Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vai trò và nhiệm vụ cụ thể của các Đảng chính trị trong hệ thống chính trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.88 KB, 20 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC TRONG
QUẢN LÝ CÔNG

ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH
TRỊ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng : PGS–TS. Trương Quốc
dẫn

Chính

Học viên thực hiện

: Nguyễn Xuân Trường

Lớp

: HC 20 – B1

Niên khóa

: 2015 – 2017


Hà Nội, 03 – 2016
PHỤ LỤC




MỞ BÀI
Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm
quyền được thể hiện thông qua tổ chức và hoạt động của hệ
thống tổ chức quyền lực chính trị, bao gồm các đảng chính trị,
thể chế Nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp),
thể chế và các tổ chức chính trị - xã hội. Các bộ phận này tham
gia vào quá trình chính trị nhằm thực hiện quyền lực chính trị
của giai cấp cầm quyền trong xã hội.
Nhà nước giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị
của mỗi quốc gia. Nhìn chung trên thế giới, các đảng phái chính
trị là lực lượng hoạt động ở hậu trường nhưng có vai trò chi phối
hoạt động của Nhà nước. Tùy thuộc vào truyền thống và thể
chế chính trị của mỗi quốc gia, các đảng phái chính trị có các
phương thức khác nhau để thể hiện ý chí chính trị của đảng và
tích cực tham gia vào các công việc của Nhà nước.


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Đảng chính trị
Đảng phái chính trị hay chính đảng (thường gọi tắt là
đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu đấu tranh
để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính trị, đấu
tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội,
hoặc để đạt được một quyền lực chính trị nhất định trong chính
quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử [1,
tr. 65].
Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối

nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa
các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện một
nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo
vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó [4].
1.2. Đảng chính trị cầm quyền
Đảng chính trị được gọi là cầm quyền khi nó chi phối,
khống chế được quyền lực Nhà nước. Đảng chính trị cầm quyền
là lực lượng lãnh đạo, dẫn dắt xã hội, quyết định phương hướng
phát triển của toàn xã hội, tác động chi phối hoạt động của Nhà
nước [1, tr. 69].
1.3. Hệ thống chính trị
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm
quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức
chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị.

4


Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị
hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhay
trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình
của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính
trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền [5].
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai
cấp Nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp
cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp.
Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao
động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản
lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị

xã hội chủ nghĩa.
2. Vai trò, nhiệm vụ của Đảng chính trị trong hệ thống chính trị
Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ
thống chính trị của các nước. Nó có vai trò là một trong những
thành phần cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân
hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, từ cơ cấu tổ
chức đến sự vận hành của hệ thống chính trị. Ngày nay, trên
thế giới không có quốc gia nào lại không có đảng chính trị. Hình
thức tiền thân của đảng chính trị là các nhóm chính trị, các câu
lạc bộ chính trị… Sự ra đời và phát triển của các đảng chính trị
có liên quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác
nhau trong xã hội, quyền các nhóm được kiểm soát, chi phối
lãnh đạo và hạn chế quyền của đảng cầm quyền. Chúng phải
có tổ chức, phải luôn tìm kiếm sự ủng hộ từ dân chúng và phải
khác biệt với các nhóm khác [9].
5


Con đường cơ bản để đưa đảng chính trị trở thành đảng
cầm quyền. Để trở thành đảng cầm quyền, đảng chính trị cần
phải:
Có tổ chức, hệ tư tưởng đủ mạnh và tuyên truyền, giáo dục
hệ tư tưởng, đường lối của đảng mình cho thành viên và công
chúng để có khả năng thu hút lực lượng về mình và nhận được
sự ủng hộ cũng như bảo vệ của các lực lượng xã hội.
Bảo đảm số ứng cử viên là thành viên của đảng thắng cử
tham gia vào cơ quan Nhà nước và có khả năng thực hiện lợi ích
của đảng.
Tuyển chọn và bố trí nhân sự vào bộ máy cơ quan quyền
lực Nhà nước. đảng nắm chính quyền thông qua đội ngũ đảng

viên là công chức trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
Xây dựng chủ trương, cương lĩnh, chính sách của đảng
đúng đắn, phù hợp, phản ảnh và thỏa mãn nguyện vọng của
các tầng lớp nhân dân và cam kết thực hiện nếu thắng cử và
lập được Chính phủ.
Khi một đảng chính trị trờ thành đảng chính trị cầm quyền,
vai trò của nó trong hệ thống chính trị sẽ là rất to lớn và có thể
được thực hiện thông qua một vài hoạt động cơ bản sau đây
[9]:
Thông qua bầu cử: Các đảng phái chính trị tham gia tích
cực vào sự hình thành bộ máy Nhà nước thông qua việc các
đảng viên của đảng tranh cử vào các cơ quan lập pháp và hành
pháp.
6


