“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .................................................................................................... 2
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................................... 2
1.1.1 Các thông tin chung về dự án ................................................................................... 2
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ................................................................................................... 2
1.1.2.1 Mục tiêu ............................................................................................................... 2
1.1.2.2 Nhiệm vụ .............................................................................................................. 3
1.2 CÁC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC................................................................................ 3
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG VEN
BIỂN CÀ MAU VÀ VÙNG PHỤ CẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẠT LỞ BỜ BIỂN ......... 6
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH ......................................................... 6
2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO ĐỚI BỜ BIỂN CÀ MAU VÀ VÙNG PHỤ CẬN 8
2.2.1 Địa hình đáy biển ven bờ tỉnh Cà Mau và vùng phụ cận ......................................... 8
2.2.2 Đặc điểm địa mạo đáy biển ven bờ tỉnh Cà Mau và vùng phụ cận ........................ 11
2.2.3 Lịch sử phát triển địa hình đáy biển ven bờ Cà Mau và vùng phụ cận trong thời kỳ
gần đây .............................................................................................................................. 15
2.3 CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG BIỂN CÀ MAU ..................... 19
2.3.1 Hoàn lưu gió mùa và dòng chảy do gió gây nên .................................................... 19
2.3.1.1Các đặc trưng của trường gió trên khu vực biển và đất liền vùng mũi Cà Mau 19
2.3.1.2 Dòng chảy do gió............................................................................................... 20
2.3.2 Chế độ triều trên biển Đông và vịnh Thái Lan ....................................................... 24
2.3.2.1 Tính chất của giao động triều trên biển và trong vịnh ................................... 24
2.3.2.2 Chế độ triều và dòng triều lưu trong khu vực nghiên cứu .............................. 25
2.3.2.3 Dòng chảy tổng hợp ........................................................................................ 27
2.3.3 Chế độ sóng ............................................................................................................ 27
2.3.3.1 Chế độ sóng trên biển ..................................................................................... 27
2.3.3.2 Hoạt động của Bão ......................................................................................... 29
2.4 ĐẶC ĐIỂM THẠCH ĐỘNG LỰC VÙNG BỜ BIỂN .................................................. 32
2.5 ĐƯỜNG BỜ BIỂN CÀ MAU VÀ NHỮNG ĐỘNG THÁI DIỄN BIẾN...................... 33
2.5.1 Những vấn đề chung .............................................................................................. 33
2.5.2 Đặc điểm hình thái và hình thái động lực bờ biển. ................................................ 34
2.5.3 Bồi tụ và xói lở đáy biển ........................................................................................ 35
2.5.3.1 Đáy biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng - triều. ................................... 35
2.5.3.2Đáy biển xâm thực tích tụ trước cửa sông do tác động của sông và dòng triều36
2.5.3.3 Đáy biển tích tụ-xói lở do tác động sông biển. ............................................... 36
2.5.4 Bồi tụ và xói lở bờ biển .......................................................................................... 37
2.5.5 Mối quan hệ hoạt động bồi tụ - xói lở bờ và đáy biển ........................................... 38
2.6 DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU ................................. 38
2.6.1 Dân số tỉnh Cà Mau................................................................................................ 38
2.6.2 Phân bố dân cư ven biển Cà Mau ........................................................................... 41
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
1
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
2.6.2.1 Dân số và nguồn nhân lực .............................................................................. 41
2.6.2.2 Dự báo dân số và lao động ven biển Cà Mau................................................. 44
2.7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU .......................... 45
2.7.1 Đất đai và đặc điểm sử dụng đất vùng ven biển Cà Mau ....................................... 45
2.7.1.1 Tài nguyên đất ................................................................................................. 45
2.7.1.2 Hiện trạng sử dụng đất các huyện ven biển .................................................... 46
2.7.2 Tài nguyên nước ..................................................................................................... 47
2.7.3 Tài nguyên rừng ..................................................................................................... 49
2.7.4 Tài nguyên biển ...................................................................................................... 50
2.7.5 Tài nguyên khoáng sản ........................................................................................... 52
2.7.6 Tài nguyên du lịch .................................................................................................. 54
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ BIỂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẨN
CẤP CHO CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM....................................................................... 55
̀ H HIN
̀ H SAT
̣ LỞ BỜ BIÊN
̉ TỈNH CÀ MAU ........................................................ 55
3.1 TIN
3.1.1 Tổng quan chung .................................................................................................... 55
3.1.2 Thực trạng bồi lắng, sạt lở khu vực ven biển tây tỉnh Cà Mau .............................. 55
3.1.2.1 Đoạn 1: từ kênh Tiểu Dừa đến cửa Khánh Hội………………………………….58
3.1.2.2 Đoạn 2: Từ Cửa Khánh Hội đến Thị trấn Sông Đốc ...................................... 58
3.1.2.3 Đoạn 3: Từ Sông Đốc đến cửa Cái Đôi Vàm ................................................. 59
3.1.2.4 Từ Cửa Cái Đôi Vàm đến Cửa Bảy Háp ........................................................ 59
3.1.2.5 Khu vực Cửa Bảy Háp .................................................................................... 60
3.1.2.6 Khu vực Cửa sông Ông Lớn ........................................................................... 63
3.1.2.7 Khu vực từ cửa sông Cửa Lớn đến sông Cái Mòi........................................... 65
3.1.2.8 Khu vực từ sông Cái Mòi đến rạch kênh Hai Thiện ....................................... 65
3.1.2.9 Khu vực từ kênh Hai Thiện đến rạch Mũi....................................................... 66
3.1.2.10 Khu vực từ rạch Mũi đến rạch Tàu ................................................................. 67
3.1.3 Thực trạng bồi lắng, sạt lở khu vực ven biển Đông tỉnh Cà Mau .......................... 67
3.1.3.1 Đoạn 1: Cửa biển Gành Hào ......................................................................... 68
3.1.3.2 Đoạn 2: Từ cửa Gành Hào đến cửa Giá Lồng Đèn ....................................... 70
3.1.3.3 Đoạn 3: Từ cửa Giá Lồng Đèn tới cửa Hố Gùi .............................................. 70
3.1.3.4 Đoạn 4: Từ cửa Hố Gùi tới cửa Bồ Đề........................................................... 71
3.1.3.5 Đoạn 5: Từ cửa Bồ Đề tới cửa Rạch Gốc....................................................... 72
3.1.3.6 Đoạn 6: Từ cửa Rạch Gốc tới khu du lịch Khai Long (kênh Năm Ô Rô) ....... 72
3.1.3.7 Đoạn 7: Khu du lịch Khai Long (kênh Năm Ô Rô đến Rạch Thọ) ................. 73
3.1.3.8 Đoạn 8: Khu du lịch Khai Long (Rạch Thọ) đến Đất Mũi ............................. 76
3.1.4 Tổng hợp thực trạng sạt lở các khu vực trọng điểm ven biển tỉnh Cà Mau (cả biển
Tây và biển Đông) ............................................................................................................. 76
3.2 XÁC ĐỊNH SƠ BỘ NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ, BỒI LẮNG BỜ BIỂN ............ 78
3.2.1 Nguyên nhân ngoại sinh ......................................................................................... 78
3.2.2 Tác động của con người ......................................................................................... 80
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SẠT LỞ CHO CÁC KHU VỰC TRỌNG
ĐIỂM KHAI LONG VÀ GÀNH HÀO ................................................................................. 81
3.3.1 Giải pháp bảo vệ chống sạt lở bờ biển khu du lịch Khai Long .............................. 82
3.3.1.1 Xác định nguyên nhân gây sạt lở bờ biển Khai Long...................................... 82
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
2
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
3.3.1.2 Đặc điểm địa chất bờ biển khu du lịch Khai Long ......................................... 83
3.3.1.3 Tổng quan quy hoạch khu du lịch Khai Long ................................................. 85
3.3.1.4 Giải pháp kỹ thuật phòng, chống sạt lở .......................................................... 86
3.3.1.5 Các phương án thiết kế xây dựng công trình .................................................. 88
3.3.2 Giải pháp bảo vệ chống sạt lở Cửa biển Gành Hào ............................................... 92
3.3.2.1 Xác định nguyên nhân gây sạt lở cửa biển Gành Hào ................................... 92
3.3.2.2 Giải pháp kỹ thuật phòng, chống sạt lở bờ biển Gành Hào ........................... 94
3.3.2.3 Các phương án thiết kế xây dựng công trình .................................................. 98
3.4 CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG BẢO VỆ CHỐNG SẠT LỞ BỜ BIỂN ĐANG ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ...................................................................................... 104
3.4.1 Những giải pháp chống sạt lở đã áp dụng ở Cà Mau và nhận xét đánh giá sơ bộ 105
3.4.2 Kết luận sơ bộ....................................................................................................... 111
