Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.46 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐẶNG THỊ TỐ NGA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN HOA CÚC
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 62. 62. 01. 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Đào Thanh Vân
2. GS.TS Nguyễn Xuân Linh

THÁI NGUYÊN - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Đặng Thị Tố Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành tới 2 thầy hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS. Đào Thanh Vân và
GS.TS Nguyễn Xuân Linh đã hết sức tận tình giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình và
có rất nhiều đóng góp trong nghiên cứu và hoàn thành luận án của nghiên cứu
sinh. Tác giả xin bày tỏ lòng cám ơn tới Ban Giám Hiệu trường Đại học
Nông Lâm, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh hoàn thành
luận án. Nghiên cứu sinh xin được cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ, giảng
viên khoa Nông học-Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện về thời gian nghiên cứu, vật chất, kỹ thuật và công sức, trí tuệ cho tác giả
Xin trân trọng cảm ơn Ban Sau Đại học- Đại học Thái Nguyên, Khoa
Sau Đại học-Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án của mình.
Công trình còn có sự động viên, đóng góp của bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Tháng 8 năm 2011

Đặng Thị Tố Nga


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................ii

Mục lục

.................................................................................................................... iii

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt ..........................................................................v
Danh mục các bảng ...................................................................................................... vii
Danh mục các hình..........................................................................................................x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài................................................................ 2
2.1. Mục đích của đề tài ............................................................................. 2
2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI .......................................................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc của cây hoa cúc .............................................................. 4
1.1.2. Phân loại cây hoa cúc ....................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc ........................................... 6
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc................................................ 7
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa cúc trên thế giới ..................... 10
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới ........................................ 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới ................................... 12
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa cúc ở việt nam ....................... 19
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam ......................................... 19



iv
1.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam .................................... 22
1.4. Một số vấn đề rút ra từ tổng quan tài liệu ........................................... 32
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................34
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 34
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................... 35
2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại thành
phố Thái Nguyên............................................................................. 35
2.2.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc năng suất cao, chất
lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Thái Nguyên ................. 35
2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại
Thái Nguyên.................................................................................... 35
2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên ................... 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36
2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại thành phố Thái Nguyên ..36
2.3.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc thích hợp với điều kiện
sinh thái Thái Nguyên ..................................................................... 36
2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
lượng hoa cúc tại Thái Nguyên ....................................................... 37
2.3.4. Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc Vàng Thược Dược vụ
Đông-Xuân 2007-2008 tại Thái Nguyên ........................................ 39
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 40
2.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng.......................................................... 42
2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................44
3.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở thành phố Thái Nguyên ...... 44
3.1.1. Tình hình sản xuất hoa Thái Nguyên ............................................. 44
3.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa tại thành phố Thái Nguyên ........................ 49
3.1.3. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc ở
Thái Nguyên ................................................................................... 51



v
3.1.4. Một số giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế sản xuất hoa cúc
ở Thái Nguyên ................................................................................ 52
3.2. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc năng suất cao,
chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Thái Nguyên ............. 53
3.2.1. Nghiên cứu đặc trưng hình thái, tình hình sinh trưởng, phát
triển của tập đoàn hoa cúc tại Thái Nguyên ................................... 53
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất
chất lượng một số giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên ........70
3.2.3. Hiệu quả kinh tế các giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên ...78
3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng
suất, chất lượng với giống cúc triển vọng Vàng Thược Dược tại
Thái Nguyên ........................................................................................ 79
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến
năng suất chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược........................... 79
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ
sung đến năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược .......... 87
3.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa cúc
Vàng Thược Dược vào dịp 20/11 ................................................... 95
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của giống cúc
Vàng Thược Dược dịp tết Nguyên Đán tại Thái Nguyên ............... 99
3.4. Xây dựng mô hình hoa cúc ở phường Quan Triều thành phố
Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 103
3.4.1. Đặc điểm sinh trưởng và chất lượng hoa của mô hình ................ 104
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình ...................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 107
1. Kết luận ................................................................................................ 107
2. Đề nghị ................................................................................................. 108

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ............... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 110
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CCC

Chiều cao cây

CT

Công thức

cs

Cộng sự

Đ/c

Đối chứng

MH


Mô hình

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TB

Trung bình

TCN

Tiêu chuẩn ngành

Tr.đ

Triệu đồng

TV

Thời vụ


Vụ TĐ

Vụ Thu-Đông

Vụ ĐX

Vụ Đông- Xuân

ĐK hoa

Đường kính hoa

CC 1

Cành cấp 1


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Bảng 3.4.
Bảng 3.5.

Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.

