Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Công ty TNHH Takahata Precsion Việt Nam - Phương Hướng Và Mục Tiêu Hoạt Động Trong Thời Gian Tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.53 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Thương Mại
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Chủ đề:
Giáo viên hướng dẫn : Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai
Sinh viên thực hiện

: N.Đ.L

Lớp

: Thương Mại Quốc Tế 47

Khóa

: 47

Hà Nội, 02/2009


NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Giới thiệu qua về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Takahata Precsion Việt Nam
Tên giao dịch: Takahata Precsion Việt Nam Co., Ltd
Giấy chứng nhận đầu tư số: 03222 000002 – Ký ngày 30 tháng 01 năm
2007 do S ở
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên
Trụ sở chính: Lô đất số N-10, N-11, N-12 khu công nghiệp Nomural Hải


Phòng
Vốn điều lệ: 80.400.000.000 VND, tương đương 5.000.000 đô la Mỹ
Người đại diện theo luật pháp: ông Yoshinori Monoi
Chức vụ : Tổng giám đốc. Quốc tịch: Nhật Bản, số hộ chiếu:
TZ0065463, cấp ngày 17 tháng 6 năm 1998 do Đại sứ quán Nhật tại
Malaysia cấp; thường trú tại: 170-3-4-401Onuma- cho, 1- chome,
Kodaira- city, Tokyo, Nhật Bản.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp giáp linh kiện nhựa kỹ thuật như:
bánh răng có độ chính xác cao, và két nước vệ sinh. Sản xuất, gia công
và sửa chữa khuôn đúc nhựa.
Số điện thoại: 0313.594090
Fax:

0313.594091

1


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
CHƯƠG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
THỰC TẬP
I.

Sự ra đời và phát triển của đơn vị

Tiền thân của công ty TNHH Takahata Precision Việt Nam được thành lập
từ tập đoàn công ty Takahata Seiko Co., Ltd ( Nhật Bản), được thành lập
theo giấy phép số: 0014- 01-003991 do cục pháp vụ Tokyo, Nhật Bản. Cấp
ngày 01 tháng 02 năm 1984. Đại diện bởi ông Yasuo Yamamoto chức vụ
Tổng Giám đốc, quốc tịch Nhật Bản, hộ chiếu số: RM 5719455 cấp ngày 15

tháng 7 năm 2004, thường trú tại 3-1-1401, Otsuka 2-Chome, Bunkyo-ku,
Tokyo, Nhật Bản. Qua các giai đoạn phát triển như sau:

1929

1941

1943

1944
1959

TAKAHATA Industry Co., Ltd được thành lập riêng bởi
Kanzaburo Takahata tại Jujo, kita-Ku, Tokyo. Bao vây bởi những
sản phẩm khác, công ty khởi đầu sản xuất bộ phận của thủy kế và
cung cấp chúng cho hệ thống cung cấp nước, của chính thủ đô
tôkyô
Công ty tư nhân tổ chức lại thành công ty có hạn chế thành viên
công ty. Một xí nghiệp mới đã được thành lập tại Takinogawa,
Kita-ku, Tokyo. Bao v ây b ởi s ự cung c ấp th ủy k ế l àm sao l
ãng c ủa ch ính ph ủ c ác th ành ph ố Nh ật B ản. Khởi đầu cho
sản xuất những công cụ có độ chính xác cao.
Mua 6.870 m2 đất tại Sumiyoshihon-Chou, thành phố Kofu,
Yamanashi. Làm xây dựng nhà của xí nghiệp Kofu
Thành lập cơ quan chính và phòng bán hàng tại Nishimaru-Chou,
Bunkyo-ku, Tokyo.
Sự mở rộng là yêu cầu phải nhạy bén thỏa mãn nhu cầu tăng lên.
Vì vậy công ty đã mua 2,064 m2 đất t ại Ohara-Chou, Itabashi-ku,
Tokyo đ ể xây dựng nhà máy ở Tôkyô. Di chuyển nhà máyc ũ ở
Nishimaru-Chou, Tokyo tới địa điểm mới để sản xuất có hệ thống,

tới sản xuất lắp ráp
2


1963
1964

Di chuyển t ụ sở chính đến ohara- Chou, Itabashi, Tôky ô. Khởi
đầu là sản phẩm bánh răng nhựa và có độ chính xác cao để ghi
dấu sự khởi đầu công nghệ phun lên bề mặt trong kinh doanh.
Thành lập để chuẩn bị cho khối l ượng sản phẩm của công ty được
phun xung quanh tại xí nghiệp Kofu.
Thành lập bộ phận bảo d ưỡng khuôn, trang bị cho thiết bị phun
theo khuôn tại xí nghiệp ở Tokyô.

