Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trồng cây thuốc phiện của lực lượng cảnh sát nhân dân ở tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.66 KB, 118 trang )

LUẬN VĂN:
Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm trồng cây thuốc phiện của lực lượng
Cảnh sát nhân dân ở tỉnh Yên Bái


mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới việc trồng cây thuốc phiện và các cây khác có chứa chất ma túy tập
trung chủ yếu ở ba vùng (Tam giác vàng, Lưỡi liềm vàng và vùng Trung á thuộc Liên Xô
cũ), trong đó cây thuốc phiện được trồng phổ biến ở vùng Tam giác vàng, Lưỡi liềm
vàng. Mặc dù Liên Hiệp Quốc đã tập trung mọi nỗ lực cùng các quốc gia có trồng cây
thuốc phiện, phá bỏ cây thuốc phiện nhưng hiện tượng tái trồng vẫn diễn ra ở nhiều quốc
gia; sản lượng thuốc phiện hàng năm trên thế giới khoảng 750 tấn, trị giá hàng tỷ USD.
ở nước ta, việc trồng cây thuốc phiện tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, với
số lượng tuy không nhiều, nhưng việc tái trồng còn diễn ra phổ biến bằng nhiều hình thức
khác nhau. Trong pháp luật hình sự hành vi trồng cây thuốc phiện là hành vị bị coi là tội
phạm; trồng cây thuốc phiện có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách kinh tế
- xã hội ở địa phương. Trồng cây thuốc phiện là hành vi vi phạm các công ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia ký kết và cũng là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật
hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong nhiều năm qua Chính phủ và ngành
Công an đã đề ra chương trình và đề án xóa bỏ cây thuốc phiện. Tỉnh Yên Bái trong
nhiều năm qua đã tập trung chỉ đạo nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng trồng và tái trồng
cây thuốc phiện ở các xã vùng cao của tỉnh, hạn chế tiến tới xóa bỏ nguồn cung cấp thuốc
phiện ra thị trường và từng bước ổn định đời sống của đồng bào vùng dân tộc góp phần
đảm bảo vững chắc tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua lực lượng CSND cùng với các lực lượng, các ngành, các
cấp đã có nhiều biện pháp đấu tranh với các hành vi phạm tội này. Tuy nhiên, cho đến
nay tình trạng trồng và tái trồng cây thuốc phiện vẫn diễn ra: Mùa vụ năm 1996-1997 đã
phát hiện và xóa bỏ 70 ha diện tích tái trồng cây thuốc phiện; mùa vụ năm 2001-2002


phát hiện và xóa bỏ 10 ha; mùa vụ năm 2005-2006 phát hiện và xóa bỏ lên tới 139 ha
diện tích tái trồng cây thuốc phiện. Trong khi đó công tác phòng ngừa, đấu tranh của lực
lượng CSND Công an tỉnh Yên Bái đối với tội phạm này cũng gặp không ít khó khăn
vướng mắc và cũng còn những hạn chế nhất định. Từ những lý do trên, việc lựa chọn đề


tài: "Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trồng cây thuốc phiện của lực
lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Yên Bái", là cần thiết cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước thực trạng tội phạm và tệ nạn về ma túy phát triển ngày càng có phần phức
tạp trên cả ba phương tiện: trồng cây thuốc phiện, sản xuất, mua bán, tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy và việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện các chất ma túy, nhất là từ
khi có Nghị quyết 06/CP của Chính phủ, đã có một số công trình bước đầu nghiên cứu
các vấn đề về ma túy và công tác phòng, chống ma túy, bên cạnh đó một số luận án thạc
sỹ luật học cũng hướng vào nghiên cứu công tác đấu tranh phòng, chống ma túy ở một số
địa phương. Các công trình nghiên cứu này thường được các tác giả, các nhà khoa học
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, như: Luật hình sự, Luật TTHS hoặc tội phạm
học… trên phạm vi rộng mà chưa hoặc không áp dụng được trên từng địa bàn cụ thể có
những đặc thù riêng và chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm trồng cây thuốc phiện ở tỉnh Yên Bái.
Trên lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh chống trồng và tái trồng cây thuốc phiện
hàng năm đều được các cấp, các ngành triển khai thực hiện, song ở một số tỉnh phía Bắc
hàng năm vẫn diễn ra việc trồng và tái trồng cây thuốc phiện. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái
mùa vụ 2005-2006 đã phát hiện và triệt phá 139 ha diện tích trồng cây thuốc phiện. Tuy
vậy cho đến nay cũng chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về "Công tác phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm trồng cây thuốc phiện của lực lượng Cảnh sát nhân dân
ở tỉnh Yên Bái".
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận cơ bản về tội trồng cây thuốc phiện và công tác
phòng, chống tội phạm này.
- Đánh giá thực trạng tình hình trồng cây thuốc phiện ở tỉnh Yên Bái. Chỉ ra được
những đặc trưng, hình thức, phương thức thủ đoạn… cụ thể và mối quan hệ giữa hoạt


động trồng cây thuốc phiện với các loại tội phạm cụ thể khác. Đề xuất giải pháp phù hợp
góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trồng cây thuốc
phiện ở địa bàn tỉnh Yên Bái.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây
có chứa chất ma túy khác và công tác phòng, chống tội phạm này của lực lượng CSND.
- Khảo sát đánh giá tình hình trồng cây thuốc phiện, thực trạng phòng ngừa, đấu
tranh xóa bỏ cây thuốc phiện của lực lượng CSND ở Tỉnh Yên Bái trong những năm qua.
- Xác định những tồn tại, khó khăn vướng mắc và những nguyên nhân của nó
trong phòng ngừa và đấu tranh chống trồng cây thuốc phiện ở địa bàn tỉnh Yên Bái, trên cơ
sở đó đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng
chống tội phạm trồng cây thuốc phiện ở tỉnh Yên Bái.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Lý luận về tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây có chứa chất ma túy khác
và công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm này của lực lượng CSND tỉnh Yên
Bái.
- Đặc điểm về đối tượng, thủ đoạn, nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại loại
tội phạm trồng và tái trồng cây thuốc phiện.
- Công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trồng cây thuốc phiện của
lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Yên Bái thời gian từ 1999-2006.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở, phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin,
những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta trong phòng ngừa, đấu tranh phòng,

chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: Tổng hợp, thống kê, phân tích,
so sánh, tọa đàm, trao đổi, chuyên gia…


- Chú trọng phương pháp tổng kết thực tiễn và thống kê hình sự.
- Sử dụng báo cáo, tài liệu của một số ngành có liên quan ở Trung ương, địa
phương, các Cục nghiệp vụ BCA và phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Yên Bái.
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài, góp phần nâng cao công tác phát hiện, thu thập
tài liệu, phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống trồng và tái trồng cây thuốc phiện
ở tỉnh Yên Bái và những địa bàn còn xảy ra tình trạng trồng cây thuốc phiện.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu
khoa học và học tập ở một số Trường CAND.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.


