Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHUYÊN ĐỀ: Tinh thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.11 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2
TINH THẦN NHÂN VĂN QUA MỘT SỐ
TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VIỆT NAM
(Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười)
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.Kiến thức:
-Nắm được ý nghĩa cơ bản của khái niệm “Nhân văn”. Hiểu nhân văn là thước đó
của văn học.
-Nắm được một số biểu hiện nổi bật của tinh thần nhân văn qua các truyện cổ và
khái quát được tư tưởng xuyên suốt ổ các truyện cổ dân gian Việt Nam.
2. Kĩ năng: Phân tích được “nhân văn” là biểu hiện trong một truyện cổ dân gian
việt Nam, biết liên hệ với truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.
3.Thái độ: Trân trọng di sản văn học quá khứ, cảm thông với nguyện vọng tâm
tư của quần chúng nhân dân. Có ý thức về sự công bằng, sự khoan dung trong xã
hội hiện đại.
B.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại:
1. Khái niệm “nhân văn” và tính nhân văn trong văn học
Nhắc đến khái niệm”nhân văn” chúng ta không thể không quan tâm đến những
thuật ngữ gần nghĩa có liên quan mật thiết là “nhân bản” và “nhân đạo”, sự
phân biệt những khái niệm đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề.
“Nhân bản”: là lấy con người làm gốc. “Chủ nghĩa nhân bản” là chủ nghĩa coi
trọng con người với thực thể hiện hữu của nó - sự sống còn và bản chất người
(bao gồm cả bản năng vốn có và những giá trị khác). Do đó, nói tới giá trị nhân
bản là nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người.
“Nhân đạo” là đường đi của con người. Con đường đó còn gọi là đạo lí. Đó là đạo
lí phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, không được xâm phạm
đến sinh mệnh, thân thể, sự tự do về tư tưởng, tình cảm của con người. “Chủ
nghĩa nhân bản” đòi hỏi sự thương yêu, quý trọng và bảo vệ con người, thuật
ngữ này nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức.
Thuật ngữ “nhân văn” cần được hiểu theo ý nghĩa của từng từ tố: “Nhân” là


người, “văn” là vẻ đẹp”. “Nhân văn” có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con
người.
Một tác phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người
với những nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồ
tình cảm, phẩm cách,…Tác phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của
con người.


2.Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại
Văn học lấy con người làm trung tâm của đối tượng phản ánh, văn học luôn có ý
thức khám phá, phát hiện những vẻ đẹp muôn mặt của con người trong cuộc
sống nên “văn học là nhân học”. Vì lẽ đó, việc phản ánh cuộc sống con người,
hướng tới con người đã trở thành thước đo giá trị văn học của mọi thời đại. Từ
văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại đều
lấy tinh thần nhân văn làm cảm hứng sáng tác. Việc hướng tới con nguồi, khẳng
định ca ngợi những nét đẹp của con người đã làm nên giá trị của biết bao những
tác phẩm văn học, giúp cho tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ sống mãi với thời
gian.
Tinh thần nhân văn trongt hơ thời lí thể hiện ở việc thơ ca đã phát hiện ra vẻ
đẹp minh triết của trí tuệ con người: vẻ đẹp điềm tĩnh và thông tuệ của nhà cầm
quyền trị nước(Quốc Tộ - Pháp Thuận), vẻ đẹp an nhiên tự tại của con người khi
hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống hòa hòa nhịp cùng quy luật (Cáo tật thị chúng
- Mãn giác thiền sư), vẻ đẹp của tinh thần tự do,…
Tinh thần nhân văn trong thơ thời Trần lại gắn với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm
linh. Thơ ca thể hiện vẻ đẹp tâm hốn phong phú, dào dạt rung cảm trước thiên
nhiên, cuộc sống, hướng đến con người, từ đó sáng lên những nhân cách cao
thượng, khoáng đạt, hào hùng như thơ Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông… là
những minh chứng hùng hồn nhất.
Cảm hứng nhân văn trong thơ thời Lê Sơ gắn với vẻ đẹp tận tụy của ý thức trách
nhiệm và sự thanh cao của khí tiết kẻ sĩ (sáng tác của Nguyễn Trãi)

