Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn đa dạng các loài thực vật rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 228 trang )

1


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tổng cục Lâm nghiệp








Báo cáo dự án


“Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng
nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP
theo vùng sinh thái”


Đơn vị thực hiện:

Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp
Viện Điều tra Quy hoạch Rừng
















Hà Nội, tháng 12 năm 2010
2


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tổng cục Lâm nghiệp






Báo cáo dự án


“Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng
nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP
theo vùng sinh thái”


Đơn vị thực hiện:

Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp
Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

Thành viên thực hiện dự án:


Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Quốc Dựng, Lê Đức Thanh,
Lê Mạnh Tuấn, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Văn Hổ, Nguyễn Thị Hằng












Hà Nội, tháng 12 năm 2010
3

Mục lục

Đặt vấn đề 1
Phần I: Tổng quan về chính sách và thực trạng quản lý thực vật nguy cấp quý
hiếm ở Việt Nam
3
1. Văn bản chính sách 3

2. Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Nghị định 32/2006 CP 4
Phần II: Mục tiêu, đối tượng và phương pháp 8
1. Mục tiêu 8
2. Đối tượng và phạm vi điều tra 8
3. Nội dung và phương pháp 9
3.1. Nội dung điều tra 9
3.2. Phương pháp 10
3.2.1. Chuẩn bị và kế thừa tài liệu 10
3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa 11
3.2.3. Tổng hợp, phân tích số liệu xây dựng báo cáo 15
Phần III: Kết quả điều tra, đánh giá 18
1. Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại các VQG và KBT 18
2. Tình trạng quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy cấp quý
hiếm
20
2.1. Bảo vệ nguyên vị (insitu) 20
2.2. Bảo tồn chuyển vị (Exitu) 21
2.3 Hoạt động khai thác buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm 23
3. Đặc điểm và tình trạng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm 26
Phần IV: Kết luận và đề xuất 92
1. Kết luận 92
2. Đề xuất 93
2.1. Một số giải pháp quản lý các loài thực vật nguy cấp quý hiếm 93
2.2. Bổ sung cho danh mục các loài thực vật trong Nghị định 32 94
Tài liệu tham khảo 99
Phụ Lục 1: Danh sách các chuyên gia tham gia vào dự án 101
Phụ lục 2: Mô tả đặc điểm các loài thực vật nguy cấp quý hiếm 102
Phụ lục 3: Danh lục thực vật nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32 tại một số
khu rừng đặc dụng
196

Phụ Lục 4: Bản đồ phân bố một số loài thực vật quy cấp quý hiếm 2222






4


Bảng chỉ dẫn theo tên khoa học

Abies delavayi fansipanensis 30, 107 Fibraurea tinctoria 79, 177
Afzelia xylocarpa 63, 151 Fokienia hodginsii 48, 131
Anoectochilus spp 41, 121 Garcinia fagraeoides 69, 161
Asarum spp 61, 147 Glyptostrobus pensilis 33, 112
Berberis julianae 35, 113 Keteleeria davidiana 90, 195
Berberis wallichiana 37, 114 Keteleeria evelyniana 49, 133
Calocedrus macrolepis 45, 127 Lilium brownii 85, 188
Calocedrus rupestris 47, 129 Markhamia stipulata 62, 149
Cephalotaxus mannii 44, 125 Nervilia spp 88, 193
Cinnamomum balansae 75, 169 Panax bipinnatifidum 58, 143
Cinnamomum glaucescens 76, 171 Panax stipuleanatus 59, 144
Cinnamomum parthenoxylon 77, 173 Panax vietnamensis 60, 145
Codonopsis javanica 68, 159 Paphiopedilum spp 42, 123
Coptis chinensis 39, 118 Pinus dalatensis 50, 134
Coptis quinquesecta 40, 119 Pinus krempfii 51, 136
Coscinium fenestratum 78, 175 Pinus kwangtungensis 31, 108
Cunninghamia konishii 54, 140 Polygonatum kingianum 86, 190
Cupressus torulosa 26, 102 Pseudotsuga brevifolia 91, 195

Cycas spp 56, 142 Pterocarpus macrocarpus 73, 167
Dalbergia cochinchinensis 70, 163 Sindora siamensis 66, 155
Dalbergia oliveri 72, 165
Sindora torulosa 67, 157
Dalbergia torulosa 38, 116 Stephania spp 80, 179
Dendrobium nobile 87, 192 Taiwania cryptomerioides 27, 104
Diospyros salletii 38, 115 Taxus chinensis 53, 138
Disporopsis longifolia 84, 186 Taxus wallichiana 32, 110
Erythrophloeum fordii 65, 153 Thalictrum foliolosum 81, 182
Excentrodendron torulosa 82, 184 Xanthocyparis vietnamensis 28, 105







