Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân đạm và hóa chất hà bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.86 KB, 82 trang )

§¹I HäC TH¸I NGUY£N
tr−êng ®¹i häc n«ng l©m
------------

------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011


§¹I HäC TH¸I NGUY£N
tr−êng ®¹i häc n«ng l©m
------------

------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC

CHUY£N NGµNH: khoa häc m«i tr−êng
M Sè: 60 85 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG

THÁI NGUYÊN - 2011


i

Lời cảm ơn
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Sau đại học và thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn
Ngọc Nông, tối tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường khu
vực Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc”.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, sự giúp đỡ của các cán bộ Chi
cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Giang cũng như lãnh đạo, người dân Phường
Thọ Xương, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Ngọc Nông thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ
khoa Sau đại học, trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ông Trương Công Đại – Chi cục trưởng chi
cục Bảo vệ Môi trường Bắc Giang cùng toàn thể các cán bộ trong chi cục đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ ban lãnh đạo phường Thọ
Xương, các bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những người thân trong
gia đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể

tránh khỏi những thiết sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Huyền


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Ngọc Nông.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để
bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Huyền


iii

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................................ .2
1.3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận về môi trường ............................................................................ 3
1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hoá học trên thế giới và Việt
Nam ................................................................................................................ 3
1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hoá học trên thế giới ................... 3
1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hoá học tại Việt Nam .................. 6
1.3. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến môi trường ......................................... 8
1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến môi trường đất ................................ 8
1.3.2. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến môi trường nước ........................... 10
1.3.3. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến khí quyển ......................................... 12
1.4. Hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm
và Hóa chất Hà Bắc ................................................................................................. 13
1.4.1. Vài nét giới thiệu về vị trí địa lý của Công ty ............................................... 13
1.4.2. Cơ cấu tổ chức, hiện trạng sản xuất của Công ty TNHH một thành viên
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ................................................................................ 15
1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ....................................................................... 15
1.4.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty ......................................................... 15
1.5. Một số kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực công ty .................. 16
Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu .............................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 20
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 20



iv

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp .............................................. 20
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và so sánh................................................................. 21
2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn................................................................... 21
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ........................ 21
2.4.4.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm ........... 21
2.4.4.2.Phương pháp lấy và phân tích mẫu đất ....................................................... 22
2.4.4.3.Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí .................................... 23
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang ........................................ 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 24
3.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 24
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 24
3.1.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 24
3.1.1.4. Thuỷ văn ..................................................................................................... 25
3.1.1.5. Tài nguyên sinh vật .................................................................................... 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang..................................................... 26
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ...................................................................... 26
3.1.2.2. Dân số và lao động ..................................................................................... 27
3.1.2.3. Giáo dục – văn hoá – y tế, cơ sở hạ tầng ................................................... 28
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của nhà máy phân đạm và hóa chất Hà
Bắc ....................................................................................................................... 29
3.2.1. Qui trình sản xuất và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu ................................ 30
3.2.1.1. Công nghệ sản xuất .................................................................................... 30
3.2.1.2. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu .......................................................... 35
3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ........................................................... 36
3.2.2.1. Chất lượng nước thải .................................................................................. 36

3.2.2.2. Chất lượng nước mặt .................................................................................. 43
3.2.2.3. Chất lượng nước ngầm ............................................................................... 46
3.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí ................................................... 48
3.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất .............................................................. 53


v

3.2.5. Ảnh hưởng do hoạt động sản xuất Công ty TNHH Một thành viên Phân
đạm và hóa chất Hà Bắc tới sức khỏe cộng đồng ................................................... 54
3.3. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường khu vực Công ty TNHH Một
thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc .............................................................. 56
3.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường khu vực Công ty TNHH MTV
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ................................................................................ 62
3.4.1. Biện pháp về công nghệ ................................................................................ 62
3.4.1.1. Biện pháp thực hiện đối với nước thải ....................................................... 62
3.4.1.2. Biện pháp thực hiện đối với khí thải .......................................................... 62
3.4.1.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại ............................... 62
3.4.1.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ..................................................... 63
3.4.2. Biện pháp về quản lí ...................................................................................... 64
3.4.2.1. Tăng cường năng lực cho công tác quản lý nhà nước về môi trường........ 64
3.4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường Công ty TNHH MTV Phân đạm và hóa
chất Hà Bắc ............................................................................................................. 64
Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 67
Kết luận ................................................................................................................... 67
Kiến nghị ................................................................................................................. 69
Tài liệu tham khảo................................................................................................. 70
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
CTR: Chất thải rắn
IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QCCP: Quy chuẩn cho phép
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ phân bón trung bình hàng năm trên thế giới
từ năm 2008 – 2012 ...................................................................................... 6
Bảng 2. Các loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam............................................ 6
Bảng 3. Tình hình phân phức hợp trên thị trường................................................... 7
Bảng 4. Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm ........................ 8
Bảng 5. Liều lượng bón phân đạm và sự tích lũy NO3- trong nước ngầm và nước
mặt ................................................................................................................. 9
Bảng 6. Sản lượng các sản phẩm chính từ năm 2004 đến hết tháng 11 năm
2010 .................................................................................................... 15
Bảng 7. Chất lượng nước thải tại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và