Chương 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phòng ngừa,
đấu tranh chống tội phạm trồng cây thuốc phiện
của lực lượng Cảnh sát Nhân dân

1.1. Nhận thức về tội trồng cây thuốc phiện và tác hại của việc trồng cây
thuốc phiện
1.1.1. Cây thuốc phiện và tình hình trồng cây thuốc phiện ở nước ta
Cây thuốc phiện hay còn gọi là cây Anh túc có tên khoa học là Papaver
somniferum L. Từ thời đại xa xưa cách đây khoảng 6000 năm, con người đã biết sử dụng
cây thuốc phiện.

Cây thuốc phiện là một loại cây thân thảo, mọc hàng năm, cao từ 0,7 đến 1,5m, ít
phân nhánh, thân mọc thẳng. Lá mọc cách, hình trứng, dài từ 6 đến 50 cm, rộng từ 3,5
đến 30 cm; lá ở phía dưới có cuống ngắn, lá ở phía trên không có cuống, đầu trên nhọn,
mọc ôm vào thân cây, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, mép lá hình răng cưa.
Hoa thuốc phiện to, đơn độc mọc ở đầu thân cây hoặc đầu cành, có cuống dài 12
đến 14 cm; đài hoa gồm hai lá đài màu xanh sớm rụng khi hoa nở, lá đài dài 1,5 đến 2
cm. Tràng hoa có 4 cánh dài 5 đến 7 cm màu trắng hồng hoặc tím hồng.
Quả thuốc phiện có hình trứng hoặc hình cầu dài từ 4 đến 7 cm, đường kính từ 3
đến 6 cm, ở đỉnh có núm, quả có cuống phình ra ở chỗ nối. Quả chín có màu vàng xám.
Hạt nhỏ và nhiều, hơi giống hình thận, dài 0,5 đến 1mm, trên mặt có vân hình
mạng, màu xám hay vàng nhạt hoặc xám đen.
Toàn thân cây, quả bấm vào chỗ nào cũng có nhựa màu trắng, để lâu biến thành
màu nâu đen.
Thuốc phiện là cây được trồng từ lâu đời. Căn cứ vào màu sắc của hoa và hạt
hoặc hình dáng và kích thước của quả, người ta phân biệt ra các loại sau:


+ Cây thuốc phiện trắng: hoa trắng, quả hình trứng màu vàng nhạt. Đây là loại
thuốc phiện truyền thống được trồng tại ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran để sản xuất nhựa thuốc
phiện.
+ Cây thuốc phiện nhẵn: hoa đỏ tím, quả hình cầu rộng, hạt đen tím, được trồng
ở Thổ Nhĩ Kỳ.
+ Cây thuốc phiện đen: có hoa tím, quả hình cầu ở phía dưới, mở lỗ trên mép đầu
nhụy, hạt màu xám được trồng ở Châu Âu để sản xuất dầu hạt thuốc phiện và các loại
Ancaloit.
+ Thuốc phiện lông cứng: hoa tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông cứng, mọc bán
hoang dại ở phía nam Châu Âu.
Trong các loại này, cây thuốc phiện trắng là loại quan trọng nhất, được trồng để
lấy nhựa, cây thuốc phiện đen được trồng để lấy dầu. Trên thực tế, người ta chích lấy
nhựa từ quả chưa chín của 2 loại này.

Trên thế giới, cây thuốc phiện được trồng ở vùng Địa Trung Hải từ 300 năm
trước Công nguyên. Dần dần, theo thời gian chúng được chuyển sang trồng ở Vùng Nam
á, Trung á, Đông Nam á.
Thuốc phiện được trồng nhiều ở các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới từ lâu
đời nhưng đây là loại cây cho nhựa gây nghiện nên Chính phủ nhiều nước đã cấm trồng
thuốc phiện.
Thuốc phiện sinh trưởng tốt tại các vùng khí hậu mát. Cây chịu được khí hậu
lạnh và nóng bức. Từ tuần đầu tiên của sự sinh trưởng, khí hậu phải mát và ẩm, sau đó
khí hậu nóng và khô thì cây mới phát triển tốt.
Hiện nay, cây thuốc phiện được trồng nhiều nhất ở vùng Tam Giác vàng, đó là
vùng biên giới 3 nước: Myanmar, Thái Lan, Lào tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc. Đây là vùng cao nguyên và núi non hiểm trở nằm ở độ cao trên 1.000 mét, có khí
hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho cây thuốc phiện phát triển. Những năm 60-70, vùng
này là nơi sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 750
tấn mỗi năm. Tiếp đó là vùng Lưỡi liềm vàng, là vùng đất chạy vòng từ Tây Nam á đến


các vùng thuộc Pakistan, Iran và Afganistan. Vào cuối những năm 70, vùng Lưỡi Liềm
vàng nổi lên là vùng sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp lớn nhất thế giới. Ngoài hai khu
vực trên, trên thế giới, thuốc phiện còn được trồng ở Trung Quốc, ấn Độ và các nước
vùng Trung á thuộc Liên Xô cũ.
ở nước ta, cây thuốc phiện phù hợp với khí hậu vùng núi có độ cao 800 đến
2000m. Cây thuốc phiện được trồng chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Địa
bàn trồng cây thuốc phiện là 12 tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Sơn La, Lai
Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An); Trong 12 tỉnh trọng điểm trồng cây thuốc phiện có 81 huyện
trồng cây thuốc phiện, 835 xã trồng cây thuốc phiện; 1.452 thôn bản trồng cây thuốc
phiện; 18.373 hộ trồng cây thuốc phiện với trên 123.000 người tham gia trực tiếp trồng
cây thuốc phiện (số liệu thống kê năm 1992). Vùng trồng cây thuốc phiện chiếm khoảng
40% về diện tích và 20% dân số cả nước (khoảng 14 triệu người). Dân thị thành chiếm