5

Bảng chỉ dẫn theo tên Việt Nam


Bách Đài Loan 27, 104 Lim xanh 65, 153

Bách hợp 85, 188 Mun sọc 38, 115

Bách vàng 28, 105 Nghiến 82, 184

Bách xanh 45, 127 Pơ mu 48, 131


Bách xanh đá 47, 129 Re xanh phấn 76, 171

Bình vôi 80, 179 Sa mộc dầu 54, 140

Cẩm lai 70, 163 Sâm Ngọc Linh 60, 145

Cây một lá 88, 193 Sâm vũ diệp 58, 143

Đẳng sâm 68, 159 Sưa 38, 116

Đỉnh tùng 44, 125 Tam thất hoang 59, 144

Du sam 49, 133 Tế tân 61, 147

Giáng hương 73, 167 Thạch hộc 87, 192

Gõ đỏ 63, 151 Thiết đinh 62, 149

Gù hương 75, 169 Thiết sam giả lá ngắn 91, 195

Gụ lau 67, 157 Thổ hoàng liên 81, 182

Gụ mật 66, 155 Thông Đà Lạt 50, 134

Hinh đá vôi 90, 195 Thông đỏ bắc 53, 138

Hoàng đàn 26, 102 Thông đỏ nam 32, 110

Hoàng đằng 79, 177 Thông lá dẹt 51, 136


Hoàng liên chân gà 40, 119 Thông nước 33, 112

Hoàng liên gai 35, 113 Thông Pà cò 31, 108

Hoàng liên Trung Quốc 39, 118 Trắc 70, 163

Hoàng mộc 37, 114 Trai lý 69, 161

Hoàng tinh hoa trắng 84, 186 Tuế 56, 142

Hoàng tinh vòng 86, 190 Vân Sam Phan xi păng 30, 107

Lan hài 42, 123 Vàng đắng 78, 175

Lan kim tuyến 41, 121 Vù hương 77, 173





6

Lời cảm ơn

Để có được báo cáo dự án này chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tổng cục
Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ủng hộ, giúp đỡ trong
suốt quá trình thực hiện dự án. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các
Chi cục kiểm lâm, Văn phòng FFI, IUCN, Ban quản lý các khu rừng đặc dụng,
Ban quản lý các khu rừng phòng hộ, chính quyền và nhân dân địa phương, nơi
chúng tôi đã tiến hành

điều tra thực địa để thu thập thông tin cho báo cáo dự án.

Nhóm đánh giá cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến ông Vũ Văn Dũng, Phan Kế
Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Tập, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thành Mến, Trần
Duy Hưng, Phùng Văn Phê, Lê Cảnh Nam, Chu Dũng, Đỗ Xuân Cẩm, Nguyễn
Văn Hạnh đã trao đổi thông tin quý giá trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Nhóm tác giả


1

Đặt vấn đề

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu bắc và có chứa nhiều hệ
sinh thái rừng. Trong những năm nửa cuối của thế kỷ 20, diện tích rừng của Việt
Nam đã có những biến động đáng kể; chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học
đã và đang bị suy giảm.
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có nh
ững giải pháp nhằm bảo vệ rừng,
bảo vệ giá trị đa dạng sinh học. Một trong những giải pháp quan trọng là việc
thành lập hệ thống các khu rừng đặc dụng trên phạm vi toàn quốc. Ngày 8 tháng 9
năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành chỉ thị
số 194-CT về việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng với 73 khu, và được chia làm
3 loại: v
ườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên và khu rừng văn hoá
lịch sử và môi trường. Ngày 17 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có
quyết định số 192/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo
tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010. Hệ thống này có tổng diện tích gần 2,5
triệu hécta chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên toàn quốc với 126 khu rừng đặc

dụng, trong đó có 27 VQG, 49 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo t
ồn loài/nơi cư
trú và 37 khu bảo tồn cảnh quan. Đến tháng 12 năm 2009, số lượng VQG của Việt
Nam là 30 khu.
Bên cạnh sự ra đời của hệ thống các khu rừng đặc dụng, Chính phủ cũng đã ban
hành các quy định về việc bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm.
Ngày 17 tháng 1 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
Nghị định số 18-HĐBT về việc quy đị
nh danh mục động thực vật rừng quý hiếm
và chế độ quản lý bảo vệ. Nghị định này đã chia các loài thực vật quý hiếm thành 2
nhóm. Nhóm IA gồm 13 loài và nhóm loài thực vật bị nghiêm cấm khai thác với
mục đích thương mại. Nhóm IIA gồm 19 loài và nhóm loài thực vật bị hạn chế
khai thác sử dụng. Ngày 22 tháng 4 năm 2002, Chính phủ có ban hành Nghị định
48/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung danh mục thực vậ
t, động vật hoang dã
quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT. Ngày 30 tháng 3 năm 2006,
Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định 32/2006NĐ-CP về quản lý thực vật
2

rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Nghị định 32 đã quy định nhóm IA gồm
15 loài và nhóm loài thực vật, nhóm IIA gồm 37 loài và nhóm loài thực vật cần
được bảo vệ. Như vậy, số lượng loài và nhóm loài được quy định trong nghị định
qua các thời kỳ tăng lên. Điều này cũng cho thấy áp lực càng ngày càng lớn tới các
loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.
Tuy nhiên, từ khi các Nghị định 18, 48 và 32 ra đời cho đến nay, ch
ưa có một
chương trình điều tra, đánh giá tình trạng bảo tồn loài và nhóm loài thực vật rừng
quý hiếm trên quy mô toàn quốc. Để nắm được thực trạng bảo tồn và làm cơ sở để
xuất các giải pháp quản lý, việc điều tra tình trạng quản lý, bảo vệ các loài thực vật
nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP là rất cần thiết. Dự

