Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo Cáo Thực Tập Về Ngân Hàng Công Thương Bãi Cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.61 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trước những biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam gia
nhập WTO cũng là bước ngoặt tạo sự thay đổi trong hoạt động của kinh
tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Việc thực tập là một
trong những việc cần thiết đối với mỗi sinh viên chuẩn bị hành trang để
đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng khi tuyển dụng. Kết thúc mỗi khóa
học, nhà trường đã tạo điều kiện cho mỗi sinh viên tiếp cận với thực tế,
trao đổi và làm việc tại các cơ quan mà mình thực tập. Trong chương
trình đào tạo của nhà trường đã bố trí em thực tập tại chi nhánh Ngân
hàng Công thương Bãi Cháy – tỉnh Quảng Ninh, tại phòng khách hàng
doanh nghiệp. Qua một tháng thực tập tại Ngân hàng, em đã tóm tắt quá
trình hình thành cũng như các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nội
dung Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 2 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng công thương Bãi cháy
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công
thương Bãi cháy trong ba năm 2006, 2007, 2008.
Các số liệu cũng như thông tin trong báo cáo thực tập tổng hợp
được Ngân hàng cung cấp và tạo điều kiện giúp em hoàn thành báo cáo
này. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS. TS. Phạm Quang Trung,
em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp.
Em xin chân thành cảm ơn!


Báo cáo thực tập tổng hợp
PHÀN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CÔNG


THƯƠNG BÃI CHÁY
1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển
Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy được thành lập năm
1990 trên cơ sở nâng cấp phòng Giao dịch Bãi Cháy – Ngân hàng công
thương Quảng Ninh. Khi mới thành lập là chi nhánh cấp hai hạch tóan
trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Qua 15 năm xây dựng và
trưởng thành, xét về quy mô cũng như năng lực phát triển, nhằm tạo tiền
đề cho sự phát triển tại một khu vực kinh tế năng động, từ ngày
01/01/2006, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bãi Cháy được nâng cấp
thành chi nhánh cấp 1 hạch toán phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt
Nam.
Là Ngân hàng đặt trụ sở đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
Ngân hàng công thương Bãi Cháy đến ngày 31/12/2008, chi nhánh Ngân
hàng công thương Bãi Cháy với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức là
53 người. Với vị trí thuận lợi nằm ở vị trí trung tâm Bãi Cháy – khu kinh
tế năng động của vùng với các loại hình kinh tế du lịch, dịch vụ, công
nghiệp, cảng biển ngày càng phát triển, chi nhánh Ngân hàng Công
thương Bãi Cháy chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng và tổ
chức tín dụng khác. Đến 31/12/2008, trên địa bàn khu vực Bãi Cháy đã
có 9 Ngân hàng đặt trụ sở giao dịch và rất nhiều tổ chức tín dụng khác
chưa đặt trụ sở nhưng tập trung khai thác các dịch vụ ngân hàng (đặc biệt
là dịch vụ ngân hàng di động ATM, dịch vụ thanh toán tại các cơ sở chấp
nhận thẻ…). Về cơ bản, Ngân hàng công thương Bãi Cháy vẫn chiếm thị
phần lớn nhất, trong đó nguồn vốn huy động là 570 tỷ đồng, cho vay nền
kinh tế là 399,2 tỷ đồng.
Theo định hướng của sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, khu vực
Bãi Cháy và các khu vực phụ cận như Hoành Bồ, Quảng Yên đã trở thành
khu vực kinh tế tổng hợp với các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch
3



Báo cáo thực tập tổng hợp
dịch vụ công nghiệp đóng tàu, điện, xi măng, công nghiệp chế biến và
cảng biển. Các khu công nghiệp này sẽ trở thành khu công nghiệp kinh tế
tập trung và là thị trường đầy tiềm năng và rất lớn trong việc cung cấp các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới các thành phần kinh tế.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy với những lợi thế của
một ngân hàng quốc doanh lớn và hoạt động lâu năm trên địa bàn đã tạo
các tín nhiệm lớn với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong
thời gian qua. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới mở rộng thị phần và
địa bàn hoạt động, đã và luôn là người bạn đồng hành của mọi nhà và mọi
doanh nghiệp. Với phương châm của Vietinbank “nâng giá trị cuộc
sống”, ngân hàng sẽ không ngừng hoạt động và phát triển cùng với sự
phát triển chung của khu vực.
1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường.
Sau hai năm trở thành chi nhánh cấp một hạch toán phụ thuộc ngân
hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã thu
hút nhiều khách hàng tham gia và tạo sự uy tín đối với khách hàng, đặc
biệt là tổ chức dân cư. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng chủ yếu là
công ty vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp thương mại dịch vụ,
số lượng lên tới hai mươi ba doanh nghiệp.
1.2.1. Đặc điểm khách hàng
Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã kinh doanh hoạt
động với hai mươi ba doanh nghiệp trên địa bàn và kết hợp cho vay Việt
Đức với một số doanh nghiệp nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp đều kinh
doanh có lãi, thành lập được từ năm năm trở lên và hoạt động ở hầu hết
các ngành nghề khác nhau như vận tải, nhà hàng, cảng biển, du lịch, khai
thác than, đóng tàu,… Các doanh nghiệp mà ngân hàng đang quan hệ tín
dụng đều là những doanh nghiệp có uy tín và làm ăn chất lượng tốt,
không có hiện tượng chây ỳ việc trả nợ và thanh toán nợ đúng hạn.


