Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận môn quản trị chiến lược môi trường kinh doanh toàn cầu môi trường vĩ mô bên ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.47 KB, 28 trang )

Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Danh sách nhóm:

Trần Thị Phúc LƯỢCLớp
38k01-CT2 CẦU.
QUẢN TRỊ 1/2/CHIẾN
TOÀN
Ngô Thị Tuyết Trâm
Lớp 38k01-CT2
3/ Cao Thị Thu Hà
Lớp 37k01.2
LỚP
QTCLTC_1.
4/ Nguyễn Thị
Quế Ngọc
Lớp 38k01-CT2
5/ Võ Vi Phương
Lớp 37k01.2
Nguyễn Thị Phương
Tuyền
Lớp 37k01.2
BÀI6/DỊCH:
CHƯƠNG
2.

CHƯƠNG 2
Môi trường kinh doanh toàn cầu: môi trường vĩ mô bên ngoài
Mục tiêu học tập:
Sau khi đọc chương sách này thì các bạn sẽ có khả năng:
- Hiểu ý nghĩa của môi trường kinh doanh bên ngoài đối với chiến lược của các


công ty đa quốc gia.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và công
nghệ đến chiến lược toàn cầu và quốc tế hóa.
- Thực hành được công cụ phân tích môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và công
nghệ (PEST) cho các công ty đa quốc gia.
- Tư vấn cho các công ty đa quốc gia về việc chọn lựa thị trường.
- Áp dụng mô hình kim cương của Michael Porter cho nền kinh tế.

Hình 2.1. Các thành tố của công cụ phân tích môi trường
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 1


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Môi trường vĩ mô
Chính trị

Kinh tế

Người mua

Nhà cung cấp
Cổ đông

Ngành

Công ty


Trong hầu hết các thị trườngNăng
môi lực
trường
côngvĩtymô bao gồm các yếu tố chính trị,
kinh tế, xã hội và công nghệ (PEST), cụ thể trong chương này sẽ đề cập về những vẫn
đề trên. Những yếu tố này có thể là đặc trưng cho một nền kinh tế hoặc một công ty
Trung bao
gianquát hơn, nó có
Đốitắcthủ
tranh
(ví dụ như nguyên
củacạnh
WTO
áp dụng cho công ty Embraer),
thể ảnh hưởng rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau (chẳng hạn sự kiện ngày 11
tháng 9). Môi trường ngành công nghiệp này bao gồm tất cả các yếu tố xuất phát từ
nghệ
hoạt động
của công ty với nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh Công
tranh và
những đối
Xã hội
tượng trực tiếp ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong ngành của công ty (xem
chương 3). Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các nguồn lực và năng
lực công ty có được và nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp (xem
chương 4). Công cụ nhiều thành phần trong môi trường kinh doanh này cho phép
doanh nghiệp hiểu rõ trong trường hợp nào chiến lược cần phải phát triển và hoàn
thiện.
Nội dung chính: Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các yếu tố bên trong và
bên ngoài công ty, chúng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của công ty. Môi trường

kinh doanh có thể được phân thành môi trường vĩ mô bên ngoài, môi trường ngành
bên ngoài và yếu tố bên trong doanh nghiệp.
2.2. Môi trường kinh doanh bên ngoài
Môi trường kinh doanh bên ngoài của 1 công ty đa quốc gia có thể mang đến cơ
hội và cả thách thức cho công ty đó, vì thế nhà quản trị phải đặc biệt lưu tâm đến vấn
đề này. Cơ hội liên quan đến những sự kiện hay quá trình trong môi trường kinh
doanh bên ngoài mà có thể giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh. Mối đe dọa thì lại
nhắc đến những sự kiện hay quá trình ngoài môi trường cản trở việc đạt được lợi thế
này của họ.
2.2.1 Nhận diện cơ hội và thách thức
Khái niệm môi trường kinh doanh bên ngoài của mỗi nhà quản trị khác nhau ở
các công ty khác nhau rất đa dạng. Thí dụ như Embraer nhận thấy cơ hội lớn từ sự
tăng trưởng của thị trường Trung Quốc sớm hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh là
công ty Bombardier. Vào năm 2002, Embaraer bắt đầu liên doanh với doanh nghiệp
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 2


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

sản xuất máy bay Harbin, nhà sản xuất máy bay lớn thứ 4 của Trung Quốc, và từ đó
có thể hưởng lợi từ chi phí nhân công thấp cũng như sự tăng trưởng về nhu cầu máy
bay ở đất nước này. Trước đó Bombardier đã từ chối liên doanh với Harbin vì công ty
này không nhận ra được cơ hội của thị trường Trung Hoa.
Một công ty đa quốc gia đôi khi nhận ra được mối đe dọa trong khi công ty khác
thì cho rằng nó chính là cơ hội. Khái niệm về môi trường kinh doanh bên ngoài là rất
quan trọng bởi lẽ việc xác định một sự kiện là cơ hội hay đe dọa ảnh hưởng đến chiến
lược của công ty nhằm đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài
(theo Garg và cộng sự vào năm 2003, Julian và Ofori-Dankwa năm 2008).

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng công ty càng có nhiều thông tin thì khả năng họ
có được cơ hội là càng nhiều. Hệ thống thu thập thông tin từ nhiều nguồn cho phép
công ty thấy lạc quan hơn khi có sự thay đổi của môi trường (theo Eisehardt năm
1989, Kuvaas 2002). Ngoài ra, công ty càng có khả năng nhận định nhiều cơ hội thì
họ càng có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường toàn cầu (theo Denison cùng
cộng sự năm 1996).
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà quản lí của nhiều quốc gia khác
nhau diễn giải cái gì là mối đe dọa và cái gì là cơ hội khác nhau. Nhà quản lí ở các nền
văn hóa có xu hướng né tránh rủi ro, như Nhật Bản và Tây Ban Nha, thường quy kết
những sự việc bên ngoài là sự đe dọa. Khác với nhà quản trị ở các nền văn hóa sẵn
sàng đón nhận rủi ro, như Mỹ và Anh thì họ có xu hướng xem đó là những cơ hội
(Sallivan và Nonaka 1998; Barr và Glynn 2004).
2.2.2 Sự phù hợp chiến lược và hoạt động của công ty
Trong nhiều trường hợp, môi trường kinh doanh bên ngoài không hề dễ kiểm
soát hay bị thay đổi bở các công ty đa quốc gia (dù cho chương 4 nói rằng đôi lúc điều
đó có thể xảy ra). Các công ty đa quốc gia thường khó kiểm soát được sự thay đổi
nhân khẩu, yếu tố văn hóa hay chính sách của chính phủ, vì thế họ cần tìm cách để
công ty thích nghi với môi trường. Nhiệm vụ này của người ra quyết định nhằm phát
triển chiến lược dựa trên những gì công ty đa quốc gia có thể khai thác từ cơ hội và
xoay chuyển mối đe dọa từ môi trường. Sau đó chiến lược thành công được là nhờ kết
hợp nguồn lực với quá trình hoạt động của công ty trong môi trường đó – điều này
còn được gọi là “sự phù hợp chiến lược”. Những tổ chức mà “sự phù hợp chiến lược”
hoạt động rất kém có thể sẽ nhận thất bại (Galbraith và Kazanjian 1986).
Một tổ chức phải có được sự phù hợp chiến lược giữa môi trường vĩ mô và môi
trường ngành. Trong chương này, chúng tôi chỉ nói đến môi trường vĩ mô. Nhưng
chúng tôi muốn nhắc nhở rằng môi trường vĩ mô nên được để tâm để biết nó có ảnh
hưởng đến môi trường ngành và đến công ty hay không. Ví dụ như một chính sách
của chính phủ sẽ là mối quan tâm của các bạn nếu nó ảnh hưởng đến ngành và đến
chính công ty của các bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc chọn lọc thông tin từ
bên ngoài (nghĩa là thu thập dữ liệu về môi trường kinh doanh bên ngoài) sẽ tăng khả

năng của công ty (theo Daft và cộng sự 1988, Garg và cộng sự 2003). Nói cách khác
các nhà quản trị phải tập trung vào những gì họ nhận thấy là tất cả thông tin quan
trọng có sẵn và rất cần thiết, bao gồm đủ loại thông tin có thể. Vì thế, khả năng nhận
biết chính xác các nhân tố của môi trường vĩ mô, thấu hiểu bản chất và thích nghi với
phương thức sản xuất và hoạt động của nhà quản trị với nhu cầu của môi trường kinh
doanh sẽ giúp công ty thành công hay nhận thất bại.

Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 3


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Nghiên cứu cho biết việc tìm hiểu môi trường vĩ mô đặc biệt có thể giúp doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh doanh năng động, tức là khi môi
trường kinh doanh bên ngoài biến động mạnh (Garg và cộng sự 2003). Chính vì thế,
việc tìm hiểu môi trường vĩ mô không quan trọng trong môi trường kinh doanh ổn
định như đất nước Đan Mạch và các quốc gia phía nam Châu Âu, nhưng đặc biệt quan
trọng đối với môi trường năng động như Trung quốc và một số quốc gia nền kinh tế
đang phát triển. Một cách thức phổ biến để khám phá môi trường vĩ mô là nhờ vào
công cụ phân tích các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ (PEST).
Nội dung chính: Sự phù hợp chiến lược nói về sự liên kết giữa nguồn lực và
những hoạt động của một công ty trong môi trường mà nó tồn tại. Các tổ chức không
có sự phù hợp chiến lược có thể sẽ nhận thất bại.
2.3 Phân tích PEST
Nhà quản trị có thể soát xét môi trường bên ngoài theo hệ thống, tức là nghiên
cứu tất cả các cơ hội và đe dọa chính yếu mà công ty đối mặt. Mục tiêu của việc soát
xét này là để lập danh sách các kiểu nguồn lực khác nhau,nó có thể là cơ hội nhưng
cũng có thể là đe dọa đối với công ty. Tuy nhiên phân tích môi trường vĩ mô thực sự

không hề dễ dàng vì những lí do sau:
- Môi trường vĩ mô cực kì phức tạp, nó tác động đa chiều và tiềm ẩn đối với
công ty.
- Môi trường vĩ mô luôn luôn thay đổi, cần thiết phải phân tích các nhân tố PEST
mỗi ngày và còn phải dự đoán các nhân tố PEST cho tương lai.
- Mỗi quyết định dịch chuyển tới một môi trường chính trị, kinh tế và văn hóa
khác của công ty đều khiến cho việc phân tích khó khăn hơn.
- Quá nhiều thông tin có thể dẫn đến quá tải: nhà quản trị không thể giải quyết
hết tất cả các thông tin sẵn có
- Việc kiểm soát môi trường vĩ mô về lâu dài sẽ khó khăn và tốn nhiều chi phí.
Bởi thế, chúng tôi không đưa ra một công thức hoàn hảo để khám phá môi
trường vĩ mô. Trong chương này, chúng tôi không đưa ra lời khuyên cụ thể về cách
thức để các nhà quản trị phân tích hay dự đoán sự thay đổi của môi trường vĩ mô. Mỗi
công ty phải tự quyết định được họ muốn phân tích hệ thống đến đâu, và mỗi công ty
cần tìm ra phương hướng chiến lược cho mình. Cụ thể là những công ty vừa và nhỏ
thường không có năng lực để phân tích lâu dài và đầy đủ. Nhưng rất có ích nếu các
nhà quản trị lập ra một danh sách các tác động tiềm ẩn từ môi trường vĩ mô. Nhà quản
trị chỉ cần sử dụng danh sách này để tìm hiểu sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và
công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến ngành nghề và công ty của họ.
Tầm quan trọng của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ tùy thuộc
vào từng ngành công nghiệp khác nhau. Yếu tố chính trị có thể quyết định sự thành
công của công ty trong ngành công nghiệp mà ở đó chính phủ đóng một vai trò quan
trọng, chẳng hạn như công nghiệp quốc phòng – ngành phải thương lượng với chính
phủ. Yếu tố công nghệ cũng có thể rất quan trọng cho sự thành bại trong ngành nơi
mà tốc độ đổi mới công nghệ cao, ví dụ công nghệ điện tử. Vì thế mỗi ngành nghề và
mỗi công ty cần phải lưu tâm đến những yếu tố liên quan mật thiết đến ngành nghề và
công ty đó.
Trước sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, phân tích PEST ngày càng
phản ánh chính xác và nhanh chóng, vì nhà quan trị chỉ cần nhập dữ liệu về môi
trường kinh doanh của đất nước mình. Đối với những doanh nghiệp quốc tế, phạm vi

Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 4


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

của PEST sẽ phụ thuộc vào vị trí đặt cơ sở. Một doanh nghiệp nhỏ ở Ấn Độ xuất khẩu
chủ yếu qua Mỹ có thể chỉ tập trung phân tích môi trường vĩ mô bên trong đất nước
đó. Một doanh nghiệp lớn của Đức hoạt động chính là ở thị trường Châu Âu sẽ mong
muốn phân tích PEST cho cả vùng đất Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia khác nhau.
Tương tự một doanh nghiệp toàn cầu phải tìm hiểu toàn bộ thế giới để biết được xu
hướng phát triển tân tiến nhất. Vào cùng thời điểm đó, các công ty con của một công
ty toàn cầu có thể chỉ phân tích PEST cho công ty đó trong một khu vực địa lí nhất
định. Chương này đơn thuần chỉ cho thấy những kiểu tác động bên ngoài nào mà công
ty sẽ gặp phải trên thị trường toàn cầu. Bảng 2.2 tóm tắt một số yếu tố PEST chính
yếu thường được các nhà quản trị lưu tâm, tuy nhiên có thể còn nhiều yếu tố khác
chưa được đề cập. Bảng 2.3 minh họa cách sử dụng công cụ phân tích PEST để giúp 1
công ty lựa chọn thị trường để xuất khẩu hoặc đầu tư.
Nội dung chính:
Bảng 2.2 Tóm tắt các yếu tố PEST quan trọng trong Quản trị chiến lược
toàn cầu
Yếu tố chính trị
Yếu tố kinh tế
Hội nhập theo vùng
Chi phí sản xuất
Hệ thống pháp luật
Tỷ giá hối đoái
Rủi ro chính trị
Chi phí vốn

Sự tham nhũng
Yếu tố xã hội
Yếu tố công nghệ
Sự thay đổi trong xã hội
Hệ thống công nghệ toàn cầu
Sự hội nhập toàn cầu
Nền kinh tế tri thức
Sự lan rộng của mạng Internet

Bảng 2.3 Sử dụng phương pháp phân tích PEST cho việc lựa chọn quốc gia ở
Baser Food.
Baser Food là một công ty con của tập đoàn Baser Holding, một trong những tập
đoàn công nghiệp hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Baser Food chuyên về sản xuất dầu ô liu
chất lượng cao và là nhà xuất khẩu dầu ôliu lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 1998, Baser
Food đã mở rộng ra thị trường quốc tế, xuất khẩu dầu ôliu sang Mỹ, Đức, Nga và
khoảng 15 nước khác.
Vào đầu thế kỷ 21, thị trường nội địa về dầu ôliu ở Thổ Nhĩ Kỳ đang giảm
và các nhà quản lý Baser Food quyết định công ty nên tiếp tục mở rộng tị trường quốc
tế thông qua xuất khẩu. Baser Food là một công ty nhỏ, với doanh thu hằng năm
khoảng 25 triệu đôla và khoảng 50 công nhân, và các nhà lãnh đạo biết rằng công ty
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 5


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

có nguồn lực giới hạn và không thể mở rộng ở bất kỳ đâu. Baser Food phải quyết định
nơi nào công ty nên bành trướng.
Các nhà quản lý của công ty quyết định không mở rộng sang các nước sản

xuất và tiêu thụ dầu ôliu lớn như Tây Ban Nha và Ý vì các nước này có cường độ
cạnh tranh lớn. Các nhà quản lý cho rằng có nhiều nước để mở rộng bao gồm Hoa Kỳ
(nơi công ty đã tiến hành xâm nhập), Úc, Trung Quốc cũng là thị trường tiềm năng.
Họ tiến hành phân tích PEST cho ba quốc gia để giup việc đưa ra quyết định lựa chọn
quốc gia nào. Phương pháp phân tích PEST đã bỏ qua yếu tố công nghệ vì đó không
quan trọng đối với thị trường dầu oliu. Kết quả PEST được trình bày dưới đây.
Hoa Kỳ
Úc
Trung Quốc
Chính trị
Ổn định cao về chính trị (O)
Chính trị
Ổn định cao về chính trị (O)
Chính trị
Quan lieu, tham nhũng (T)
Quy định chính phủ (T)
Rủi ro chính trị (T)
Kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người cao (O)
Ổn định về mặt thương mại/ tỷ giá hối đoái (O)
Tăng trưởng thị trường thấp (T)
Kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người cao (O)
Ổn định về mặt thương mại/ Tỷ giá hối đoái (O)
Tăng trưởng thị trường thấp (T)
Kinh tế
Tăng trưởng thị trường cao (O)
Thu nhập bình quân trên đầu người thấp (T)
Thay đổi về mặt thương mại/ tỷ giá hối đoái (T)
Xã hội

Quen thuộc với các món ăn Địa Trung Hải nhờ vào người nhập cư (O)
Xã hội
Quen thuộc với các món ăn Địa Trung Hải nhờ vào người nhập cư (O)
Cộng đồng quan tâm đến sức khỏe và chế độ giảm cân (O)
Xã hội
Ít có nhận thức về lợi ích sức khỏe của dầu oliu (T+O)
Chú ý: O là cơ hội, T là thách thức
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 6


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Phân tích PEST cho thấy khả năng Trung Quốc là thị trường hấp dẫn nhất. Các
nhà quản lý của Baser Food cho rằng công ty sẽ phải chi ít nhất 1triệu Euro cho chiến
dịch Marketing nhằm cố gắng thay đổi thói quen ăn và khuyến khích tiêu thụ dầu oliu
ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự hạn chế nhận thức về lợi ích sức khỏe của dầu oliu ở
quốc gia này dường như có cơ hội vì đây là thị trường tương đối ít sự cạnh tranh và
Baser Food có thể đạt được lợi thế là người dẫn đạo trong thị trường màu mỡ này.
Ngược lại, có sự cạnh tranh gắt và thiếu sự trung thành đối với thương hiệu ở thị
trường Mỹ, điều đó có nghĩa là chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn. Bạn sẽ có lời
khuyên gì cho công ty Baser Food về lựa chọn thị trường?
Phân tích PEST (các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ) là một
khuôn khổ rộng lớn giúp cho các nhà quản lý hiểu môi trường nơi mà doanh nghiệp
hoạt động. Các nhà quản lý có thể sử dụng một cách đơn giản mô hình này như là một
danh sách kiểm tra tự đặt câu hỏi cho mình như chính trị, kinh tế, xã hội hay sự phát
triển về công nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến ngành và công ty của họ.
2.4 Môi trường chính trị:
Chính phủ có thể có sự tác động quan trọng đến doanh nghiệp bằng cách ban

hành các quy định cho các công ty đa quốc gia. Chính phủ có thể thay đổi các mức
thuế hay nghĩa vụ nhập khẩu, trợ cấp cho một số công ty nhất định hoặc ban hành các
quy định yêu cầu các công ty đa quốc gia thay đởi cách họ vận hành (ví dụ như thong
qua chính sách chống ô nhiễm). Cùng lúc đó, chính sách kinh doanh bây giờ bị ảnh
hưởng bởi sự xuất hiện của các tổ chức toàn cầu mới như Tổ chức thương mại thế giới
và các khối khu vực kinh tế như công đoàn Châu Âu. Vì vậy, trong nền kinh tế toàn
cầu, các công ty đa quốc gia phải có sự chú ý đặc biệt đến tập hợp các vấn đề chính trị
quan trọng: sự hội nhập kinh tế trong khu vực, pháp luật chính phủ, rủi ro chính trị và
quan liêu.
2.4.1 Hội nhập khu vực:
Môi trường kinh doanh thay đổi trong nhiều thập kỉ trở lại đây với sự xuất hiện
các khối khu vực kinh tế. Khối kinh tế có ảnh hưởng nhất là liên minh Châu Âu, một
số quan trọng khác bao gồm hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á ASEAN), khu vực thương mại tự do (AFTA), và Khối thị
trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) ( nhìn ở triễn lãm 2.4)

Các khối khu vực kinh tế có sự khác nhau rất lớn (Dicken 2007:190-2):
Bảng 2.4 Các khối khu vực kinh tế quan trọng
AFTA (Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Khu vực thương mại tự do)
Loại khối khu vực: Khu vực thương mại tự do
Các nước thành viên: Bruney, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam từ năm 2012)
CARICOM ( cộng đồng quần đảo Caribe)
Loại khối khu vực: thị trường chung
Các nước thành viên: Antigua và Barbude, Bahamas, Barbados, Belize, Dominica,
Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Montserrat, St Kitts-Nevis, St Lucia, St Vincent and
Grenadines, Suriname, Trinidad và Tobago.
EU (Liên minh Châu Âu)
Chương 2 - QTCLTC_1


Trang 7


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Loại khối khu vực: Liên minh kinh tế
Các nước thành viên: Anh, Ba Lan, Bulgaria, Bỉ, Bồ Đào Nha, Croatia, Cộng hòa Séc,
Estonia, Hungary, Hy Lạp, Hà Lan, Ireland,
MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mỹ)
Loại khối thị trường: Liên minh thuế quan.
Các nước thành viên: Argentina, Brazin, Paraguay, Uruguay
NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ)
Loại khối thị trường: Khu vực thương mại tự do
Các nước thành viên: Canada, Mexico, Hoa Kỳ
SADC (Cộng đồng phát triển miền nam Châu Phi)
Loại khối khu vực: Khu vực thương mại tự do.
Các nước thành viên: Angola, Botswana, Cộng hòa dân chủ Congo, Lesotho,
Madagascar, Malawi, Maritius, Mozambich, Namibia, Seychelles, Nam Phi,
Swaziland, Tanzania, Zambia, Zimbabwa.
• Khu vực thương mại tự do, hình thức đơn giản nhất trong khối khu vực kinh tế,
theo đó các nước thành viên sẽ bãi bỏ một số hạn chế về thương mại trong khu
vực ( ví dụ là NAFTA ở Bắc Mỹ).
• Liên minh thuế quan, theo đó các nước thành viên trong khu vực sẽ bãi bỏ một
số hạn chế về thương mại trong khu vực và, thêm vào đó, thành lập một chính
sách thương mại chung hướng đến các nước phi thành viên (ví dụ là
MERCOSUR ở Nam Mỹ).
• Thị trường chung, theo đó các nước thành viên bãi bỏ một số hạn chế giứ các
nước trong khối, thành lập một chính sách thương mại chung hướng đến các
nước phi thành viên, và them vào đó, cho phép sự dịch chuyển tự do về người
và vốn giữa các nước thành viên ( ví dụ là CARICOM ở quần đảo Caribe)