1970
1972
1973

1976

Xây dựng nhà phúc lợi xã hội tại xí nghiệp Kofu Plant (tổng diện
tích mặt bằng l à 1.061m2)
Xây dựng ba phòng phúc lợi xã hội ở khu vực Sengoku,
Bunkyo-ku, Tokyo ( 3 tòa nhà diện tích là 560m2).
Thành lập một chi nhánh mới gọi là YUTAKASEIKI, LTD t ại
Nakatomi-Chou (Bây giờ đổi tên là "minobu-Chou"), MinamiKoma Tỉnh, QuânYamanashi, để tăng lượng nhựa của nhà máy ,
tăng sức chứa (Diện tích đất là 1,981 m2; tổng diện tích mặt bằng
là 1,167 m2 cho 3 tòa nhà).
Xí nghiệp Kofu đ ược công nhận tiêu chuẩn UL


1977

Giới thiệu máy tính IBM tới trung tâm điều kiển kinh doanh.
Giới thiệu phòng lưu trữ tự động, truy tìm và mang ra hệ thống
gặp sự cố ( thiết bị cho 334 palet)

1978

Marketing 2 nhà máy độc lập d ưới cái tên là Takahata Kygyo
Co., Ltd,
giới hạn thành viên của công ty Takahata Seiko, lập một cơ quan
và nhà kho với diện tích là 857m2
Xây dựng một tòa nhà mới tại xí nghiệp Kofu (215m2).

1979
1984

Được chỉ định là nhà máy số 1 giữa yêu cầu từ Quận Yamanashi,
và làm dưới khái niệm vệ tinh Quận Yamanashi. Mua 28.308m2 đ
ất ở l àng Sakaigawa .

1986

Hoàn thành xí nghiệp tiện nghi thứ 2 tại làng Sakaigawa( một tòa
nhà diện tích mặt bằng là 1962m2)

3



1987
1988

Thành lập một hệ thống máy tiện tự động và hệ thống năng lượng
tiện ích của xí nghiệp thứ3 tại làng Sakaigawa.
xây dựng một xí nghiệp ở Kofu diện tích là 362m2

1989

Th êm h ệ th ống CAD-CAM

1991

Thành lập TAKAHATA PRECISION (THAILAND) LTD. ở
Thái lan (diện tích đất 4,400 m2; diện tích xí nghiệp 3,600 m2).

1995

Củng cố hơn bằng việc mua sắm và lập Trung tâm bảo hiểm chất
lượng (một tòa nhà , diện tích mặt bằng là 1,620 m2).
Thành lập TAKAHATA PRECISION (THAILAND) LTD. Nhà
máy công nghệ cao ở Thai lan ( diện tích đất 20,000 m2; diện tích
xí nghiệp là 5,040 m2).
Mọi xí nghiệp và cơ quan nội địa đều đạt được tiêu chuẩn
ISO9001 and 9002.
Thành lập một phòng sạch cho trang bị dụng cụ y tế ( tổng diện
tích mặt bằng là 324 m2) .
Tất cả cơ quan và xí nghiệp của TAKAHATA SEIKO CO., LTD.
và TAKAHATA Kogyo Co., Ltd. đều đạt v ăn bản tiêu chuẩn
ISO9001 và ISO9002.

Thành lập công ty TAKAHATA (H.K.) CO., LTD. in Hong
Kong, Trung Quốc. Trưng bày kinh doanh vật đúc in Trung Quốc.