Giá trị xuất nhập khẩu hoa cúc hàng năm của một số nước
trên thế giới .................................................................................. 12
Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong cả nước năm 2003 ... 20
Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi 8 tháng đầu năm 2008 và 2009 ....... 21
Ảnh hưởng của thời lượng chiếu sáng quang gián đoạn đến
thời gian ra hoa và chất lượng hoa cúc Vàng Pha lê ................... 28
Cơ cấu sản xuất hoa vụ Đông Xuân năm 2003-2004 của một
số phường xã điều tra tại thành phố Thái Nguyên....................... 45
Thời vụ trồng hoa cúc ở một số điểm điều tra tại Thái Nguyên ....... 46
Cơ cấu giống và biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất
hoa cúc tại các điểm điều tra trong vụ Thu-Đông và ĐôngXuân năm 2003-2004 tại thành phố Thái Nguyên ...................... 47
So sánh hiệu quả kinh tế cây hoa với một số cây trồng khác
năm 2003 tại Thái Nguyên (tính cho 1ha) ................................... 48
Lượng hoa tiêu thụ tại thành phố Thái Nguyên ........................... 49
Phân bố thị trường hoa của Thành phố Thái Nguyên .................. 50
Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc ở
Thái Nguyên................................................................................. 52
Một số đặc trưng hình thái các giống cúc thí nghiệm tại
Thái Nguyên .................................................................................................55
Đặc điểm phản ứng với quang chu kỳ của các giống cúc thí
nghiệm tại Thái Nguyên ......................................................................58

Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống cúc vụ Thu
Đông (2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên ................60
Một số đặc điểm hình thái của các giống cúc vụ Thu Đông
(2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên .................. 62
Một số đặc điểm năng suất và chất lượng các giống cúc vụ Thu
Đông (2003) và vụ Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên ......... 64
Độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên các giống cúc vụ Thu
Đông (2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên ........ 66


viii
Bảng 3.14a: Thành phần sâu bệnh hại hoa cúc thí nghiệm vụ Thu Đông
(2003) tại Thái Nguyên ................................................................ 68
Bảng 3.14b. Thành phần sâu bệnh hại hoa cúc thí nghiệm vụ Đông Xuân
(2003-2004) tại Thái Nguyên ...................................................... 69
Bảng 3.15. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một số giống cúc có
triển vọng vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ........................................................................... 71
Bảng 3.16. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống cúc có triển vọng
vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên .... 72
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng các giống cúc có
triển vọng vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ........................................................................... 74
Bảng 3.18. Độ bền hoa của các giống cúc có triển vọng tại Thái Nguyên .... 75
Bảng 3.19a. Tình hình sâu, bệnh hại một số giống cúc có triển vọng vụ
Thu Đông (2004) tại Thái Nguyên .............................................. 76
Bảng 3.19b. Tình hình sâu hại một số giống cúc có triển vọng vụ Đông Xuân
(2004-2005) tại Thái Nguyên.................................................................77
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các giống cúc có triển vọng tại Thái Nguyên ....78
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến các thời kỳ sinh

trưởng giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (20042005) tại Thái Nguyên ................................................................. 80
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của GA3 và YOGEN No.2 đến sự tăng trưởng
chiều cao cây của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông
Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên ............................................. 81
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của GA3 và YOGEN No.2 đến động thái ra lá
của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ........................................................................... 83
Bảng 3.24. Một số đặc điểm sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược ở
các công thức thí nghiệm vụ Đông Xuân (2004-2005) tại
Thái Nguyên................................................................................. 83


ix
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến năng suất, chất
lượng hoa cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ........................................................................... 85
Bảng 3.26. Tình hình sâu bệnh hại giống cúc Vàng Thược Dược vụ
Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên ................................... 86
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến các giai
đoạn sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược vụ ĐôngXuân (2005-2006) tại Thái Nguyên ............................................. 88
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược vụ ĐôngXuân (2005-2006) tại Thái Nguyên ............................................. 90
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến năng suất,
chất lượng hoa của giống cúc Vàng Thược Dược vụ ĐôngXuân (2005-2006) tại Thái Nguyên ............................................. 92
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến tình hình sâu bệnh
hại của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (20052006) tại thành phố Thái Nguyên ................................................ 94
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời vụ đến các thời kỳ sinh trưởng và phát
triển của giống cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11 ....................... 95
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất, chất lượng hoa cúc
Vàng Thược Dược dịp 20/11 tại Thái Nguyên ............................ 97

Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng cúc Vàng Thược
Dược vào dịp 20-11 tại Thái Nguyên .......................................... 98
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của thời vụ đến các thời kỳ sinh trưởng và phát
triển của giống cúc Vàng Thược Dược vào dịp tết Nguyên
đán tại Thái Nguyên ................................................................... 100
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất, chất lượng hoa cúc
Vàng Thược Dược dịp Tết Nguyên Đán ................................... 101
Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng cúc Vàng Thược Dược
vào dịp Tết Nguyên đán tại Thái Nguyên.................................. 103
Bảng 3.37. Đặc điểm sinh trưởng và chất lượng hoa của mô hình .............. 104
Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế ở các mô hình tại Thành phố Thái Nguyên .... 105