Tác động đến hoạt động của cơ quan lập pháp, hành
pháp: Các đảng phái chính trị kiểm soát và tác động đến các
đảng viên của đảng trong hoạt động của cơ quan lập pháp và
cơ quan hành pháp.
Hoạt động của bộ máy Nhà nước là việc thực hiện quyền
lực chính trị của giai cấp cầm quyền, tuân thủ ý chí chính trị
của giai cấp cầm quyền. Nhà nước tiến hành các hoạt động
quản lý đời sống kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng
chính trị cầm quyền.
2.1. Vai trò của đảng chính trị trong hoạt động của bộ máy Nhà nước
Khi một đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền, đảng
này sẽ có vai trò, tác động lớn đến hoạt động của bộ máy Nhà
nước, điều này thể hiện trên hai phương diện sau đây [9]:

Đảng cầm quyền ban hành các quyết sách chính trị và tìm
cách đưa các quyết sách chính trị của đảng vào chính sách
công (thông qua tranh luận tại nghị trường, qua hoạt động của
các đảng viên chủ chốt của đảng trong bộ máy Nhà nước, qua
vận động hành lang). Các chính sách này được thể chế hóa
thành luật và các văn bản pháp quy của Nhà nước. Như vậy,
quyết sách chính trị của đảng cầm quyền tạo nên cơ sở chính
trị của các chính sách, pháp luật của Nhà nước và được Nhà
nước sử dụng quyền lực công để tổ chức thực thi trên thực tế.
Sau khi đề ra một quyết sách chính trị, đảng chính trị cầm
quyền quan tâm và giám sát việc quyết sách đó được thể chế
hóa thành chính sách, pháp luật như thế nào và tổ chức thực
hiện ra sao.

7


Đảng cầm quyền phát triển lực lượng đảng viên của mình
trong bộ máy Nhà nước, đưa các đảng viên xuất sắc vào các
chức vụ cấp cao của Nhà nước (tổng thống, thủ tướng và các bộ
trưởng). Đảng cầm quyền tác động (nhưng thường không mang
tính mệnh lệnh chính thức) đến những đảng viên giữ chức vụ
cấp cao đó để khéo léo đưa những chủ trương, đường lối của
đảng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước theo hướng có lợi
cho đảng mình.
2.2. Vai trò của đảng chính trị trong việc xác lập bộ máy Nhà nước
Đảng chính trị cầm quyền có vai trò lớn trong việc xác lập
bộ máy Nhà nước, cũng như quy định các vị trí cán bộ chủ chốt
trong bộ máy Nhà nước cấp Trung ương và địa phương, vị trí
cán bộ chủ chốt thuộc các bộ phận cấu thành hệ thống quyền

lực Nhà nước [9]:
Hoạt động của đảng cầm quyền luôn gây ảnh hưởng đến
đời sống chính trị và hoạt động của bộ máy Nhà nước, làm cho
các cơ quan Nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp
luật và trở nên hình thức, có sự phân chia quyền lực Nhà nước
giữa các đảng.
Ví dụ: Quốc hội Singapore là cơ quan lập pháp gồm 51
nghị sĩ do dân bầu. Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước do
Quốc hội cử, và chỉ định Thủ tướng (người đứng đầu đảng chiếm
đa số ghế trong Quốc hội). Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng
thống sẽ chỉ định các thành viên của Nội các (gồm 14 Bộ trưởng
và các quan chức hành chính cao cấp). Một Hội đồng cố vấn
được lập ra làm tham mưu cho Tổng thống, các ý kiến của Hội
đồng trong các cuộc họp cấp cao có thể được Tổng thống tham
8


khảo, ví dụ như việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt cho nền hành
chính của quốc gia [2, tr. 155].
2.3. Vai trò của đảng chính trị trong việc tác động đến quá trình hình thành
chính sách pháp luật của Nhà nước
Một đảng chính trị sau khi thắng cử trở thành đảng cầm
quyền, thông qua các nghị sĩ là đảng viên của đảng, nắm quyền
kiểm soát các hoạt động của Bộ máy Nhà nước. Hoạt động của
Nhà nước luôn tuân thủ theo sự lãnh đạo của đảng cầm quyền,
cụ thể hóa các mục tiêu, cương lĩnh cũng như quyền lợi của
đảng vào chính sách của quốc gia.
Một điều có ý nghĩa quyết định của đảng cầm quyền đối
với Nhà nước là đưa tư tưởng của đảng thâm nhập vào chính
sách, quyết sách của Nhà nước.