Hóa chất Hà Bắc tháng 10 năm 2007 ........................................................... 16
Bảng 4.8. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất của Công ty
TNHH một thành viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc năm 2007 ................ 18
Bảng 9. Phương pháp phân tích một số thông số về môi trường đất ...................... 23
Bảng 10. Các thông số đo, phương pháp phân tích và thiết bị đo lấy mẫu khí ...... 23
Bảng 11. Tốc độ phát triển dân số của tỉnh Bắc Giang năm 2008 – 2010.............. 27
Bảng 12. Tổng hợp các nguồn chất thải .................................................................. 30
Bảng 13. Định mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng/tấn NH3 ............................................. 35
Bảng 14. Định mức tiêu hao/tấn Urê ..................................................................... 35
Bảng 15. định mức tiêu hao hóa chất/tấn NH3 ....................................................... 36
Bảng 16 . Kết quả phân tích chất lượng nước thải từ cửa xả trạm bơm 420 ra
sông Thương của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc năm 2009 .......... 37
Bảng 17. Kết quả phân tích chất lượng nước thải từ cửa xả trạm bơm 420 ra
sông Thương của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 12/2010............. 39
Bảng 18. Kết quả phân tích chất lượng nước thải từ cửa xả trạm bơm 420 ra
sông Thương của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc 2011 .................. 41
Bảng 19. Số liệu chất lượng nước mặt của Công ty TNHH một thành viên Phân
đạm và hóa chất Hà Bắc .............................................................................. 44
Bảng 20. Số liệu chất lượng nước ngầm của Công ty TNHH một thành viên
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ..................................................................... 47


viii

Bảng 21. Chất lượng không khí khu vực sản xuất Công ty TNHH MTV Phân
đạm và hóa chất Hà Bắc .............................................................................. 50
Bảng 22. Số liệu về chất lượng môi trường đất khu vực Công ty TNHH một
thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ................................................... 53
Bảng 23. Chất lượng không khí xung quanh khu vực Công ty TNHH MTV Phân
đạm và Hóa chất Hà Bắc .............................................................................. 54

Bảng 24. Số liệu thống kê các bệnh thường gặp ë phường Thọ Xương năm
2010. .............................................................................................................. 55
Bảng 25. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo độ tuổi tại Phường Thọ Xương ............ 56
Bảng 26. Các thiết bị giảm âm thanh


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1. Vị trí địa lý của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc .... 13
Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty TNHH MTV Phân đạm và hóa
chất Hà Bắc .................................................................................................. 31
Hình 3. Sơ đồ công nghệ sản xuất hơi nước .......................................................... 32
Hình 4. Công nghệ sản xuất Urê ............................................................................ 34
Hình 5. Diễn biến nồng độ BOD5 tại kênh 420 qua các năm ................................ 57
Hình 6. Diễn biến nồng độ Amoni tại kênh 420 qua các năm ............................... 58
Hình 7. Diễn biến nồng độ tổng N tại kênh 420 qua các năm ............................... 58
Hình 8. Diễn biến nồng độ BOD5 trong nước sông Thương ................................. 59
Hình 9. Diễn biến nồng độ amoni trong nước sông Thương ................................. 60
Hình 9. Diễn biến nồng độ nitrit trong nước sông Thương ................................... 60
Hình 11. Diễn biến nồng độ tổng dầu mỡ trong nước sông Thương ..................... 61
Hình 12. Diễn biến nồng độ bụi qua các năm ........................................................ 61


1

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước Việt Nam đã
đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên kéo
theo đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường gây tác hại tới sức khoẻ
của con người. Các hoạt động của con người đã đưa vào môi trường các chất
thải và chất độc hại. Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất
đang bị suy thoái trầm trọng gây ảnh hưởng sâu sắc tới sinh vật và con người.
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc nằm trên trục đường xuyên
Á và hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Hòa cùng công cuộc Công nghiệp
hóa – hiện đại hóa của cả nước Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã đạt được
những thành tựu to lớn. Tuy nhiên song song với quá trình phát triển vượt bậc
về kinh tế là những tác động to lớn tới môi trường. Minh chứng rõ nhất cho điều
này là chất lượng ngày một đi xuống của dòng sông Thương, đoạn chảy qua
Thành phố Bắc Giang.
Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, là một thành viên
trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. Trụ sở công ty tại phường Thọ
Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Sản phẩm chính của Công ty là
phân đạm Urê, ngoài ra Công ty còn sản suất thêm các sản phẩm phụ khác như:
phân NPK, CO2 lỏng và rắn, Amoniắc lỏng, Oxi, than hoạt tính.
Bên cạnh các thành tựu to lớn đó, hoạt động sản xuất và kinh doanh của
công ty không những ảnh hưởng xấu tới môi trường nước mà còn gây ảnh
hưởng tới môi trường đất, đặc biệt là môi trường không khí. Tuy nhiên mức độ
ảnh hưởng này vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá cụ thể. Các biện pháp bảo
vệ môi trường cho hoạt động của công ty chưa được xây dựng đồng bộ và chặt
chẽ. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý cũng như bảo vệ môi
trường của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường,
Khoa Sau đại học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá hiện trạng môi trường khu vực Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc”.