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của GA3 và YOGEN No.2 đến sự tăng
trưởng chiều cao cây của giống cúc Vàng Thược Dược vụ
Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên ..................................... 82
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến số
hoa/cây của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-Xuân
(2005-2006) tại Thái Nguyên ........................................................ 93
Hình 3.3. Biểu đồ các thời kỳ sinh trưởng, phát triển (80%) của giống
cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11 tại Thái Nguyên ....................... 96
Hình 3.4. Biểu đồ các thời kỳ sinh trưởng, phát triển (80%) của giống
cúc Vàng Thược Dược ................................................................. 100


1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hoa là sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị
kinh tế. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã có nhu cầu sử dụng hoa để trang
trí làm đẹp thêm cho cuộc sống, ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu về hoa ngày càng tăng. Ngoài việc sử dụng hoa vào mục đích thẩm mỹ,
con người còn coi việc sản xuất hoa thành một ngành kinh tế có thu nhập cao.
Sản lượng hoa trên toàn thế giới năm 1999 đạt 40 tỷ USD, trong đó xuất khẩu
7,8 tỷ USD. Trong rất nhiều loại hoa thì hoa cúc được dùng rất nhiều với giá
trị lợi nhuận cao và mục đích sử dụng đa dạng: hoa cắt cành, hoa trồng chậu,
làm thuốc… Hoa cúc được trồng ở nhiều nước trên thế giới, như: Hà Lan,
Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Ở nước ta, hoa cúc đã du nhập vào từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX,
đã hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để
chơi, thưởng thức, một phần phục vụ việc cúng lễ và một phần dùng làm dược
liệu. Hiện nay cúc có mặt ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi
đến đồng bằng. Các vùng trồng nhiều mang tính tập trung là Hà Nội (450 ha),
thành phố Hồ Chí Minh (370 ha), Đà Lạt (160 ha), Hải Phòng (110 ha).
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Đông Bắc nước ta, có
nền kinh tế xã hội tương đối phát triển.Vị trí địa lý của Thái Nguyên hết sức
thuận lợi, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Tây
Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉnh
Bắc Giang, Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệ
thống giao thông thuận tiện nằm trên trục quốc lộ 3 và còn là nơi tập trung
nhiều trường Đại học và Cao đẳng như: trường Đại học Nông Lâm, trường
Đại học Sư Phạm, trường Đại học Y, trường Đại học Kinh Tế và Quản trị


2


kinh doanh, trường Cao đẳng Sư Phạm… Chính vì vậy Thái Nguyên là thị
trường lớn tiêu thụ các loại hoa.
Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu, chọn tạo ra
nhiều giống cúc mới, mầu sắc đa dạng phong phú phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng cung cấp cho sản xuất hoa trong nước. Tuy nhiên, so với các
vùng trồng hoa khác trong cả nước thì sản xuất hoa Thái Nguyên vẫn còn
nhỏ lẻ mang tính tự phát, theo kinh nghiệm, chưa áp dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật, thiếu nguồn cung cấp giống chất lượng tốt nên sản lượng hoa ít,
làm cho năng suất và chất lượng hoa ở Thái Nguyên chưa đáp ứng đủ nhu
cầu của thị trường. Đặc biệt, ở các vụ Thu Đông và Đông Xuân nhu cầu về
hoa là rất cao để cung cấp cho các dịp lễ, tết.
Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc tại Thái Nguyên
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật phát triển hoa cúc tại thành phố Thái Nguyên”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục đích của đề tài
- Nhằm tuyển chọn một số giống cúc có năng suất chất lượng cao, có
khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, đồng thời xác định
một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc tại
Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sản xuất hoa ở TP Thái Nguyên.
- Xác định khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa cúc tại
TP Thái Nguyên.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng hoa cúc
tại TP Thái Nguyên.



3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các số liệu khoa học về một số
giống hoa cúc ở Việt Nam được trồng trong điều kiện sinh thái của Thái Nguyên.
Đây là công trình nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc
ở 2 thời vụ chính là Thu Đông và Đông Xuân và bước đầu xác định được
giống cúc có năng suất, chất lượng hoa tốt và có hiệu quả kinh tế cao, đồng
thời xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng
suất, chất lượng cúc. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa
học cho việc phát triển hoa cúc ở Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo và giảng dạy về cây hoa
cúc ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc, từ đó
đưa ra các biện pháp kỹ thuật để phát triển sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã tuyển chọn được một số giống thích ứng với
điều kiện sinh thái, thời vụ trồng hợp lý, điều chỉnh thời gian chiếu sáng thích
hợp để ứng dụng vào các vùng sản xuất hoa cúc. Kết quả nghiên cứu đề tài
góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên có hiệu quả.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: gồm 30 giống hoa cúc nhập nội và địa phương được khảo
sát, đánh giá để chọn ra giống cho năng suất và chất lượng cao.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Thành phố Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2003 đến 2008.



