Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

skkn phương pháp dạy học tích cực với phân môn tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.96 KB, 19 trang )

Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

MỤC LỤC
Tên
Mục lục
I. Tóm tắt
II. Giới thiệu
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
4.Đo lường và thu thập dữ liệu
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
1. Phân tích
2.Bàn luận
V.Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
VI. Tài liệu tham khảo
VII.Phụ lục của đề tài
Kế hoạch bài học ( Dạy thực nghiệm )
Bảng điểm của học sinh lớp 3A ( thực nghiệm)
Bảng điểm của học sinh lớp 3B ( đối chứng)
Nhận xét của Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp

Trang
1
2
3
5
5


5
6
6
6
7
7
8
8
9
10
10
11
15
16
17

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-1-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài:
“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3”
I/ Tóm tắt
Hiện nay, tất cả các cấp học, ngành học đều ra sức thực hiện chủ
trương “ Đổi mới phương pháp dạy học” nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo.
Dạy học ở tiểu học là một nghề. Nghề dạy học ở tiểu học có những

điểm giống nghề dạy học ở các bậc học khác, nhưng có đặc thù riêng về
mặt sư phạm mà người làm nghề dạy học ở bậc học khác không cần và
không có được.
“ … bậc tiểu học được coi là bậc khó nhất. Tuy kiến thức khoa học
đâu có bao nhiêu nhưng mà khó thành công. Nó đòi hỏi ở người thầy
kiến thức sư phạm rất cao. Toàn bộ bản lĩnh của người thầy ở đây đòi
hỏi rất khắt khe so với bậc học cao hơn.”
( Trần Hồng Quân - Một số vấn đề về giáo dục tiểu học - Tạp chí GDTH
1995 )
Bậc Tiểu học, bên cạnh các phân môn khác, phân môn tập đọc có vai trò quan
trọng và đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với các em học sinh. Đọc giúp các em
phát triển ngôn ngữ để dùng trong học tập, giao tiếp đồng thời tạo hứng thú và động
cơ học tập. Đọc giúp học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Đọc
là yếu tố không thể thiếu được của mỗi người trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy,
giáo viên tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương
pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng
nhất của phân môn tập đọc là hình thành kĩ năng đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc
học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các
thông điệp mà nội dung bài đọc cung cấp.
Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thông qua phân
môn tập đọc bồi dưỡng cho các em tình yêu những người ruột thịt, bạn bè, lòng yêu
quê hương đất nước.
Ở tiểu học, theo chương trình Giáo dục phổ thông - mục tiêu của dạy tập đọc
là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt( nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Biết thêm những từ ngữ (gồm cả những thành ngữ , tục ngữ dễ hiểu ) về lao
động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ tổ quốc...
- Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết ý chính của đoạn văn.

- Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 - 80 tiếng / phút ) , nắm được ý
chính của bài.

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-2-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giải pháp của tôi: Cho học sinh luyện đọc cá nhân và theo nhóm. Các em
lắng nghe và sửa sai cho bạn. Giáo viên giúp các em luyện đọc đúng các lỗi sai.
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 3
trường Tiểu học thị trấn Châu Ổ, huyện Bình sơn, tỉnh quảng Ngãi. Lớp 3A là nhóm
thực nghiệm, lớp 3B là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện biện pháp
tích cực khi dạy bài “ Quê Hương ” của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Kết quả cho thấy tác
động đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập của học sinh. Khả năng đọc của lớp
thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra cho thấy không có học sinh nào
bị điểm dưới trung bình, các em đọc to, rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ hơi đúng và bước
đầu biết đọc diễn cảm. Kết quả kiểm chứng Test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là đã có
sự khác biệt lớn giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả đó
chứng minh rằng: để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện
pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực cho học sinh luyện đọc.
II. Giới thiệu
1.Tìm hiểu thực trạng
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn
chế, giáo viên chưa tìm ra phương pháp hữu hiệu để nâng cao kết quả giờ đọc.
Giáo viên đã dạy theo phương pháp mới nhưng lại dập khuôn đó là: đọc câu,

