Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã nậm tha huyện văn bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.65 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NÔNG VĂN DUY

"ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ NẬM THA
HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: CHÍNH QUY
Chuyên ngành : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Khoa
: LÂM NGHIỆP
Lớp
: 42 - QLTNR
Khóa học
: 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÊ SỸ HỒNG

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NÔNG VĂN DUY



"ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ NẬM THA
HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Khoa

: LÂM NGHIỆP

Lớp
Khóa học

: 42 - QLTNR
: 2010 – 2014

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân

tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

Ths. Lê Sĩ Hồng

tháng 05 năm 2014

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Nông Văn Duy

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình học tập,
rèn luyện của mỗi sinh viên, nhằm giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức lý
thuyết đã học trên giảng đường, có cơ hội tiếp xúc với thực tế và áp dụng
những kiến thức đã học. Bên cạnh đó còn giúp cho sinh viên học hỏi kinh
nghiệm sản xuất, nâng cao trình độ, nắm được phương pháp tổ chức. Góp
phần vào công cuộc đổi mới đất nước, làm cho ngành Lâm nghiệp nước ta

ngày càng phát triển. Để đánh giá kết quả của bốn năm học tập tại trường và
làm quen với thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý của nhà trường, khoa lâm
nghiệp, tôi tiến hành thực hiện khóa luận: "Đánh giá thực trạng công tác
quản lý bảo vệ rừng tại xã Nậm Tha - huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai" .
Sau một thời gian thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, sự hướng dẫn trực tiếp của
thầy Th.s Lê Sỹ Hồng và sự giúp đỡ của các cán bộ trong UBND xã Nậm Tha và
trạm kiểm lâm xã đến nay khóa luận đã hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo giảng dạy,
đã giúp đỡ tôi có thêm kiến thức để thực hiện thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND và toàn thể nhân
dân xã Nậm Tha, trạm Kiểm lâm địa bàn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong
thời gian thực tập tại địa phương.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố
gắng, song do thời gian có hạn, cộng với trình độ bản thân còn hạn chế nên
bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ
bảo đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận
văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nông Văn Duy


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
BNN&PTNT

:


Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

HĐNN

:

Hội Đồng Nhân Dân

QLBVR

:

Quản lý bảo vệ rừng

PCCCR

:

Phòng cháy chữa cháy rừng

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

QLBV&PTR

:


Quản lý bảo vệ và phát triển rừng

QLBVTNR

:

Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

T.S

:

Tái sinh

R.P.H

:

Rừng phục hồi

R.P.H.S

:

Rừng phục hồi sau nương rẫy

R.T.S

:


Rừng tái sinh

GCNQSDĐ

:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QSDĐ

:

Quyền sử dụng đất

NĐ-CP-QĐ

:

Nghị Định - Chính Phủ - Quyết Định

KH

:

Kết hoạch

PGD&ĐT

:


Phòng Giáo Dục và Đào Tạo


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 3
1.4. Ý Nghĩa đề tài ........................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 6
2.2.1. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới .............. 6
2.2.2. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam ............... 9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................ 11
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ................................. 11
2.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội................................................. 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 21
3.2.1. Địa điểm ........................................................................................ 21
3.2.2. Thời gian tiến hành ....................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp............................................................ 22
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 23
4.1. Một số Chính sách của Đảng và Nhà nước về về quản lý bảo vệ phát
triển rừng ..................................................................................................... 23

4.2. Điều tra, phân tích vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý
và bảo vệ rừng ............................................................................................. 25
4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ....................... 30
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai ............................................................ 30
4.3.2. Thực trạng tài nguyên rừng của địa phương ................................. 32


4.3.3. Tình hình giao đất giao rừng ......................................................... 35
4.3.4. Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng ............................................... 39
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa
phương......................................................................................................... 45
4.5. Một số giải pháp nhăm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa
phương......................................................................................................... 47
4.5.1. Giải pháp về mặt nhân lực và tổ chức ........................................... 47
4.5.2. Giải pháp về chính sách ................................................................ 48
4.5.3. Giải pháp về lâm sinh.................................................................... 48
4.5.4. Giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.......................................... 49
4.5.5. Giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm chặt phá rừng, lấn chiếm đất
rừng .......................................................................................................... 50
4.5.6. Giải pháp tuyên truyền, vận động xã hội ...................................... 50
4.5.7. Giải pháp kinh tế ........................................................................... 50
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 52
5.1. Kết luận ................................................................................................ 52
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê số lượng dân số và dân tộc của xã Nậm Tha năm 2013 . 14
Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Nậm Tha năm 2013 .......................... 15