4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Nguồn gốc của cây hoa cúc
Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp) được định nghĩa từ Chrysos (vàng) và
Anthemum (hoa) bởi Line 1753, là một trong những loại cây trồng làm
cảnh lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới. Hoa cúc có nguồn gốc từ
Trung Quốc và Nhật Bản, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh
rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc để mừng lễ thắng lợi và
cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Ở Nhật Bản
cúc là một loại hoa quý (quốc hoa) thường được dùng trong các buổi lễ
quan trọng, người Nhật Bản coi cúc là người bạn tâm tình (Đặng Văn Đông
và cs, 2003) [7].
Theo tài liệu cổ Trung Quốc thì hoa cúc có cách đây 3.000 năm. Trong
văn thơ Hán cổ, hoa cúc có 30-40 tên gọi khác nhau như: Nữ hoa, Cam hoa,
Diên hoa… Hoa cúc có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc
Dendranthema, trải qua quá trình chọn lọc lai tạo và trồng trọt, từ những biến
dị để có được những giống cúc như ngày nay (Đặng Văn Đông, 2005) [8].
Ở Việt Nam hoa cúc đã được du nhập từ thế kỷ XV, người Việt Nam coi
cúc là biểu hiện của sự thanh cao, là một trong bốn loài thảo mộc được xếp
vào hàng tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai” hoặc “Mai, Lan, Trúc, Cúc”.
(Trương Hữu Tuyên, 1979) [32]. Hoa cúc không chỉ được ưa chuộng bởi mầu
sắc, hình dáng mà còn đặc tính bền lâu hơn các loại hoa khác.
1.1.2. Phân loại cây hoa cúc
Hoa cúc là loại cây hai lá mầm (Dicotyledonace) thuộc phân lớp cúc

(Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa cúc
(Asteroideae), chi Chrysanthemum (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1988) [1].


5

Người Việt Nam yêu hoa cúc không chỉ do hình dáng mà còn do có cách
sử dụng rất phong phú. Hoa cúc có màu sắc hoa đa dạng, lâu tàn và khả năng
phân cành lớn nên cúc có thể dùng để cắm lọ hay bấm ngọn, tạo tán để
trồng chậu, trang trí nhà cửa, trồng bồn, trồng chậu ở các khuôn viên, vườn
hoa, dùng trong các ngày sinh nhật, hội nghị, lễ tết, hiếu hỉ... Một số loại cúc
như Kim cúc, Bạch cúc còn được sử dụng vào mục đích làm thuốc chữa đau
đầu hay hoa mắt, chóng mặt (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1988) [1];
(Lê Kim Biên, 1984)[2].
Năm 1984, Lê Kim Biên (1984)[2] khi nghiên cứu phân loại họ cúc cho
thấy riêng chi Chrysanthemum L ( Đại cúc) ở Việt Nam có 5 loài, trên thế giới
có 200 loài, và có khoảng 1.000 giống. Các giống cúc hiện trồng chủ yếu
được sử dụng làm hoa hoặc cây cảnh, do đó hoa thường có kích thước từ
trung bình đến to, nhiều màu sắc, như trắng, vàng, đỏ, tím, hồng... Một số loại
cúc thuộc chi Chrysanthemum L được trồng phổ biến như:
- Chrysanthemum cinerariaefolium (cúc Trừ Trùng): cây sống dai, có
lông tơ, cao khoảng 50-70 cm. Thân mọc thẳng đứng có cạnh lồi, lá mọc cách
kiểu lông chim. Hoa được dùng để chế biến thuốc trừ sâu.
- Chrysanthemum indicum (Cúc Vàng hay Kim Cúc): được trồng nhiều ở
Châu Á, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Cây dạng thân cỏ, sống lâu
năm, cây có thể cao hơn 100 cm.
- Chrysanthemum morifolium (Cúc Trắng): có nguồn gốc từ Trung Quốc,
được trồng ở vùng núi Nam trung bộ và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, được
dùng làm thuốc hay cây cảnh. Thân dạng thân cỏ, sống lâu năm hay một năm.
Trên thực tế thế giới có tới 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa

dạng về chủng loại, màu sắc vô cùng phong phú (Anderson, 1987) [37].
- Chrysanthemum maximum (cúc Trắng Lớn): có nguồn gốc từ châu Âu
được trồng rộng rãi trên thế giới với mục đích làm hoa cắt hoặc trồng ở bồn
lớn. Cây sống lâu năm, cao từ 70-100 cm.