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SỐ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO SẠT LỞ
BỜ BIỂN TỈNH CÀ MAU ................................................................................................... 113
4.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ RỦI RO SẠT LỞ ........................................................... 113
4.1.1 Tổng quan về rủi ro sạt lở .................................................................................... 113
4.1.2 Mục tiêu xác định rủi ro sạt lở ............................................................................. 114
4.1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 114
4.1.4 Các nội dung cần đạt được trong phân tích đánh giá rỉu ro ................................. 117
4.2 CƠ SỞ LỰA CHỌN MÔ HÌNH.................................................................................. 117
4.2.1 Cơ sở lựa chọn mô hình ....................................................................................... 117
4.2.2 Mô hình tích hợp MIKE21/3 Coupled Model FM ............................................... 118
4.2.2.1 Các module sử dụng đồng thời ..................................................................... 118
4.2.2.2 Cơ sở dữ liệu đầu vào ................................................................................... 119
4.3 KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH TOÁN ............................................................. 123
4.3.1 Các bước hiệu chỉnh thông số mô hình tính thủy động lực học ........................... 123
4.3.2 Hiệu chỉnh thông số mô hình sóng ....................................................................... 133
4.3.3 Hiệu chỉnh thông số mô hình vận chuyển bùn cát ............................................... 140
4.4 CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN .............................................................................. 142
4.4.1 Nghiên cứu rủi ro sạt lở VBCM hiện trạng .......................................................... 142
4.4.2 Nghiên cứu rủi ro sạt lở VBCM do BĐKH và NBD ........................................... 143
4.5 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 144
4.5.1 Nhận xét về rủi ro sạt lở VBCM qua phân tích số liệu thực đo ........................... 144
4.5.2 Nhận xét về rủi ro sạt lở VBCM qua phân tích số liệu tính toán ......................... 147
4.5.2.1 Chế độ thủy động lực học (HD) hiện trạng (năm 2009) ............................... 147
4.5.2.2 Chế độ sóng biển hiện trạng (năm 2009) ..................................................... 151
4.5.2.3 Chế độ bồi xói hiện trạng (năm 2009) .......................................................... 154
4.5.3 Dự báo về rủi ro sạt lở VBCM do tác động của BĐKH ...................................... 156
4.5.3.1 Đối với các quá trình thủy động lực học ...................................................... 156
4.5.3.2 Đối với sóng biển .......................................................................................... 160
4.5.3.3 Đối với các quá trình bồi xói ........................................................................ 162
4.5.3.4 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của BĐKH và NBD lên các yếu tố rủi ro sạt lở
VBCM thông qua hiệu số giá trị của các yếu tố này vào năm 2050 ........................... 164
4.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO ......................................................... 167
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
3
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
4.7 KẾT LUẬN VỀ RỦI RO SẠT LỞ .............................................................................. 172
CHƯƠNG V: TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SẠT LỞ
CHO CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM .............................................................................. 175
5.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 175
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SẠT LỞ CHO CÁC KHU VỰC TRỌNG
ĐIỂM VEN BIỂN TÂY ...................................................................................................... 175
5.2.1 Các vị trí sạt lở trọng điểm ................................................................................... 176
5.2.2 Giải pháp bảo vệ Đoạn từ bờ Bắc Vàm Lung Ranh đến bờ Nam Vàm kênh Hương
Mai dài khoảng 4,5km ..................................................................................................... 176
5.2.3 Giải pháp bảo vệ Đoạn đường bờ từ kênh Hai Thiện đến Rạch Tàu dài khoảng
3km thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. ..................................................................... 178
5.2.4 Giải pháp bảo vệ Các cửa sông như của Sào Lưới, Đá Bạc, Ông Đốc, Mỹ Bình,
Cái Cám. .......................................................................................................................... 178
5.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SẠT LỞ CHO CÁC KHU VỰC TRỌNG
ĐIỂM VEN BIỂN ĐÔNG ................................................................................................... 179
5.3.1 Các vị trí sạt lở trọng điểm ................................................................................... 179
5.3.2 Giải pháp bảo vệ Đoạn cửa sông Gành Hào và Khai Long ................................. 179
5.3.3 Giải pháp bảo vệ Đoạn tiếp nối từ cửa sông Gành Hào về phía Già Lồng Đèn
khoảng 3km ..................................................................................................................... 179
5.3.4 Giải pháp bảo vệ cho các đoạn còn lại ven biển Đông ........................................ 180
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 181
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 181
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................ 183
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 184
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
4
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
MỞ ĐẦU
Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau (là một trong số 28 tỉnh, thành phố ven biển
của Việt Nam) có vị trí đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước.
Với 254 km bờ biển, bao bọc bán đảo Cà Mau, tiếp giáp cả biển Đông và biển Tây
(Vịnh Thái Lan), vùng biển, ven biển và các cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau có vị trí đặc
biệt quan trọng về gìn giữ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế của cả nước, nhất
là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trong những năm gần đây tình hình sạt lở bờ biển, cửa biển ở Đồng Bằng sông
Cửu Long nói chung và ở Cà Mau nói riêng trở nên hiện tượng khá phổ biến, là mối đe
doạ nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhà nước, của dân và gây mất diện tích
đất ven bờ, mất thảm thực vật, môi trường tự nhiên, mất ổn định kinh tế, xã hội của
khu vực, ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Đường bờ biển dài, đối lưu
giữa biển và đất liền lớn, biến đổi của thiên nhiên thất thường, hạn hán, bão lũ thất
thường, rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá, cháy rừng là những nguyên nhân chính
dẫn đến gia tăng tình hình sạt lở ngày càng trầm trọng ở Cà Mau.
Nhìn chung, hiện tượng sạt lở các cửa sông đổ ra biển, bờ biển xảy ra ở hầu
khắp trên địa bàn tỉnh Cà Mau, là mối đe dọa lớn tới ổn định dân sinh, kinh tế, xã hội
của tỉnh. Tuỳ mức độ sạt lở nhiều, ít khác nhau, có nhiều nguyên nhân gây sạt lở khác
nhau tới các vùng bờ biển như: Nền đất yếu, sóng, gió, thuỷ triều, dòng chảy sông –
biển, con người,… nhưng đã gây thiệt hại vô cùng to lớn.
Mặc dù thực trạng sạt lở đang diễn ra trên diện rộng và khá mạnh, nhưng những
điều tra, khảo sát, đo đạc và nghiên cứu cụ thể về tình hình sạt lở bờ biển ở Cà Mau
đang còn hạn chế, đặc biệt là các điểm sạt lở tiềm ẩn. Từ trước đến nay chúng ta chỉ
chạy theo các điểm đã sạt lở để khống chế chúng, luôn ở thế bị động, chưa tìm rõ
nguyên nhân chi tiết dẫn đến sạt lở gây lãng phí tiền bạc, của cải của Nhà Nước và
thiệt hại của nhân dân. Các điểm sạt lở vẫn chưa giải quyết triệt để được mặc dù một
số khu vực đã áp dụng các biện pháp công trình bảo vệ bờ.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Cà Mau đã giao cho sở Tài nguyên và Môi
trường phối hợp với đơn vị tư vấn là Viện Kỹ Thuật Biển thực hiện dự án “Điều tra,
đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có
nguy cơ sạt lở cao nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau”.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
1
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1 Các thông tin chung về dự án
Tên dự án: “Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các
giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh
Cà Mau”. (Trường hợp thực hiện cho vùng ven biển, cửa sông ra biển)
Cơ quan đầu tư: UBND tỉnh Cà Mau.
Cơ quan quản lý đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau.
Đơn vị tư vấn: Viện Kỹ Thuật Biển - Viện Khoa Học Thuỷ Lợi Việt Nam.
Thời gian thực hiện: 6 tháng (Từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010).
Căn cứ pháp lý:
- Dự án điều tra, đánh giá tình hình sạt sở tại các điểm nóng và đề xuất các giải
pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao nhằm bảo vệ tài nguyên đất đã được
UBND tỉnh Cà Mau cho phép về mặt chủ trương tại Công văn số: 3307/UBNDNĐ ngày 10 tháng 9 năm 2008.
- Công văn số 838/CV-STNMT ngày ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau chọn Viện Kỹ Thuật biển - Viện Khoa Học
Thuỷ Lợi Việt Nam là đơn vị tư vấn lập dự án và dự toán điều tra, đánh giá tình
hình sạt sở tại các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ
sạt lở cao nhằm bảo vệ tài nguyên đất đã được UBND tỉnh Cà Mau.
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ
1.1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu của dự án: “Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề
xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh
Cà Mau” (Trường hợp nghiên cứu là vùng ven biển, cửa sông ra biển) là:
Đánh giá được tổng quan tình hình sạt lở vùng ven biển, cửa sông ra biển tỉnh
Cà Mau, từ đó xác định được các vùng có nguy cơ sạt lở cao.
Đưa ra được các giải pháp bảo vệ các vùng có nguy cơ sạt lở cao (biện pháp
công trình và phi công trình) trên cơ sở nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu đại
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
2
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
diện một số điểm sạt lở trọng điểm nhằm bảo vệ tài nguyên đất của tỉnh Cà
Mau.