2

2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Công ty Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Phân đạm và hoá chất Hà Bắc.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và hoá chất Hà Bắc.
3. Yêu cầu của đề tài
- Các mẫu đất, không khí và mẫu nước phải được lấy trong khu vực chịu
tác động của hoạt động sản xuất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
- Đánh giá đầy đủ, đúng đắn hiện trạng sản xuất và tác động của nó đến
môi trường đất, nước và không khí của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
- Tìm hiểu và đề xuất các công nghệ xử lý thích hợp, các cơ chế quản lý,
kiểm soát ô nhiễm môi trường trong việc sản xuất phân bón và hóa chất cho
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Củng cố các kỹ năng về quan trắc và phân tích môi trường.
- Thực hiện thành thục các bước lấy mẫu, bảo quản, phân tích trong
phòng thí nghiệm.
- Nhận xét, phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu thu được để đánh giá
hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
- Các số liệu được thu thập, phân tích, tổng hợp tương đối chính xác có
thể được sử dụng làm căn cứ để đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc và đưa ra một số

giải pháp để bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Chương 1
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu


3

1.1. Cơ sở lý luận về môi trường
- Khái niệm về môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường 2005 của nước
CHXHCN Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân
tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người ” (Luật Bảo vệ môi trường Việt
Nam 2005)[12].
Theo từ điển tiếng Việt: “ Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó”. Còn theo định nghĩa khái quát về môi
trường phổ biến trên thế giới thì “ Môi trường của một vật thể, hoặc là một sự
kiện tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó”
(Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh, 1998)[18].
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
đổi thành phần, tính chất của môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những
nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
Nguồn ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm
môi trường lớn nhất trong số các nguồn ô nhiễm nhân tạo. Sự phát triển nhiều
ngành công nghiệp, nhiều nhà máy có tầm cỡ khác nhau trên toàn cầu đã tạo ra
một khối lượng khổng lồ chất thải rắn, lỏng, khí đổ vào môi trường làm cho chất
lượng môi trường giảm sút. Đặc biệt là ở nhiều nước đang phát triển và kém
phát triển, ở nhiều thành phố, khu công nghiệp của các nước này chất thải không
được xử lý hoặc được xử lý kém được thải trực tiếp vào môi trường và làm cho

môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hoá học trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hoá học trên thế giới
Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá... muốn sinh trưởng tốt, khoẻ
mạnh tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong
điều kiện đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù
hợp. Trẻ con tuy lúc mới sinh có cơ thể to, nặng cân nhưng nếu sữa mẹ kém
chất, nuôi nấng thiếu khoa học thì cũng có thể trở nên còi cọc. Đối với cây
trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong
phân hoá học (còn gọi là phân khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại
phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có
kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước
ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng


4

suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân
hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong những thập
kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có
23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%,
tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp
phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới (Tổ chức Nông lương của Liên
Hiệp Quốc, 2010)[20].
* Tình hình sản xuất phân bón
Năm 2008, sản lượng urê toàn cầu tăng 1,7% so với 2007, trong khi đó
sản lượng phân lân và phân kali giảm 7,5% và 2,8% tương ứng do nhu cầu nhập
khẩu giảm.
Bước sang năm 2009, ngành sản xuất phân bón thế giới đứng trước điều
kiện thị trường trì trệ, doanh số yếu, triển vọng sản xuất và thương mại không

