Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NHỮNG dấu HIỆU ẢNH HƯỞNG và VAY mượn TRONG HAI tác PHẨM “hóa THÂN – f KAFKA” và “SAMSA ĐANG yêu–h MURAKAMI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.17 KB, 22 trang )


NHỮNG DẤU HIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ VAY MƯỢN
TRONG HAI TÁC PHẨM “HÓA THÂN – F.KAFKA”
VÀ “SAMSA ĐANG YÊU–H. MURAKAMI”

MỤC LỤC

I.

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
I.1
I.2

II.

TĨM TẮT TÁC PHẨM
II.1
II.2

III.

Tóm tắt tác phẩm “Hóa Thân”
Tóm tắt tác phẩm “Samsa đang yêu”

NHỮNG DẤU HIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ VAY MƯỢN
TRONG HAI TÁC PHẨM
III.1
III.2

IV.


Tác giả Franz Kafka và tác phẩm “Hóa Thân”
Tác giả Haruki Murakami và tác phẩm “Samsa
đang yêu”

Ảnh hưởng
Vay mượn

KẾT LUẬN
IV.1
IV.2

Về nội dung
Về nghệ thuật


I.

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

I.1

Tác giả Franz Kafka và tác phẩm “Hóa Thân”

- Franz Kafka (3/7/1883 – 3/6/1924 ) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu
thuyết bằng tiếng Đức. Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức
trung lưu ở Praha. Cha ông là Hermann Kafka là con thứ tư của Jacob Kafka một
người mổ thịt. Mẹ của ông là Julie con gái một nhà bn bán lẻ giàu có ở Poděbrady
và được học hành tử tế hơn chồng.
- Jacob và Julie có sáu người con, trong đó Franz là con cả. Hai em trai của ông là
Georg và Heinrich, chết yểu trước khi F. Kafka lên bảy; ba em gái là Gabriele, Valerie

và Ottilie. Ơng chết vì bệnh lao phổi .Thi hài của ông được mang trở lại Praha nơi ông
được chôn vào ngày 11 tháng Sáu 1924, tại nghĩa trang Do Thái Mới.
- Ông tuy mất sớm ở tuổi 41 nhưng di sản ông để lại và được người bạn thân của ông
là Max Brod xuất bản sau này - khoảng 3.400 trang gồm bản thảo văn học (trong đó có
3 tiểu thuyết, một số truyện ngắn, nhiều tản văn và truyện cực ngắn), nhật ký và trên
1.000 bức thư - đã đưa ông lên hàng những nhà văn thiên tài nhất của thế kỷ hai
mươi...
- Hóa thân là tập truyện vừa, gồm có 3 chương. Là một trong hai tác phẩm đầu

tay của F. Kafka, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1915 trên báo Thời Sự với tựa
đề: “Hóa Thân” . Dù chỉ vẻn vẹn chưa đầy 100 trang nhưng “Hóa Thân” vẫn
chứa đựng những gì tinh túy nhất của văn phong Kafka. Đồng thời là một văn
phẩm sáng giá đưa tên tuổi của Kafka trở nên tuyệt đích.
- Ngồi ra ơng cịn có nhiều tác phẩm ngồi “ Hóa Thân” như:
- Vụ án
- Hang ổ
- Trước cửa pháp luật
- Tội ác và trừng phạt
- Lâu đài
- Ở trại cải tạo
- Lời tuyên án
- Nước Mỹ
- Mười một người con trai
- Vô địch nhịn ăn
1.2 Tác giả Haruki Murakami và tác phẩm “Samsa đang yêu”
- Murakami Haruki là một trong những tác giả nổi tiếng nhất của dịng văn học
đương đại Nhật Bản. Ơng sinh (12/01/1949) tại Kyoto, nhưng lớn lên tại thành phố


Nishinomiya và thành phố Ashiya ở tỉnh Hyogo. Ông nội của ông là một nhà sư; ông

ngoại của ông là một thương gia ở Osaka. Bố và mẹ ông đều là giáo viên môn Văn học
Nhật Bản nên ngay từ bé ông đã sống, lớn lên trong một không gian thấm đẫm văn
học,bên cạnh việc tiếp thu từ nhỏ nền văn học Nhật Bản, còn chịu ảnh hưởng lớn từ
nền văn hoá phương Tây.
- Murakami cưới vợ vào năm cuối trước khi tốt nghiệp Đại Học Waseda. Năm 1974,
cùng với người vợ, Yoko Takahashi, ông mở "Peter Cat" một club nhạc Jazz tại Tokyo
cho tới năm 1981.
-Trường phái: Hiện đại
-Với hai thể loại sáng tác chính là truyện và văn học dịch.
- Ơng bắt đầu viết từ khi cịn trẻ và đạt được nhiều giải thưởng
- Trong nước:
Giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979
Giải thưởng Nhà văn mới Noma năm 1982
Giải thưởng văn học Tanizaki năm 1985
Giải thưởng ăn học Yomiuri năm 1995
- Quốc tế:
Trong năm 2006, Murakami Haruki đã được 2 giải thưởng quốc tế là Giải
thưởng văn học Franz Kafka cho thể loại tiểu thuyết, và Giải thưởng Frank
O'Connor cho truyện ngắn.
- Truyện “Samsa đang yêu” được in trong tập truyện “Những người đàn ơng
khơng có đàn bà” , là tuyển tập những truyện ngắn của tác giả Haruki Murakami
được xuất bản tại Nhật năm 2014 với tựa đề “Onna no Inai Otokotachi” (Men
without women) và được dịch giả Trương Thùy Lan dịch sang Tiếng Việt năm
2015. “Samsa đang yêu” được xem như là tác phẩm phái sinh từ tác phẩm “Hóa
Thân” của F.Kafka.

II. TĨM TẮT TÁC PHẨM:
2.1 “Hóa Thân” của F. Kafka
Câu chuyện bắt đầu với Gregor Samsa thức giấc và nhận thấy thân mình anh trở thành
một loài bọ quái dị. Mặc dù nhận thức mình là một con bọ nhưng Gregor nghĩ mình



vẫn có thể dậy đi làm. Tuy nhiên khi anh ta gặp khó khăn ra khỏi giường và mở cửa
phịng thì anh ta biết là mình khơng thể đi làm đuợc. Vì Gregor khơng có mặt ở sở nên
ơng chủ đã đến tận nhà tìm anh ta và bỏ đi khi thấy tình trạng quái dị của anh ta. Cả gia
đình trước đây sống từ nguồn tài chánh của Gregor nay phải xoay sở để sống. Gia đình
tạm thời có thể sống với số tiền bố Gregor đã dành dụm, rối bố Gregor tìm được việc
làm ở ngân hàng, me Gregor, Frau Samsa làm việc ở xưởng dệt, em gái Gregor, Grete
Samsa tìm được việc làm thư ký một tiệp tạp hóa. Mọi người đều bận rộn, Gregor bị
nhốt trong phịng và chỉ có Grete cịn vào thăm viếng Gregor ngày hai lần. Khi gia
đình Samsa nhận cho ba người th phịng ở nhà họ thì trong một tối khi Gregor lẻn ra
ngồi phịng ăn để nghe Grete chơi violin, làm ba người ở mướn nhìn thấy và vơ cùng
khiếp đảm, Gregor bị bố lùa về phòng và ba người ở trọ tun bố khơng trả tiền phịng
nữa . Sáng hôm sau người dọn nhà đến dọn dẹp nhà và thấy Gregor đã chết. Bà ta báo
cho cả nhà biết. Ông bố Herr Samsa yêu cầu ba người mướn phòng rời khỏi nhà họ. Cả
gia đình viết thư xin phép chủ nhân của họ cho phép nghỉ một ngày để thư giãn. Cả nhà
Samsa gồm Herr, Frau và Grete khởi hành một chuyến đi xe điện và bố mẹ Grete nhận
thấy đã đến lúc Grete cần lấy chồng.
2.2 “ Samsa đang yêu” của Murakami Haruki
- Lần đầu tiên, vừa mới thức giậy, những gì anh biết chỉ là cái tên của mình: Gregor
Samsa, trong một căn phịng trống rỗng và cơ quạnh .Sự đói khát khiến anh phải đi tìm
thức ăn, và hành động theo bản năng của một con người. Tiếp theo, anh tìm kiếm quần
áo để che cơ thể mình, nhưng vì đây là lần đầu tiên, anh thậm chí thấy việc mặc quần
áo quá phức tạp. Anh ước gì mình là một con cá, hoặc là một bơng hoa hướng dương,
thay vì sống trong thể trạng ngay lúc này.
Anh gặp cơ gái gù làm nghề mở khóa, nhân vật nữ duy nhất xuất hiện trong tác phẩm.
Đối với anh, cô là một thực thể quá mới mẻ, anh bị bối rối và nảy sinh dục vọng với cô
bởi những từ mới của cô, bộ dạng của cô. Trong khi, cô lại cho rằng, anh là một đứa trẻ
có vấn đề về trí tuệ.
Nhờ có cơ gái gù, anh thực sự muốn được làm người, và cái ý nghĩ trở thành lồi cá

hay bơng hoa khơng cịn là điều quan trọng nữa.
Sự rung động qua những cử chỉ, lời nói của cơ gái đó đã khiến Gregor mong muốn
được gặp lại cơ vào lần sau và tìm hiểu cách mặc áo quần Rồi hạ quyết tâm sẽ học hỏi
những thứ mới mẻ ở Thế Giới này.


