Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Đánh giá kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã La Phù huyện Hoài Đức năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.86 KB, 84 trang )

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I.

Cơ sở lý luận

1.

Các khái niệm cơ bản.



Nông nghiệp
Là quá trình sản xuất ra lương thực thực phẩm cung cấp cho con người và
tạo ra của cải cho xã hội.



Nông dân
Là người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp, sống
chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư liệu chính là đất
đai.



Nông thôn
Khi nhắc đến “nông thôn” trong tâm thức người Việt đó là một môi
trường kinh tế để sản xuất với nghề lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn,
không gian xã hội và cảnh quan văn hóa xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo
thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của ngườiViệt làng xã, cộng đồng dân cư có
ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Nhưng hiện nay vẫn chưa


có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan niệm khác nhau như:

-

Nông thôn được coi như là khu vực địa lý, nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.


-

Là nơi dựa vào trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng để cho rằng đó là nông thôn
hay thành thị, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển
bằng thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng
hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản
xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị .

-

Một số quan niệm khác lại cho rằng vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong
vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhưng ý kiến này chỉ đúng trong
từng khía cạnh cụ thể và từng quốc gia nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát
triển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy khái niệm
nông thôn chỉ mang tính tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo
tiến trình phát triển của kinh tế xã hội.

-

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta chúng ta có thể hiểu:

Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi tầng lớp dân cư, trong đó chủ
yếu là nông dân. Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nền nông
nghiệp. Hay nói cách khác, nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là UBND xã.


-

Nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống văn hóa, vật chất, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật
tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn
mới.


-

Nông thôn mới có nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý
giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh
của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và
trật tự xã hội



Xây dựng nông thôn mới.


-

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn
được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được
nâng cao.

2. Chương trình xây dựng nông thôn mới.
2.1. Mục tiêu.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thực tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát , triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.


Thực hiện Chương trình đến năm 2015 có 20% số xã và đến 2020 có 50% số xã
trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới.
2.2. Vai trò.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà
là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,

văn minh.
Cụ thể, vai trò của chương trình xây dựng nông thôn mới thể hiện trên
những mặt sau đây:
- Về Kinh tế: Xây dựng nông thôn mới là chương trình rất lớn và toàn diện,
lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta trên quy mô cả nước. Chương trình này
với mục tiêu chính là làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện
đại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng đều giữa các khu vực, vùng,
miền. Khi triển khai thí điểm ở một số địa phương tại nước ta thì nó đã đem lại
nhiều kết quả tích cực, cùng với sự sáng tạo, linh hoạt trong cách thức thực hiện
của từng địa phương đã góp phần làm cho kinh tế địa phương phát triển hơn và
đời sống của nhân dân được cải thiện hơn rất nhiều.
Chương trình hướng đến những vai trò cụ thể :


+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng hiện đại, theo
đó tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ
trọng khu vực nông – lâm - ngư nghiệp.
+ Trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp hướng đến việc tăng các giá trị sản
phẩm nông nghiệp bằng cách tăng ……………….
+ Chuyển dịch mô hình sản xuất……………….( bằng cách xây dựng các mô
hình…………)
+ Tăng thu nhập, thay đổi bộ mặt của nông thôn

- Về chính trị: Những vai trò về mặt kinh tế mà chương trình mang lại góp
phần tạo dựng được sự tin tưởng của nhân dân vào các chính sách của Nhà
nước, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân, tránh được tình trạng các
phần tử lợi dụng người dân để chống phá Đảng và Nhà nước, từ đó ổn định tình
hình chính trị trong nước. (Văn kiện…)

- Về văn hóa xã hội: Trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống

văn hóa của dân tộc, chương trình này đã từng bước góp phần xóa bỏ các hủ
tục, những thói quen không tốt trong đời sống của nhân dân theo định hướng
mới, văn minh, hiện đại hơn. Thực hiện tiết kiệm nhưng vẫn giữ vững các giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và từng vùng miền.
- Về con người:


Xây dựng nông thôn mới thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại, văn
minh, tác động trực tiếp làm thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử của người dân,
từng bước tạo ra những con người mới – những con người văn minh, hiện đại.
( giải thích con người mới- con người văn minh hiện đại )

- Về môi trường:
chương trình xây dựng nông thôn mới tuy không tác động trực tiếp nhưng nó đã
góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường bằng cách quy hoạch hợp lý
các khu chức năng, Thay đổi nhận thức và suy nghĩ của người dân về bảo vệ
môi trường, áp dụng công nghệ vào xử lý rác thải và chất thải công nghiệp…..
2.3. Nguyên tắc xây dựng chương trình nông thôn mới.
Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào
tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng
đồng người dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực
hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông
thôn.



- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện
các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân
cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người
dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp
ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ
thể trong xây dựng NTM.

2.4. Nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới.
2.4.1. Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, lập quy hoạch xây dựng nông
thôn mới.
- Phấn đấu hết năm 2012 hoàn thành việc lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
xây dựng NTM cho 100% số xã, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện. Các
quy hoạch cấp xã phải phù hợp với quy hoạch cấp huyện và quy hoạch toàn
thành phố. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được thực hiện theo
quy định hiện hành, theo hướng dẫn của các Bộ, ngành. Phân cấp của
UBND Thành phố:


Quy hoạch của xã so xã làm chủ đầu tư lập; các ngành chức năng thỏa
thuận, thẩm định; chủ tịch UBND huyện, thị xã ra quyết định phê duyệt.
Kinh phí xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ở các xã so Ngân
sách Nhà nước đầu tư.


2.4.2. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng Kinh tế - xã hội.
- Giao thông
Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành cơ bản việc nhựa hóa hoặc bê
tông hóa toàn bộ 1.206,58 km (100%) hệ thống đường liên xã, trục xã;
1.755,89 km (100%) trục thôn xóm; 40% đường ngõ xóm và 40% đường
trục chính nội đồng. Trong đó tập trung nguồn lực ưu tiên nhựa hóa hoặc bê
tông hóa hệ thống đường trục xã, đường liên xã truwcs. Tiếp đến là đường
trục thôn xóm, đường ngõ xóm, gắn việc bê tông háo với việc xây dựng hệ
thống cống rãnh thoát nước nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Thủy lợi
Tập trung đầu tư xây dựng mới 224 trạm bơm (100%) tưới tiêu; cải
tạo cấp 296 trạm bơm (40%); kiên cố hóa 2.754,15 km (50%) kênh mương
nội đồng do xã quản lý để phục vụ sản xuất. Ưu tiên các xã xây dựng nông
thôn mới và các công trình bức xúc cần đầu tư.
- Điện nông thôn
Đầu tư xây dựng điện mới 1.033 trạm; cải tạo nâng cấp 693 trạm biến
áp. Làm mới 226,25 km đường dây trung cao thế, 972,72 km đường dây hạ


thế. Cải tạo nâng cấp 265,47 km đường dây trung cao thế và 2552,96 km
đường dây hạ thế. Để nâng công suất thêm 303.000KVA đảm bảo về số
lượng và chất lượng phục vụ nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2015 haonf thành toàn bộ việc cải tạo, nâng cấp hệ
thống điện nông thôn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật ngành điện, nhằm đảm bảo
cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt; toàn bộ hệ thống lưới điện nông
thôn được giao cho ngành điện quản lý. Thực hiện bán điện trực tiếp cho
100% số hộ sử dụng điện.
- Cơ sở vật chất trường học
Ưu tiên đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống cơ sở trường học và mua

sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Tập trung đầu tư cải tạo, nâng
cấp 498 nhà trẻ mầm non, 243 trường tiểu học và 295 trường THCS để đảm
bảo đạt chuẩn. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số trường, lớp học được
kiên cố hóa để phục vụ tốt công tác dạy và học; có 55% số trường đạt chuẩn
quốc gia ( trong đó: Nhà trẻ mầm non 30%, Tiểu học: 74%, Trung học cơ
sở: 57%)
- Cơ sỏ vật chất văn hóa
Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sỏ vật chất văn hóa bằng nhiều
nguồn vốn khác nhau, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa, thể thao ngày
càng tăng của nhân dân. Phấn đấu mỗi xã có 1 nhà văn hóa, 1 khu thể thao;
trong đó 60% nhà văn hóa xã, 60% khu thể thao xã và 60% số nhà văn hóa
thôn đạt chuẩn.
- Chợ nông thôn