Vẻ đẹp nhân văn của dòng văn học từ cuối đầu thế kỉ XVI thể hiện ở việc các tác
phẩm đã trân trọng ngợi ca những khát vọng trong tình yêu và hạnh phúc chính
đáng của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Văn học đề cao vẻ
đẹp của con người, đặc biệt là giá trị về tâm hồn, phẩm cách (tác giả Nguyễn Dữ,
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái,…)
Tinh thần nhân văn của Thơ Mới, văn xuôi 1930-1945 là ở sự khẳng định cái tôi
cá nhân, cái nhìn nhân văn của những tác phẩm sau 1975 hướng tới góc ẩn
khuất trong đời sống con người, phát hiện những vẻ đẹp của con người ở nhiều
góc độ khác nhau.
Như vậy, “nhân văn” không chỉ là thước đo giá trị của văn học, không chỉ
kha73ng định tấm lòng, sự tâm huyết, trăn trở của nhà văn với cuộc đời, với số
phận con người mà nó đã trở thành một nhịp cầu nối kết giữa người xưa và
người sau, giữa các bộ phận và các giai đoạn trong nền văn học dân tộc. thế hệ
hôm nay sẽ tìm thấy những gần gủi lạ kì trong suy tư, tình cảm, cảm xúc của
người xưa, những đồng cảm sâu sắc vượt thời gian về những vấn đề muôn thuở
của con người, thêm tự hào về những giá trị quý báu của văn học dân tộc.
Tìm hiểu về truyện cổ dân gian Việt nam, bên cạnh những giá trị nội dung và
nghệ thuật của mảng sáng tác truyền miệng này, giá trị nhân văn là một giá trị


đặc sắc của truyện cổ dân gian, nó mang tính chất khởi nguồn, góp phần tạo nên
một dòng chảy mãnh liệt xuyên suốt các giai đoạn của nền văn học viết. Tinh
thần nhân văn là cảm hứng dạt dào của các nghệ sĩ dân gian với nhiều biểu hiện
vô cùng phong phú.
II. Tinh thần nhân văn là tư tưởng xuyên suốt của loại hình truyện cổ dân
gian Việt Nam với những biểu hiện phong phú
1. Khát vong chinh phục, chế ngự thiên nhiên, giải thích tự nhiên
Đó là mong ước, khao khát cháy bỏng của muôn đời, đặc biệt là con người ở
thời kì cổ đại. trong buổi bình minh của lịch sử loài người, cuộc đối thoại đầu
tiên giữa con người với vũ trụ chứa đầy sự bí ẩn. và nhu cầu được lí giải tự

nhiên , dẫn đến khát vọng chinh phục, chế ngự thiên nhiên là điều dễ hiểu. các
tác phẩm Thần trụ trời, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Mai An Tiêm, Sử thi Đăm Săn, Đẻ
đất đẻ nước… đã thể hiện khát vọng đó của con người. Trong chương trình Ngữ
văn 10, ta đi sâu tìm hiểu 2 văn bản: Đẻ đất đẻ nước và Sử thi Đăm Săn.
Đến với sử thi Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường, từ cái tên của bộ sử thi này
đã chứa đựng một quan niệm đầy vẻ nguyên sơ thôn dã. Ở cái thuở cổ xưa xa
xăm mù mịt, người Mường cổ cũng như nhân loại ngây ngô cho rằng mọi sự vật
hiện tượng cũng như con người đều do một cái gì đó “chửa đẻ” mà thành. Con
người sinh con đẻ cái, còn những “ông thần kia, bà thần nọ” thì đẻ ra vũ trụ
mênh mông, cả quả đất khổng lồ và cả vạn vật. Đoạn trích “Đẻ nước” đã miêu tả
sự ra đời của một cơn mưa đặc biệt, cơn mưa thần thoại, qua đó mà ta hình
dung được trí tưởng tượng kì vĩ và hào hùng của người xưa khi giải thích tự
nhiên: hạn hán lâu ngày, dẫn đến người làm ruộng khao khát dòng nước. Miềm
mong mỏi của con người đã chuyển hóa thành lời ao ước của thần linh (Ông
Pồng Pêu ao ước, ước ơ là ước, ước sao được một trân mưa). Cầu được ước
thấy, cơn mưa trút xuống một thời gian dài, vô tận , nước chảy tràn trề khắp nới
do vị thần Mưa. Và chính cơn đau đẻ của trời đất, vũ trụ ấy đã tạo ra một trận
đại hồng thủy làm ngập lụt mặt đất, sau đó nước đã cuốn trôi mọi thứ, mặt đất
trơ lại bùn lầy với hai anh em ruột chui ra từ quả bầu, qua nhiều thử thách của
thần linh, hai anh em lấy nhau làm vợ chồng tạo nên nòi giống, loài người…
Sử thi Đăm Săn lại mang đến những lí giải về thiên nhiên cũng rất độc đáo và
hấp dẫn. Nữ thần Ánh sáng, nữ thần Mặt Trời trong trí tưởng tượng của người
Ê-đê cổ đại thật phong phú, mạnh mẽ và táo bạo. Họ tưởng tượng cái quả cầu
lửa phát ra ánh sáng cho khắp thế gian là một cô gái rực rỡ huy hoàng. Cô gái
ấy là một vị thần, nhưng trước hết vẫn là một cô gái Ê-đê đi đứng yểu điệu, dịu
dàng như diều bay, phượng hoàng liệng, như nước chảy êm đềm, nàng cũng
thay vát áo mới để tiếp khách như bao cô gái Ê-đê khác… cách miêu tả cho thấy
thần linh rất gần gũi với con người. Ngôi nhà của nữ thần có thang lên làm bằng
cầu vồng, mọi thứ đều bằng vàng, tỏa sáng lóng lánh… rồi hành động Đăm Săn
ra đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, bắt nàng về làm vợ đã thể hiện sự cao nhất,