Bảng 4.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng......23
Bảng 4.2 Phân tích vai trò của các bên liên quan ........................................... 25
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2013 ................................... 31
Bảng 4.4. Diễn biến diện tích đất Lâm Nghiệp xã Nậm Tha giai đoạn
2007-2013 .............................................................................. 33
Bảng 4.5. Diễn biến diện tích các loại rừng giai đoạn 2010- 2013 ................ 34
Bảng 4.6. Diện tích các loại rừng trong các năm ............................................ 35
Bảng 4.7. Kết quả điều tra sử dụng đất lâm nghiệp ở một số hộ gia đình ...... 38
Bảng 4.8. Số vụ cháy và nguyên nhân cháy rừng từ năm 2010-2013 ............ 40


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Sơ đồ VENN ................................................................................... 30
Hình 4.2: Diễn biến diện tích đất Lâm Nghiệp qua các năm (2007-2013) .... 34
Hình 4.3: Độ che phủ của rừng qua các năm (2007- 2013) ............................ 34


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31%
diện tích đất trên toàn thế giới, nếu như tất cả thực vật trên Trái đất đã tạo ra
53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyện đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ
tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,2 tỷ tấn (44%) dưỡng khí để phục vụ
cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái đất trong khoảng 2
năm (S.V.Belov 1976). Không những thế với thảm thực vật dày đặc rừng còn
giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp gỗ, củi, điều hòa khí hậu,
ngăn chặn gió bão, tạo ra oxy điều hòa nước, là nơi cư trú của các loài động

thực vật và là nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm. Ngoài ra rừng còn
đóng vai trò như một động lực phát triển kinh tế ở những nước có nền kinh tế
đang phát triển bởi gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà rừng cung cấp.
Rừng Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong
phú, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấp
nhiều sản phẩm cho xã hội, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn
với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Theo tài liệu mà Maurand
P công bố trong công trình “ Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943
rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh
thổ.Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng
44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ở
Việt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở,
nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữ
lượng cao (từ 250m3 - 300m3), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi Việt
Nam. Quá trình mất rừng sảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm
1990, đặc biệt từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, bình
quân mỗi năm hơn 100 ngàn ha rừng bị mất. Các số thống kê cho thấy, đến năm
2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm
khoảng 9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng, độ che phủ cửa rừng chỉ
đạt 33% so với 45% của các thời kỳ giữa những năm 40 của thế kỷ XX.


2

Sự suy giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh
học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó
mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng
nhà kính, thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở,
gây thiệt hại nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa... đó là
câu trả lời của thiên nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra. Chúng

ta chỉ có duy nhất một trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh
vườn duy nhất để trồng cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở... những thứ
mà chúng ta chẳng thể có được đến hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ
cuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe dọa của thiên nhiên. (Phùng
Ngọc Lan, 1997) [4].
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng rừng ở nước ta bị
suy giảm lại chính là do con người không có ý thức bảo vệ, khai thác săn bắn
bừa bãi với mục đích lợi ích cá nhân. Ngoài yếu tố trên còn có những yếu tố
sát thực khác như: đốt phá rừng trái phép, trình độ dân trí ở vùng sâu vùng xa
thấp, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, áp lực về dân số ở
các vùng có rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sinh kế
chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, nạn du canh, du cư đốt nương làm
rẫy của các đồng bào dân tộc miền núi đã làm cho diện tích và trữ lượng rừng
của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật,
chính sách Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, về tổ chức của lực lượng kiểm
lâm chưa hoàn chỉnh, hoạt động thiếu thống nhất, đồng bộ và còn nhiều bất
cập, nên hiệu lực quản lý của Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng bị
giảm sút, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của lực lượng kiểm lâm
nhân dân. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn là trong khi xây dựng các quy
định về quản lý bào vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính
toán nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mời có thể đảm bảo tính khả
thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng
quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên. Đây là bài toán
khó, cần sự nghiên cứu tổng hợp và có một giải pháp cụ thể đối với công tác
quản lý bảo vệ rừng.