1.1.2.2 Nhiệm vụ
Từ mục tiêu của dự án, yêu cầu đặt ra của đơn vị chủ quản là đánh giá được
tổng quan tình hình sạt lở vùng ven biển, cửa sông ra biển từ đó đưa ra được giải pháp
hợp lý nhằm bảo vệ các vùng có nguy cơ sạt lở cao nhằm bảo vệ tài nguyên đất của
tỉnh Cà Mau, một số nhiệm vụ chính để đáp ứng được mục tiêu trên cần thực hiện như
sau:
- Thu thập đầy đủ các tài liệu cơ bản về vùng nghiên cứu ven biển tỉnh Cà Mau
(về tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, môi trường, địa hình, địa mạo, sản xuất,
rừng, thủy hải văn, các loại bản đồ, hệ thông công trình thủy lợi,...)
- Khảo sát hiện trường về thực trạng sạt lở các vùng ven biển, cửa sông ra biển,
rừng phòng hộ, sản xuất, thực trạng dân sinh kinh tế,... để từ đó đánh giá tổng
quan sạt lở và ảnh hưởng của chúng đến xã hội, sản xuất, kinh tế và an ninh nói
chung.
- Đo đạc một số các yếu tố hiện trường tại các điểm nóng đại diện nhằm đánh giá
chính xác hơn các nguyên nhân, cơ chế sạt lở, mức độ diễn biến sạt lở tiếp theo,
kết hợp với các phần mềm máy tính phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp
bảo vệ bờ hợp lý. (Đo đạc về địa hình, thủy văn dòng chảy, mực nước, sóng,
gió, địa chất).
- Công tác nội nghiệp phải đưa ra được các báo cáo khoa học phân tích đánh giá
về thực trạng sạt lở, tìm ra được các nguyên nhân và đưa ra được các giải pháp
hợp lý bảo vệ bờ, phòng chống sạt lở nhằm bảo vệ tài nguyên đất của tỉnh Cà
Mau.
- Chuyển giao kết quả thực hiện cho đơn vị quan lý là Sở Tài Nguyên và Môi
trường tỉnh Cà Mau.
1.2
a)
CÁC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Khảo cứu, thu thập, xử lý tài liệu cơ bản
Khảo cứu, thu thập, xử lý tài liệu cơ bản hiện có vùng dự án từ những đề tài, dự án
đã thực hiện trước đây, từ số liệu thống kê và điều tra thường xuyên của tỉnh:
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khí tượng,
địa hình, địa mạo, ... vùng nghiên cứu.
Thu thập tài liệu sạt lở vùng nghiên cứu....
Thu thập tài liệu mực nước, thủy triều một số trạm đo ven biển như trạm
Gành Hào, trạm Ông Đốc.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
3
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
b)
Thu thập về sóng, gió, bão, đặc biệt là những cơn bão lớn đã đổ bộ vào bờ
biển Cà Mau những năm qua.
Thu thập, số hoá và xử lý các loại bản đồ, ảnh viễn thám, không ảnh,...
Điều tra, khảo sát và đo đạc hiện trường vùng sạt lở
Điều tra hiện trường về các vấn đề liên quan đến sạt lở, môi trường tự nhiên,
rừng phòng hộ, sử dụng đất các vùng bờ biển
Khảo sát, đo đạc tài liệu về địa hình các điểm nóng sạt lở (2 vị trí đại diện là
cửa Gành Hào « sạt lở » và ven biển khu du lịch Khai Long « vừa lở và bồi »):
Khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2 suốt chiều dài tuyến sạt lở là
6,5km. Từ đó dẫn truyền cao độ ra xung quanh.
Khống chế cao độ thuỷ chuẩn hạng 4, sử dụng máy định vị vệ tinh để khống
chế.
Đo vẽ trắc dọc tuyến sạt lở suốt chiều dài tuyến sạt lở là 6,5km.
Đo vẽ trắc ngang trên cạn suốt chiều dài 6,5km, chiều ngang đo là 0,2km/mặt
cắt từ đường bờ sang hai bên, và 0,3km dài/mặt cắt. L = (6,5/0,3)*0,2 =
4,3km. Mục đích để xác định hình thức, quy mô và tính tóan công trình bảo
vệ bờ hợp lý.
Đo vẽ trắc ngang dưới nước tuyến sạt lở suốt chiều dài 3,8km của khu Khai
Long để nghiên cứu chuyên sâu lở và bồi, chiều ngang đo là 0,5km/mặt cắt
từ mép nước ra ngoài khơi, và 0,3km dài/mặt cắt. L = (3,8/0,3)*0,5 = 6,3km.
Mục đích để xây dựng lưới cao độ khu vực ven biển dọc tuyến phục vụ cho
tính toán mô hình sông biển.
Bình đồ tổng thể: 1/5.000; h=2m. Để xem xét đánh giá sạt lở, kết hợp trong
chạy mô hình và tính toán xác định công trình bảo vệ bờ.
Khảo sát, đo đạc tài liệu về địa chất phục vụ tính toán quy mô, kỹ thuật công
trình bảo vệ bờ phòng chống sạt lở:
Khoan khảo sát địa chất, lấy mẫu đất nguyên dạng. Sơ bộ chọn chiều sâu mỗi
lỗ khoan là 10m để xác định tầng đất, khoan 02 điểm tại đầu và cuối tuyến
khảo sát tại Khai Long.
Thí nghiệm 17 chỉ tiêu cơ lý mẫu đất.
Thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý mẫu đất nguyên dạng.
Khảo sát, đo đạc thuỷ – hải văn:
KS thủy văn tại 2 vị trí sạt lở trọng điểm; Khai Long đo 2 trạm bên lở, bên
bồi và Gành Hào đo 1 trạm.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
4
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
c)
Đo mực nước 3 ngày đêm. Tại các vị trí đo lưu tốc dòng chảy sẽ tiến hành
song song đo mực nước.
Đo sóng gió ven biển 3 ngày đêm tại 2 trạm đo.
Mẫu nước xác định bùn cát lơ lửng trong nước biển và nước cửa sông.
Xử lý số liệu, lập báo cáo chuyên đề đánh giá
Báo cáo điều tra hiện trường về tình hình sạt lở, kèm theo các bản đồ, hình ảnh
hiện trạng sạt lở.
Báo cáo khảo sát đo đạc địa hình (2 điểm nóng đã chọn).
Báo cáo khảo sát đo đạc địa chất (2 điểm nóng đã chọn).
Báo cáo khảo sát đo đạc thuỷ - hải văn (2 điểm nóng đã chọn).
Nghiên cứu xác định nguyên nhân, cơ chế gây xói lở, xu thế diễn biến xói lở tại
các điểm có nguy cơ cao bằng mô hình thuỷ lực sông-biển.
d)
Đề xuất các giải pháp KH-CN phòng chống sạt lở tại những điểm có nguy
cơ sạt lở cao ven biển vùng dự án
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phi công trình.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp công trình.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
5
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU VÀ VÙNG PHỤ CẬN CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN SẠT LỞ BỜ BIỂN
2.1
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán
đảo Cà Mau. Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Cà
Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi,
Năm Căn, Ngọc Hiển.
Toạ độ địa lý phần đất liền toàn tỉnh:
+ Từ 8o30’...’’N đến 9o10’...”N vĩ độ Bắc.
+ Và từ 104o8’...”E đến 105o05’...”E kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của tỉnh:
+ Phía Bắc của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang;
+ Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu;
+ Phía Nam và phía Đông - Nam tiếp giáp với Biển Đông;
+ Phía Tây tiếp giáp với biển Tây (vịnh Thái Lan).
Diện tích đất liền của tỉnh là 5.329,16 km2, bằng 13,13% diện tích vùng đồng
bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước.
Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện: Gồm thành phố Cà
Mau và các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi,
Năm Căn, Ngọc Hiển.
Phạm vi ranh giới trên đất liền của Vùng ven biển bao gồm 6 huyện ven biển
của tỉnh Cà Mau gồm các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc
Hiển và Đầm Dơi với 22 xã, thị trấn có tổng chiều dài bờ biển là 254 km (8% chiều dài
bờ biển cả nước). Tổng diện tích đất liền của VBVBCM rộng 4022 km2, chiếm 75%
diện tích toàn tỉnh (5329 km2).
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
6
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Cà Mau trên địa bàn ĐBSCL
Về địa lý kinh tế, vùng biển và ven biển Cà Mau nằm trong vòng cung biển các
nước Đông Nam Á, có chung đường biên giới trên biển với các nước trong khu vực.
Đây cũng là nơi có tuyến đường biển quan trọng và thuộc loại nhộn nhịp hàng đầu thế
giới. Trong tương lai, nếu kênh đào KRA (Thái Lan) được xây dựng thì tuyến đường
biển này sẽ đi qua Vịnh Thái Lan, qua vùng biển Cà Mau. Từ đó sẽ mở ra cơ hội lớn
để vùng ven biển Cà Mau (VBCM) phát triển mạnh các lĩnh vực như vận tải quốc tế,
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
7
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
các dịch vụ biển, tài chính ngân hàng, sửa chữa tàu biển và thúc đẩy các ngành, lĩnh
vực khác phát triển. Đây cũng là vùng có tiềm năng lớn về dầu khí và hệ thống ống
dẫn dầu và khí đốt của các nước ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thăm dò,
khai thác và kinh doanh sản phẩm dầu khí và các sản phẩm khác.