III. NHỮNG DẤU HIỆU ẢNH HƯỞNG VÀ VAY MƯỢN TRONG
HAI TÁC PHẨM
3.1 Ảnh hưởng
- “ Hóa Thân” của F.Kafka đã thể hiện cảm quan của ơng về sự phi lý,tha
hóa,cơ đơn về thân phận trong guồng quay của xã hội hiện đại,Để tạo nên thế
giới đầy biến ảo của mình ông đã sử dụng những dạng thức :
+ Tái tạo lại những mơ típ thần thoại Phương Tây đó là mơ típ biến dạng từ
người thành sâu bọ của Gregor SamSa → Hình ảnh đầy chất huyền ảo,phản ánh sự
tha hóa của con người trong xã hội hiện đại.
+ Tính chất mở trong tác phẩm :
-

-

-

Cách mở trong nội dung truyện và cách kết thúc truyện
Tự sự biên độ không theo tuyến tính : Thời gian tâm lí trong quá khứ - tương
lai một cách lộn xộn
Tính phi logic, tính rời rạc và phi lí nội dung ngay câu đầu tiên là một sự cố
biến dạng “ Một sáng tỉnh giấc sau những giấc mơ xáo động,Gregor SamSa
nằm trên giường nhận thấy mình đã biến thành một con cơn trùng khổng lồ”
Cái phi lý biến thành cái bình thường hằng ngày ( kết cục là cái chết để giải
thoát do không thể trở lại thành người )

Bản thể nghịch dị gắn với cái đời thường yêu tố nghịch dị trong tác phẩm
của Kafka được sinh ra trong đời sống thường ngày, gắn liền với những điều
bình thường, với cuộc sống của con người.Cái hiện thực của đời sống được
Kafka tổ chức làm biến dạng đi trở thành cái huyền ảo đó là việc G. Samsa sau một đêm ngủ dậy, anh thấy mình biến thành con cơn trùng khổng lồ cho
ta thấy sự việc vượt ra ngoài quy luật của không gian thực, trở thành điều
nghịch dị.Cái con bọ-người Gregor ấy cảm thấy và ý thức rõ từng thay đổi
sinh lý, sinh học trong bản thân, cũng như thái độ của những người xung
quanh, tất cả được biểu đạt bằng một giọng đầy trìu mến và tuyệt vọng Chính cách kể hiện thực trong chi tiết này kéo cái nghịch dị trở về với đời
thường, sự phi lý trong quan hệ giữa người với người.
Sau khi trở thành con bọ, G. Samsa mới có thời gian chiêm nghiệm về cuộc
đời mình .Anh nghĩ tới những người bạn đồng nghiệp ‘‘Giống như cung tần
mĩ nữ cịn mình chạy suốt sáng quay lại khách sạn để ghi số các đơn hàng,


-

thấy chúng đã ngồi vào bàn điểm tâm’’. Anh nghĩ tới lão chủ dị bợm và tự
dưng chán ghét cái nghề của mình, suy nghĩ tới mẹ, em gái và bố, ‘‘Đây có
đúng là người cha mà anh từng hình dung... Bố anh người thường mệt mỏi
nằm bẹp trên giường người thường khốc áo ngủ nằm dài trên tràng kỉ
khơng thể đứng dậy nổi’’ vào những dịp hiếm hoi ra đường ‘‘ơng quấn kín
người trong chiếc áo bành tơ dày cộm, lê bước nặng nhọc với sự trợ giúp
của chiếc gậy cán con...’’ giờ đây đứng trước mặt anh là một con người
đường bệ và đầy uy quyền, tin rằng ‘‘để đối xử với anh thì chỉ có những biện
pháp hà khắc nhất mới thích hợp’’. Điều gì đã khiến người cha của G.
Samsa thay đổi? Chẳng phải là gánh nặng cơm áo gạo tiền sao? Khi mà
người duy nhất trong nhà lo việc mưu sinh cho hết mọi người nay đã trở
thành vơ dụng. Và cũng vì thế mà cái nghịch dị mới có thể nằm cạnh cái
đời thường.
Rồi chi tiết tiếng còi tàu cứ 30 phút lại réo lên inh ỏi kéo theo những nỗi bất

an dồn dập trong tâm thể của con bọ - G.Samsa cũng là một chi tiết cho thấy
hiện thực đeo bám lấy cái nghịch dị trong tác phẩm của Kfaka. Nếu ví tiếng
cịi ấy là nhịp đập của cuộc sống thường nhật thì trái tim đang đập loạn lên
trong lồng ngực của Gregor Samsa được xem là sự lo lắng về cuộc sống mưu
sinh, về việc muộn giờ làm, về kết cục sẽ bị đuổi việc của một con người đội
lốt con bọ. Nghĩa là nằm sâu trong cái nghịch dị có cái đời thường và
nằm sâu trong cái đời thường đã chứa cái nghịch dị.

- Theo tiêu chuẩn về nội dung ảnh hưởng, người ta phân ra nhiều khía cạnh
ảnh hưởng rất phong phú như : sự ảnh hưởng về mặt đề tài, về mặt tư tưởng và
tình cảm, về mặt thể loại, loại hình,phong cách, về mặt kĩ thuật xây dựng tác
phẩm . Việc nghiên cứu những sự ảnh hưởng nói trên không chỉ dừng lại ở sự ảnh
hưởng đối với bản thân nhà văn, mà nó cịn nhằm cuối cùng vào hiệu quả trực tiếp
của chúng đối với tác phẩm văn học. Chẳng hạn sự ảnh hưởng của loại truyện
ngắn của F.Kafka đối với nhà văn Nhật Bản là H.Murakami
+ Ảnh hưởng do nhân cách nhà văn :
+ H.Murakami đã từng nói, ơng chịu ảnh hưởng bởi các nhà văn nước ngồi,đặc
biệt là nhà văn F.Kafka đó là những tình tiết hư cấu,cấu trúc độc đáo đan xen trong
những suy tư về mặt sinh tồn của cá nhân. Mượn chất huyền ảo để kết hợp cái kì ảo


với cái phi lý, cái phi hiện thực. Chất huyền ảo thể hiện vẻ đẹp lung linh, vô thường
trong nhân thế, thể hiện sự mơ hồ , tính hai mặt trong con người.
+ Ảnh hưởng về mặt kĩ thuật viết văn:
Với F.Kafka kĩ thuật viết văn của ơng có sự ảnh hưởng rất lớn đến thời đại,hồn
cảnh và gia đình ông đang sống .Ông là nhà văn người Séc, viết văn bằng tiếng Đức
thuộc dòng dõi người Do Thái.
Do tâm lí bài xích người Do Thái. Thời kì ơng sống người Do thái bị xua đuổi
khắp mọi nơi mà ông lại là thành viên của sự bài xích đó. Người Do Thái lưu
vong khắp mọi nơi và sống rất vất vả,khó hịa nhập vào với cộng đồng . Điều này

đã tạo cho ơng tâm lí mặc cảm tồn tại trong tính cách của ơng .Thêm vào đó
hồn cảnh gia đình sống cũng đã xây dựng thêm tính cách của F.Kafka ngày từ
lúc bé .Đó là cha của ơng là người đàn ông bản lĩnh nhưng trước xã hội bất động
và đầy biến đổi người đàn ơng này đã có sự khắc khe, khơ cứng áp đặt vào vào việc
quản lí thành viên trong gia đình và đặc biệt là con trai .Ơng đam mê viết văn, ơng
viết văn từ rất sớm nhưng bị các thành viên trong gia đình chê bai, ngăn cấm. Trong
cuộc sống hàng ngày ông phải sắm các vai khác nhau : ban ngày là đứa con ngoan,
gương mẫu trong vỏ bọc nhân viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ công sở, ban
đêm vật lộn với văn chương. Chính vì thế ơng thấy mình lạc lồi và xa lạ với thế
giới mình đang sống. Đó là bi kịch đeo dẳng, dày vị tâm hồn ơng kể từ khi ông làm
người và trút hơi thở cuối cùng .Một mặt ông sợ cô đơn nhưng ông lại khao khát
sự cơ đơn, cơ độc. Sự khao khát đó thể hiện rõ ở trong cuộc đời thực của nhà văn
cũng như trong nhân vật của ông. Các nhân vật của ông không hướng tới cuộc sống
bầy đơn để xua tan nỗi cô đơn bởi họ ý thức được cô đơn là bản thể của con người.
Họ không trốn chạy mà luôn đón chờ, sống chung và đơi khi là khao khát được ở
riêng, đối diện với chính bản thân mình. Thể hiện rõ ở tác phẩm “ Hóa thân” sự
biến chuyển rõ rệt nền văn hóa phương tây, ơng đã khiến các nhân vật và con người
hiện đại phải thay đổi cách nhìn mới về con người.
.Ngồi về yếu tố gia đình, xã hội thời đại cũng ảnh hưởng rất sâu sắc tới tư
tưởng của Kafka. Thời đại của F.Kafka đang sống là thời đại “ Mất chúa” Đế
Chế Áo-Hung tan rã, hiểm họa phát xít đang rình rập,nền kĩ trị tha hóa nhân
phẩm và xóa dấu lương tri. Con người sống trong thời đại ấy,cảm thấy mình đã
đánh mất chiếc chìa khóa để mở cánh cửa cuộc đời. Cái xã hội mà Kafka đang sống


khiến cho con người bị bủa vây trong sự cô đơn, lạc lõng. Ông sống trong thời điểm
lịch sử phức tạp của thế giới thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 của nỗi lo âu và tha hóa của
trạng thái phi lí tốt lên từ lời kêu cứu của con người.Chẳng hạn như nhân vặt
Gregor trong “ Hóa thân” của ông tỉnh giấc thấy mình biến thành con bọ,nhưng vẫn
sợ muộn giờ làm , mà kafka đang sống có sự đoạn tuyệt gay gắt giữa ước mơ và

