Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Hoàn Thiện Công Tác Khoán Chi Phí Cho Đội Xây Dựng Tại Chi Nhánh Công Ty Xây Dựng 319 - Bộ Quốc Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.56 KB, 84 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất giữ vị trí quan trọng, nó tạo
cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc dân và quốc phòng của đất
nước. Một bộ phận lớn thu nhập của nền kinh tế quốc dân nói chung và quỹ tích
luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư nước ngoài đã được sử dụng trong lĩnh vực
đầu tư XDCB. Thực tế trong những năm qua cho thấy, cùng với quá trình đổi
mới của nền kinh tế đất nước, hoạt động xây dựng đã và đang phát triển mạnh
mẽ. Các doanh nghiệp xây dựng ngày càng tăng nhanh về cả số lượng và chất
lượng, phạm vi hoạt động xây dựng ngày một mở rộng mà hạt nhân của nó
chính là các đội xây dựng. Trong doanh nghiệp xây dựng, đội là một hình thức
hiệp tác lao động là lao động tập thể được xem như đơn vị thi công cơ bản, đơn
vị trực tiếp sản xuất có tổ chức ở khâu đầu tiên trong hoạt động xây lắp dựa trên
sự hợp nhất những cố gắng khác nhau của nhiều người, nhiều nghề, nhằm thực
hiện một loại việc hoặc một tập hợp nhiều loại việc, một giai đoạn công tác riêng
biệt hoặc một hạng mục công trình, một công trình xây dựng. Cùng với sự phát
triển về qui mô và sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế đội
trở thành một vấn đề quan trọng và phức tạp đặc biệt là công tác khoán chi phí.
Khác với phần lớn các loại hình sản xuất kinh doanh khác, do đặc điểm của
ngành xây dựng và do sự tác động của cơ chế thị trường, phương thức khoán sản
phẩm xây lắp đến các đơn vị cơ sở, các tổ đội thi công là một phương thức quản
lý xây dựng cơ bản. Chi nhánh xây dựng 319 cũng là một đơn vị áp dụng cơ chế
khoán và áp dụng phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình đến
các đội xây dựng.
Xuất phát từ thực trạng của Chi nhánh công ty xây dựng 319 về công
tác khoán chi phí cho các đội xây dựng, bên cạnh những ưu điểm tích cực


như: tăng tính chủ động, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của các đội xây
dựng; huy động được nguồn lực bổ sung từ các đội; đảm bảo được chỉ tiêu
quản lý giá thành sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp…thì còn tồn tại
nhiều mặt hạn chế như: khó quản lý được chất lượng công trình; khó đảm bảo
các chế độ phúc lợi cho người lao động; nguồn lực của doanh nghiệp bị phân

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

2

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

tán; rủi ro cao do doanh nghiệp là người chịu hoàn toàn trách nhiệm đến cùng
đối với công trình… Do vậy, cần phải có những giải pháp nhằm tháo gỡ
những khó khăn, bất cập trên với mục đích giúp các doanh nghiệp xây dựng
nói chung và Chi nhánh công ty xây dựng 319 nói riêng hoàn thiện hơn công
tác khoán chi phí và ngày càng phát triển bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý
kinh tế đội xây dựng với hình thức khoán chi phí, qua tìm hiểu về mặt phương
pháp luận và thực tiễn tại Chi nhánh công ty xây dựng 319- Bộ quốc phòng,
em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác khoán chi phí cho đội xây
dựng tại Chi nhánh công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc phòng”.
Ngoài phần Lời nói đầu và phần Kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3
phần chính sau:
Phần I: Tổng quan về Chi nhánh công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc

phòng.
Phần II: Thực trạng công tác khoán chi phí tại Chi nhánh công ty
xây dựng 319 – Bộ Quốc phòng.
Phần III: Giải pháp hoàn thiện công tác khoán chi phí tại Chi nhánh
công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc phòng.
Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty xây dựng 319, em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên Chi nhánh nói chung và cán
bộ phòng kế hoạch nói riêng. Đặc biệt với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo
GS.TS Nguyễn Kế Tuấn cùng với sự nỗ lực tìm hiểu và học hỏi của bản thân, em
đã cố gắng phản ánh một cách chính xác và trung thực các vấn đề của Chi nhánh
Công ty xây dựng 319 trong chuyên đề thưc tập tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập có hạn cùng với sự hạn chế về kiến thức, nên bài
viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự đóng góp,
chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng các bạn để em có thể rút ra những kinh
nghiệm bổ ích để hoàn thiện tốt bài viết này và hơn nữa là phục vụ cho quá
trình công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

3

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY XÂY DỰNG 319 BỘ QUỐC PHÒNG

I. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty.
1. Thông tin chung
1.1 Công ty dựng 319.
Ngõ 145/154 - Phường Ngọc Lâm - Quận Long Biên - Hà Nội
Phone:(04) 8272.533 / 8271.747; (84-69) 554.025 Fax:(04) 8731.458
Email:
Website:
1.1.1 Lịch sử hình thành.
Công ty xây dựng 319 tiền thân là Sư đoàn 319 - Quân khu 3, được
thành lập ngày 07/03/1979 theo quyết định số 231/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng.
Ban đầu, nhiệm vụ của Sư đoàn là huấn luyện quân dự nhiệm và tổ chức
thi công các công trình quân sự như: hầm hào, bến cảng và các công trình quân sự
khác…
Năm 1980, thực hiện quyết định số 579/QĐ-QP ngày 27/09/1980 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Sư đoàn chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế và lấy
tên là Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc phòng. Công ty đã trực tiếp xây dựng
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhiều công trình khác trong kế hoạch 1980 –
1985.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên công trường Phả Lại, Sư đoàn
chuyển địa điểm về đóng quân tại Thị trấn Gia Lâm - Hà Nội (nay là phường
Ngọc Lâm - Quận Long Biên - Hà Nội) và xây dựng trụ sở chính ở đó đến
nay.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp


4

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Thực hiện theo Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về việc
sắp xếp lại các doanh nghiệp trong quân đội, Công ty xây dựng 319-Bộ Quốc
phòng được thành lập lại theo quyết định số 564/QĐ-QP ngày 22/04/1996 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngày 15/9/2003, Bộ Quốc phòng có Quyết định
số 193/2003/QĐ-BQP về việc xác định lại ngành nghề và tổ chức của Công ty
xây dựng 319 có 12 đơn vị thành viên.
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty:
-Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông,
thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây, trạm điện,các công trình ngầm, nhà máy nước;
- Tư vấn khảo sát thiết kế các công trình xây dựng, giao thông thuỷ lợi;
- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà;
- Lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ;
- Sản xuất nước uống có cồn và không có cồn;
- Khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ;
- Khai thác, sản xuất kinh doanh khoáng sản, đất sét, cao lanh, vật liệu
xây dựng, xi măng, gạch ngói và đại lý xăng dầu;
- Vận tải đường thuỷ, đường bộ;
- Nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải
phục vụ xây dựng.
1.2 Chi nhánh Công ty xây dựng 319.
1.2.1 Lịch sử hình thành.
Chi nhánh là một đơn vị thành viên của Công ty xây dựng 319, hoạt
động theo giấy phép của Công ty xây dựng 319 và đăng ký kinh doanh số
4116000199 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
26/4/2004. Chi nhánh hoạt động như một đơn vị hạch toán độc lập, có con

dấu riêng. Hiện nay, Chi nhánh có địa chỉ tại trụ sở phía Bắc: 63 Đường

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

5

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội và Văn phòng phía Nam: 138A Tô
Hiến Thành - Phường 15 - Quận 10 - TP. Hồ Chí Minh.
Thực hiệ quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng
Chính phủ và chỉ thị số 75/2008/CT-BQP ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng về việc triển khai phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2008-2010, hiện nay
Chi nhánh đang thực hiện các bước nghiên cứu và hoàn thiện thủ tục chuyển
đổi Chi nhánh thành công ty TNHH một thành viên 319-3 để trình các cơ
quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Dự kiến đến cuối năm 2009, Chi
nhánh sẽ chính thức thực hiện hoàn tất việc chuyển đổi.
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh.
- Thi công các công trình Quốc phòng, dân dụng công nghiệp, giao
thông thủy lợi, đường dây trạm điện;
- Dò gỡ bom mìn, vật cản;
Nhưng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu hiện nay vẫn là
xây lắp.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh công ty các năm 20042008.

Trong những năm gần đây, với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ,
công nhân viên và người lao động trong toàn Chi nhánh, kết quả sản xuất kinh
doanh của Chi nhánh ngày càng tăng và đạt những kết quả đáng mừng. Giá trị
sản xuất và doanh thu của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hằng năm nhìn
chung đều đạt kết quả tốt.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

6

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong các năm 2004-2008.
Đơn vị:Triệu đồng.
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

1.Giá trị sản xuất.


2004
26.123

2005
85.132

2006
166.038

2007
178.561

2008
114.311

1.1 Công trình xây lắp.

11.965

42.396

83.004

103.919

62.527

1.2 Công trình giao thông


9.926

29.796

66.585

49.116

26.930

1.3 Rà phá bom mìn.

4.232

12.940

16.449

25.526

24.854

2. Doanh thu

16.885

70.666

74.340


154.046

152.000

3. Giá trị thu hồi vốn

79.245 112.450

68.473

152.265

163.725

4.Lợi nhuận

1.112

1.238

1.720

3.112

3.688

5. Thu nhập bình

0,980


1,120

1,470

2,200

3,266

quân(người/tháng)
6. Nộp ngân sách.

1.519

4.729

9.538

30.932

19.803

6.1 Nộp ngân sách Nhà nước.

0.474

1.323

6.205

23.780


15.224

6.2 Nộp ngân sách quốc phòng.

0.340

1.107

1.053

2.334

1.494

6.3 Nộp cấp trên+Quân khu

0.705

2.299

2.280

4.818

3.085

(Nguồn từ Báo cáo thường niên của Chi nhánh công ty từ 2004-2008).

Bảng 2: Tỷ lệ so sánh chỉ tiêu giữa các năm.


Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

Stt
1
2
3
4
5
6

Chỉ tiêu

7

2005/2004

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

2006/2005


%

%

Giá trị sản xuất 59.009 225,9 80.906
95
Doanh thu
53.781 318,5 3.674
5,2
Thu hồi vốn
33.205 41,9 - 43.977 - 39,1
Lợi nhuận
126
11,3
482
38,9
Nộp ngân sách 3.210 211
4.809 101,7
Thu nhập bình 0,140 0,143 0,350 0,313

2007/2006

12.523
79.706
83.792
1.392
21.394
0,730

2008/2007

%

7,5 - 64.250

107,2 - 2.046
122,4 11.460
80,9
576
224,3 - 11.129
0,497
1,07

%
- 36
- 1,3
7,5
18,5
- 36
48,5

quân
Ghi chú : ∆: tỷ lệ chênh lệch tuyệt đối.
%: tỷ lệ chênh lệch tương đối.
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, doanh
thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đều có xu hướng tăng qua các năm giai đoạn 2004
– 2007. Nhưng sang năm 2008, một số chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, doanh thu lại
giảm xuống đáng kể dẫn đến các khoản nộp ngân sách cũng giảm theo. Nguyên nhân
chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới dẫn đến khủng hoảng thị
trường tài chính, lạm phát, đầu tư giảm, biến động giá cả nguyên vật liệu,…Tuy
nhiên, từ khi thành lập đến nay, chưa năm nào Chi nhánh làm ăn thua lỗ. Đó là một
kết quả đáng mừng do sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của toàn thể Chi nhánh.
Giá trị sản xuất tăng trung bình hàng năm là 50,843 tỷ đồng/năm giai
đoạn từ 2004 – 2007, trong đó cao nhất là năm 2007 tăng 12,523 tỷ đồng
nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn năm 2005. Năm 2005, giá trị sản xuất tăng