khoảng 11,7%, số dân nông thôn chiếm khoảng 88,3%. So với các vùng khác, vùng trồng
cây thuốc phiện là nơi dân cư nghèo khó nhất, điều kiện sinh hoạt khó khăn nhất.
Sản lượng nhựa tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và những yếu tố ảnh hưởng khác
và đạt được trong khoảng 5-7 kg nhựa cho mỗi hecta. Năng suất trung bình ở Việt Nam
thường đạt 4 kg nhựa/ 1 ha. Hàm lượng morphin trong nhựa thường từ 5-13%. Hiện nay,
do áp dụng kỹ thuật mới vào thu hoạch thuốc phiện (trích nhựa từ lá và thân cây) nên
năng suất thuốc phiện đã tăng lên đáng kể và không cần phải đợi đến mùa quả để thu
hoạch. Thuốc phiện có hai loại:
- Thuốc phiện sống: Là nhựa thuốc phiện được phơi khô rồi đóng gói. Thuốc
phiện này ở dạng đặc, dẻo màu nâu đen, có mùi ngái đặc trưng, ít tan trong nước.
- Thuốc phiện chín: Được bào chế từ thuốc phiện sống bằng cách dùng nước
nóng hòa tan thuốc phiện sống, lọc qua vải nhiều lần và sấy khô dịch lọc rồi đóng bánh
có khối lượng, hình dạng và kích thước khác nhau. Thuốc phiện chín có màu nâu đen,
đen sẫm, mùi thơm hơn thuốc phiện sống.


Hoạt chất của thuốc phiện là các Alcaloid, trong đó có nhiều nhất là morphin,
thebain và narcotin. Thuốc phiện sống chiếm từ 5-7% morphin; thuốc phiện chín có từ 713% morphin, có loại có thể có tới 20%.
Từ nhựa thuốc phiện, người ta điều chế được morphin, codein, heroin và nhiều
chất gây nghiện bán tổng hợp nguy hiểm khác.
- Việc trồng cây thuốc phiện gây hậu quả tác hại trên nhiều phương diện: kinh tế,
chính trị môi trường và xã hội. Vấn đề ma túy nói chung, trồng cây thuốc phiện nói riêng
có tác hại đến nhiều mặt của đời sống xã hội như: đạo đức, sức khỏe, nội gián, an ninh,
trật tự, thậm chí đến sự tồn tại của một quốc gia, một chế độ chính trị. Từ việc trồng cây
thuốc phiện với mục đích sản xuất (lấy nhựa thuốc phiện) sẽ làm gia tăng tội phạm và tệ
nạn về ma túy, là nguyên nhân phát sinh và gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội
khác. Có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đảm bảo an ninh - trật tự xã hội ở địa phương,
nhất là đối với các địa bàn vùng cao Tây Bắc luôn được xác định là địa bàn trọng yếu,
chiến lược cần được triển khai nhiều biện pháp, nhằm đảm bảo ổn định vững chắc về an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Dân tộc trồng thuốc phiện nhiều nhất là người Mông chiếm 75% diện tích thuốc
phiện trong cả nước. Các dân tộc khác là Khơ Mú, Thái, Dao cũng trồng thuốc phiện
nhưng chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích trồng trọt. Số diện tích còn lại do người Tày,
Nùng, Kinh, Mường và Hoa trồng. Năm tháng đã gắn bó cây thuốc phiện với tập quán
canh tác và đời sống của đồng bào dân tộc ít người, đến mức người Mông đã có câu "ở
đâu có cây tống quá sủi (cây sống qua mùa đông) thì ở đó có người Mông, giàng cũng thả
cây thuốc phiện xuống mặt đất cho người Mông". Thực tế thuốc phiện không chỉ được
dùng để hút, thiết đãi nhau trong các ngày vui (làm nhà, dựng vợ, gả chồng, lễ, tết, ma
chay hoặc theo phong tục tập quán khác), mà còn được dùng để chữa bệnh cho người và
súc vật. Nó cũng được dùng để trao đổi sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đồng bào
dân tộc thiếu sổ.
Người H’Mông sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao trên diện tích rộng lớn ở
khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Họ sinh sống ở cả 2 khu vực: vùng núi đá vôi Việt


Bắc, phía Bắc sông Hồng cùng người Tày, Nùng và vùng núi đá vôi lẫn núi đá Feralitic
phía Nam sông Hồng cùng dân tộc Thái.
Mặc dù nước ta không nằm trong vùng "Tam giác vàng" thế giới, song vùng núi
cao ở nước ta có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển trồng cây thuốc phiện. Thuốc
phiện thường được trồng ở độ cao 600m, thậm chí ở độ cao 2.700m so với mực nước
biển. Nhiều vùng núi cao trên 1.000m có địa hình hiểm trở, dốc đứng, tạo nên những
thung lũng hẹp bên dưới thuận lợi cho việc trồng thuốc phiện. Dân bản thường đốt nương
phá rẫy để trồng thuốc phiện. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến ở vùng trồng lớn dọc
theo biên giới Việt - Lào. Vùng núi đá vôi Việt Bắc có mật độ dân cư lớn hơn, dân ở đây
trồng thuốc phiện bằng phương pháp thâm canh chứ không đốt nương phá rẫy.
1.1.2. Tội phạm trồng cây thuốc phiện trong pháp luật hình sự
Theo tài liệu lịch sử còn ghi lại thì ngay từ thời nhà Nguyễn (Cảnh Trị thứ 3 năm
1665), nước ta đã có Đạo luật cấm quan lại và dân chúng trồng, mua, bán thuốc phiện. Ai
trồng cây thuốc phiện phải triệt phá ngay, người chứa giữ thuốc phiện phải hủy bỏ, kẻ sai
phạm phải bị xử lý. Tuy nhiên, việc trồng và tiêu thụ thuốc phiện vẫn như cỏ dại âm ỉ