3

Để khắc phục và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tới mức

thấp nhất những tác hại dẫn đến việc rừng bị suy giảm. Đảng và nhà nước ta
đã kịp thời có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng như: Nghị
định số 157/2013/NĐ-CP, thông tư số 34/2009/TT-BNNPPTNT, Luật bảo vệ
và phát triển rừng năm 2004
Nậm Tha là xã vùng III thuộc huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, cách trung
tâm huyện 24 km. Cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, đa số
người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất mang tính
tự cung tự cấp, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, phong tục tập quán
còn lạc hậu, tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến và lao động chủ yếu là
lao động thuần nông. Áp lực cuộc sống khiến cho người dân có tác động xấu
đến tài nguyên rừng và giảm chất lượng rừng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng
những năm gần đây đã được các cấp chính quyền quan tâm và đầu tư, song
vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Xuất phát từ vấn đề trên và để góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng
ở địa phương được tốt hơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực
trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Nậm Tha - huyện Văn Bàn - tỉnh
Lào Cai" .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá tình hình công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng tại xã Nậm Tha - huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai và đưa ra
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần
cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương ngày một tốt hơn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý bảo vệ
rừng của địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại
địa phương.
1.4. Ý Nghĩa đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong hoc tập:

Đề tài có ý nghĩa rất lớn trong công việc:


4

- Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học,
giúp sinh viên làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm.
- Giúp sinh viên có khả năng giao tiếp, làm việc với người dân.
- Nắm bắt được các phương pháp trong điều tra, đánh giá được công tác
quản lý bảo về rừng các cấp.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho khoa, trường và địa phương.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
Đề tài thực hiện nhằm nắm bắt được hiện trạng tài nguyên rừng, đất lâm
nghiệp, tình hình thực tế về quản lý bảo vệ rừng và tình hình vi phạm pháp
luật về quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết
thực nhất giúp người dân và chính quyền địa phương có kế hoạch quản lý bảo
vệ rừng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng
loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệ
thống các lâm luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòng
chống lửa rừng....
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là
việc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo

vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo
sự phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng
bộ các biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định
liên tục những tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát
triển bền vững này phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì
hệ thống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của
hệ sinh thái.
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài
nguyên rừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của thế hệ mai sau.
Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năng
xuất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận.
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài
nguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba
mặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt
kinh tế. (PGS.TS. Lê Sỹ Trung, 2008) [5].


6

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Do sự thay đổi khí hậu toàn cầu, nóng lên của trái đất, thiên tai hạn hán,
lũ lụt tăng nhanh và sự xâm hại của con người đã làm cho diện tích rừng bị
suy giảm về cả số lượng và chất lượng.
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừng

nguyên sinh là 8,08 tỷ ha. Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm cho
diện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê
của tổ chức FAO đầu thế kỷ XX diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 6 tỷ ha,
đến năm 1991, con số này giảm xuống còn 3,717 tỷ ha trên toàn thế giới.
Trong đó 1,867 tỷ ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút
ít. Còn 1,850 tỷ ha rừng nhiệt đới. Tính đến năm 1995 diện tích rừng trên toàn
thế giới chỉ còn 2,3 tỷ ha. Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới bị
thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Theo các số liệu thông kê gần đây nhất của các
nhà nghiên cứu, trong giai đoạn từ năm 2000-2012, khoảng 2,3 triệu km2 diện
tích rừng bị biến mất. Trong khi đó, chỉ có 0,8 triệu km2 rừng được phủ xanh.
Trung bình mỗi năm, diện tích rừng nhiệt đới bị mất trên toàn cầu tăng
khoảng 2,100 km2. Tốc độ thay đổi mật độ rừng ở các khu rừng phía đông
nam nước Mỹ cao gấp 4 lần so với các khu rừng ở Nam Mỹ, với hơn 31%
diện tích rừng bị mất hoặc được tái sinh. Paraguay (Nam Mỹ), Malaysia và
Campuchia (Đông Nam Á) là các quốc gia có tỷ lệ mất rừng cao nhất thế giới.
Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất đi, đó là
chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học.
Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980
mất 9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và
Châu Mĩ mất đi 18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi
tăng lên 80% so với 10 năm trước. Với tốc độ đó một số chuyên gia lâm
nghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt.
Ngoài ra mất rừng làm cho diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói mòn
làm biến chất, do tình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa ... hàng năm trên thế
giới làm mất đi khoảng 2 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn
lương thực thực phẩm. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, có hơn 1,6 tỷ