Con đường cơ bản để đảng cầm quyền củng cố, duy trì vị
trí cầm quyền của mình là người đại diện cho đảng cầm quyền
đang giữ vai trò lãnh đạo trong bộ máy cơ quan Nhà nước phải
thực hiện các chương trình hành động cũng như làm tròn trách
nhiệm đối với các cam kết của đảng mình trong chiến dịch
tranh cử đối với nhân dân [9].
Nguồn lực để đảng cầm quyền duy trì hoạt động của mình
là công tác đào tạo sử dụng cán bộ. Công tác này phải được
làm một cách thường xuyên, liên tục, có kế hoạch, hiệu quả và
chất lượng cao.

9


II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đảng chính trị ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có duy nhất một Đảng chính trị và
đồng thời là Đảng cầm quyền đó chính là Đảng Cộng Sản Viêt
Nam.
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 xác định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam:
"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội [6].
Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân,
phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ
chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt

động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [6].
2. Hệ thống chính trị ở Việt Nam
Hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam là hệ thống các thiết
chế chính trị, chính trị - xã hội và các thiết chế xã hội khác gồm
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần
chúng và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội rộng lớn
của nhân dân; cơ chế vận hành các thiết chế đó dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Quan niệm về hệ
thống chính trị - xã hội như thế được hình thành trên cơ sở gắn
10


kết giữa hai hệ thống thiết chế xã hội là hệ thống chính trị (hệ
thống thiết chế trực tiếp thực hiện quyền lực chính trị) và hệ
thống xã hội. Trong điều kiện xây dựng cơ chế thực hiện và đảm
bảo quyền lực nhân dân ở nước ta hiện nay, sự gắn kết của hai
hệ thống ấy thành một hệ thống lớn là điều có ý nghĩa chính trị
- xã hội sâu sắc và cần được chú trọng nghiên cứu cả về lý luận
và thực tiễn [8].
3. Vai trò, nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong hệ thống chính trị
hiện nay
Do điều kiện lịch sử cụ thể đặc thù, ở Việt Nam chỉ có một
đảng duy nhất, đó là đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt
Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được lịch
sử Việt Nam khẳng định trong hơn 80 năm qua kể từ khi thành
lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố cơ bản của hệ
thống chính trị, là công cụ tập hợp, lãnh đạo giai cấp công nhân
và nhân dân lao động để giành, giữ, sử dụng quyền lực Nhà
nước và định hướng chính trị đi lên chủ nghĩa xã hội cho đất

nước [7].
Nói Đảng ta là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã
hội về thực chất đó là sự lãnh đạo chính trị mang tính chất định
hướng, tạo điều kiện để Nhà nước có thể độc lập tổ chức bộ
máy, bố trí cán bộ viên chức, hoạt động đúng chức năng quản
lý, điều hành những công cụ, biện pháp của Nhà nước [7].
Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội
đã được Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra một cách cụ thể và
các Đại hôi lần thứ VII, VIII, IX, X, XI đặc biệt là Đại hội lần thứ

11


XII tiếp tục khẳng định và phát triển, bao gồm những mặt cơ
bản sau đây:
3.1. Đảng đề ra chủ trương, đường lối phát triển đất nước trong từng thời kì
lịch sự cụ thể
Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược,
những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trong
từng giai đoạn lịch sử cụ thể; đồng thời Đảng là người lãnh đạo
và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đảng đưa
ra chủ trương phát triển các mặt của đời sống xã hội trên cơ sở
đó Nhà nước thể chế hóa các đường lối, chính sách của Đảng
thành pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động
của mình. Tức là, Nhà nước nâng ý chí của Đảng lên thành pháp
luật và tổ chức thực hiện pháp luật ấy. Từ đấy có thể thấy
đường lối chính sách của Đảng chính là nội dung, cơ sở chính trị
của pháp luật. Suy rộng ra có nghĩa là: Nếu pháp luật càng
hoàn thiện bao nhiêu thì đường lối của Đảng càng đúng đắn và
được tổ chức thực hiện tốt bấy nhiêu và sự lãnh đạo của Đảng

