợn không chỉ để tiêu dùng nội địa
mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nước.
Đối với người dân thì lợn từ lâu đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định,
cải thiện đời sống kinh tế văn hoá xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao
động dư thừa nhất là ở các vùng nông thôn.
Lợn được nuôi ở hẩu hết mọi miền của nước ta ở mọi địa hình mọi khí hậu
lợn đều có thể thích nghi và phát triển được nên việc nuôi lợn rất dễ dàng. Lợn
chính là nguồn thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình và cũng
chính là nguồn nguyên liệu chính cho các món ăn dân tộc của người dân Việt Nam.
Việc nuôi lợn thịt cũng đem lại Lợi nhuận, giải quyết lao động lúc nông nhàn, phân
của lợn còn có thể tận dụng làm bioga, cải tạo đất đai.
Như vậy, phát triển chăn nuôi lợn đã và đang tạo ra một lượng của cải vật
chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống ở khu vực
nông thôn. Nó góp phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn công cuộc Công nghiệp hoá -



11

hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh xã hội giữa thành
thị và nông thôn, giữa vùng núi cao và đồng bằng.
1.1.2.3. Phân loại lợn ở Việt Nam
a. Lợn trong nước (lợn nội)
* Lợn Móng Cái:
Lợn Móng Cái có xuất xứ từ thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hiện
nay đã có mặt ở nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. Lợn Móng Cái
gồm 2 dòng: xương to và xương nhỡ[15].
* Lợn Ỉ:
Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, ngày nay ít được
nuôi do hiệu quả kinh tế không cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
* Lợn đen Lũng Pù:
Lợn đen Lũng Pù có tầm vóc to lớn, nuôi 10 đến 12 tháng đạt trọng lượng 80
đến 90 kg; lông đen, dày và ngắn; da thô; tai nhỏ cúp; mõm dài trung bình; trung
bình có 10 vú và bình quân đẻ 1,5 đến 1,6 lứa/năm
* Lợn Vân Pa:
Đây là giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều - Pa Cô
thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị. Trọng lượng
Lợn Vân Pa trưởng thành chỉ đạt 30 - 35 kg, được coi là giống lợn mi ni duy nhất
của Việt Nam.
b. Giống lợn nhập nội tại Việt Nam
* Lợn Yorkshire:
Có nguồn gốc từ vùng Yorkshire nước Anh, hiện nay lợn Yorkshire được
nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Lợn Yorkshire có khả năng thích nghi tốt
hơn các giống lợn ngoại khác[15].
* Lợn Landrace:
Tại Châu Âu có nhiều giống lợn Landrace nhưng giống nhập nội vào Việt
Nam có xuất xứ từ Đan Mạch, có hình đúng như quả tên lửa, lông da trắng tuyền,

mõm dài thẳng, hai tai to ngả về phía trước che cả mắt, mình lép, 4 chân hơi yếu, đẻ
nhiều, tỷ lệ nạc cao.


12

* Lợn Duroc:
Giống lợn này có xuất xứ từ Bắc Mỹ. Lợn Duroc có thân hình vững chắc,
lông có màu từ nâu nhạt đến nâu sẫm, bốn chân to khỏe, cao, đi lại vững vàng, tai to
ngắn, gập về phía trước, mông vai nở, tỷ lệ nạc cao, có chất lượng thịt tốt[15].
* Lợn Pietrain:
Có xuất xứ từ Bỉ, mang tên làng Pietrain thuộc vùng Wallon, Brabant, lông
da màu trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, 4
chân thẳng, mông rất nở, lưng rộng, đùi to, nhiều nạc nhất trong các giống.
* Lợn Hampshire:
Đây là giống lợn xuất xứ từ Bắc Mỹ từ thế kỷ 19, có màu lông da đen, vùng
ngực và chân trước có màu lông da trắng. Tai thẳng, đầu to vừa phải, mõm thẳng,
chân khỏe và chắc chắn.
c. Giống lợn lai ở Việt Nam
* Lợn Ba Xuyên:
Lợn Ba Xuyên hay heo bông là giống lợn đen đốm trắng xuất phát vùng Ba
Xuyên nay thuộc tỉnh Sóc Trăng. Giống lợn này được hình thành từ các giống lợn
địa phương lai với lợn Hải Nam, lợn Craonnaise và lợn Berkshire.
* Lợn Thuộc Nhiêu:
Lợn Thuộc Nhiêu có lông màu trắng, có thể có vài đốm đen nhỏ. Giống lợn
này chịu đựng được nhiều điều kiện chăn nuôi kham khổ, có khả năng sử dụng tốt
thức ăn nghèo protein, nuôi con khéo, chống chịu bệnh tốt, phù hợp với chăn nuôi
gia đình. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc đạt 40-42%.
1.1.2.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng nhiều bởi
điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực
tiếp và gián tiếp tới vật nuôi. Ở nhiệt độ từ 23 - 330 C, lợn phát triển tốt nhất, ít mắc
dịch bệnh và khả năng tăng trọng cao. Độ ẩm cao cũng ảnh hưởng tới khả năng
thích nghi của lợn, làm tăng thân nhiệt trung tâm và cản trở sự phát triển của lợn.
Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai, nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của lợn.