6

- Chrysanthemum coninarium (rau Cải Cúc, cúc Tần Ô): có nguồn gốc từ
vùng Trung Cận Đông, cây sống hàng năm, thân mọc thẳng đứng, phân nhánh
thành bụi, cây cao đến 120 cm.
Năm 1993, Trần Hợp [12] đã phân loại cây hoa cúc thuộc nhóm cây thân
cỏ có hoa làm cảnh và cũng đã đưa ra một số loài hoa cúc trồng ở Việt Nam như
cây Tần Ô (rau Cúc C.coronarium Linn), cây Cúc Trắng (C.morifolium), cây
Cúc Vàng (C. indicum) và cúc Trừ Trùng (C. cinerariaefolium).
Như vậy, trong chi Chrysanthemum có rất nhiều loài và nhiều chủng
giống khác nhau nhưng việc phân loại cúc vẫn chưa được thống nhất.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc
1.1.3.1. Rễ
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [15 ], rễ cây hoa cúc thuộc loại chùm, rễ
cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn do sinh
nhiều rễ phụ và lông hút, nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh. Những
rễ này mọc ở mấu của thân cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất.
1.1.3.2. Thân
Theo Van Ruiten và cs (1984) [74] thì chiều cao cây, mức độ phân cành, độ
mềm hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc
cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc thấp
nhất chỉ cao 20-30 cm, còn giống cúc cao nhất, có thể cao trên 3m. Các giống
thấp, phân cành nhiều thích hợp trồng trong chậu, làm thảm hoa. Các giống thân
dài, thường phân cành ít, thích hợp trồng trên nền đất hoặc trên nền giàn cao.

Giống thân cao, ít cành thích hợp với việc trồng hoa cắt cành. Giống phân cành
nhiều, cành nhỏ và mềm thích hợp với việc tạo hình trồng trong chậu cảnh.
1.1.3.3. Lá
Theo Cockshull (1972)[43] thì lá cây hoa cúc mọc cách và thành vòng
xoắn trên thân. Lá phẳng hoặc hơi nghiêng về phía trên hoặc hơi bị gấp. Trên
một cành thì gần gốc nhỏ, càng lên phía trên lá càng to dần. Kích thước lá
thường thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Cây sinh
trưởng kém thì lá nhỏ, mỏng, cứng hơi chếch về phía trên, màu xanh nhạt


7

không bóng hoặc hơi vàng. Đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng khoẻ, lá to và
mềm, phiến lá dày, chóp lá hơi cong xuống, lá xanh thẫm và bóng. Lá hoa cúc
thường sống được 70-90 ngày, hiệu suất quang hợp của lá mạnh nhất là ở lá
thứ 4 tính từ đỉnh ngọn trở xuống.
1.1.3.4. Hoa và quả
Các tác giả Quách Trí Cương và Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông,
2005)[8] khi nghiên cứu về hình dạng hoa cúc đã cho rằng cây họ cúc
(Asteracea) rất đặc trưng bởi có cụm hoa đầu trạng. Cụm hoa đầu trạng rất
điển hình là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng
hoặc lồi, trên đó có các hoa không cuống sắp xếp xít nhau, phía ngoài cụm
hoa có các lá bắc xếp thành vòng, cả cụm hoa có dạng như một bông hoa.
Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa có nhiều màu sắc và
đường kính rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5-12 cm. Hình dạng của hoa
có thể là đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ
những nách lá. Hoa cúc tuy là lưỡng tính nhưng thường không thể thụ phấn
cùng hoa, nếu muốn lấy hạt giống thì phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (Võ
Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1988) [1].
Theo các tác giả Quách Trí Cương và Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn

Đông, 2005)[8] thì quả cúc rất nhỏ, dài chừng 2-3mm, rộng 0,7-1,5mm, trọng
lượng 1.000 hạt khoảng 1g, có nhiều hình dạng khác nhau như hình kim, hình
gậy, hình trứng, hình tròn dài… thẳng hoặc hơi cong, hai đầu cùng bằng, hoặc
một đầu nhọn, trên mặt có 5-8 vết dọc nông, màu nâu nhạt hoặc đậm, vỏ quả
mỏng. Theo Lê Kim Biên (1984)[2] thì quả cúc dạng quả bế khô, hình trụ hơi
dẹt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc
1.1.4.1. Phản ứng quang chu kỳ của cây hoa cúc
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới cây hoa cúc, các tác giả
Yulian và Fujime (1995) [77] đưa ra kết luận cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng
và đêm ưa lạnh. Thời kỳ đầu cây non mới ra rễ, cây cần ít ánh sáng, trong quá
trình sinh trưởng, ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho cây chậm lớn và chất lượng


8

hoa giảm. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cúc: khi thời
gian chiếu sáng bằng hoặc ngắn hơn độ dài chiếu sáng tới hạn thì hình thành
mầm hoa và nụ, khi thời gian chiếu sáng dài hơn độ dài chiếu sáng tới hạn thì
không thể hình thành mầm hoa. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến chất lượng hoa
cúc: giai đoạn sinh trưởng cây cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ, thời kỳ phân
hóa mầm hoa cây cần ánh sáng ngày ngắn từ 10-11 giờ/ngày-đêm thì chất
lượng hoa cúc tốt nhất (Narumon, 1988)[63]; (Strojuy, 1985)[71] .
1.1.4.2. Yêu cầu về nhiệt độ
- Nhiệt độ: là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh
trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa của cúc. Cây hoa cúc có nguồn
gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, theo Myster (1995) [62], Langton (1997)
[55], Narumon (1998) [63] thì nhiệt độ cho cây cúc sinh trưởng phát triển tốt
là 15-200C. Cúc có thể chịu được nhiệt độ từ 10-350C, nhưng trên 350C và
dưới 100C sẽ làm cúc sinh trưởng và phát triển kém (Yeun Joo Huh và cs,