1996

1997
1999

2000
2001
2002

Xúc tiến giới thiệu 2 công nghệ cùng lúc là CAD-CAM (thiết kế
khuôn và sản xuất khuôn)
Thiết kế đặc biệt cho lớp 1 và lớp 2 cho thủy kế cho Bộ Thương
mại và công nghiệp quốc tế(MITI).
Đạt được giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 4001
Thành lập TAKAHATA (H.K.) CO., LTD. SHENZHEN
FACTORY in Th ượng Hải Trung Quốc.
C ông ty Takahata kygyo Co., Ltd h ợp nh ất th ành c ông ty gia đ
ình Takahata Seiko., Ltd.
Thành lậpTAKAHATA SEIKO (SUZHOU) CO., LTD. in Suzhou
ở Trung Quốc
Thành lập TAKAHATA PRECISION AMERICA, INC. in
4


Tennessee, Mỹ
2004


Một nhà máy mới hoàn thành ở sozhou Trung Quốc,
Th ành lậ p Công ty TNHH Takahata (H.K) t ại DONGGUAN,
Trung Quốc
Thành lập công ty TNHH Takahata precsion Việt Nam ở tp Hải
Phòng Việt Nam.

2005
II.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1. Chức năng
Công ty sản xuất và lắp ráp những linh kiện nhựa có độ chính xác cao.
2. Lĩnh vực hoạt động
- Công ty sản xuất những sản phẩm linh kiện nhựa dùng để lắp ráp vào
máy ảnh, máy quay phim, các chi tiết máy.
III.

TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ TRONG
QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Chúng ta xem ở trang sau:

Phòng quản trị sản xuất

Phòng sản phẩm (Production)
5


Phòng QA(Quality Assurance)

BP Sản xuất
Phòng QC(Quality Control)

Phòng Tooling

Phòng Assy

Phòng hành chính

Giám đốc

BP hành
chính

Phòng kế toán

Phòng nhân sự
Phòng Sale
BP Kinh Doanh

Phòng Logistic

Phòng kế hoạch kinh
doanh
Sản phẩm mới
BP Thiết kế sản
phẩm mới
Sản phẩm đang sản
xuất


6
BP Phát triển
mới sản phẩm

Sảnthuật
Kỹ
phẩmnghiên
truyềncứu
thống
phát triển


* Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám đốc: Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao
nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
Các Phó Giám đốc; Trợ lý giám đốc và Trưởng phòng các bộ phận chức
năng là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được
Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà
nước và Ðiều lệ của Công ty, bao gồm:


Bộ phận Sản xuất: bao gồm các phòng chức năng
o Phòng quản trị sản xuất: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của
các xưởng sản xuất theo các chức năng nhiệm vụ đã được giao.
Đảm bảo các hoạt động của các phân xưởng sản xuất tuân thủ
theo các quy trình, quy định được thiết lập trong hệ thống quản
lý chất lượng của Công ty. Phối hợp với các phòng chức năng

có liên quan trong việc cải tiến và áp dụng các công nghệ tiến
bộ nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
o Phòng đảm bảo chất lượng (QC-QA): Chịu trách nhiệm thiết
lập quy trình kiểm tra, triển khai thực hiện và theo dõi quản lý
chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
sản phẩm (bao gồm cả hệ thống biểu mẫu, báo cáo, quy trình,
thống kê). Phối hợp với các phòng ban khác để giải quyết các
vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, linh kiện đầu vào,

7


nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết và ngăn ngừa các
sự cố và nguy cơ về chất lượng sản phẩm.
o Phòng Assy: Có nhiệm vụ lắp giáp các linh kiện với nhau để
tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh ph ù h ợp v ới các định mức đã đặt
ra.