4


Báo cáo thực tập tổng hợp
BẢNG TỔNG SỐ DƯ NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
(Số liệu tính đến ngày 31/1/2/2008)
Đơn vị: triệu đồng
STT
Tên doanh nghiệp
1 Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
2 Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết kế
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21

tàu thủy Hạ Long
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hạ Long
Công ty TNHH 1 thành viên đóng tàu Hải Hà
Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Quảng Ninh
Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 1
Công ty cổ phần Gốm xây dựng Giếng Đáy
Công ty cổ phần cơ khí Quảng Ninh
Công ty than Dương Huy
Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Thịnh
CTCP dịch vụ vận chuyển khách Thành Đạt
Công ty trách nhiệm hữu hạn Cánh buồm Hạ Long
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tâm Đức
Công ty trách nhiệm hữu hạn Quảng Lạc
Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Tân Long
DNTN - xí nghiệp dịch vụ thương mại Ngọc Tuấn
Công ty TNHH và thương mại Việt phát triển
Công ty trách nhiệm hữu hạn Mai Chi
Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị tin học

Số Dư nợ
50575
207511
691711
1000
2234
100
4792

4835
3140
1750
3531
891
268
490
280,6
20
200
187,5
2050
307,5
500

Vinaecom
Cho vay Việt Đức
1 Công ty cổ phần vận chuyển khách Thành Đạt
76
2 DNTN - xí nghiệp dich vụ thương mại Ngọc Tuấn
816
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn Tâm Đức
300
4 Doanh nghiệp tư nhân – xí nghiệp Chính Lương
14.250
Phần lớn quan hệ tín dụng với Ngân hàng là mảng khách hàng
doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng với khách hàng cá nhân chủ yếu là cho
vay tiêu dùng, mua nhà trả góp, kinh doanh khai thác đánh bắt cá… với
số lượng 90 khách hàng. Tuy nhiên hầu hết dư nợ chủ yếu của ngân hàng
thuộc về phòng khách hàng doanh nghiệp.


5


Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.2 Đặc điểm thị trường hoạt động
Chỉ tính riêng khu vực Bãi Cháy, trên một chiều dài khoảng 3km
đã có tám tổ chức tín dụng có chi nhánh hoạt động, song Ngân hàng công
thương Bãi Cháy tính đến 31/12/2008, nguồn vốn huy động bình quân
của chi nhánh đạt 570 tỷ đồng (tốc độ tăng 30,14%), dư nợ cho vay nền
kinh tế đạt 399,2 tỷ đồng.
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN BÃI CHÁY
(Số liệu tổng hợp từ NHNN đến 31/12/2008)
S
T
Tên TCTD
T
1 Ngân hàng công thương
Bãi Cháy
2 Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Bãi Cháy
3 Ngân hàng Nông nghiệp
Bãi Cháy
4 Ngân hàng Ngoại thương
Bãi Cháy
5 Ngân hàng đồng bằng
song Cửu Long
6 Ngân hàng Cổ phần hàng
hải Bãi Cháy

7 Ngân hàng Chính sách xã
hội Bãi Cháy
8 Ngân hàng CP Quốc tế
9 Ngân hàng Cổ phần sài
Gòn Công thương
Cộng

Nguồn vốn huy đông
Tỷ trọng
Số lượng
(%)

Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay nền kinh tế
Tỷ trọng
Số lượng
(%)

570

31.48

399.20

24.70

169.70

9.37


409.60

25.35

124.20

6.86

194.70

12.05

371.40

20.51

366.70

22.69

36.90

2.04

5.70

0.35

482.30


26.63

185.60

11.49

1.40

0.08

48.30

2.99

43.00

2.37

6.10

0.38

11.90

0.66

-

0.00


1,810.8

100

1,615.9

100

Trước tình hình hoạt động cạnh tranh giữa các chi nhánh, ngân
hàng đã vận dụng linh hoạt các chính sách tín dụng, gặp gỡ và trao đổi
thường xuyên với các khách hàng, từ đó khơi tăng nguồn vốn tín dụng
đáng kể. Trong công tác tín dụng, chi nhánh thường xuyên phân tích đáng