7


người sống phụ thuộc vào rừng và rừng là nguồn cung cấp nhiều việc làm,
góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực. Qua
thống kê cho thấy 30% diện tích rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản
phẩm phi gỗ, thương mại lâm sản ước tính đạt 327 tỷ USD/năm. Sự biến mất
hoặc tái sinh các khu rừng có ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái cũng như
sự thay đổi của khí hậu toàn cầu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối
với con người.
- Ở Nhật Bản: Theo quan điểm của người Nhật thì tất cả các hành động
phá hoại môi trường đều đe dọa đến đời sống của sinh vật và con người. Do đó
việc bảo vệ tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng được Nhật Bản rất chứ trọng và
ý thức của người dân Nhật Bản trong quản lý bảo vệ rừng cũng rất cao.
Trước đây, người Nhật đốn gỗ ở rừng, vùng ven biển và vùng châu thổ
vì lợi ích của nền công nghiệp đất nước. Kết quả là việc đánh bắt thủy sản của
các ngư dân ngày càng bị dảm bớt vì vùng sinh thái biển bị thu hẹp và hải sản
ngày càng khan hiến. Nhận được bài học đắt giá đó, cộng đồng ngư dân nhận
thấy rằng việc bảo tồn rừng là quan trọng và họ cố gắng để tái sinh rừng ở
vùng bờ biển, châu thổ và vùng núi.
Từ những năm 1980, xuất hiện phong trào tìm hiểu về rừng bắt đầu từ
những ngư dân trồng cây ở ven biển, vùng châu thổ sông, vùng núi và lan
rộng chưa từng có. Đến nay phong trào này đã tác động tích cực đến môi
trường và luôn được chính phủ khuyến khích. Kinh doanh trồng rừng đối với
họ về sâu xa không chỉ có lợi nhuận bở vì tất cả những đối tượng tham gia
hoạt động này đều phải cam kết bảo vệ rừng và phải có trách nhiệm lâu dài.
- Thụy Sỹ: Là một nước nhỏ với diện tích chỉ có 41.293 km2 nhưng có
đến 70% là núi, riêng rặng núi Alps đã chiếm tới 60%, chỉ cón lại một rẻo cao
nguyên hẹp chạy từ Đông Nam lên Tây Bắc.
Đất nước hẹp như thế mà dân số lại đông gần tới 7,2 triệu người, sống
tập trung trong một đô thị lớn, mật độ dân số cao, đồng thời công nghiệp chế
tạo lại hết sức phát triển, do đó rất khó giữ được môi trường sinh thái tốt.
Thế nhưng bầu trời Thụy Sỹ lúc nào cũng trong vắt, không khí thơm tho