2005)[75].
Các tác giả Hoogeweg (1999) [47], Anke van der Ploeg [35], [36] thì cho
rằng nhiệt độ tối thích cho sự ra rễ của cúc là 160C-200C. Nhiệt độ này phù
hợp với điều kiện mùa Xuân và mùa Thu của miền Bắc Việt Nam, trong điều
kiện thời tiết miền Bắc Việt Nam việc giâm cành cúc trong mùa Hè là hết sức
khó khăn. (Đặng Văn Đông, 2005)[8].
Theo Strelitus và Zhuravie (1986) [70], thì tổng tích ôn của hoa cúc là
17000C và nhiệt độ thích hợp là 20-250C, nhiệt độ thấp<100C kìm hãm sự phát
triển của hoa, nhiệt độ cao>300C ảnh hưởng xấu tới màu sắc hoa, độ bền hoa.
Tác giả Okada (1999) [65], Anderson (2001)[38] cũng cho rằng: sự ra
hoa của cây cúc ngoài ảnh hưởng của quang chu kỳ, còn chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ. Nụ đã được phân hoá nếu gặp nhiệt độ thấp, quá trình phát dục sẽ bị
chậm nên hoa cũng nở muộn. Thời gian nở hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào
chế độ nhiệt độ và đặc tính di truyền của giống.


9

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự ra hoa của các giống
cúc tại châu Âu, Karlson và cs [50], [51] chia cúc làm 3 nhóm:
- Nhóm giống không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ: trong phạm vi từ 10270C, nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến sự phân hoá và phát dục của hoa.
Nhưng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trên sẽ ức chế sự ra hoa.
- Nhóm giống bị nhiệt độ thấp ức chế ra hoa: bình thường chúng bắt đầu
phân hoá mầm hoa từ 160C trở lên, nhiệt độ thấp hơn 160C sẽ ức chế sự phân
hóa hoa.
- Nhóm giống bị nhiệt độ cao ức chế ra hoa: thời điểm bắt đầu phân hoá
hoa của nhóm này ở nhiệt độ cao (>200C) nhưng nếu nhiệt độ quá cao (trên
350C) kéo dài thì sự phát dục của nụ bị ngừng trệ.
Theo các tác giả Rijsdijk và Vogelezang (2000) [66], thì nhiệt độ ảnh
hưởng tới cây hoa cúc thể hiện ở hai mặt:

- Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển nụ và thúc đẩy quá trình nở hoa.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng hoa: ở nhiệt độ cao, màu
sắc hoa nhạt, không đậm.
Trong một nghiên cứu với 6 giống hoa cúc được đem so sánh (Larsen và
Persson, 1999)[56], kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau nào
giữa các giống trong quá trình ra hoa phản ứng với cường độ ánh sáng, nhưng
lại cho thấy có sự khác nhau rõ rệt đối với phản ứng về nhiệt độ.
1.1.4.3. Yêu cầu về ẩm độ
- Ẩm độ: cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng đồng thời là cây có
sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm
đất 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Nếu ẩm
độ không khí quá cao sẽ làm cho hoa dễ bị thối nát, cây dễ bị đổ non, gây khó
khăn cho việc thu hoạch (Hoogeweg, 1999) [47], (Margaretha Blom-Zandstra
và Klaas Metselaar, 2006)[58]. Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời tiết
mà luôn cung cấp đủ lượng nước cho cúc bằng biện pháp bơm nước tưới cho
cây (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003) [7].


10

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU HOA CÚC TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1. Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới
Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa
trên thế giới. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không
ngừng tăng lên. Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh
không ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc,
Niu- Di- lân, Kê- ni-a, Ê-cu-a-do, Cô-lôm-bi-a, Ixraen... Hiện nay, Trung Quốc
là nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất thế giới với diện tích là

122.600 ha, nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn thứ hai là Ấn Độ: 65.000
ha. Mỹ là nước đứng thứ 3, với khoảng 23.300 ha (AIPH, 2004)[39].
Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa, cây cảnh của
toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 56 tỷ USD (tốc
độ tăng bình quân năm là 20%). Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ hoa
chính là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản (Buschman, 2005)[41]. Hàng
năm, giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD, đứng đầu trong
4 nước xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu USD, Cô-lôm-bi-a
430 triệu USD, Kê-ny-a 70 triệu USD và Ixraen 135 triệu USD (Nguyễn Văn
Tấp, 2008)[30].
Hoa cúc là một trong 5 loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới. Cây
hoa cúc thu hút người tiêu dùng đặc biệt ở màu sắc phong phú: trắng, vàng,
xanh, đỏ, tím, hồng, da cam... Không những vậy, hình dáng và kích cỡ hoa cũng
rất đa dạng cùng với khả năng có thể điều khiển cho ra hoa tạo nguồn hàng hóa
quanh năm đã khiến cho hoa cúc trở thành loài hoa được tiêu thụ đứng thứ hai
trên thị trường thế giới (sau hoa hồng) (Đặng Ngọc Chi, 2006) [3].
Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu hoa,
cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà
Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Hàng năm, Hà Lan đã sản xuất
hàng trăm triệu hoa cúc cắt cành và hoa chậu phục vụ cho thị trường tiêu thụ