quyết liệt nhất niềm khao khát muôn đời của con người là làm chủ động hoàn


toàn những thế lục tự nhiên kì vĩ, đầy bí hiểm có ảnh hưởng trực tiếp và quan
trọng đến sự sống trên mặt đất.
Tìm hiểu về truyện cổ dân gian Việt Nam nói chung và sử thi nói riêng, mỗi tác
phẩm là một khúc ca ngân lên khát vọng đẹp đẽ của con người, là một thế giới
mơ ước được chắp cánh bằng trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng và rất đỗi
ngây thơ của con người cổ đại.
2. Khát vọng độc lập tự cường
Khát vọng độc lập tự cường là khát vọng của con người Việt nam ở mọi thời đại.
Bắt nguồn từ lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm nên đó là
khát vọng được cháy lên từ hiện thực cuộc sống. Khát vọng một đất nước độc
lập tự cường, đất đai sạch bóng quân thù, bờ cõi được mở mang, quốc gia phát
triển thịnh vương sẽ là tiền đề mang tới cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con
người. Đó là khát vọng lớn lao thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp.
Đến với truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm (đã học cấp II) và Truyền
thuyết An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy… khát vọng đó của con người
được thể hiện mãnh liệt hơn bao giờ hết. Là một vị Vua đứng đầu nhà nước Âu
Lạc, An Dương Vương ấp ủ trong mình khát vọng độc lập tự cường. Để biến ước
mơ ấy trở thành hiện thực, nhà Vua đã cho dời đô từ vùng rừng núi Nghĩa Linh
về đồng bằng Cổ Loa. Truyền thuyết chỉ kể lại một câu chuyện đơn giản như vậy
nhưng đó là cả một sự nghiệp “dời non lấp bể” của một dâ tộc ở buổi bình minh,
là bước chuyển mình to lớn từ nhận thức khát vọng thành hành động việc làm.
Cổ Loa là nơi đồng bằng bắc địa, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào và phù
hợp với việc trồng lúa nước, lại có giao thông thuận lợi. Dời đô về nơi ấy, nhà
Vua đã gửi gắm vào mảnh đất ấy những hạt mầm sinh sôi, những ước vọng của
nhà vua mà còn là khát vọng của toàn thể dân tộc trong công cuộc dựng nước
và giữ nước, bảo toàn nền độc lập tự cường.
Nhưng để thực hiện khát vọng ấy không đề đơn giản. Mục đích càng lớn lao thì