trong lành, khắp nơi rực một màu xanh của cây cối xanh tốt, nhà cửa, đường


8

phố sạch bong... Tất cả là nhờ bàn tay chăm sóc của con người, trong đó
chính quyền và xã hội đóng vai trò tổ chức quan trọng.
Trên đất nước Thụy Sỹ khắp nơi đều thấy những hàng cây cổ thụ khổng
lồ xanh tốt cành lá sum sê. Có những cây đã 300 – 400 năm tuổi. Những gốc
cây cổ thụ cao to ngất trời ấy thực sự là những cỗ máy thả ô-xy làm cho cả
nước trở thành một nhà máy tạo dưỡng khí khổng lồ. Đó chính là kết quả của
việc người dân nước này đã triệt để thực thi một chế độ luật pháp bảo vệ rừng
và môi trường rất nghiêm ngặt.
Một ví dụ: Bất cứ hành vi tự tiện chặt cây nào đều bị phạt nặng bằng
tiền. Hơn nữa, dù có chặt cây với bất kỳ lý do nào, nếu đã chặt bao nhiêu cây
ở nơi này thì bắt buộc phải trồng lại từng ấy cây ở nơi khác.
Hiến pháp Thụy Sỹ ngay từ năm 1971 đã quy định rõ ràng: áp dụng các
biện pháp bảo vệ rừng và môi trường là nghĩa vụ của Nhà nước. Trong lần
sửa đổi hiến pháp hồi tháng 12-1998 có tăng thêm một chương “Bảo vệ môi
trường và sửa sang lãnh thổ” và hàng loạt các luật riêng khác thể hiện sự quan
tâm cao đọ của Chính phủ liên bang Thụy Sỹ tới vấn đề bảo vệ rừng và môi
trường. Chính nhờ có chế độ luật pháp nghiêm ngặt và hoàn thiện mà Thụy
Sỹ vừa thực hiện được mục tiêu phát triển công nghiệp, vừa giữ được môi
trường sinh thái tốt hơn.
Chính quyền Thụy Sỹ còn rất chú trọng tới công tác giáo dục bảo vệ rừng
và môi trường cho công dân mình và coi đó là một khâu cơ bản trong giáo dục.
Các trường trung, tiểu học đều có môn học “Con người và môi trường”, học sinh
bắt buộc phải học. Thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành đều được tặng một món
quà là cuốn sổ hướng dẫn cách gìn giứ môi trường xanh sạnh.
Thụy Sỹ được xanh sạnh như ngày hôm nay là kết quả của nhiều năm

kiên trì thực hiện chính sách bảo vệ rừng và môi trường của chính phủ và sự
hợp tác của người dân.
- Brazil: Chính phủ Brazil đã cung cấp khả năng truy cập internet miễn
phí cho các bộ tộc thổ dân gốc Ấn ở khu vực rừng Amazon nhằm bảo vệ khu
rừng rậm lớn nhất thế giới này. Nhờ đó mà những cộng đồng sống trong khu
rừng có thể thông báo về những vụ đột nhập hay săn bắn động vật bất hợp


9

pháp, đưa ra yêu cầu giúp đỡ và phối hợp những hoạt động nhằm bảo vệ khu
rừng này.
- Ở một số nước khác: Thái Lan, Nam Triều Tiên đều có xu hướng
chung là cho phép nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng có quyền sử
dụng các lợi ích về rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương ứng với lợi
ích được hưởng.
- Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong
những năm gần đây như sau:
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang mục
tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là
chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương
đến địa phương và cơ sở.
+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà
nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo
điều kiện cho việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế
hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan tâm
đến sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã
được quản lý bảo vệ tốt hơn.

Hiện nay hầu hết các nước như Mỹ, Nga, Đức,.. đều có sử dụng vệ tinh
quan sát để bảo vệ rừng. Chính phủ Malaysia cho biết họ đàng thực hiện
chương trình có tên gọi là Eye in the sky (tạm dịch là Nhìn từ không trung),
sử dụng các ảnh từ vệ tinh để chống lại những kẻ phá rừng.
2.2.2. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam
Trước đây phần lớn diện tích đât nước ta có rừng che phủ, nhưng chỉ
khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái năng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc,
nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè
và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các
khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long
cùng các khu rừng trên đất thấp ven biển khác đã bị khai phá để trồng trọt và


10

xây dựng xóm làng. Vào lúc ấy độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất
tự nhiên.
Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giại đoạn mà diện tích rừng ở nước
ta bị thu hẹp lại khá nhanh. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng
9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng
tăng lên, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dưng nền kinh tế còn yếu của
mình, nhân dân ta vẫn phải tiếp tục khai thác mạnh mẽ diện tích rừng còn lại.
Số liệu thu được nhờ phân tích Landsat chụp năm 1979-1981 và KATE 140
trong cùng thời gian, cho thấy giai đoạn này rừng ở nước ta chỉ còn lại 7,8
triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và Quy hoach
rừng), trong đó 10% là rừng nguyên sinh.
Sự suy giảm về diện tích và độ che phủ ở thời gian này là do mức tăng
dân số đã tạo ra nhu cầu về lâm sản và đât trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc
nhiều khu rừng biến thành những vùng đất hoang cằn cỗi. Nhưng khu rưng

còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt
thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm Nghiệp
nhiệt đới vói mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991.
Dự án này đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng
lâm nghiệp Việt Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm
nghiệp cho đến năm 2000. (Phùng Ngọc Lan, 1997) [4]
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã
và đang được đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính
sách mới nhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:
- Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của chính phủ về việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản.
- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 của bộ Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn về quy định tiêu chí xác định phân loại rừng.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 29/12/2004


