Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tom tat luan van “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XUÔI HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG SÁCH NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CẤU TRÚC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.18 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học diễn ra một cách sôi
động cả về lý luận cũng như về thực tiến. Theo định hướng trên, nhiều phương pháp
dạy học tiên tiến đã được áp dụng trong môn Văn, trong đó có phương pháp cấu
trúc. Đây là là phương pháp giảng dạy dựa trên thành tựu của việc áp dụng phương
pháp cấu trúc trong nghiên cứu tác phẩm văn chương. Ở đó, việc tìm hiểu tác phẩm
dựa vào việc phân tích các thành phần cấu tạo nên tác phẩm cũng như mối tương
quan của chúng với nhau. Việc đưa phương pháp dạy học này trong dạy tác phẩm
văn học hiện thực phê phán ở trường THPT là hoàn toàn hợp lý. Hướng đổi mới
này không những nâng cao hiệu quả dạy học mơn khoa học mà cịn phù hợp với xu
hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn
hiện nay. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XUÔI HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
TRONG SÁCH NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CẤU TRÚC” là cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học Ngữ văn
Phương pháp dạy học Ngữ văn đã được nghiên cứu từ lâu. Vận dụng phương
pháp dạy học phù hợp vào giờ dạy học Ngữ văn cũng là một vấn đề đã được nhiều
người nghiên cứu, nhiều giáo viên quan tâm. Như: cuốn Phương pháp dạy học văn
do GS Phan Trọng Luận chủ biên, Phương pháp dạy học Văn, NXB ĐHSP, 2004;
Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa, Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT,
những vấn đề cập nhật, NXB ĐHSP, 2006, v.v.), giáo trình giảng dạy Giáo dục 2,
thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc, hay bài Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản Ngữ văn (Tạp
1


chí Giáo dục số 156, tháng 4/2004), luận văn “Tổ chức và hướng dẫn học sinh lớp
10 đọc ngoại khoá phần Văn học Việt Nam” của Hồ Thị Kim Chung (Trường
ĐHSP TPHCM, 2014).


Tóm lại, mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phương pháp dạy học
Ngữ văn nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về phương
pháp cấu trúc trong dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán.
2.2.

Những nghiên cứu về phương pháp cấu trúc

Hiện nay, cơng trình nghiên cứu và bài viết nói về phương pháp cấu trúc cịn
ít. Ở đây, chúng tơi xin nêu ra ra một số cơng trình, bài viết tiêu biểu:
Cuốn “Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học” của Trịnh Bá Đĩnh
Cuốn “Tiếp nhận cấu trúc văn chương" của Hồ Thế Hà” Tuy vậy, nó chưa có
phần áp dụng cho dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán ở Ngữ văn 11.
Có tác giả lại tìm hiểu phương pháp cấu trúc qua một tác phẩm nhất định,
trong đó có cuốn sách “Loại hình tác phẩm “Thiền uyển tập anh”” của Nguyễn
Hữu Sơn
Luận án “Các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ
XXI từ góc nhìn cấu trúc thể loại” của Hồng Cẩm Giang
Bài viết “Nghiên cứu tác phẩm văn học trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ
thuật”, cơ giáo Đào Thị Hải Yến
Nguyễn Văn Dân với bài viết “Góp phần tìm hiểu phương pháp cấu trúc”
PGS.TS.Trịnh Bá Đĩnh với bài “Phân tích tác phẩm theo cấu trúc - loại hình”
Tóm lại, số cơng trình, bài viết về phương pháp cấu trúc cịn ít. Số lượng
cơng trình, bài viết đề cập tới áp dụng phương pháp này trong dạy học Ngữ văn
cịn ít hơn, hầu như chưa có chỉ dẫn cụ thể. Đương nhiên, trong tác phẩm văn xuôi
hiện thực phê phán ở Ngữ văn 11 thì càng chưa có.
2


2.3.