Bộ phận hành chính: bao gồm các phòng chức năng
o Phòng Kế toán - Tài chính: Xây dựng kế hoạch và theo dõi
quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty; tham mưu,
đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn
của Công ty; lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ quý và
năm để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức điều hành bộ máy kế
toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, quy
trình luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế toán, thống
kê của Công ty; lập kế hoạch kiểm toán định kỳ hàng năm trình
Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán

đó; đánh giá mức độ tin cậy và tính toàn diện của các thông tin
tài chính; thông qua công tác kiểm toán nội bộ, tham mưu cho
Giám đốc về việc kiểm soát hiệu quả chi phí đối với các hoạt
động...
o Phòng Hành chính - Nhân sự: Tổ chức nhân sự, thực hiện việc
nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty cho phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh và yêu cầu phát triển; đề xuất các chế độ, chính sách
về nhân sự. Thực hiện chức năng văn thư, lưu trữ, quản lý con
dấu, đánh máy; quản lý mua sắm tài sản trang thiết bị khối văn
phòng; công tác bảo vệ, an toàn, phòng chống cháy nổ ; vệ sinh,
8


y tế...và các nhiệm vụ khác về các thủ tục hành chính của Công
ty. Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý, các giấy
phép liên quan đến Công ty; cập nhật và phổ biến các văn bản
pháp quy liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty; dự báo các thay đổi về chính sách pháp luật có thể có
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan chức năng, chính
quyền, truyền thông, báo đài, cộng đồng nhằm mục đích; xây
dựng chiến lược quan hệ đối ngoại với các đối tác nước ngoài;
xây dựng các chiến lược nhằm đối phó với các thông tin thất
thiệt, sự cố.


Bộ phận kinh doanh :
o Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và phát
triển hệ thống phân phối cho Công ty. Trực tiếp thực hiện

nhiệm vụ bán hàng cho các nhà phân phối, các đại lý.
o Phòng giao nhận hàng hoá: Chịu trách nhiệm quản lý và kiểm
tra hoạt động nhập - xuất hàng thành phẩm. Kiểm tra sản phẩm
torng kho. Quản lý về vận tải và giao hàng của kho. Thực hiện
các báo cáo về cung ứng, giao nhận hàng hóa trong cả nước.
Quản lý và sử dụng một cách an toàn và hiệu quả các kho hàng.
o Phòng xuất nhập khẩu:k ê khai c ác t ờ khai h ải quan điện tử để
xuất hàng hoặc nhập hàng
o Phòng Logistic:
Bộ phận phát triển sản phẩm mới: Bộ phận có chức năng
nghiên cứu thị trường hàng điện lạnh và gia dụng, viễn
thông,...đánh giá các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội để
9


thâm nhập thị trường, tìm đối tác cung cấp mới, đánh giá về
chức năng kỹ thuật, đánh giá lại cơ cấu giá.
o Phòng Kỹ thuật – Nghiên cứu phát triển: chịu trách nhiệm định
hướng, lập kế hoạch phát triển các sản phẩm mới, công nghệ
mới để định hình cho thị trường tương lai theo yêu cầu của
Công ty. Chịu trách nhiệm ban hành các mẫu và tài liệu kỹ
thuật cho các phân xưởng sản xuất nhằm đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất .Xây dựng các tiêu
chuẩn, định mức kỹ thuật công nghệ sản phẩm, quản lý hồ sơ,
tài liệu kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm đã ban hành. Phát
triển các linh kiện nôi địa hoá, ban hành và quản lý các tiêu
chuẩn linh kiện nội địa hoá. Tổng hợp và xử lý các thông tin
phản hồi từ khách hàng về các vấn đề có liên quan đến thiết kế
sản phẩm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ

I.

Đặc điểm chủ yếu về các mặt hàng SXKD

CAMERA HELICOID PART

Sản phẩm dùng cho ống kính máy ảnh

10


DRUM BASE FOR VTR

v à nhi ều s ản ph ẩm kh ác n ữa
II.

Thực trạng hoạt động

1. Báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 năm gần đây

Nguồn: BCTC được kiểm toán năm 2007,
2008
III.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong năm 2007
-Những nhân tố thuận lợi Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát
triển khá cao và tương đối ổn định ở mức 7 – 8 % / năm. Thu nhập bình


11


quân đầu người của Việt Nam do vậy cũng tăng khá cao, ở các thành phố
lớn có thể đạt mức 800 – 1000 USD/người/năm.
Mức chi tiêu cho các sản phẩm dịch vụ khác ăn uống đang có chiều hướng
gia tăng, đặc biệt là chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ cao. Các dòng sản
phẩm của Công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu của phân khúc thị trường mục
tiêu đó là cung c ấp thi êt
Tình hình kinh doanh của các liên doanh thuận lợi nhằm cung cấp các thiết
bị lắp ghép cho các chi tiết trong máy quay phim, máy chụp ảnh,...
-Những nhân tố khó khăn
Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ
làm cho Công ty đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn từ các
công ty nước ngoài.
Áp lực về sản phẩm mới, sản phẩm thay thế
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
TRONG THỜI GIAN TỚI
I.

Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành

Sản lượng ngành nhựa Việt Nam trong những năm gầu đây tăng mạnh là do
nhu cầu của xã hội về sản phẩm nhựa ngày càng lớn cũng như thị hiếu của
người tiêu dùng thích đa dạng hóa mẫu mó và nâng cao mức độ tiện ích đồ
gia dụng, tính năng của một số sản phẩm nhựa công nghiệp bền và rẻ. Một
phần nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp nhựa có kế
hoạch đầu tư đúng đắn và phù hợp với nhu cầu thực tế thể hiện qua các hoạt


12


động của các doanh nghiệp như nghiên cứu thị trường, định hướng chuyên
môn hóa sản phẩm, không sản xuất đại trà nhiều ngành hàng.
Ngành nhựa Việt Nam thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công
chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như
toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa phải nhập từ nước ngoài.
Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng
nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được
nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hàng ngày
của xã hội. Theo thống kê của UNDP, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống
con người được làm bằng nhựa, từ đó chỉ số chất dẻo trên đầu người được
thỏa mãn là 30 kg/đầu người (Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng 14kg/đầu
người), còn đạt trên 100 kg/đầu người là quốc gia có nền công nghiệp nhựa
tiên tiến.
Nổi bật nhất trong những năm qua là sự vươn lên mạnh mẽ của khối các
công ty tư nhân. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội nhựa Việt Nam, các công
ty tư nhân hiện sản xuất tới 70% sản lượng của cả nước, trong khi cách đây
5 năm con số này chỉ đạt 20%.
Máy móc thiết bị ngành nhựa chủ yếu được nhập từ châu Á. Các công nghệ
mới hiện đại trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa đều đó có mặt tại Việt
Nam, tiêu biểu như các công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa,
DVD, CD, chai 4 lớp, chai Pet, Pen, màng ghép phức hợp cao cấp BOPP.
Đến nay, cả nước có hơn 5000 máy bao gồm: 3000 máy ép (injection), 1000
máy thổi (bowling injection) và hàng trăm profile các loại trong đó 60-70%
là máy đời mới. Trên 99% máy móc thiết bị nhập thông qua cảng TP Hồ Chí
Minh (tổng giá trị hơn 26 triệu USD) là máy đời mới.
13



Công nghệ áp dụng trong ngành sản xuất nhựa Việt Nam hiện nay bao
gồm: Công nghệ ép phun (Injection Technology): Đây là công nghệ truyền
thống của ngành sản xuất nhựa, được phát triển qua 4 thế hệ máy, thế hệ thứ
4 là các loại máy ép điện, ép gaz đang được áp dụng phổ biến ở các quốc gia
có công nghiệp nhựa tiên tiến (Mỹ, Đ ức, Nhật...) đang thâm nhập vào thị
trường châu Á. Loại công nghệ này phục vụ cho các ngành công nghiệp điện
tử, điện dân dụng, sản xuất xe hơi và các ngành công nghiệp khác, đỉnh cao
của công nghệ này là công nghệ nhựa vi mạch điện tử. Tại Việt Nam, hiện
có gần 3000 thiết bị ép phun, trong đó có 2000 máy ở thế hệ thứ 2, thứ 3
(những năm 90). Trước đây công nghệ ép phun được sử dụng sản xuất hàng
gia dụng nay đó chuyển sang hàng nhựa công nghiệp phục vụ cho các ngành
công nghiệp khác, sản phẩm của nó đụơc thay thế các chất liệu khác như gỗ,
sắt, nhôm trong công nghiệp bao bỡ và hàng tiêu dùng.
Công nghệ đùn thổi (Blowing injection technology): Đây là công nghệ thổi
màng, sản xuất ra các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng, dựng trong các công
nghệ thổi túi PE, PP và màng (cán màng PVC). Các loại máy thổi được cải
tiến từ Việt Nam để thổi túi xốp từ nhiều loại nguyên liệu phối kết, sử dụng
các loại nguyên liệu từ đơn nguyên PE, PP đến phức hợp OPP, BOPP thông
qua giai đoạn cán kéo hai chiều, bốn chiều. Hiện nay nhiều doanh nghiệp
nhựa sử dụng công nghệ đùn thổi bằng nhiều thiết bị nhập từ các nước,
nhiều thế hệ để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa. Bên cạnh đó, ngành thổi
bao bì dạng chai nhựa tiờn tiến như PET, PEN, thùng phuy... đều phát triển
từ công nghệ đùn thổi.
Công nghệ đùn đẩy liên tục (Profile): Được cải tiến từ công nghệ truyền
thống đùn thổi, từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội phát triển được hình dung
thành các nhóm hàng sau đây:
14