mọc theo năm tháng. Đến đầu thế kỷ XIX, tệ nghiện hút thuốc phiện tràn lan do bị ảnh
hưởng của cuộc chiến tranh nha phiến giữa Trung Quốc và Anh. Trước tình hình đó,
Triều đình nhà Nguyễn đã phải ban bố những chính sách cứng rắn để ngăn ngừa hiểm họa
thuốc phiện, đó là thực hiện chủ trương triệt phá cây thuốc phiện, xử tội nặng những kẻ
chứa chấp, mua bán thuốc phiện. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) quy định "Kẻ nào
mua, bán thuốc phiện thì bị xử phạt 60 trượng, tù 1 năm, tịch thu toàn bộ tang vật; chủ
chứa bàn đèn thuốc phiện phạt 100 trượng, tù 3 năm".
Năm Tự Đức thứ 3 (1840) quy định: "Thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc phiện
hoặc thuê mướn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền chịu tội tử hình; thuyền của Nhà
nước cử đi nước ngoài có ai mua trộm thuốc phiện đem về dưới 1 cân thì phạt giam, trên
1 cân thì chém lập tức". Năm 1850 bổ sung thêm quy định: "Quan lại, quân nhân hút
thuốc phiện hoặc chứa giấu thuốc phiện bị bắt quả tang, không kể số lượng bao nhiêu,
không kể chính phạm hay tòng phạm đều bị xử tội giam hậu, tịch thu tài sản, cha anh
phạm nhân bị phạt 100 trượng, nếu có quan tước thì bị cách chức".


Tuy vậy, cuộc đấu tranh bài trừ thuốc phiện dưới triều Nguyễn thu được kết quả
rất hạn chế.
Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, để ru ngủ, đầu độc nhân dân ta và buôn bán lấy
lời, chúng khuyến khích dân ta trồng và sử dụng thuốc phiện, chúng đã lập nên các xứ
Thái và xứ Mèo tự trị để trồng và sản xuất thuốc phiện. Bọn thực dân Pháp đã cho thành
lập "Công quản nha phiến" để thâu tóm trong tay toàn bộ việc trồng và tiêu thụ thuốc
phiện. Trong kỳ này, việc trồng và hút thuốc phiện không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà đã
được khuyến khích lan tràn trên toàn Đông Dương.
Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã coi thuốc
phiện là thuốc độc và có chủ trương xóa bỏ việc sản xuất thuốc phiện, vận động người
nghiện từ bỏ thuốc phiện và đã mở nhiều cuộc vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc
phiện. Chính sách của Nhà nước ta đối với việc trồng cây thuốc phiện và sử dụng thuốc
phiện được đề cập ở từng giai đoạn lịch sử, cụ thể là:
- Giai đoạn từ 1945-1970:

Ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ bàn về các biện pháp cấp bách của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề dứt khoát
"… cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm hút thuốc phiện".
Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, cả nước phải tập trung cho nhiệm vụ kháng chiến
chống ngoại xâm, nên chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện chưa thực hiện được nhưng
Chính phủ cũng đã ban hành các chủ trương và biện pháp từng bước hạn chế và quản lý
loại cây độc hại này.
Tháng 3/1952, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/TTg ấn định
chế độ tạm thời về thuốc phiện, trong đó quy định việc khoanh vùng trồng thuốc phiện và
nghĩa vụ nộp thuế bằng 1/3 số nhựa thuốc phiện, số còn lại phải bán cho mậu dịch quốc
doanh. Nghị định trên cũng quy định: Ngoài các cơ quan chuyên trách, nghiêm cấm bất
cứ ai tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc phiện, người vi phạm có thể bị truy tố trước tòa
án.


Ngày 22/12/1952, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Nghị định 225/TTg, sửa đổi
Nghị định 150/TTg, trong đó hạ mức nộp thuế bằng hiện vật xuống 1/4 số nhựa thuốc
phiện, khuyến khích bán số nhựa còn lại cho mậu dịch quốc doanh theo giá thỏa thuận,
bổ sung thêm các hình thức xử phạt liên quan.
Ngày 15/9/1955, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Nghị định số 680/TTg bổ
sung các Nghị định trên và quy định rõ các trường hợp vi phạm phải đưa ra tòa án xét xử
là:
+ Buôn lậu thuốc phiện có nhiều người tham gia và có nhiều thủ đoạn gian lận.
+ Tang vật có giá trị trên 1.000.000đ (tính thời giá năm 1955)
+ Buôn bán nhỏ hoặc môi giới có tính chất thường xuyên.
+ Buôn bán chuyên nghiệp đã bị phạt tiền nhiều lần
+ Các vụ có liên quan đến chính quyền hoặc quân đội
Trong những trường hợp trên, người phạm tội bị phạt tù từ 3 đến 5 năm, tịch thu
tang vật, phạt tiền từ 1 đến 5 lần giá trị thuốc phiện lậu.
Bằng sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, trong thời kỳ này, việc kiểm soát trồng

cây thuốc phiện diễn ra hết sức khả quan.
- Giai đoạn từ 1970-1987:
Những năm 1970, nước ta tổ chức ra công ty biệt dược (Công ty một cây - cây
thuốc phiện) để đạt kế hoạch gieo trồng thuốc phiện ở một số nơi và thu mua nhựa cung
cấp cho Hội đồng tương trợ kinh tế (trong hội đồng tương trợ kinh tế - COMECON, Việt
Nam được phân công trồng cây thuốc phiện cung cấp làm nguyên liệu sản xuất thuốc tân
dược). Vào đầu những năm 1980, công ty này bị giải thể. Từ đó, Nhà nước thôi không
thu mua thuốc phiện nữa, lượng thuốc phiện tồn đọng không tiêu thụ hết tại nơi trồng
chuyển qua thị trường bất hợp pháp.
- Giai đoạn từ năm 1987 đến nay:


Ngày 30/8/1987 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 13/CT-TW yêu cầu tổ
chức vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện, không chích hút và ngăn chặn việc
mua bán sản phẩm cây thuốc phiện.
Ngày 28/12/1989, Quốc hội đã bổ sung sửa đổi Bộ luật hình sự, đã tách riêng
điều 96a quy định về tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma
túy, với hình phạt cao nhất tới mức án tử hình.
Ngày 8/4/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra
Chỉ thị 99/CT về việc vận động nhân dân không trồng cây anh túc (cây thuốc phiện). Chỉ
thị này cũng nghiêm cấm việc mua bán, chế biến, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức tiêm
chích, nghiện hút thuốc phiện. Chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành liên quan phối hợp chỉ
đạo hướng dẫn thực hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tinh thần Chỉ thị 99/CT
chỉ rõ: Tích cực tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ tác hại về xã hội, kinh tế và sức khỏe
đối với việc sử dụng các sản phẩm cây anh túc. Kiên trì vận động, thuyết phục đồng bào
không trồng cây thuốc phiện, bỏ hút, chích và không sử dụng các sản phẩm từ cây thuốc
phiện. Phải lấy biện pháp kiên trì thuyết phục để dân hiểu và tự giác thực hiện chủ trương
của Nhà nước.
Các Bộ, ngành có liên quan sớm có quy hoạch, kế hoạch hướng dẫn đồng bào
chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có lợi hơn, phù hợp với chương trình phát triển

kinh tế, xã hội ở miền núi. Trước mắt, tổ chức tốt các dịch vụ bán giống cây trồng, vật tư
nông nghiệp; có chính sách thỏa đáng về đầu tư, giá cả; tổ chức mua hết sản phẩm dư
thừa do nhân dân sản xuất ra.
Củng cố các Trung tâm cai nghiện ở các thành phố và các vùng có nhiều người
nghiện hút.
Bộ Y tế tổ chức các điểm thu mua tại các vùng trồng cây anh túc để mua hết số
thuốc phiện do dân sản xuất ra.
Nghiêm cấm việc mua bán, chế biến, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức tiêm, chích,
hút thuốc phiện. Xử lý kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật các tổ chức và cá nhân vi
phạm.


Tại Thông báo số 02/TB-HĐBT ngày 13/1/1992 của Văn phòng Hội đồng Bộ
trưởng về kết luận của Chủ tịch HĐBT tại Hội nghị vùng cao và dân tộc Mông các tỉnh
phía Bắc đã đề cập đến vấn đề chuyển hướng sản xuất thay thế cây thuốc phiện: "Tất cả
các tỉnh miền núi thống nhất chủ trương kiên quyết vận động đồng bào thôi trồng cây anh
túc, mà chuyển hẳn sang trồng các loại cây khác như: chè, dâu tằm, mía, đậu tương, cây
đặc sản, cây dược liệu hoặc phát triển chăn nuôi, ngành nghề…".
Thông báo này cũng đã nêu rõ cần hình thành một chương trình quốc gia: "Việc
chuyển hướng sản xuất thay cây anh túc và việc cai nghiện hút phải được đạt thành một
chương trình quốc gia. Giao cho Văn phòng miền núi và dân tộc chủ trì, có trách nhiệm
phối hợp với Bộ lâm nghiệp, Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ thương mại
và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ lao động - Thương binh và xã hội và các cơ quan khoa học xây
dựng và chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình này".
Tiếp theo, ngày 4/3/1992, Chủ tịch HĐBT ra Quyết định số 69/CT về lập
Chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng cao phía Bắc. Trong đó đã ghi rõ: "Chương
trình chuyển hướng sản xuất thay trồng cây thuốc phiện kết hợp với việc cai nghiện hút
thuốc phiện do Văn phòng miền núi và dân tộc chủ trì".
Văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam được
Quốc hội thông qua tháng 6/1992 điều 61 đã ghi: "Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,

buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác".
Trước thực trạng tệ nạn ma túy ở nước ta ngày càng phát triển và diễn biến phức
tạp, ngày 29/1/1993, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo công
tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Nghị quyết của Chính phủ đã chỉ rõ những nội
dung sau:
Hiện nay ở nước ta, nạn nghiện hút, tiêm chích và buôn lậu ma túy
đang tăng lên. Tệ nạn này trái với đạo đức truyền thống của dân tộc, ảnh
hưởng rất xấu đến phát triển kinh tế, gây hại lớn cho sức khỏe của một bộ phận
nhân dân, ảnh hưởng xấu tới nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng
cho các thế hệ mai sau.


Đây là mối quan tâm, lo lắng cho toàn xã hội. Cần phải đấu tranh kiên
quyết chống tệ nạn này bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục,
kinh tế, xử lý hành chính và hình sự.
Nghị quyết 06/CP đưa ra các biện pháp cụ thể sau:
- Tuyên truyền rộng rãi để mọi người dân thấy hậu quả tai hại của tệ nạn ma túy
để tích cực phòng, chống.
- Vận động, thuyết phục đồng bào miền núi dứt khoát thôi trồng cây thuốc phiện;
nghiên cứu thay thế cây trồng thích hợp.
- Kiểm soát việc vận chuyển lưu thông các loại ma túy trên toàn lãnh thổ, tiêu
hủy sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma túy khác thu được.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma túy
- Bắt buộc cai nghiện thuốc phiện và các chất ma túy khác
Nghị quyết 06/CP cũng giao cho các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm cụ
thể về từng nhiệm vụ trong các nội dung phòng, chống và kiểm soát ma túy do Chính phủ
đề ra.
* Chương trình quốc gia 06/CP thành lập tháng 01 năm 1993 theo Nghị quyết
06/CP của Chính phủ (trong đó ghi rõ: ủy ban dân tộc và miền núi là cơ quan đầu mối,
chủ trì việc phối hợp hoạt động theo Chương trình quốc gia phòng, chống và kiểm soát

ma túy, trực tiếp tổ chức thực hiện chương trình "Chuyển hướng sản xuất thay trồng cây
thuốc phiện kết hợp với việc cai nghiện hút thuốc phiện" theo Quyết định số 69/CT ngày
4/3/1992 của Chủ tịch HĐBT và dự án "Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát ma túy ở
Việt Nam" - Mã số VIE/92/660) có nhiệm vụ:
- Phá bỏ, loại trừ triệt để cây thuốc phiện khỏi cuộc sống kinh tế, xã hội vùng cao
miền núi.
- Tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất thay thế cây trồng và vật nuôi. Tìm
những yếu tố động lực thúc đẩy kinh tế vùng và tiểu vùng (giao thông, khoa học - kỹ
thuật, mở rộng dịch vụ tư vấn đầu tư…) nhằm đưa kinh tế miền núi từng bước sản xuất
hàng hóa đa dạng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.