11

rộng lớn gồm trên 80 nước trên thế giới. Tiếp sau là các nước: Nhật Bản,
Côlômbia, Trung Quốc... Năm 2006, có 4 nước sản xuất hoa cúc trên thế
giới đạt sản lượng cao nhất là Hà Lan đứng đầu với sản lượng 1,5 tỷ cành,
Côlômbia là 900 triệu cành, Mê-hi-cô và I-ta-li-a đạt 300 triệu cành (Erik Van
Berkum, 2007)[45].
Nhật Bản hiện đang dẫn đầu tại châu Á về sản xuất và tiêu thụ hoa cúc,

hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng gần 4.000 triệu Euro để phục vụ nhu cầu
hoa trong nước (Jo Wijnands, 2005)[49]. Người dân Nhật Bản ưa thích hoa
cúc và cúc trở thành là loài hoa quan trọng nhất tại Nhật Bản chiếm tới 36%
sản phẩm nông nghiệp, mỗi năm Nhật Bản sản xuất khoảng hơn hai trăm
triệu cành hoa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Diện tích trồng
hoa cúc chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa. Năm 2008 diện tích trồng hoa
ở Nhật Bản là 16.800 ha, giá trị sản lượng đạt 2.599 triệu USD (Takahiro
Ando, 2009)[73]. Tuy vậy Nhật Bản vẫn phải nhập một lượng lớn hoa cúc
từ Hà Lan và một số nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan,
Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Cô-lôm-bi-a...
Ở Malaixia, cúc chiếm 23% tổng sản lượng hoa. Ngoài lan ra, 3 loại hoa
quan trọng nhất là hồng, cúc và cẩm chướng chiếm 91,1% tổng sản lượng hoa
ôn đới (Lim Heng Jong, 1998)[78].
Một số nước khác như Thái Lan, cúc đã được trồng quanh năm với sản
lượng cành cắt hàng năm là 50.841.500 cành và đạt năng suất 101.700/Rai
(1ha= 6,25Rai) (Oradee Sahavacharin, 1998)[79]. Ở Trung Quốc, cúc là 1
trong 10 loài hoa cắt quan trọng sau hồng và cẩm chướng chiếm khoảng 20%
tổng số hoa cắt trên thị trường bán buôn ở Bắc Kinh và Côn Minh. Vùng sản
xuất hoa cúc chính là Quảng Đông, Thượng Hải, Bắc Kinh bao gồm các
giống ra hoa mùa Hè, Thu, Đông sớm và Xuân muộn với loại cúc đơn, màu
được ưa chuộng nhất là vàng, trắng, đỏ (Nguyễn Thị Kim Lý, 2001)[22].
Hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hoa cúc trên thế giới ước đạt tới
1,5 tỷ USD.


12

Bảng 1.1. Giá trị xuất nhập khẩu hoa cúc hàng năm của
một số nước trên thế giới
(Đv: triệu USD)

TT
Tên nước
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1 Trung Quốc
300
200
2 Nhật Bản
150
200
3 Hà Lan
250
100
4 Pháp
70
110
5 Đức
80
50
6 Nga
120
7 Mỹ
50
70
8 Xin-Ga-Po
15
9 I-xra-en
12
(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2003)[7]
Số liệu trên cho thấy một số nước vừa xuất khẩu đồng thời nhập khẩu

hoa cúc. Sở dĩ có điều này là do đặc điểm của giống phản ứng chặt chẽ với
điều kiện ngoại cảnh và điều kiện khí hậu thời tiết của các nước khác nhau
nên chủng loại hoa cúc trồng cung cấp cho thị trường khác nhau. Vì vậy mà
có những giống hoa cúc nếu trồng trái vụ chi phí điều khiển điều kiện ngoại
cảnh làm cho giá thành sẽ cao hơn so với nhập khẩu hoa cúc từ nước khác về.
Đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hoa cúc ở Việt Nam khi
trong điều kiện khí hậu Việt Nam cây hoa cúc sinh trưởng phát triển tốt, cho
năng suất, chất lượng ổn định.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới
1.2.2.1. Kết quả lai tạo và nhân giống hoa cúc trên thế giới
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật hiện đại thì
ngành công nghệ sinh học trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng đã có vai
trò rất quan trọng. Các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu lĩnh vực
chọn tạo giống hoa cúc bằng nhiều phương pháp khác nhau: lai hữu tính,
chuyển gen vào tế bào hoa cúc, tạo giống hoa cúc đột biến và kết quả là đã
đưa ra nhiều giống hoa cúc mới.