mấy sáng sủa. Tuy nhiên, những động lực chính cho sự tăng trưởng nhu cầu
phân bón vẫn còn nguyên vẹn. Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vẫn chưa
được giải quyết. Dự trữ lương thực thực phẩm và nông sản hàng hóa giảm
xuống mức thấp so với nhiều năm. Vì vậy, nhu cầu phân bón sẽ hồi phục, tuy
tốc độ hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong thời gian 2000 - 2007, ngành sản xuất phân bón thế giới đã tăng tốc
độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ vận hành công suất đã đạt đến đỉnh cao
vào năm 2007 khi các nhà sản xuất vận hành với 97% công suất danh định ở cả
ba chất dinh dưỡng chính. Nhưng sự suy thoái của nhu cầu thị trường từ cuối
năm 2008 đã buộc tỷ lệ vận hành công suất trong sản xuất phân bón giảm trở về
mức của năm 2000.
Trong những năm qua, ngành sản xuất phân bón trên thế giới đã đầu tư
nhiều để phát triển các nhà máy mới. Nhưng đầu tư mở rộng công suất phân
bón, cả ở những nước có nguồn cung nguyên liệu giá rẻ hoặc có khả năng tiếp
cận nguồn vốn tài chính, là rất tốn kém và mạo hiểm do tính chu kỳ của ngành.
Về ngắn hạn, ngành sản xuất phân bón toàn cầu sẽ cần phải đầu tư tổng
cộng gần 90 tỉ USD để mở rộng công suất hiện nay theo kế hoạch dự kiến đến
năm 2013.
Tuy nhiên, tình trạng suy giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong thời gian
2008/2009, liên kết với những khó khăn về tài chính, đã ảnh hưởng đến triển
vọng phát triển các công suất mới. Về ngắn hạn, một số dự án đã bị trì hoãn,
khiến cho các nhà máy dự kiến sẽ đi vào vận hành chậm hơn vài năm. Nhưng về


5

trung hạn, nhiều dự án mới đã được công bố trong 12 tháng qua trên toàn thế
giới do những dự báo lạc quan về triển vọng thị trường trong tương lai.
* Tình hình sử dụng phân bón hóa học
Từ lâu nông dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Phân

bón đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi
sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản
xuất phân bón, nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các
nước có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất
đai khác nhau quyết định mà chủ yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ
hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Còn trong các nước
phát triển mức độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng
khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng
sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ sung.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân
khoáng nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng)
lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc
và Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Hà Lan là
nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất.
Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu
sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng
trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau: - Việt
Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha - Malaysia: bình quân 192,60 - Thái Lan:
bình quân 95,83 - Philippin: bình quân 65,62 - Indonesia: bình quân 63,0 Myanma: bình quân 14,93 - Lào: bình quân 4,50 - Campuchia: bình quân 1,49
Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử
dụng phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất
khẩu phân bón của Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao
kiến thức sử dụng phân bón cho họ có kết quả.
Dự kiến nhu cầu sử dụng phân bón trên thế giới từ năm 2008 – 2012 được
thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ phân bón trung bình hàng năm trên
thế giới từ năm 2008 - 2012
STT
Khu vực
N

P2O5
K2O
1 Châu Phi
4,5%
3,1%
2,0%
2 Mỹ
1,3%
3,7%
2,3%
3 Bắc Mỹ
0,7%
2,6%
1,0%


6

4 Châu Mỹ La Tinh
2,5%
4,6%
3,5%
5 Châu Á
3,1%
2,8%
3,8%
6 Tây Á
4,5%
1,5%
2,3%

7 Nam Á
3,3%
4,9%
5,9%
8 Đông Á
2,8%
1,9%
3,2%
9 Châu Âu
0,4%
-0.2%
-0.1%
10 Trung Âu
2,6%
1,5%
1,8%
11 Tây Âu
-0.3%
-1,0%
-0,7%
12 Đông Châu Âu và Trung Á
5,7%
6,1%
3,5%
13 Châu Đại Dương
2,0%
1,0%
0,6%
14 Thế giới
2,6%

2,8%
2,7%
( Nguồn : Báo cáo phân bón thế giới xu hướng và triển vọng đến năm 2012)[20]
1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón hoá học tại Việt Nam
* Tình hình sản xuất phân bón ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo số liệu của Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản
phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay có trên
100 doanh nghiệp đầu mối và các thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới
phân bón (sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ) và đã đưa ra thị trường tiêu thụ ít
nhất 1.420 loại phân bón bao gồm 6 loại chính.
Bảng 2. Các loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam
STT

Loại

Số loại

1

Phân đơn

17

2

NPK

1.084

3


Hữu cơ – Khoáng

79

4

VSV

20

5

Trung lượng – Vi lượng

60

6

Khác

160

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009)
Hầu hết các loại phân bón đơn nhập khẩu hoặc do các doanh nghiệp công
nghiệp trong nước sản xuất đều đảm bảo đúng chất lượng. Trong khi đó chất
lượng các loại phân bón N – P – K, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng lại đang là
vấn đề nổi cộm gây nhức nhối cho người tiêu dùng và trong một chừng mực nào
đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nông nghiệp nói chung và sản xuất kinh
doanh nói riêng.