đối với xã hội càng được tăng cường. Ngược lại, nếu pháp luật
ban hành trái với đường lối, chính sách của Đảng thì sẽ không
có sức thuyết phục, không thể đi vào cuộc sống và tổ chức triển
khai trên thực tế.
Các quyết sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ
sở chính trị, định hướng cho hoạt động quản lý Nhà nước, nên
hoạt động quản lý Nhà nước mang tính chính trị sâu sắc, gắn bó
chặt chẽ với chính trị, có cơ sở chính trị vững chắc. Cụ thể là:
Nhà nước ban hành và và tổ chức thực thi các chính sách, pháp
luật dựa trên các quyết sách chính trị của Đảng để đưa các mục
12


tiêu chính trị của Đảng vào cuộc sống. Chẳng hạn, chủ trương
cải cách hành chính được đề cập trong nhiều Văn kiện Đại hội
Đảng từ khóa VII (năm 1995) đến nay, đã được Nhà nước thể chế
hóa thành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2001-2010 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8-11-2011 về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2011-2020. Việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp
luật này đang thật sự tạo nên sự chuyển biến trong hoạt động
quản lý Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân [3].
3.2. Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng trong mỗi cơ quan
Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội
Bên cạnh sự hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước
và các tổ chức chính trị - xã hội luôn luôn có các tổ chức của
Đảng hoạt động song song để lãnh đạo việc tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nước một cách thường xuyên. Ví dụ: ở

Việt Nam, từ cấp tỉnh đến cấp xã, bản, làng, buôn, ấp... đều có
các chi bộ Đảng hoạt động. Ngoài ra trong các tổ chức chính trị
- xã hội khác hầu như đều có các tổ chức của Đảng hoạt động.
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các
đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của
Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hoá cụ thể bằng pháp
luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình cụ
thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và
bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực
hiện các Nghị quyết của Đảng. Mặt khác, các cơ quan hành
13


chính Nhà nước tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đã
ban hành dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong mỗi cơ quan.
Cơ quan hành chính Nhà nước có trách nhiệm xây dựng
văn bản, chương trình, kế hoạch hoạt động để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và bảo đảm thực hiện sự
lãnh đạo của tổ chức đảng trong mỗi cơ quan. Sự lãnh đạo của
tổ chức đảng trong cơ quan hành chính Nhà nước là sự lãnh
đạo trực tiếp, gắn liền với hoạt động của các cơ quan hành
chính. Tổ chức đảng thực hiện vai trò này thông qua việc ban
hành các nghị quyết và giám sát việc triển khai các nghị quyết
đó. Thông qua sự lãnh đạo và giám sát trực tiếp của mình, các
tổ chức đảng có thể chấn chỉnh kịp thời những quan điểm,
hành vi sai trái với đường lối, chủ trương của Đảng [3].
3.3. Vai trò đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
trong bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của Đảng
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng
các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo

công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán
bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các
cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và
các tổ chức Chính trị -Xã hội. Trong quá trình lãnh đạo của mình, bản
thân Đảng cũng luôn chăm lo xây dựng Đảng về mặt chính trị, tư tưởng và tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ Đảng viên để nâng cao chất
lượng đội ngũ của mình, đồng thời để giới thiệu vào bộ máy Nhà nước. Ở Việt
Nam, trong bộ máy Nhà nước, các vị trí, chức vụ quan trọng đều do các Đảng
viên của Đảng nắm giữ. Qua đó, Đảng có thể thường xuyên theo dõi, kiểm tra,

14


chỉ đạo các cơ quan Nhà nước theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của
mình.
Chính vì vậy, các hoạt động quản lý Nhà nước được triển
khai thực hiện với sự tham gia tích cực của đội ngũ đảng viên
trong bộ máy Nhà nước. Các đảng viên trong cơ quan hành
chính Nhà nước có nghĩa vụ gương mẫu thực hiện chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với cương vị, chức
trách, nhiệm vụ được giao. Các đảng viên ưu tú của Đảng được
bổ nhiệm giữ các chức vụ trong các cơ quan hành chính Nhà
nước hợp thành đội ngũ những người lãnh đạo, các công chức
cấp cao, chuyên gia, chuyên viên... Thông qua đội ngũ này, các
đường lối, chủ trương của Đảng được chuyển hóa thành hoạt
động cụ thể, sinh động trong bộ máy Nhà nước.
2.4. Vai trò kiểm tra, giám sát của Đảng với hoạt động của bộ máy Nhà nước
và các tổ chức chính trị - xã hội
Có thể thấy, hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và
hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng luôn chịu