án này sẽ t
ập trung đánh giá tình trạng phân bố, tình hình quản lý, khai thác, buôn
bán và thị trường của chúng. Đây sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho
chiến lược bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp quý hiểm của Việt
Nam.
3

Phần I
Tổng quan về chính sách và thực trạng quản lý thực vật nguy cấp quý hiếm
ở Việt Nam

1. Văn bản chính sách

Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát
triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện bằng một
loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo
tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị đị
nh
48/2002/NĐ-CP (2002) và Nghị Định 32-CP (2006). Nghị định 18/HĐBT nhằm
thực hiện Điều 19 của Luật bảo vệ rừng năm 1991. Nghị định này quy định danh
mục các loài động thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là nghị định đầu
tiên có định nghĩa về các loài quý, hiếm và các loài động vật hoang dã thông
thường ở Việt Nam. Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số
48/2002/NĐ-
CP để sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành
theo Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý bảo vệ. Việc ban hành và thực hiện
Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho nhiều loài động thực vật hoang
dã. Ví dụ, trước năm 1992, nhiều loài cây lấy gỗ bị khai thác kiệt, do không có
chính sách và cơ chế quản lý, bả
o vệ. Sau khi Nghị định 18/HĐBT được ban

hành rất nhiều các vụ việc liên quan đến việc khai thác, buôn bán và sử dụng các
loài quí hiếm được quy định trong Nghị định đã bị xử phạt, truy tố theo đúng quy
định. Tuy nhiên, Nghị định này cũng còn một số vấn đề tồn tại. Ví dụ, việc điều
tra giám sát các loài quy định trong Nghị định (Điều 5; 6) cũng chỉ được thực
hiệ
n một phần ở các khu rừng đặc dụng mà không được thực hiện ở các khu rừng
khác, nơi có các loài đó phân bố. Do thiếu các tư liệu và thông tin cần thiết, việc
thực thi Nghị định cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, việc nhận dạng các loài thực
vật quý hiếm, đặc biệt các sản phẩm của chúng là rất khó khăn đối với hầu hết
các cơ quan thực thi như ki
ểm lâm, hải quan, công an và quản lý thị trường. Hầu
như chưa có tài liệu nhận dạng hoặc hỗ trợ nhận dạng nào được xuất bản để trợ
giúp cho việc thực thi Nghị định. Việc xử phạt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ví
4

dụ, vi phạm đối với các loài động vật thường được quan tâm hơn là đối với các
loài thực vật, mặc dù chúng đều có tên trong cùng một nhóm của Nghị định. Để
khắc phục hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đây
là Nghị định mới nhất được ban hành nhằm thay thế Nghị định 18/HĐBT và
Nghị định 48/2002/NĐ-CP để phù hợp với Luật Bảo v
ệ và Phát triển Rừng
(2004). Về cơ bản, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã được soạn thảo kỹ lưỡng hơn,
các quy định đã được nêu rõ ràng, đặc biệt các quy định để thực thi. Tuy nhiên,
việc thực thi Nghị định cũng gặp các vấn đề tương tự như Nghị định 18/HĐBT.
Ví dụ, không có hướng dẫn nhận dạng các loài được quy định trong Nghị định,
đặc biệ
t là các sản phẩm. Việc tiến hành xử phạt các vụ vi phạm theo Nghị định
32/2006/NĐ-CP cũng gặp khó khăn vì khó định giá được các loài quý hiếm, do
đó không áp dụng được mức độ xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm thích hợp.



Ngày 1 tháng 7 năm 2009 luật đa dạng sinh học của Việt Nam chính thức có hiệu
lực. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật đa dạng sinh học ưu tiên bảo
vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài. Luật đa dạng sinh học là một bước tiến quan
trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị
đa dạng sinh học c
ủa Việt Nam.


2. Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Nghị định 32/2006 CP

Nghị định 32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm
2006 nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần được bảo vệ.
Theo Nghị định này, các loài thực vật được chia thành 2 nhóm; nhóm Ia là nhóm
thuộc diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, nhóm IIa là
nhóm bị hạn chế khai thác sử dụng. Nhóm Ia có 15 loài và nhóm loài thực vật;
nhóm IIa có 37 loài và nhóm loài.



5

Biểu 1: Danh mục thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc Nghị định 32-CP

TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Nhóm Ia
1 Hoàng đàn
Cupressus torulosa
2 Bách Đài Loan
Taiwania cryptomerioides

3 Bách vàng
Xanthocyparis vietnamensis
4 Vân Sam Phan xi păng
Abies delavayi fansipanensis
5 Thông Pà cò
Pinus kwangtungensis
6 Thông đỏ nam
Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana)
7 Thông nước (Thuỷ tùng)
Glyptostrobus pensilis
8 Hoàng liên gai (Hoàng mù)
Berberis julianae
9 Hoàng mộc (Nghêu hoa)
Berberis wallichiana
10 Mun sọc (Thị bong)
Diospyros salletii
11 Sưa (Huê mộc vàng)
Dalbergia torulosa
12 Hoàng liên Trung Quốc
Coptis chinensis
13 Hoàng liên chân gà
Coptis quinquesecta
14 Các loài Lan kim tuyến
Anoectochilus spp.
15 Các loài Lan hài
Paphiopedilum spp.
Nhóm IIa
1 Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi)
Cephalotaxus mannii
2 Bách xanh (Tùng hương)

