Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn và những hạn chế trong quy định pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.81 KB, 9 trang )

MỤC LỤC:
A. Mở bài:
B. Nội dung:
I.
Khái niệm cấp dưỡng:
1. Khái niệm cấp dưỡng:
2. Đặc điểm cơ bản:
II. Điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng:
III. Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:
IV. Hạn chế trong quy định của pháp luật:
1. Về phía người yêu cầu cấp dưỡng:
2. Về phía người cấp dưỡng:
C. Kết luận:


A.Mở bài:
Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, quan
hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia
đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Toà án các
cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án kiện về hôn nhân và gia
đình mà Toà án phải thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu
là ly hôn và tranh chấp tài sản. Ly hôn không chỉ ảnh hưởng tới đời sống
cá nhân, mà còn gây hệ lụy cho cả một tổ ấm gia đình và toàn xã hội...
Đôi khi vì lý do nào đó mà cuộc sống của một bên vợ hoặc chồng sau khi
ly hôn không được đảm bảo. Vì vậy pháp luật nước ta cũng như nhiều
nước trên thế giới quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi
ly hôn, để họ có thể giúp đỡ nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Quy định
này rất phù hợp với đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


B.Nội dung:


I.

Khái niệm cấp dưỡng:
1. Khái niệm cấp dưỡng:
Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp
tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người
không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết
thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người
chưa thành niên, hoặc đã thành niên mà không có khả năng
lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình, người gặp
khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này”.
2. Đặc điểm cơ bản:
 Quan hệ cấp dưỡng là loại quan hệ tài sản đặc biệt,
“không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể
chuyển giao cho người khác” ( theo Khoản 1 Điều 107
LHNGĐ 2014), vì nó gắn liền với nhân thân của chủ thể
( người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng) và nghĩa
vụ cấp dưỡng là loại nghĩa vụ không được bù trừ theo
quy định của pháp luật.
 Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên
trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi
dưỡng; nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ
và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội ông
bà ngoại và cháu, giữa vợ chồng... ( Điều 107 LHNGĐ
2014).
 Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ tài sản có đi có lại nhưng
không mang tính chất đồng thời và tuyệt đối. Sự chăm
sóc giúp đỡ lẫn nhau gữa những người ruột thịt bên cạnh
nhu cầu vật chất còn là ý nghĩa tình cảm cần được thực

hiện nhằm bảo đảm sự gắn bó khăn khít giữa các chủ
thể. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đa số người cấp
dưỡng tiến hành một cách tự giác, không tính toán đến
giá trị tài sản bỏ ra và không có ý nghĩ sẽ được nhận lại.


Tuy nhiên nghĩa vụ này chỉ đặt ra trong những hoàn
cảnh luật định. Vì vậy nó không mang tính đền bù tương
đối, không có tính chất tuyệt đối và không diễn ra đồng
thời.
 Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bổ sung, chỉ phát sinh
khi nghĩa vụ chính không thực hiện được hoặc thực hiện
không đầy đủ.

II.

Điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng:
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
 Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng phải có một
trong các quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng.
 Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, hoặc đã
thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có
tài sản để tự nuôi mình hoặc là người túng thiếu khó khăn.
 Người cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng.

III. Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:
 Xuất phát từ mục đích xây dựng gia đình, LHNGĐ quy
định vợ chồng phải có nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau. Đây là
nghĩa vụ cơ bản và là đạo lý của quan hệ vợ chồng. Nghĩa
vụ chăm sóc nhau bao hàm cả về tinh thần, tình cảm lẫn

giúp đỡ nhau về vật chất.
 Kế thừa các quy định của LHNGĐ 1986 và 2000, Điều 115
LHNGĐ 2014 quy định: “khi ly hôn, nếu bên khó khăn,
túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng
thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của
mình”.
 Trong trường hợp này, mặc dù hôn nhân đã chấm dứt
nhưng xuất phát từ quan hệ gắn bó giữa vợ và chồng
trước đây và tính nhân văn giữa con người với con người.
 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi đã ly hôn chỉ
xảy ra khi có điều kiện nhất định:
 Bên túng thiếu khó khăn có nhu cầu cấp dưỡng và có
lý do chính đáng.
 Bên kia có khả năng cấp dưỡng.


 Quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi đã ly
hôn thể hiện được truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam cũng như tính nhân văn trong pháp luật Việt
Nam.
 Pháp luật một số nước trên thế giới cũng có quy định về
việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.
 Điều này nhằm giúp cho bên gặp khó khăn có thể bảo đảm
cuộc sống trong một thời gian hợp lý sau khi đã ly hôn.
 Bảo đảm khả năng nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện
trong thực tế và tránh bị lợi dụng.