Xét về cực tăng trưởng: Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau nằm trong tiểu vùng
Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, một trong 4 tiểu vùng kinh tế của Đồng
bằng sông Cửu Long đang được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm của
ĐBSCL. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam
thuộc Vịnh Thái Lan, Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau được kết nối trong các tam
giác phát triển du lịch như : Cà Mau - Rạch Giá - Phú Quốc; Cà Mau - Cần Thơ - Hà
Tiên.
Một số dự án lớn đang được tiến hành như dự án đường hành lang ven biển phía
nam, đường Hồ Chí Minh (giai đoạn II) đến Đất Mũi Cà Mau. Như vậy, trong mối liên
kết vùng thì biển và ven biển tỉnh Cà Mau sẽ nằm trong 2 hướng liên kết phát triển
chính là vùng Cà Mau - Cần Thơ và Cà Mau - Kiên Giang - An Giang.
2.2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO ĐỚI BỜ BIỂN CÀ MAU VÀ VÙNG
PHỤ CẬN
2.2.1 Địa hình đáy biển ven bờ tỉnh Cà Mau và vùng phụ cận
a) Các nhân tố thành tạo địa hình đáy biển ven bờ ĐBSCL
Các nhân tố và quá trình thành tạo địa hình đáy biển ven bờ ĐBSCL bao gồm:
Đặc điểm địa chất, các quá trình biển (sóng, thuỷ triều, dòng chảy), ảnh hưởng của
sông, vai trò của rừng ngập mặn và tác động của con người.
Cấu trúc địa chất và kiến tạo:
Về cấu trúc địa chất và kiến tạo, các nghiên cứu từ trước đến nay chỉ ra rằng
vùng đáy biển ven bờ ĐBSCL nói chung trải dài trên nhiều đới cấu trúc khác nhau - từ
bồn trũng vịnh Thái Lan kéo dài qua phần phía tây bắc của đới nâng Côn Sơn đến
trũng Cửu Long. Các bồn này được lấp đầy bởi các trầm tích nguồn gốc khác nhau có
tuổi từ Eoxel đến Đệ Tứ và nói chung cả hai đều đang tiếp tục sụt lún. Tuy nhiên, sự
sụt lún này đã được đền bù bởi quá trình trầm tích. Do đó, vùng delta sông Mekong
tiếp tục tiến ra biển về cả hai phía với tốc độ khác nhau.
Hiện nay vùng nghiên cứu được xếp vào đới phát sinh động đất mạnh trên lãnh
thổ Việt Nam (với cường độ có thể đạt tới cấp 5,1-5,5 độ richte và độ sâu chấn tiêu từ
15-20 km) phát triển dọc theo đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải.
Về mặt thành phần vật chất, hầu hết đáy biển ven bờ ĐBSCL cũng như dải
đồng bằng ven biển đều được cấu tạo bởi trầm tích bở rời rất trẻ (tuổi Holoxen - hiện
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
8
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
đại, Pleistoxen muộn). Các thành tạo này hiện nay lại lộ ra cả ở đáy biển và bờ biển
nên thường xuyên bị cải biến.
Ảnh hưởng của sông Mekong:
Đặc điểm thuỷ động lực cũng như địa hình và trầm tích đáy vùng biển ven bờ
ĐBSCL chịu ảnh hưởng rất lớn của sông Mekong - một con sông lớn nhất Đông Nam
Á (cả về chiều dài lẫn diện tích lưu vực) chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Mianma,
Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Diện tích lưu vực sông Mekong khoảng
800.000km2 (1 trong 30 sông có diện tích lưu vực lớn nhất trên thế giới), chiều dài
khoảng 4.500 km (1 trong 15 sông dài nhất thế giới), trong khi đó tổng khối lượng
nước đưa vào biển của nó lại được xếp thứ 6 so với các sông khác trên thế giới với
tổng lượng nước gần 400 x 109 m3/năm, trong đó khoảng 1/3 lượng nước trong mùa
khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) và 2/3 lượng nước tập trung vào mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 11). Với khối lượng nước to lớn như vậy nên hàng năm sông
Mekong mang ra biển một lượng trầm tích cũng rất đáng kể. Đến nay, nhiều tài liệu
đều cho rằng, hàng năm sông Mekong tải ra biển khoảng 80 triệu tấn bùn cát.
Tác động của sóng biển:
Ở phần phía đông, theo số liệu quan trắc tại trạm Vũng Tàu, hàng năm sóng
hướng đông bắc và sóng hướng đông là hai hướng sóng tác động đến bờ chiếm ưu thế
với tổng tần suất là 42,8 %. Độ cao sóng cực đại vào mùa hè khoảng 2,5m, còn mùa
đông là 3,0m. Còn ở phần phía tây hướng sóng tác động đến bờ chiếm ưu thế lại là
hướng tây - tây nam với tổng tần suất là 31%.
Các hướng gió và sóng này đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc di chuyển vật
liệu trầm tích trên vùng biển nghiên cứu. Theo biểu thức xác định vị trí sóng biển bắt
đầu tác động đến đáy h/H=0,14 (h là độ cao sóng cực đại, H là độ sâu) thì ranh giới
khu bờ hiện đại ở đây được xác định tại độ sâu khoảng 20m (vì độ cao sóng cực đại là
3,0m).
Các hoạt động của sóng đã gây ra mài mòn - xói lở và tích tụ trên toàn bộ vùng
nghiên cứu, trong đó đặc biệt là bờ biển.
Tác động của thuỷ triều:
Vì đáy biển ở đây khá thoải, biên độ thuỷ triều lại lớn nên mỗi khi triều rút kiệt
bãi biển lộ ra khá rộng có khi đến 2-3km. Điều này quan sát được khá rõ ở khu vực đất
Mũi và ở nhiều khu vực khác. Hơn nữa, do chế độ bán nhật triều, nên thời gian triều
dâng và triều rút cũng rất nhanh. Do đó mỗi ngày, các vùng cửa sông ở đây đều chịu
tác động rất thường xuyên của dòng triều. Cũng do đặc điểm như vậy nên đây là vùng
có tác động sông-triều rõ rệt.
Tác động của dòng chảy:
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
9
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
Vùng biển ven bờ ĐBSCL dòng chảy có hiện tượng thay đổi hướng ở các khu
vực khác nhau vào các thời kỳ khác nhau trong năm. Ở phần phía tây đất mũi Cà Mau
vào các tháng 1,4,5,10 - dòng chảy có hướng Đông bắc là chủ yếu còn vào các tháng
7-9 thì hướng dòng chảy chủ yếu lại là hướng nam.
Còn ở phần phía đông của bán đảo Cà Mau, dòng chảy thay đổi theo mùa rất rõ
rệt: Mùa đông là hướng tây nam, mùa hè là hướng đông bắc. Tốc độ dòng chảy mùa
đông thường lớn hơn mùa hè.
Vai trò của rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn là một nhân tố động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển
địa hình bờ biển ở khu vực. Giữa rừng ngập mặn và hoạt động bồi tụ - xói lở có một
mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Rừng ngập mặn góp phần tích cực thúc đẩy cho qúa
trình tích tụ phát triển nhanh chóng hơn. Ngược lại, quá trình bồi tụ nhanh chóng lại
tạo điều kiện cho rừng ngập mặn phát triển tốt.
Ảnh hưởng của dao động mực nước biển
Dao động mực nước biển là một nhân tố địa mạo bờ biển quan trọng quyết định
sự di chuyển ranh giới tác động của các quá trình ngoại sinh lên khu bờ.
Người ta nhận thấy rằng, mực nước biển lại đang có xu hướng dâng lên trong
khoảng 100 năm trở lại đây. Sự gia tăng mực nước làm cho độ dốc của đáy biển tăng
lên hoặc làm cho đường bờ di chuyển về phía lục địa. Kết quả là làm thay đổi mực tác
động của sóng và thuỷ triều. Trong đa số trường hợp dẫn đến sự xói lở bở biển.
Tác động của con người
Tại vùng biển ven bờ tỉnh Cà Mau và khu vực phụ cận, các hoạt động của con
người ảnh hưởng đến quá trình địa mạo bờ thông qua việc tác động đến rừng ngập
mặn.
Việc phá huỷ rừng ngập mặn đã làm mất hàng rào che chắn bảo vệ bờ khỏi tác
động trực tiếp của sóng. Từ đó dẫn đến bờ biển bị xói lở.