Những nghiên cứu về phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi

hiện thực phê phán 1930-1945
Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930-1945 đã
được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu. Ở đây, ta có thể liệt kê một số cơng
trình, bài viết tiêu biểu:
- Dạy học Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Ngữ văn 11 ban cơ
bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Luận văn Thạc sĩ Sư
phạm Ngữ Văn, Vũ Thị Mận, Đại học Giáo dục, 2010)
- Rèn luyện tư duy văn học cho học sinh trung học phổ thông bằng câu
hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (Sách
giáo khoa Ngữ văn 11 Ban Cơ bản) (Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ Văn, Nguyễn
Văn Tuấn, Đại học Giáo dục, 2010)
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường (PGS. TS
Nguyễn Viết Chữ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)
- ….
Tuy nhiên, các cơng trình trên chưa có đề cập tới việc áp dụng phương pháp
cấu trúc một cách đầy đủ trong dạy học tác phẩm văn xi hiện thực phê phán lớp
11.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu và triển khai phương pháp
cấu trúc đã được các nhà nghiên cứu quan tâm song như vậy vẫn chưa đủ cho môn
Ngữ văn. Các cuốn sách, bài viết đã đề cập tới phương pháp, hoạt động dạy học
Ngữ văn nhiều song ít có tài liệu nói về phương pháp cấu trúc. Đây là phần thiếu
sót cần phải bổ sung ngay. Chính vì vậy, tơi mong muốn làm luận văn này để
đóng góp một phần vào việc triển khai phương pháp cấu trúc vào dạy học văn hiện
nay, mà đầu tiên là dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán lớp 11.
3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu.
Áp dụng phương pháp cấu trúc vào trong dạy học tác phẩm văn xuôi hiện thực
phê phán lớp 11 để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp cấu trúc.
b. Điều tra thực trạng sử dụng thực trạng dạy học bài học văn xuôi tự sự phê
phán ở trường THPT.
c. Nghiên cứu quy trình sử dụng phương pháp cấu trúc phù hợp trong quá
trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc áp dụng phương pháp cấu trúc trong dạy học học tác phẩm văn xuôi hiện
thực phê phán lớp 11 để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường
THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu lý luận về phương pháp cấu trúc để áp
dụng trong dạy học Ngữ văn
- Bài học được chọn để áp dụng phương pháp cấu trúc là tác phẩm văn xi
tự sự phê phán trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT, gồm hai bài: “Chí
Phèo” và “Hạnh phúc một tang gia”.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa, tổng kết các tài liệu
liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
+ Nghiên cứu lý thuyết về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các
tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài.
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn


4


+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và dạy của giáo viên, học
sinh để thu thập những thông tin cần thiết.
+ Thực nghiệm sư phạm
c. Phương pháp thống kê tốn học
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo; nội dung chính của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đổi mới dạy học bài tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán theo
phương pháp cấu trúc
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

NỘI DUNG

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1 Khái lược về các phương pháp dạy học văn
5


Mơn Văn là mơn học đã có từ lâu đồng thời là mơn chính trong các mơn học.
Vì thế, hệ thống phương pháp của môn Văn khá phong phú với những đặc trưng
riêng biệt. Ngày trước, phương pháp dạy học văn thiên về thuyết giảng, song ngày
nay với việc đổi mới toàn diện giáo dục, phương pháp dạy học văn đã có nhiều
thay đổi. Từ sự thống kê, chúng ta có thể kể ra một số phương pháp chính yếu
trong môn văn như sau:

1.1.1.1 Phương pháp vấn đáp
1.1.1.2 Phương pháp hoạt động nhóm
1.1.1.3 Phương pháp đóng vai
1.1.1.4 Phương pháp động não
1.1.1.5 Phương pháp dạy học theo dự án
1.1.1.6 Phương pháp đọc hiểu
1.1.1.7 . Phương pháp diễn giảng
1.1.2 Lí thuyết về cấu trúc và phương pháp cấu trúc
1.1.2.1 Định nghĩa
a. Cấu trúc
Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm "cấu trúc" có nghĩa là "Tồn bộ nói chung
những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể". Theo định
nghĩa cấu trúc nói trên thì cấu trúc là các mối quan hệ giữa các thành phần của một
sự vật.
Nội dung và nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật lại chia thành các thành tố
nhỏ hơn. Mặc dù cách phân chia có nhiều ý kiến khác nhau song nói chung, hiện
nay, nhiều nhà nghiên cứu đi theo hướng chia nội dung nghệ thuật văn bản thành
các bình diện sau:
- Đề tài: là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả.
- Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài.
6


- Tư tưởng: là nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể
sống động của tác phẩm văn học.
- Cảm hứng nghệ thuật: là cảm hứng của nhà văn và cảm hứng tư tưởng của
tác phẩm.
- Nhân vật: Nhân vật là con người hoặc sự vật được nhà văn miêu tả trong tác
phẩm bằng phương tiện văn học.
- Cốt truyện: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành

động trong tác phẩm
- Kết cấu: kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác
phẩm văn học.
- Loại thể: Những qui luật này chi phối, qui định các yếu tố khác nhau của tác
phẩm văn học như trữ tình, tự sự, kịch...
- Lời văn nghệ thuật: chính là ngơn từ trong tác phẩm.
b. Phương pháp cấu trúc
Phương pháp cấu trúc là phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học trên cơ sở
phân tích các thành phần cấu tạo nên tác phẩm cũng như mối tương quan của
chúng với nhau.
1.1.2.2 Vai trò của phương pháp cấu trúc
Phương pháp cấu trúc đưa cấu trúc văn bản vào vị trí trung tâm tạo nghĩa,
bằng cách này, như đã bàn luận ở phần trên, lý thuyết cấu trúc luận đã loại trừ
những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình phê bình văn học
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Thực trạng dạy học kiểu bài tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán ở
THPT

7


Thực tế việc dạy học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thơng hiện nay mặc dù
đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng do vẫn cịn ảnh hưởng nặng nề từ những
phương pháp dạy học truyền thống.
1.2.2. Những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy- học bài tác phẩm văn
xi hiện thực phê phán
a. Chương trình
- Chương trình học q nặng mà số tiết ít.
- Bài học văn xi tự sự phê phán trong chương trình lớp 11 khá rộng và phức
tạp.

b, Đối với giáo viên:
- Việc đổi mới phương pháp làm GV phải tốn nhiều thời gian, cơng sức.
- Bên cạnh đó, hiện giờ, số GV hiểu rõ về hoạt động dạy học theo hướng tiếp
cận cấu trúc cịn ít.
c. Đối với học sinh
- Ý thức học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp của nhiều học sinh chưa tốt,
thậm chí nhiều em khơng đọc tác phẩm, hoặc qua loa đại khái.
- HS còn chịu áp lực thi cử.

CHƯƠNG 2
ĐỔI MỚI DẠY HỌC BÀI TÁC PHẨM VĂN XUÔI HIỆN THỰC PHÊ PHÁN THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN CẤU TRÚC

8


2.1 Yêu cầu vận dụng dạy học theo phương pháp cấu trúc
2.1.1 Cấu trúc nội dung theo tính chất phản ánh hiện thực
2.1.1.1. Khái quát chung về nội dung trong tác phẩm văn học
Nội dung tác phẩm văn học vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự đánh giá cảm xúc đối với cuộc sống đó.
2.1.1.2. Tính chất phản ánh hiện thực quyết định giá trị của tác phẩm trong tác
phẩm văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam (chương trình Ngữ Văn 11- cơ bản)
a. Giá trị hiện thực
Nếu văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội thì văn học hiện thực
phê phán là tấm gương sáng nhất. Văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 đã đáp
ứng những yêu cầu cơ bản của xã hội, đấu tranh cho giai cấp và đấu tranh cho dân
tộc lúc bấy giờ, điển hình như các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...với các tác
phẩm nổi tiếng: “Chí Phèo”, “Số đỏ”,…
b. Giá trị nhân đạo
Tinh thần này càng bổ sung làm rõ hơn cho giá trị hiện thực trong các tác