• Liên minh kinh tế là loại hội nhập khu vực phức tạp nhất, với EU là một ví dụ
điển hình. Liên minh EU không chỉ áp dụng các chính sách đã được đề cập
trước đó mà còn hài hòa các chính sách của chính phủ của các nước thành viên
về các vấn đề như chống các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hơn
thế nữa, không giống như các khối khu vực kinh tế khác, liêm minh EU đã phát
triển nhiều tổ chức chung, chẳng hạn như tòa án pháp luật châu Âu, Nghị viện
châu Âu, nơi thực hiện việc kiểm soát xuyên quốc gia về các chính sách của
các nước thành viên.
Các khối khu vực kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp quốc tế. Để
được hưởng lợi từ các rào cản thấp đối với thương mại, một vài doanh nghiệp đầu tư
vào một quốc gia nào đó để có thể bán hang hóa và dịch vụ sang các nước khác trong
khối tương tự. Ví dụ, một quốc gia nước ngoài đã đầu tư vào những quốc gia như Ba
Lan và Cộng hòa Séc để thu lợi từ các nước thành viên của Liên minh Châu Âu, trong
khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Mexico để có thể xuất khẩu hàng
hóa vào Mỹ.
Hội nhập khu vực cũng đặt ra những vấn đề cho các doanh nghiệp quốc tế. Một
trong những thách thức quan trọng đối với các nhà quản lý của lien minh Châu Âu là
tuân thủ các quy định mà nhiều nước tham gia áp dụng cho doanh nghiệp của họ. Ví
dụ, các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn thực
phẩm khác nhau, trong khi các nhà sản xuất xe buýt và người lái phải tuân thủ 4 tiêu
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 8


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

chuẩn châu Âu về khí thải. Các tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong lien minh Châu Âu, ví dụ, tiêu chuẩn 4 của châu Âu về khí thải
khiến cho việc sản xuất một chiếc xe buýt đắt hơn 7000 EURO. Ở châu ÂU, với nhiều

quy định trong kinh doanh, kiến thức tốt về môi trường chính trị trong kinh doanh có
thể tạo ra các lợi thế cạnh tranh khác biệt cho một vài doanh nghiệp.
2.4.2 Quy định của chính phủ
Trong khi các nhà quản lý phải chú ý đến sự xuất hiện của các khối khu vực
kinh tế, họ hơn thế nữa họ phải tiếp tục chú ý đên các quy định của chính phủ ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm các quy định về sự không công bằng
thương mại (ví dụ luật chống độc quyền), quy chế tài chính, mã số thuế, quy định môi
trường, và luật lao động. Ngoài các quy định quốc gia của các nước khác nhau, doanh
nghiệp bị ảnh hưởng bởi các tổ chức xuyên quốc gia như lien minh châu Âu. EU cũng
ban hành những luật riêng của nó. Những luật có giá trị pháp lí cao hơn cả luật Anh,
Hà Lan hay Thụy Sỹ, ví dụ, hội đồng Anh phải ưu tiên tuân theo luật Châu Âu bất cứ
khi nào áp dụng luật Anh. Luật châu Âu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ngoài
muốn kinh doanh ở bất kì quốc gia nằm trong khu vực liên minh Châu Âu .
Sự ảnh hưởng quan trọng của Chính phủ đến kinh doanh là đặc biệt rõ rang
trong “các nền kinh tế chuyển đổi”, tức là các quốc gia đang trong quá trình chuyển từ
Chủ nghĩa xã hội (nơi mà chính phủ nắm giữ các quyết định kinh tế quan trọng) lên
Tư bản chủ nghĩa (lực lượng thị trường dịnh hướng sự phát triển kinh tế). Các nền
kinh tế chuyển đổi trong đó có hai quốc gia lớn nhất trên thế giới – Trung Quốc và
Nga- và các nước Đông Âuu khác như Ba Lan, và ở Châu Á có Việt Nam. Ở các nước
khác có sự tác động mạnh của chính phủ đến việc kinh doanh, đa số các tập đoàn lớn
là của nhà nước, và sự kết nối tốt giữa chính phủ và doanh nghiệp là yếu tố quan trọng
tạo nên sự thành công (Peng 2000). Nhưng yếu tố chính trị rất quan trọng ở Tây Âu
hay Hoa Kỳ để tiếp tục ban hành nhiều quy định và tợ cấp trong một số lĩnh vực của
nền kinh tế.
Mặc dù toàn cầu hóa, các quốc gia khác nhau tiếp tục có các quy tắc khác nhau
đối với các vấn dề về thương mại và đầu tư giống nhau. Thậm chí điều này còn áp
dụng cho Internet, nơi mà các Website của công ty có thể tiếp cận khách hang ở bất kỳ
nơi nào trên thế giới. Internet không có ranh giới, tuy nhiên, các doanh nghiệp Internet
phải chú ý đến các quy định ở nước ngoài. Ví dụ, theo luật mới của EU vào tháng 5
năm 2002, yêu cầu các nhà cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số của các nước nằm

ngoài EU phải tính thêm phần thuế giá trị gia tăng (VAT) trên giá bán của các dịch vụ
cung ứng điện tử cho các khách hang cá nhân bên trong EU. Các nhà cung cấp không
phải là thành viên của EU phải đăng kí thuế VAT ở các quốc gia EU theo sự lựa chọn
của họ, nhưng thuế GTGT ở mức giá áp dụng tại các quốc gia nơi mà khách hang cư
trú. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp của Mỹ và Canada bán các file nhạc ký thuật số
hoặc tải video đến các khách hang ở EU thông qua trang wed thì sẽ phải trả thuế
GTGT cho dù có bất cứ cơ sở đai diện ở châu Âu hay không (Frynas 2002).
Các quy định có thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến doanh nghiệp. Ví dụ,
các quy định chống gây ô nhiễm có thể làm tăng chi phí cho hoạt hộng kinh doanh do
công ty có thể phải lắp đặt bộ lọc mới hoặc một cơ sở xử lý chất thải nhằm tuân thủ
các quy định của chính phủ. Tuy nhiên, các quy định chống ô nhiễm môi trường có
thể giúp các doanh nghiệp cạnh tranh. Porter và Van der Linde (1995a; 1995b) cho
rằng các công ty nên dựa vào quốc gia có nhiều bộ luật nghiêm ngặt về môi trường để
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 9


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

có thể đạt được lợi thế cạnh tranh quốc tế hơn các doanh nghiệp ở trong các quốc gia
có ít các bộ luật về môi trường. Càng có nhiều quốc gia đưa ra các bộ luật về bảo vệ
môi trường, một doanh nghiệp có thể đạt dược lợi thế ngay từ đầu cuộc đua bằng cách
giới thiệu các sẳn phẩm hoặc dịch vụ than thiện với môi trường trước đối thủ của
mình ở quốc gia khác. Vì vậy, các quy định của chính phủ mang đến các cơ hội và
thách thức cho các công ty đa quốc gia.
2.4.3 Rủi ro chính trị
Các sản phẩm thân thiện với môi trường như ví dụ ở trên cho thấy rằng các doanh
nghiệp có thể đạt được lợi thế từ các quy định của chính phủ. Nhưng người làm kinh
doanh thường phải chịu áp lực bằng cách nào chính phủ có thể tạo ra các vần đề tiềm

ẩn cho các doanh nghiệp thâm nhập vào những quốc gia mới. Các nhà đầu tư nước
ngoài thường phải chịu chi phối bởi bàn tay của chính phủ: chính phủ một tay sung
công hay tước đoạt tài sản của doanh nghiệp, cản trở kinh doanh bằng cách tăng mức
thuế và ban hành việc hạn chế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Nhiều nhà kinh doanh
vì vậy tập trung vào “rủi ro chính trị” khi đầu tư ra nước ngoài, điều đó được định
nghĩa “ khả năng các lực lượng chính trị này sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong môi
trường kinh doanh ở một quốc gia thể hiện qua việc ảnh hưởng đến lợi nhuận và các
mục tiêu khác của một tập đoàn kinh doanh đặc biệt” (Robock và Simmonds 1989:
378). Các rủi ro chính trị bao gồm sự thay đổi các quy định của chính phủ, chiến
tranh, tình hình bất ổn dân sự, và khủng bố chính trị.
Ví dụ, sự căng thẳng leo thang trong cuộc chiến của Mỹ và Irac làm tổn hại đến các
lợi ích kinh doanh ở Trung Đông. Trong khi một vài chính phủ Ả Rập ủng hộ chính
phủ Mỹ, nhiều công dân ở các nước Ả Rập phản đối chiến tranh và dừng mua hang
hóa của Mỹ. Coca Cola là một trong các công ty đầu tiên chịu ảnh hưởng từ sự căng
thẳng này.
2.4.4. Tham nhũng
Tham nhũng dùng để chỉ việc lạm dụng chức quyền để phục vụ lợi ích cá nhân,
thông thường nó để chỉ việc hối lộ tiền cho một quan chức chính phủ để được đổi lấy
đặc quyền được đối xử đặc biệt. Qua việc khảo sát các nhà quản trị quốc tế, kết quả
đều cho thấy nhiều nước có tham nhũng nhiều hơn hẳn so với các nước còn lại. Các
báo cáo hàng năm về nạn tham nhũng của tổ chức Transparency International (Minh
Bạch Quốc Tế) cho thấy, các nước như Nga và Nigeria luôn nằm trong nhóm các quốc
gia tham nhũng nhất thế giới, còn Đan Mạch và Singapore luôn nằm trong nhóm các
nước ít tham nhũng nhất.
Tham nhũng có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty đa quốc gia theo nhiều cách.
Một doanh nghiệp từ chối hối lộ tiền một quan chức chính phủ có thể dẫn đến việc
mất hợp đồng chính phủ hoặc chậm trễ trong việc phê duyệt dự án đầu tư. Ví dụ,
doanh nghiệp bán lẻ của Thụy Điển – IKEA gặp vấn đề về nguồn cung cấp điện và
khí đốt cho các cửa hàng của mình ở Nga cũng như sự chấp thuận của chính quyền địa
phương cho các dự án đầu tư của mình ở Nga vì các nhà quản lý của IKEA từ chối hối

lộ tiền cho các quan chức Nga; kết quả là, IKE bị thua lỗ và buộc phải đình chỉ các
khoản đầu tư của mình ở Nga vào năm 2009.
Theo Henriques (2007), nạn tham nhũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc mở
rộng môi trường kinh doanh quốc tế của một quốc gia theo ba cách:
Các điều kiện kinh tế vĩ mô (Ví dụ: tham nhũng có thể dẫn đến đầu tư nước
ngoài sụt giảm hoặc đẩy cao chi phí vốn).
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 10