đoạn và cả bài ( cá nhân, đồng thanh theo nhóm và cả lớp), giáo viên khó kiểm soát
được tốc độ đọc, cách đọc của học sinh nên không sửa sai kịp thời. Nhất là khi đọc
thơ, học sinh dễ đọc ê a làm sai biểu cảm của bài thơ. Giờ tập đọc dễ làm cho học
sinh bị nhàm chán, có em đọc theo bạn mà không cần nhìn sách.
*Về sách giáo khoa.
Sách giáo khoa tiếng Việt 3 ( gồm 2 tập ) gồm 15 đơn vị kiến thức, mỗi đơn vị
gắn với một chủ điểm.
*Về giáo viên và học sinh.
Hiện nay, bên cạnh đa số nhà giáo có tay nghề vững vàng, trình độ chuyên môn
tốt vẫn còn một số giáo viên phát âm chưa chuẩn, còn nặng tiếng địa phương, kỹ năng
đọc chưa tốt, đọc diễn cảm còn hạn chế. Trong giảng dạy ít chú trọng việc sửa sai
cho học sinh, chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc của học sinh ở từng khối lớp do chưa
nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng quy định cho từng khối lớp.
*Kết quả điều tra thực trạng.
Qua khảo sát thực trạng dạy và học tập đọc ở lớp 3 cho thấy kỹ năng đọc của
học sinh chưa tốt, một số giáo viên chưa chú ý sửa sai cho học sinh, chưa theo dõi để
nhận xét tốc độ đọc cho học sinh.
Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc đúng và thuộc lòng, ngữ điệu bài đọc chưa
được quan tâm đúng mức.
2. Giải pháp thay thế
Để giờ học nhẹ nhàng, kích thích hứng thú và sự say mê cho học sinh trong
việc tìm hiểu bài đồng thời tìm ra cách đọc hay nhất, trong quá trình dạy tiết tập đọc

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-3-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
giáo viên phải bám sát yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng, vận dụng một cách linh

hoạt các phương pháp để giúp cho các em đạt hiệu quả cao trong các tiết tập đọc.
Chương trình lớp 3 học sinh phải đọc đúng và rành mạch bài văn, biết giữ nhịp khi
đọc thơ ( đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 70 tiếng / phút ). Để giúp học sinh đạt được
yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học
sinh luyện đọc trong tất cả các giờ dạy tập đọc. Đây là một việc làm thường xuyên.
Cụ thể là:
- Hướng dẫn đọc từng câu : HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Trong khâu này,
giáo viên cần theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ
ngữ. Giáo viên cho nhiều học sinh được tham gia tích cực vào quá trình luyện đọc,
qua đó năng lực đọc của từng cá nhân được bộc lộ. Lắng nghe học sinh đọc để cảm
nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng đọc của từng em để từ đó động viên hay
giúp đỡ kịp thời.
Được đọc và nghe bạn đọc từng câu giúp học sinh nhận thức được đơn vị nhỏ
nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt ý trọn vẹn. Điều đó sẽ giúp các em học tốt các
môn học còn lại .
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp : Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
trong bài. Giáo viên theo dõi học sinh đọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ, cách
ngắt nhip thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện
với lời nhân vật ( nếu có ) ; hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải
trong sách giáo khoa thông qua đọc; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương
( nếu có ).
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm : có thể linh hoạt tổ chức cho các em
đọc theo nhóm đôi, nhóm tư, dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp. Học sinh
đọc và theo dõi nhận xét bạn đọc. Giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa
phải để không ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác, có kỹ năng nghe và theo dõi sách
giáo khoa để nhận xét kết quả đọc của bạn.
- Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt .
Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, GV cần luyện cho
học sinh có cách đọc nhẹ nhàng, vừa phải .
- Khi tìm hiểu nội dung bài, GV hướng dẫn HS luyện đọc thầm (đọc hiểu) để