Calocedrus macrolepis
3 Bách xanh đá
Calocedrus rupestris
4 Pơ mu
Fokienia hodginsii
5 Du sam
Keteleeria evelyniana
6 Thông Đà Lạt (Thông 5 Đà Lạt)
Pinus dalatensis
7 Thông lá dẹt
Pinus krempfii
8 Thông đỏ bắc (Thanh tùng)
Taxus chinensis
9 Sa mộc dầu
Cunninghamia konishii
10 Các loài Tuế
Cycas spp.
11 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất)
Panax bipinnatifidum
12 Tam thất hoang
Panax stipuleanatus
13 Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam)
Panax vietnamensis
14 Các loài Tế tân
Asarum spp.
15 Thiết đinh
Markhamia stipulata
16 Gõ đỏ (Cà te)
Afzelia xylocarpa
17 Lim xanh

Erythrophloeum fordii
18 Gụ mật (Gõ mật)
Sindora siamensis
19 Gụ lau
Sindora torulosa
20 Đẳng sâm (Sâm leo)
Codonopsis javanica
21 Trai lý (Rươi)
Garcinia fagraeoides
22 Trắc (Cẩm lai nam)
Dalbergia cochinchinensis
23 Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa)
Dalbergia oliveri
(D. bariensis, D. mammosa)
24 Giáng hương (Giáng hương trái to)
Pterocarpus macrocarpus
25 Gù hương (Quế balansa)
Cinnamomum balansae
26 Re xanh phấn (Re hương)
Cinnamomum glaucescens
27 Vù hương (Xá xị)
Cinnamomum parthenoxylon
28 Vàng đắng
Coscinium fenestratum
6

29 Hoàng đằng (Nam hoàng liên)
Fibraurea tinctoria (F. chloroleuca)
30 Các loài Bình vôi
Stephania spp.

31 Thổ hoàng liên
Thalictrum foliolosum
32 Nghiến
Excentrodendron torulosa (Burretiodendron
torulosa)
33 Hoàng tinh hoa trắng (Hoàng tinh
cách)
Disporopsis longifolia
34 Bách hợp
Lilium brownii
35 Hoàng tinh vòng
Polygonatum kingianum
36 Thạch hộc (Hoàng phi hạc)
Dendrobium nobile
37 Cây một lá (Lan một lá)
Nervilia spp.

Các loài thực vật được nêu tên trong Nghị định này đa dạng về dạng sống và có
nhiều giá trị/công dụng khác nhau:

- Những loài có giá trị làm thuốc đang bị khai thác kiệt trong tự nhiên như: sâm
ngọc linh (Panax vietnamensis), thông đỏ nam (Taxus wallichiana), tam thất
hoang (Panax stipuleanatus), hoàng liên gai (Berberis julianae), các loài bình vôi
(Stephania spp.), hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia) và hoàng tinh
vòng (Polygonatum kingianum),
- Những loài cho tinh dầu làm hương liệu và dược phẩm, đã và đang bị săn
lùng ráo riết như
: vù hương (Cinnamomum parthenoxylon), gù hương (C.
balansae),
- Nhưng loài cho gỗ quý, có giá trị kinh tế cao trên thị trường (bán theo kg)

như: sưa (Delbergia torulosa), trắc (D. cochinchinesis), cẩm lai (Dalbergia
oliveri), mun sọc (Diospyros spp.) và giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),
- Những loài có ý nghĩa về tính đặc hữu, phân bố hẹp và có giá trị trong bảo tồn
nguồn gen như: bách đài loan (Taiwania cryptomerioides), bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis), vân sam phan xi pănng (Abies delavayi ver.
Fansipanensis), thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), hoàng đàn (Cupressus
torulosa),
- Nh
ững loài cho gỗ tốt được sử dụng trong xây dựng và đồ mộc đang bị khai
thác nghiêm trọng sẽ dẫn đến tuyệt chủng trong tự nhiên như: lim xanh
(Erythrophleum fordii), pơ mu (Fokienia hodginsii), thiết đinh (Markhamia
7

stipulata), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gụ mật (Sindora siamensis), gụ lau (Sindora
torulosa) và trai lý (Garcinia fagraeoides),
- Những loài cho hoa đẹp, có giá trị làm cảnh, đặc hữu đang bị khai thác hủy
diệt trong tự nhiên như: các loài lan hài (Paphiopedilum spp.), các loài tuế
(Cycas spp.) và thạch hộc (Dendrobium nobile).