- Nhóm sản phẩm dạng ống, từ ống PVC thoát nước đến PE cấp nước, cao
cấp là các sản phẩm ống phức hợp nhôm nhựa, ống phức hợp gaz, cáp
quang...
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, gia công thành phẩm khung cửa PVC,
tấm trần, vách ngăn.
Công nghệ chế biến cao su nhựa: Là công nghệ sử dụng phổ biến trong các
ngành chế biến cao su và các công nghệ ép phun sử dụng cùng lúc hai loại
nguyên liệu nhựa và cao su Latex hoặc nhựa phối kết với cao su thiên nhiên
với dạng compound. Là ngành kinh tế kỹ thuật nhựa có sức thu hút lớn
chiếm vị trí thứ 3 trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa. Công nghiệp gia cụng
giày, dộp nhựa cũng gắn liền với công nghệ này.
Các công nghệ khác như: Composite, Melamine, Cụng nghệ EVA, PU, EPS
và các công nghệ phụ. Thực trạng công nghệ nhựa hiện nay vừa thoát khỏi
giai đoạn phát triển tự nhiên, từng bước đi vào quỹ đạo có quy hoạch, có
định hướng, đặc biệt quá trình hội nhập đó thúc đẩy ngành nhựa phát triển
mạnh hơn, nhanh hơn.
Tuy đạt nhiều thành công trong 6 năm gần đây, nhưng ngành nhựa Việt Nam
vẫn trong tình trạng lệ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu của nước ngoài.
Công nghiệp chế tạo khuôn mẫu cũng rất yếu, chỉ sản xuất được những bộ
khuôn chất lượng trung bình và không yêu cầu độ chính xác cao.
Trong cơ cấu sản phẩm, hàng tiêu dùng chiếm đến 63%, cũn lại khoảng 20%
là bao bỡ, 8% sản phẩm dựng làm vật liệu xõy dựng. Sản phẩm nhựa kỹ
thuật dựng cho các ngành điện, điện tử, xe gắn máy,... chỉ có 4%. Điều đó
cho thấy, trình độ công nghệ của ngành nhựa Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.
15


Mục tiêu của Việt Nam trong 10 năm tới là hiện đại hóa công nghệ, thiết bị
và tăng dần tỷ trọng sản phẩm nhựa kỹ thuật để thay thế hàng nhập khẩu.
Đặc biệt là sản xuất phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe gắn máy,