11

- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/06/2012 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013
- Các quyết định 327, 661... đã và đang nhanh chóng đi vào hiện thực.
Mục tiêu của đảng và nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý bảo vệ
rừng trong giai đoạn hiện nay là:
- Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm luật bảo vệ rừng và phát
triển rừng.
- Thiết lập các hệ thống chủ rừng trên toàn quốc với từng loại rừng: rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Tạo điều kiện cho nông dân đổi mới cây trồng, vật nuôi, hạn chế và đi

đến tình trạng xóa bỏ độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phần
chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.
- Góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi
trường sinh thái.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Nậm Tha là xã vùng III thuộc huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, gồm 7 thôn
bản, với tổng diện tích tự nhiên là 13.776,0 ha. Địa hình chia cắt mạnh, giao
thông đi lạ khó khăn. Cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, đa
số người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất mang
tính tự cung tự cấp, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, phong tục tập
quán còn lạc hậu, tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến và lao động chủ
yếu là lao động thuần nông.
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Nậm Tha là xã nằm ở phía nam của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai cách
trung tâm huyện 24km.
Các mặt tiếp giáp:
+ Phía Đông giáp với xã Châu Quế Thượng và xã Châu Quế Hạ thuộc
huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.
+ Phía Tây giáp với xã Nậm Có thuộc huyện Mù Căng Chải – tỉnh Yên Bái.
+ Phía Nam giáp với xã Phong Dụ Hạ và Phong Dụ Thượng thuộc huyện
Văn Yên – tỉnh Yên Bái.


12

+ Phía Bắc giáp với xã Chiềng Ken thuộc huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai.
2.3.1.2. Địa hình
Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp, nghiêng dần theo hướng
Tây – Tây Bắc xuống hướng Đông – Đông Nam, độ dốc cao và chia cắt thành

hai vùng rõ rệt. Vùng núi thấp có độ dốc nhỏ ít bị chia cắt chiếm khoảng 1/6
diện tích tự nhiên và vùng núi cao có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn. Điểm cao
nhất là 1945,6 m thuộc thôn Khe Păn và điểm có độ cao thấp nhất là 276,2 m
thuộc thôn Khe Cóc.
Vùng núi cao là vùng có các dãy đồi núi liên tiếp chia cắt mạnh, sườn
dốc, có các bậc thềm cao thấp khác nhau, có nơi có địa hình thung lũng hẹp,
vách dốc đứng, vùng này có đất phát triển trên nền đá Macma axit. Đối với
vùng đồi núi có độ dốc trên 25o, tầng đất mỏng dưới 30 cm giành cho trồng
rừng, bảo vệ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên. Đối với những vùng
có độ dốc dưới 25o, có tầng đất dày phục cho trồng cây dài ngày như quế, chè,
cây ăn quả..
Vùng núi thấp thung lũng sông là vùng có địa hình đồi bát úp, đỉnh tròn,
sườn thoải, có độ cao tuyệt đối từ 300 – 500 m, thích hợp cho trồng cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.
Vùng này có hai nhóm đất chính là đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước và
đất bồi tụ do xói mòn tập chung chủ yếu ở ven các con suối, thung lũng và khe.
2.3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Nậm Tha huyệnVăn Bàn nằm trong vành đai A nhiệt đới Bắc bán cầu
nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chia làm 02 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây Nam (Gió Lào); thường
nắng, nóng, mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô, lạnh, ít mưa và kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3
năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,90C, cao nhất là 350C, thấp nhất là
50C, ở một số vùng cao trên 1.500 mét nhiệt độ xuống tới 00C.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình biến động trong khoảng 1.350 1.410 giờ.