cuộc đời . Niềm kì vọng vào thời đại mới đã tan biến bới chính sự phản bội của giai
cấp tư sản.
→ Những điều trên đã đê lại dấu ấn sâu đậm trong thế giới tinh thần của Kafka
và thế giới nhân vật của ơng.
Chẳng hạn như nhân vặt Gregor trong “ Hóa Thân” của ơng tỉnh giấc thấy mình
biến thành con bọ,nhưng vẫn sợ muộn giờ làm.
+ Ảnh hưởng về quan niệm nghệ thuật
Những cảm nhận,suy nghĩ được nhận biết qua sự khúc xạ với mơi trường xã hội,
kinh tế, chính trị. Đồng thời hòa trộn các yếu tố khác như giáo dục,hồn cảnh gia
đình và cách tư duy,cảm nhận từng nhà văn.Để từ đó các nhà văn sẽ quyết định lựa
chọn các phương tiện nghệ thuật cho phù hợp
Đều cùng là nhà văn nên ở hai nhà văn đều có sự nhạy cảm, đồng điệu về tâm
hồn. Hơn hết H.Murakami lại là người rất mến mộ tài năng của F.Kafka nên
việc ảnh hưởng về mặt quan niệm nghệ thuật là điều khó tránh khỏi
+ Ảnh hưởng bằng cách đưa ra một khung cảnh nghệ thuật mới
Nếu F.Kafka mở đầu với khung cảnh là Gregor biến thành con bọ thì với
H.Murakami thì lại khác ông đã xây dựng nên một khung cảnh mới đó là sự
thay đổi kì lạ của gregor khi đến với một thế giới lạ lẫm mà anh ta khơng thể
giải thích được và khơng biết mình là ai ngoài cái tên và đã đến đây bằng cách
nào…Một bên được ví như là sự biến thân huyền ảo mà ta thường chỉ thấy trong
những câu chuyện cổ tích, phép thuật ma quái. Ở H.Murakami ta lại thấy ở đây đậm
chất hiện thực nhưng pha chút huyền ảo đó là hiện thực của cuộc sống bơ vơ, lạc
lõng với thế giới mới mà gregor đang trải qua và huyền ảo ở sự khó tin đó là con
người khơng có chỗ dựa và khơng biết sẽ làm gì và trải qua cuộc sống này như thế
nào như Gregor đã nghĩ “ Thế Giới này đang đợi hắn học “.


H.Murakami thì lại có cách viết rất lạ và sáng tạo đó là mở đầu bằng sự tỉnh giấc
của nhân vật chính khơng biết gì ngồi cái tên Gregor. Nhân vật chính lặng lẽ,thích
quan sát người khác,thích nghe hơn thích nói,thích cam chịu hơn nổi loạn,thích

chậm rãi hơn nhanh nhẹn.Rồi kết thúc cũng như đưa mọi người vào khung cảnh
mới đó là sự trải nghiệm cuộc sống mới mà Gregor phải trải qua ở thế giới mới
này.Một kết thúc mở,lấp lửng có tính liên tưởng sáng tạo mới mẻ.
3.2. Vay mượn
Tuy H.Murakami đã vay mượn từ tác phẩm “ Hóa thân” của F.Kafka nhưng
ông không phải là một người vay mượn hồn tồn theo khn mẫu rập
khn,giống nhau từ hình thức cho đến nội dung mà ơng đã có sự sáng tạo,
cách tân trong nghệ thuật và về mặt nội dung.
Ở tác phẩm “ Hóa thân “ của F.Kafka thì con người tồn tại trong thế giới phi lí đó
là gắn liền với thời điểm lịch sử là thế chiến thứ 2. Nhân vật Gregor biến thành con
bọ, một sự biến thân mà tưởng chừng như là vô lý không có thật trong cuộc sống
hiện đại này.
Ở tác phẩm “ Samsa đang yêu” thì nhân vật Gregor khi thức tỉnh cũng khơng biết
mình là ai, từ đâu đến và khơng biết cả cách mặc áo quần,…Đó cũng là sự nghịch lí
của con người.
→ Con người bị lạc lối giữa mê lộ, khơng tìm ra được lối thốt.
+ Sự vay mượn tư liệu và chủ đề :
- Thân phận con người đó là sự bơ vơ,lạc lõng,tha phương của nỗi lo âu và tha
hóa của trạng thái phi lý tốt lên từ lời kêu cứu của con người
- Những nhân vật mang nỗi cơ đơn, khơng diện mạo rõ rệt ngồi cái tên là
Gregor. Cái nhìn hiện thực về sự bế tắc của đời sống, về sự bế tắc của đời sống,về
sự bủa vây khơng lối thốt của xã hội bao quanh,về sự tha hóa của con người.
+ Quan hệ gia đình đổ vỡ :
- Ở tác phẩm “ Hóa thân” cả gia đình di cư đến nơi khác sống cịn nhân vật
chính là Gregor chết trong nỗi hiu quạnh và sự nhẹ nhõm của cả gia đình.


- Còn ở tác phẩm “ Samsa đang yêu “ xung quanh khơng có sự hiện diện của
gia đình và ngay cả chính nhân vật chính cũng khơng biết mình là ai ngoài cái
tên Gregor.

 Về mặt thời gian
Tác phẩm “ Hóa thân” của F.Kafka sáng tác năm 1912 xuất hiện đầu tiên trên
tạp chí Weibe Blatter vào năm 1915
Tác phẩm “ Samsa đang yêu” của H.Murakami gồm 7 truyện ngắn,được viết
rải rác giai đoạn từ năm 2013- đầu 2015,đăng trên tạp chí The New Yorker
 Về mặt nội dung.
+ Thể loại : Truyện ngắn
+ Chủ đề : Con người cảm thấy bơ vơ, lạc lõng và xa lạ trong thế giới mình
đang sống.
+ Trường phái :hiện đại
+ Trào lưu :Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
+ Tư tưởng : Khám khá nội tâm bí ẩn của con người trong xã hội hiện đại. Xã
hội càng hiện đại,phát triển con người ta cảm thấy xa lạ, lạc lõng rồi thu hẹp
mình. Đó cũng là tiếng kêu cứu chung của thân phận con người nói chung mà
nhà văn muốn chuyển tải tư tưởng đó đến với con người.
+ Tên nhân vật đó là Gregor
 Sở dĩ mà có sự ảnh hưởng và vay mượn của tác phẩm “Hóa thân” mà
khơng phải tác phẩm khác vì ở đó nhà văn H.Murakami người viết sau tác
phẩm này rất nhiều năm lại cảm thấy quen thuộc và am hiểu chủ đề này đó là
thân phận con người trong thế giới hiện đại với sự cô đơn xa lạ với câu nói
khép lại tác phẩm “ Thế giới này đang đợi hắn học” đó là sự trải nghiệm vì ở
cuộc đời này cái mà ta học là rất nhiều không chỉ là cuộc sống xung quanh mà
cịn ở tất cả mọi thứ.Nếu khơng muốn tách rời cuộc sống này thì cần phải học hỏi
thêm nhiều thứ và khơng có cái cảm giác cơ đơn xa lạ trong cái thế giới này.Một kết
thúc mở,lấp lửng có tính liên tưởng sáng tạo mới mẻ.


- Cịn về H.Murakami thì lại vay mượn ở nhà văn F.Kafka ở lối viết đều là sự
thấu hiểu nỗi cô đơn,lạc lõng của thân phận con người trong xã hội hiện đại.
Dù là vay mượn nhưng ở H.Murakami lại có cách viết sáng tạo và cách tân mới

mẻ về mặt nội dung và nghệ thuật
Ở tác phẩm “ Samsa đang yêu” của H. nhà văn H.Murakami nhấn mạnh sự lên
ngôi của sự xa lạ,lạc lõng của con người hậu hiện đại. Chiến tranh đã kết thúc
nhưng vết thương lòng vẫn cịn đó và con người ta cảm thấy lạc lõng với thế giới
mình đang sống. Đặc biệt ở nhà văn H.Murakami đã lồng ghép tài tình yếu tố tình
dục đó là miền khát dục nội tâm là nhu cầu tình dục là một nhu cầu sinh lí tất yếu
khơng thể thiếu của sinh vật cũng như con người ngoài khối cảm, sự đam mê cịn
gắn liền với quan niệm tình dục khơng xấu xa mà nó đánh dấu sự phát triển và tiến
bộ của loài người, con người càng dồn nén sự khát vọng đó nó càng phát triển.
Nội tâm ấy được H.Murakami khắc họa qua ngôn ngữ, hành động,ngôn ngữ đối
thoại, độc thoại của nhân vật Gregor Samsa và lời văn gián tiếp của người trần thuật
“…Khi đứng đằng sau và nhìn cách cơ chuyển động, Samsa thấy cơ thể mình phản
ứng một cách lạ thường. Người gã nóng ran lên, hai cánh mũi căng ra phập phù.
Mồm gã khơ khốc, mỗi lần nuốt là lại có những tiếng lớn. Đôi dái tai của gã ngứa
lên. Và dương vật của gã mới đây thơi cịn ỉu xìu èo uột mà giờ bắt đầu cứng và
cương lên tạo thành một chỗ lồi ra trước chiếc áo”. Samsa có hết sức dìm cái chỗ
lồi xuống, nhưng cái vật đấy khơng chịu quay về cái trạng thái ngủ n. Nhìn cơ đi
xuống cầu thang mà tim Samsa đập rộn. Huyết mạch tươi nóng đang rần rật chảy.
Cịn cái chỗ bất trị kia thì vẫn nhơ ra như cũ.”….
“Để được ngồi đối diện cơ và giải bày nỗi lịng. Để được cùng cơ giải mã những bí
ẩn của thế giới. Gã muốn chiêm ngưỡng cô vặn người lúc chỉnh áo ngực ở mọi góc
nhìn. Nếu có thể, gã muốn được vuốt ve lên cơ thể cô. Để được chạm vào làn da
mềm mại, được cảm thụ hơi ấm của cô bằng đầu ngón tay. Để được sánh bước với
cơ đi lên và đi xuống những cầu thang trên thế giới.”
Phương thức phản ánh hiện thực xã hội và khám phá nội tâm bí ẩn của con
người. Trong xã hội càng hiện đại và càng phát triển thì con người lại càng thu
hẹp mình, yếu tố tình dục là khả năng bộc lộ cảm xúc thầm kín của con người.