điện tử và điện lạnh...vv để năm 2005, tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật đạt 20%,
đồng thời giảm tỷ trọng hàng gia dụng xuống cũn 30%, tăng tỷ lệ xuất khẩu
lên 5% với tổng giá trị xuất khẩu 120 triệu USD.
Các công ty nhựa Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang nhập khẩu thiết
bị của các nước Châu Âu, chẳng hạn như của Cincinati, Milacron, Arburg,
Krauss Maffei, Reifenhauser... Đồng thời nhiều doanh nghiệp cũng tỏ ra
quan tâm và sử dụng các loại nguyên liệu nhựa kỹ thuật của Atochem,
Hoesch, Dupont, Mitsui, Sumitomo, Hn Hwa, Idemitsu... Tuy thiếu vốn,
nhưng các công ty hàng năm vẫn dành ra trên 70 triệu USD để mua sắm
thiết bị khuôn mẫu và xây dựng nhà xưởng.
Nguyên vật liệu của ngành nhựa phải nhập gần như 100%. Hiện nay Việt
Nam nhập khoảng 40 loại nguyên vật liệu chính và hàng trăm loại hóa chất
và nguyên vật liệu phụ trợ. Trong khi các nước khu vực xung quanh ta đó
sản xuất được nguyên vật liệu nhựa. Thái Lan đó sản xuất hầu hết các loại
nguyên vật liệu nhựa thụng dụng như PELD, PEHD, PP, PS, PVC. Riêng
PVC có hai nhà sản xuất với tổng công suất 300.000 tấn/năm. Singapore
tổng công suất trên 550.000 tấn/năm. Malaysia với tổng công suất PVC và
PS là 76.000 tấn/năm. Việt Nam phải nhập hầu hết nguyên vật liệu dùng cho
sản xuất sản phẩm nhựa là do ngành sản xuất nguyên vật liệu nhựa gặp
nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá cả một số loại nguyên
liệu còn cao hơn nguyên liệu nhập như (PVC của Mitsui Vina). Ngoài ra
chủng loại nguyên liệu sản xuất trong nước còn hạn chế. Các nhà máy chỉ
tập trung vào sản xuất các chủng loại được tiêu thụ nhiều. Chẳng hạn như
16


Mitsui Vina chỉ tập trung sản xuất PVC huyền phù có chỉ số Polyme là K66.
Chính vì vậy, kể cả khi giá nguyên liệu sản xuất trong nước thấp hơn giá
nhập khẩu thì các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
nhiều loại nguyên liệu của nước ngoài. Do hiện nay ngành nhựa Việt Nam

phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nước ngoài nên bất cứ sự biến động
nào trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nhựa. Vì
vậy ngành nhựa không thể phát triển một cách ổn định lâu dài nếu không có
một chiến lược phát triển nguyên liệu, để chủ động về nguyên liệu. Mặt khác
việc nhập nguyên liệu sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, hạn chế khả năng
cạnh tranh trên thị trường, làm giảm tốc độ phát triển.
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong ngành nhựa năm 2007 Đơn vị tính: %
PS
PP
PE
PVC
Loại khác

10%
30%
30%
20%
10%

Nguồn: Tổng cụng ty nhựa Việt Nam
Trong vài năm tới, khi ngành công nghiêp hóa dầu của Việt Nam ra đời, sẽ
mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho ngành nhựa đặc biệt là ngành công
nghiệp nguyên liệu. Thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới đang
mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành nhựa do nhu cầu về sản phẩm nhựa
ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành nhựa hiện nay cũng đang đứng trước
những vấn đề khó khăn như nguồn nhân lực còn hạn chế cả về đội ngũ kỹ sư
lẫn công nhân lành nghề. Hiện nay có trên 11.000 người đang lao động trong
ngành nhựa và cao su, chiếm 4,6% lao động toàn ngành công nghiệp. Lao
17



động gián tiếp hiện chiếm 17% so với tổng số lao động của toàn ngành,
trong đó số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 6,65%, trung
cấp chiếm 2,1%, công nhân kỹ thuật chiếm 9,97%, nhân viên trung cấp
4,6%, lao động trình độ khác (bao gồm số lao động chưa qua trường lớp,
nghề dạy nghề) chiếm tới 69,23%. Như vậy số công nhân không được đào
tạo tham gia lao động trực tiếp lớn gấp 6,8 lần số công nhân có kỹ thuật và
tính chung thì lao động giản đơn của toàn ngành chiếm tới 76,6%. Điều này
chứng tỏ số lao động có kỹ thuật trong ngành còn quá ít.
Với đội ngũ cán bộ được đào tạo trong và ngoài nước, sau nhiều năm công
tác đó giúp cho ngành nhựa được phát triển và đổi mới. Những kỹ sư trẻ có
khả năng độc lập giải quyết những công việc phức tạp, quản lý kỹ thuật.
Nhưng phần lớn chưa có khả năng quản lý kỹ thuật, chỉ đạo công trình và
chưa có tầm định hướng chiến lược cho ngành. Trong nhiều năm nay việc
đào tạo kỹ thuật cho ngành nhựa chưa có một tổ chức nào đảm nhận với quy
mô cần thiết của nó.
Nhìn chung đội ngũ kỹ thuật còn rất thiếu nhất là đội ngũ công nhân có tay
nghề cao, hệ thống đào tạo công nhân chưa có vì vậy thiếu đội ngũ bổ sung,
hậu bị. Số kỹ sư ít có điều kiện và khả năng tiếp cận nhanh chóng với công
nghệ tiên tiến. Chính điều này đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
nhựa. Đây là vấn đề cần phải nhanh chóng khắc phục và cần được quan tâm
đúng mức.