225,9%, doanh thu tăng 318,5% so với 2004. Như vậy, năm 2005 công suất
hoạt động của Chi nhánh rất cao, quy mô cũng như hoạt động sản xuất được
mở rộng kết hợp với khả năng huy động các nguồn lực phục vụ sản xuất tốt,
tuy nhiên lợi nhuận đạt được lại không cao, điều này cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của Chi nhánh không cao. Năm 2006, doanh thu đạt 74,340 tỷ đồng,
chiếm 44,8% tổng sản lượng thực hiện. Năm 2007, doanh thu đạt 154,046 tỷ

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

8

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

đồng chiếm 86,3% so với sản lượng thực hiện được. Năm 2008, doanh thu đạt
152 tỷ đồng chiếm 133%. Như vậy, tỷ trọng doanh thu trong tổng sản lượng
thực hiện của Chi nhánh có xu hướng tăng đều qua các năm giai đoạn 2006 –
2008 trung bình tăng 44,1%/năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Chi
nhánh nhưng vẫn chưa đủ điều kiện kết luận hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Chi nhánh mà chỉ tiêu quan trọng hơn chính là lợi nhuận đạt được. Lợi nhuận
của Chi nhánh đều có xu hướng tăng qua các năm giai đoạn (2004 - 2005),
bình quân tăng 644 tỷ đồng/năm (37,4%/năm), đặc biệt năm 2007 so với năm
2006 lợi nhuận của Chi nhánh tăng 80,9% từ 1,720 tỷ đồng năm 2006 đến
3,112 tỷ đồng năm 2007, tốc độ tăng đỉnh điểm nhất. Một điều đáng chú ý là,
mặc dù trong năm 2008, doanh thu và giá trị tổng sản lượng có giảm đáng kể
so với năm 2007 do ảnh hưởng của biến động trên thị trường nhưng lợi nhuận

của Chi nhánh vẫn cao hơn năm 2007 (đạt 3.688 tỷ đồng), chứng tỏ khả năng
sử dụng vốn của Chi nhánh tốt hơn những năm trước.
Ngoài ra, từ bảng số liệu trên cho ta thấy được các chỉ tiêu giá trị thu
hồi vốn của Chi nhánh qua các năm trong đó năm 2006 giá trị thu hồi vốn là
thấp nhất chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ phía chủ đầu tư. Nhưng
sang năm 2007, Chi nhánh đã có những biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh công
tác thu hồi vốn, tích cực chủ động hơn phía nhà đầu tư để nhanh chóng quyết
toán giá trị công trình đúng thời hạn ký kết trong hợp đồng, giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thu nhập cho người lao
động.
Chỉ tiêu nộp ngân sách phụ thuộc và giá trị các công trình (giá trị tổng
sản lượng) và loại công trình xây dựng.
Thu nhập bình quân của người lao động hằng năm đều tăng, từ 980.000
đồng năm 2004 tăng lên đến 3.266.000 đồng năm 2008, tăng lên gấp 3,3 lần,
đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, các

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

9

GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

khoản trợ cấp, tiền thưởng và phúc lợi xã hội cũng được Chi nhánh thường
xuyên quan tâm đúng mức nhằm kích thích người lao động tích cực hơn trong
công việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Chi

nhánh.
Nhìn chung, các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh
trong thời gian qua là tương đối tốt, hàng năm đều vượt mức kế hoạch đặt ra.
Tuy chỉ có năm 2008 có phần giảm sút do ảnh hưởng nhiều của biến động thị
trường thế giới nói chung. Nhưng Chi nhánh đã cố gắng, nỗ lực hết mình để
khắc phục khó khăn và hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với tình hình
như hiện nay đòi hỏi Chi nhánh phải cố gắng phấn đấu hơn nữa về mọi mặt,
nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín và xây dựng tốt các mối quan hệ để mở
rộng thị trường.
II. Một số đặc điểm chủ yếu của Chi nhánh công ty.
1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
1.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Chi nhánh công ty xây dựng - Bộ Quốc phòng là một doanh nghiệp xây
dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh gồm nhiều sản phẩm đa dạng như: nhà ở, các
công trình dân dụng công nghiệp, công trình quốc phòng, giao thông, thủy lợi,
đường dây trạm điện, rò phá bom mìn, các hoạt động liên quan đến xây dựng.
Do vậy, các sản phẩm của Chi nhánh mang đặc thù của ngành xây dựng và khác
so với đặc điểm của các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ. Từ đó
kéo theo sự khác biệt trong hình thức tổ chức kinh doanh và quản lý xây dựng
thể hiện ở các đặc điểm chủ yếu như:
- Các sản phẩm xây lắp của Chi nhánh thường mang tính đơn chiếc, được
sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư, giá trị của các công trình thường lớn
dưới 10 tỷ và lớn hơn rất nhiều so với các sản phẩm công nghiệp đòi hỏi việc đáp
ứng một cách tổng hợp nhiều yếu tố đặc biệt là tài chính.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C



Chuyên đề tốt nghiệp

10 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

- Các sản phẩm xây lắp rất đa dạng, kết cấu rất phức tạp, khó chế tạo,
khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. Điều này đòi hỏi trình độ, kiến thức
chuyên môn trong điều hành, quản lý xây dựng cao, thường xuyên giám sát
chặt chẽ việc thi công đảm bảo chất lượng công trình như kế hoạch.
- Các sản phẩm xây lắp có kích thước qui mô lớn, thời gian sản xuất
sản phẩm dài, chi phí cao, thời gian khai thác cũng kéo dài.Quá trình tổ chức
thi công chia thành nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều
bước công việc khác nhau. Chính vì vậy, càng đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn,
tổng hợp hơn về các mặt như: vật tư, kỹ thuật, tài chính, lao động, tổ chức
quản lý sản xuất trong công tác quản lý đội xây dựng.
- Các công trình xây lắp bị cố định tại nơi xây dựng, còn các yếu tố đầu
vào như: lao động, máy móc, nguyên vật liệu thì thường xuyên phải di chuyển
địa điểm từ nơi này đến nơi khác theo công trình xây dựng cụ thể nên phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương. Hơn nữa lại thường
đặt ở ngoài trời dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề khó lường trước như: việc mất
mát, hư hỏng nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào khác, các vấn đề văn hóa địa
phương...Mặt khác, các công trình thi công lại có những đặc thù riêng mà bộ
phận tham gia trực tiếp sản xuất là các đội xây dựng. Do đó việc quản lý đội
xây dựng rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi việc bảo quản các yếu tố đầu vào tốt
và thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương nơi xây dựng.

Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất của Chi nhánh
Chỉ tiêu

Năm 2005
Giá trị


%

Năm 2006
Giá trị

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

%

Năm 2007
Giá trị

%

Năm 2008
Giá trị

Lớp:CN& XD 47C

%


Chuyên đề tốt nghiệp

11 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

GTSX

85.132


100

166.038

100

178.561

100

114.311

100

1. GTXL

42.396

49,8

83.004

50

103.919

58,2

62.527


54,7

2. CTGT

29.796

35

66.585

40,1

49.116

27,5

26.930

23,6

3. RPBM

12.940

15,2

16.449

9,9


25.526

14,3

24.854

21,7

Nguồn: phòng Kế hoạch – kỹ thuật)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, sản phẩm xây lắp luôn chiếm tỷ
trọng cao và chủ yếu nhất trong tổng doanh thu, trung bình hằng năm chiếm
tới khoảng 53% trong tổng giá trị sản lượng sản xuất hằng năm. Chiếm tỷ
trọng thứ hai trong tổng giá trị sản lượng là sản phẩm các công trình giao
thông, trung bình hằng năm chiếm tới 32%, còn lại là giá trị của các sản phẩm
Rà phá bom mìn (RPBM) chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ khoảng 15%.
Nhìn chung, các đặc điểm của sản phẩm xây lắp nói trên của Chi nhánh
đều có ảnh hưởng đến quản lý đội xây dựng mà cụ thể là ảnh hưởng đến việc
giao khoán cho các Đội xây dựng và việc thực hiện khoán của từng Đội.
1.2 Đặc điểm về thị trường, khách hàng.
Một đặc thù trong nghành xây dựng là quá trình mua bán diễn ra trước
lúc bắt đầu giai đoạn sản xuất thông qua hoạt động đấu thầu, kí kết hợp đồng
và tiếp tục thông qua các giai đoạn trung gian. Quá trình này chỉ chấm dứt sau
khi công trình được quyết toán, bàn giao và đưa vào sử dụng bao gồm cả thời
gian bảo hành sản phẩm. Chi nhánh cạnh tranh trong thị trường xây dựng chủ
yếu thông qua hình thức đấu thầu.
Chi nhánh công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc phòng là một trong những đơn vị
xây dựng mạnh trực thộc công ty xây dựng 319 – Bộ quốc phòng. Chi nhánh
có thị trường tương đối rộng rãi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, uy tín trên
thương trường ngày càng được nâng cao. Đây cũng là một trong những điều

kiện thuận lợi góp phần làm tăng khả năng tranh thầu và năng lực cạnh tranh

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

12 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

về thị trường với các doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng nói riêng
và các doanh nghiệp xây dựng nói chung.
Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là khách hàng trong nước, đặc biệt
là khách hàng của Bộ Quốc phòng và tập trung ở khu vực miền Bắc.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thị trường của Chi nhánh như:
Dựa vào giá trị công trình; tính chất công trình; khu vực hoạt động; nghành
(xây lắp, thiết kế, dò mìn); theo đối tượng phục vụ (quốc phòng, kinh tế) hay
khách hàng của Chi nhánh.
Bảng 4: Doanh thu theo khu vực của Chi nhánh.

Khu vực
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tổng

Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu

Doanh thu
Giá trị (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
81.798
53,1
77.976
51,3
11.862
7,7
15.352
10,1
60.386
39,2
58.672
38,6
154.046
100
152.000
100
(Nguồn: phòng Kế hoạch – kỹ thuật)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, địa bàn hoạt động của Chi nhánh tập
trung nhiều nhất ở khu vực miền Bắc với mức tỷ trọng doanh thu so với cả ở
3 miền trong cả nước chiếm trên 50%, sau đó là khu vực miền Nam trung
bình chiếm 38,9% trong tổng doanh thu toàn Chi nhánh. Điều này cũng dễ
hiểu vì hai khu vực này có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn khu vực
miền Trung, tập trung các đầu mối giao thông quan trọng và do đó nhu cầu về
xây dựng tăng mạnh.

1.3 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh.
Chi nhánh có lợi thế là một đơn vị xây dựng trực thuộc Bộ Quốc
phòng, số lượng các công trình được chỉ định thầu và điểm ưu tiên nghành
dọc cao hơn các công ty xây dựng khác trong đấu thầu. Mặc dù, mỗi một
công ty xây dựng đều có những thế mạnh riêng về lĩnh vực xây dựng của

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

13 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

mình cũng như đối tượng phục vụ nhưng Chi nhánh vẫn gặp phải sự cạnh
tranh tương đối gay gắt vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh
vực xây dựng. Đặc biệt trong những năm gần đây, cơ chế thị trường cùng với
sự chuyển đổi nhiệm vụ quốc phòng sang nhiệm vụ kinh tế đã làm xuất hiện
ngày càng nhiều các công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng. Thêm vào đó, Chi
nhánh còn là một đơn vị trẻ mới thành lập cho nên so với các công ty khác
vẫn còn là nhỏ bé và khó khăn trong cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trong cùng nghành dọc như:
Công ty xây dựng 344; Tổng công ty xây dựng Thành An; Công ty xây dựng
Lũng Lô; Công ty xây dựng 695…
Do vậy, Chi nhánh muốn có việc làm liên tục thì đòi hỏi sự nỗ lực, cố
gắng của toàn thể Chi nhánh để nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ khách
hàng, mở rộng mối quan hệ khách hàng và các đối tác trong ngành. Trong đó
cần đặc biệt chú trọng việc tăng cường quản lý đội xây dựng cũng như việc
hoàn thiện công khoán chi phí cho các đội thuộc Chi nhánh.