Rà soát phê duyệt mạng lưới chợ nông thôn làm cơ sở đầu tư cho việc
xây dựng, nâng cấp cải tạo đạt chuẩn quy định của Bộ công thương.
Trước mắt tập trung vào xây dựng 69 chợ (100%) và đầu tư cải tạo,
nâng cấp 75 chợ đã có để phục vụ tốt nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa,
vật tư, sản phẩm của cư dân nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 có 75%
(42,8%) chợ nông thon đạt chuẩn.
- Bưu điện ( thông tin truyền thông)
Tăng cường đầu tư hoàn thiện mạng lưới bưu chín viễn thông để đáp
ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Phấn đấu đạt 100% số xã có
Internet vào năm 2011 và có 80% số thôn có Internet vào năm 2013.
- Nhà ở dân cư
Ưu tiên đầu tư xóa 2.974 (100%) nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng
vào năm 2011 bằng nguồn vốn hỗ trợ một phần từ ngân sách, của chủ hộ và
huy động hỗ trợ của cộng đồng toàn xã hội. Tuyên truyền, vận động hướng
dẫn các hộ thực hiện chỉnh trang, cải tạo 76.077 (48.1%) ngôi nhà, trong đó

có 23.700 ngôi nhà thuộc diện chính sách chưa đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí
của Bộ xây dựng vào năm 2015. Đối với các hộ khó khăn thuộc diện đối
tượng chính sách được xem xét hỗ trợ một phần từ ngân sách các cấp.

2.4.3. Kinh tế tổ chức sản xuất.
Tập trung đầu tư phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp – thông tin công nghệ, Thương mại dịch vụ, Nông
nghiệp; đổi mới hình thức tổ chứcsản xấu đáp ứng yêu cầu phát triển sản


xuất, nâng cao thu nhập của người lao động. Phấn đấu thu nhập bình quân
đầu người các xã nông thôn mới đạt hơn 1,5 lần so với bình quân thu nhập
đầu người khu vực nông thôn; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%; giảm tỷ lệ
lao động trong nông nghiệp còn dưới 25% với các giải pháp cụ thể sau:
-

Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ kinh phí cho việc thực
hiện dồn điền đổi thửa. Tăng cường chuyển giao tiến bộ kĩ thuật để chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao như: Lúa chất lượng cao, rau an toàn, hao cây cảnh, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thủy sản...

-

Tập trung phất triển mạnh công nghiệp tiểu thủ công nghệp làng nghề, phát
triển làng nghề. Quan tâm đầu tư các điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để
thu hút các doanh nghiệp, các hộ vào đầu tư sản xuất, giải quyết lao động,
tọa việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.


-

Quan tâm phát triển hệ thống chọ, các ngành nghề dịch vụ như: Vân tải, xây
dựng, chế biến nông sản, cung ứng hàng hóa ... đảm bảo phục vụ tốt sản xuất
nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

-

Tiếp tục quan tâm hỗ trợ các hộ nghèo bằng nhiều hình thức, phù hợp với
từng đối tượng như: Thiếu sức lao động, thiếu vốn sản xuất lao động, thiếu
tư liệu, công cụ sản xuất, trình độ kỹ thuật hạn chế ... để giúp các hộ vươn
lên thoát nghèo bền vững.

-

Củng cố nâng cao hoạt động của các HTX nông nghiệp hiện có, phát triển đa
dạng các loại HTX mới trong sản xuất kinh doanh như: HTX ngành nghề,
HTX sản xuất rau an toàn, HTX chăn nuôi gia súc, thủy sản, HTX tín dụng...


Tổ chức. Hướng dẫn hộ nông dân hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ
chức kinh tế, khoa học để được hỗ trợ về vốn, tư vấn về kĩ thuật, chế biến và
tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
2.4.4. Văn hóa, xã hội môi trường.
- Giáo dục
Phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc THPT vào năm 2015, tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp THCS được tiếp tục vào học THPT và tương đương đạt 95%. Tỷ
lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 60%.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; cải tạo, nâng cấp và

xây dựng các trường dạy nghề. Có cơ chế chính sách thực hiện chủ trương
xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trọ thanh niên nông thôn học
nghề và nâng cao kỹ năng lao động.
- Y tế
Phấn đấu đến năm 2015 coa 100% số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y
tế. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế các laoji là 60%. Co cơ chế,
chính sách để thu hút, động viên khuyến khích đối với y bác sỹ về công tác
tại cơ sở. Tiếp tục củng cố hệ thống y tế thôn, bản và có chính sách khuyến
khích phát triển mở rộng các hình thức xã hội hóa về y tế.
Đầu tư nâng cấp cơ sỏ vật chất và trang thiết bị cho 88 trạm y tế xã
đạt tiêu chí của Bộ y tế, tạo điều kiện chăm sóc và bảo veej sức khỏe người
dân.
- Văn hóa