Việc xây dựng danh mục các loài thực vật quý hiếm, nguy cấp thiên nhiều về ý
nghĩa khoa học. Các yếu tố khai thác, buôn bán, sử dụng được đánh giá nhẹ hơn.
Ví dụ, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nếu xét theo tiêu chí bị khai thác, sử
dụng và buôn bán quá mức, thì một số loài không bị ảnh hưởng do các nguyên
nhân này như: bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides), bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis), vân sam Phan Xi Păng (Abies delavayi
fansipanensis), thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis); đỉnh tùng (Cephalotaxus
mannii), du sam (Keteleeria evelyniana), thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) và
thông lá dẹt (P. krempfii). Bên cạnh đó, việc đưa các loài đã tuyệt chủng trong
thiên nhiên vào danh mục bảo vệ là chưa hợp lý và không cần thiết, vì việc đưa
các loài này vào danh mục c

ũng không có tác dụng bảo tồn, mà trái lại, có thể
gây một số cản trở đối với việc phát triển gây nuôi, nhân giống phục vụ bảo tồn
hoặc phát triển kinh tế. Những loài đã được coi là tuyệt chủng hoặc không bị đe
dọa do khai thác, buôn bán thì chỉ nên dừng ở mức đưa vào Sách Đỏ để nhằm
mục đích cảnh báo.
8

Phần II

Mục tiêu, đối tượng và phương pháp
1. Mục tiêu
Mục tiêu lâu dài
Bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong tự nhiên, đồng thời
cũng phục vụ mục tiêu bảo tồn các nguồn gen quý cho nghiên cứu khoa học và khai
thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Mục tiêu trước mắt
- Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong Nghị
định 32,
-
Cung cấp các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm,
- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo bảo tồn ngoài tự nhiên, cũng như việc khai
thác, sử dụng bền vững.
2. Đối tượng và phạm vi điều tra
Đối tượng
Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm quy định trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Phạm vi đi
ều tra
Phạm vi điều tra được xác định trên toàn quốc. Tuy nhiên, dựa vào điều kiện thời
gian, các nguồn lực, dự án này chỉ tập trung vào một số phạm vi cụ thể như sau:

- Hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, trong đó chủ yếu là các VQG và
KBT thiên nhiên.
9

+ Các Vườn quốc gia: Hiện nay, Việt Nam có 30 VQG là nhưng nơi có giá trị
về đa dạng sinh học, và cũng là các trung tâm bảo tồn các loài thực vật nguy
cấp, quý hiếm. Trong khuôn khổ của dự án này, 19 VQG đại diện cho các
vùng sinh thái được lựa chọn để điều tra (xem phụ lục 2),
+ Các KBT thiên nhiên: Đến thời điểm tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 60
KBT thiên nhiên. Đây cũng là nơi lưu giữ các loài thực vật nguy cấp quý
hi
ếm trong tự nhiên. Trong khuôn khổ của dự án này, 20 KBT thiên nhiên
tiêu biểu có giá trị đa dạng sinh học cao và đại diện cho các vùng sinh thái
của Việt Nam được lựa chọn để điều tra.
- Các điểm bên ngoài các khu rừng đặc dụng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, cơ sở
buôn bán) có các hoạt động bảo tồn, gây trồng, khai thác, sử dụng và buôn bán
các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm.
3. Nội dung và phương pháp
3.1. Nội dung
điều tra
(1) Điều tra tình trạng bảo tồn nội vi (in situ)
Điều tra, đánh giá loài thực vật nguy cấp, quý hiếm quy định trong Nghị Định 32
ở các VQG và KBT về các nội dung sau:
+ Tình trạng quần thể của một số loài có phạm vi phân bố hẹp và số lượng cá
thể ít (nội dung này cho một số loài có số lượng cá thể ít có thể ước tính
được),
+ Tình hình khai thác sử dụng,
+ Tình trạ
ng trong Nghị định và trong sách đỏ Việt Nam, 2007 và IUCN, 2010,
+ Đánh giá một số loài đang bị đe dọa nguy cấp và nếu cần thiết sẽ được đề

xuất vào danh sách của Nghị định 32.
(2) Điều tra, đánh giá tình trạng bảo tồn ngoại vi (ex situ)
10

- Điều tra, đánh giá tình trạng bảo tồn ngoại vi một số loài nguy cấp, quý hiếm
tại các vườn thực vật, các vườn sưu tầm cây gỗ và các khu nghiên cứu thực
nghiệm.
- Đánh giá tình trạng gây trồng và phát triển một số loài thực vật trong Nghị
định 32.
(3) Điều tra tình trạng khai thác, buôn bán, thị trường của một số loài có giá trị
kinh tế cao nằm trong danh mục Nghị định 32 ngoài các khu
đặc dụng.
(4) Đề xuất các giải pháp quản lý các loài thực vật nguy cấp quý hiếm, chủ yếu
là bảo tồn nội vi và ngoại vi. Lựa chọn những địa điểm thích hợp để bảo tồn
các loài nguy cấp, quý hiếm.
(5) Đề xuất bổ sung một số loài nguy cấp, quý hiếm (nếu có).
(6) Xây dựng bản đồ phân bố một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm cho m
ột
số khu rừng đặc dụng đại diện theo vùng sinh thái và bản đồ phân bố tập
trung một số loài trong toàn quốc.
3.2. Phương pháp
3.2.1. Chuẩn bị và kế thừa tài liệu
a. Chuẩn bị tài liệu và bản đồ
Thu thập tài liệu và bản đồ:
- Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm như
danh mục các loài trong Nghị định 32.
- Thu thập tài liệu nghiên cứu khu h
ệ thực vật ở các KBT thiên nhiên và VQG.
- Thu thập các loại bản đồ phân bố thực vật nguy cấp, quý hiếm ở các VQG và
KBT thiên nhiên.