13

Shibata và Kawata (1998) [69] đã lai tạo thành công giống cúc
“Moonlight” là kết quả của phép lai xa giữa loài Chrysanthemum morifolium
Ramat và loài C.Pacifium Nakai, con lai F1 được lai lại với C.morifolium và
chọn được giống “Moonlight” có hoa đơn, đường kính hoa 5 cm, có 25 cánh
tràng màu vàng hơi xanh, lá nhỏ hơn và cuống lá dài hơn C.morifolium, có bộ
NST 2n=64.
Đột biến là một trong những phương pháp chọn giống có nhiều thành
công đối với cây hoa cúc, tạo ra giống mới có những biến dị về màu sắc hoa,
hình dạng hoa, kích cỡ hoa và một số đặc tính thực vật học khác. Theo NBRINewsletters (1989)[64], khi xử lý tia gamma (1-3 krad) cho 125 giống cúc
(Dendranthema) đã thu được từ chồi ra rễ các thể đột biến về mầu sắc và hình

dạng hoa ở dòng vô tính M1 và M2 của 50 giống, trong đó có 36 giống được
coi là giống mới, nồng độ tia gamma thích hợp nhất là 1,5 và 2,5 krad.
Các nhà khoa học Benetka và Pavingerova (1995)[40] đã sử dụng kỹ thuật
chuyển gen lạ vào genome của giống hoa để tạo ra giống mới, giống cúc
Chrysanthemum (Dendranthema grandiflora Tzvelev.) CV. “White Snowdon”
được chuyển gen (pTiB6S3 T-DNA) của Agrobaceerium tumefacciens
(B6S3 T-DNA) hoặc gen GUS trong cấu trúc di truyền.
Mitouchkina và Dolgov, 2000)[60] đã nghiên cứu chuyển gen rolC bằng
việc sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes đến biến đổi hình dáng cây
và cấu trúc hoa cúc. Đoạn gen rolC dưới tác động của đoạn promoter 35S trên
plasmid pPCV003 với dòng vi khuẩn Agrobacterium GV3101 được chuyển
vào cây hoa cúc White Snowdon, hay còn gọi là giống Bông tuyết (CN42).
Một trong các dòng chuyển gen thu được có sự biểu hiện thay đổi về kích cỡ
cây, khả năng phân cành, nhánh, hình dáng hoa cũng như kiểu cánh hoa, là
nguồn vật liệu để tạo ra giống hoa cúc mới.
Cây hoa cúc có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau: gieo
hạt, giâm cành, tỉa chồi, nuôi cấy mô tế bào. Tuy nhiên, phương pháp nuôi
cấy mô tế bào được các nhà khoa học thế giới nghiên cứu nhiều nhất. Một


14

trong những nhân tố tạo nên sự thành công của ngành sản xuất hoa cúc của
một số nước trên thế giới (Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan...) là đã sử dụng
công nghệ nhân giống invitro để sản xuất cây giống. Với công nghệ nhân
giống invitro mà người ta có thể sản xuất được số lượng rất lớn các cây giống
khỏe, sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Năm 1990 khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thành phần môi trường dinh
dưỡng, Lunegent và Wardly (1990) [57] đã kết luận: đoạn thân cúc cao 1-2 cm
cho phát triển trong môi trường Benzyl Adenine thì chúng hình thành 2-3 chồi

so với mẫu bản và không có rễ bất định, còn trong môi trường 0,1-0,3 mg/l
Indole Butyric Acid thì hình thành 1-2 chồi và có rễ bất định.
Năm 1990, Kenth và Toress [52] đã nuôi cấy mô thành công từ đoạn thân
và lá của giống hoa cúc màu tím trên môi trường MS. Tỷ lệ hình thành chồi đạt
100% và trung bình các cây được nuôi cấy mô sau 3-4 tháng đã ra hoa.
1.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về chiếu sáng bổ sung và chiếu sáng quang
gián đoạn cho cúc
Hiện tượng quang chu kỳ của cây hoa cúc là sự phản ứng của cây với
độ dài chiếu sáng trong ngày, mỗi giống cúc khác nhau thì có độ dài chiếu
sáng tới hạn trong ngày khác nhau có khả năng điều khiển quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây. Các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên
cứu tác động của quang chu kỳ đến sự ra hoa của cúc và các biện pháp kỹ
thuật điều khiển quang chu kỳ để nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng quang chu kỳ đến sự ra hoa các giống cúc
khác nhau, Lý Hồng Triết và Quách Tiến Văn (Dẫn theo Đặng Văn Đông,
2005) [8] làm thí nghiệm xử lý che sáng với 50 giống cúc thu từ 15 đến 40
ngày cho thấy kết quả khác nhau khá lớn: đa số các giống (57,14%) xuất hiện
nụ và hoa đồng bộ nhau, 35,62% ra nụ sớm nhưng ra hoa muộn; 10,20% ra nụ
muộn nhưng nụ sinh trưởng phát dục nhanh.
Thời gian chiếu sáng rất quan trọng cho cây cúc, ảnh hưởng đến sự ra
hoa của cúc. Các tác giả Cockshull (1977)[44], Strojuy (1985) [71], Narumon


×