7

Về chất lượng phân bón qua các đợt kiểm tra của các chi cục tiêu chuẩn
đo lường chất lượng cho thấy chất lượng phân bón trên thị trường rất đáng lo
ngại.
Bảng 3. Tình hình phân phức hợp trên thị trường
Số mẫu
Số mẫu
Tỷ lệ
Cơ sở kiểm định
kiểm tra không đạt không đạt
5 Sở NN & PTNT (Hải Dương, An Giang,
218
86
40%
Tiền Giang, Bến Tre, Thái Bình)
9 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
267
124
56%
Bộ NN & PTNT
26
21
80%
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009)
Ngoài ra ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập quán sử dụng phân Bắc,
phân chuồng tươi vào canh tác. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi còn
được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng

tới sức khỏe con người.
* Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam
Trong khi các nước phát triển đang có xu hướng giảm việc sử dụng phân
bón thì tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì xu hướng này
càng tăng.
Sử dụng phân bón sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng do không
được cây trồng hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp
cũng như gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và làm biến đổi gen ở một số cây
trồng. Việc sử dụng phân bón gây sức ép đến môi trường nông nghiệp nông thôn
bởi 3 lý do:
+ Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp
+ Bón phân không cân đối nặng về sử dụng phân đạm (bảng 2. 4)
+ Chât lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N – P – K, hữu cơ
vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nỏi trên thị trường, chất
lượng không đảm bảo đang là nỗi áp lực cho chính nông dân và môi trường đất.
Bảng 4. Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
K2 O
NPK
N+ P2O5+ K2O
Năm
N
P2O5
1985
342,3
91,0
35,9
54,8
469,2
1990
425,4

105,7
29,2
62,3
560,3
1995
831,7
322,0
88,0
116,6
1223,7
200
1332,0
501,0
450,0
180
2283,0


8

2005
2007

1155,1
1357,5

554,1
551,2

354,4

516,5

115,9
179,7

2063,6
2425,2

(Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT, 2008)
Theo tính toán của Bộ NN & PTNT ở Việt Nam, năm 2008 hiệu suất sử
dụng phân đạm mới chỉ đạt tử 30 – 45 %, phân lân từ 40 – 45 %, kali từ 40 – 50
%, tùy theo chất đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân
bón… Như vậy còn khoảng 55 – 70% lượng đạm tương đương khoảng 1,8 triệu
tấn ure, 55 – 60% lượng lân tương đương 2 triệu tấn supe lân, 50 – 60% lượng
kali tương đương 340 nghìn tấn kali clorua được bón vào đất nhưng cây trồng
chưa sử dụng.
Tính từ năm 1985 đến nay diện tích gjeo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%
nhưng lượng phân bón hóa học sử dụng tăng 517%. Trong vòng 25 năm qua
tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N+ P2O5+ K2O năm 2007 đạt 2,4 triệu tấn,
tăng gấp hơn 5 lần lượng sử dụng năm 1985.
Xét về mặt kinh tế hàng năm có khoảng 2/3 lượng phân bón cây trồng
không sử dụng được, đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra
mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên khoảng 30 ngìn tỷ đồng theo
giá phân bón năm 2008 (Bộ NN & PTNT, 2008).
Xét về mặt môi trường ngoại trừ một phần chất dinh dưỡng trong phân
bón được keo đất giữ lại là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho mùa sau, hàng năm
một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản
xuất nông nghiệp và môi trường sống; đó cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi
trường đất, nước và không khí.
1.3. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến môi trường

1.3.1. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến môi trường đất
Nitrat (NO3-) là yếu tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều
loại cây trồng. Đồng thời NO3- cũngt được xem là mối đe dọa cho sức khỏe con
người và tính trong sạch của các nguồn nước tự nhiên. Tính trung bình, khi bón
phân đạm vào đất, thực vật hấp thụ khoảng 50-60%, số còn lại sẽ phân tán vào
các nguồn khác.
Mặc dù nitơ thực vật rất cần, nhưng gần như nó không bị đất hấp phụ và
luôn tồn tại trong dung dịch đất dưới dạng ion NO3- dễ linh động, dễ bị rửa trôi
đi vào nguồn nước. Kết quả nghiên cứu của Russel (1972) ở 18 con sông của


9

nước Anh cho thấy hệ số tương quan giữa sự gia tăng hàm lượng NO3- ở nước
sông và mức độ sử dụng phân đạm có tương quan dương R = 0,7. Trong nước ao
hồ, nồng độ nitơ dạng nitrat (N - NO3-) có thể thay đổi từ 0 – 4 mg/l; đôi khi có
thể tới 1 mg/l (bảng 2.5).
Bảng 5. Liều lượng bón phân đạm và sự tích lũy NO3trong nước ngầm và nước mặt
Liều lượng
N - NO3N - NO3trong nước ngầm (mg/l) trong nước bề mặt (mg/l)
bón phân đạm
129
12,71
1,40
170
18,84
1,67
0,39
35
9,50