IV. Hạn chế trong quy định của pháp luật:
Hiện nay LHNGĐ 2014 mới ban hành vẫn chưa có văn bản
hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại điều 115 LHNGĐ

2014 quy định thì “sự khó khăn túng thiếu” của 1 bên mà có
lý do chính đáng là cơ sở để tòa án quyết định nghĩa vụ cấp
dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn.
Vấn đề khó cả về lý luận và thực tế là “sự khó khăn, túng
thiếu” của một người là dựa vào tiêu chí nào để đánh giá và
khi nào thì được coi là có lý do cính đáng.
Qua quá trình thu thập thông tin và tài liệu tham khảo, cá
nhân tôi tin rằng, tòa án cần phải căn cứ vào những yếu tố
sau:
1. Về phía người yêu cầu cấp dưỡng:
 Khả năng lao động của người có yêu cầu cấp dưỡng:
 Cần xem xét tới độ tuổi và tình trạng sức khỏe của
họ:
Nếu người được cấp dưỡng là người già yếu hoặc
ốm đau bệnh tật nên hạn chế hoặc mất khả năng
lao động làm cho họ không có thu nhập hoặc do
không có tài sản nên rơi vào tình trạng khó khăn
thì nên được cấp dưỡng.
 Xét người có yêu cầu cấp dưỡng có đang làm
nghĩa vụ của cha hoặc mẹ đối với con sau ly hôn
hay không:
o Khi vợ chồng đã ly hôn, nếu bên nhận nghĩa
vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (chưa






2.



thành niên hoặc không có khả năng lao động)
có yêu cầu được cấp dưỡng thì cũng có thể
xem đây là căn cứ hợp lý để quyết định cho
họ được cấp dưỡng. Thực tế cho thấy những
người này luôn gặp phải khó khăn trong cuộc
sống.
o Và khi xem xét vấn đề này thì không cần
quan tâm rằng con mà người đó đang nuôi
dưỡng là con chung của 2 vợ chồng hay con
riêng của bên được cấp dưỡng.
Thu nhập thực tế, khả năng về tài sản và nhu cầu thiết yếu
của người có nhu cầu cấp dưỡng:
 Khi xét vè thu nhập thực tế cần xét đến các khoản
thu nhập thường xuyên và không thường xuyên
 Khi xét khả năng về tài sản cần xem khối tài sản
thuộc sở hữu của người đó.
 Khi xét nhu cầu thiết yếu cần xét chi phí cho mức
sinh hoạt trung bình của người đó tại địa phương.
 Bên cạnh đó, cần kết hợp xét khả năng lao động
như đã nói trên.
Khả năng người có nhu cầu cấp dưỡng có thể tìm việc làm
tạo thu nhập:
Trong thực tế nhiều người có sức khỏe, khả năng lao động
tốt nhưng không có trình độ nên ít đươc tuyển dụng.
Cũng có trường hợp trong thời kỳ hôn nhân, một bên thu
nhập cao và một bên thu nhập thấp. Bên thu nhập cao yêu
cầu bên kia nghỉ việc để lo toan mọi việc trong nhà. Đến
khi ly hôn, người này không có cơ hội tìm lại việc làm và

cuộc sống của họ không được bảo đảm. Vậy thì yêu cầu
được cấp dưỡng của họ cũng đáng được xem xét.
Về phía người cấp dưỡng:
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ đặt ra khi một bên gặp hoàn cảnh
khó khăn và một bên có đủ điều kiện cấp dưỡng. Vì vậy
vấn đề quan trọng nữa là đánh giá khả năng cấp dưỡng của
bên kia.


 Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP
trước đây thì người coi là có khả năng cấp dưỡng nếu “có
thu nhập thường xuyên, hoặc không có thu nhập thường
xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông
thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”.
 Điều này dẫn tới cách hiểu rằng chỉ cần có thu nhập
thường xuyên là phải cấp dưỡng. Điều này là không
phù hợp đối với người có thu nhập thường xuyên
nhưng quá thấp.
 Quy định “còn tài sản sau khi trừ đi chi phí thông
thường cần thiết của người đó” là không thỏa đáng.
Pháp luật chưa tính đến việc họ phải nuôi dưỡng, cấp
đưỡng cho nhiều người khác. Như vậy nghĩa là ưu
tiên cấp dưỡng cho vợ/chồng đã ly hôn? Đây cũng là
điểm bất cập.
 Chỉ với quy định “còn tài sản” thì cũng chưa thỏa
đáng. Vì tài sản có thể là nhà ở, là quyền sử dụng đất.
Nếu còn tài sản là phải cấp dưỡng, vậy phải chăng
người mang nghĩa vụ phải bán hết tài sản, bán nhà,
bán quyền sử dụng đất để cấp dưỡng cho đối phương
hay không?


C.Kết luận:
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn được
ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
1986, cho tới nay đã có những tiến bộ nhất định, phù hợp
với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước. Xuất phát từ
mục đích xây dựng gia đình, LHNGĐ quy định vợ chồng
phải có nghĩa vụ yêu thương nhau, quan tâm chăm sóc lẫn
nhau, đó là nghĩa vụ cơ bản và là đạo lý của quan hệ vợ
chồng. Không những thế, pháp luật còn quy định nghĩa vụ
cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi đã ly hôn, thể hiện được
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cũng


như tính nhân văn trong pháp luật Việt Nam. Điều đó đáng
được giữ gìn và phát huy.


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình VN của Đại Học Luật
Huế.
2. Luật hôn nhân và gia đình VN năm 2000.
3. Luật hôn nhân và gia đình VN năm 2014.
4. Bộ luật dân sự năm 2000.
5. Tạp chí luật học số tháng 3/2003.
6. Điều 1526, 1527, 1528 Bộ Luật dân sự và thương mại Thái
Lan
7. Điều 33 Luật hôn nhân của nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa




×