Tất cả các nhân tố nêu trên đều có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn
nhau tạo nên hoàn cảnh địa động lực ngoại sinh rất phức tạp ở vùng biển ven bờ Cà
Mau và phụ cận. Chính mối tương tác phức tạp và diễn ra liên tục này đã tạo nên bộ
mặt địa hình ở khu vực cũng rất đa dạng.
b) Đặc điểm địa hình đới bờ biển Cà Mau và vùng phụ cận
Cà Mau là một tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền
không có núi đá (ngoài biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ), cao trình phổ biến từ
0,5 - 1m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sông hoặc sông - biển hỗn hợp có
địa hình cao hơn; Các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
10
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài ngun đất tỉnh Cà Mau“
hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%. Địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống
sơng rạch chằng chịt, đồng thời phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước
ven biển, nền đất yếu.
Địa hình đáy biển vùng biển Cà Mau tương đối bằng phẳng, độ dốc đáy biển
thấp, ít chướng ngại vật. Chất đấy chủ yếu là bùn - cát mịn, bùn - vỏ sò. Độ sâu vùng
biển khơng lớn (là vùng biển nơng): Biển Tây (vịnh Thái Lan) độ sâu khơng q 65m,
đường đẳng sâu 24m cách bờ biển Tây trung bình 42 hải lý, cách bờ biển Đơng trung
bình 28 hải lý; Đường đẳng sâu 50m cách bờ biển Đơng 120-150 hải lý.
N
1130000.00
W
E
Â.to. 2
ỊAG
Ê ỊLĐỊA ÂRNÂ
ĐÁĨ BIEK
N
VÀĐƯ Ơ ØNG BƠ Ø
ÊÂÏÏ
C VÏÏCÔ
NG TÁC
NGÂIÊ
N CƯ ÙÏ
SÓNG BIEK
N
VÀMƯ Ï
C NƯ Ơ ÙC TOK
NG ÂƠ Ï
Ê
(MÛûnh TOK
NG ÂƠ Ï
Ê)
S
MẢNH 6
1080000.00
MẢNH 1
MẢNH 2
1030000.00
MẢNH 5
930000.00
980000.00
MẢNH 4
ĐềTÛø
ã:
Nghãehn cư ùï đềxïÛgt
cÛùc gãÛûã êhÛùê åh học cohng nghệ
êhïïc vïïxÛhy dư ïng
đehbãển, cư ûÛ íohng ngÛên mÛën NÛm bộ
880000.00
MẢNH 3
GÂI CÂÏÙ
:
Âệtọ
Û độ: ÏTM ( m);
ÂệcÛo độ: NhÛøNư ớc (cm);
TÛø
ã ỉãệï gog
c:
BÛûn đồtỷ ỉệ1:10.000, 1:25.000 (1986-2000)
hÛûã đồtỷ ỉệ1:50.000 (1986);
780000.00
830000.00
SoghóÛ thÛùng 12 nÛê
m 2001;
TÛùc gãÛû: Ngïyễn Âïõ
ï NhÛh
n vÛøcoh
ng íư ï
.
Chỉ íư û dïï
ng cho mïï
c đích nghãeh
n cư ùï åh họ
c
vềíóng vÛømư ï
c nư ớc mư ùc tổ
ng thể
)
360000.00
410000.00
460000.00
510000.00
560000.00
610000.00
660000.00
710000.00
760000.00
810000.00
Hình 2.2: Bản đồ địa hình vùng biển Cà Mau và vùng phụ cận
2.2.2 Đặc điểm địa mạo đáy biển ven bờ tỉnh Cà Mau và vùng phụ cận
Bề mặt hiện nay của địa hình đáy biển ven bờ (0-20m nước) ĐBSCL mới được
thành tạo trong thời kỳ gần đây (tất nhiên theo nghĩa địa chất) dưới tác động tương hỗ
lẫn nhau giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực như vừa nêu. Việc tìm hiểu đặc điểm
địa mạo cũng như các q trình tiến hố này có ý nghĩa rất lớn cả trong khoa học lẫn
trong thực tiễn.
Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực: Theo ngun tắc hình thái - động lực,
đáy biển ven bờ ĐBSCL được chia thành ba đới hình thái khác nhau là: Đới bãi biển,
đới bar ngầm và đới sườn bờ ngầm. Tương ứng với chúng là ba đới động lực: Đới
sóng vỗ bờ, đới sóng biến dạng và phá huỷ và đới sóng lan truyền.
a) Địa mạo trong đới sóng vỗ bờ
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài ngun biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
11
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
Đới sóng vỗ bờ là phần trên cùng của khu bờ biển hiện đại. Địa hình tương ứng
với đới động lực này là bãi biển. Tuỳ thuộc vào vai trò của các nhân tố tạo bãi, có thể
chia ra một số kiểu địa hình dưới đây.
- Bãi biển tích tụ do tác động của sóng
Bãi biển được cấu tạo bởi cát mịn. Nguồn tác động của sóng, chúng được tích tụ
đều do sông mang ra, sau đó dưới tác động của sóng chúng được tích tụ lại theo
cơ chế di chuyển ngang của bồi tích.
- Bãi biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng - triều.
Bãi biển này thường được phân bố ở phần bờ nằm giữa các cửa sông hoặc phần
sát đường bờ (phần trong của bãi) hiện nay được đặc trưng bởi độ dốc đáng kể
hơn so với những nơi khác. Trắc diện của bãi được thể hiện dưới dạng 1 sườn
còn gọi là trắc diện bãi biển không đầy đủ. Bãi biển chủ yếu được cấu tạo bởi
cát, cát sạn đôi khi có lẫn các sạn sỏi và các mảnh vụn vỏ sinh vật. Quá trình địa
mạo hiện đại đang diễn ra ở đây là xói lở phần bãi cao và tích tụ ở phần bãi thấp
dưới tác động của cả sóng và thuỷ triều. Nguồn trầm tích cung cấp cho quá trình
tích tụ chủ yếu đều do sông mang ra, một phần là sản phẩm xói lở bờ. Sau đó
dưới tác động của sóng chúng được tích tụ lại theo cơ chế di chuyển ngang của
bồi tích.
- Bãi biển tích tụ do tác động sông-biển
Kiểu bãi biển này được phân bố ở phần ngoài trước các cửa sông đến độ sâu
khoảng 4-5 mét. Chiều rộng đạt tới 15-20 km hoặc lớn hơn. Thực chất đó là các
bar cửa sông, ở đây các bar nằm song song với hướng dòng chảy dưới tác động
của thuỷ triều chiếm ưu thế. Vì vậy, theo động lực thành tạo thì avandelta
Mekong thuộc loại sông - triều.
- Bãi biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng.
Kiểu địa hình này được phân bố ở phần phía đông và tây của bán đảo Cà Mau.
Vật liệu cấu tạo nên bãi biển rất đa dạng từ cát mịn đến trung lẫn nhiều vụn vỏ
sò ốc đến cát thô, cuội sạn, thậm chí cả tảng (như phía đông bãi Đất Dốc).
- Trũng xâm thực trước cửa sông do tác động của sông và dòng triều.
Các trũng này đều phân bố ở phía trước cửa sông chính, chúng có dạng kéo dài
hình phễu theo hướng của dòng chảy. Phần sâu nhất của các trũng này có thể
đạt đến 10 mét, thông thường là 7,0 - 8,0 mét. Vật chất cấu tạo nên đáy của các
trũng đều là bùn - sét chặt xít. Từ những đặc điểm hình thái địa hình và thành
phần vật chất như vậy, chứng tỏ đáy biển ở khu vực này đang bị xói lở khá
mạnh dưới tác động cửa dòng chảy sông và triều. Đặc biệt khi triều xuống, tốc
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
12
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
độ dòng nước được tăng lên rõ rệt, nên khả năng xâm thực càng trở nên mạnh
hơn, tạo ra một số thành tạo địa hình thuộc đới sóng vỡ và biến dạng.
b) Địa hình trong đới sóng vỡ và biến dạng
Địa hình trong đới này phân bố trong phạm vi độ sâu từ 5 đến 20 mét. với các
kiểu địa hình chính như sau:
- Đồng bằng tích tụ lượn sóng do tác động của sóng
Đồng bằng này phân bố ở phía đông mũi Cà Mau và nằm trong khoảng độ sâu
từ 4-10m. Tên gọi là đồng bằng tích tụ lượn sóng vì có các gờ nổi cao so với
đáy khoảng 4-5mét và các rãnh trũng sâu xen kẽ nhau và kéo dài song song với
nhau. Các rãnh trũng được lấp đầy bởi trầm tích hạt mịn chủ yếu là bùn sét, còn
lại các gờ cao lại cấu tạo bởi cát.
- Đồng bằng tích tụ nghiêng thoải do tác động của sóng-triều
Kiểu địa hình này nằm ở phía ngoài kiểu địa hình bãi biển cùng tên trong đới
sóng vỗ bờ. Chiều rộng của nó đạt 8-10 km, còn độ nghiêng khoảng 0,001.
Trầm tích trên bề mặt đồng bằng chủ yếu là bùn. Nguồn vật liệu cung cấp là vật
chất lơ lửng được đưa từ phía cửa sông Mekong tới và một phần do phá huỷ bờ
được đưa ra.
- Đồng bằng tích tụ - xói lở do tác động của sóng - dòng chảy.