Thời gian vật lí : Khơng đề cập đến thời gian tương lai, nhân vật sống trong thời

hiên tại. Nhân vật gắn liền với một sự ám ảnh, một nỗi buồn là con người bất bình
thường, những sinh linh cơ độc khép mình trước thế giới, nhìn bề ngồi thì cuộc
sống họ chẳng có gì bất ổn nhưng bên trong thì vẫn cịn thiếu. Đó cũng là thơng
điệp mà chính nhà văn gửi gắm sau tác phẩm tưởng chừng như đơn giản đó là mỗi
người chúng ta đều có rất nhiều bài học cuộc đời,những gì sẽ phải trải qua chắc
chắn phải trải qua, những niềm vui nỗi buồn…Đừng chạy trốn gì cả, đừng đổ thừa
cho tất cả,trở về và đón nhận dù thế nào.
→ Hai tác phẩm này có ảnh hưởng và vay mượn một cách trực tiếp
IV.KẾT LUẬN


Về nội dung

Đánh dấu những cách tân trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, F. Kafka và
H.Murakami đã mở đầu cho sự phá bỏ cốt truyện trong văn học hiện đại thế kỉ XX.
Giảm nhẹ vai trò của cốt truyện nhưng ý nghĩa của truyện lại tầng tầng lớp lớp. Nó
chân thực như cuộc sống với đầy đủ các tính chất: nhạt nhẽo, xơ bồ, phi lí, nghiệt
ngã… Tuy nhiên, khi tiếp cận cuộc sống ấy, ta lại phải tiếp cận nó dưới một hình thức
khác, bởi vì mỗi một kết thúc cốt truyện như vậy đã làm cho truyện ngắn F.Kafka và
H.Murakami lại mang một ý vị thâm trầm về thân phận con người và về tình trạng bi
đát của họ.


Về nghệ thuật

Tái tạo lại những mơ típ truyện mới mẻ “ Biến dạng”
Sử dụng thủ pháp huyền thoại và thủ pháp hiện thực huyền ảo một cách sang tạo và
độc đáo (bút pháp xóa ranh, F.Kafka đã xóa nhịa ranh giới giữa cái bình thường và cái
ảo (yếu tố huyền thoại). Cái bình thường và cái ảo đồng đẳng, cùng tồn tại chung trong
một thế giới. Cái ảo đã trở thành cái bình thường, thậm chí tầm thường. Dùng cái ảo để

thể hiện cái bình thường, tầm thường, F.Kafka đã nhấn mạnh tính chất Nhân vật
Gregor Samsa biến dạng thành con bọ và chết đi trong hình dạng con bọ. Niềm khao
khát đựợc trở lại kiếp người của anh khơng được thỏa mãn. Chính cái kì ảo đó đã tơ
đậm hơn sự bất lực và bị tha hóa của con người trong cuộc sống hiện đại. Cái chết đầy
đau khổ của một con người muốn thoát khỏi thân xác con bọ, trước niềm vui sướng
của những người thân yêu nhất làm cho người đọc cảm nhận được sự bi quan và dự


cảm bi đát của F.Kafka về thân phận con người hiện đại. tầm thường, nhỏ bé, bất lực
và bị tha hóa của thân phận con người trong xã hội hiện đại. Sáng tác của Kafka nói
chung, truyện ngắn nói riêng thể hiện sự thay đổi về phương thức phản ánh hiện thực,
đó là tiếp cận hiện thực theo hướng huyền thoại hóa, xây dựng một thế giới nghệ thuật
đầy phi lí.
Xây dựng cốt truyện,mở đầu và kết thúc truyện mới lạ đó là có tính chất mở, tính chất
liên tưởng sâu sắc ( Mở đầu với sự kì lạ và cái kết mở và lấp lửng ).

Trước tiên là việc nhà văn ko cung cấp cho nhân vât 1 cuộc sống đầy đủ, như là biểu hiện sự
biến mất của con người trước thế giới, hay là dấu hiệu mặc cảm của con người ở bên lề. Các
nhân vật của Kafka lặng lẽ tồn tại không cần đến một tiểu sử. Nó khơng có gia đình, bè bạn
và người thân. Nhưng Gregor Samsa có hẳn một gia đình. Song, những người thân ấy xuất
hiện không bao giờ mang đến một tình cảm ấm cúng, một sự sẻ chia cho nhân vật, (hoặc nếu
có thì) cũng khơng nhằm làm cho nhân vật có một vị thế xác định trong mối quan hệ xã hội. Họ
có mặt ở đó hoặc theo kiểu những người xa lạ, hoặc chỉ gây thêm rắc rối, hay như kẻ thù của nhân
vật, tăng thêm tính khơng xác định của nó trong thế giới. Họ xuất hiện trong những biến cố nào
đó, để rồi họ bị đẩy văng khỏi gia đình. Người mẹ và cơ em gái của Gregor với thứ tình
thương mà bản thân họ khơng đủ kiên nhẫn theo đuổi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Trung tâm - ngoại biên trong thế giới biểu tượng của Kafka
2.1. Sự thức nhận về thân phận ngoại biên: Hóa thân, Người cưỡi xơ, Làng gần nhất...

Hóa thân là một thành tựu quan trọng của Kafka được công bố lúc sinh thời. Tác phẩm kể về

câu chuyện anh chàng Gregor Samsa, "một sáng tỉnh giấc băn khoăn", nằm trên giường thấy mình
biến thành một con côn trùng khổng lồ". Từ đấy cho đến lúc bị vứt lên một xe rác đưa ra ngoại thành,
Gregor sống trong nỗi lo âu về công việc, trong sự đe dọa của lão quản lí, sự kinh tởm của người cha,
sự xa lánh của người mẹ và những nỗ lực yêu thương khó khăn, miễn cưỡng đến mệt mỏi của cơ em
gái. Q trình Gregor "bị đá văng ra khỏi thế giới" diễn ra một cách khắc khoải, hầu hết đều được
cảm nhận từ phía chính chàng. Q trình biến hóa trong Hóa thân diễn ra một cách đau đớn, da diết.
Nhân vật dường như cảm nhận được từng giây phút quá trình biến dạng của mình, và trong q trình
ấy, thậm chí khi đã hồn tất q trình biến hình, nó vẫn nghe, và quan sát, một cách khắc khoải và lo
âu, những gì diễn ra ở bên ngồi. Ở đây, chúng tơi muốn nhìn nhận q trình biến dạng ấy như là cảm
giác bị loại khỏi trung tâm, là chính là gia đình, sau nữa là xã hội, là cuộc sống mà trong những suy tư
của Gregor, dẫu có vất vả, có lúc nhàm chán nhưng vẫn ánh lên dấu hiệu của sự sống, đơi khi, thậm
chí, tươi vui. Bằng chứng là, khi đã bị nhốt trong phịng kín, tách biệt hồn tồn với sự sống, tức là bị
cho ra rìa, khi đã biến thành kiếp bọ, anh vẫn khát khao hòa nhập: "Rồi Gregor đưa mắt nhìn qua
vng cửa sổ; những giọt mưa lộp độp rơi trên máng xối; và bầu trời âm u vần vũ ngoài kia khơi dậy


trong anh một nỗi sầu khắc khoải" [9]. Tiếp đó, trong những ngày ngắn ngủi còn lại, con bọ-Gregor,
mặc dù bị hắt hủi, bị xua đuổi, nhưng ln tìm mọi cách đến với mọi người, bất chấp một ông bố luôn
luôn lăm lăm chiếc can, đầy dọa dẫm; bất chấp lão quản lí ln chờ đợi để bắt chàng trả những món
nợ cơng việc. Điều đáng chú ý là, ngay khi đã sống trong kiếp côn trùng, Gregor vẫn tồn tại trong
những suy tư phức tạp và mâu thuẫn: một mặt nhận ra tâm lí chán ngán cơng việc của mình, một mặt
vẫn khơng muốn bỏ bễ cơng việc. Có thể thấy ở đây hình thức máy móc hóa, cơng cụ hay đồ vật hóa
con người, nhưng cũng có thể hiểu đây như một khát vọng khẳng định sự tồn tại khơng đến nỗi vơ
nghĩa của mình, như một khát vọng được hòa nhập trung tâm - thế giới người, từ một vị trí ngoại biên
xa lắc. Dĩ nhiên, khát vọng đó của Gregor đã khơng được chấp nhận. Có người từng nói đến cái tên
Samsa như một cách thể hiện kín đáo của hai chữ Kafka. Điều này, nếu có, lại càng chứng minh rõ
ràng cho những gì vừa phân tích trên.
Thể hiện những mặc cảm bên lề, cảm giác "bị đá văng ra khỏi thế giới", Kafka đã có cách xử
lí hết sức độc đáo với đề tài biến dạng. Trong huyền thoại cổ, sự biến đổi hình dạng của nhân vật
thường được kể như một cú lột xác mang tính chất cơ học, là sự việc được ấn định từ một thế lực nào