52
8,47
0,60
50
8,16
0,50
24
7,18
1,02
(Nguồn: Russel, 1972)
Những kết quả nghiên cứu khác bằng nguyên tử đánh dấu đã khẳng định,
N – NH4+ trong nước cũng có nguồn gốc từ chủ yếu từ nitơ bón vào đất. Như
vậy, nguồn gốc NO3- trong nước là do bón phân vô cơ và hữu cơ, đặc biệt khi
người nông dân không biết cách bón, bón không đều và bón thúc đúng vào thời
kỳ cây không cần. Ở các nước công nghiệp phát triển, một lượng đáng kể NO3được lắng đọng từ khí quyển, còn ở các nước vùng nhiệt đới NO3- cũng được
lắng đọng do mưa going, sấm sét.
* Nitrat và hội chứng trẻ xanh
Nitrat không phải vấn đề mới, cách đây hang trăm năm, người ta đã ghi
nhận nồng độ cao của nó trong các giếng nước ăn. Nhưng điều phát hiện mới
nhất là NO3- có lien quan tơi sức khỏe cộng đồng và biểu hiện qua hai loại bệnh:
- Methaemoglobinaemia: hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh.
- Ung thư dạ dày ở người lớn.
Thực ra NO3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành nitrit (NO2- ) trong cơ
thể thì nó trở nên rất độc.
Methaemoglobinaemia: hội chứng trẻ xanh thường xảy ra khi đứa trẻ dưới
10 tuổi. Các vi khuẩn trong dạ dày khử nitrat thành nitrit và xâm nhập vào máu,
nó phản ứng với heamoglobin chứa Fe 2+ là phân tử có chức năng vận chuyển
oxy đi khắp cơ thể. Một ion Fe 3+ có rất ít năng lực vận chuyển oxy trong máu do
đó gây nên sự tắc nghẽn hóa học. Trẻ sơ sinh thường rất nhạy bén với căn bệnh



10

này, bởi vì heamoglobin bào thai có ái lực với NO2- mạnh hơn heamoglobin
thông thường xuất hiện trong khoảnh khắc trong các mạch máu. Do đó dạ dày
của chúng ta không đủ độ axit để ngăn các vi khuẩn biến đổi NO3- thành NO2-.
NO2- còn làm trầm trọng thêm bệnh viêm dạ dày và đường ruột. Ở Hungari, từ
những năm 1976 – 1982 đã có 1.300 người chết, nguyên nhân là do các nguồn
nước chứa NO3-. Ở mỹ cũng đã xuất hiện methaemoglobinaemia nước giếng, vì
98% giếng nước tư nhân đào sát gần với các nguồn gây ô nhiễm do phân động
vật và phân người, làm xuất hiện không những NO3- mà còn có cả E.coli và các
vi khuẩn gây hại khác.
* NO3- và ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày gây suy nhược, đau đớn, chết. Bệnh này cũng liên quan
tới hàm lượng NO3- trong nước. Mối liên quan này được giải thích là NO2- sinh
ra từ NO3-, phản ứng với một loại amin thứ sinh xuất hiện khi phân hủy mỡ hoặc
protein ở bên trong dạ dày và tạo ra hợp chất N – nitroso (là hợp chất gây ung thư).
Vì tính chất nguy hiểm của NO3- đối với sức khỏe cộng đồng nên châu Âu
qui định mức chuẩn cho nước uống là 11,3g N/m3 (tương đương với 50g N/m3),
giá trị tối ưu là không quá 5,6g N/m3 (tương đương với 2,5g N/m3).
1.3.2. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến môi trường nước
Ảnh hưởng rõ nét nhất của việc sử dụng phân bón hóa học tới môi trường
nước đó chính là hiện tượng phú dưỡng và suy giảm chất lượng các nguồn nước.
Phú dưỡng là hiện tượng gia tăng hàm lượng nitơ và phospho trong lượng
nước nhập vào các thủy vực, gây sự tăng trưởng của các thực vật bậc thấp (rong,
tảo…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy
trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm.
Do môi trường nước có chứa các chất dinh dưỡng N và P làm cho thực
vật phù du phát triển mạnh, tăng sinh khối, đặc biệt là tảo que, tảo xanh hoa và
nhiều loại tảo độc khác. Hàm lượng chất diệp lục cũng tăng lên đáng kể và bị

thối rữa, phân hủy dẫn đến làm giảm nghiêm trọng oxy hòa tan trong nước, một
yếu tố cơ bản của quá trình tự làm sạch của môi trường nước, đặc biệt là ở
những nơi có độ sâu đáng kể. Sự phân hủy của tảo là một trong những nguyên
nhân chính gây ra sự thiếu oxy nghiêm trọng trong nước. Quá trình này xảy ra
theo phương trình:
(CH2O)106(NH3)16H3PO4 + 138O2 = 106CO2 + 122H2O + 16HNO3 + H3PO4
Từ phản ứng này cứ 1 phân tử thực vật phù du đã sử dụng 276 nguyên tử
oxy để tiến hành phản ứng phân hủy và giải phóng một lượng đáng kể axit và