Kiểu địa hình này phân bố ở phía đông bắc vùng ĐBSCL, từ 5-20 mét độ sâu.
Có diện tích rất đáng kể, có dạng gần như hình vuông với mỗi chiều khoảng
50km. Độ nghiêng bề mặt khoảng 0,0001. Trầm tích bề mặt là bùn sét và bùn
sét lẫn cát.
- Đồng bằng tích tụ nghiêng dốc do tác động sông - biển
Đồng bằng này tạo thành một dải hẹp bao quanh phần phía đông của avandelta
Mekong từ độ sâu khoảng 5m đến 18-20 mét thành một dải liên tục theo hướng
gần bắc - nam phía ngoài các cửa sông. Chiều rộng và độ dốc của đồng bằng
này tương ứng khoảng 4-7km và 0,002-0,003. Bề mặt khá bằng phẳng. Trầm
tích bề mặt chủ yếu là bùn - sét màu xám đến xám xanh. Nguồn vật liệu trầm
tích chủ yếu do sông Mekong mang ra.
c) Địa hình trong đới sóng lan truyền
Địa hình trong đới sóng lan truyền hầu như không chịu tác động của sóng. Đới
này nằm ở độ sâu trong khoảng 18-20 mét trở lên. Nhân tố động lực là dòng chảy gần
đáy. Trong đới này, có thể chia thành các loại sau:
- Đồng bằng tích tụ - xói lở lượn sóng do tác động của dòng chảy gần đáy.
Kiểu đồng bằng này trong khoảng độ sâu từ 18-20 đến 24-26 mét.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
13
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
So sánh với các số liệu đo sâu trước đây cho thấy rằng, hiện nay địa hình đáy đã
bị đào khoét sâu hơn, nhưng lại phẳng hơn. Các quá trình tích tụ - xói lở san
phẳng địa hình và cải biến trầm tích đáy vẫn đang tiếp diễn mạnh mẽ.
- Đồng bằng tích tụ - xói lở tương đối bằng phẳng do tác động của dòng chảy
gần đáy:
Kiểu địa hình này phân bố ở góc đông nam của vùng nghiên cứu. Khoảng độ
sâu từ 20 mét đến dưới 30 mét. Bề mặt đáy khá bằng phẳng không có các gờ
cao. Trên các mặt cắt địa hình đáy, trắc diện là một đường nghiêng thoải một
cách đều đặn về phía độ sâu lớn hơn.
Bề mặt địa hình đáy được cấu tạo chủ yếu bởi bùn sét lẫn cát - bột và bùn sét.
Chứng tỏ đồng bằng này được thành tạo do tác động của dòng chảy gần đáy.
- Đồng bằng tích tụ - xói lở nghiêng thoải do tác động của dòng chảy gần đấy
chiếm ưu thế:
Kiểu đồng bằng này phân bố ở phần phía tây của vùng nghiên cứu. Nhìn chung,
bề mặt đáy ở đây hầu như nằm ngang, phản ánh điều kiện động lực ở đây - đó là
dòng chảy gần đáy - không đến nỗi yếu lắm nên đã không xẩy ra sự lắng đọng
vật liệu hạt mịn khi cách xa bờ.
- Đồng bằng tích tụ lấp đầy vùng trũng
Kiểu đồng bằng này phân bố ở phía nam khu vực nghiên cứu (mũi Cà Mau)
trong phạm vi độ sâu trên 25 mét. Cấu tạo nên bờ đồng bằng này là cát. Nguồn
vật liệu cung cấp cho quá trình lấp đầy chính là xói lở các vùng địa hình cao, do
tác động của dòng chảy gần đáy. Hiện nay, các hoạt động san lấp vẫn đang diễn
ra khá mạnh mẽ.
d) Các kiểu bờ biển
Bờ biển khu vực nghiên cứu được chia thành 3 kiểu:
- Bờ xói lở trên trầm tích bở rời
Kiểu bờ xói lở phát triển trên trầm tích bở rời phát triển khá phổ biến và chiếm
tỷ lệ đáng kể dọc bờ biển ĐBSCL. Do xói lở bờ, thảm rừng ngập mặn ở nhiều
nơi cũng đang bị phá huỷ và dần dần biến mất. Tác nhân gây xói lở chủ yếu là
sóng, nhưng chỉ hoạt động mạnh vào thời gian triều cường.
Có thể phân biệt hai loại xói lở bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời là: Xói lở trên
các thành tạo bùn - sét chặt xít và xói lở trên các thành tạo cát.
Tại một số khu vực phía biển Đông hoạt động xói lở xảy ra cả trên bờ cấu tạo
bởi bùn sét lẫn các bờ cát. Trong quá trình xói lở này, các vật liệu mịn được đưa
đi xa hơn, còn cát lại được sóng mang vào bờ vùi lấp rừng ngập mặn. Và cứ
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
14
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
như thế: Cát làm chết rừng ngập mặn, bờ lại bị xói lở mạnh hơn, bờ biển tiếp
tục di chuyển về phía lục địa.
- Bờ tích tụ
Kiểu bờ này chỉ gặp ở một số nơi trước cửa sông. Vật liệu cung cấp đều do sông
mang kết hợp với các điều kiện thuỷ động lực và sự tham gia tích cực của rừng
ngập mặn.
- Bờ tích tụ và xói lở
Nét đặc trưng của kiểu bờ này là có sự xen kẽ các đoạn bờ bị xói lở và các đoạn
đang được bồi tụ. Các đoạn bờ xói lở là rừng ngập mặn đang bị phá huỷ. Còn
các đoạn bờ tích tụ là bãi bùn thấp với các thế hệ rừng ngập mặn khác nhau.
2.2.3 Lịch sử phát triển địa hình đáy biển ven bờ Cà Mau và vùng phụ cận trong
thời kỳ gần đây
Có thể nói rằng sự hình thành và phát triển địa hình khu vực nghiên cứu đã xảy
ra trong mối quan hệ rất phức tạp giữa các môi trường lục địa và biển xen kẽ nhau
nhiều lần vào giai đoạn Kainozoi, đặc biệt là trong kỷ Đệ Tứ. Tuy nhiên bộ mặt địa
hình đáy biển ven bờ Cà Mau và vùng phụ cận hiện nay mới chỉ được hình thành và
tiến hoá trong khoảng thời gian rất ngắn gần đây. Dựa vào những đặc điểm địa hình và
trầm tích cấu tạo có thể chia lịch sử phát triển địa hình đáy biển ven bờ Cà Mau và
vùng phụ cận thành hai giai đoạn : Pleistoxen muộn phần trên và Holoxen. Để giải
thích lịch sử phát triển, sử dụng mốc thời gian như sau : Ranh giới Pleitoxen giữa và
muộn là 125.000 năm ; Pleistoxen và Holoxen là 10.000 năm, trong đó Holoxen dưới
và giữa là 6.000 năm còn Holoxen giữa và trên (hay hiện đại) là 2000 năm.
Giai đoạn Pleistocen muộn (Q2III)
Đó là trầm tích sét loang lổ trong các mẫu ống phóng, có nơi lộ ra trên bề mặt
đáy và các trầm tích cát sạn khác, trong đó có các kiểu kết vón laterit. Điều đó có
nghĩa là, sau khi các trầm tích được xác định có tuổi Pleistoxen thượng, phần trên
(Q2III) được thành tạo, thì khu vực này thoát khỏi mực nước và bị tác động của các quá
trình địa mạo trên lục địa. Sự kiện này có lẽ liên quan với thời kỳ băng hà cuối cùng
của kỷ Đệ Tứ - gọi là băng hà Wurm làm cho mực nước lúc bấy giờ thấp hơn hiện nay
khoảng 90-100 mét tạo ra một đồng bằng lục địa rất rộng lớn.
Do tác động của các quá trình địa mạo trên lục địa, các trầm tích bị phong hoá,
hoạt động chia cắt - bóc mòn xảy ra làm cho bề mặt này bị biến đổi khá sâu sắc. Khu
vực này trở thành vùng phong hoá - bóc mòn để cung cấp vật liệu trầm tích cho vùng
biển cổ nằm ở đâu đó trong Biển Đông hiện nay. Vào cuối Pleistoxen thượng, khoảng
18.000-17.000 năm trước mực nước biển lại bắt đầu tăng lên.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
15
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
Nếu xem nước là một môi trường rất linh động và dễ dàng san bằng mặt nước
của mình khi có sự chênh lệch, thì những điều vừa trình bày ở trên có thể rất thống
nhất với nhau, còn sự sai khác về độ sâu có thể do nguyên nhân nâng hạ kiến tạo.
Từ những điều trình bày trên cho thấy, vào cuối Pleistoxen đầu Holoxen, khu
vực nghiên cứu vẫn chưa bị nước biển tràn ngập. Còn dòng sông Mekong lúc đó chảy
ra biển qua đồng bằng lục địa này, mà hiện nay dấu vết còn thể hiện rõ ràng trên địa
hình đáy. Trong thời gian này, mực nước biển vẫn tiếp tục dâng lên tạo điều kiện hình
thành nên bộ mặt địa hình hiện nay.