phẩm, nhất là trong truyện của Nam Cao, như trong tác phẩm “Chí Phèo”, tác giả
tái hiện với sự thương cảm sâu sắc với Chí và cũng là của người lao động bị lưu
manh hóa.
2.1.2 Cấu trúc cốt truyện theo diễn trình vận động
2.1.2.1. Khái quát chung về cốt truyện trong tác phẩm văn học
Trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch nói chung, trong truyện ngắn nói riêng;
cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác
phẩm.
2.1.2.2. Diễn trình vận động cốt truyện trong tác phẩm văn xuôi hiện thực phê
phán Việt Nam (chương trình Ngữ văn lớp 11)
9


Cốt truyện của tác phẩm chủ nghĩa hiện thực đều từ cơ sở của sự mâu thuẫn và
những xung đột trong hiện thực đời sống, trong thế giới nội tâm của con người,
trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
2.1.3 Cấu trúc nhân vật theo đặc điểm, tính cách
2.1.3.1. Khái quát chung về nhân vật trong tác phẩm văn học
Điều cốt yếu đối với truyện ngắn là nhân vật. Nhân vật là con người hoặc sự
vật được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học.
2.1.3.2. Cấu trúc nhân vật theo đặc điểm tính cách trong tác phẩm văn xuôi hiện
thực phê phán Việt Nam (chương trình Ngữ văn lớp 11- cơ bản)
Có thể nói, các nhà văn đã rất nỗ lực trong việc đổi mới quan niệm và cách xây
dựng hình tượng con người. Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực lại là con người
bình thường, con người lịch sử cụ thể. Văn học hiện thực đã phản ánh nhân vật như
một tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình tạo nên nghệ thuật đặc sắc của
văn học hiện thực phê phán. Văn học hiện thực tăng cường tính cách cho các nhân
vật, xa rời mẫu hình ước lệ, tượng trưng.
2.2 Thiết kế giáo án bài tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán “Chí Phèo”
theo phương pháp cấu trúc

(xem bản chính của luận văn)

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm là xác minh tính khả thi của việc vận dụng dạy học bài
tác phẩm văn xuôi hiện thực phê phán lớp 11 theo phương pháp cấu trúc.
10


3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Giáo viên Ngữ văn và học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình.
3.3 Nội dung và tiến trình thực nghiệm
3.3.1 Nội dung thực nghiệm
- Thiết kế và thực nghiệm giáo án “Chí Phèo” trong chương trình Ngữ văn 11
theo hướng tiếp cận cấu trúc.
- Từ đó, ra bài kiểm tra khảo sát kết quả và so sánh kết quả này với lớp đối
chứng để đưa ra kết luận. Nội dung giáo án đã có ở chương 2.
3.3.2 Tiến trình thực nghiệm
3.3.2.1

Xây dựng kế hoạch, phương pháp thực nghiệm

a. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bài kiểm tra
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm (bài làm) của học sinh.
- Phương pháp chuyên gia

b. Phương pháp thống kê toán học.
3.3.2.2 Tổ chức thực nghiệm
a. Trước khi tiến hành thực nghiệm: trưng cầu ý kiến, kiểm tra quá trình chuẩn
bị của học sinh, lựa chọn thời gian hợp lí,….
b. Tiến hành thực nghiệm:
+ Chúng tôi thực hiện giờ dạy theo thiết kế giáo án bài học “Chí Phèo” cho
lớp 11A1 trường THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình.
11