đó. Điều này thậm chí xảy ra ngay cả trong huyền thoại hiện đại. G.G.Marquez, một người chịu rất
nhiều ảnh hưởng của Kafka, trong Trăm năm cơ đơn, cũng cấp cho dịng họ Buendía cái đi lợn
theo hình thức này. Ở Hóa thân tình hình khác hẳn. Cái kì ảo, cái quái dị, sự biến dạng được cảm
nhận không chịu sự quy định của trạng thái vật chất, hình thức (người biến thành bọ). Nỗi lo âu mang
tên ngoại biên toát lên từ sự tự nhiên của cái quái đản. Tự nhiên, bởi nó được nhìn từ bên trong, từ
chính thái độ của các nhân vật trong đó. Họ chấp nhận sự kiện bi thảm này một cách hết bình thường.
Ngay cả nhân vật chính, dù nhận ra rằng bản thân đã bị đẩy vào một tình thế vơ cùng lố bịch, bi đát,
song dường như không quan tâm nhiều. Sự quan tâm lớn nhất của Gregor khơng phải là tình trạng
biến thái - có thể nói như vậy - của mình, mà lại là làm sao để được hòa nhập vào thế giới người,
trong đó có gia đình chàng. Đấy chính là q trình chống li tâm diễn ra một cách khắc khoải, bởi, mặc
dù cái kì ảo, nghịch dị bàng bạc khắp tác phẩm, người đọc vẫn có thể nhận ra những nỗ lực phản
huyền thoại hóa, đấy là việc tác giả luôn cố gắng chắt chiu những chi tiết hiện thực, để cho nhân vật
tồn tại trong q trình tâm lí và miêu tả những đoạn độc thoại nội tâm như một ý chí thê thảm níu giữ
trung tâm..
Khi nói về sự biến dạng của Gregor nói riêng, và tác phẩm nói chung, nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng đấy là điểm thể hiện một tinh thần bi quan của Kafka về thế giới. Song, có lẽ sẽ thích hợp
hơn nếu nói đó là cái nhìn bi đát của Kafka về thế giới. Trong ý nghĩa khác, đó là q trình đấu tranh
chống lại khả năng ngoại biên hóa của thân phận, cao hơn là của ý thức dân tộc, của Kafka.
Ngoài ra, có thể thấy motip biến dạng trong sáng tác của Kafka, mặc dù không hẳn đã phổ
biến, nhưng cũng không chỉ xuất hiện một lần. Trong những ẩn ức sâu nặng của chính mình, đâu đó
ngồi Hóa thân, người ta vẫn thấy các nhân vật của Kafka, trong các hình thức khác nhau, đã có
những biểu hiện của sự biến dạng, hoàn toàn hay một bộ phận, một biểu hiện nào đó. Như thế cho
thấy một cách triệt để và da diết hơn những suy tư của nhà văn.
2.2. Khát vọng chinh phục bất thành: Lâu đài, Vụ án, Trước cửa pháp luật và v.v..

Như chúng tơi đã nói, trong sáng tác của Franz Kafka, mặc cảm ngoại biên luôn hiện hữu, đôi
khi trở thành một thực thể. Bằng sự nhạy cảm của một thiên tài bị ruồng rẫy, Kafka ln nhìn thấy
một cách có khi mơ hồ, khi hiện hữu cuộc xua đuổi được thực hiện từ phía trung tâm. Và trung tâm,
vì vậy, có vẻ như là một cái gì đó xa vời, xa xỉ đối với các nhân vật của ơng. Chính vì thế, người ta
thấy trong các sáng tác của Kafka thường xuất hiện những nhân vật chinh phục.

Cuộc chinh phục với khát vọng mãnh liệt nhất, vì thế, cũng dai dẳng nhất thuộc về K. của Lâu
đài. Lâu đài kể chuyện K., một người đạc điền, trong một đêm khuya, dưới mưa tuyết, lặn lội đến
một cái làng có sương mù và bóng tối bao phủ, khơng thể nhìn thấy ngọn đồi sừng sững và một lâu
đài lớn, theo giấy gọi đến làm việc. Anh xin trọ ở qn vì khơng thể vào lâu đài đã đóng cửa. Người


ta cho anh nằm trên một tấm dạ với lí do là anh khơng có giấy phép ngụ cư. Khi biết là anh được gọi
tới, người ta liền gọi điện tới lâu đài để xác nhận thơng tin, song phía lâu đài ban đầu trả lời khơng,
sau đó cải chính... Các chương dàn ra trong một mạch kể chậm chạp, đều đặn, kể chuyện K. chạy vạy
để được những nhân viên có trách nhiệm xác nhận quyền ngụ cư hợp pháp trong làng. Anh cố tìm vị
bá tước, nhưng vơ vọng. Anh chỉ được phép nhìn thấy ngài chánh văn phịng qua một lỗ khóa ở qn.
Câu chuyện bị bỏ dở khi số phận con người nhỏ bé, cô đơn ấy chưa được định đoạt.
Tính chất bên lề của nhân vật được thể hiện ngay từ cái tên. Một chữ K. trống trải và vơ nghĩa.
Ở đây cần nói thêm rằng, trong nhiều tác phẩm của Kafka, nhất là những tác phẩm thể hiện rõ mặc
cảm bên lề, tên nhân vật thường xuất hiện dưới dạng một kí tự, một sự vơ tăm tích, vơ thừa nhận: K.
trong Lâu đài, Jozep K (thường được gọi tắt là K.) trong Vụ Án, Josep K. trongGiấc mơ... Hồn
tồn có thể nhìn nhận đấy như là nhận thức bi thảm về thân phận bên lề của nhà văn, về những cá
nhân và về những dân tộc được coi là thiểu số, là ngoại biên, những khu vực bị thống trị (nơi Kafka
sống cho đến lúc mất lúc bấy giờ đang thuộc đế chế Áo - Hung). Đấy là những dân tộc, nhưng khu
vực cư dân vơ thừa nhận, bị rẻ rúng. Vì bị rẻ rúng, nên nhân vật càng quyết tâm bằng mọi cách thâm
nhập, chinh phục nó. K đến lâu đài, và chờ đợi, tìm kiếm, nhẫn nại tìm đủ mọi cách để thâm nhập,
bằng mọi con đường, thậm chí chấp nhận cả phương án lợi dụng Frida, là người tình mới quen của
chàng. Nhưng chàng đã chờ đợi trong vô vọng. Các thủ tục hành chính rắc rối đã khiến khát vọng của
chàng trở nên bất khả. Hành trình của K cũng rất dài. Con đường đã không dẫn chàng đến ngọn đồi
có lâu đài, mà cứ lịng vịng mãi, khi gần đến, dường như cố ý, nó lại vịng sang lối khác. Vậy là, lâu
đài ở đây không thể tiếp cận, khơng thể tồn tại một cách cụ thể. Nó ở nơi nhưng cũng không ở đâu cả.
Đấy là huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêu, nhưng lại cũng là một hình ảnh xa vời về
trung tâm. K. ở rìa lâu đài, và cũng khơng làm được gì chứng minh sự hữu ích của mình: chàng uống
bia, quan sát một cách lơ đãng những người nông dân, và làm tình. Để nhấn mạnh trạng thái bi thảm
này, Kafka đã chú ý tô đậm sự ngưng đọng, mệt mỏi, vô nghĩa bằng cách kéo thời gian đến mênh

mông. Cuộc làm tình của K. với Frida trong vũng bia sau quầy, được miêu tả trong mấy dòng, nhưng
người đọc có cảm giác kéo dài cả thế kỉ. Tương tự, thời gian nhân vật ở lâu đài chỉ sáu ngày nhưng có
cảm giác như nó đã đi hết số phận K.
Trong Vụ án, tình hình cũng khơng sáng sủa hơn. Jozep K. đột nhiên bị hai nhân viên cảnh
sát đến bắt đi. K. bị kết tội, mà cũng không rõ là tội gì. K. đã quyết định đi tìm hiểu vụ án của mình,
nhưng vơ vọng. Tình thế của K. khơng hề tiến triển theo mong muốn. Đi tìm hiểu vụ án, K. bị lạc vào
mê cung tạo nên từ hệ thống nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh. Những người láng giềng, ông chú, họa sĩ
Titôreli, luật sư Hun, linh mục, cơ Leini, đám đơng ở phiên tịa, lũ trẻ trong hành lang của khu nhà
chật và tối. Những nhân vật xuất hiện khơng có hệ thống, nhấn mạnh sự lỏng lẻo và u tối của các
quan hệ xã hội trong một xã hội khơng có quan hệ. Trước mắt K. ln mở ra những sự kiện trái khốy
hoặc vơ nghĩa. Và cũng giống như K trong Lâu đài, con đường dẫn đến lâu đài luôn bất ngờ từ chối
tiếp cận với nó, mà đi vịng sang lối khác; ở Vụ án, K ln ln trượt khỏi sự tính tốn của mình.
Định đến pháp viện, nhưng chàng hết vào nhà họa sĩ lại đến nhà thờ. Và toàn phải nghe những lời
khơng muốn. Có điều khác với Lâu đài, Vụ án có một kết thúc có vẻ đúng nghĩa hơn. J. K. đã phải
chết. Cũng trong tình hình ấy, người nông dân trong Trước cửa pháp luậtđã không tiếp cận được
pháp luật, cho dù đã chờ đợi, suốt bao nhiêu năm, trong khi cửa pháp luật hằng ngày vẫn mở. Càng
ngày đầu óc bác càng lú lẫn đi và bởi vì trong suốt bao năm chờ đợi, bác đã quen cả mấy con rận
trong cổ áo lông của anh bảo vệ, nên bác đã cầu cứu đến cả lũ chúng để thuyết phục anh ta. Cuối
cùng mắt bác ngày càng kém đi, khơng cịn nhận ra xung quanh trời tối hơn hay do mắt mình đã lịa.
"Bác ra dấu cho anh gác cửa lại gần, vì khơng cịn nhấc nổi cái cơ thể đã bắt đầu lạnh cứng. Người
gác cửa phải cúi thấp xuống đất để nghe. "Bây giờ bác cịn muốn biết gì nữa, - anh ta hỏi, - bác vẫn
chưa thỏa mãn ư?". "Anh thấy đấy, mọi người muốn tìm hiểu pháp luật là gì, bác hỏi thều thào. - Vậy