Giai đoạn Holoxen
Sự thay đổi mực nước trong Holoxen trên phạm vi vùng đáy biển ven bờ rất rõ
ràng trên phần lục địa ven biển. Đã có một số kết quả xác định tuổi trầm tích Holoxen.
Đó là vỏ hàu ở Long Xuyên: 5680 năm, ở Đồng Tiến: 5800 năm, giồng Cai Lậy: 4550
năm. Các thành tạo này đều nằm ở độ cao từ 3-5 mét so với mực nước hiện nay, còn
trầm tích Holoxen có liên quan với biển của đồng bằng sông Cửu Long chỉ dày khoảng
vài chục mét. Tuy nhiên, chưa phát hiện được các trầm tích nguồn gốc biển có tuổi cổ
hơn 8000 năm.
Như vậy, vào đầu Holoxen, phần lớn đáy biển trong khu vực nghiên cứu vẫn
còn nằm trong chế độ lục địa. Khi đó, mực nước đạt đến độ sâu hiện nay khoảng 2530m. Dấu ấn này hiện nay được thể hiện khá rõ ở tính phân bậc của địa hình đáy biển
ở đây và hoàn toàn trùng với kiểu địa hình đồng bằng xói lở - tích tụ bằng phẳng phát
triển trên trầm tích phong hoá loang lổ như đã đề cập ở trên. Sau đó mực nước biển
tiếp tục dâng lên và các thành tạo địa hình này bị ngập dưới mực nước biển.
Sau khi đạt tới mức cực đại, mực nước biển lại hạ thấp dần. Các thành tạo trầm
tích dần dần thoát khỏi mực nước biển và lại chịu tác động của các quá trình lục địa.
Các giồng cát Cai Lậy, Giồng Đá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đã
được thành tạo trong điều kiện này. Sau đó mực nước biển lại hạ thấp dần cho đến vị
trí hiện nay. Trong quá trình này, các vùng đất thấp ven bờ biển và cửa sông đã được
hình thành rải rác ở nhiều nơi trong khu vực nghiên cứu.
Biến động địa hình trong giai đoạn hiện nay
Những biến đổi này hoặc là do xói lở hoặc do bồi tụ gây ra và có thế dễ dàng
nhận ra trên thực tế khi so sánh các bản đồ địa hình, ảnh hàng không và ảnh vệ tinh
trước đây và hiện nay.
Một số nơi, đặc biệt tại các đoạn bờ gần cửa sông, hoạt động xói lở bờ cũng xảy
ra khá mạnh dưới tác động của thuỷ triều kết hợp với dòng chảy sông. Hoạt động này
đã tạo ra loại cửa sông hình phễu khá điển hình. So sánh với hải đồ do Bộ Tư lệnh Hải
quân Việt Nam xuất bản trước đây, độ sâu ở các khu vực này đều tăng lên rất rõ rệt.
Qua khảo sát thực địa đã phát hiện ra rằng, một số bãi tích tụ ngầm được thể hiện trên
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
16
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1:50.000 xuất bản năm 1965, hiện nay đã bị chia cắt xâm
thực bởi dòng chảy và biến thành các rãnh sâu và các khối sót xâm thực được thể hiện
khá rõ trên các băng đo sâu hồi âm.
Quá trình xói lở làm sâu thêm đáy biển cũng được ghi nhận trên hầu hết đáy
biển khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi đới sóng lan truyền.
Như vậy, với bờ biển trong khu vực nghiên cứu từ Hà Tiên đến Gò Công hiện
nay đang được phát triển và biến đổi dưới tác động của ba nhân tố động lực chính:
Sông, sóng và thuỷ trỉều. Trong quá trình này, các hoạt động xói lở - xâm thực đáy giữ
vai trò chủ đạo.
Từ những đặc điểm nói trên có thể rút ra một số kết luận sau:
- Sự hình thành và tiến hoá địa hình vùng biển ven bờ Cà Mau và vùng phụ cận
chịu sự tác động mạnh mẽ của cả các nhân tố địa phương lẫn nhân tố khu vực.
Trong số các nhân tố khu vực cần lưu ý hơn cả là tác động của sông, sóng, thuỷ
triều, dòng chảy gần đáy và tác động của con người.
- Theo vai trò chiếm ưu thế của các nhân tố tạo địa hình, khu vực nghiên cứu có
thể được chia thành 16 kiểu địa hình. Trong đó 4 kiểu địa hình trong đới sóng
vỗ bờ, 5 kiểu địa hình trong đới sóng phá huỷ và biến dạng, 4 kiểu địa hình
trong đới sóng lan truyền và 3 kiểu bờ. Tất cả các kiểu địa hình này đều được
sinh ra trong giai đoạn hiện đại.
- Hiện nay, san phẳng địa hình đáy và cải biến lại lớp trầm tích trên mặt dưới tác
động của dòng chảy gần đáy là quá trình địa mạo hiện đại chiếm ưu thế. Theo
quy mô không gian thì qúa trình san phẳng địa hình do xói lở chiếm ưu thế hơn
tích tụ.
- Do xu thế xói lở bờ và đáy biển khu vực nghiên cứu ngày càng gia tăng, nên
cần quan tâm nghiên cứu chi tiết hơn về quy mô của hoạt động xói lở và bồi tụ
để tìm ra biện pháp quản lý hữu hiệu, để bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên địa hình ven bờ.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
17
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài ngun đất tỉnh Cà Mau“
4
CHÚ GIẢI
1
8
I - ĐỊA HÌNH TRONG ĐỚI SÓNG VỖ BỜ
Bãi biển tích tụ do tác động của sóng
2
Bãi biển tích tụ do tác động của sông biển
3
Bãi biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng triều
4
Bãi biển tích tụ - Xói lở do tác động của sóng
II - ĐỊA HÌNH TRONG ĐỚI SÓNG BIẾN DẠNG VÀ PHÁ HUỶ
2
Đồng bằng tích tụ nghiêng dốc do tác động của sông biển
5
6
6
Đồng bằng tích tụ nghiêng thoả i do tác đông của sóng triều
7
Đồng bằng tích tụ - Xói lở do tác động của dòng chảy -sóng
8
Đồng bằng tích tụ mài mòn lượn sóng do tác động của sóng
III - ĐỊA HÌNH TRONG ĐỚI SÓNG LAN TRUYỀN
6
TÂƯ ÙSÁÏ
9
Đồng bằng tích tụ xói lở lượn sóng do t/đ của d/c gần đáy
10
Đồng bằng tích tụ xói lở nghiêng thoải do t/đ của d/c gần đáy
11
Đồng bằng tích tụ-xói lở-gợn sóng do dòng chảy gần đáy
12
Đồng bằng tích tụ lấp đầy vùng trũng
13
Trũng xâm thực do tác động của sông triều
TÂƯ ÙBA
IV - CÁC KIỂU BỜ
Bờ xói lở trên trầm tích bở rời
TÂƯ ÙMƯ Ơ ØI
Bờ tích tụ
3
Bờ tích tụ - Xói lở
6
NƯ Ơ ÙC CÂẢĨ
TÂƯ ÙMƯ Ơ ØI MỘT
BEG
N LÏỒ
NG
TIÊ
Ï DƯ ØA
Ị. NGON
10
NGÃNĂ
M
NGAN DƯ ØA
VĨNÂ TÂÏẬN
ÊÂƯ Ơ ÙC LONG
ÊÂÏÙLỘC
Ï MINÂ
TÂƠ ÙI BRNÂ
ÂOÀBRNÂ
3MÏÕI TRÀM
ÂỘÊÂÒNG
DƯ Ơ NG RẠ
CÂ
10
BẠC LIÊU
GIÁRAI
CÀ MAU
11
1A
TRẦ
N VĂ
N TÂƠ ØI
BÀI NGÂE
GÀNÂ ÂÀO 4
ĐẦ
M DƠI
ÊÂÏÙMĨÕ
CÁI NƯ Ơ ÙC
13
ÊÂÏÙTÂ
N
6
3
6
TAM GIANG
7
NĂ
M CĂ
N
11
5
ỊÓM MÏÕI
Ị. RẠ
CÂ TẦ
Ï
RẠ
CÂ GOG
C
4
8
2
12
5
GS. Trần Như Hối & cộng sự
Hình 2.3: Bản đồ địa mạo vùng biển Cà Mau và vùng phụ cận
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài ngun biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
18
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
2.3
CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG BIỂN CÀ MAU
2.3.1 Hoàn lưu gió mùa và dòng chảy do gió gây nên
2.3.1.1 Các đặc trưng của trường gió trên khu vực biển và đất liền vùng mũi Cà
Mau
Động lực quan trọng nhất cần xét là các dòng chảy trên biển (hải lưu). Dòng hải
lưu sinh ra có thể do nhiều nguyên nhân: Do thủy triều, do gió, do độ nghiêng của mặt
nước, do động lực, do mật độ khác nhau. Tùy nơi, tùy lúc mỗi một dạng dòng chảy
nào đó sẽ chiếm một vị trí nhất định, trong đó dòng chảy do thủy triều là mạnh nhất,
kế đến là dòng chảy do gió.