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Cơ sở hạ tầng (Ví dụ: tham nhũng có thể dẫn đến việc hệ thống pháp luật kém
hiệu quả và các dịch vụ hạ tầng (điện, nước, giao thông công cộng...) ít đáng tin cậy).
Điều kiện hoạt động (Ví dụ: tham nhũng có thể dẫn đến tỷ lệ tội phạm gia tăng,
thuế tăng và chi phí kinh doanh tăng).
Nhà quản trị có thể bị cám dỗ sa vào tham nhũng để không mất một hợp đồng
hoặc để không bị thua thiệt, không phải quá thận trọng khi cạnh tranh. Tuy nhiên, sa
vào tham nhũng là vi phạm pháp luật, vô đạo đức và có thể tác động tiêu cực đến
doanh nghiệp của chính mình. Tham nhũng sẽ để lại tiếng xấu cho doanh nghiệp. Các
nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các doanh nghiệp sa vào tham nhũng có thể sẽ trở nên
kém sáng tạo (Desai và Mitra 2004). Khi một doanh nghiệp cố gắng để tránh tham
nhũng, nó có thể đưa ra quyết định chiến lược về việc có nên mở rộng kinh doanh tại
một quốc gia hay tham gia vào một dự án đầu tư nào đó hay không.
2.5. Môi trường kinh tế
Những thay đổi của môi trường kinh tế trong kinh doanh có thể ảnh hưởng đến
việc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu kinh tế tăng trưởng, các doanh
nghiệp có thể mở rộng sản xuất và mở nhà máy mới; nếu kinh tế suy thoái, hoạt động
kinh doanh trì trệ hoặc thậm chí là bị từ chối, doanh nghiệp có thể phải đóng cửa các

nhà máy và cắt giảm sản xuất. Các doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố kinh tế khác,
ví dụ như tỷ lệ lạm phát, thu nhập khả dụng và tỷ lệ thất nghiệp. Trong kinh doanh
quốc tế, các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến ba vấn đề quan trọng: chi phí sản
xuất, tỷ giá hối đoái và chi phí vốn.
2.5.1. Chi phí sản xuất
Một trong những vấn đề kinh doanh quốc tế quan trọng đối với doanh nghiệp là
chi phí sản xuất. Kể từ khi các rào cản giảm đi, thương mại quốc tế ngày nay cũng
như chi phí vận tải không còn là vấn đề đáng bận tâm đối với nhiều sản phẩm, các
công ty đa quốc gia có thể bao quát xem xét toàn bộ thế giới để tìm ra vị trí có thể đặt
làm nơi sản xuất với giá rẻ nhất. Chi phí lao động có tầm quan trọng chủ chốt và nó có
thể có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia. Năm 2007, chi phí lao động tính theo
giờ trung bình của ngành dệt may ở Hoa Kỳ là rất cao với 21 USD, tại Mexico là 3
USD và ở Philippines chỉ hơn 1 USD. Nhưng có thể có sự khác biệt lớn về chi phí lao
động giữa các ngành trong cùng một quốc gia. Năm 2007, chi phí lao động trong
ngành sản xuất hóa chất tại Mexico là 9 USD, còn ngành công nghiệp tự động là 5
USD, ngành dệt may là 3 USD (xem hình 2.5)
Các doanh nghiệp nằm trong những ngành thâm dụng lao động (trong đó tài
khoản lao động chiếm một phần lớn trong tổng chi phí sản xuất) thường phải chuyển
sản xuất, dịch vụ ra nước ngoài vì điều này cho phép họ giảm chi phí lao động và cạnh
tranh quốc tế tốt hơn. Ví dụ, nhiều trung tâm cuộc gọi (Call Center) của Mỹ và châu
Âu có trụ sở tại Ấn Độ, nơi có mức lương thấp. Từ khi chi phí cho các cuộc gọi quốc
tế trở nên tương đối rẻ, những cuộc gọi truy vấn từ những khách hàng người Anh hay
người Mỹ có thể được định tuyến đến Ấn độ, nơi mà các dịch vụ có thể được thựuc
hiện với chi phí thấp.
Hình 2.5. So sánh chi phí lao động trên toàn cầu (tính theo USD, số liệu năm
2007)

Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 11



Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Chi phí lao động hàng giờ của ngành dệt may

Chi phí lao động hàng giờ của ngành công nghiệp tự động

Chi phí lao động hàng giờ của ngành sản xuất hóa chất

Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 12


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Nguồn: Cục thống kê lao động Hoa Kỳ (2009)
Nhưng mức lương không phải là yếu tố quyết định duy nhất của chi phí lao
động. Một yếu tố quan trọng khác chính là năng suất lao động, được định nghĩa là số
lượng đầu ra sản xuất trên một đơn vị đầu vào được sử dụng để sản xuất ra nó. Năng
suất lao động ở Đức cao hơn nhiều so với ở Sri Lanka. Vì vậy, các nhà quản lý phải
cân nhắc những lợi thế lao động rẻ so với các yếu tố khác như các kỹ năng cần thiết và
hiệu quả của lực lượng lao động, mà có thể không phải lúc nào cũng sẵn có ở các
nước có mức lương thấp. Ví dụ, ở Đức chi phí lao động trong ngành công nghiệp tự
động rất cao (hình 2.5) nhưng Đức lại là nhà xuất khẩu xe hơi chính nhờ vào hiệu quả
rất cao và kỹ năng của lực lượng lao động ở Đức.
2.5.2. Tỷ giá hối đoái
Chi phí sản xuất bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, là tỷ giá mà tại đó một đồng
tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nếu giá trị đồng Euro tăng lên

tương đối so với các đồng tiền khác, hàng hóa của Hà Lan hoặc Đức sẽ trở nên đắt
hơn đối với người mua là người nước ngoài, thế nên những doanh nghiệp Hà Lan và
Đức sẽ ngần ngại trong việc xuất khẩu hàng hóa của mình. Đồng thời, các doanh
nghiệp nằm ngoài khu vực đồng Euro sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc xuất xuất khẩu
hàng hóa sang Đức. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thấy kém hấp
dẫn trong việc đầu tư vào Hà lan và Đức, trong khi đó, các doanh nghiệp Hà Lan và
Đức sẽ thấy hấp dẫn trong việc đầu tư ra ngoài khu vực đồng Euro. Các công ty đa
quốc gia phải theo dõi tỷ giá hối đoái trong kinh doanh quốc tế để phát hiện ra các mối
đe dọa và cơ hội cho các hoạt động hiện có của họ ở các nước khác nhau. Sự kiệ chính
trị và xã hội có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ, các mối đe dọa về một cuộc
chiến tranh với Iraq vào đầu năm 2003 đã góp phần dẫn đến sự mất giá của đồng USD
và sự đề cao các đồng tiền châu Âu như đồng Euro và đồng frans Thụy Sĩ.
Trọng một số trường hợp, một công ty có thể cần phải thay đổi nơi sản xuất từ
một nước có tỷ giá hối đoái khiến cho chi phí sản xuất quá đắt đỏ (Froot và Stein
1991; Dewenter 1995). Ví dụ, nhiều nhà sản xuất xe hơi của Nhật Bản đã bắt đầu xây
dựng các nhà máy sản xuất xe hơi tại Mỹ vào đầu năm 1996, khi đồng yên Nhật đã trở
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 13


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

nên đắt giá so với đồng USD. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia phải đối mặt với vấn
đề: rất khó dự đoán về sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Vào cuối năm
1996 và trong suốt năm 1997, giá trị của đồng yên Nhật sụt giảm so với đồng USD,
nhưng các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã cam kết xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác theo những cách khác
nhau. Một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như thiết bị điện, các thiết bị đòi hỏi độ
chính xác cao (thiết bị đo lường, dụng cụ quang học, đồ dùng điện tử,...), bị ảnh

hưởng nhiều bởi những thay đổi trong tỷ giá hối đoái so với các ngành khác vì họ phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu hơn, ví dụ, các công ty dịch vụ hạ tầng (He và Ng 1998).
Các doanh nghiệp hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau ít bị ảnh hưởng hơn so với
các doanh nghiệp chỉ hoạt động tại nước mình. Người ta đã chứng minh được rằng sự
tham gia vào thị trường nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp làm giảm rủi ro của
doanh nghiệp đối với biến động tỷ giá, đặc biệt là nếu đầu tư của doanh nghiệp trải
rộng về mặt địa lý trên khắp các thị trường với các đồng tiền khác nhau (Miller và
Reuer 1998).
Các vấn đề mà tỷ giá hối đoái mang tới cho các doanh nghiệp được giảm thiểu,
khiến họ thư thả hơn với 'bảo hiểm rủi ro tiền tệ' – một công ty bảo hiểm sẽ đứng ra
giúp họ chống lại thiệt hại tiềm tàng do biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. Ví dụ,
một doanh nghiệp ở Hà lan mua thiết bị máy tính của một doanh nghiệp tại Singapore
với mức giá cố định và đến hạn thanh toán trong 100 ngày. Nếu hợp đồng được tính
bằng đô la Singapore, doanh nghiệp Hà lan có thể mất tiền nếu đồng Euro yếu hơn so
với đồng đô la Singapore trong 100 ngày đó. Vì vậy, công ty có thể mua một "hợp
đồng ngoại hối kỳ hạn" với một ngân hàng, tức là ngân hàng này sẽ bán ngoại tệ cho
doanh nghiệp tại một mức giá cố định trong 100 ngày. Doanh nghiệp cũng có thể mua
một "hợp đồng quyền chọn tiền tệ" – điều này cho phép các doanh nghiệp có quyền
mua hoặc bán một số tiền nhất định vào một ngày xác định trong tương lai (một lựa
chọn linh hoạt hơn hợp đồng kỳ hạn, vì với hợp đồng kỳ hạn thì công ty Hà Lan
không thể chọn lựa việc có bán/ mua hay không). Một doanh nghiệp với một hợp
đồng ngoại hối kỳ hạn hoặc với một hợp đồng quyền chọn sẽ ít bị ảnh hưởng bới
những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Về lâu dài, nếu người ta đánh giá
liên tục và thấy rằng đồng đô la Singapore trong nhiều năm qua khiến cho hàng nhập
khẩu từ Singapore ít cạnh tranh quốc tế hơn thì bảo hiểm rủi ro tiền tệ sẽ ít được sử
dụng.
2.5.3. Chi phí vốn
Trong kinh doanh quốc tế, một công ty đa quốc gia có thể vay vốn ở nhiều nước
khác nhau. Nhưng các quốc gia khác nhau có thể có lãi vay khác nhau. Điều này rất
quan trọng đối với các công ty đa quốc gia, chi phí vay ở nước của họ ảnh hướng đến

khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Khi lãi suất cho vay ở Anh tăng, chi phí huy
động vốn ở Anh tăng. Trong kinh doanh quốc tế, một công ty đến từ một nước có lãi
suất cho vay cao là một bất lợi trong việc huy động vốn so với một công ty đến từ một
nước có lãi suất cho vay thấp (Aliber 1970; Grosse và Trevino 1996). Nếu chi phí vay
tại Anh tăng so với các nước khác, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thấy cạnh tranh tại
thị trường anh dễ dàng hơn và đầu tư của họ tại Anh sẽ tăng lên. Ngược lại nếu chi phí
vay ở Anh giảm so với các nước khác, các doanh nghiệp huy động vốn tại Anh sẽ thấy
dễ dàng hơn trong việc cạnh tranh tại thị trường nước ngoài.
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 14