13

Đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây
dựng chuồng trại, trồng rau là thức ăn cho lợn. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn
thịt cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. Do đó, đất đai là khâu then
chốt cho sự mở rộng quy mô.
Nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn tới mức tăng trọng của lợn. Ngoài việc
phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, nước còn dùng để thường xuyên tắm chải cho lợn,
vệ sinh dụng cụ chuồng trại. Nguồn nước dùng cho lợn phải là nước sạch, nước
ngọt nhằm hạn chế sự nhiễm dịch bệnh cho lợn.
b. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn thịt con giống
được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển. Do đó, nó đòi hỏi
phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Bên cạnh giống và thức ăn, quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh
hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn, từ đó quyết định đến hiệu quả của chăn nuôi
lợn. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt không giống nhau trong suốt thời kỳ, từ
vận động cho lợn đến phối hợp các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của lợn.
Công tác thú y rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn. Nếu
được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các hộ yên tâm đầu tư chăn nuôi lợn thịt.
Việc phối hợp khẩu phần ăn cho heo thịt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Phù hợp với đặc điểm sinh lý của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của
heo thịt.
+ Có tỷ lệ thức ăn tinh/thô thích hợp. Thức ăn có chất lượng tốt, không có
các chất kháng dinh dưỡng và độc tố. Phù hợp nguồn thức ăn của địa phương để
giảm chi phí đầu vào.
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Heo thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi. Heo có trọng lượng
trung bình từ 23 - 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 18% protein thô (safeed- 100), giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal
* Giai đoạn 2: Heo thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi. Heo có trọng
lượng từ 61 - 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 - 16% protein thô và 3000 3100 kcal.


14

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo
ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở
những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao[14].
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các axít amin và a xít
béo không no mạch dài.
Chuồng nuôi và vệ sinh
Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm
về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.
Phòng bệnh cho heo
Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 - 12 tuần
tuổi đối với các loại vacxin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần
tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại.
Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 - 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc
lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone,
Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt[14].
Quản lý đàn heo thịt

Công việc quan trọng của quản lý đàn heo thịt là theo dõi và ghi chép các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật trong quá trình nuôi để tính toán hiệu quả của từng giai đoạn,
đồng thời có thể điều khiển tốc độ sinh trưởng thông qua nuôi dưỡng và chăm sóc.
Sử dụng các chất bổ sung để kích thích sinh trưởng cho heo thịt như bổ sung
vitamin E và khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của heo.
Các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất thịt heo:
Công tác giống heo. Chọn các giống có khả năng sinh trưởng và phát triển
nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Large White và Hampshire cho lai với nhau
tạo ra các loại heo lai có ưu thế lai cao ở trong các giống heo ngoại và đồng thời cho
lai với các giống heo nội tốt. Sau đây là một số công thức lai có năng suất cao: F2
(ĐB x MC) x LD; F2 (Y x MC) x LD; LD x Y, LD x ĐB, PiDu x LDYr cho các
khu vực chăn nuôi tập trung công nghiệp hay các nông hộ có trình độ chăn nuôi cao
và khả năng đầu tư thâm canh cao[14].
+ Chế độ dinh dưỡng tốt: Để đạt được mục đích chăn nuôi heo thịt có năng


×