Ở trong vùng nghiên cứu dòng chảy do gió và thủy triều là thành phần chính
cần xét.
Trong 1 năm ở đây có 2 mùa gió chính:
- Gió mùa Tây Nam từ tháng VI đến tháng IX
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng XI đến tháng IV
Do gió chuyển động trên mặt Biển và mặt Đất có khác nhau, nên tùy theo gió
đến (mùa gió) và mặt tiếp xúc (Biển và Đất liền) mà hướng gió lệch đi theo hướng ban
đầu. Vì vậy mà trên bờ Đông và bờ Tây trong một mùa gió hướng gió không giống
nhau.
Nói chung trong mùa gió Đông Bắc, gió đến bờ Đông trước sẽ chuyển hướng
theo chiều kim đồng hồ khi sang bờ Tây. Ngược lại trong mùa gió Tây Nam, gió đến
bờ Tây trước sẽ chuyển hướng ngược chiều kim đồng hồ khi sang bờ Đông. Độ lệch
lớn lên, khi gió mạnh lên và giảm dần khi gió yếu đi.
Trong những tháng chuyển tiếp tốc độ gió yếu dần và trên 2 bờ gió có cùng
hướng.
Trên mặt Biển gió đồng nhất hơn trên Đất liền.
Phân bố hướng gió trên bờ Đông, bờ Tây xem trong bảng ….
Bảng 2.1. Phân bố hướng gió theo các tháng ở vùng Biển ven bờ phía Đông và phía
Tây mũi Cà Mau
Tháng
I
II III IV V VI VII VIII IX
X
XI
XII
Hướng
Ven bờ
phía Tây
E
SE SE SE SE W
W
W SW NE
E
ENE
Ven bờ
phía Đông
NE NE E SE SE SW SW SW SW NW ENE NE
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
19
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc: hướng gió khống chế ở vùng ven bờ phía Tây
là Đông Nam và Đông. Trong vùng ven bờ phía Đông, hướng gió khống chế là Đông
Bắc và Đông.
Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam: Ở vùng biển ven bờ phía Tây hướng gió chủ
yếu là Tây. Trong vùng biển ven bờ phía Đông, hướng gió khống chế là Tây Nam.
Trong năm có thể xem tháng II đại diện cho mùa gió Đông và tháng VIII đại
diện cho mùa gió mùa hè. Nhìn chung tốc độ gió trong vùng biển ven bờ phía Tây có
giá trị nhỏ hơn ven bờ phía Đông. Tốc độ gió trung bình tại bờ phía Tây 3,6m/s trong
thời kỳ gió Đông Bắc và 3,4m/s trong thời kỳ gió mùa Tây Nam. Tại khu vực bờ
Đông, trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc tốc độ gió trung bình khoảng 4,5m/s và gió
mùa Tây Nam là 3,5m/s. Trong các cơn giông sức gió có thể từ 15m/s – 20m/s.
2.3.1.2 Dòng chảy do gió
a) Dòng chảy do gió trên biển Đông
Gió và dòng chảy trên biển Đông trong các tháng thịnh hành vào mùa khô –
mùa mưa trình bày trên các hình 2.4-2.8
Vào mùa khô dòng nước lạnh và mặn chảy từ phía Bắc xuống trùng với gió
mùa Đông Bắc áp sát vào bờ Đông BĐCM, với tốc độ trung bình từ 0,4 – 0,9m/s. Vào
thời kỳ này dòng biển có thể gây xói lở mạnh các vùng trống gió và trực diện với gió
không được bảo vệ và chuyển bùn cát đó xuống phía Nam.
Trong mùa mưa, gió mùa Tây Nam đẩy ngược dòng nước lạnh ra xa bờ tạo điều
kiện cho lưỡi nước mang phù sa sông Cửu Long tỏa xuống phía Nam.
b) Dòng hải lưu trong vịnh Thái Lan
Dòng chảy do gió Tây Nam:
Nét bao trùm của hoàn lưu nước trong vịnh trong mùa gió Tây Nam là sự di
chuyển của nước theo chiều kim đồng hồ. Trên nền hoàn lưu đó là các cuộn xoáy
tách ra từ vòng chuyển động lớn. Trong số các xoáy nhỏ có:
Xoáy ổn định – vùng đỉnh vịnh Thái Lan.
Xoáy ít ổn định – bờ Tây vịnh.
Vùng ven biển Rạch Giá – không có xoáy, ổn định và rõ ràng, song dòng chảy
đổi hướng do địa hình phức tạp.
Dọc bờ biển Cà Mau – Kiên Giang hướng dòng trong mọi trường hợp song
song với đường bờ, đa số hướng từ Mũi lên Rạch Giá phù hợp với đường
dòng của xoáy nhỏ hình thành ngay bờ biển Cà Mau nhìn ra vịnh Thái Lan.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
20
“Điều tra, đánh giá tình hình sạt lở các điểm nóng và đề xuất các giải pháp bảo vệ vùng có nguy cơ sạt lở cao
nhằm bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Cà Mau“
Hướng dòng chảy nói trên có lợi cho việc vận chuyển bùn cát từ ngoài vào phía
dọc bờ biển vùng này (tuy nguồn bùn cát vào thời kỳ này không nhiều).
Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam đỉnh Cà Mau đóng vai trò của điểm phân lưu
dòng gió (1 hướng lên Rạch Giá – 1 hướng ra biển Đông). Tốc độ gió Tây Nam không
lớn như trong mùa gió Đông Bắc, nên vùng Mũi nói chung an toàn với sóng gió.
Trong suốt mùa gió Tây Nam, hầu hết trong vịnh Thái Lan đều có hiện tượng
mức nước giảm thấp, trừ vùng Rạch Giá có hiện tượng dâng nước (nước dâng cao).
Vào mùa gió Tây Nam, vận tốc dòng chảy dư ở Tây Bắc vịnh đạt giá trị cao
nhất, trên mặt có thể đạt tới 30 – 35cm/s. Trung bình có thể đạt tới 15 – 20cm/s. Ở
vùng đỉnh mũi Cà Mau và bờ Tây tốc độ dòng chảy dư cũng đạt đến 10-15cm/s.
Dòng chảy do gió mùa Đông Bắc:
Khi đi xuống phía Nam và tiến vào vịnh Thái Lan, gió mùa Đông Bắc đã bị
biến tướng mạnh mẽ. Khối nước ấm trong vịnh bị khối nước lạnh từ phía Bắc tràn
xuống khống chế, nên diễn biến của nhiệt và dòng chảy do nhiệt do dị trọng trong mùa
gió Đông Bắc cần được lưu ý. Chế độ hoàn lưu của nước trong vịnh trong mùa gió
Đông Bắc không hoàn toàn đối xứng với hoàn lưu trong gió Tây Nam. Chỉ riêng ở
phía Tây Bắc vịnh 1 xoáy thuận sẽ thay thế cho xoáy nghịch, tồn tại trong suốt mùa
gió Tây Nam ở đó.
Trên các phần còn lại của vịnh cường suất hoàn lưu trung bình khá phân tán và
độ tương phản của nó với chế độ hoàn lưu trong gió mùa Tây Nam không đáng kể.
Điều đáng chú ý nhất là gió mùa Đông Bắc tạo nên một sức ép động lực rất
mạnh của dòng hải lưu lạnh trên cửa vịnh Thái Lan. Điều này dẫn tới một hiệu
ứng đáng kể là:
Sự hội tụ các dòng từ biển Đông xuống và từ vịnh Rạch Giá tới khu vực Tây
Nam mũi Cà Mau – một nguyên nhân quan trọng trong cơ chế tạo nên bãi bồi
Tây Nam.
Kết quả của sự hội tụ là đường vận chuyển vật chất từ vịnh ra biển Đông ở 2 bờ
vịnh bị đóng lại, chỉ còn một khe hẹp giữa lòng vịnh là còn có trao đổi.
Trong mùa gió Đông Bắc trên khắp vịnh có hiện tượng nước dâng – chỉ có một
vùng nhỏ ở vịnh Rạch Giá là ngược lại: Nước rút. Mức nước dâng trung bình
tháng I có thể đạt tới +16cm – trong lúc ở Rạch Giá nước rút giảm –16cm. Bờ
biển Cà Mau – Kiên Giang là nơi có độ nghiêng lớn nhất (về cả 2 phía âm và
dương).
Trong mùa gió Đông Bắc tốc độ dòng chảy dư ở vùng Nam Bán đảo Cà Mau có
thể đạt tới 35cm/s trên tầng mặt, trung bình từ 20 – 25cm/s – cao nhất trên toàn
vịnh. Đó là những con số cần được lưu ý trong công tác bảo vệ bờ.
TT. Nghiên cứu Khai thác Tài nguyên biển và Đới bờ, Viện Kỹ Thuật Biển
21