con đường đến đích càng lắm chông gai. Dời đô về Cổ Loa nghĩa là tự phơi mình
giữa đồng bằng, thách thức kẻ thù. Thấy được mối đe dọa đó, An Dương Vương
cho xây thành đáp lũy. Việc xây thành khó khăn, xây lại đổ. Yếu tố kì ảo xuất hiện,
hình ảnh cụ già bí ẩn và thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành chế nỏ
là những yếu tố không có thật như một minh chứng cho sự đồng tình của thần
linh đối với khát vọng độc lập tự cường của dân tộc. Hình ảnh nỏ thần chính là
sự thần thánh hóa và bí mật của vũ khí là kết tinh của trí thông minh và nghệ
thuật giữ nước của cha ông. Như cây gậy sắt của Thánh gióng, nỏ thần với
những mũi tên bách phát bách trúng khiến quân Triệu Đà thua, Âu Lạc chấm
dứt cảnh binh đao, ca khúc thái bình. Đó là mong ước ngàn đời quốc gia được
độc lập, yên bình đối với một dân tộc nhiều giặc dã.
Không dừng lại ở đó, dân gian kể tiếp bi kịch mất nước, nhà tan , tình yêu tan vỡ.
Khát khao về một dân tộc độc lập khiến ta quý trọng nền độc lập bao nhiêu càng
lên án trước những hành động dù vô tình làm mất nước của hai cha con An
Dương Vương. Rùa Vàng là hiện thân cho thái độ của nhân dân. Lời thét lớn của


Rùa Vàng “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó” chính là sự phê phán gay gắt
dành cho Mị Châu xuất phát từ tình yêu nước, lòng thiết tha với nền độc lập dân
tộc.
Khát vọng độc lập tự cường là khát võng chưa bao giờ ngừng nung nấu trong
trái tim những người dân đất Việt. truyền thuyết An Dương Vương và Mị ChâuTrọng Thủy là câu chuyện về một quá trình dựng nước giữ nước đầy vất vả khó
khăn và bi kịch nước mất nhà tan, tình yêu tan vỡ ấy khiến ta biết trân trọng
nền độc lập, biết căm ghét chiến tranh, lên án những kẻ vô tình hại nước. Câu
chuyện là bài học đắt giá về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng đừng để
xảy ra bi kịch như Mị Châu vì tình riêng mà quên đi trách nhiệm của một nàng
công chúa. Yêu nước thôi là chưa đủ, để biến khát vọng tự cường độc lập thành
hiện thực mãi mãi, mỗi người dân còn phải biết bảo vệ nền độc lập, hết mình xây
dựng đất nước. Đó cũng là bức thông điệp mà dân gian ta đã gửi gắm cho người
đọc. Thông điệp ấy được việt nên từ cảm hứng nhân văn cao đẹp - vì con người.

3. Ngợi ca tình nghĩa đạo lí con người
Dân tộc Việt Nam xưa kia sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì thế mà từ
ngàn đời nay, con người Việt nam luôn sống với nhau trọn nghĩa vẹn tình, luôn
nhắc nhau phải giữ tròn đạo lí làm người. Nét đẹp nghĩa tình đạo lí ấy đã được
dân gian gửi gắm vào trong các truyện cổ dân gian: từ đoạn trích Chiến thắng
Mtao Mxây, truyện thơ Tiễn dặn người yêu đến truyện cổ tích Chử Đồng Tử. Đăm
Săn chiến thẳng Mtao Mxây là bắt nguồn từ danh dự của một người anh hùng
khi bị kẻ thù lăng nhục, nhưng sự quyết chiến ấy còn được tạo nên từ nghĩa tình
chung thủy với vợ là Hơ Nhí, bằng nghĩa tình sâu nặng với buôn làng. Chàng đã
làm tròn đạo lí của một người chồng, làm vẹn nghĩa với một tù trưởng khi sự
bình yên của buôn làng mình bị uy hiếp. Lời ngợi ca người anh hùng còn được
cất lên khi chàng có ngĩa cử vô cùng cao đẹp với dân làng của Mtao Mxây, chàng
đã kêu gọi tha thiết, chân thành họ hãy đi theo mình. Hành động ấy không chỉ
thể hiện tấm lòng bao dung của Đăm Săn mà còn làm sáng lên đạo lí: “thương
người như thể thương thân” trong co người lẫy lừng ấy. và rồi Đăm Săn được
thưởng công không chỉ là buôn làng của mình ngày càng thịnh vượng, giàu có
mà chàng còn trở thành một tù trưởng tiếng tăm lẫy lừng, được mọi người kính
nể.
Đến với truyện thơ Tiễn dặn người yêu, truyện tình mặn nồng, sâu sắc của Anh
yêu và Em yêu dù có để lại bao nỗi xót xa, sầu muộn nhưng nghĩa tình thủy
chung của họ giống như một lời ca vút lên giữa cái thẳm xanh của đại ngàn.
Nghĩa tình của chàng trai dành cho cô gái thật đẹp. thể hiện qua lời dặn ngậm
ngùi của anh, qua lời bày tỏ niềm mong ước được “kề vóc mảnh, quấn quanh
vai, được bế bé xinh, nựng con rồng con phượng”. Rồi bằng nghĩa tình sâu đậm
họ hẹn ước với nhau “dù không lấy nhau mùa hạ họ lấy nhau mùa đông, không
được bên nhau thời trẻ, họ sẽ bên nhau khi góa bụa về già”. Cô gái về nhà chồng
như hoa đã có chủ nhưng kì lạ thay, chính lúc ấy tình nghĩa năm xưa của học vụt
trở về tỏa sáng lung linh. Ánh sáng của tình nghĩa mặn nồng có trong lời anh gọi