2.Phương hướng pháp triển của ngành
18


Công nghệ áp dụng trong ngành sản xuất nhựa Việt Nam là Công nghệ ép
phun (Injection Technology): Đây là công nghệ truyền thống của ngành sản
xuất nhựa, được phát triển qua 4 thế hệ máy, thế hệ thứ 4 là các loại máy ép

điện, ép gaz đang được áp dụng phổ biến ở Nhật..., đang thâm nhập vào thị
trường châu Á. Loại công nghệ này phục vụ cho các ngành công nghiệp điện
tử, điện dân dụng, sản xuất xe hơi và các ngành công nghiệp khác, đỉnh cao
của công nghệ này là công nghệ nhựa vi mạch điện tử
II.

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ

Mục tiêu phấn đấu sản xuất của công ty năm nay là đạt được 5 triệu USD
bằng những công cụ và điều kiện sản xuất của mình nhằm cung cấp cho các
công ty như Canon ở Bắc Ninh v à một số doanh nghiệp khác ở phía Bắc.
III.

NH ỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN SXKD

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nhựa Việt Nam là rất lớn.
Mặt khác, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và giải quyết những khó khăn trên,
c ông ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, kế hoạch. như kế hoạch của
công ty từ nay đến năm 2010 đ ạt doanh thu khoảng 6 triệu USD. Theo đó sẽ
xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu thô và bán thành phẩm nhựa, đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành, phấn đấu trong vòng 10 năm tới, t ăng
mức sản phẩm c ủa doanh nghi ệp đạt 1.455.000 tấn, doanh số từ 2,5 tỷ
USD hiện nay tăng lên 7 tỷ USD và có sản phẩm xuất khẩu sang các thị
trường ở Châu á, Châu Phi và các nước trong khu vực với tổng giá trị đầu tư
đạt 939 triệu USD.
Với đội ngũ cán bộ được đào tạo trong và ngoài nước (đặc biệt là ở Nhật),
sau nhiều năm công tác đó giúp cho công ty được phát triển và đổi mới.
19



Những kỹ sư trẻ có khả năng độc lập giải quyết những công việc phức tạp,
quản lý kỹ thuật. Nhưng phần lớn chưa có khả năng quản lý kỹ thuật, chỉ
đạo công trình và chưa có tầm định hướng chiến lược cho ngành.

Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp
20


Phần 1: Khái quát về đơn vị thực tập
Chươg I: Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
I.

Sự ra đời và phát triển của đơn vị

II.

Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động

III.

Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong quá trình hoạt động

Chương II: Thực trang hoạt động của đơn vị
I.

Đặc điểm chủ yếu về các mặt hang SXKD

II.

Thực trạng hoạt động


III.

Đánh giá chung về tình hình hoạt động

Chương III: Phương hướng và mục tiêu hoạt động trong thời gian tới
I.

Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành

II.

Mục tiêu, phương hướng phát triển của đơn vị

III.

Những giải pháp chủ yếu để phát triển SXKD

Phần 2: Các tài liệu tham khảo- Gồm 4 nhóm
- Hồ sơ thành lập đơm vị
- Các kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Các tài liệu thống kê, kế toán
- Các tài liệu khác có liên quan.

21


-

22




×