hiểu văn bản.
- Hướng dẫn luyện đọc lại dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và
đặc điểm của bài tập đọc, giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho
phù hợp. Giáo viên cần theo dõi thời gian đọc của từng em tránh đọc nhanh quá hay
chậm quá. Tổ chức luyện đọc tốt và thi đọc tốt một đoạn hoặc cả bài, đọc phân vai, tổ
chức trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc. Riêng đối với các bài học thuộc lòng, dù
đã luyện đọc kỹ, giáo viên cần bố trí thời gian để học sinh được học thuộc bài trên lớp
với yêu cầu tối thiểu cần đạt là : học thuộc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp .
3. Xác định vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3
nhằm tìm ra giải pháp tạo sự hứng thú cho tất cả học sinh trong lớp tích cực tham gia
vào việc rèn đọc để đạt hiệu quả với tất cả các đối tượng học sinh. Loại bỏ dần tình

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-4-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
trạng học sinh lợi dụng thời gian luyện đọc để nói chuyện riêng, làm việc riêng.
Trong nghiên cứu này tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
1. Việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có tạo sự hứng thú
cho tất cả học sinh trong lớp tích cực tham gia vào việc rèn đọc để đạt hiệu quả với
tất cả các đối tượng học sinh trong lớp không ?
2. Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực có thu hút được hết học
sinh tham gia rèn đọc không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
1. việc rèn đọc của học sinh có hiệu quả, qua đó sẽ làm cho khả năng đọc của
các em được nâng lên.
2. Sẽ thu hút được hầu hết học sinh tham gia tích cực trong việc rèn đọc ở các

giờ tập đọc.
III.Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3, tôi
chọn 02 lớp 3 của trường tiểu học thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
đó là lớp 3A ( lớp thực nghiệm) và lớp 3B ( lớp đối chứng ). Hai lớp này có số
lượng, trình độ tương đương nhau. Các em đều ngoan, lễ phép. Cụ thể:
Bảng 1: Giới tính, lực học, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 3G và 3D của trường Tiểu
học thị trấn Châu Ổ năm học trước là:
Lớp
3A
3B

Số học sinh
Tổng số Nam
26
12
26
15

Điểm
Nữ
14
11

Giỏi
5
6

Khá

16
15

TB
5
5

Yếu
0
0

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái phát
biểu ý kiến xây dựng bài. Hạnh kiểm của các em cả hai lớp đều thực hiện đầy đủ 5
nhiệm vụ của học sinh.
2.Thiết kế nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học
sinh.Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời khóa biểu của nhà
trường. Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 3A là lớp thực nghiệm do cô Lê Thị Mỹ Trang
phụ trách và lớp 3B là lớp đối chứng do cô Nguyễn Thị Như Bạch phụ trách. Cả hai
cô giáo đều là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tôi chọn bài tập đọc “ Quạt cho bà ngủ ”
cho 02 lớp kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra trước tác động cho kết quả khác nhau nên tôi dùng phép kiểm
chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm.

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-5-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

Sau khi đã có kết quả kiểm tra trước tác động tôi thấy rằng điểm trung bình
của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng
độ chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Bảng 1: Kết quả khảo sát trước tác động
Lớp 3G (Thực nghiệm ) Lớp 3D(Đối chứng)
TBC
5,8
6,1
P=
0,2
Kết quả cho thấy P = 0,2 > 0,05 vì vậy có thể kết luận sự chênh lệch điểm số
trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương
nhau.
Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
đương tương ( được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
KT trước tác Tác động
KT sau tác động
động
Thực nghiệm 01
Dạy có sử dụng các phương 03
pháp theo hướng tích cực
Đối chứng
02
Dạy không sử dụng các 04
phương pháp tích cực
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
a. Chuẩn bị của giáo viên:

Lớp đối chứng: Dùng phương pháp dạy học truyền thống
Lớp thực nghiệm: Dùng phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
b. Tiến hành dạy thực nghiệm.
GV dạy thực nghiệm và đối chứng vẫn theo thời khoá biểu của nhà trường. Hai
lớp dạy cùng bài “Quê hương ”. Sau tiết học tôi kiểm tra học sinh của hai lớp.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Cả hai lớp học sinh đều học bài “ Quê hương ”
Lớp 3A là lớp thực nghiệm được dạy theo hướng tích cực, tất cả học sinh trong
lớp đều được nhận xét sửa sai cho bạn, cho mình. Muốn làm được điều này tất cả học
sinh trong lớp phải lắng nghe bạn đọc để tìm ra chỗ đúng, chỗ sai của bạn.
Lớp 3B là lớp đối chứng học sinh được dạy theo phương pháp cũ.
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
1. Phân tích

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-6-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6,5
8,4
Độ lệch chuẩn
0,7
2,3
Giá trị T – test

0,0000005
Chênh lệch giá trị TB
2,7
chuẩn ( SMD)
Kết quả kiểm tra trước tác động đã cho thấy 2 nhóm là tương đương nhau. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả P = 0,02
cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là rất có ý nghĩa. Điểm chênh lệch này không phải là ngẫu nhiên mà là do tác
động mà có. Mặt khác không có học sinh nào được điểm dưới trung bình điều đó cho
thấy tất cả số học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một cách tích cực đã
mang lại kết quả cũng như chất lượng cao hơn cho phân môn tập đọc ở lớp 3.
Như vậy giả thuyết của đề tài : “Phương pháp dạy học tích cực với phân môn tập
đọc lớp 3” đã góp phần nâng cao chất lượng của phân môn tập đọc lớp 3 đã được
kiểm chứng.
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động cho kết quả như sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm = 8,4
- Điểm trung bình của lớp đối chứng = 6,5
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,9. Điều đó cho thấy điểm trung bình
của nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự chênh lệch lớn, lớp được tác động đã có
điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm là SMD = 2,7. So với bảng
tiêu chí của Cohen điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra của hai nhóm sau tác động là:
P= 0,0000005. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước
tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
10
9
8

7
6
5
4
3
2
1
0

Lớp Lớp
3B 3A

Lớp Lớp
3B 3A

Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm

Trước TĐ Sau TĐ

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-7-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
V. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học giúp học sinh có được vốn từ phong phú.
Phân môn tập đọc giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

Đọc tốt giúp các em diễn đạt lưu loát, tự tin.
Muốn rèn cho học sinh đọc tốt trước hết người thầy phải có trình độ, chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng. Thầy phải tự rèn luyện để có thể đọc mẫu diễn cảm mới
lôi cuốn các em tập trung ngay vào bài đọc ở những phút đầu tiên của tiết học. Thầy
cô giáo phải có sự chuẩn bị kĩ càng trước mỗi bài tập đọc ( văn hay thơ ) để giờ tập
đọc đạt hiệu quả cao. Thầy có đọc tốt thì trò mới đọc tốt được. Hơn nữa, nếu thầy
phát âm không chuẩn thì sẽ không thể sửa sai cho học sinh.
Nắm chắc trình độ học sinh trong lớp giáo viên sẽ vận dụng linh hoạt phương
pháp dạy học tích cực vào phân môn tập đọc nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú
học tập của học sinh, từ đó các em sẽ có ý thức tự giác trong học tập.
Ngoài việc nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn,
thầy cô giáo cần phải biết vận dụng thật linh hoạt phương pháp dạy học tích cực đối
với từng đối tượng học sinh cụ thể mới đem lại hiệu quả cao trong dạy học nói chung
và trong dạy phân môn tập đọc nói riêng.
Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh.
Câu hỏi cần sát với từng đối tượng học sinh, lời giảng cô đọng, tránh lan man.
Cần giành thời gian cho luyện đọc một cách hợp lý. Luôn động viên khuyến khích
học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các em đọc rõ ràng, mạch lạc và bước đầu
biết đọc diễn cảm. Tổ chức Hội thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp,
trong trường vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm các ngày lễ lớn.
Yêu cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ ghi chép “Văn học” để chép những câu
thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Phối hợp các phân môn như: Tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu với phân
môn tập đọc.
Trên đây là một số vận dụng của phương pháp dạy học tích cực với phân môn
tập đọc lớp 3 mà giáo viên trường tiểu học thị trấn Châu Ổ đã thực hiện đạt kết quả
tốt. Phương pháp này cũng là tiền đề để tiếp tục dạy môn tập đọc ở lớp 4, 5 đạt kết
quả tốt. Đề tài này có thể áp dụng tốt khi dạy môn tập đọc lớp 4, 5 với những yêu cầu
cao hơn.
Muốn rèn luyện cho học sinh đọc đúng, diễn cảm thì cách đọc của thầy cô giáo