13


- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm là 86% và có sự chênh lệch
khá lớn giữa các mùa trong năm.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.700 mm
phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm và chịu ảnh hưởng rõ nét
của yếu tố địa hình.
- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính và phân bố theo mùa.
Mùa Hè có gió Đông Nam, mùa Đông có gió Đông Bắc. Ngoài ra, do ảnh
hưởng của địa hình, hàng năm từ tháng 3 đến tháng 9 thường có những đợt
gió Tây Nam khô nóng ( Gió Lào ) kéo dài từ 5 - 6 ngày. Tốc độ gió thường
yếu, tuy nhiên hiện tượng gió lốc cục bộ đôi khi vẫn xẩy ra, gây ảnh hưởng
lớn đến đời sống nhân dân trong xã
Nhìn chung điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát
triển Nông Lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Tuy
nhiên mùa mưa thường có lũ lụt cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài gây hạn
hán ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt.
2.3.1.4. Tài nguyên rừng
Duy trì thường xuyên công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Triển
khai kịp thời công tác khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng theo kế
hoạch. Toàn xã đã trồng được hơn 10,5 ha rừng phòng hộ, 50 ha rừng sản
xuất, khoanh nuôi bảo vệ và xúc tiến tái sinh hơn 600 ha rừng, đồng thời thực
hiện rà soát xong 30 ha đất trồng rừng thay thế nương rẫy.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp:
Tổng diện tích tự nhiên là 13.776 ha
Trong đó:
- Diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 11.561,07 ha, chiếm 83,9% diện
tích tự nhiên, thuộc 12 tiểu khu, diện tích có rừng: 10.271,12 ha.
+ Rừng tự nhiên: 9.790,82 ha
+ Rừng trồng: 480,3 ha
- Diện tích quy hoạch cho rừng phòng hộ: 6.245,82 ha
+ Rừng tự nhiên: 5.858,92 ha

+ Rừng trồng: 36,7 ha
+ Đất chưa có rừng: 350,2 ha


14

- Diện tích quy hoạch cho rừng sản xuất: 5.315,25 ha
+ Rừng tự nhiên: 3.931,9 ha
+ Rừng trồng: 443,6 ha
+ Đất chưa có rừng 939,75 ha
- Độ che phủ rừng đạt 71,05%
(Số liệu thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng đến
31/12/2013 của huyện Văn Bàn).
2.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội
2.3.2.1. Dân sinh
Nậm Tha là xã vùng 3, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn rất khó
khăn. Toàn xã có 511 hộ với 2.9290 khẩu, gồm 4 dân tộc anh em cùng sinh
sống trong 7 thôn bản.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng dân số và dân tộc của xã Nậm Tha năm 2013
TT
Dân tộc
Số dân
%
1
Dao
1.463
50.1
2
H Mông
806

27,6
3
Tày
425
14,6
4
Kinh
226
7,7
(Nguồn:UBND xã Nậm Tha – huyện Văn Bàn – Tỉnh Lào Cai.
Báo cáo kết quả thống kê dân số năm 2013 )
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy, người Dao là dân tộc đa số trong xã, chiếm
50,1% tổng nhân khẩu, dân tộc H Mông chiếm 27,6%, dân tộc Tày chiếm
14,6%, dân tộc Kinh chiếm 7,7%. Dân số toàn xã có 2.920 người, mật độ dân
số bình quân 21 người/ km2, nơi có mật độ dân số thấp nhất là thôn Khe Păn
với 13 người /km2. Nơi có mật độ dân số cao nhất là thôn Khe Cóc 35
người/km2. Toàn xã có 1.266 người trong độ tuổi lao động (nữ 689 người,
nam 577 người), chiếm 43,4% dân số của toàn xã. Trong đó, lao động trong
lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 89,6%, lao động trong nghành công nghiệp,
xây dựng chiếm 1,23 %, còn lại là lao động trong các ngành nghề khác.
2.3.2.2. Kinh tế
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị tình hình kinh tế - xã hội của xã
trong những tháng đầu năm tiếp tục có những bước phát triển.Vì vậy, kinh tế -