cô gái tỉnh giấc, ngọt ngào trong chén thuốc anh nấu cho cô gái khỏi đau và đậm
sâu trong biết bao lời thề vàng đá mà anh đã trao cả cho cô. Trong những lời thề
ước ấy, anh có nhắc đến cái chết mà lại nhắc đến 6 lần ấy ta đều không cảm
nhận được cái tối tăm, kinh hoàng của cõi hư vô mà lại cảm thấy thẳm xanh
màu nước “mát lòng”, non tơ một màu trầu “bền chặt”. Nghĩa tình đậm sâu ấy
của họ dù có bị thử thách qua cái chết cũng vẹn nguyên tươi thắm như buổi ban
sơ. Tình yêu họ dành cho nhau mãi khắc tạc vào thời gian, năm tháng, vào đất,
vào trời như núi non đại ngàn vẫn sừng sững, trơ trơ…
Đến với thế giới cổ tích, thế giới của những giấc mơ nhưng ta không chỉ được
mơ mà còn được học ở chính nghĩa tình và đạo lí mà người xưa gửi gắm nơi
phép màu thần tiên. Truyện cổ tích Chử Đồng Tử xúc động lòng người ở vẻ đẹp
đạo làm con, ở tấm lòng hiếu thảo trong tâm hồn chàng trai nghèo. Trao đi cái
nghĩa tìnhcho cha ấy để rồi cuối cùng Chử Đồng Tử lại được nhận về đủ đầy
những tình nghĩa mặn nồng - ấy là nghĩa tình của nàng công chúa Tiên Dung
sinh ra từ trong nhung lụa, lớn lên trong bạc vàng châu báu nhưng lại quyết gửi
gắm phần đời sau của mình cho chàng trai nghèo nơi bến sông. Họ sống với
nhau dù cuộc sống lao động đầy khổ cực nhưng luôn ngập tràn tình yêu thương,
nghĩa tình sâu nặng. Nghĩa tình đẹp đẽ mà học trao cho nhau đã cảm thấu cả
trời xanh, để thần tiên ban phước lành, giàu sang, phú quý và giúp họ tránh xa
tất cả thị phi chốn nhân gian mà giữ gìn mối lương duyên tốt đẹp nơi tiên cảnh.
Nghĩa tình chân thành và cảm động của họ người đời sau mãi khắc ghi và lưu
truyền đến ngàn năm.
4. Khát vọng công lí
Niềm mơ ước cái thiện thắng cái ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao
động Việt Nam xưa là niềm mơ ước không bao giờ vơi cạn, đó là biểu hiện tha
thiết về khát vọng công lí trong cuộc đời trăm đắng ngàn cay này.
Truyện cổ tích Chử Đồng Tử, Cây Khế, Thạch Sanh, Sọ Dừa… là những câu
chuyện thể hiện khát vọng công lí của nhân dân ta. Đặc biệt, truyện cổ tích Tấm
Cám đã nói lên khát vọng ấy thật thấm thía và sâu sắc hơn bao giờ hết. Thân
phận con côi, những giọt nước mắt tủi hờn sau những lần bị đày đọa, ức hiếp là