tại sao trong suốt mấy năm trời cay đắng vừa qua tơi chẳng thấy ai đến gặp pháp luật ngồi tôi ra
cả?". Người gác cửa thấy ông già sắp chết đến nơi và để cho đối tai nghễnh ngãng của bác cịn có thể
nghe ra, anh ta gào to: Ở đây khơng một ai được phép vào, bởi vì cái cửa này chỉ dành cho một mình
bác thơi. Bây giờ tơi đóng lại đây" [10]. Truyện kết thúc như thế. Trong cái chết sau một thời gian
không rõ là bao nhiêu năm tháng đợi chờ mòn mỏi trước cửa pháp luật, bi đát hơn cả trong Lâu
đài và Vụ án. Nếu trong Lâu đài, nhân vật không chết, trong Vụ án, nhân vật chết, và trước khi

chết, dù không hiểu được bản chất vụ án của mình, nhưng nó cũng vào được cánh cửa của pháp luật,
dẫu là vào chốn mê cung, thì ở đây, nhân vật vĩnh viễn bất lực trước cánh cửa ấy. Trung tâm, do thế,
vẫn là cái gì đó xa vời.
2.3. Sự đầu hàng hay trốn chạy - thái độ thỏa hiệp trước tình thế

Các nhà nghiên cứu thường chỉ ra rất rõ rằng, phổ biến trong các tác phẩm của Kafka là trạng
thái thức nhận về nỗi cô đơn, sự lưu đày và cái chết. Theo một cách cắt nghĩa khác, có thể lí giải nó
như là trạng thái thỏa hiệp của cái tơi bên lề trước tình thế của thực tại, khi khát vọng hịa nhập khơng
thể nào thực hiện được. Nhiều nhân vật của Kafka, sau những nỗ lực không thành để tiếp cận hay
chống lại một cái gì đó, đều sẽ chết, hay biến mất khỏi thế giới bằng một hình thức nào đó. Gregor
chẳng hạn. Ý thức được sự biến dạng của mình, trong một giấc mơ lộn xộn. Và mặc dù mang lốt bọ,
thì trong suy tư của chàng, người ta vẫn nhận ra tiếng nói của một con người với các cung bậc của
tình cảm và lí trí. Biết trời đã sáng, đã đến giờ làm, chàng đã tự xoay xở để thoát khỏi cái giường mà
tấm lưng đã như dính chặt vào. Tiếp nữa, chàng càng quyết tâm hơn khi nghe tiếng gọi của mẹ, của
em gái và của lão quản lí cùng với bao nhiêu toan tính của chính mình. Và chàng muốn thốt ra khỏi
căn phịng chật chội, đóng kín. Nhưng càng quẫy đạp, càng vật lộn, chàng càng nhận thấy mình bất
lực với tấm thân q kềnh càng so với những đơi chân bé xíu. Rồi, những đồ vật quan thuộc, chàng
muốn có nó, nhưng càng cố chúng càng bị đẩy ra xa. Trong suốt quá trình tồn tại trong kiếp bọ,
Gregor đã cố hết sức để lăn xả vào với xã hội loài người. Nhưng những nỗ lực vơ vọng của nhân vật
chỉ có giá trị tơ đậm thêm tính bất khả của tình thế. Gregor, cuối cùng đã chết, một cái chết vô tăm
tích. Cũng như thế, Joshep K trong Vụ án, càng nỗ lực tìm hiểu bản chất của vụ án, càng bị đẩy ra xa
khỏi pháp viện cùng với những bí mật của vụ án. Cuối cùng, vào một đêm trước sinh nhật lần thứ ba
mốt của anh, hai viên cảnh sát đến dẫn anh đi ra ngoài thành phố, và sau một lúc nhường nhịn, đưa
đẩy qua lại dễ gợi tưởng những lễ nghi tôn giáo một trong hai đứa "túm lấy cổ áo anh; đứa kia thọc
dao vào tim anh và ngốy ngốy hai lần. Đơi mắt đã lờ đờ, nhưng K. vẫn cịn nhìn thấy hai đứa chụm
đầu vào nhau cúi xuống mặt anh để quan sát cảnh chót.
- Như một con chó! - anh nói, như để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời" [11].
Ở có vẻ như mọi chuyện kết thúc nhẹ nhàng, nhất là, trước khi chết nhân vật còn thốt lên được
một câu. Nhưng thực chất, đó là một kết thúc hết sức nặng nề. Nặng nề bởi con dao thọc vào tim
ngoáy ngoáy hai lần, nặng nề bởi trước đó nhân vật đã trải qua một nỗi vô vọng tuyệt đối, và nặng nề

bởi sự tri nhận về tính chất thê thảm của thân phận. Cũng như vậy, người nông dân trong Trước cửa
pháp luật đã chết, với một cái chết không kém phần đau đớn, khi nhận thức cuối cùng mà bác có
được là: bác là người duy nhất đến trước cánh cửa pháp luật, bởi nó chỉ dành riêng cho bác. Vậy là,
con đường vào trung tâm của những người thiểu số, những người bị thống trị luôn luôn bị một cánh
cửa vơ hình chặn đứng, dẫu rằng, một cách giả tạo, người ta vẫn cho anh một con đường để tiếp cận.
Anh tồn tại ở đấy, nhưng không bao giờ nắm được bản chất của sự việc, nếu cố, anh sẽ chết.
Bên cạnh những nhân vật phải chết trong tuyệt vọng, trong các tác phẩm của Kafka còn xuất
hiện những nhân vật khơng chết, nhưng cũng khơng bao giờ có thể vào được trung tâm. K. trong Lâu
đài bỏ đi sau khi nói những câu chuyện vơ bổ về quần áo với người đàn bà vô vị. Và tác phẩm khép
lại bằng câu nói của người đàn bà này: "Ngày mai nhận quần áo mới, có lẽ tơi sẽ cho tìm anh". Và dĩ
nhiên, lâu đài, nơi anh muốn đến, vẫn mãi ở phía trước, trong sự lịng vịng bất nhẫn của con đường


(lâu đài ở đây vì thế, trở thành biểu tượng trung tâm hết sức kiên cố). Người cưỡi xô trong truyện
cùng tên, sau khi bất lực trong việc tiếp cận cửa hàng than trong ngày giá rét (vì đây là ngày giá rét,
nên cửa hàng than phải được xem như một thứ trung tâm, và người bán than chính là chủ trung tâm
ây), đã bị bà chủ tháo dây buộc tạp dề rồi vung tạp dề quạt đi xa. Tác phẩm kết thúc trong nỗi khốn
cùng, tuyệt vọng của nhân vật:
"Đồ đàn bà ác độc!". Tôi hét với lại trong lúc bà ta quay vào cửa hàng nửa tỏ vẻ ngạo nghễ,
nửa trấn an, vung nắm đấm trong khơng khí: "Cái con mụ đàn bà khốn nạn! Tao cầu xin mày mỗi một
xẻng than xấu nhất mà mày cũng không cho". Với tiếng nguyền rủa ấy, tôi đáp xuống núi băng và
biến mất"[12]. Ở đây, nhân vật đã bị đẩy vào một trạng thái lố bịch nhưng hình như nó cố khơng chấp
nhận tình thế lố bịch ấy. Việc đáp xuống núi băng và mất tích, như một ẩn dụ xót xa về sự cự tuyệt
của trung tâm đối với số phận của những kẻ chầu rìa. Cặp đơi cửa hàng than - núi băng là những biểu
tượng hoàn hảo cho hai khái niệm này.
3. Hệ quả bất ngờ của nỗi tủi hổ: những khả năng mới của tiểu thuyết hiện đại
3.1. Hiệu ứng ngược của tự ti: sự bất đắc dĩ trong sáng tạo cốt truyện và hiện thực