15

xã hội của xã tiếp tục có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
11,6%. Tổng sản lượng lương thực đạt 1.755 tấn, đạt 100,2%so với kế hoạch,
tăng 7,2% so với năm 2012. Tỷ lệ số hộ thoát nghèo đạt 6,8% bằng 35 hộ, tỷ

lệ hộ nghèo còn lại là 50,7% bằng 259 hộ, 1,389 khẩu. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 5,32 triệu đồng/người/năm. Đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân dần được cải thiện.
Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Nậm Tha năm 2013
Ngành nghề
Cơ cấu (%)
1. Nông nghiệp
93
1.1 Cây ăn quả
18
1.2 Cây công nghiệp
14
1.3 Lúa, ngô, đậu
35
1.4 Chăn nuôi
11
1.5 Thủy sản
3
1.6 Lâm nghiệp
12
2. Tiểu thủ công nghiệp
3
3.Thị trường hàng hóa
2
4. Ngành khác
2
(Nguồn: UBND xã Nậm Tha – huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2013)
Kinh tế xã Nậm Tha chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, các sản phẩm
nổi tiếng về nông nghiệp, lâm nghiệp như là: quế, cây thuốc, dược liệu, thảo

quả, chè, đậu tương… Là một xã nghèo nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào
nông lâm nghiệp nên xã có nguồn lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp
dồi dào, nhưng do tính chất công việc không ổn định, tính chất mùa vụ nên
mức thu nhập của người dân thấp. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình
là sản suất nông nghiệp (như trồng quế, cây ăn quả, ngô, lúa, săn và chăn thả
gia súc). Những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Nhà nước, của Tỉnh và huyện cùng sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền
các cấp và nhân dân các dân tộc trong xã. Tình hình kinh tế - xã hội của xã đã
từng bước phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dân


16

được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đươc giữ
vững.
Về nông nghiệp: Xã đã chỉ đạo làm tốt công tác cung ứng vật tư nông
nghiệp, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng chống thiên tai, sâu
bệnh cho cây trồng, vật nuôi kịp thời. Các cây trồng chủ yếu sử dụng giống
lai, chịu hạn, kháng sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, cây trồng phát triển
tốt, cho năng suất cao. Vì vậy sản xuất nông, lâm nghiệp của xã thu được kết
quả cao. Diện tích cây lương thực, kế hoạch giao 442 ha, thực hiện 442 ha đạt
100% so với kế hoạch và đạt 126,6% so với năm 2012. Sản lượng lương thực
kế hoạch giao 2.527 tấn, thực hiện 2.555 tấn, đạt 101,1% so với kế hoạch và
đạt 124% so với năm 2012.
Trong đó:
- Tổng diện tích lúa cả năm: kế hoạch giao 295 ha, thực hiện 295 ha đạt
100% so với kê hoạch và đạt 123% so với năm 2012. Năng xuất kế hoạch
giao 48,7 tạ/ha, thực hiện 48,8 tạ/ha đạt 100,2% so với kế hoạch. Sản lượng
kế hoạch giao 1.436 tấn, thực hiện 1.439 tấn đạt 100,2% so với kế hoạch và

đạt 122,4% so với năm 2012.
- Ngô: Diện tích, kế hoạch giao 97 ha, thực hiện 97 ha, đạt 100% so với kế
hoạch và đạt 138,6% so với năm 2012. Năng xuất kế hoạch giao 32,6 tạ/ha, thực
hiện 32,6 tạ/ha, đạt 100% so với kế hoạch. Sản lượng kế hoạch giao 315 tấn,
thực hiện 316 tấn, đạt 100,3% so với kế hoạch và đạt 138,6% so với năm 2012.
- Sắn: Diện tích, kế hoach giao 50 ha, thực hiện 50 ha, đạt 100% so với
kế hoạch và đạt 100% so với năm 2012. Năng xuất kế hoạch giao 155 tạ/ha,
thực hiện 160 tạ/ha, đạt 103,2% so với kế hoạch. Sản lượng kế hoạch giao
775 tấn, thực hiện 800 tấn, đạt 103,2% so với kế hoạch và đạt 100% so với
năm 2012.
- Rau đậu các loại: Diện tích, kế hoạch giao 35 ha, thực hiện 35 ha, đạt
100%. Năng xuất kế hoạch giao 80 tạ/ha, thực hiện 80 tạ/ha, đạt 100% so với
kế hoach. Sản lưởng kế hoạch giao 280 tấn, thực hiện 280 tấn, đạt 100% so
với kế hoạch và đạt 116,7 % so với năm 2012.
Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 91% so với cùng kỳ, đạt
90% kế hoạch, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, công tác phòng trừ


×