6


Báo cáo thực tập tổng hợp
giá thực trạng khách hàng để cấp tín dụng, kiên quyết không hạn thấp
điều kiện tín dụng
1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Công thương Bãi Cháy
Giám đốc

2 phó Giám đốc

Phòng Kế
toán

Phòng
khách

hàng DN

Phòng
khách
hàng cá
nhân

Phòng
GD
Hoành
Bồ

Phòng tổ
chức
hành
chính

Quỹ tiết
kiệm số
01

Phòng
ngân quỹ

Tổ quản
lý rủi ro

Quỹ tiết
kiệm số
02


Với quy mô hoạt động trong suốt 19 năm, Ngân hàng Công thương
Bãi Cháy đã phát triển và mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch và đào
tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức với trình độ đại học. Hiện tại
Ngân hàng đã có 53 cán bộ với hầu hết được đào tạo ở cấp độ cao đẳng
và đại học. Số lượng cán bộ nữ chiếm 60%, cán bộ nam chiếm 40% toàn
chi nhánh. Quy mô tổ chức hoạt động của Ngân hàng được sắp xếp theo
như mô hình tổ chức: một Giám đốc, hai phó giám đốc, sáu phòng chức
năng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân,
phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng ngân quỹ và tổ quản lý

7

Quỹ tiết
kiệm số
02


Báo cáo thực tập tổng hợp
rủi ro. Hiện tại chi nhánh đã mở thêm phòng giao dịch Hoành Bồ vào
ngày 06/02/2009, và các quỹ tiết kiệm số 01 và 02.
Từ tháng 7/2005 Chi nhánh đã thực hiện đổi mới công nghệ, nâng
cấp và sửa đổi máy móc cũng như trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
kinh doanh. Các phòng ban đều trang bị máy tính và các cán bộ đều có kỹ
năng sử dụng thành thạo.
Với số lượng các ngân hàng lớn và cạnh tranh nhau ngày càng gay
gắt, Ngân hàng đã phát triển các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh
thẻ. Năm 2007, chi nhánh đã phát hành hơn 6000 thẻ E-partner (nâng
tổng số thẻ phát hành hai năm 2006-2007 lên gần 10000 thẻ), thiết lập
được hơn hai mươi lăm cơ sở chấp nhận thẻ và các dịch vụ kinh doanh

thẻ, tài trợ thương mại cũng phát triển theo.

PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY
2.1. Thực trạng hoạt động trong ba năm 2006, 2007, 2008
Trong ba năm vừa qua, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã hoạt
động đạt được những kết quả đáng chú ý. Năm 2008, Ngân hàng công
thương Việt Nam tiến hành cổ phần hóa trong bối cảnh thị trường chứng
khoán có những biến động khó lướng, của lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại
tệ, giá vàng, vật tư, nhiên liệu,… và chính quyền địa phương đã có bước
8


Báo cáo thực tập tổng hợp
chấn chỉnh hoạt động kinh doanh và khai thác than đã ảnh hưởng nhất
định tới kinh tế xã hội và hoạt động của ngân hàng trên địa bàn.
2.1.1.Về huy động vốn
Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt
515.410 triệu đồng, đồng, tốc độ tăng là 30,73 % so với năm 2007.

Theo
khách
hàng
Theo
loại
tiền

Theo
kỳ

hạn

BẢNG SỐ LIỆU VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
(tính đến ngày 31/12/2008)
Đơn vị: triệu đồng
So với
Tốc độ
Phân loại
Số lượng Tỷ trọng
đầu năm
tăng
22,83%
Tổ chức kinh tế
130.111
54.199
71,39%
Dân cư

439.858

77,17%

78.120

Tiền gửi VNĐ

522.073

91,6%


110.763

47.897

8,4%

21.565

102.433

17,97%

362.255

63,55%

102.725

18,03%

2.577

0,445%

Tiền gửi ngoại tệ
quy ra VNĐ
Tiền gửi đảm bảo
TT và không KH
Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng

Tiền gửi kỳ hạn từ
12-24 tháng
Tiền gửi kỳ hạn
trên 24 tháng

21,6%

Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn, song cơ cấu huy động có
sự thay đổi, bình quân chiếm 75,82% (năm 2007 là 87,36%, năm 2006 là
90,1%). Kỳ hạn tiền gửi ngày càng dịch chuyển dần sang kỳ hạn ngắn
nên thiếu tính ổn định. Đến 31/12/2008 tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở
lên chiếm 18,48% tổng vốn huy động, đầu năm chiếm 46,68%. Nguyên
nhân là do đầu năm biến động lãi suất đến tâm lý người gửi. Do vậy mà
ngân hàng chi nhánh Bãi Cháy đã đa dạng hóa các hình thức tiền gửi, lãi
suất bảo đảm tính cạnh tranh, đồng thời có chính sách tiếp thị, khuyến
mãi kịp thời, hấp dẫn thu hút khách hàng; đặc biệt năm 2007 tổ chức

9


Báo cáo thực tập tổng hợp
đồng bộ và có hiệu quả các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi. Năm 2008,
Ban Giám đốc đã chi đạo thành lâp tổ theo dõi biến động lãi suất huy
động để đưa ra mức lãi suất hợp lý nhằm tránh tình trạng khách hàng rút
tiền đi gửi ở các tổ chức tín dụng khác.
2.1.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư
Tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 399.222
triệu đồng, tăng 164.924 triệu đồng (tốc độ tăng 70,2%), so với
31/12/2007 đạt 104% kế hoạch Ngân hàng công thương Việt nam giao
(Kế hoạch là 384 tỷ đồng). Dư nợ bình quân năm 2008 là 335.964 triệu

đồng, tăng 25,55% so với năm 2007. Toàn bộ dư nợ của toàn chi nhánh là
nợ nhóm 1. Chi nhánh đã nỗ lực tích cực xử lý thu hồi nợ, nợ đã xử lý rủi
ro. Dư nợ ngắn hạn là 216.302 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,18% tổng dư
nợ. Dư nợ trung và dài hạn (bao gồm cả cho vay Việt Đức) là 182.920
triệu đồng, chiếm 45,82% tổng dư nợ. Theo thành phần kinh tế, dư nợ
cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 317.466 triệu đồng, chiếm 79,5% tổng
dư nợ. Dư nợ cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là
69.844 triệu đồng, chiếm 17,5% tổng dư nợ. Cho vay tư nhân cá thể là
11.912 triệu đồng, chiếm 3% tổng dư nợ. Số lượng khách hàng có quan
hệ tín dụng với chi nhánh là một trăm mười ba khách hàng, trong đó có
mười lăm khách hàng vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản, ba khách
hàng bảo đảm một phần với tổng dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản là
206.901 triệu đồng, chiếm 52% tổng dư nợ. Cho vay theo VNĐ là
297.473 triệu đồng, chiếm 74,51% tổng dư nợ. Cho vay ngoại tệ quy
VNĐ là 101.749 triệu đồng, chiếm 25,49% tổng dư nợ. Đặc biệt năm
2007 chi nhánh đã xử lý rủi ro được hai trường hợp với số tiền là 10,7
triệu đồng. Đối với số nợ gốc, tổng số nợ đang hạch toán ngoại bảng năm
2006 chuyển sang là 2.647 triệu đồng, là số nợ không có khả năng thu.
Tuy nhiên, chi nhánh đã nỗ lực đạt 100,7% kế hoach Ngân hàng công
thương Việt Nam giao, thu hồi được 82,7%. Đối với lãi tồn đọng, chi
10


Báo cáo thực tập tổng hợp
nhánh thu hồi được 294,4 triệu đồng lãi (Phòng khách hàng doanh nghiệp
là 104 triệu đồng, phòng khách hàng cá nhân là 190,4 triệu đồng).
Bên cạnh công tác cho vay, chi nhánh cũng đã hoạt động tốt điều
chuyển vốn về Ngân hàng công thương Việt Nam để điều hòa chung toàn
hệ thống. Dư nợ vốn của chi nhánh tại Ngân hàng công thương Việt Nam
là 204.369 triệu đồng, tổng thu nhập từ lãi gửi vốn đạt 9.759 triệu đồng.

2.1.3. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh chủ yếu là để phục vụ
cho nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu của nhà máy đóng tàu
Hạ Long. Doanh số mua ngoại tệ (quy VNĐ) là 120.642 triệu đồng.
Doanh số bán ngoại tệ (quy VNĐ) là 129.070 triệu đồng. Thu nhập từ
kinh doanh ngoại tệ là 144 triệu đồng.
2.1.4. Hoạt động dịch vụ thu phí
Năm 2008, tổng phí dịch vụ mà chi nhánh thu được là 2.068 triệu
đồng, tăng 676 triệu đồng so với năm 2007, đạt 103,15% kế hoạch Ngân
hàng công thương Việt Nam giao. Năm 2007 đạt 116% kế hoạch được
giao. Hoạt động thu phí của ngân hàng tăng 49% cùng kỳ so với năm
2007, năm 2007 tăng 40% so với năm 2006. Các dịch vụ chủ yếu là tài
trợ thương mại và dịch vụ kinh doanh thẻ. Tỷ lệ thu phí trên tổng thu
nhập năm 2008 đạt 2,35%, năm 2007 là 3,2%. Mặc dù số lượng phát
hành thẻ E-Partner lớn song các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi trả tiền
lương qua tài khoản vẫn còn hạn chế. Các hoạt động thanh toán của chi
nhánh có sự tăng trưởng rõ rệt.
BẢNG TỔNG KẾT PHÍ THU ĐƯỢC CỦA CHI NHÁNH
(tính đến ngày 31/12/2008)
Đơn vị tính: triệu đồng
ST
Chỉ tiêu
T
1 Phí hoạt động cho vay
2 Phí dịch vụ tài trợ thương mại
11