đặc biệt quan trọng bởi người thầy cô giáo luôn là mẫu trong cách đọc diễn cảm để
học sinh bắt chước. Trong mỗi giờ tập đọc, thầy cô giáo phải hướng dẫn cách đọc cho
học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn. Thầy cô giáo phải kiên
trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời các lỗi về cách đọc của học sinh dù là nhỏ nhất. Vì vậy,
mỗi giáo viên phải luôn luôn trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tự học tự rèn, học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các môn đặc
biệt là phân môn tập đọc.

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

-8-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
2. Khuyến nghị:
- Các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường chỉ đạo công tác Đổi mới phương
pháp dạy học.
- Tổ chức các hội thi: Thi đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện cho giáo viên
tiểu học.
- Cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
Về giáo viên: Một số giáo viên cần tự rèn luyện cách đọc cho bản thân để dạy
tốt hơn. Học tập ở đồng nghiệp các cách đọc hay.
Về học sinh: Một số em học sinh đọc còn chậm so với tốc độ quy định. Phát âm
còn sai.
Bình Sơn, ngày 12 tháng 10 năm 2014
Người viết

Phạm Thị Hồng Thái

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ


-9-


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1 + 2
2. Tiếng Việt nâng cao lớp 3
3. Bồi dưỡng văn và Tiếng Việt lớp 3
4. Phương pháp rèn đọc Tập 1+ 2
5. Sách hướng dẫn Tiếng Việt lớp 3 Tập 1+ 2
6. Các tài liệu Bồi dưỡng thay sách và tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên.
VII. Phụ lục của đề tài.
Kế hoạch kiểm tra trước tác động: Kiểm tra hai lớp 3A và 3B bài tập đọc:
“Quạt cho bà ngủ ”.
Kế hoạch kiểm tra sau tác động: Kiểm tra 2 lớp 3A và 3B bài tập đọc: “Quê
hương”.

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 10 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC ( DẠY THỰC NGHIỆM )
TẬP ĐỌC: QUÊ HƯƠNG ( Tuần 10 )
(1tiết )
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: mỗi ngày, con về, diều biếc, tuổi thơ, trăng tỏ, mỗi
người,….
- Ngắt đúng nhịp (2/4 hoặc 4/2) ở từng dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài
hơn sau từng dòng thơ.
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm qua giọng đọc ( nhấn giọng ở các từ ngữ gợi
tả hình ảnh thân thuộc của quê hương: chùm khế ngọt, đường đi học, rợp bướm
vàng bay.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung bài; cảm nhận được vẻ đẹp
giản dị, thân thuuộc của cảnh vật quê hương.
- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Tình yêu quê hương là tình cảm rất tự nhiên
và sâu sắc. Tình yêu quê hương làm người ta lớn lên.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ chép bài thơ để hướng dẫn học sinh học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
A. KTBC
HĐ1
Khoảng 4 p

Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh kể đoạn 1 câu chuyện
Giọng quê hương và trả lời câu hỏi:
H: Thuyên và Đồng cùng ăn trong
quán với những ai ?

Hoạt động của học sinh
1 HS lên bảng trình bày.

- Cùng ăn với ba người
thanh niên.

- Cho 1học sinh kể đoạn 2 câu chuyện 1 HS lên bảng trình bày.
Giọng quê hương và trả lời câu hỏi:
H: Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và - Một người thanh niên
muốn giúp Thuyên và
đồng ngạc nhiên?
Đồng trả tiền ăn.
- Cho 1học sinh kể đoạn 2 câu chuyện
Giọng quê hương và trả lời câu hỏi:
H: Qua câu chuyện, em nghĩ gì về
- Giọng quê hương rất
thân thiết, gần gũi...
giọng quê hương ?