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Trong kinh doanh quốc tế, các công ty đa quốc gia lớn có thể huy động vốn ở
các nước khác nhau và họ có thể đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng hoặc
giảm chi phí vay trong bất kỳ một quốc gia nào. Những công ty đa quốc gia lớn sẽ cần
phải liên tục theo dõi môi trường kinh doanh toàn cầu để cập nhật chi phí vay ở các
nước khác nhau để hưởng lợi từ mức giá tốt nhất sẵn có. Khi bạn cạnh tranh trên
trường quốc tế, bạn cần phải có được vốn từ nguồn sẵn có tốt nhất.
Tuy nhiên, việc huy động vốn ở nước ngoài của doanh nghiệp không phải lúc
nào cũng có thể, vì vậy quốc tịch của một công ty đa quốc gia vẫn còn ảnh hưởng đến
chi phí vay. Quốc tịch của một công ty đa gia có thể quyết định đến việc họ có thể vay
đến bao nhiêu và lãi vay ở mức nào. Trong trường hợp cực đoan nhất, các công ty
quyết định thay đổi quốc tịch của công ty mình để được hưởng lợi từ chi phí vay thấp
hơn. Ví dụ, một số công ty đa quốc gia lớn của Nam Phi, như SAB Miller, công ty bảo
hiểm nhân thọ, Old Mutual, và công ty khai thác khoáng sản, Tập đoàn Anglo
American, đã quyết định chuyển niêm yết chứng khoán và trụ sở chính của họ từ
Johannesburg tới London. Điều này cho phép các công ty nâng một lượng vốn đáng

kể để tài trợ cho các hoạt động quốc tế của họ. Khi Anglo American và SAB Miller
thông báo quyết định của mình là chuyển tới London vào cuối năm 1998, lãi suất ở
Johannesburg đang vào khoảng 22%, trong khi đối với những doanh nghiệp ở London
là xấp xỉ 6%.
2.6 Môi trường xã hội.
Sự thay đổi của xã hội có thể là một ảnh hưởng chính tác động tới chiến lược
của công ty. Một số sản phẩm và dịch vụ có thể trở nên thiếu tính thời trang và giảm
dần. Những xu thế xã hội mới có thể mở ra cơ hội kinh doanh mới cho những công ty
đa quốc gia. Ở thị trường toàn cầu, công ty phải đặc biệt tập trung vào 2 vấn đề xã hội
chính: sự thay đổi trong xã hội và sự quy tụ toàn cầu về thị hiếu và nhu cầu.
2.6.1. Sự thay đổi của xã hội.
Các công ty cần tập trung vào các xu thế toàn cầu mới nhằm khai thác những
cơ hội chiến lược mới. Ví dụ, sự di cư của con người có thể tạo ra những cơ hội kinh
doanh mới. Số đông dân số từ các sắc tộc Trung Quốc, Ấn Độ hiện có ở nước ngoài
đã mở ra những cơ hội kinh doanh quốc tế cho các công ty của Trung Quốc và Ấn Độ.
Một số các công ty có quy mô nhỏ và vừa từ Trung Quốc và Hồng Kông đã mở rộng
quốc tế hóa của họ bằng việc đặt chiến lược tại các nước ngoài và thành phố với lượng
dân số Trung Quốc cao, như là Malaysia hay Los Angeles. Một số ít những người
Trung Quốc đã giúp bảo đảm được nhu cầu thiết yếu về sản phẩm và dịch vụ ( với
phạm vi từ những thực phẩm Trung Quốc cho tới các dịch vụ ngân hàng), và nó cũng
giúp giảm thiểu chi phí giao dịch của việc thiết lập các chi nhánh nước ngoài. Lần lượt
sớm được mở rộng vào Malaysia hay Los Angeles đã giúp cho các nhà quản lý Trung
Quốc có được những kinh nghiệm quốc tế cũng như sự tự tin để mở rộng vào nhiều
thị trường quốc tế nhiều thách thức hơn.
Các công ty cũng cần tập trung vào các vấn đề xã hội như là sự that đổi trong
các mối quan hệ giữa nhóm tuổi của khách hàng. Ví dụ, việc tăng số lượng những
người già nghỉ hưu ở những nước phát triển giúp mở rộng nhiều thị trường mới cho
các công ty đa quốc gia cung cấp lượng hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho độ tuổi đó.
Nhằm mang lại lợi nhuận từ các công ty từ những thay đổi xã hội đó, chuỗi khách sạn
đa quốc gia như Marriott và Hyatt đã xây dựng những dãy căn hộ đặc biệt dành cho

người già, với các bữa ăn, hệ thống giao thông và những lợi ích đã bao gồn trong tiền
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 15


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

thuê. Một số những thay đổi xã hội lại tinh tế hơn. Lindstrom ( 2003) đã cho thấy
nhận thức của trẻ em đã thay đổi như thế nào về các mẫu hình sản phẩm. Nghiên cứu
của ông về trẻ em ở độ tuổi 14 đã cho thấy hầu hết 80% những nhãn hàng hóa được
bán cho bố mẹ đã có ảnh hưởng lớn đến những đứa con của họ. Những trẻ em nhỏ hơn
8 tuổi hoặc ngay cả nhỏ tuổi hơn cũng có thể xác định được loại xe hay máy tính nào
mà bố mẹ chúng đã mua. Sự ảnh hưởng từ việc quyết định mua hàng hóa cho trẻ em
tăng lên là một ví dụ cho việc thay đổi xã hội có thể dẫn đến những ảnh hưởng vào thị
trường toàn cầu và có thể yêu cầu những định hướng lại cho chiến dịch của các công
ty là như thế nào. Những thay đổi xã hội quan trọng khác cũng liên quan đến những
thay đổi trong lối sống ( ví dụ, nhiều chuyến du lịch quốc tế hơn ), cấp độ giáo dục
( ví dụ, nhiều người với trình độ giáo dục cao hơn ), hay sự phân phối thu nhập ( ví
dụ, mức độ cao hơn của thu nhập giữa các nhóm nhất định trong xã hội ). Việc nhận ra
các thay đổi xã hội sớm có thể cho phép các công ty đi trước các đối thủ.
2.6.2. Sự quy tụ toàn cầu.
Một số chuyên gia cho rằng thị hiếu và nhu cầu của khác hàng ở những nước khác
nhau đang dần tăng như nhau, nó được coi như là “ sự quy tụ toàn cầu” ( Levitt 1983).
Nhờ vào sự mở rộng các giao tiếp và giao thông toàn cầu nên những thái độ nhất định
trong xã hội đã được mở rộng theo toàn cầu.
Như những người du lịch ở nước ngoài xem những bộ phim giống như
Hollywood, sử dụng những trang web Internet và cùng chơi những trò chơi video, thì
họ đã dần tiếp thu với những thói quen từ các nước khác. Theo như quan điểm trên
thì thị hiếu đã dần trở thành giống nhau trên toàn cầu và sự quy tụ toàn cầu này là

điều dễ thấy nhất ở những người trẻ. Nhiều người trẻ ở những nước phát triển uống
nước Coca-Cola, chơi trò chơi Sony PlaStaytion, và nghe những bản nhạc pop
Beyoncé. Vì những kết quả của sự quy tụ này, các công ty đa quốc gia với chiến lược
toàn cầu đang tăng lên có thể cung cấp những sản phẩm giống nhau hoặc gần tương tự
với nhau ở nhiều nước khác. Nói cách khác, sự quy tụ toàn cầu của thị hiếu và nhu cầu
có thể tạo ra sự quy tụ thị trường toàn cầu nơi mà thế giới trở thành một thị trường
toàn cầu với những sản phẩm giống nhau.
Vào thời điểm này trong lịch sử nhân loại, người ta phải thận trọng về ý tưởng
của sự hội tụ toàn cầu, theo như đa số các nhà chuyên gia cho rằng vẫn còn những sự
khác biệt về văn hóa và những vấn đề khác ở những quốc gia trong các điều khoản
của hoạt động kinh doanh ( Ghemanwat 2007; Wilt và Redding 2009; Chang 2009).
Những sự khác biệt này có khi là yếu tố chính và cũng có khi là yếu tố phụ, dường
như những sự giống nhau giẵ các nước có thể vẫn chưa được sâu sắc. Ngay cả khi mọi
người sử dụng những sản phẩm giống và tương tự ở những quốc gia khác nhau, họ
cũng có thể sử dụng chúng ở những dịp khác nhau, những trường hợp khác nhau và ở
những vẫn đề khác nhau ở mỗi quốc nha. Những nơi mà sự khác biệt về văn hóa đóng
vai trò chính ( như với những loại thực phẩm địa phương, quần áo hay thiết kế nội thất
), thì chiến lược kinh doanh toàn cầu có thể không thể thực hiện được. Sự quy tụ tạo
điều kiện thuận lợi cho chiến lược toàn cầu ở một số nước, ngược lại thiếu sự quy tụ
sẽ gây cản trở chiến lược toàn cầu ở các nước khác. Vì vậy những nhà quản lý cần đặc
biệt quan tâm đến các tác động của sự quy tụ toàn cầu vào những sản phẩm và dịch vụ
của họ.
Dù sao thì ngay cả có sự khác biệt giữa các quốc gia thì các các công ty cần
phải thường xuyên đưa ra những sự thay đổi nhỏ liên quan đến những sản phẩm toàn
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 16


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1


cầu và chiến dịch thị trường toàn cầu. Ví dụ, McDonald ở Ấn Độ bán gà burger như là
“Maharaja Mac”, trong khi thị hiếu của Coca-Cola lại thay đổi ở một số nước, nhưng
nhìn chung thì chiến lược tiếp thị của McDonald và Coca-Cola đều giống nhau.
Tương tự như IKEA ( phần mở đầu chương 1 ) đã tác động đến sự thay đổi một số đặc
điểm sản phẩm ở thị trường Mỹ, nhưng nó cũng có thể giữ được những đặc điểm nòng
cốt của sản phẩm đã giúp đơn giản hóa các hoạt động toàn cầu.
2.7. Môi trường công nghệ.
Sự thay đổi công nghệ có thể gây ảnh hưởng đến những chiến lược kinh doanh. Ở nền
kinh tế toàn cầu, sự cải tiến công nghệ có thể lan rộng rất nhanh trên thế thới và tiến
độ của công nghệ ngày càng tăng. Internet, sự tiến bộ trong công nghệ máy tính, kỹ
thuật di truyền hay cách mạng hóa cách thức công nghệ laser mà các công ty vận
hành. Một sự đổi mới có thể làm cho công nghệ của một công ty đã lỗi thời hoặc có
thể dẫn đến việc tạo ra các ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Ba vấn đề quan trọng
cần xem xét là công nghệ quét toàn cầu và công nghệ nhóm, sự nổi lên của các nền
kinh tế dựa trên kiến thức, và sự mở rộng của Internet.
2.7.1. Công nghệ quét ( scan) toàn cầu và công nghệ nhóm
Ở nền kinh tế toàn cầu, một sự cải tiến công nghệ có thể xảy ra ở bất cứ nơi
nào và có thế lan rộng nhanh chóng ra toàn cầu, vì vậy các nhà quản lý cần thường
xuyên kiểm soát môi trường kinh doanh nội bộ cho những phát triển mới ( Granstrand
et al.1992). Quá trình xác định công nghệ trong môi trường kinh doanh bên ngoài
được gọi là "công nghệ quét". Các công ty có thể sử dụng phương pháp khác nhau để
tìm hiểu về công nghệ mới, tham dự các hội nghị cụ thể nhằm theo đuổi các mối quan
hệ đối tác kỹ thuật với các công ty kỹ thuật tiên tiến khác hoặc trung tâm nghiên cứu.
Ở những công ty đa quốc gia lớn thì công nghệ quét có thể được tiếp tục tiến
hành bởi những các trung tâm nghiên cứu của công ty tại những quốc gia hay là
những vùng nơi mà các nghiên cứu tiên tiến có liên quan đang theo đuổi. Những tiến
bộ kỹ thuật thường xảy ra trong "nhóm" công nghệ cao nơi mà bạn thấy nhiều công ty
tiên tiến từ cùng một khu vực và nó thường liên kết với một trường đại học chất lượng
cao hoặc trung tâm nghiên cứu. Nhóm nổi tiếng nhất trong công nghệ thông tin là

thung lũng Silicon ở California, nhưng nhỏ hơn là bao gồm Thung lũng Silicon của
Ấn Độ ở gần Bangalore, Siêu hành lang đa phương tiện ở Malaysia và Silicon Fen gần
Cambridge ở Anh. Một chiến lược quan trọng đối với một công ty đa quốc gia là để
xác định vị trí bên trong một nhóm nhằm hưởng lợi từ các mạng lưới kiến thức tiên
tiến của nó. Ví dụ, các công ty như Olivetti và Oracle (có trung tâm nghiên cứu sau đó
đã được thực hiện bởi AT & T) đã đặt một số hoạt động nghiên cứu của họ ở Silicon
Fen, nơi mà doanh nghiệp được hưởng lợi từ sự gần gũi với trường Đại học
Cambridge và từ các nghiên cứu tiên tiến trong công nghệ thông tin từ các công ty
khác nằm trong khu vực.
Nhìn chung khi phân tích PEST thì công nghệ quét nên được mở rộng nhiều
nhất có thể. Sự cải tiến các công nghệ liên quan có thể thường xảy ra ở bên ngoài các
ngành của doanh nghiệm: đạt được bởi các công ty ở các nước khác, bởi các trường
đại học hay bởi các trung tâm nghiêm cứu đặc biệt. Chính phủ có thể là một nguồn cải
tiến quan trọng- thường là nghiên cứu của chính phủ liên quan đến quân đội. Ví dụ,
sự phát triển của công nghệ màn hình phẳng NXT cho loa đã được bắt đầu trong quân
đội Anh một cách tình cờ. Quân đội đã tiến hành nghiên cứu giảm tiếng ồn trong
cabin máy bay trực thăng, nhưng vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu khuếch đại
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 17