- Trong những năm đầu chuyển hướng sản xuất, nếu thu nhập của dân sút kém quá
mức thì Nhà nước trợ giúp để bảo đảm đời sống của đồng bào; thực hiện chính sách cụ
thể để giúp đồng bào có điều kiện chuyển hướng sản xuất.
- Kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển, lưu thông các loại ma túy trên toàn
lãnh thổ, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống mọi hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng
trữ, buôn bán và nghiện hút các chất ma túy.
- Thực hiện chương trình điều trị nghiện ma túy, phục hồi chức năng, tái hòa nhập
xã hội, dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho người trước đây bị nghiện.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma túy trên cơ sở bảo đảm
các nguyên tắc phù hợp với pháp luật của nước ta và công ước quốc tế về ma túy của
Liên Hợp Quốc.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân về ý thức trách nhiệm thực hiện
Chương trình quốc gia 06/CP.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng, đồng bộ liên đới về tổ chức chỉ đạo, thực hiện
Chương trình quốc gia 06/CP từ Trung ương tới địa phương trong đó đã chỉ rõ trách
nhiệm của các Bộ, ngành ở Trung ương và UBND các cấp. Đồng thời đã có kế hoạch
phối hợp hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai vận động nhân dân
thực hiện tốt Chương trình quốc gia 06/CP.

* Để cụ thể hóa các hoạt động của CTQG.06/CP ngày 14/11/1995 Thủ tướng
Chính phủ đã ra Quyết định số 743/TTg về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phòng,
chống và kiểm soát ma túy, bao gồm các nội dung chính sau:
- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch này là:
+ Từng bước giảm lạm dụng ma túy, phòng ngừa nguy hại lạm dụng ma túy dẫn
đến lây nhiễm HIV/AIDS giảm dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc trồng cây thuốc phiện.
+ Kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng
trữ, sử dụng ma túy bất hợp pháp.
+ Quản lý chặt chẽ sản xuất, kinh doanh hợp pháp các loại hóa chất, dược phẩm
có chứa chất ma túy.


+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma túy.
* Chương trình hành động trong giai đoạn 1996-2000:
- Tăng cường chỉ đạo và quản lý thực hiện CTQG-06/CP
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống và kiểm soát ma túy; tham gia
các Công ước Quốc tế về ma túy.
- Kiểm soát các nguồn cung cấp ma túy
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống buôn lậu ma túy
- Phòng, chống lạm dụng ma túy, đẩy mạnh hoạt động điều trị và phục hồi chức
năng người nghiện.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về kiểm soát ma túy
* Ngày 30/11/1996, BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 06/CTTW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Bộ
Chính trị yêu cầu:
Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác
phòng, chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên
nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân
dân. Cần có những biện pháp đặc biệt để chặn đứng ngay việc thanh, thiếu
niên nghiện hút, hít và tiêm chích ma túy; quản lý nghiêm ngặt việc sản xuất,
kinh doanh xuất, nhập khẩu các chất ma túy và dược phẩm có chứa chất ma

túy [12].
- Trong BLHS sửa đổi năm 1997 có quy định rõ về tội trồng cây thuốc phiện
hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy:
Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại
cây có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để
ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,
thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:


a- Có tổ chức
b- Tái phạm tội này
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng
[4].
Để tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, ngày
25/8/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 868/TTg về việc thành lập ủy ban
quốc gia phòng, chống ma túy do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch ủy ban. ủy ban
Quốc gia phòng, chống ma túy có nhiệm vụ:
- Giúp Chính phủ đề ra và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch
phòng, chống và kiểm soát ma túy.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các địa phương thực hiện các Nghị
quyết của Chính phủ, các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống
và kiểm soát ma túy.
- Tổ chức sự phối hợp các Bộ, ngành, các đoàn thể nhân dân trong công tác phòng,
chống ma túy.
- Chỉ đạo các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống và kiểm
soát ma túy.
* Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 139/1998/QĐ-TTg về Phê
duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998-2000, trong đó nhấn
mạnh các nội dung:

- Quán triệt phương châm phòng ngừa là chính, nâng cao ý thức tự giác của nhân
dân tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, chú trọng vai trò của gia đình trong việc
phòng, chống ma túy; tổ chức cai nghiện có hiệu quả; chặn đứng phát sinh mới tệ nạn
nghiện ma túy, giảm dần (không thấp hơn 50% số nghiện hiện có); đến năm 2000 xóa bỏ
về cơ bản tệ nghiện hút ma túy, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên và trẻ em vị thành
niên.
- Không để tái trồng cây thuốc phiện, cây cần sa; đến năm 2000 xóa bỏ cơ bản
diện tích cây thuốc phiện, cây cần sa còn lại ở Việt Nam.


- Ngăn chặn có hiệu quả việc buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy,
quản lý và kiểm soát chặt chẽ các tiền chất; điều tra, khám phá, truy tố, xét xử nghiêm
các tội phạm về ma túy. Xóa bỏ cơ bản các tụ điểm sử dụng trái phép các chất ma túy.
Các giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 1998-2000 là:
- Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền: Tuyên truyền rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về tác hại của
ma túy, tạo ra phong trào toàn dân lên án tệ nạn này. Thành lập các đội tuyên truyền xung
kích do Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì kết hợp với Công an
và các ngành có liên quan đến tuyên truyền phòng, chống ma túy, đặc biệt là tuyên truyền
trong thanh thiếu niên. Củng cố các trạm, hệ thống truyền thanh ở xã, phường, nông lâm
trường, xí nghiệp, đơn vị để tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách pháp luật
về phòng, chống ma túy.
- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các tiền chất và xóa bỏ trồng cây có chức chất
ma túy; tiếp tục vận động, thuyết phục đồng bào các dân tộc vùng cao đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển hướng sản xuất, lồng
ghép với các chương trình kinh tế, xã hội và các dự án khác trên cùng địa bàn để thay thế
cây thuốc phiện.
- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy.
- Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
* Triển khai Chương trình hành động 1998-2000, ngày 28/11/1998, Chính phủ có
công văn số 1411/CP-NC về phát động đợt cao điểm vận động toàn dân, các cấp, các
ngành tham gia phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống ma túy, bắt đầu từ 30/11/1998 đến
hết năm 1999.
Qua nghiên cứu các chính sách, luật pháp của nước ta về việc xóa bỏ cây thuốc
phiện, cho thấy:


- Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, Nhà nước phong kiến trước đây và Nhà nước
cộng hòa XHCN Việt Nam đều có những quy định thống nhất là cấm trồng cây thuốc
phiện.
Năm Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành đạo
luật đầu tiên về "Cấm trồng cây thuốc phiện". Đạo luật này nêu rõ "Con trai, con gái
dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta.
Trong khi kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản, vì
nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người…". Đồng thời quy định: "Từ nay về sau quan
lại và dân chúng không được trồng hoặc mua bán thuốc phiện, ai đã trồng thì phải phá đi,
người nào chứa, giữ thì phải hủy đi".
Đầu thế kỷ 19, do ảnh hưởng của cuộc "Chiến tranh Nha phiến" giữa Anh và
Trung Quốc nên tình trạng nghiện hút vẫn tăng nhanh. Trước tình trạng ấy, chính quyền
nhà Nguyễn đã ban hành luật cũng như các chính sách chống ma túy, tập trung vào các
nội dung cơ bản là:
Lấp nguồn, cạn dòng: nguồn là nơi sản xuất thuốc phiện, dòng là số người hút
thuốc phiện. Luật quy định phải phá bỏ các khu vực trồng cây thuốc phiện, kẻ nào mua
bán thuốc phiện thì bị xử phạt 60 trượng, xử tù 1 năm, tịch thu toàn bộ vật chứng dùng
trong mua bán. Lái buôn nước ngoài buôn bán thuốc phiện bị đánh 100 trượng và tịch thu
vật chứng; Chủ hãng, chủ chứa bàn đèn hút thuốc phiện bị xử phạt 100 trượng và tù 3
năm; Người hút thuốc phiện bị phạt 100 trượng và tù 3 năm; Cha, Anh không ngăn giữ
con em bị phạt 100 trượng; Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100 trượng và bị cách

chức… Ngoài ra triều đình cũng đã có lệnh cấm các thuyền buôn từ Tân Châu (Trung
Quốc) vào Việt Nam và khám xét tất cả các thuyền buôn nước ngoài vào các cảng dọc
theo bờ biển nước ta.
- Thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp: Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp bắt
đầu xâm chiếm Việt Nam, chúng đã ban hành hệ thống pháp luật ở toàn cõi Đông Dương.
Để thực hiện chính sách ngu dân và vơ vét tài nguyên, tiền của ở Đông dương,
thực dân Pháp đã cho công khai phát triển trồng cây thuốc phiện, thành lập các cửa hàng
bán thuốc phiện tự do dưới sự quản lý của "công quản nha phiến", diện tích trồng cây


thuốc phiện tăng nhanh, người hút thuốc phiện được tự do, từ đó việc trồng, buôn bán và sử
dụng thuốc phiện phát triển rất nhanh.
- Pháp luật quy định tội phạm về ma túy từ sau khi BLHS ra đời đến năm 1999:
Những năm 1980, tình hình tái trồng cây thuốc phiện, hút và tiêm chích thuốc phiện ngày
càng gia tăng, đồng thời xuất hiện một số chất ma túy khác, buôn bán thuốc phiện và các
chất ma túy khác phát triển mạnh, đặc biệt là buôn bán qua biên giới. Khi BLHS năm
1985 ra đời, thuật ngữ "Ma túy" được quy định trong các tội có liên quan đến ma túy tại
các điều:
Điều 97: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Điều 166: Tội buôn bán hàng cấm.
Điều 203: Tội tổ chức dùng chất ma túy.
Đặc biệt, năm 1992 lần đầu tiên việc cấm ma túy đã được quy định trong Hiến
pháp của nước cộng hòa XHCN Việt Nam: "Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn
bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định
chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm" (Điều 61).
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy, ngày
10/5/1997 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLHS, trong đó quy định các tội phạm về ma túy thành một chương riêng, bổ sung
một số tội danh mới, định lượng các chất ma túy trong từng khung hình phạt, tăng nặng mức
hình phạt, nâng cao hình thức phạt tiền và tịch thu tài sản, quy định thêm một số hình phạt

bổ sung khác. Theo luật này, tội phạm về ma túy được tách ra để trở thành một chương
riêng (chương VIIA) gồm có 14 điều, trong đó có 13 tội và hình phạt bổ sung, đó là:
+ Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều
185a).
- Điểm mới thứ 3 là: BLHS năm 1999 đã điều chỉnh một số cụm từ cho chặt chẽ
và chính xác:


+ Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy đã sửa
đổi cụm từ "đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm" thành cụm từ "đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm".
Tóm lại: Từ năm 1987 đến nay, các chính sách, luật pháp của Nhà nước chỉ đạo
công tác xóa bỏ cây thuốc phiện ở nước ta khá toàn diện, đầy đủ theo các thể thức văn
bản như: Hiến pháp; Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh xử phạt hành chính; Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, điều đó thể hiện sự quan
tâm của Đảng, Chính phủ đối với phòng, chống và kiểm soát ma túy nói chung và xóa bỏ
cây thuốc phiện nói riêng.
- Để thực hiện các chính sách, luật pháp, Chính phủ đã có kế hoạch hành động cụ
thể: Thể hiện bằng việc Chính phủ cho triển khai Chương trình quốc gia về phòng, chống
và kiểm soát ma túy. Chương trình quốc gia có mục tiêu, nội dung cụ thể và có nguồn lực
đảm bảo.
Tính từ năm 1993 đến năm 1999, Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy đã
được đầu tư 320 tỷ đồng. Trong đó, đã đầu tư 113,15 tỷ đồng cho mục tiêu xóa bỏ cây
thuốc phiện (có phụ lục kèm theo).
- Các chính sách của Nhà nước ta từ năm 1987 đến nay là quá trình thể hiện sự
chỉ đạo khoa học, đúng đắn với những bước đi phù hợp với thực tế: Cuối những năm
1980, đầu những năm 1990, chủ yếu chúng ta vận động, thuyết phục đồng bào không
trồng cây thuốc phiện. Đến nay 1993, Nhà nước có chính sách trợ giúp đồng bào chuyển
hướng sản xuất, ổn định đời sống thay thế nguồn thu nhập từ cây thuốc phiện. Sau thời
gian, Nhà nước có các chính sách hỗ trợ đến năm 1997 việc kiểm soát tái trồng cây thuốc

phiện chặt chẽ hơn. Các điều luật cụ thể đã quy định rõ: Những đối tượng đã được Nhà
nước hỗ trợ ổn định cuộc sống được giáo dục mà còn tái trồng cây thuốc phiện thì bị xử
phạt hành chính, nếu tiếp tục tái trồng thì áp dụng mức phạt tù theo Luật hình sự quy
định.
1.1.3. Đặc điểm pháp lý của tội trồng cây thuốc phiện
Theo Điều 192 - BLHS hiện hành thì:


- Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào chính sách của Nhà nước ta
về việc cấm trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
- Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi
trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như chuẩn bị cây giống,
làm đất, gieo trồng, bón phân, vun xới… Địa điểm trồng có thể ở rừng, ở vườn, đồi…
người làm thuê trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy cho
người khác thì là đồng phạm về tội này.
Người trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy đã bị xử
phạt hành chính, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính mới bị truy cứu
trách nhiệm vụ hình sự về tội này (một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định). Xử
phạt hành chính là trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các hình thức
xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính như: Cảnh cáo, phạt tiền, yêu cầu nhổ
bỏ cây thuốc phiện hoặc các loại cây trồng khác có chất ma túy… về hành vi tái trồng các
loại cây này đối với người vi phạm.
- Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi
trở lên.
- Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục
đích, động cơ phạm tội có thể trồng để bán, sử dụng hay chữa bệnh không có ý nghĩa
trong việc định tội.
1.2. Nhận thức cơ bản về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
trồng cây thuốc phiện
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh chống tội phạm trồng

cây thuốc phiện và các loại khác có chứa chất ma túy
Đấu tranh chống tội phạm về ma túy nói chung, phòng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm trồng cây thuốc phiện nói riêng là nội dung của công tác phòng chống và kiểm
soát ma túy cần được thực hiện thường xuyên, kiên quyết của mọi cấp, mọi ngành và
thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế - xã hội - pháp luật.


Từ năm 1996 đến nay, với sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh
Yên Bái nói riêng đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, các
nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành phần trong xã hội đều tăng lên. Tuy vậy
mặt trái của cơ chế thị trường đã kéo theo sự phát sinh phát triển của một số loại tội phạm
và tệ nạn xã hội, trong đó tệ nạn nghiện các chất ma túy, nhất là ở các tỉnh phía Bắc phát
triển mạnh, có tác động xấu đến các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của cả nước cũng
như từng địa phương. Tệ nạn ma túy phát triển, số người nghiện ma túy gia tăng là
nguyên nhân, yếu tố tác động thúc đẩy tội phạm trồng cây thuốc phiện, cũng như các tội
phạm: tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy.
Trước tình hình đó ngày 30/11/1996 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ
thị số 06 về phòng, chống và kiểm soát ma túy, Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt
văn bản (Nghị quyết, Chỉ thị…) khác nhằm tăng cường công tác đấu tranh chống ma túy
nói chung, xóa bỏ cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy nói riêng.
Đảng và Chính phủ đã tích cực chỉ đạo các ban, ngành của Trung ương và địa
phương thực hiện các chương trình, giải pháp đấu tranh quyết liệt với tội phạm ma túy.
Chính phủ và UBND các tỉnh (tỉnh có diện tích trồng cây thuốc phiện) triển khai áp dụng
nhiều chương trình dự án về kinh tế, xã hội, nhằm ổn định đời sống của đồng bào ở
những vùng có tập quán trồng cây thuốc phiện, góp phần ổn định tình hình an ninh và trật
tự xã hội ở địa phương.
ủy ban quốc gia phòng, chống ma túy của Việt Nam đã tăng cường các hoạt động
hợp tác phòng, chống ma túy với Liên hiệp quốc, với các nước trong khối ASEAN và đặc
biệt là với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam trong khuôn khổ các hiệp

định hợp tác phòng, chống ma túy cấp Chính phủ, hiệp định hợp tác phòng, chống ma túy
cấp Bộ trưởng. Từ tháng 4/1999 lực lượng CSND Việt Nam đã chính thức tham gia hệ
thống thông tin tội phạm ma túy quốc tế của CS các nước ASEAN.
Chương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998-2000 của Chính
phủ đã đề ra một số mục tiêu để định hướng công tác phòng, chống ma túy trong giai
đoạn này là:


- Quán triệt phương châm phòng ngừa là chính, nâng cao ý thức tự giác của nhân
dân, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, chú trọng vai trò của gia đình trong việc
phòng, chống ma túy; Tổ chức cai nghiện có hiệu quả; chặn đứng phát sinh mới tệ nghiện
ma túy; giảm dần số nghiện hiện có.
- Không để tái trồng cây thuốc phiện, cây cần sa.
- Ngăn chặn có hiệu quả việc buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy,
quản lý và kiểm soát chặt chẽ các tiền chất; điều tra, khám phá, truy tố, xét xử nghiêm
các tội phạm về ma túy.
Trên cơ sở những mục tiêu trên, chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề
ra một số nhiệm vụ là: Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền; quản lý chặt chẽ các
tiền chất, xóa bỏ trồng cây có chất ma túy; Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống các tội
phạm về ma túy; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy; xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy; tăng cường hợp tác quốc tế về
phòng, chống ma túy.
Nghị quyết số 06 ngày 19/01/1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác
phòng chống và kiểm soát ma túy đã xác định các chủ trương, biện pháp cơ bản, trong đó
có: Kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển, lưu thông các loại ma túy trên lãnh thổ,
trước hết là ở các vùng trồng thuốc phiện, vùng biên giới, các cửa khẩu, hải cảng, sân bay
quốc tế; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống mọi hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn
bán các chất ma túy. Tiêu hủy các sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma túy khác thu
được.
ở tỉnh Yên Bái, lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nhìn chung

nhận thức về công tác đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn về ma túy nói chung và công
tác phòng ngừa, xóa bỏ cây thuốc phiện nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh
ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng tăng
cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, đấu
tranh chống tội phạm về ma túy, bài trừ tệ nghiện hút ma túy.
Đối với các ngành, các đoàn thể: việc nhận thức công tác phòng, chống tội phạm
và tệ nạn về ma túy nói chung, tình trạng trồng và tái trồng cây thuốc phiện nói riêng


×