+ Thực nghiệm thăm dò
. Ra bài kiểm tra về bài học “Chí Phèo”, yêu cầu học sinh làm trong khoảng
thời gian 45 phút.
. Thống kê thăm dò sự am hiểu kiến thức và kĩ năng của học sinh sau bài học.
3.3.3 Kết quả thực nghiệm, nhận xét đánh giá
Với tiết học do chúng tôi thiết kế, cả giáo viên và học sinh đều có phản ứng
tích cực. Đại đa số giáo viên và học sinh đều nhận xét giờ dạy đạt hiệu quả cao
(giáo viên: 90%, học sinh: 80%). Khơng có giáo viên và học sinh nào nhận xét giờ
học không hiệu quả. Đại đa số học sinh đều nhận xét phương pháp cấu trúc giúp
giờ học trở nên khoa học, có logic, dễ ghi nhớ hơn.
Với tâm huyết thiết kế bài và qua tích lũy một vài kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh phương pháp làm việc nhóm, quan tâm đổi mới phương pháp dạy học môn
Ngữ văn, chất lượng bài kiểm tra của học sinh các lớp do tôi thực nghiệm được
nâng lên rõ rệt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận
Hiện giờ, chúng ta cần thay đổi cách dạy Ngữ văn, nhất là cách dạy bài học
văn xuôi hiện thực phê phán, bổ sung phương pháp cấu trúc để học sinh được rèn

luyện các kĩ năng hợp tác. Qua việc nghiên cứu, thực nghiệm cụ thể, chúng tôi
khẳng định, phương pháp này có thể áp dụng thành cơng trong bài học văn xi hiện
thực phê phán, trong đó có bài học “Chí Phèo”. Như vậy, qua những tác dụng và
12


hiệu quả mà phương pháp cấu trúc mang lại, chúng tôi tin rằng phương pháp
dạy học này sẽ được phát huy và nhân rộng hơn nữa trong ngành giáo dục nhằm
mang lại một sự khởi sắc mới cho cả ngành giáo dục.
2

Khuyến nghị
Qua thực tiễn vận dụng, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
- Đối với nhà trường:
+ Ban giám hiệu các trường nên ủng hộ phương pháp dạy học mới và tạo

điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện phương pháp đó.
+ Cần trang bị nhiều sách tham khảo cho giáo viên, nhất là sách thuộc
mảng Lý luận văn học. Nếu có thể được, nhà trường trang bị thêm nhều phịng
nghe nhìn để giáo viên có điều kiện giảng dạy bằng cơng nghệ thơng tin.
+ Có biện pháp khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp trong giảng
dạy.
+ Các trường, các sở giáo dục cũng cần phát động phong trào thiết kế giáo
án theo phương pháp cấu trúc.
- Đối với tổ chuyên môn:
+ C ần ủng hộ những giáo viên trong tổ có sử dụng phương pháp giảng
dạy cấu trúc.
+ Thỉnh thoảng, nếu thành viên nào trong tổ có sáng kiến hay về phương
pháp cấu trúc thì nên trao đổi với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Để có thể triển khai rộng và vững chắc, phù hợp với điều kiện thực tế của

nhà trường Việt Nam, một trong những yêu cầu cấp thiết là tiếp tục bồi dưỡng,
nâng cao hiểu biết và năng lực vận dụng phương pháp này cho đội ngũ giáo viên.
- Đối với giáo viên:

13


+ Giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan;
trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học… để nâng cao kiến thức, cập nhật
những đổi mới trong nội dung cũng như phương pháp dạy học.
+ Trong bài dạy, nên áp dụng phương pháp cấu trúc song hành với các
phương pháp, biện pháp khác để tạo hiệu quả lớn nhất, như áp dụng bản đồ tư
duy, thảo luận nhóm
- Đối với HS: cần tích cực tham gia vào việc tìm hiểu khi được giáo viên
yêu cầu. Muốn làm tốt công việc này, các em phải đọc kĩ tác phẩm và soạn bài
trước khi đến lớp.

14


15



×