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

tiếng ồn thay vì giảm nó. Nghiên cứu này sau đó đã được tiếp tục bởi NXT- một công
ty có trụ sở tại Silicon Fen và được thương mại hóa với sự giúp đỡ của các nhà sản
xuất bao bì Anh DS Smith.
2.7.2. Nền kinh tế dựa trên tri thức.
Sự ra đời của công nghệ thông tin mới như máy tính và Internet nhìn chung
đã nâng tầm quan trọng của kiến thức trong nền kinh tế. Một số chuyên gia nói về sự

gia tăng của cái gọi là "nền kinh tế mới" - kinh doanh hoạt động dựa trên cơ sở đổi
mới công nghệ. Rifkin (2000) chỉ rõ ra rằng quyền sở hữu quan trọng nhất trong nền
kinh tế cũ: vốn vật chất được sử dụng nhằm làm cho hàng hóa đến được thị trường mà
họ được trao đổi. Ở nền kinh tế mới, vốn tri thức là động lực và là vị trí của các hoạt
động kinh doanh ít quan trọng hơn. Sự khác nhau giữa thị trường “ cũ” và “mới” có
thể cho thấy sự đối lập giữa ngành công nghiệp dầu và ngành phần mềm máy tính.
Ngành công nghiệp dầu, sự giàu có của một công ty phần lớn được quyết định bởi sự
kiểm soát vật lý của các mỏ dầu, tàu chở dầu, và các trạm xăng. Ở ngành phần mềm
máy tính, sự giàu có của một công ty được quyết định bởi quyền sở hữu trí tuệ của các
chương trình máy tính và sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên của mình. Vị trí vật lý của
các mỏ dầu và các trạm xăng đóng một vai trò rất lớn, trong khi một lập trình viên
phần mềm có thể làm việc bất cứ nơi nào.
Một số ngành đã có những chuyển dịch tăng dần lên từ nền kinh tế “cũ” sang
nền kinh tế “mới”, ví dụ như là dựng phim. Những bộ phim Mỹ được thực hiện phần
lớn ở Hollywood trong quá khứ, dựa vào quyền sở hữu vật lý của các hãng phim và
gần gũi với các công ty chuyên ngành trong đó bao gồm việc cung cấp diễn viên đóng
thế hay đạo cụ phim. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ công nghệ, phần mềm máy tính
bây giờ có thể tạo ra những nhân vật 3D mà không thể phân biệt được từ bộ phim
hành động. Những cơ hội công nghệ này lần đầu tiên được mở rộng sử dụng bởi nhà
sản xuất bộ phim Independence Day- người đã thực hiện nhiều các bộ phim với những
chiếc máy tính trong kho có thể được so sánh với một nửa chi phí sản xuất của
Hollywood. Bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn và bộ phim Ma trận cũng được
mở rộng sử dụng theo phần mềm mát tính. K ết quả của sự thay đổi công nghệ này đã
làm cho những người làm phim ít phụ thuộc hơn vào cơ sở hạ tầng vật lý của
Hollywood. Nhiều công ty hiệu ứng đặc biệt hàng đầu đã dựa vào phối cảnh bên ngoài
Hollywood và trên thực tế đó chính là bên ngoài nước Mỹ, do đó cơ sở hạ tầng cho bộ
phim làm đang trở thành toàn cầu. Ví dụ này cho thấy tiến bộ công nghệ có thể thay
đổi hình dáng một ngành công nghiệp trong nền kinh tế dựa trên tri thức.
Một đặc điểm quan trọng của kinh tế tri thức là tri thức - không giống như tài
sản vật lý - thường có thể được chuyển giao và sử dụng cho các mục đích khác nhau

trên phạm vi toàn cầu. Mental Images một công ty hàng đầu của Đức dựa trên cung
cấp phần mềm mô hình 3D cho việc làm phim đã trở nên nổi tiếng, chiến thắng một
giải thưởng đặc biệt từ Học viện hình ảnh có uy tín của Mỹ Motion (tổ chức sau lễ
trao giải Oscar) cho công việc của mình vào những bộ phim như Star Wars II: Attack
of the Clones. Nhưng công ty Mental Images không chỉ phục vụ cho các công ty điện
ảnh như Disney và Dreamworks. Chỉ với khoảng 30 nhân viên có trụ sở tại Berlin và
San Francisco, công ty đã có thể sử dụng tài sản trí tuệ tương tự để phục vụ khách
hàng trong lĩnh vực video game (Nintendo và SEGA), ngành công nghiệp ô tô
(Daimler Chrysler và Honda), và hàng không vũ trụ (Airbus và Boeing).
2.7.3. Sự mở rộng của Internet.
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 18


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Sự nổi lên của nền kinh tế dựa vào tri thức đã được giúp đỡ rất nhiều trong việc mở
rộng của Internet. Điều này đã có thể tạo ra được những loại sản phẩm/dịch vụ ( ví dụ,
công cụ giao tiếp và các hoạt động đấu giá trực tuyến), các hiệu quả hoạt động ( như
tiết kiệm chi phí phân phối và cải thiện thời gian) và những dịch vụ và mối quan hệ
khách hàng tốt hơn ( như dịch vụ 24 giờ và tiếp thị cá nhân và dịch vụ khách hàng).
Một số chuyên gia đã cho rằng Internet không những chỉ mang lại những sản
phẩm mới và những kênh phân phối mới mà nó còn thay đổi cách mà chúng ta hoạt
động kinh doanh nói chung. Don Tapscott(2001) đã nhận định rằng sự giàu có sẽ được
tạo nên thông qua một lượng lớn những quan hệ đối tác trong tương lai. Vì những tài
sản vật chất là ít quan trọng trong nền kinh tế mới nên các công ty đã thực hiện dựa
trên nền kinh tế cũ. Cùng thời điểm đó, các quan hệ đối tác toàn cầu giữa những công
ty khác nhau đã được mở rộng vì nhờ vào Internet có thể kết nối mọi người cũng làm
việc trên cùng một dự án ở nhiều nước khác nhau với chi phí thấp. Theo Tapscott,

những nhà quản lý trong tương lai có thể đơn giản bắt đầu với những ý tưởng mới về
sản phẩm/dịch vụ và một tờ giấy trắng cho việc sản xuất và hệ thống phân phôi, và
sau đó tạo nên một mạng lưới của công ty để thực hiện tất cả những hoạt động cần
thiết bao gồm nghiên cứu, sản xuất và tiếp thị. Ví dụ là tập đoàn công ty phần mềm
Seibel System có khoảng 8.000 nhân viên vào năm 2001, những có tới 30.000 người
làm việc cho công ty như nhà chuyên môn, nhà cung cấp công nghệ, người điều hành
hệ thống, nhà cung cấp và các nhà buôn. Một công ty đứng đầu mạng lưới sẽ xác định
các hoạt động bị gián đoạn nhằm tạo ra những giá trị và sẽ phân chia chúng tới những
nhà hoạt động kinh doanh cộng tác Web một cách hợp lí. Một thành phần quan trọng
để chiến lược đó thành công là các quan hệ đối tác Web có sở hữu những hoạt động
riêng biệt và vì vậy cạnh tranh sẽ ít quan trọng hơn.
Michael Porter( 2001) lại không đồng ý với Tapscott. Porter không đặt ra câu
hỏi rằng Internet đã tạo ra nhiều nhiều thay như là các loại sản phẩm/dịch vụ hay hiệu
quả đạt được rất lớn. Tuy nhiên ông ủng hộ quan điểm về sự logic của những chiến
lược kinh tế cũ, hội nhập các hoạt động riêng biệt và sự cạnh tranh về cơ bản vẫn
giống nhau. Theo Porter, vụ đụng độ trong các công ty cổ phần Internet đã đặt câu hỏi
về sự khôn khéo của "chiến lược mới” và cách thức đánh giá sự thành công của các
công ty trực tuyến ( ví dụ, sử dụng việc nhấp chuột qua các trang web thay vì biện
pháp mang lại lợi nhuận truyền thống). Porter đã chỉ ra rằng những người chiến thắng
lớn của thời đại Internet không phải là các công ty dựa trên Internet. Một số những
hoạt động kinh doanh qua Internet như là eBay.com và Amazon.com cũng nhận định
về một thành công thương mại lớn. Việc tồn tại nhiều công ty và ngành nghề thường
xuyên hơn đã sử dụng Internet để cải thiện hệ điều hành của họ, nhằm cung cấp thêm
những sản phẩm mới hay tái tập trung vào những chiến lược kinh doanh của họ. Ví
dụ, ở các ngân hàng thương mại đã thành lập những tổ chức như là Wells Fargo,
Citibank, và Fleet đã có các tài khoản trực tuyến nhiều hơn là các ngân hàng Internet.
Các công ti được thành lập cũng chiếm ưu thế trên các hoạt động Internet trong các
lĩnh vực đa dạng như bán lẻ trực tuyến và môi giới trực tuyến. ( Porter 2001).
Liệu bạn có đồng ý với Tapscott hay Porter không, rõ ràng rằng Internet có
khả năng định hình lại ngành công nghiệp cũ và tạo ra những hoạt động kinh doanh

hoàn toàn mới. Một ví dụ là game trực tuyến. Sự ra đời của kết nối Internet tốc độ cao
đã dẫn đến một sự bùng nổ trong trò chơi trực tuyến tại nhiều quốc gia, điều đó được
giúp đỡ thêm của những cải tiến trong công nghệ chơi game như sự ra đời của Xbox
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 19