1.4. Đặc điểm về quy trình sản xuất của Chi nhánh Công ty.
Đội xây dựng có nhiệm vụ gắn liền với việc thi công xây dựng các
công trình, do vậy các đặc điểm về công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất sản
phẩm có tác động trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý. Bất cứ một sự biến
đổi nào của công nghệ sản xuất hay quy trình sản xuất đều đòi hỏi một cơ cấu
quản lý, cơ chế quản ly tương ứng phù hợp. Mỗi một công trình trước khi thi
công đều phải được thiết kế tổ chức thi công có thể do Chi nhánh hoặc các đội
tự thiết kế rồi trình Chi nhánh phê duyệt thông qua.
Dưới đây là sơ đồ tổng quát thể hiện quy trình thực hiện xây dựng công
trình của Chi nhánh công ty xây dựng 319.
Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện xây dựng công trình của Chi nhánh

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp
Giai đoạn
chuẩn bị
thi công

Giai đoạn
thi công

14 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn
Nghiên cứu cơ hội đấu thầu và lập hồ sơ dự
thầu hoặc chỉ định thầu.
Lập phương án tiến độ thi công.


Thiết kế tổ chức thi công, tổ chức thi công
trên công trường, giám sát thi công.

Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình.
Giai đoạn
kết thúc
Thanh quyết toán và bảo hành công trình.
Đối với một số công trình đặc biệt thì Chi nhánh được Nhà nước và Bộ
Quốc phòng chỉ định thầu thông qua Công ty, phần lớn các công trình Chi
nhánh thực hiện đấu thầu. Sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu, Công
ty ký hợp đồng (có quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công) hoặc Chi
nhánh ký kết hợp đồng (có uỷ quyền của Giám đốc Công ty), sau đó Chi
nhánh giao nhiệm vụ cho các đội trực thuộc thi công thông qua các hợp đồng
kinh tế, hợp đồng giao khoán giữa đội và Chi nhánh. Các đội xây dựng có
nhiệm vụ tổ chức thi công theo thiết kế kỹ thuật của công trình, theo yêu cầu
của Chủ đầu tư và phải quản lý vật tư, tài sản của Chi nhánh và của đội. Chi
nhánh có nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động thi công, đồng thời có
nhiệm vụ giải quyết các vướng mắc trong khi thi công, quản lý các đội đảm
bảo công trình được thi công đúng tiến độ và đúng yêu cầu kỹ thuật cũng như
chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Khi hoàn thành việc thi công xây
dựng, đội sẽ báo cáo Giám đốc và cùng Chi nhánh bàn giao cho Chủ đầu tư
và hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng khi hết thời hạn bảo hành công trình.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp


15 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Chi nhánh Công ty xây dựng 319 là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập,
bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, ban lãnh đạo của Chi nhánh là những
người có năng lực, trình độ trong quản lý và điều hành. Chi nhánh gồm: 05
ban, 09 đội xây dựng, các đội xây dựng đảm nhận thi công các công trình do
Chi nhánh giao.
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh như sau:
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÓ GIÁM ĐỐC
CHÍNH TRỊ

PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ HOẠCH – KỸ THUẬT

BAN
KẾ HOẠCH
KỸ THUẬT

Đội
XD
37

Đội
XD
N1

BAN

TÀI CHÍNH

BAN
VẬT TƯ-XE
MÁY

Đội
XD
N2

BAN
CHÍNH TRỊ

BAN
HÀNH CHÍNH

……….

Đội
XD
N3

Đội
XD
N4

Đội
XD
N5


Đội
XD
N6

Đội
XD
N7

Đội
XD
N8

Trên đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh. Bộ máy quản lý của
Chi nhánh được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý của Chi nhánh như trên có ưu điểm là tập trung được sự quản lý
về một đầu mối đồng thời phát huy được năng lực của các phòng ban chức

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

16 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

năng. Giám đốc Chi nhánh là người ra quyết định cuối cùng sau khi được sự
tham mưu của các phòng ban chức năng. Tuy nhiên, bộ máy quản lý của Chi
nhánh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: thiếu tính đồng bộ, tác phong làm việc
chưa cao, chịu ảnh hưởng nhiều của lề nối làm việc thụ động, quan liêu của

cơ chế quản lý của doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, khó xử lý kịp thời các
vấn đề đột xuất, các vướng mắc trong công tác quản lý đội xây dựng. Bên
cạnh đó thì các phòng ban chức năng còn chưa phát huy hết vai trò tham mưu
giúp việc cho lãnh đạo Chi nhánh và các đơn vị sản xuất.
+ Đứng đầu là giám đốc Chi nhánh: là người điều hành cao nhất trong
Chi nhánh đồng thời là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh
doanh của Chi nhánh, ra quyết định việc tổ chức quản lý điều hành sản xuất
trong toàn Chi nhánh, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao
dịch với các cơ quan liên quan theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty và
Chủ đầu tư.
+ Phó giám đốc Kế hoạch - Kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp Ban Kế
hoạch - Kỹ thuật và Ban Vật tư và là người giúp việc cho Giám đốc
trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh và công tác kỹ
thuật của Chi nhánh.
+ Phó giám đốc Chính trị (kiêm Bí thư Đảng uỷ): Phụ trách trực tiếp
Ban Chính trị và Ban Hành chính và là người giúp việc cho Giám đốc trong
công tác Đảng; công tác chính trị; tư tưởng trong toàn Chi nhánh.
Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng: Ban Kế hoạch – Kỹ
thuật, Ban Vật tư, Ban Tài chính, Ban Chính trị, Ban Hành chính, Ban Rò phá
bom mìn, Ban Dự án.
Các phòng ban chức năng trong Chi nhánh không có quyền ra quyết
định quản lý trực tiếp với các đội sản xuất, các đơn vị sản xuất mà chỉ có
nhiệm vụ chức năng tham mưu giúp việc theo đúng chuyên môn của mình.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp


17 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Ngoài các ban ra, Chi nhánh còn có các đội trực thuộc thực hiện nhiệm
vụ trực tiếp thi công các công trình. Hiện tại Chi nhánh có 9 đội xây dựng
trực thuộc: Đội XD N1, Đội XD N2, Đội XD N3, Đội XD N4, Đội XD N5,
Đội XD N6, Đội XD N7, Đội XD N8, Đội XD 37. Trong đó, bao gồm cả
những đội tổng hợp và đội chuyên môn hóa theo sản phẩm xây dựng.
3. Đặc điểm về tình hình tài chính của Chi nhánh
3.1. Tình hình tài chính
Bảng 5: Tình hình tài sản của Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu

2004

2005

2006

2007

Tổng Tài sản

20.651

66.745

87.769


112.799

A TSLĐ & ĐTNH

18.561

64.461

84.799

108.939

2.731

4.043

5.256

6.833

10.421

43.990

57.188

74.344

4.793


16.322

22.218

27.584

616,749

105,857

137,614

178,899

B. TSCĐ & ĐTDH

2.090

2.284

2.969

3.860

1. TSCĐ

2.090

2.284


2.969

3.860

1. Tiền mặt
2. Các khoản phải thu
3. Chi phí sx, KD dở dang
4. TSLĐ khác

(Nguồn từ Báo cáo thường niên của Chi nhánh công ty năm2004-2007.)
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn
và có xu hướng tăng lên cụ thể là: Năm 2004 chiếm 89,88% sang năm 2005
chiếm 96,57%, năm 2006 là 98.7%, năm 2007 là 98,6% tập trung và chiếm tỷ
trọng lớn ở các khoản phải thu. Năm 2004 khoản phải thu chỉ chiếm có 50,46%

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

18 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

so với tổng tài sản, sang đến năm 2005 chiếm tới 65,9% so với tổng tài sản,
năm 2006 chiếm 72,3% và đến năm 2007 chiếm 68.8%. Trong đó tài sản cố
định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 10,11% (năm 2004); 3,42%
(năm 2005); 5,5%(năm 2006); 6,4%(năm 2007) chủ yếu là TSCĐ. Điều này
chứng tỏ từ khi thành lập Chi nhánh chỉ tập trung tìm kiếm việc làm mà chưa
chú trọng nhiều đến việc đầu tư cho TSCĐ, mặc dù tăng nhưng tỷ trọng giảm.

Là một doanh nghiệp chủ yếu thi công công trình dân dụng, công nghiệp, các
công trình giao thông... các loại hình này khi thi công đòi hỏi phải có máy móc
trang thiết bị, không thể làm bằng thủ công được vì vậy TSCĐ chiếm tỷ trọng
nhỏ là điểm chưa hợp lý.
3.2 Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh
Bảng 6: Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Tổng Nguồn vốn

2004
20.651

2005
66.745

2006
87.769

2007
12.799

A. Nợ Phải trả

20.598

66.111

85.944


110.827

1. Nợ ngắn hạn

20.598

64.625

84.013

108.317

1.485

1.931

2.510

2. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu

53,033

634,373

1.825

1.972

1. Vốn chủ sở hữu


25,821

534,165

694,414

902,738

2. Nguồn kinh phí và
quỹ khác

27,211 100,208

1.130

1.069

(Nguồn từ Báo cáo thường niên của Chi nhánh công ty năm2004-2007.)
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành
tài sản. Qua bảng về tình hình nguồn vốn của Chi nhánh ta thấy nguồn vốn
chủ sở hữu năm 2004 chiếm có 0,25% nhưng sang đến năm 2005 tăng đáng
kể chiếm 0,95% so với tổng nguồn vốn, và tiếp tục tăng đến lên chiếm 2.1%

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp


19 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

năm 2006 và năm 2007 chiếm 1.7% trong tổng nguồn vốn của toàn Chi
nhánh. Như vậy là cơ cấu vốn của Chi nhánh có sự chênh lệch rất lớn, tỷ
trọng của vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ, điều này thể hiện sự không
an toàn cho nguồn vốn đầu tư, mức độ rủi ro cao, gây tâm lý e ngại cho chủ
đầu tư.
Nhóm nợ phải trả của Chi nhánh qua 2 năm 2004 và 2005 đều chiếm
tới 99%, năm 2006 chiếm 98% và chiếm 98.3% năm 2007. Điều này nói lên
rằng do đặc điểm kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản phần lớn các công
trình khi bước bào thi công mọi chi phí phát sinh đều do Chi nhánh ứng tiền
bằng cách vay ngắn hạn hoặc dài hạn và khi công trình hoàn thành đi vào
nghiệm thu nguồn vốn vay mới được thanh toán khi Chủ đầu tư trả. Chi
nhánh vẫn mạnh dạn vay vốn đầu tư cho hoạt động SXKD nên nguồn vốn vay
của Chi nhánh tăng lên đồng thời các khoản thu cũng tăng lên theo.
4. Đặc diểm về lao động của Chi nhánh.
Nguồn lực con người là một trong những yếu tố có vai trò chủ đạo
trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và
trong lĩnh vực quản lý nói riêng. Con người là một trong các yếu tố đầu vào
quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Cho dù các các yếu tố khác có thực
hiện tốt đến đâu cũng không mang lại hiệu quả cao nếu không có những con
người làm việc hiệu quả. Năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của người
lao động có quan hệ trực tiếp đến công tác thi công đúng tiến độ, đạt yêu cầu
chất lượng, kỹ thuật thiết kế.
Hiện nay, ở Chi nhánh, công tác cán bộ tổ chức nhân sự, quản lý lao
động luôn được quan tâm coi trọng.
Bảng 7: Cơ cấu lao động của Chi nhánh (tháng 2/2009).
Chỉ tiêu
Tổng số

1. Cơ cấu giới tính

Số lượng (người)

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Tỷ trọng (%)
440

100

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

- Nam
- Nữ
2.Cấp bậc
- Sĩ quan
- QNCN
- CNVQP
- Không cấp bậc
3. Trình độ chuyên môn
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Sơ cấp + Bậc thợ
4. Tính chất lao động
- Lao động trực tiếp

- Lao động gián tiếp
5. Thâm niên
- Lao động biên chế
- Lao động hợp đồng dài hạn
- Lao động hợp đồng thời vụ
6. Độ tuổi
- Trên 50
- Từ 30 – 50
- Từ 18 - 30