11

CO2 vào nguồn nước làm giảm pH của nước, nước bị nhiễm bản và có mùi hôi
thối, cá chết hàng loạt.
Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là các nguồn thải có chứa N và P.
Người ta chia ra:
- Nguồn điểm: Các nguồn thải từ hệ thống cống rãnh trong các khu thị
trấn, thành phố, các khu công nghiệp. Nguồn thải này phụ thuộc rất nhiều vào
mứ sống của nhân dân và chuẩn mực vệ sinh trong khu vực. Ngoài ra phospho
lại được sử dụng rất nhiều trong phân bón và trong bột giặt.
- Nguồn diện hay phân tán: Khu vực này rất rộng lớn bao gồm các khu vực
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các vùng chảy tràn từ khu đô thị. Cụ thể là:
+ Vùng canh tác: Phân bón, xói mòn.
+ Khu chăn thải: Phân súc vật và các sản phẩm thối rữa, xói mòn.
+ Các khu vực sản xuất sữa và các sản xuất sữa.
+ Nước thải dân dụng trong khu vực.
Việc sử dụng phân đạm và phân lân trong nông nghiệp xúc tiến quá trình
phú dưỡng trong các hồ chứa ở Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bắc Mỹ và rất nhiều nước
ở Châu Âu. Ngày nay, rất nhiều các vùng cửa song và các vịnh đã bị nhiễm nặng
các sản phẩm phân bón trong lục địa. Đó là các miền Duyên Hải Bắc và Nam

Mỹ; Châu Phi, Ấn Độ; Đông Nam Á, Úc, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay,
sự phú dưỡng vùng biển đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng có tầm vóc toàn
cầu. Ở một số nước công nghiệp phát triển, người ta đã nghiên cứu các hợp phần
góp vào phú dưỡng. Ví dụ: ở Thụy Điển, băm 1989, khoảng 26% tổng nitơ gây
ô nhiễm các vùng biển có nguồn gốc từ nông nghiệp; 23% từ rừng và ngành lâm
nghiệp; 10% lắng đọng từ khí quyển; 8% từ đất ngập nước; 19% từ nước thải đô
thị và nông thôn; 4% từ công nghiệp và 10% từ các nguồn khác. (Lê Văn Khoa,
Nguyễn Xuân Cự, Trần Thiện Cường, Nguyễn Đình Đáp, 2010)[11].
Phân đạm không phải là nguồn gây phú dưỡng duy nhất mà cón rất phổ
biến đối với các bãi chăn nuôi. Chất thải từ các bãi thải này trở thành nguồn gây
ô nhiễm nước ở nhiều nước công nghiệp hóa. Ví dụ: Ở Anh và xứ Wales, thì các
bãi chăn thả đóng góp tới 20% vào hiện tượng phú dưỡng. Theo WHO, nước
không thể dùng để uống khi nồng độ NO3- > 45ppm. Cộng đồng châu Âu đã đưa
khuyến cáo “Khi ở một vùng nào đó có nồng độ NO3- trong nước ngầm >50mg/l
thì được coi là vùng dễ bị tổn thương” và ở các vùng đó bắt buộc phải giới hạn
những hoạt động phân bón trong nông nghiệp.


12

1.3.3. Ảnh hưởng của phân bón hoá học đến khí quyển
Ngoài những ảnh hưởng của công nghiệp, giao thông, hoạt động nông
nghiệp, lâm nghiệp và có ảnh hưởng không nhỏ đến khí quyển. Hiệu ứng lớn
nhất mà nông nghiệp, lâm nghiệp tác động vào khí quyển là các chất thải CO,
NO, CH4, NH3. Riêng khí mêtan, hàng năm trên thế giới thải khoảng 250 triệu
tấn, trong đó các hoạt động nông, lâm nghiệp chiếm 40 – 46%. Hệ quả của
lượng khí CH4 là tạo ra hiệu ứng nhà kính. Các khí thải NO, CO là tác nhân làm
suy giảm tầng ozôn vì khi bay hơi vào tầng này chúng thực hiện các quá trình:
CO + O3


CO2 + O2

NO + O3

NO2 + O2

CH4 + O3

CO2 + H2O

Sự suy giảm tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính gây tác hại to lớn đến Trái Đất
vì quá trình hạn chế sự sinh trưởng và năng suất các loại cây trồng. Mặt khác
ảnh hưởng đến phần hơi nước của tầng khí quyển, hệ quả của các quá trình đó
làm Trái Đất nóng lên. Tác động ngược lại của hiệu ứng nhà kính là hạn hán,
cháy rừng, sa mạc hóa, …
Tất nhiên hậu quả trên đây không chỉ do ngành nông lâm nghiệp gây ra
mà còn nhiều nguyên nhân khác.
Tồn tại một cân bằng giữa Trái Đất với phần khí quyển, sự tồn tại cân
bằng giữa nhiều yếu tố trong Trái Đất (bao gồm chủ yếu là địa quyển, thủy
quyển, sinh quyển). Những sự chuyển hóa từ phân rắn (phân bón, hữu cơ, rác
thải, bã thải…) với phân lỏng và phần khí là không thể tách rời và luôn chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố từ khí quyển và ngược lại. Cân bằng này cần được bảo
vệ và tạo điều kiện để nó tồn tại và phát triển một cách bền vững.
1.4. Hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty TNHH một thành viên
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
1.4.1. Vài nét giới thiệu về vị trí địa lý của Công ty
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc nằm ở
vùng ven phía Bắc Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm trành
phố 3 km và cách Thành phố Hà Nội 50 km về phía Bắc, nằm trên khu đất có
tổng diện tích 70,6 ha.