sự kiểm tra, giám sát của Đảng.
Trên thực tế, hoạt động quản lý Nhà nước luôn luôn chịu sự
kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức (Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc...), đồng thời cũng
chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Kiểm tra, giám sát của
Đảng là một phương thức cơ bản để bảo đảm sự lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động quản lý Nhà nước. Đảng thực hiện kiểm
tra, giám sát các tổ chức đảng và các đảng viên trong các cơ
quan Nhà nước để phát hiện, khuyến khích những nhân tố tích
cực, đồng thời chấn chỉnh kịp thời các hiện tượng tiêu cực, vi
15


phạm đường lối, chủ trương, điều lệ của Đảng. Đồng thời, Đảng
tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ
sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Kiểm tra, giám sát của Đảng được thực
hiện nghiêm túc và thường xuyên là điều kiện quan trọng để bảo
đảm cho hoạt động quản lý Nhà nước theo đúng đường lối, chủ
trương của Đảng [3].
Về phương thức lãnh đạo của Đảng, thực chất, sự lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là lãnh đạo chính trị mang
tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức thành
viên của hệ thống chính chủ động sáng tạo trong tổ chức và
hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ
thể của mình. Có thể thấy, sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống
chính trị không thông qua việc áp đặt, bắt buộc hay cưỡng chế
mà Đảng lãnh đạo thông qua việc tuyên truyền, giáo dục và nêu
gương, lãnh đạo thông qua cương lĩnh, chiến lược, đường lối và
biến nó thành hiện thực cuộc sống của toàn Đảng, toàn dân. Ví

dụ: Đảng Cộng Sản Việt Nam từ khi ra đời, ngay trong cương lĩnh
của mình đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của mình phù hợp với ý
chí, nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử
của Việt Nam nên đã nhận được sự ủng hộ lớn lao của nhân dân
lao động. Trong quá trình phát triển, sự hy sinh của các anh
hùng liệt sĩ chính là những tấm gương để nhân dân cảm phục,
tin tưởng Đảng hơn, từ đó vị thế, vai trò của Đảng trong hệ
thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước càng
được nâng cao, lòng tin của người dân đối với Đảng càng được
củng cố [7].

16



KẾT BÀI
Ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản trong hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa là rất lớn và toàn diện nhưng không vì thế mà
ta có thể hiểu là tất cả. Bởi vì, sự lãnh đạo của Đảng chỉ mang
tính chất chính trị, tức là vạch ra đường lối chính trị về đối nội,
đối ngoại để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật ấy, chứ Đảng Cộng Sản không làm thay vai
trò của Nhà nước. Sự hoạt động của Nhà nước trên ba lĩnh vực
lập pháp, hành pháp và tư pháp chính là nhằm biến đường lối
chính sách của Đảng thành hiện thực, đem lại cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Như vậy, sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản không phải là tuyệt đối vì bên cạnh đó sự tác
động ngược lại của Nhà nước cũng là rất lớn.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn sách, giáo trình:
[1]. Học viện Hành chính Quốc gia, 2001. Giáo trình Chính trị
học, Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
[2]. Nguyễn Đăng Thành (chủ biên), 2001, Chính trị của CNTB,
hiện tại và tương lai, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
Nguồn Internet:
[3]. Đảm bảo tính chính trị của hoạt động quản lý Nhà nước.
truy cập
ngày 29/3/2016.
[4]. Định nghĩa về đảng chính trị.
/>%C3%A1i_ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B,

truy

cập

ngày

29/3/2016.
[5]. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
/>
truy

cập

ngày

29/3/2016.

[6]. Hệ thống chính trị.
/>CNVietNam/ThongTinTongHop/hethongchinhtri, truy cập ngày
29/3/2016.


[7]. Lý luận mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng Sản
trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
truy cập
ngày 29/3/2016.
[8]. Trần Thái Dương, 2006, Suy nghĩ về hệ thống chính trị - xã
hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí KHPL số 2.
/>option=com_content&view=article&id=365:snvhtctxhovnhn&Itemid=109, truy cập ngày 29/3/2016.
[9]. Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói
riêng đối với Nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại (qua
khảo sát một số mô hình tiêu biểu).
/>option=com_content&view=article&id=214:tc2003so1ndctvncq
nc&Itemid=106, truy cập ngày 29/3/2016.



×