Tập trung bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi
vật thể. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng
văn hóa , khu dân cư văn hóa. Tiếp tục thực hiện việc đào tạo nâng cao năng
lực nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển văn hóa – thể thao trên địa bàn
xã, hoàn thiện các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở. Đẩy mạnh thực hiện
chương trình 08 – CTr/TU về phát triển văn hóa xây dựng người Hà Nội
thanh lịch văn minh. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng tổ
chức thực hiện tốt các quy ước làng văn hóa. Phấn đấu đến năm 2015 có
1.360 làng (60%) đạt tiêu chuẩn làng văn hóa. Trong đó có 45% số xã có từ
70% số thôn trở lên đạt danh hiệu làng văn hóa theo quy định của Bộ văn
hóa , thể thao và du lịch.
- Môi trường
Nước sinh hoạt: Phấn đấu đến năm 2015 có 1005 dân số nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 60% dân số được sử dụng nước

sạch. Tiếp tục đầu tư xây dựng chương trình cấp nước tập trung ở 81 xã có
khó khăn về nguồn nước, nâng cấp cải tạo 12 trạm cấp nước tập trung đã
xuống cấp , thực hiện việc đấu nối, nối mạng nước sinh hoạt đối với các xã
vùng ven đô, ven đường trục cấp nước đô thị và hỗ trợ 92.000 hộ cải tạo lại
hệ thống bể lọc cấp nước sinh hoạt đối với những vùng nguồn nước bị ô
nhiễm.
Xử lý chất thải: Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã thành lập tổ
thu gom rác và 60% rác thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình hợp vệ sinh
có kiểm soát; 60% số chuồng trại chăn nuôi tập trung được xử lý chất thải;


30% số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý chất thải, hỗ trợ
25.800 (60%) hộ cải tạo nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh.
Hướng dẫn, quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã
– không gây ô nhiễm môi trường, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi
trường xanh, sạch, đẹp. Thương xuyên tuyên truyền vận động người dân tích
cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh bóng
mát tạo môi trường sinh thái.
Hỗ trợ quy hoạch 340 (40%) nghĩa trang đạt chuẩn. Phấn đấu 100%
nghĩa trang có Ban quản trang và quy chế quản lý nghĩa trang.
2.4.5. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở cơ sở xã nông thôn mới.
- Đào tạo cán bộ
Tiếp tục quan tâm việc đào tạo và bồi dưỡng nâng chất lượng đội ngũ
cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phấn đấu 100% cán bộ xã đạt tiêu chuẩn
vào năm 2015. Rà soát bổ sung chức năng, nhiệm vụ các tổ chức Đảng,
Chính quyền, Đoàn thể phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bổ sung quy chế hoạt động
của các tổ chức, gắn việc đánh giá, phân loại cán bộ và công tác thi đua khen
thưởng với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao để nâng cao trách nhiệm

của từng các nhân và tổ chức.
Tăng cường năng lực quản lý, điều hành, cải tiến nội dung, phườn
pháp làm việc naagn cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội:
Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu


chiến binh.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực
tham gia, đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
-

Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở, vai trò giám sát của
Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, thực hiện tốt
quy chế dân chủ ở cơ sở hạn chế đơn thư khiếu nại tố cáo.
Quan tâm công tác tiếp dân,giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của
công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm đúng quy định của pháp luật, không
để tình trạng khiếu kiện phức tạp đông người xảy ra.
Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực
lượng chuyên trách, bán chuyên trách và tự nguyện đảm bảo an ninh trật tự,
đặc biệt là lực lượng công an xã, dân quan tự vệ, dự bị động viên ... để thực
hiện có hiệu quả công tác đấu trnh, ngăn ngừa và đẩy lùi các loại tội phạm,
tệ nạn xã hội.

2.5. Bộ tiêu chí về đánh giá xây dựng nông thôn mới
Ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được
chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế xã hội; về kinh tế và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trường và về
hệ thống chính trị.
Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ
thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng,

Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều


kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng.
Đối với Trung du miền núi phía bắc bộ 19 tiêu chí để xây dựng mô
hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao
thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu
điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ
cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi
trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã
hội.
Để được công nhận là xã nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ thì các xã thuộc các tỉnh Trung du miền núi
phía bắc phải đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu
phải đạt

I. QUY HOẠCH & PHÁT TRIỂN
1

Quy hoạch và1.1 Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết Đạt
phát triển theoyếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành
quy hoạch


hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã
hội – môi trường theo chuẩn mới.
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới
và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo
hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa


tốt đẹp.
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa
hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ 100%
thuật của Bộ giao thông vận tải.
2.2. Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa
đạt chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông 50%
2

Giao thông

vận tải.
2.3. Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không 100%
lầy lội vào mùa mưa.