minh chứng cho sự đau khổ tưởng như không bao giờ chấm dứt của cuộc đời
Tấm, nhưng với cái nhìn công bằng, nhân ái, nhân dân ta đã đứng về phía
những con người bất hạnh, làm sáng lên khao khát được sống hạnh phúc, làm
dịu đi những đắng cay chua chát của đời họ. Nhân dân đã để cho ông Bụt đến
bên cô gái nghèo, xuất hiện mỗi lần Tấm khóc, an ủi nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp
khó khăn. Cùng với Bụt là con gà, con chim sẻ - những con vật thần kì đã trợ
giúp cho tấm trên con đường đi đến hạnh phúc. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao
nhất về hạnh phúc mà nhân dân ta mơ ước cho cô gái mồ côi nghèo, cô đơn
trong xã hội xưa. Niềm mơ ước không chỉ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời
mà còn cháy bỏng khát vọng công bằng, dân chủ của nhân dân lao động.
Khát vọng công lí trong Tấm Cám còn được thể hiện cao hơn nữa khi nhân dân
đã thổi một sức sống mãnh liệt cho nhân vật, để Tấm tự giành và giữ lấy hạnh


phúc của mình và thực hiện “oán thì trả oán, ân thì trả ân” đến tận cùng. Cuộc
chiến đấu giữa Tấm và mẹ con dì ghẻ gian nan, quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm
đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện. Kết thúc có hậu của câu
chuyện hay là bức tranh đẹp vẽ về một xã hội lí tưởng mà con người ngàn đời
mong ước khát khao.
Nếu Tấm được trở về cung làm Hoàng hậu, mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng
thì Ngô và Cải (Nhưng nó phải bằng hai mày) vẫn cứ phải sống trong vòng đời
luẩn quẩn bất công. Không có ông Bụt, bà Tiên đứng ra phán xử công bằng của
họ, chỉ có một tên quan nhơ bẩn, quen ăn tiền lo lót của dân. Bằng tiếng cười đả
kích, bằng cái nhìn sắc sảo, dân gian đã bóc trần bản chất vô lại của thầy Lí. Tạo
nên tiếng cười, dân gian đã tố cáo phê phán quan lại xưa kia từ đó thể hiện ước
mơ được sống công bằng, hạnh phúc trong một xã hội luôn có những người
“cầm cân nảy mực”.
5. Cái nhìn khoan dung đối với con người
Sự khoan dung, độ lượng, cái nhìn thông cảm, nhân ái của nhân dân ta cũng là
biểu hiện đẹp đẽ thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc trong truyện cổ dân gian.

Trở lại với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy mới thấy
hết vẻ đẹp tinh thần cao quý đó của người xưa.
Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác đã trực tiếp làm tiêu
vong sự nghiệp của mình và đưa Âu Lạc đến diệt vong. Đó là bài học cay đắng về
thái độ mất cảnh giác đó với kẻ thù. Lời kết tội đanh thép của nhân dân ta gửi
trong câu nói của Rùa Vàng “kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”, hành động
An Dương Vương “tuốt gươm chém Mị Châu” cho thấy thái độ nghiêm khắc, dứt
khoát của nhân dân ta đã đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án.
Tuy nhiên, với tấm lòng khoan dung, biết ơn người anh hùng An Dương Vương
đã từng có công lớn trong sự nghiệp dựng nước, dân gian đã mĩ lệ hóa, bất tử
hóa cái chết của An Dương Vương, đã sáng tạo nên hình tượng đẹp “ngọc trai nước giếng” để bày tỏ sự xót thương, cảm thông với Mị Châu và Trọng Thủy.
KẾT LUẬN
Chuyên đề tìm hiểu tinh thần nhân văn qua một số truyện cổ dân gian là một
chuyên đề có ý nghĩa trong việc dạy và học văn. Từ khái niệm “nhân văn” đến
những biểu hiện nổi bật của tinh thần nhân văn và soi sáng qua một số truyện cổ
sẽ giúp HS,GV hiểu được đây là một tư tưởng xuyên suốt không chỉ trong mảng
VHDG mà trong cả dòng mạch văn học dân tộc. Từ đó, ta thêm trân trọng di sản
văn học quá khứ, cảm thông với tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân,
có ý thức hơn về sự công bằng, sự khoan dung trong xã hội hiện nay.



×