Năm
2007
47

420

Năm
2008
37
641

Chênh
lệch
-21%
+52,6%


Báo cáo thực tập tổng hợp
3
4
5

Phí dịch vụ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ
Phí dịch vụ thanh tóan và chuyển tiền
Phí dịch vụ khác
Cộng

632
243
45
1.387

1.054
336


+66,8%
+17%

2.068

+49%

2.1.4.1. Hoạt động thanh toán
Thanh toán trong nước là 5.800 tỷ đồng, trong đó thanh toán nội bộ
là 4.446 tỷ đồng, ngoài hệ thống là 1.354 tỷ đồng. Về thanh toán nhập
khẩu, kết hợp với Sở Giao dịch III, chi nhánh đã phát hành 33 L/C nhập
khẩu, trị giá 5,809,202 USD và 20,500 EUR và thanh toán 45L/C đến hạn
với tổng trị giá 5,127,487 USD và 20,500 EUR. Chi nhánh cũng đã thanh
toán ba mươi hai món L/C xuất khẩu với tổng số thanh toán là 835,918
USD. Phát hành bảo lãnh trong nước với tổng trị giá 835,985 USD và
6,885 triệu đồng. Thông báo bảo lãnh nước ngoài bốn món với tổng giá
trị 2,680,918 USD. Doanh số chi trả kiều hối là 436,000 USD.
2.1.4.2. Hoạt động dịch vụ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ
Kế hoạch của NHCT VN giao cho là 7000 thẻ E-partner, 30 thẻ
TDQT và 20 CSCNT. Cuối năm 2008, chi nhánh đã phát hành 5.173 thẻ
E-partner (đạt 74% kế hoạch), 34 thẻ TDQT(đạt 113% kế hoạch), trong
đó 15 thẻ cho khách hàng và 19 thẻ cho cán bộ công nhân viên chi nhánh.
Hiện tại đã có 21 cơ sở chấp nhận thẻ đang hoạt động, phát triển mới là
10 đơn vị ( Khách hàng doanh nghiệp là 8, khách hàng cá nhân là 02).
2.1.4.3. Hoạt động quản lý tiền tệ kho quỹ
BẢNG KẾT QUẢ THU CHI TIỀN MẶT
(Tính đến ngày 31/12/2008)
Chỉ tiêu
Tổng thu tiền mặt

Tổng chi tiền mặt
Tổng thu ngoại tệ
Tổng chi ngoại tệ

Đơn vị tính
Tỷ đồng
Tỷ đồng
USD
EUR
USD
EUR

12

Năm 2007
1.444
1.443
1,855,988
19,845
1,852,839
19,645

Năm 2008
1.601
1,599
2,207,289
44,675
2,202,580
43,305



Báo cáo thực tập tổng hợp

Trong quá trình thực hiện, chi nhánh đã thực hiện tốt các chỉ thị
của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam về công
tác an toàn, rà soát kiểm tra về các điều kiện an toàn kho quỹ và có các
biện pháp thực hiện nhằm tăng cường đảm bảo an toàn tài sản tại chi
nhánh. Trong năm 2007, chi nhánh đã triển khai thu tiền lưu động đối với
các khách hàng có nhu cầu gửi tiền lớn (Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh
và của dân cư khi nhận tiền để bù dự án) nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối
tài sản. Năm 2007 chi nhánh đã phát hiện và thu giữ 18 tờ tiền giả các
loại với tổng số tiền là 1.550 ngàn đồng, trả lại cho khách hàng 54 món
tiền thừa với tổng số tiền là 29.950 ngàn đồng. Năm 2008, phát hiện ra 08
tờ tiền giả với tổng giá trị là 720 ngàn đồng, trả lại cho khách hàng 57
món tiền thừa với số tiền là 68.278 triệu đồng Tồn quỹ tiền mặt bình quân
năm 2007 là 4,7 tỷ đồng, năm 2008 là 4,9 tỷ đồng/ 5 tỷ Ngân hàng công
thương Việt Nam giao giao.