- Thu thập các loại bản đồ thảm thực vật, bản đồ kiểm kê tài nguyên rừng ở các
VQG và KBT thiên nhiên.
Đánh giá tài liệu và bản đồ:
11

- Đánh giá sơ bộ toàn bộ tài liệu và bản đồ hiện có để xác định giá trị sử dụng
và tham khảo, tìm ra những điểm cần phải tiến hành điều tra đánh giá.
b. Chuẩn bị về kỹ thuật (chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia)
Sử dụng phương pháp chuyên gia, cụ thể là thành lập nhóm chuyên gia gồm các nhà
khoa học về thực vật, sinh thái thực vật để chuẩ
n bị các nội dung kỹ thuật sau:
- Xác định thành phần loài đưa vào điều tra, phân làm 3 hạng:
+ Các loài dễ xác định, dễ thu thập thông tin,
+ Các loài có thể xác định và thu thập thông tin,
+ Các loài khó xác định, khó thu thập thông tin.
- Xác định các địa điểm điều tra cũng được phân chia làm 3 hạng: khu vực
phân bố tập trung, khu vực phân bố trung bình và khu vực phân bố ít các loài
trong Nghị định 32.
- Tập huấn cho cán bộ
điều tra và thống nhất các biện pháp kỹ thuật thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết điều tra thực địa.
c. Chuẩn bị về tổ chức
- Trình duyệt đề cương kỹ thuật,
- Tổ chức tổ công tác điều tra,
- Thống nhất các biện pháp kỹ thuật điều tra.
3.2.2. Phương pháp điều tra thực đị
a
3.2.2.1. Các bước thực hiện
- Tổ chức phân công các nhóm điều tra ngoại nghiệp theo các danh sách và kế
hoạch chi tiết được thảo luận từ phương pháp chuyên gia.

- Các nhóm tới địa phương làm việc với các cơ quan lâm nghiệp, môi trường
(Kiểm lâm, Lâm nghiệp, ban quản lý các khu rừng đặc dụng), các đơn vị điều
tra lâm nghiệp tại địa phương để thu thập tài liệu hiện có về tình hình đi
ều tra,
12

các đề tài nghiên cứu, tình trạng khai thác và buôn bán các loài nguy cấp, quý
hiếm; lựa chọn các chuyên gia địa phương them gia tư vấn và trực tiếp điều
tra tình trạng các loài trong Nghị định 32.
- Cùng với các chuyên gia, các nhà thực vật địa phương làm việc với các ban
quản lý và điều tra thực địa ở các VQG, các KBTthiên nhiên và các điểm điều
tra khác.
- Sau khi hoàn tất công tác điều tra ngoại nghiệp, tiến hành phân tích tài liệu,
xây dựng báo cáo, tổ
chức hội thảo chuyên gia, hội nghị nghiệm thu.
3.2.2.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp chuyên gia địa phương, phương pháp điều tra theo tuyến thực vật, điều
tra phỏng vấn tại cơ sở khái thác chế biến, các điểm khai thác, buôn bán thực vật
nguy cấp quý hiếm được sử dụng trong dự án này.
a. Phương pháp chuyên gia địa phương
- Làm việc với các chuyên gia lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và
môi trườ
ng ở địa phương, đặc biệt là các cán bộ chuyên môn của các chi cục
kiểm lâm, các ban quản lý rừng đặc dụng để thảo luận về:
+ Thành phần loài trong Nghị định 32 có mặt tại địa phương từ đó sơ bộ xác
định phân bố các loài trên bản đồ cho từng khu rừng đặc dụng (bản đồ phân
bố lý thuyết),
+ Phân bố của một số loài trong các khu rừng đặc d
ụng và những điểm quan
trọng khác,

+ Tình trạng bảo vệ, khai thác, sử dụng, buôn bán và vận chuyển các loài trong
Nghị định 32.
- Tiến hành phỏng vấn người dân, thợ sơn tràng, thầy lang sử dụng cây thuốc
và những người sử dụng thực vật khác để thu thập thông tin về phân bố quân
thể của các loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao và tình hình khai thác sử dụng.
13

b. Kiểm tra thực địa theo tuyến
- Tuyến điều tra thực vật được thiết kế tại các khu rừng đặc dụng để kiểm tra
các thông tin đã được thảo luận với các chuyên gia địa phương về một số nội
dung bảo tồn in situ như phân bố, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng,
- Các tuyến được bố trí điển hình trên các kiểu sinh cảnh được dự đoán có kh

năng xuất hiện các loài trong Nghị Định 32 có mặt trong từng khu vực. Ví dụ
như khi điều tra tình trạng bảo tồn loài bách xanh (Calocedrus macrolepis-
thường phân bố trên sườn núi ở độ cao 700 đến 1500m, trong kiểu rừng
thường xanh á nhiệt đới núi thấp, hoặc Pơ Mu (Fokienia hodginsii)-thường
chỉ phân bố trên các sườn dốc ở độ cao từ 1000-2000m trong các kiểu rừng á
nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng cây lá kim, hay loài Trắc (Dalbergia
cochinchinensis
)-thường phân bố ở độ cao dưới 900m trong kiểu rừng chuyển
tiếp giữa rừng nhiệt đới thường xanh và rừng nửa rụng lá, tuyến sẽ được bố trị
tại các sinh cảnh của chúng để điều tra,
- Tùy theo diện tích của các VQG và KBT thiên nhiên mà thiết kế các tuyến
điều tra. Bình quân mỗi khu rừng đặc dụng tiến hành điều tra trên 10 tuyến,
mỗi tuyến dài 1 km, quan sát sang hai bên, mỗi bên 5m. Sử d
ụng các phương
pháp sau để đánh giá:
+ Cùng với các chuyên gia trung ương và chuyên gia địa phương tiến hành
kiểm tra các thông tin về sự xuất hiện của các loài nguy cấp, quý hiếm, quan

hệ sinh thái trong khu hệ thực vật, tình trạng khai thác các loài này trên tuyến
điều tra,
+ Dùng máy định vị GPS hoặc bản đồ địa hình 1/50.000 để xác định phân bố
của các loài nguy, cấp quý hiếm trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực
vật r
ừng của các VQG và KBT thiên nhiên.
14