20 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

362
78

82,3
17,7

13
16
22
389

3
3,6
5
88,4

74
16

38
56

16,8
3,6
8,6
12,7

363
77

82,5
17,5

51
179
210

11,6
40,7
47,7

30
203
207

6,8
46,1
47,1


(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương).
Từ bảng thống kê số liệu trên, do ngành kinh tế xây dựng có những đặc
điểm khác biệt và phức tạp hơn so với các ngành kinh tế khác nên cơ cấu lao
động của ngành nói chung, của Chi nhánh nói riêng cũng có đặc những đặc
trưng riêng.
Tính đến thời điểm tháng 2/2009 toàn Chi nhánh có tổng số 440 lao
động, trong đó chủ yếu là lao động nam giới chiếm tới 82,3%. Sở dĩ điều này
do đặc điểm về tính chất của công việc ngành xây dựng đòi hỏi trình độ kỹ
thuật phức tạp, nặng nhọc và thường xuyên ở ngoài trời.
Lao động quản lý trong các phòng ban của Chi nhánh chiếm tỷ trọng
tương đối lớn 12,5% (55 người) trong tổng số lao động của Chi nhánh, đây là

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

21 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

một tỷ lệ phù hợp. Công tác đề bạt bổ nhiệm, thăng quân hàm, nâng lương,
chuyển diện cán bộ, sắp xếp, tiếp nhận cán bộ làm đúng qui trình.
Lao động có trình độ đại học và trên đại học là 74 người chiếm 16,8%,
cao đẳng chiếm 3,6%, trung cấp 8,6%, trình độ sơ cấp và bậc thợ chiếm
12,7%. Như vậy, lao động có trình độ đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao. Điều này
là hợp lý vì các công trình xây dựng yêu cầu cán bộ chuyên môn kỹ thuật phải
có trình độ, phải được đào tạo, am hiểu tính chất công việc, mức độ phức tạp
cũng như tầm quan trọng của công việc. Hàng năm, Chi nhánh vẫn thường
xuyên quan tâm đến công tác tuyển dụng đối tượng lao động này đồng tời tạo

điều kiện tốt cho họ phát huy hết năng lực của mình. Số còn lại là lao động
giản đơn chiếm phần đông đảo.
Hiện tại, số lao động trong biên chế là 230 người trong đó bao gồm cả
đối tượng lao động hợp đồng không thời hạn chiếm 52,3% . Lao động thời vụ
là 210 người chủ yếu được thuê tại các địa phương nơi công trình thi công và
kết thúc hợp đồng khi công trình hoàn thành đưa vào bàn giao sử dụng.
Cơ cấu lao động theo lứa tuổi ở Chi nhánh tương đối phù hợp, chủ yếu
là đội ngũ lao động trẻ trong độ tuổi 18 – 30 có sức khỏe tốt gắn với lao động
trực tiếp tạo ra sản phẩm chiếm 47,1%; lao động gián tiếp chiếm 46,1% chủ
yếu trong độ tuổi 30 – 50 có kinh nghiệm, trình độ quản lý. Còn lại lao động
trong độ tuổi 50 chiếm tỷ lệ nhỏ 6,8% chủ yếu là các cán bộ sắp nghỉ hưu,có
thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề.
Lao động phân bổ trong các phòng ban là những lao động gián tiếp
được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đến từng người. Tuy nhiên, vẫn
xảy ra tình trạng người làm, người chơi mà hưởng thành quả làm việc như
nhau. Đây cũng là một thực trạng tiêu cực của Chi nhánh gây ảnh hưởng đến
tâm lý làm việc chung của các thành viên trong ban, không phát huy hết khả
năng của người lao động.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

22 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Số công nhân lao động trong các đội không ngừng được nâng cao cả về
số lượng lẫn chất lượng. Hàng năm, các đội đều có danh sách về nhu cầu lao

động kỹ thuật cho đội của mình để trình Chi nhánh có kế hoạch tuyển dụng,
đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc sản xuất kinh doanh của từng đội. Do tính
đặc điểm của của sản phẩm xây dựng là có vị trí cố định cho nên tùy theo địa
điểm xây dựng công trình ở từng địa phương mà thuê thêm lao động thời vụ
tại địa phương đó và lực lượng lao động bán chuyên nghiệp, vì vậy trình độ
lao động ở các Đội rất khó kiểm soát và việc đào tạo lao động cũng gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý đội, công tác bảo hộ lao động, đòi hỏi
một sự quản lý linh hoạt phù hợp với từng điều kiện cụ thể từng công trình ở
từng địa phương.
Chế độ bảo đảm việc làm, tiền lương, tiền thưởng, được quan tâm đúng
lúc trong toàn đơn vị, hạn chế thấp nhất quân số nghỉ không lương, số nghỉ
chờ việc, giãn việc, thực hiện chế độ trợ cấp theo qui định. Chi nhánh làm tốt
công tác thu hút, tuyển dụng lao động có chất lượng tốt phù hợp với tính chất,
đặc điểm công việc của đơn vị.
Chế độ nâng lương, nâng bậc được quan tâm, 100% lao động được mua
BHYT. Tích cực phối hợp với cơ quan chức năng công ty lập sổ BHXH cho
người lao động.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích thì Chi nhánh hiện nay vẫn đang
thiếu đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật còn ít, chưa đáp ứng đủ yêu
cầu thực hiện các công trình đã thắng thầu và đang thi công hiện nay. Số công
nhân lành nghề, thợ bậc cao ở một số công trường còn thiếu. Chế độ tiền
lương, chế độ đãi ngộ, khuyến khích ở một số đội, công trường chưa phù hợp
nên cán bộ bỏ việc, chuyển sang đơn vị khác hoặc làm việc cầm chừng, không
phát huy hết khả năng sẵn có.
5. Đặc điểm máy móc thiết bị.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C



Chuyên đề tốt nghiệp

23 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Chi nhánh là một đơn vị trẻ được thành lập từ năm 2004 nên trang thiết
vật tư – xe máy còn hạn chế.
Bảng 8: Một số máy móc thiết bị chính của Chi nhánh:
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Loại thiết bị
Cần trục tự hành bánh xích
Cần trục tự hành bánh hơi