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 11 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

HĐ + ND
B. BÀI MỚI
HĐ2
Giới thiệu
bài : khoảng
1p


HĐ3
Luyện đọc
Khoảng 1p

Khoảng 4p

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết về
đề tài quê hương, đất nước. Bài thơ
Quê Hương của nhà thơ Đỗ Trung
Quân là một bài thơ rất hay viết về
quê hương. Bài thơ đã được nhạc sĩ
Giáp Văn Thạch phổ nhạc và đã trở
thành bài hát được nhiều người yêu
thích.

- Học sinh lắng nghe.

1/ GV đọc diễn cảm bài thơ

- HS mở sách TV tập 1
trang 79

- GV đọc với giọng thong thả, nhẹ
nhàng, tình cảm.
- Nghỉ hơi lâu hơn khi đọc hết khổ
thơ.

- Kéo dài giọng hơn khi đọc những
tiếng vần với nhau trong từng khổ thơ
( ngày –bay, đồng – sông, nhỏ - to,
che – hè).
2/ GV hướng dẫn HS luyện đọc kết
hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng dòng thơ + luyện đọc từ
khó:
- Cho HS đọc nối tiếp
HS đọc từ khó theo
- Luyện đọc từ khó: mỗi ngày, con về, hướng dẫn của GV
diều biếc, tuổi thơ, trăng tỏ, mỗi
người,….
b/ Đọc từng khổ thơ trước lớp + giải
nghiã từ:
- Cho HS đọc nối tiếp nhau cả bài thơ HS đọc nối tiếp. Mỗi HS
đọc 1 khổ thơ.

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 12 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giải nghĩa từ: GV ghi lên bảng ( cột

tìm hiểu bài) một vài từ cần giải
nghĩa:
* Khế: quả thường có 5 cánh, khi chín
màu vàng, ăn có vị chua hay ngọt.
* Nón lá: loại nón có hình chóp, vành
rộng, thường làm bằng lá cây cọ.
- Có thể HDHS đọc 1 khổ thơ:
“ Quê hương/là con diều biếc/
Tuổi thơ/con thả trên đồng/
Quê hương/là con đò nhỏ/
Êm đềm khua nước/ven sông.//
Khi hướng dẫn HS đọc, GV lưu ý
các em : nhấn giọng khi đọc những từ
ngữ in đậm ( gạch chân), nghỉ nhanh
ở chỗ một gạch chéo, nghỉ lâu hơn ở
chỗ 2 gạch chéo.

Khoảng 4p

Khoảng 2 p

HĐ4
HDHS tìm
hiểu bài
Khoảng 6 p

c/ Đọc từng khổ trong nhóm :
- Cho HS chia nhóm 4 để luyện đọc
cả bài thơ


Mỗi HS đọc 1 khổ thơ
nối tiếp nhau, nhóm nhận

d/ Đọc đồng thanh
HS đọc đồng thanh
* Lưu ý: HS đọc với giọng nhẹ nhàng,
chậm rãi.
- Cho HS đọc đồng thanh toàn bài

+ 3 khổ thơ đầu
Cho HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu
- Cả lớp đọc thầm
H : Nêu những hình ảnh gắn liền + Các hình ảnh là :
- Chùm khế ngọt
với quê hương.
- Đường đi học rợp bướm
vàng bay

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 13 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Con diều biếc…..
- Con đò nhỏ…
- Nón lá, hoa cau….

GV chốt ý, chuyển qua khổ thơ 4.
+ Khổ thơ 4
- Cho cả lớp đọc thầm.
-Lớp đọc thầm
H: Vì sao quê hươngđược so sánh -Vì đó là nơi ta được sinh
ra, được nuôi dưỡng lớn
với mẹ?
khôn giống như mẹ đã
sinh ra ta và nuôi ta khôn
lớn.
- Cho HS đọc thầm 2 câu thơ cuối của
bài thơ và thảo luận câu hỏi:
H: Hai câu thơ cuối giúp em hiểu - Nếu ai không yêu,
không nhớ quê hương thì
điều gì ?
không trở thành người tốt
được.v…v..
* Cho HS HTL
HĐ5
HS đọc bài thơ theo sự
HTL bài thơ - GV treo bảng phụ chép bài thơ lên.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hướng dẫn của GV
Khoảng 6 p bài thơ theo cách xóa bảng dần.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng
- Khoảng 5-6 HS thi đọc
thuộc lòng.