2.1.5. Các hoạt động hỗ trợ khác
Về công tác tổ chức đào tạo cán bộ: Nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ
chức của các phòng chức năng theo mô hình hiện đại hóa của Ngân hàng
công thương Việt Nam, tăng năng lực lãnh đạo và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, năm 2008 chi nhánh đã bổ nhiệm một đồng chí trưởng phòng,
một đồng chí phó phòng và một đồng chí tổ trưởng tổ quản lý rủi ro theo
đúng quy trình bổ nhiệm của Ngân hàng công thương Việt Nam tuyển
dụng bốn cán bộ tín dụng và một nhân viên lái xe. Đến 31/12/2008, toàn
chi nhánh đã có 53 lao động. Tổ chức thinghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ
làm nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy chế thi nghiệp vụ của Ngân hàng
công thương Việt Nam.


13


Báo cáo thực tập tổng hợp
Về mặt công tác khác: Công tác Hành chính quản trị và điều hành
được thực hiện tốt, góp phần vào kết quả hoạt động chung của chi nhánh.
Việc quản lý theo dõi diễn biến tiền lương, bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y
tế của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh được thực hiện kịp thời, đúng chế
độ đảm bảo quyền lợi cho người lao động; lập kế hoạch sửa chữa tài sản,
mua sắm công cụ lao động, văn phòng phẩm và vật liệu văn phòng được
thực hiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong môi
trường cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng.
2.1.6. Kết quả tài chính
KẾT QUẢ TÀI CHÍNH NĂM 2007 VÀ 2008
Đơn vị: triệu đồng
STT
1

2

Chỉ tiêu
Thu nhập
Thu hoạt động cho vay và đầu tư
Thu về kinh doanh ngoại tệ
Thu nội bộ (lãi gửi vốn)
Thu phí dịch vụ
Thu nhập khác
+Thanh lý tài sản
+Thu hồi nợ đã XLRR
+Thu nhập khác

+Thu hoàn dự trả lãi
Chi phí
Chi trả lãi tiền gửi
Chi lãi nhận vốn nội bộ
Chi kinh doanh ngoại tệ
Chi hoạt động thanh toán, kho quỹ
Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí
Chi cho nhân viên
- Chi lương và phụ cấp lương
+Chi lương cơ bản
+Chi lương kinh doanh
+Làm thêm giờ
+Chi ăn ca
- Chi khác cho nhân viên
Chi cho hoạt động quản lý, công cụ
Trong đó: chi khác
14

Năm 2008
87.853
52.997
573
27.883
2.068
4.332
108
60
27
4.136
75.150

57.332
1.909
141
381
77
6.220
5.949
1.169
4.111
425
245
271
1.909
1.101

Năm 2007
43.227
30.524
144
9.795
1.387
1.377
83
4
1.290
38.751
28.950
265
41
3.884

3.693
869
2.266
313
245
191
1.276


Báo cáo thực tập tổng hợp
Chi về tài sản
3.460
1.895
- Khấu hao tài sản cố định
1.794
- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
1.372
- Chi công cụ dụng cụ
285
- Mua bảo hiểm tài sản
9
Trích lập dự phòng rủi ro
1.844
978
Chi nộp bảo hiểm tiền gửi
564
465
Chi hoàn dự thu
1.287
978

Chi các hoạt động nghiệp vụ khác
26
9
3
Lợi nhuận
12.703
4.476
So với kế hoạch mà Ngân hàng công thương Việt nam giao, chi
nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu:
- Chi mua sắm công cụ: 285 triệu/ kế hoạch 350 triệu (thực hiện
81,4%)
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản: 1.372 triệu/ kế hoạch 1.400 triệu
(thực hiện 98%).
- Chi vật liệu: 289 triệu (thực hiện 0,48%/ kế hoạch 0,7% tổng thu
nhập)
- Chi tiếp thị, khuyến mãi: 353 triệu (thực hiện 0,59%/ kế hoạch
0,7% tổng thu nhập).
- Chi khác 1.101 triệu đồng (thực hiện 1,84%/kế hoạch 2,18% tổng
thu nhập).
2.2. Những vấn đề tồn đọng, gặp khó khăn
Năm 2008, hoạt động của chi nhánh còn gặp phải một số vấn đề
tồn tại.
Thứ nhất, huy động vốn có sự tăng trưởng trên 30% song cơ cấu
nguồn vốn dài hạn trên một năm giảm sút đáng kể, mặt khác, nguồn tiền
gửi ngoại tệ của dân cư đạt thấp và không ổn định.
Thứ hai, dư nợ tín dụng tăng trưởng chỉ tập trung vào khách hàng
doanh nghiệp. Cơ cấu khách hàng vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể
mặc dù Ban giám đốc và các phòng đã tích cực tìm kiếm mở rộng khách