( 50% cứng
hóa)

2.4. Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được
cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản

3

Thủy lợi

xuất và dân sinh.
3.2. Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được
kiên cố hóa.
4.1. Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành

4

Điện

điện.
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an
toàn từ các nguồn điện.
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo,

5

Trường học

6

quốc gia.
Cơ sở vật chất6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn
văn hóa

50%
Đạt

50%
Đạt
95%

tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn 70%

Đạt
của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao100%


thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du

7
8
9

Chợ

lịch.
nôngĐạt chuẩn của Bộ Xây dựng.

thôn
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
8.2. Có internet đến thôn.
9.1. Nhà tạm, nhà dột nát.
Nhà ở dân cư
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
Bưu điện


Đạt
Đạt
Đạt
Không
75%

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

10
11
12
13

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức

1,2 lần
bình quân chung của tỉnh.
Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ.
10%
Cơ cấu laoTỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các
45%
động
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Hình thức tổCó tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có

chức sản xuất hiệu quả.


IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
14.1. Phổ cập giáo dục trung học.
Đạt
14.2. Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp
14

Giáo dục

15

Y tế

16

Văn hóa

tục hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học70%
nghề).
14.3. Tỷ lệ qua đào tạo.
> 20%
15.1. Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo
20%
hiểm Y tế.
15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Đạt
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêuĐạt


chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn
hóa thể thao và du lịch.

17.1. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch
hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
17.2. Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu
chuẩn về môi trường.
17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm
17

Môi trường

70%
Đạt

môi trường và có các hoạt động phát triển môiĐạt
trường xanh, sạch đẹp.
17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy
hoạch.
17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử
lý theo quy định.

Đạt
Đạt

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

18

19

18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn.
Đạt

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị
Hệ thống tổ
Đạt
cơ sở theo quy định.
chức chính trị
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
Đạt
xã hội vững
“trong sạch vững mạnh”.
mạnh
18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều
Đạt
đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
An ninh, trật
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Đạt
tự xã hội


II. Cơ sở thực tiễn
1. Hoàn cảnh ra đời của chương trình xây dựng nông thôn mới:
( Nhớ thêm phần dẫn dắc)
kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản. Những
nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: xem nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực
hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức

quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường
thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Các chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước ta đã và đang đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta từ nền kinh
tế kế hoạch hoá - tập trung - quan liêu - bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở những nét chính sau:
- Bước đầu thực hiện quy luật sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông
thôn nước ta. Người nông dân đã có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, cơ
sở vật chất kỹ thuật(máy móc, điện, đường, trường, trạm, hệ thống thuỷ nông…) đã
có bước phát triển đáng kể. Lương thực tăng bình quân hàng năm 5% bảo đảm
được an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ, liên tục xuất khẩu với khối lượng lớn.
Kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát


triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Trình độ sản xuất nông nghiệp có
nhiều tiến bộ, nhiều loại sản phẩm đã được sản xuất hàng hoá tập trung. Trình độ
thâm canh được nâng cao, chất lượng nông sản được cải thiện đáng kể.
- Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng liên tục ở mức cao, kể cả
trong điều kiện không thuận lợi của ngoại cảnh (thời tiết, thị trường...). Kim ngạch
xuất khẩu nông sản có xu hướng tăng đều qua các năm, bình quân chiếm tới 25 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực. Các ngành sản xuất phi
nông nghiệp ở nông thôn đã được mở rộng tuy chưa nhiều, trong đó có một số
ngành nghề mới. Kết cấu hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng đã được cải thiện.
Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm mạnh (từ 30% năm 1992 xuống 7%
năm 2004, theo tiêu chí cũ). Đời sống của người dân đã được cải thiện, bộ mặt
nông thôn không ít nơi đã có dáng dấp hiện đại.
- Văn hoá, giáo dục, y tế có sự phát triển mới. Dân chủ hoá nông thôn,
chương trình an sinh xã hội, phát triển giới đang được tích cực thực hiện.
Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới là rất to lớn. Tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn
những thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ. Nước ta vẫn là một nước

nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số và chiếm đến 60,7% lao động
xã hội. Thu nhập của nông dân chỉ bằng 1/3 so với dân cư khu vực thành thị. Nhiều
chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hiệu quả,
thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói là chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn
thành sản xuất hàng hoá thực sự. Một trong những nguyên nhân cơ bản là các
chính sách chưa thấu đáo các vấn đề như: tầm nhìn (mục tiêu); mô hình phát triển
và các nguồn lực; xác định lợi ích thực tế của các bên liên quan trong phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nên có phần thiên về thúc đẩy phát triển ngành, mà chưa