Vậy là, ý thức sâu sắc về thân phận ngoại vi của mình, ngoại tộc mình đã giúp Kafka xây
dựng một thế nghệ thuật mà ở đó, mặc cảm lạc lồi, mặc cảm bên lề đã trở thành một nỗi ám ảnh ghê

rợn. Kafka mãi mãi không thuộc về trung tâm, trong ý thức của ông, và từ đấy, dường như một cách
vô thức, những hành động sáng tạo của ông cũng là những nỗ lực cựa quậy để thoát khỏi trung tâm,
như một cuộc đào tẩu mà những kẻ tự ti, những người hay hờn dỗi vẫn thường làm. Một khi đã khơng
thể thống nhất được về vị trí và ý chí, khơng thể thống nhất được tư tưởng thì cũng khơng thể nào
thống nhất được về hình thức bày tỏ tư tưởng. Dường như Kafka, mỗi khi đặt bút viết một điều gì đều
nhắc mình như thế. Kafka rất ngưỡng mộ các nhà hiện thực chủ nghĩa, nhất là Dosoievski, nhưng ông
không thể viết như họ. Bởi những người tiền nhiệm của ông thuộc về trung tâm. Quan trọng là, những
suy tư (nếu có) của Kafka ngẫu nhiên trùng khớp với một quy luật hiển nhiên của văn học: một khi
cái nhìn thế giới và con người thay đổi, hẳn nhiên cần tìm ra, thậm chí, có khi rất tự nhiên, hình thức
tác phẩm phải thay đổi.
Chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX đã hoàn thành một cách vẻ vang nhiệm vụ phản ánh cuộc
sống trong những quy ước thẩm mĩ của chính nó, với những quy phạm nghiêm nhặt về hình thức, như
sự đầy đủ thành phần của các cốt truyện, sự miêu tả kĩ lưỡng nhân vật trong mối quan hệ biện chứng
với hoàn cảnh và sự tôn trọng tuyệt đối các chi tiết... Nhưng những quy phạm đó đã trở nên thiếu
vắng ý nghĩa trong các sáng tác của Kafka, bởi Kafka hình như khơng hề có ý tưởng phản ánh hiện
thực hay kể lại những gì thuộc về con người trong sự liên quan đến các phạm trù đạo đức xã hội.
Kafka là người kể những câu chuyện về thân phận con người, nhất là thân phận của những người vơ
tăm tích. Vậy nên, người ta thường nói đến sự mờ hóa cốt truyện trong tác phẩm của ông. Kafka đã
đúng. Khi miêu tả những con người trong nỗi cô đơn, trong sự lưu đày và cái chết, khi miêu tả con
người trong nỗi tủi hổ bên lề, ơng cần gì một cốt truyện đầy mâm đủ bát! Tất cả các tác phẩm của
Kafka đều có những cốt truyện khá đơn giản, từ tác phẩm bề thế nhất như Lâu đài, đến những tác
phẩm có dung lượng nhỏ bé như Làng gần nhất. Motip cốt truyện của Kafka, như trên đã nói,
thường bắt đầu bằng một biến cố nào đó, tiếp theo, nhân vật sẽ bị cuốn vào những sự kiện, tình huống
ít gay cấn, và cho đến khi kết thúc sinh mệnh của nó, hoặc kết thúc tác phẩm, với một câu nói, hay
một sự kiện khiến người đọc không thể khép lại những suy tư của mình: Gregor Samsa biến thành
một con cơn trùng khổng lồ và chết, được bỏ lên một xe rác tống khứ ra ngoại thành; K đến lâu đài
chờ chực, nỗ lực tiếp cận nó nhưng thất bại; Joshep K. bị bắt, bị kết án, đi tìm hiểu vụ án, chấp nhận
một cái chết lãng xẹt; người cưỡi xô muốn kiếm một xẻng than trong ngày giá rét, nhưng không
được, sau cùng phải đáp xuống núi băng và biến mất... Thậm chí, tồn bộ Làng gần nhất chỉ có vẻn
vẹn bấy nhiêu: "Ơng tơi thường hay nói: Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ. Trong kí ức của ơng, giờ đây

nó thu nhỏ mình lại đến mức thật khó hiểu nổi vì sao một chàng trai lại có thể quyết định đi ngựa tới


làng gần nhất mà không e ngại - cứ cho là khơng gặp tai nạn gì đi nữa - rằng một kiếp sống bình
thường và trơi chảy cũng cịn khó mà đủ cho cuộc du lãm ấy"[13].
Có thể thấy rằng, cốt truyện trong các tác phẩm của Kafka chỉ là một cái cớ theo đúng nghĩa
để nhà văn phát biểu những trăn trở về thân phận bị hắt hủi của mình, và của dân tộc mình. Nó dường
như khơng được sử dụng để miêu tả lịch sử, văn hóa, phong tục hay các mâu thuẫn xã hội với thái độ
phê phán hay ngợi ca. Và vì thế, nhà văn trở thành người kể chuyện trầm lặng.
Để thể hiện niềm tin vào sự bất hạnh ấy, Kafka, vì thế khơng mơ tả trong tác phẩm của mình
một thứ hiện thực rộng lớn với những biến động của đời sống, bằng chính hình thức của bản thân đời
sống thế tục. Những nhận thức cay đắng của Kafka về bí mật của trung tâm thực sự đã khiến nhà văn
khơng có gì để kể tả. Một hiện thực mù mịt, khó nắm bắt bởi màu sắc của huyền thoại và thứ hiện
thực hai bình diện là kết quả của một lối kể chuyện bất khả tri. Kafka mù tịt về trung tâm, nhưng lại
ln cố hình dung về trung tâm ấy để miêu tả lại nó. Và nghệ thuật miêu tả cái vắng mặt, sự sáng tạo
hiện thực hai bình diện, có thể hình dung như là một nỗi bất lực mơ hồ. Lê Huy Bắc trong Nghệ
thuật Phran-dơ Káp-ka đã nhấn mạnh đến sự thiếu tự tin trong lúc kể chuyện của Kafka. Điều này
hẳn có những lí lẽ của ơng.
3.2. Tơi khơng là gì: sự "thủ tiêu" nhân vật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kafka, như nhiều nhà nghiên cứu thống nhất đánh giá, là
có những đột phá quan trọng. Người ta hay nói đến việc nhà văn khơng cung cấp cho nhân vật một
đời sống đầy đủ, như là biểu hiện của sự biến mất của con người trước thế giới, hoặc biểu hiện của
con người bị vật hóa, cơng cụ hóa trước thiết chế xã hội tồn trị. Trong bài viết này, chúng tơi nhìn
thấy ở đó dấu hiệu của những mặc cảm bên lề. Trong nhật kí, Kafka đã từng cho thấy những khắc
khoải về việc bị đá văng khỏi thế giới, khắc khoải truy vấn "tôi là ai" trên đời này, khắc khoải về nên
văn chương và ngôn ngữ dân tộc Do Thái của ông. Mỗi nhân vật của Kafka dường như là một biểu
hiện cụ thể của niềm khắc khoải ấy. Họ lần lượt xuất hiện trong tác phẩm với một nhân thân không rõ
ràng. Thậm chí, họ khơng có lấy một cái tên. Họ ln ln xuất hiện một cách bí ẩn khơng giống bất
kì nhân vật nào trong các sáng tác của các nhà hiện thực tiền bối. Các nhân vật của Kafka lặng lẽ tồn

tại khơng cần đến một tiểu sử. Nó khơng có gia đình, bè bạn và người thân. Nói một cách thoả đáng
hơn, khác với những K., những người cưỡi xơ hay nghệ sĩ nhịn đói, Jozef K. có một ông chú và cô
em họ (cô em này, người đọc chỉ nghe nói đến), thương gia trẻ tuổi Georg Bendemann hơn Jozef K.
một ơng bố, Gregor Samsa có hẳn một gia đình. Song, những người thân ấy xuất hiện khơng bao giờ
mang đến một tình cảm ấm cúng, một sự sẻ chia cho nhân vật, cũng không nhằm làm cho nhân vật có
một vị thế xác định trong mối quan hệ xã hội. Họ có mặt ở đó hoặc theo kiểu những người xa lạ, hoặc
chỉ gây thêm rắc rối, hay như kẻ thù của nhân vật, tăng thêm tính khơng xác định của nó trong thế
giới. Họ xuất hiện trong những biến cố nào đó, để rồi họ bị đẩy văng khỏi gia đình. Ngồi mẹ và cơ
em gái của Gregor với thứ tình thương mà bản thân họ không đủ kiên nhẫn theo đuổi, và ông chú lạ
lùng của Jozef K., các nhân vật còn lại đều dửng dưng với người thân đau khổ của mình. Điều này
cho thấy, ngay từ khi mới xuất hiện, nhân vật của Kafka đã cô đơn, như dấu hiệu của sự cắt lìa trung
tâm. Nhân vật của Kafka cũng chấp nhận là một kẻ lang thang khơng có nghề nghiệp, vì chẳng bao
giờ thấy ơng giới thiệu cho nó một việc làm. Hoặc nếu có một việc làm thì cũng chỉ là nghe nói, mà
chẳng thấy nó làm cái việc của nó. Nó ln ln đứng bên lề cơng việc, nhất là K. trong những ngày
ở lâu đài. Khơng có một diện mạo rõ ràng, khơng tính cách, nhân vật của Kafka chấp nhận tồn tại với
một cái tên, mà cái tên ấy có lúc chỉ như một sự bắt đầu, bằng một chữ cái đầu.
Ở phía ngược lại, những nhân vật đại diện cho trung tâm bao giờ cũng xa vời, và những kẻ
như K, Joshep K. không bao giờ có thể tiếp cận. Đó là những con người có một địa vị trong xã hội, có
tên tuổi để gọi, như vị chủ nhân của lâu đài - bá tước Wets West, ngài chánh văn phòng Klamm.
Những nhân vật này thực sự kì bí ở chỗ họ ln ln dấu mặt ở đâu đó, chẳng hề tham gia vào việc


uống bia, làm tình hay bất cứ một cơng việc nào liên quan đến đời sống cộng đồng, nhưng cái tên của
họ lại ăn sâu vào đời sống ấy như một ám ảnh, một đe doạ. Mọi người luôn nhắc đến họ với niềm
kính cẩn trong vẻ sợ hãi đến tột độ, và niềm tự hào khó hiểu. Bà chủ quán Bên cầu có lẽ chỉ có một sự
an ủi, một niềm kiêu hãnh làm người duy nhất là đã từng được Klamm gọi đến, đã từng là người tình
của ngài mặc dù chưa bao giờ "chuyện trị", thậm chí chỉ là "nhìn thấy" ngài: "Ơng khơng thể thực sự
nhìn thấy Klamm và điều này về phần mình tơi cũng khơng nói q, bởi vì chính tơi cũng khơng thể
nhìn thấy ơng ta thật sự. Làm sao mà Klamm nói chuyện được với ơng một khi ngài khơng thèm nói
chuyện với cả người làng này. Ngài chưa bao giờ nói chuyện với một người nào trong làng