15



Báo cáo thực tập tổng hợp
hàng mới song hiệu quả chưa cao. Dư nợ vẫn chỉ tập trung vào một số ít
khách hàng. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân còn hạn chế.
Thứ ba, mở rộng và phát triền dịch vụ ngân hàng có nhiều chuyển
biến tích cực, các chỉ tiêu phát hành thẻ tín dụng quốc tế vầ cơ sở chấp
nhận thẻ đạt chỉ tiêu của Ngân hàng công thương Việt Nam giao và mang
lại hiệu quả cao, song chỉ tiêu phát hành thẻ E-partner chưa đạt kế hoạch
(năm 2008 là 74% kế hoạch, 5.173 thẻ/ 7000 thẻ E-partner), số lượng
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi trả tiền lương qua tài khỏan còn hạn
chế. Hiện nay chỉ có năm doanh nghiệp với số lượng là 300 thẻ (năm
2007).
Thứ tư, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động bị thu hẹp và còn
tiếp tục trong thời gian dài.
Thứ năm, trình độ, kỹ năng tác nghiệp của một số cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ còn hạn chế. Quá trình xử lý nghiệp vụ trên hệ thống
Incas còn những sai sót đáng tiếc xảy ra tuy không để lại hậu quả lớn,
nhưng cần phải rút kinh nghiệm kịp thời.
2.3. Một số kiến nghị
Năm 2009 được dự báo là một năm khó khăn đối với nền kinh tế
Những tác động của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt
Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Bãi Cháy nói riêng. Bởi vậy,
mục tiêu của chi nhánh là đẩy mạnh công tác huy động vốn, các hoạt
động dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động của ngân hàng và
của từng sản phẩm dịch vụ; cần bám sát công tác chỉ đạo của Ngân hàng
Công thương Việt Nam về công tác tín dụng trong từng thời kỳ, việc tăng
trưởng tín dụng cần đi đôi với mở rộng số lượng khách hàng; phối hợp
chặt chẽ và đồng bộ giữa các phòng, tổ nghiệp vụ, tạo sự đồng thuận cao

và nhất quán trong chỉ đạo điều hành vì sự phát triển của chi nhánh nói
riêng và Vietinbank nói chung. Chi nhánh đã đưa ra một loạt các chỉ tiêu:
16


Báo cáo thực tập tổng hợp
1. Tổng nguồn vốn tăng

:20% trở lên

2. Dư nợ tăng

: 20% trở lên

3. Tỷ lệ nợ xấu (Nhóm 3,4,5)

: dưới 2%/ tổng dư nợ

4. Cho vay trung và dài hạn tối đa

: 40%/ tổng dư nợ

5. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm

: 60% trở lên

6. Dự phòng rủi ro

: trích đủ theo quy định


7. Lợi nhuận hạch toán

: Hoàn thành kế hoạch

Ngân hàng công thương Việt Nam giao
8. Thu dịch vụ tăng

: 10% trở lên

9. Các chỉ tiêu tài chính

: Thực hiện nghiêm túc kế

hoạch Ngân hàng công thương Việt Nam giao
Để đạt được các mục tiêu trên, chi nhánh Ngân hàng công thương
Bãi Cháy cần phấn đấu thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm năm 2009 chi nhánh sẽ phấn đấu mở thêm một phòng giao dịch
và một quỹ tiết kiệm, nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi nhàn rỗi của các
tầng lớp dân cư, thực hiện đa dang hóa các hình thực và kênh huy động
vốn. Chú trọng các nguồn tiền gửi có lãi suất đầu vào thấp để giảm chi
phí huy động vốn. Các phòng chức năng lập kế hoạch cụ thể, tổ chức các
hoạt động hàng quý đồng thời phải thường xuyên tổ chức tiếp thị, coi
trọng khâu chăm sóc khách hàng, khuyến mãi kịp thời những khách hàng
có nguồn tiền gửi lớn và ổn định nhằm khơi tăng nguồn vốn huy động.
Hàng quý, Ban giám đốc giao chỉ tiêu hoạt động cụ thể đến từng phòng
chức năng và sơ kết đánh giá tìm ra nguyên nhân không hoàn thành chỉ
tiêu, tìm ra phương hướng và giải pháp.
Thứ hai, mở rộng đối tượng khách hàng đi đôi với tăng trưởng tín
dụng đảm bảo chất lượng an toàn, cơ cấu hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh

việc giữ vững thị phần đầu tư tín dụng đối với các khách hàng truyền

17


Báo cáo thực tập tổng hợp
thống, chi nhánh cũng cần mở rộng địa bàn và thị trường tín dụng đối với
khu vực kinh tế tư nhân, cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng là vấn đề nhạy cả
trong điều kiện cạnh tranh ngày càng phức tạp, chi nhánh phát huy lợi thế
sẵn có đồng thời đổi mới trong khâu tiếp thị, tránh hình thức phô trương
không hiệu quả. Chi nhánh có lợi thế hơn so với các tổ chức tín dụng
khác trên địa bàn về vị thế, cơ sở vật chất và công nghệ cũng như lịch sử
hình thành nhưng quyết định trong cạnh tranh là yếu tố con người. Vì
vậy, mỗi cán bộ nhân viên cần tự mình đổi mới tác phong làm việc, nâng
cao trình độ kiến thức đồng thời cần xác định rõ trách nhiệm giới thiệu
những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Thứ tư, về các khoản nợ xấu, chi nhánh đã tich cực xử lý nợ xấu,
nợ tồn đọng đang hạch toán ngoại bảng, Không để nợ quá hạn và nợ xấu
thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
Thứ năm, hiện nay chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay
rất thấp. Các khoản huy động có lãi suất cao chưa đến kỳ đáo hạn còn
lớn. Chi nhánh cần triển khai tốt các dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ
kinh doanh thẻ, đặc biệt chú trọng khai thác khách hàng sử dụng dịch vụ
chi trả lương qua tài khoản tại chi nhánh.
Thứ sáu, để đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, tiền vốn trong hoạt
động kinh doanh tại chi nhánh, chi nhánh chấp hành nghiêm túc quy định
về bảo mật và quy trình xử lý nghiệp vụ khi truy cập hệ thống INCAS.
Từng cán bộ nhân viên phải bảo vệ nghiêm ngặt mã thẩm quyền giao dịch
của mình.

Thứ bảy, tiếp tục ổn định công tác tổ chức về cán bộ và các phòng,
tổ nghiệp vụ phù hợp với mô hình mới (đặc biệt là sau khi cổ phần hóa),
tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ để nâng cao khả
năng tiếp thị, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng
công thương; xây dựng phong cách văn hóa kinh doanh, vận dụng văn
18


Báo cáo thực tập tổng hợp
hóa giao tiếp và ứng xử vào quá trình công tác. Kiên quyết xử lý những
cán bộ có thái độ không đúng mực với khách hàng để khách hàng bỏ đi
giao dịch với ngân hàng khác.
Thứ tám, chi nhánh tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát,
quản lý rủi ro, quản trị rủi ro tác nghiệp. Các phòng, tổ công tác chịu
trách nhiệm tự kiểm tra và báo cáo lãnh đạo để kịp thời chỉnh sửa, khắc
phục theo đúng yêu cầu.
KẾT LUẬN
Năm 2008 là năm nhiều biến động về kinh tế xã hội và thị trường
tài chính tiền tệ, hoạt động của chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn,
Ngân hàng Công thương Việt Nam tiến hành cổ phần hóa, và thực hiện
chuyển đổi thương hiệu INCOMBANK thành VIETINBANK, song với
nỗ lực chung của cán bộ nhân viên, chi nhánh Ngân hàng công thương
Bãi Cháy đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, và từng bước
đưa Ngân hàng công thương Việt Nam phát triển. Trong suốt quá trình
thực tập, em đã quan sát, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm làm việc của
các cán bộ nhân viên, tìm hiểu các số liệu về các doanh nghiệp, cá nhân
và nhận thấy chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy đang trong quá
trình hoạt động tốt, đặc biệt trong ba năm trở lại đây.
Trong quá trình nghiên cứu, báo cáo thực tập tổng hợp đã làm rõ
những nét chung về chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy, thực

trạng tình hình hoạt động trong hai năm 2007, 2008 cũng như những mặt
còn tồn tại và các kiến nghị để khắc phục.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu và nghiên cứu tình hình hoạt động của
Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy đòi hỏi nhiều thời gian
nghiên cứu sâu, tìm tòi số liệu. Vì vậy, những thông tin trong báo cáo
thực tập tổng hợp này chỉ mang tính chất khái quát, sơ qua về đặc điểm,
cơ cấu tổ chức hoạt động của chi nhánh và còn nhiều vấn đề tiếp tục được
nghiên cứu sâu hơn, hoàn chỉnh hơn để phát triển thành chuyên đề tốt
19


Báo cáo thực tập tổng hợp
nghiệp, cũng như sự phát triển của chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi
Cháy.

20


Báo cáo thực tập tổng hợp

21



×