xem trọng đúng mức vai trò, lợi ích của chủ thể chính, động lực chính phát triển
nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính sách hầu như chưa quan tâm thỏa
đáng trong việc xử lý tổng thể, hợp lý mối quan hệ giữa các vùng, các lĩnh vực
trong ngành, giữa nông thôn và thành thị, chưa đặt ra và giải quyết triệt để mối
quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì
vậy, dẫn đến tình trạng thiếu cụ thể, thiếu khoa học trong quy trình hoạch định
chính sách và triển khai chính sách; có nhiều chính sách nhưng hiệu quả kinh tế,
hiệu ứng xã hội của các chính sách không tương xứng với nguồn lực đầu tư, hoặc
thiếu bền vững.
(Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng
giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển
sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức
sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán;
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch
vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi
mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp
và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn

yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với
thiên tai còn nhiều hạn chế. Khoảng cách về thu nhập giữa khu vực nông thôn
và thành thị ngày càng có xu hướng tăng dần. Nghèo đói và nhiều vấn đề xã
hội khác vẫn đang được coi là những vấn đề bức xúc ở khu vực nông thôn
Việt Nam. )
Để góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của
Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai


đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là chính sách về mô hình phát
triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều
lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối
quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối
mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Từ thực tiễn đó,
Đảng và nhà nước đã ban hành các chương trình, chính sách sau:
BCH TW Đảng lần thứ 7 đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW (2008) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó xác định mục tiêu tổng quát trong thời gian
tới là “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn,
hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó
khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên
tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản
xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng
nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống
chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường. Xây dựng giai

cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo
nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Để thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ đã xây dựng Chương trình
hành động (Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính


phủ) trong đó có Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM với nội dung
chính là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị,
thị trấn, thị tứ. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù
hợp quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với
phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn
nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức
sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá
gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện "mỗi làng một nghề".
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 491/QĐ-TTg về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đây được coi là căn cứ để xây
dựng nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo
thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóc; kiểm tra, đánh giá công nhận xa, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
Bộ tiêu chí này quy định 19 tiêu chí trong năm lĩnh vực (1) quy hoạch; (2) hạ tầng
kinh tế xã hôi; (3) kinh tế và tổ chức sản xuất; (4) Văn hóa xã hội môi trường và
(5) hệ thống chính trị mà xã nông thôn mới cần phải đạt được. Một huyện được coi
là huyện nông thôn mới nếu có 75% số xã đạt xã nông thôn mới. Một tỉnh đạt tỉnh
nông thôn mới nếu có 80% số huyện đạt huyện nông thôn mới.
Ngày 21/8/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư
54/2009/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới. Tiếp theo đó, 11 xã đã được lựa chọn là xã thí điểm mô hình xây dựng nông

thôn mới bao gồm: Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc Giang), Hải Đường
(Nam Định), Thụy Hương (Hà Nội), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tam Phước (Quảng
Nam), Tân Lập (Bình Phước), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (TP. Hồ Chí


Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh), Định Hòa (Kiên Giang). Ban chỉ đạo chương
trình đã được thành lập và phối hợp với bộ ngành có liên quan và UBND các tỉnh
để triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Ngày 4/6/2010 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu là đến năm 2015
có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt
được tiêu chuẩn này. Chính vì vậy xây dựng nông thôn mới đã và đang trở thành
phong trào được triển khai thực hiện ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nước.

2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của hầu hết các nước trên thế giới. Theo Ngân hàng thế giới (2002) thì
đa số người nghèo trên thế giới hiện đang sống trong các vùng nông thôn. Chính
vì vậy phát triển nông thôn qua đó giảm tỷ lệ nghèo đói là mục tiêu thiên niên kỷ
(Millennium Development Goals) của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều chính
sách phát triển nông thôn đã được các quốc gia trên áp dụng với các mức độ thành
công khác nhau.
Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu (EU commission, 2003) thì các nước trong
Liên minh Châu Âu (European Union) đã áp dụng nhiều chính sách và công cụ
chính sách để tăng cường sự phát triển nông thôn và phát triển vùng của các nước
thành viên, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ sáng kiến của các nước châu Âu
và từ kinh nghiệm của các nước thành viên. Với hơn 60% dân số trong 27 nước
thành viên của EU sống trong khu vực nông thôn và phát triển nông thôn là lĩnh



×