cả."[14] Trong Lâu đài, ta còn thấy một nhân vật khác, xuất hiện, tiếp xúc với con người nhưng khơng
có tên, chỉ thấy mọi người gọi anh ta là "ngài trẻ tuổi", tức là anh ta vẫn cịn dấu diếm một cái gì đó
phía sau sự có mặt của mình. Trong sự khiếm khuyết của các nhân vật, ta thấy tính chất đe doạ, sự áp
bức vơ hình và mức độ bí ẩn càng gia tăng. Tính chất ma quái của những West West, những KLamm,
những ngài trẻ tuổi..., càng cho thấy cái bí hiểm đến tận cùng của thế giới.
Còn rất nhiêu những điều có thể nói đến về hiệu ứng ngược trong những nỗ lực tiếp cận - chối
bỏ trung tâm của Kafka thể hiện trên các bình diện nghệ thuật khác. Nhưng trong khuôn khổ của bài
viết này, chúng tôi không thể trình bày một cách đầy đủ. (để làm được điêu đó, có thể cần đến một
chuyên luận). Thực ra, trong hầu khắp mọi phương diện của nghệ thuật Kafka, những hiệu ứng này
đều thể hiện với những mức độ khác nhau. Tất cả các dấu hiệu của huyền thoại hóa, phi logic hóa,
miêu tả cái phi lí, sự chú trọng các chi tiết như một hoài niệm chủ nghĩa hiện thực... đều có ít nhiều
liên quan đến mặc cảm ngoại vi của nhà văn. Thiết nghĩ, những gì đã phân tích trên đây cũng đã phần
nào thể hiện được những thành tựu của Kafka trong việc tự mình xác lập một trung tâm mới, trên cơ
sở bị hắt hủi bởi, hay tự chối bỏ trung tâm.
4. Thay lời kết: đốt hay không, đâu là ý muốn thực sự của Kafka?

Georges Bataille đã nói trong một tiểu luận của mình khi bàn về cuộc tranh cãi có nên đốt
Kafka hay khơng: "Nhưng trước khi bắt đầu cuộc thăm dị, ban biên tập "Action" đã nhận được câu
trả lời từ chính tác giả, người mà khi còn sống hay dẫu sao cũng đã ở ngưỡng của cái chết, đã bị dằn
vặt bởi mong muốn đốt hết các tác phẩm của mình" [15]. Điều đó cho thấy Kafka khơng phải đã thực sự
muốn đốt hết những gì ơng viết. Vả chăng, nếu thực sự khơng cịn lưu luyến, day dứt, tại sao chính
nhà văn khơng làm việc này, mà lại phải ủy quyền cho M.Brod làm, nhưng phải chờ sau khi ông
chết? Phải chăng việc muốn đốt tác phẩm không xuất phát từ một điều gì khác mà chính là xuất phát
từ sự thiếu niềm tin của tác giả vào tác phẩm của mình? Kafka là người kể chuyện thiếu tự tin, điều
này không chỉ thể hiện trong các tác phẩm, mà cả trong nhật kí. Đã khơng ít lần ơng phàn nàn, tỏ ra
thất vọng về tài năng của mình, cũng như ơng ln tự ti về bản thân, trong đó có nỗi mặc cảm về
nguồn gốc xuất thân bên cạnh những mặc cảm về năng lực, bệnh tật. Cũng đã khơng ít lần ơng băn
khoăn về tài năng, về tác phẩm của mình, ngay từ tuổi thơ (qua những dịng hồi cố) đến lúc đã theo
đuổi nghiệp viết. Đấy là kết quả của điều thức nhận về vị trí của mình trong văn đàn (thực ra, lúc sinh
thời, chưa mấy người biết đến tác phẩm của Kafka). Vậy nên, những lời tán tụng về nguyện vọng của

Kafka, xem như đó là một hành động chối bỏ thế giới, phải chăng cũng nên được xem lại?
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA FRANZ KAFKA
Nếu xem quan niệm nghệ thuật nhƣ một phạm trù thi pháp học thì trong hệ thống
các phạm trù thi pháp, quan niệm nghệ thuật giữ vai trò quyết định trong việc lựa
chọn các thủ pháp và phƣơng tiện biểu hiện. Điều này thể hiện rõ nhất trong văn
xuôi tự sự, đặc biệt là ở tiểu thuyết. Trong chƣơng 3 này, chúng tơi muốn tìm hiểu
một số nét đặc thù trong thi pháp tiểu thuyết của Franz Kafka. 3.1. Nghệ thuật xây
dựng nhân vật 3.1.1. Cách xây dựng nhân vật truyền thống trước Franz Kafka Mỗi
giai đoạn có những đặc trƣng thi pháp riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.


Tiểu thuyết cổ điển xây dựng các nhân vật theo những khn mẫu lí tƣởng, trong
khi đó, tiểu thuyết hiện thực lại cố gắng khám phá và thể hiện trung thực bản chất
đời sống. Tiểu thuyết thế kỷ XIX đi theo con đƣờng chủ nghĩa hiện thực với chân lý
nghệ thuật xem tác phẩm văn học “nhƣ một tấm gƣơng lớn di chuyển trên đƣờng
cái mà qua tấm gƣơng đó ngƣời ta nhìn thấy đƣợc cả ánh thiên thanh của bầu trời
xanh và bùn lầy rác rƣởi ở hai bên đƣờng. Nếu tấm gƣơng đó ngƣời ta nhìn vào
tồn là rác rƣởi và có ai đó lớn tiếng lên án kết tội nhà văn là bôi đen xã hội là sai
lầm, phải kết tội con đƣờng rác rƣởi, nhà văn chỉ phản ánh sự thật” (Stendhal). Từ
quan điểm nghệ thuật đó, nhân vật của chủ nghĩa hiện thực đƣợc mơ tả chi tiết, kỹ
lƣỡng, cụ thể đến mức nhƣ lời của Balzac, giống nhƣ “sổ hộ tịch”. Nguồn gốc xuất
thân, hồn cảnh gia đình, cơng việc và các mối quan hệ xã hội của nhân vật đều
đƣợc đƣa ra đầy đủ trong tác phẩm để tác giả lấy đó làm cơ sở lí giải hành vi, động
cơ, tính cách của nhân vật cũng nhƣ để làm tăng tính hợp lí cho câu chuyện. Tất cả
các biến cố, sự kiện trong tác phẩm và hành vi của nhân vật đều
20
đƣợc giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ, nhằm cố gắng thuyết phục ngƣời đọc. Các câu chuyện
của nhân vật cũng đƣợc kể theo trình tự tuyến tính của thời gian với sự phân định
tốt – xấu, đúng – sai rạch ròi. Tiểu thuyết hiện thực do đó, cốt truyện ln rõ ràng,
nhân vật ln có tiến trình phát triển tính cách và tác phẩm ln có kết thúc thỏa

đáng. Sự thỏa đáng ở đây đƣợc đánh giá dựa vào cách thức tác giả giải quyết các
vấn đề, các mâu thuẫn đặt ra trong tác phẩm, “trả độc giả trở về với trật tự cũ của
đời sống” [28, tr.356]. Tiểu thuyết hiện thực “chủ yếu nhắm vào việc thuật tả một
cách đầy đủ và trung thực những kinh nghiệm trong đời sống con ngƣời” (Ian Watt)
[28, tr.196]. Do đó, nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực thƣờng đƣợc xây dựng với
tính cách điển hình, đại diện cho những tiêu chuẩn đạo đức, những ý thức xã hội,
những quan niệm riêng của tác giả. Cách xây dựng nhân vật trƣớc Kafka, bao gồm
cả chủ nghĩa lãng mạn, luôn chú trọng xác định “cái tôi” của nhân vật. “Cái tơi” này
có thể đƣợc định vị bằng hành động, suy nghĩ, hoặc quan điểm về thế giới của nhân
vật. Thời hiện đại, lý trí và lịng tin sụp đổ, con ngƣời tha hóa và thế giới trở nên phi
lí cao độ. Do đó, tiểu thuyết cũng phải thay đổi: cốt truyện phân mảnh, trình tự theo
diễn tiến thời gian của câu chuyện bị phá bỏ. Tiểu thuyết khơng cịn tham vọng lí
giải thế giới hay khai phá tâm hồn con ngƣời mà chỉ cịn có gắng nắm bắt những lát
cắt của cuộc sống và phản ánh thân phận con ngƣời. Nếu nhƣ trƣớc kia, nhà văn
phải tiết chế trí tƣởng tƣợng để đáp ứng nhu cầu “giống nhƣ thật” của tiểu thuyết
thì nay, họ có thể thỏa sức để trí tƣởng tƣợng bay bổng. Cho đến kết thúc câu
chuyện, nhân vật vẫn có thể chƣa kết thúc hành trình hay vẫn chƣa giải quyết xong
những vấn đề của mình. Và cũng vì nhân vật phải có tính chất điển hình nên tính
phong phú, phức tạp của đời sống và tính sinh động, cá biệt của cá nhân sẽ bị giảm
thiểu. Con ngƣời và thế giới trong tiểu thuyết hiện thực bởi vậy mà cũng trở nên
nghèo nàn hơn. Tính hợp lí và nhất quán cũng khiến tiểu thuyết hiện thực không thể
phản ánh trung thực đời sống, vì chính mỗi kết thúc của tác phẩm là một sự bội
phản lại hiện thƣc khi vốn dĩ, cuộc sống khơng hề có kết thúc.




×