Cần trục tháp
Máy vận thăng
Cần trục thiều nhi
Máy khoan cọc nhồi
Máy ép cọc
Máy trộn bê tông
Máy trộn vữa
Trạm trộn cấp phối
Lua rung
Lu tĩnh
Máy san gạt
Máy hút bùn
Thiết bị dò mìn
Máy dò mìn
Máy dò bom

Đv
cái
cái
cái
cái
cái
Bộ
cái
cái
cái
Bộ

Số
lượng

05
06
02
90
62
2
04
90
93
02
28
21
12
01

Công suất
4-13 tấn
3-7 tấn
Q=1,2-13 tấn
500kg
500kg
D=0,8-1,2m
60-200 tấn
V=0,25-0,7m3
v-0,2-0,4m3
50m3/h
24-30 tấn
8-12 tấn
L=3,1-3,7m
180m3/h


Nguồn gốc
Nhật, Nga
Nhật, Nga
Trung quốc,Ý
Nga, Vn, TQ
Nga, Vn, TQ
Trung Quốc
Ý, Nhật
VN, TQ
Nga, VN, TQ
VN
Nhật, Đức
Nhật, Đức, TQ
Nga, Nhật
Nga

65
Độ sâu 0,5m
Mỹ, TQ
70
Độ sâu 5m, 10m Mỹ, Đức
(Nguồn từ phòng ban vật tư – xe máy)

Nhìn chung thì Chi nhánh có thiết bị khá đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đáp
ứng mọi yêu cầu của các công trình về mọi qui mô, mức độ phức tạp, mỹ
quan và tiến độ công trình.
Công tác quản lý toàn diện mọi trang thiết bị thi công, xe máy thuộc
Chi nhánh đảm bảo tốt. Việc điều động các phương tiện xe máy và luân
chuyển các thiết bị thi công cho các đội xây dựng sử dụng một cách có hiệu

quả. Hàng tháng, báo cáo kiểm kê định kỳ thực lực trang thiết bị thi công, xe
máy thuộc Chi nhánh cho phòng vật tư – xe máy Công ty đúng qui định; quản
lý và theo dõi số lượng, chất lượng thiết bị thi công, xe máy, giúp đỡ các đội

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

24 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

bảo quản, sửa chữa trang thiết bị thi công đảm bảo an toàn kỹ thuật, kéo dài
tuổi thọ sử dụng trang thiết bị, xe máy.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đôn đốc bảo quản, đầu tư sửa chữa xe máy
chưa được thường xuyên. Việc quản lý theo dõi về đầu tư sửa chữa xe máy, các
hợp đồng mua bán vật tư vật liệu và trang thiết bị thi công của các đội thuộc Chi
nhánh còn hạn chế.
Đánh giá chung:
Chi nhánh công ty xây dựng 319 đã trải qua nhiều năm xây dựng và
trưởng thành, có bề dày trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ CNV trong đơn vị ngày càng trưởng thành, đúc rút
được nhiều kinh nghiệm và trình độ tay nghề được nâng lên, đáp ứng được mọi
yêu cầu.
Địa bàn thi công rộng, mối quan hệ rộng, uy tín trên thương trường ngày
càng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện nhiệm
vụ của đơn vị.
Có thiết bị khá đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu của các
công trình về mọi qui mô, mức độ phức tạp, mỹ quan và tiến độ công trình.

Công ty đã liên danh liên kết với nhiều đơn vị nên có khả năng tập trung
nguồn lực, trao đổi kinh nghiệm, đề ra những biện pháp tối ưu để tổ chức thi
công tốt nhất và khắc phục nhanh những phát sinh phức tạp nếu có nếu đối với
từng loại công trình.
Với năng lực, thiết bị, nhân lực và kinh nghiệm nêu trên, Chi nhánh công
ty xây dựng có đủ khả năng đáp ứng, hoàn thành tốt mọi yêu cầu về xây dựng.
III. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Chi nhánh.
1.Mục tiêu chung:
Tăng trưởng hợp lý từ 10 – 15% mỗi năm, phấn đấu việc làm ổn định, khả
năng giá trị sản lượng tăng nhanh.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

25 GVHD:GS.TS Nguyễn Kế Tuấn

Đảm bảo tốt mọi chính sách xã hội, nâng cao mức thu nhập cho CBCNV.
Phương châm phát triển vững chắc và hợp lý, tăng chất lượng của sản
xuất kinh doanh. Hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty
TNHH một thành viên vào cuối năm 2009 và bổ sung thêm ngành nghề SXKD
phù hợp với mô hình quản lý.
Phấn đấu giữ vững được thị trường hiện có, đồng thời mở rộng một số thị
trường mới, một số dự án đầu tư mới có hiệu quả kinh tế cao.
2. Mục tiêu cụ thể:
Năm 2009 Chi nhánh quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế
hoạch đề ra.

Dự kiến kế hoạch năm 2009:
+ Sản lượng: 150 tỷ
+ Doanh thu: 161 tỷ
+ Thu hồi vốn:129 tỷ
+ Tỷ suất lợi nhuận: Xây lắp: 2%
+ Thu nhập bình quân của CBCNV: 3.400.000 đồng/người/tháng.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHOÁN CHI PHÍ CHO ĐỘI
XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY XÂY DỰNG 319
I. Tổng quan về các Đội tại Chi nhánh.
1. Các căn cứ hình thành đội xây dựng của Chi nhánh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, qui mô sản xuất của
Chi nhánh được mở rộng, đội xây dựng ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ khi mới thành lập, Chi nhánh có 5
đội và hiện tại, Chi nhánh có tổng số 9 đội xây dựng: Đội 37; Đội N1; Đội
N2; Đội N3; Đội N4; Đội N5; Đội N6; Đội N7; Đội N8. Trong đó, bao gồm
cả những đội tổng hợp và đội chuyên môn hóa theo ngành.

Sinh viên: Trần Thị Bích Hồng

Lớp:CN& XD 47C


×