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

LIVE. Thị trường trò chơi trực tuyến toàn cầu đã phát triển đến gần 20 tỷ USD trong
năm 2010, tăng 90% so với 10,4 tỷ USD trong năm 2008.
2.8. Những ảnh hưởng môi trường quốc gia và mô hình kim cương.
Phân tích PEST là một công cụ hữu hiệu để hiểu được môi trường kinh doanh bên
ngoài. Những hiểu biết này cũng giúp giải thích tại sao một số công ti và ngành nghề
ở một số quốc gia lại canh tranh hơn ở những nơi khác. Chúng ta biết rằng những
công ty Nhật Bản đặc biệt có thế mạnh trong nhiều ngành như là ô tô, điện tử tiêu
dùng và những trò chơi video. Các công ty Mỹ thì lại đặc biệt có thế mạnh trong
những ngành như là sản xuất phim, phần mềm máy tính và quốc phòng. Việc đưa ra
những sự tồn tại trong môi trường kinh doanh ở Nhật Bản có thể rất khó để phát triển
ngành công nghiệp điện ảnh tầm cỡ thế giới hoặc công nghiệp quốc phòng ở đó.
Poster ( 1990) đã nhận định rằng có một vài lý do tại sao một số quốc gia có
nhiều cạnh tranh hơn những nước khác và tại sao một số ngành nghề lại rất thành
công ở một số quốc gia. Theo Porter, các cơ sở nhà nước của một công ty đóng một
vai trò quan trọng trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh của công ty trong thị trường
toàn cầu. Giá trị quốc gia của một nước, văn hóa, cơ cấu kinh tế, các tổ chức, sức
mạnh của sự cạnh tranh địa phương và thách thức khách hàng địa phương đều góp
phần cho sự thành công kinh tế của một ngành công nghiệp. Porter nói rằng sự thành
công kinh tế toàn cầu chính là sự đổi mới trong mở rộng các khía cạnh không chỉ là
công nghệ, mà còn những kỹ năng mới, kiến thức mới hoặc áp dụng các ý tưởng cũ

trong một lĩnh vực mới.
Bảng 2.6 Mô hình Kim cương
Cấu trúc, chiến lược và sự
cạnh tranh của công ty

Điều kiện về yếu tố

Điều kiện về cầu

Các ngành công nghiệp hỗ trợ
và liên quan

Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 20


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Bảng 2.7: Mô hình kim cương và ngành công nghiệp trò chơi điện tử ở Nhật
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã và đang trở nên lớn mạnh với doanh thu
hàng năm lên tới 40 tỉ USD trên toàn thế giới, lớn hơn cả ngành công nghiệp điện ảnh.
Mặc dù ngành công nghiệp này bắt nguồn từ Mỹ, nhưng những người trong cuộc đều
đồng ý rằng nếu không có sự góp mặt của các công ty của Nhật như Nintendo hay
Sony Computer Entertainment (SCE) thì nó sẽ không có được sự phát triển vượt trội
này. Thực ra, sau sự phá sản của ngành công nghiệp trò chơi điện tử Mỹ năm 1983,
quét sạch nhu cầu của ngành này, Nintendo đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tái thiết
lập lợi nhuận của toàn ngành. Ngành công nghiệp trò chơi điện tử của Nhật đã làm thế
nào để thống lĩnh trị trường trò chơi thế giới?
Mô hình kim cương giải thích lý do vì sao Nhật lại rất phù hợp cho sự ra đời của

ngành công nghiệp trò chơi điện tử đẳng cấp thế giới. Các điều kiện về cầu rất thuận
lợi: khách hàng Nhật Bản có kỳ vọng cao về sản phẩm điện tử tiêu dùng và các trò
chơi nhập vai thu hút số lượng lớn người quan tâm trong nước. Sự cạnh tranh trong
nước còn thấp và hầu như không tồn tại. Nhưng vào những năm 1990 thì Nintendo
phải đối mặt với thử thách khi một vài công ty điện tử tiêu dùng Nhật Bản có uy tín
như Matsushita nỗ lực thâm nhập thị trường. Năm 1994, SCE ra mắt thiết bị chơi điện
tử cầm tay PlayStation, hỗ trợ cho sự cạnh tranh vượt trội của trò chơi điện tử cầm tay
Super Famicom và Game Boy của Nintendo. Đồng thời có một đối thủ mạnh thứ ba là
SEGA, công ty này đã tự chuyển đổi thành nhà thầu phụ của Microsoft’s Box.
Nhật Bản cũng có đủ các điều kiện về yếu tố thuận lợi cho ngành công nghiệp
trò chơi điện tử. Nintendo và các đối thủ được hưởng lợi từ các nhà thiết kế game
hoặc lập trình viên âm thanh có trình độ cao thuộc ngành công nghiệp điện tử Nhật
Bản và các ngành khác. Quan trọng hơn nữa, họ vẽ nên ý tưởng nghệ thuật nhờ vào
truyền thống đặc trưng của ngành sản xuất phim hoạt hình (manga). So với Mỹ và
châu Âu thì phim hoạt hình có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội Nhật Bản, và các nhà
sản xuất phim hoạt hình Nhật cũng rất thận trọng trong việc đưa các nhân vật và cốt
truyện vào trò chơi điện tử, trong khi kỹ năng thiết kế đồ họa của họ cũng giúp tạo nên
các chuyển động thực tế cho nhân vật của trò chơi. Hệ thống giáo dục Nhật Bản cũng
mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp này. Đầu những năm 2000, Nhật Bản có gần
300 chương trình đào tạo nghề cung cấp các khóa học được thiết kế đặc biệt cho các
ngành nghề có liên quan đến trò chơi điện tử và 170 chương trình dành riêng cho các
nhà thiết kế tranh biếm họa, hoạt hình hay tranh minh họa.
Trên hết, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của ngành công nghiệp trò chơi điện tử Nhật Bản. Sự chuyển đổi
ban đầu của Nintendo từ một nhà sản xuất đồ chơi sang kinh doanh trò chơi điện tử
công nghệ cao chỉ có thể được tiến hành nhờ vào sự hợp tác với các công ty điện tử
tiêu dùng và sự chia sẻ kỹ năng kỹ sư trên các lĩnh vực như công nghệ màn hình tinh
thể lỏng. Sự góp mặt của các hãng như Mitsubishi Electric, Ricoh và Sharp cho phép
việc thông tin thường xuyên và thử nghiệm ở các giai đoạn đầu của việc thiết kế điều
khiển bằng tay. Sự thành công của PlayStation cũng dựa trên sự hợp tác với các công

ty khác. Quan hệ đối tác với một nhà phát hành phần mềm, Namco – một công ty
Nhật trước đây đã từng làm việc với Nintendo – đã hỗ trợ SCE rất nhiều trong việc
thâm nhập vào thị trường và giới thiệu những ưu thế trong đồ họa 3D của PlayStation.
Trò chơi điện tử Nhật Bản cũng hưởng lợi từ những ngành công nghiệp nội địa khác,

Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 21


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

bao gồm sự đổi mới trong ngành công nghiệp phần mềm, công nghệ đa phương tiện từ
phát thanh truyền hình và các ý tưởng từ lĩnh vực phim hoạt hình.
2.8.1 Các điều kiện về yếu tố
Vị thế của một quốc gia trong yếu tố sản xuất ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
toàn cầu của công ty. Các yếu tố sản xuất cơ bản bao gồm lao động, vốn, tài nguyên
thiên nhiên. Nhưng quan trọng nhất là các yếu tố tiên tiến như kỹ năng chuyên môn
của lực lượng lao động, cơ sở khoa học và cơ sở hạ tầng. Trong nền kinh tế tri thức,
các yếu tố cơ bản có tầm quan trọng không lớn, các công ty toàn cầu có thể có được
thông qua các hoạt động của họ trên toàn thế giới. Không cần thiết phải có một lực
lượng lao động qua đào tạo trong nước để dẫn dắt sự thành công ở thị trường toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia có thể tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp đại học từ khắp
các nơi trên toàn thế giới. Theo Porter, một yếu tố có thể chuyên sâu vào nhu cầu của
một ngành công nghiệp. Ví dụ như một cơ sở khoa học chuyên sâu về kính quang học
hay là vốn đầu tư mạo hiểm để thành lập các công ty phần mềm máy tính. Những yếu
tố này không phổ biến rộng rãi cho từng công ty, vì vậy việc bắt chước là rất khó đối
với các đối thủ và đòi hỏi cần có sự đầu tư bền vững.
Porter cho rằng các quốc gia thành công ở những ngành công nghiệp đó thường
đặc biệt giỏi trong việc tạo ra các yếu tố. Ví dụ, ở Đan Mạch có hai bệnh viện chuyên

sâu vào việc nghiên cứu và chữa trị bệnh tiểu đường và đã trở thành nước dẫn đầu thế
giới trong sản xuất insulin. Một ví dụ khác là Hà Lan, một quốc gia dẫn đầu thế giới
trong lĩnh vực xuất khẩu với các viện nghiên cứu chất lượng cao trong việc trồng trọt,
đóng gói và vận chuyển hoa.
2.8.2 Điều kiện về cầu
Porter cho rằng ngay cả trong toàn cầu hóa thì nhu cầu địa phương vẫn đóng vai
trò quan trọng. Thị trường nội địa ảnh hưởng đến việc các công ty nhận thức, am hiểu
và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quy mô của thị trường không phải là một yếu tố
quan trọng mà cái chính là tính chất của điều kiện về cầu. Một công ty có thể sẽ cạnh
tranh tốt hơn trên thương trường quốc tế nếu người mua của họ ở thị trường nội địa là
những người mua khắt khe đối với đối một sản phẩm hay dịch vụ công phu cụ thể. Sự
hiện diện của một thị trường nội địa phức tạp mang đến cho công ty những tín hiệu
nhanh chóng và rõ ràng về nhu cầu của người mua ở thị trường mới nổi toàn cầu.
Những người mua khắt khe sẽ thúc đẩy công ty đạt được những tiêu chuẩn cao hơn,
khuyến khích họ cải tiến, đổi mới và thâm nhập vào những phân khúc thị trường cao
cấp. Cùng với các yếu tố điều kiện, điều kiện nhu cầu mạnh mẽ ở thị trường nội địa sẽ
giúp công ty đối mặt với những thử thách ở nước ngoài.
Nhu cầu và hoàn cảnh địa phương trong nước thường xuyên là một nhân tố kích
thích quan trọng trong việc đổi mới. Ví dụ, sự cải tiến trong sản xuất máy điều hòa
không gây tiếng ồn chạy bằng máy quay nén tiết kiệm năng lượng là một ý tưởng dựa
trên thực tế rằng người Nhật sống ở những căn hộ chật hẹp và thường phải chịu đựng
mùa hè nóng, ẩm ướt với chi phí tiêu thụ điện cao. Một ví dụ khác, chủ nghĩa bảo vệ
môi trường của người tiêu dùng Đức đã có ý nghĩa rất lớn đối với các công ty có trụ
sở tại Đức hướng đến thành công trong việc sản xuất ra các sản phẩm sử dụng năng
lượng gió.
2.8.3 Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ

Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 22



Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

Những ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu trong nước
giúp đỡ các công ty rất nhiều trong việc nâng cấp và cải tiến. Các công ty có vị trí ở
gần với nhà cung cấp và các công ty liên quan hưởng lợi rất nhiều từ việc giao tiếp và
trao đổi sáng kiến, ý tưởng với các công ty khác tốt hơn. Một công ty có thể ảnh
hưởng đến nỗ lực về mặt kỹ thuật của nhà cung cấp và có vai trò như là một vị trí thử
nghiệm cho việc nghiên cứu và phát triển. Đây chính là việc gieo mầm cho sự cải tiến.
Cùng lúc, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp có thể đem đến chi phí đầu vào thấp
hơn và chất lượng cao hơn cho sản phẩm. Trong một nền kinh tế toàn cầu, một công
ty không cần thiết phải có tính cạnh tranh trong tất cả các ngành công nghiệp liên
quan và phụ trợ - một công ty đa quốc gia với chiến lược toàn cầu có thể tìm được
nguyên liệu, thiết bị và công nghệ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên sự sẵn có
tại địa phương của các nhà cung cấp chất lượng cao và các công ty liên quan ở trong
nước giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước trên
thị trường thế giới.
Mối quan hệ mật thiết giữa các công ty, nhà cung cấp và các ngành công nghiệp
liên quan giúp công ty đạt được vị trí dẫn đầu thị trường ở nhiều ngành công nghiệp.
Ví dụ, công ty giày da của Ý đã tiếp thu được những kiểu dáng mới và công nghệ sản
xuất từ các nhà sản xuất da nội địa. Những nhà sản xuất này đã giúp công ty hiểu
được về các xu hướng thời trang mới và định hướng cho những sản phẩm mới.
2.8.4 Cấu trúc, chiến lược và sự cạnh tranh của công ty
Porter đã nhận thấy rằng có ba sự khác biệt đáng kể trong việc thành lập, cơ cấu và
quản lý công ty ở các quốc gia khác nhau, đồng thời cũng có nhiều khác biệt trong bản
chất của cạnh tranh trong nước. Ông thấy được rằng các công ty Ý thành công trên thế
giới thường là các công ty có quy mô nhỏ, do tư nhân sở hữu và thường được vận
hành theo kiểu “gia đình mở rộng”. Trái lại, các doanh nghiệp thành công của Đức
thường có tổ chức và thông lệ quản lý theo kiểu phân cấp, và các nhà quản lý hàng