MẪU BIỂU THỐNG KÊ LOÀI THEO TUYẾN
Tuyến:
Địa điểm:
Kiểu rừng chính:
Độ cao: Độ dốc: Hướng dốc:
Ngày điều tra: Người điều tra:
TT Tên cây
Dạng
sống

Phẩm
chất
Độ cao
phân bố
Dấu vết và tình trạng bị tác
động
- Trong quá trình chuyển quân điều tra trong rừng, chú ý sự xuất hiện của các loài
thực vật nguy cấp quý hiếm.
- Quan sát tình trạng tái sinh trên tuyến điều tra. Bình quân quan sát kỹ khoảng 1/3
chiều dài tuyến, đặc biệt chú ý xung quanh gốc cây mẹ. Dưới gốc cây mẹ có thể
lập các ô tái sinh 25m
2

để đánh giá tình trạng tái sinh. Ghi chép tình trạng cây tái
sinh theo cấp chiều cao (đối với các loài cây gỗ), nguồn gốc và phẩm chất.
BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH TỰ NHIÊN THEO TUYẾN

Tuyến số:
Địa điểm
Trạng thái rừng
Người đo đếm……………Ngày đo đếm…………

Cấp chiều cao (m)
Nguồn gốc
Tái sinh
Sinh trưởng
TT Loài cây
<0,5
0,6-
1,0
>1,1-1,5 >1,5 HạtChồi Tốt T.b xấu


………
………

………
……
….
Ghi chú: Cấp chiều cao chỉ sử dụng cho các loài cây gỗ
15

c. Phương pháp phỏng vấn

- Thảo luận với các Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, các trạm Kiểm lâm về
tình hình khai thác, sử dụng, buôn bán và vận chuyện các loài nguy cấp, quý
hiếm. Ngoài ra, tìm hiểu tình trạng bảo tồn ex situ các loài trong Nghị định 32 ở
địa phương như tình hình nghiên cứu ở các vườn thực vật, vườn giống, rừng
giống, và các khu rừng thực nghiệm,
- Thảo luận với các ban quản lý VQG và KBT thiên nhiên về
tình trạng khai thác
và buôn bán các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm. Đồng thời tìm hiểu về tình
trạng bảo tồn ex situ tại các vườn thực vật ở các khu rừng đặc dụng,
- Làm việc với các lâm trường quốc doanh (công ty lâm nghiệp) và các cơ sở kinh
doanh lâm nghiệp khác để bổ sung thông tin về phân bố, tình hình quản lý các
loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ngoài các khu rừng đặc dụng,
- Tiến hành điều tra các điểm khai thác trong r
ừng và các điểm buôn bán thực vật
nguy cấp quý hiếm để đánh giá tình trạng của chúng,
- Tiến hành phỏng vấn các cơ sở chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ các loài thực
vật nguy cấp, quý hiếm, kết hợp làm việc với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức
buôn bán gỗ quốc tế để đánh giá tình hình thị trường.
3.2.3. Tổng hợp, phân tích số liệu xây d
ựng báo cáo
Phân tích kế thừa tài liệu
- Kế thừa có chọn lọc toàn bộ các tài liệu và bản đồ như Sách đỏ, Cây rừng
Việt Nam (Vietnam Forest Trees), tài liệu nghiên cứu về khu hệ thực vật ở
các VQG và các KBT thiên nhiên, bản đồ phân bố thực vật nguy câp, quý
hiếm,
- Các tài liệu này có thể thu thập ở các cơ quan trung ương như các Viện
nghiên cứu, Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp, các Trường Đại họ
c có các
khoa về lâm nghiệp, sinh học; các cơ quan địa phương như các Chi cục Kiểm
lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật, các Đoàn điều tra cấp

16

tỉnh, các VQG và KBTthiên nhiên; các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn thiên
nhiên tại Việt Nam.
Phân tích tài liệu xây dựng báo cáo
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phân tích tài liệu xây dựng báo cáo. Các
chuyên gia thảo luận theo nhóm để phân tích tình trạng phân bố, đặc tính sinh thái,
tình trạng bảo tồn của các loài thực vật trong Nghị định 32 theo các nội dung:
- Phân tích, xây dựng danh lục các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm cho các vườn
quốc gia và KBTthiên nhiên phân theo loài, chi, họ, lớp.
BIỂU DANH L
ỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP QUÝ HIẾM
Mức độ đe dọa
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Xếp hạng
NĐ 32
Phân bố
SĐ VN IUCN