- Phía Nam giáp khu dân cư đô thị của phường Thọ Xương, thành phố
Bắc Giang.


13

- Phía Đông giáp khu đất hoang, khu dân cư nông thôn nằm xen giữa
tường vây phía Bắc nhà máy và đồi Bứa thuộc xã Xuân Hương – huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp khu dân cư phi nông nghiệp nằm xen giữa tường vây phía
Tây nhà máy với đê sông Thương.
- Phía Bắc giáp các đồi Giác, đồi Rừng, đồi A xit thuộc xã Xuân Hương –
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Hình 1. Vị trí địa lý của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
- Địa hình, địa chất
Theo kết quả khoan thăm dò địa chất trong khu vực công ty, địa tầng
được phân chia thành các lớp đặc trưng như sau:
+ Lớp 1: 1a, 1b: Là lớp đất phủ, đất trồng trọt, lớp đất bùn ao có chiều dày
thay đổi từ 0,20 ÷ 0,60 m, lớp này có Ro rất yếu.
+ Lớp 3: Lớp sét màu đỏ, đoạn dưới màu vàng, trạng thái cứng, chiều dày
biến đồi từ 3,4 ÷ 5,1 m, có Ro bằng 2,9 kg/cm2.
+ Lớp 4a, 4b: Sét, sét pha màu nâu đen, có chỗ vàng nâu, trang thái nửa
cứng, đôi chỗ cứng, dẻo cứng có chiều dày biến đổi từ 5,0 ÷ 7,2 m, có Ro bằng
1,8 ÷ 2,1 kg/cm2.


14

+ Lớp 5, 5a: Bột kết , các kết phong hóa mạnh mầu nâu đen đến phong

hóa hoàn toàn thành cát màu nâu, trạng thái cứng, chiều dày biến đổi từ 4,3 ÷
9,85 m , có Ro bằng 2,8 kg/cm2.
- Khí hậu thủy văn
+ Khí hậu: Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc năm trong vùng Đông
bắc Việt Nam nên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông nhiệt độ
rất thấp, cuối mùa rất ẩm ướt. Mùa Hạ rất nóng và nhiều mưa. Nhiệt độ hai mùa
chênh lêch rõ rệt từ 12 – 25o C. Thời tiết nồm và mưa phùn là hiện tượng khác
độc đáo của vung khí hậu đồng bằng Bắc Bộ. Mưa phùn tập trung vào tháng hai
và tháng ba, độ ẩm trung bình không dưới 80%.
Nói chung, không khí dịu hòa, thích hợp với nhiều loại cây trồng và gia
súc. Tuy nhiên, lũ lụt và bão hàng năm là mối đe dọa cho con người.
+ Thủy văn: Sông Thương là một sông tự nhiên lớn, chảy qua khu vực
của nhà máy và đây là nguồn nước mặt đóng vai trò quan trọng trong cấp nước
cho hoạt động sản xuất của Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa
chất Hà Bắc. Tuy nhiên bên cạnh đó sông Thương cũng là nơi tiếp nhận nước
thải từ các hoạt động sản xuất của công ty.
Sông Thương có đặc điểm thuỷ văn như sau:
Mực nước trung bình các tháng trong năm và mực nước trung bình của từng
năm của sông Thương tại trạm Phủ Lạng Thương từ năm 1998 đến năm 2008 là:
Mực nước trung bình của tháng có trị số lớn nhất là 538cm (tháng
7/2011), trị số nhỏ nhất là 48cm (tháng 12/2008)
Mực nước trung bình của năm có trị số lớn nhất là 212cm (năm 2001) trị
số trung bình lớn nhất là 131cm (năm 2007).
Mùa mưa ở lưu vực sông Thương thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 9 ở thượng lưu hay tháng mười ở trung lưu và hạ lưu. Lượng mưa
trong các tháng mùa mưa chiếm khoảng 65 -85 % tổng lượng mưa năm.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức, hiện trạng sản xuất của Công ty TNHH một thành viên
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Trong quá trình phát triển của Công ty, cơ cấu quản lý tổ chức luôn được

điều chỉnh phù hợp với yêu cầu theo từng giai đoạn phát triển chung của đất
nước. Hiện nay cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình
trực tuyến, chức năng với cấp quản lý cao nhất là Giám đốc, giúp việc cho Giám


×