đầu thường có nền tảng kỹ thuật. Không có một quốc gia độc lập nào là đứng đầu
trong mỗi ngành công nghiệp – một vài cơ cấu quản lý lại phù hợp với một vài ngành
công nghiệp nhất định hơn so với các cơ cấu quản lý khác. Một vài công ty Ý thành
công trên thế giới như là giày dép, máy đóng gói tương thích với cơ cấu quản lý, sản
phẩm tùy chỉnh, thị trường ngách, tính linh hoạt. Người Đức rất xuất sắc trong các
ngành theo định hướng hay đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật như là hóa chất hoặc máy móc
phức tạp vì được hưởng lợi từ quá trình sản xuất chính xác và phát triển thận trọng.
Một yếu tố kích thích sự đổi mới là mức độ và tính chất của sự cạnh tranh trong
nước. Khi phải đối mặt với các đối thủ mạnh, công ty thường bắt buộc phải cắt giảm
chi phí, cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu suất sản xuất, hoặc phát triển những quy
trình sản xuất hay sản phẩm cải tiến mới. Những công ty đối mặt với sự cạnh tranh
mạnh mẽ này thường phát triển những kỹ năng cần thiết cho phép họ thành công ở
nước ngoài. Porter nhận thấy rằng sự thành công trên toàn cầu của nhiều ngành sản
xuất ở Nhật Bản như sản xuất máy fax là nhờ vào sự cạnh tranh khốc liệt trong nước,
trong khi sự can thiệp của chính phủ và thiếu đi sự cạnh tranh nội địa có thể lý giải lý
do cho sự phát triển trì trệ của các ngành khác như là hóa chất.

2.9 Những phê bình về Mô hình Kim cương
Mô hình kim cương không phải là một công cụ quản lý thực tế giúp các công ty cụ
thể thành công trong việc cạnh tranh, nó được thiết kế để giải thích vì sao một vài
công ty chỉ có thể thành công trong một vài ngành công nghiệp. Mô hình này được sử
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 23


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

dụng bởi chính phủ để xem xét làm cách nào mà các chính sách của chính phủ có thể
khích lệ lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước (chính sách giáo dục

đặc biệt hay tiêu chuẩn chất lượng cao cho các sản phẩm cụ thể). Lãnh đạo và quản lý
của một số ngành công nghiệp cũng sử dụng mô hình Kim cương để hiểu rõ hơn về
cách thành lập và phát triển trên quốc gia của mình để có thể thành công trên thị
trường toàn cầu.
Tuy nhiên, đã có không ít những phê bình về mô hình này. Người ta cho rằng đã
có một vài sai sót trong phương pháp và lý luận của Porter, và mô hình này không thể
giúp lý giải cho sự thành công của nhiều ngành công nghiệp toàn cầu, cũng như nó
đưa ra những hướng dẫn không đáng tin cậy cho chính phủ và các nhà quản lý trong
việc hình thành những chiến lược toàn cầu hiệu quả (Davies và Ellis, 2000). Hai phê
bình quan trọng có liên quan đến những quốc gia nhỏ và sự toàn cầu hóa.
2.9.1 Mô hình Kim cương cho các quốc gia nhỏ
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty từ các nước bé không chỉ dựa vào
thị trường trong nước để thành công. Những công ty lớn của Úc đã thành công phụ
thuộc vào cơ sở công nghiệp của nước Đức. Các công ty Mexico và Canada phải phụ
thuộc rất nhiều vào Mỹ, trong khi New Zeland lại dựa vào thị trường Úc để phát triển.
Một công ty Canada hay Mexico có thể thử bán sản phẩm của nó tại thị trường Mỹ
ngay từ khi khởi đầu, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về thị trường Mỹ và cạnh
tranh đối đầu với các đối thủ ở Mỹ. Do đó, Rugman và Verbeke (1993) cho rằng các
công ty từ các nước bé thường dựa vào quốc gia lớn lân cận đến mức mà sự khác biệt
giữa nước nhà và nước chủ nhà về thành công về mặt kinh tế dường như bị xóa mờ.
Quá trình hội nhập kinh tế vùng cũng giúp xóa đi nhiều rào cản trong kinh doanh
thương mại quốc tế, cho nên các nhà quản lý của một công ty Canada cũng có thể coi
Mỹ như là một phần của nước họ và các nhà quản lý cũng có thể cho rằng miền Nam
nước Đức hay là miền Bắc nước Ý cũng là một phần trong thị trường nội địa của họ.
Rugman và D’Cruz (1991) cho rằng chúng ta nên áp dụng một mô hình “Kim cương
đôi” để giải thích cho sự thành công của các công ty lớn từ các quốc gia nhỏ. Theo đó,
nhiều công ty Canada như là Northern Telecome hay Seagram không nên được xem
như là một phần viên kim cương của Canada mà là một phần của “kim cương Bắc
Mỹ”. Các nhà quản lý Canada cần đánh giá kỹ những điều kiện về tính cạnh tranh của
cả Canada và Mỹ khi phát triển các chiến lược hợp tác.

2.9.2 Mô hình Kim cương và toàn cầu hóa
Một phê bình khác cho mô hình này là nó ít chú trọng đến tầm quan trọng của toàn
cầu hóa. Về bản chất, các công ty có thể sở hữu hay hình thành tài sản mới ở nước
ngoài. Các công ty toàn cầu lớn có thể đặt trung tâm nghiên cứu của mình nơi mà
những nghiên cứu tân tiến nhất đang được thực hiện như thung lũng Silicon và đạt
được những cải tiến từ các công ty con ở nước ngoài hoặc mua một công ty nước
ngoài để khai thác những tài nguyên quan trọng. Bằng những cách này, một công ty
có thể đat được những cải tiến từ các điều kiện về yếu tố ở nước ngoài.
Toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng đến điều kiện về cầu, các ngành công nghiệp hỗ trợ,
liên quan và sự cạnh tranh. Thị hiếu của khách hàng đang ngày càng trở nên giống
nhau, vì vậy điều kiện về cầu đang dần giống nhau hơn giữa các quốc gia. Vì các công
ty toàn cầu đang theo đuổi chiến lược tìm nguồn cung ứng toàn cầu và có thể có nhà
cung ứng từ khắp nơi trên thế giới, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan đang
ngày càng kém quan trọng. Cuối cùng thì cạnh tranh trong nước cũng đang dần trở
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 24


Bài dịch – Chương 2- Lớp QTCLTC_1

nên kém quan trọng hơn ở thị trường toàn cầu vì các công ty đa quốc gia phải cạnh
tranh với những đối thủ tốt nhất trong ngành ở phạm vi toàn cầu. Vì vậy, một vài nhà
quan sát đã tranh luận rằng Mô hình Kim cương đã không còn ý nghĩa nữa vì các điều
kiện cạnh tranh trong nước ngày nay không còn quan trọng đối với sự thành công của
các công ty toàn cầu lớn.
2.9.3: Đối phó với những phê bình:
Michael Porter không phủ sự quan trọng của các chiến lược toàn cầu và quốc tế.
Ông thừa nhận rằng ngày nay những công ty có sự cạnh tranh toàn cầu, nhưng ông giả
định rằng có một bí mật trong sự thành công mang tính toàn cầu của các công ty nằm

trong sự trộn lẫn độc nhất vô nhị giữa các điều kiện nội địa của nước chủ nhà. Ít nhất
là có hơn 2 tranh luận nữa có thể đưa ra để bảo vệ mô hình Kim cương.
Đầu tiên, Porter chỉ ra rằng vùng miền là yếu tố toàn cầu hóa quan trọng và nước
chủ nhà có thể được xem như vùng đặc biệt. Cụm công nghệ như Thung lũng Silicon
và Vùng đầm lầy Silicon – không phải thuộc quốc gia hay quốc tế - là minh chứng. Sự
xuất hiện của những cụm như thế cho thấy rằng, mặc dù toàn cầu hóa và sự lan nhanh
của Internet, sự gần gũi về yếu tố vật lý giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực
giúp cho việc tạo ra những ý tưởng mới và sự đổi mới công nghệ. Internet không thể
thay thế hoàn toàn sự tác động lẫn nhau của con người giữa kĩ sư và quản lý…Nếu
công ty phần mềm Nhật Bản muốn đầu tư vào Mỹ, nó sẽ được khuyên đặt trụ sở tại
thung lũng Silicon – chứ không phải ở Florida hay Ohio – để thu được lợi ích từ các
yếu tố điều kiện địa phương, hổ trợ địa phương và các đối thủ nội địa trong lĩnh vực
phần mềm. Bên cạnh toàn cầu hóa, vũng miền cung cấp một sự kết hợp duy nhất của
yếu tố địa phương, điều này dẫn đến sự đổi mới trong cơ sở vật chất.
Thứ hai, đối lập với quan điểm kinh tế toàn cầu, Pauly và Reich (1997) chỉ ra rằng
những doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau thì khác nhau ở những yếu tố kiểm
soát bên ngoài và cấu trúc tài chính dài hạn, trong việc tiếp cận của họ để nghiên cứu
và phát triển cũng như vị trí đặt các thiết bị nghiên cứu, và trong việc họ đầu từ nước
ngoài và những chiến lược thương mại ngoài phạm vi doanh nghiệp. Các tập đoàn
Đức và Nhật thu hầu hết các tài chính của họ thông qua ngân hàng ( khoảng 60-70%)
trong khi các tập đoàn Mỹ dựa nhiều hơn vào thị trường vốn( các khoản vay ngân
hàng chỉ từ 25-35% các khoản tài chính phải trả). Các nghiên cứu nước ngoài ước tính
rắng ít hơn 15% tổng các nghiên cứu và phát triển được sử dụng bởi các công ty Mỹ.
Tập đoàn Nhật và Đức chi tiêu ít cho các nghiên cứu nước ngoài. Hơn thế nữa, phần
lớn các nghiên cứu và phát triển nước ngoài được làm theo yêu cầu sản phẩm cho thị
trường địa phương hoặc tập hợp tri thức chứ không phải những tri thức mới. Những
doanh nghiệp có thể vẫn phụ thuộc phần lớn vào nước chủ nhà của họ. Tuy nhiên,
những điều kiện địa phương ở nước chủ nhà là một dạng chiến lược toàn cầu của các
tập đoàn Đức, Nhật và Mỹ.
2.10. TÓM TẮT:

Sự thành công cạnh tranh của tổ chức được quyết định bởi môi trường doanh
nghiêp, với sự tồn tại của môi trường vĩ mô bên ngoài, môi trường ngành bên ngoài và
môi trường bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp đem lại cả
cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp và nhiệm vụ của nhà quyết định chiến lược là
phát triển các dự án dựa vào những cái mà doanh nghiệp có thể khai thác các cơ hội
Chương 2 - QTCLTC_1

Trang 25


×