HĐ6
Củng cố,
dặn dò
2p

- HS có thể thi đọc 1-2 khổ thơ hoặc - Lớp nhận xét.
thi đọc cả bài.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục học
thuộc lòng bài thơ.
- Về nhà học hát bài Quê hương

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 14 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM ( LỚP 3A )
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Họ và tên
Nguyễn Ngọc Phương Anh
Bùi Phương Anh
Nguyễn Quốc Bảo
Đặng Thông Đạt
Lê Quang Định
Mai Thùy Giang
Nguyễn Lâm Gia Hân
Nguyễn Thị Thu Hân
Nguyên Tấn Gia Huy
Lê Đoàn Nhật Huy

Đào Văn Khánh
Lê Bảo Khuê
Phan Thị Tiểu Khuyên
Phạm Nhật Khuyên
Võ Thị Thùy Linh
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Đỗ Phạm Phương Mai
Nguyễn Nhật Nam
Nguyễn Mỹ Ngọc
Phạm Quốc Nguyên
Lê Văn Nhân
Đoàn Nguyễn Uyên Nhi
Nguyễn Hạnh Nhi
Tạ Thị Nở
Nguyễn Đức Thịnh
Phạm Nguyễn Trường Thịnh

Điểm kiểm tra
trước tác động
4
7
9
6
4
6
7
6
4
6
6

5
9
8
6
3
4
7
9
6
4
6
6
4
6
7

Điểm kiểm tra
sau tác động
7
9
9.5
8.5
7
8.5
9
8.5
7
8.5
8.5
8.5

9.5
9
8.5
7
7
9
9.5
8.5
7
8.5
8.5
7
8.5
9

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 15 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG ( LỚP 3B )
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Họ và tên
Phạm Bảo An
Nguyễn Minh Anh
Dương Quân Bảo
Nguyễn Lữ Gia Bảo
Bùi Thị Kim Chi
Nguyễn Đoan Chiêu
Nguyễn Cao Cường
Nguyễn Phúc Đạt

Phan Xuân Đạt
Nguyễn Tài Duy
Mai Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Mỹ Hằng
Nguyễn Thị Hằng
Ngô Thị Diễm Hồng
Lê Xuân Hùng
Nguyễn Duy Kha
Lý Hoàng Kha
Lê Nhật Kha
Lý Gia Khang
Lê Huỳnh Công Khang
Võ Lê Vân Khánh
Tạ Gia Khiêm
Trương Vương Tùng Khôi
Trịnh Anh Kiệt
Nguyễn Tuấn Kiệt
Nguyễn Lê Ký

Điểm kiểm tra
trước tác động
3
7
4
6
7
6
5
8
8

5
8
5
6
6
5
4
3
7
4
6
6
8
5
7
5
9

Điểm kiểm tra
sau tác động
7
7
5
6
6
9
7
6
7
8

7
6
5
4
4
5
8
7
6
5
7
8
6
8
6
9

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CHÂU Ổ
Đề tài Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3 của đồng chí
Phạm Thị Hồng Thái đã được áp dụng tại trường tiểu học thị trấn Châu Ổ và có hiệu
quả cao. Đề tài này có khả năng áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh Quảng Ngãi.
Châu Ổ, ngày 12 tháng 12 năm 2014
HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký )
Đào Thị Thiên Hương

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 16 -



Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÁC CẤP
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÁC CẤP

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 17 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 18 -


Đề tài: Phương pháp dạy học tích cực với phân môn Tập đọc lớp 3.

Phạm Thị Hồng Thái – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Châu Ổ

- 19 -



×