Ghi chú: Sử dụng thang phân loại của sách đỏ Việt Nam 2007 và IUCN (2010) để
phân hạng mức độ đe dọa
- Tập hợp tài liệu thu thập được tiến hành phân tích tình trạng quần thể của một số
loài chủ yếu:
+ Ước lượng quần thể một số loài chủ yếu thông qua phương pháp nội suy từ
các tuyến điều tra thực vật và các thông tin chuyên gia. Phương pháp này chỉ
sử d
ụng đối với một số loài có số lượng cá thể ít,
BIỂU ƯỚC LƯỢNG QUẦN THỂ LOÀI
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Số cá thể Phạm vi phân bố







17

+ Đánh giá tình trạng biến động của các quần thể thông qua các tài liệu thu thập
được (sử dụng các tài liệu cũ nếu có).
- Phân tích đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng và buôn bán cũng như thị
trường của các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm,
- Phân tích tình hình quản lý, bảo vệ các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong
toàn quốc,
- Phân tích xây dựng các giải pháp quản lý thích hợp đối với các loài thực vật
nguy cấp, quý hiếm,
- Cùng với các chuyên gia phân tích đề xuất các loài thực vật nguy cấp, quý
hiếm cho Nghị định 32 (nếu có).
BIỂU MẪU ĐỀ XUẤT THÊM CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP QUÝ HIẾM
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Đề xuất xếp
hạng
Phân bố



- Hội thảo chuyên gia lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo dự án tình trạng bảo tồn
các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nghị định 32.
Phương pháp xây dựng bản đồ
- Sử dụng các phần mềm của GIS để xây dựng bản đồ phân bố các loài nguy cấp
quy hiếm tỷ lệ 1/1.000.000. Dùng phương pháp chuyên gia để phân tích đánh giá
đưa các loài cần thiết vào bản đồ phân bố. Các số liệu

đầu vào của phân bố các
loài thực vật được phân tích về tọa độ, độ cao và địa danh.

18

Phần III

Kết quả điều tra, đánh giá
1. Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại các VQG và KBT
Theo kết quả điều tra tại 39 khu rừng đặc dụng, các trạm thực nghiệm, các khu
rừng giống, các vườn cây dược liệu và các điểm nóng về khai thác, chế biến,
buôn bán lâm sản trên toàn quốc, số lượng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm
bước đầu được thống kê cho từ
ng khu được thể hiện trên biểu 01. Danh mục chi
tiết các loài được thể hiện trong phần phụ lục 2.
Biểu 02: Số lượng loài nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng đặc dụng
Vùng TT Tên khu rừng Số loài
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
1 Hang Kia - Pà Cò 16
2 Ngọc Sơn - Ngổ Luông 11
TÂY BẮC
3 Sốp Cộp 8
VƯỜN QUỐC GIA
1 Ba Bể 16
2 Hoàng Liên 23
3 Tam Đảo 11
4 Xuân Sơn 20
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
1 Hữu Liên 9
2 Na Hang 18

3 Tây Côn Lĩnh 22
ĐÔNG
BẮC
4 Thần Sa - P.Hoàng 15
VƯỜN QUỐC GIA
1 Ba Vì 10
2 Cát Bà 10
3 Cúc Phương 10
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐỒNG
BẰNG
SH
1 Vân Long 4
VƯỜN QUỐC GIA
1 Bạch Mã 12
2 Phong Nha Kẻ Bàng 9
BẮC
TRUNG
BỘ
3 Pù Mát 5
19

Vùng TT Tên khu rừng Số loài
4 Vũ Quang 13
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
1 Đakrông 15
2 Phong Điền 13
3 Ngọc Linh 12
4 Sông Thanh 8
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

1 Bà Nà - Núi Chúa 7
NAM
TRUNG
BỘ
3 Krông Trai 6
VƯỜN QUỐC GIA
1 Bidoup-Núi Bà 25
2 Chư Mom Rây 12
3 Kon Ka Kinh 8
4 Yok Đôn 11
5 Chư Yang Sin 15
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
1 Ea Sô 5
2 Ea Ral 1
TÂY
NGUYÊ
N
3 Trấp Ksơ 1
VƯỜN QUỐC GIA
1 Bù Gia Mập 14
2 Cát Tiên 9
3 Núi Chúa 8
4 Phước Bình 7
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
1 Bình Châu Phước Bửu 8
ĐÔNG
NAM
BỘ
2 KBT và di tích lịch sử Vĩnh
Cửu- Đồng Nai

10

Trong số các khu rừng đặc dụng đã được điều tra đánh giá trong khuôn khổ của
dự án này, các khu Ea Ral và Trấp Ksơ được thành lập với mục đích để bảo tồn
duy nhất loài thông nước, và chúng tôi cũng không phát hiện được loài nào khác
ngoài loài thông nước ở 2 KBT trên. Một số khu rừng đặc dụng khác như VQG
Ba Bể, VQG Hoàng Liên, VQG Bi Doup-Núi Bà, VQG Xuân Sơn và KBT Hang
Kia-Pà Cò có số lượng các loài nguy cấp quý hiếm khá lớn (trên dưới 20 loài).
Đây là những nơi có chứ
a giá trị đa dạng sinh học cao, đã được nghiên cứu khá
đầy đủ về khu hệ động thực vật và cần phải có chương trình cụ thể để bảo tồn

×