Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng tương tác cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165 KB, 12 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Xã hội càng phát triển thì bản thân mỗi cá nhân càng phải tăng cường
khả năng tương tác. Có rất nhiều con đường để phát triển kỹ năng tương tác
cho mỗi cá nhân.
- Hoạt động tạo hình đáp ứng được việc phát triển khả năng tương tác
cho trẻ qua quá trình trẻ cùng nhau tạo ra sản phẩm nghệ thuật, tại hiện bằng
đường nét, hình vẽ, màu sắc những hiện thực trong cuộc sống mà trẻ nhìn
thấy và trải nghiệm.
- Việc tổ chức hoạt động tạo hình với các hình thức tổ chức phong phú,
đa dạng sẽ tạo điều kiện để phát triển khả năng tương tác của trẻ đặc biệt hình
thức làm việc theo nhóm, tập thể.
- Thực trạng việc tổ chức các hoạt động tạo hình thường chú trọng đến sự
tương tác giữa giáo viên với học sinh mà ít có sự tương tác giữa các trẻ với nhau
trong cùng một nhóm hay một lớp. Hoạt động tạo hình được tổ chức mới chỉ
hướng đến việc phát triển các kỹ năng cá nhân một cách riêng lẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã mạnh dạn chon đề tài
“Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng tương tác cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
3. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực tiễn việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi tại trường mầm non, đưa ra một số hình thức tổ chức HĐTH đa dạng
nhằm phát triển khả năng tương tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, giúp trẻ bước
đầu có khả năng thích ứng với cuộc sống sau này, tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị
bước vào trường tiểu học.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
4.1 Khách thể nghiên cứu:
- Nghiên cứu về quá trình tổ chức HĐTH ở trường mầm non
1



4.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển
khả năng tương tác ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
5. Giả thuyết khoa học
- Nếu có những hình thức tổ chức hoạt động tạo hình một cách đa dạng
như tăng cường các hoạt động theo nhóm, tập thể; chú trọng đến các hình
thức tổ chức hoạt động tạo hình ngoài thiên nhiên, tạo nhiều cơ hội cho trẻ
được giao lưu tiếp xúc với môi trường xung quanh, các hoạt động thủ công
mỹ nghệ của địa phương khi tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại hay
phối hợp các hình thức tổ chức ...thì sẽ phát triển được khả năng tương tác
của trẻ 5-6 tuổi
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu lý luận về các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ và
khả năng tương tác của trẻ 5-6 tuổi
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ 5-6 tuổi
- Đề xuất và thực nghiệm một số hình thức tổ chức đa dạng khi tổ chức
hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng tương tác của trẻ.
7. Phạm vi nghiên cứu:
- Triển khai thực hiện trên trẻ mẫu giáo lớn tại Trường Mầm non song
ngữ cao cấp American School – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
8. Phương pháp nghiên cứu:
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc, phân tích tổng hợp tài liệu và sách báo có liên quan nhằm xây
dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề xuất biện pháp..
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

2


8.3 Phương pháp xử ý số liệu bằng thống kê toán học
9. Đóng góp mới của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài
- Xây dựng được đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình giúp
giáo viên có sự linh hoạt trong việc phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động
tạo hình
- Phát huy tố chất “tương tác” cho trẻ MGL, chuẩn bị tâm lý cần thiết
cho trẻ vào trường phổ thông
10. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

3


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Vài nét tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
(Theo tiến trình lịch sử ở thế giới, việt nam)
1.2. Một số vấn đề về khả năng tương tác
1.2.1. “Tương tác là gì?”
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tương tác được hiểu là sự tác động qua lại
lẫn nhau, …có mối liên hệ trao đổi thông tin với nhau
Theo Tiếng Anh, từ tương tác là Interaction, được ghép từ 2 từ đơn :
Inter và action. Từ Inter mang nghĩa là sự liên kết cùng nhau, nối liền, kết nối
với nhau. Còn action nghĩa là sự tiến hành làm điều gì, hoạt động hành động,
là việc làm, ứng xử, là ảnh hưởng, tác động. Theo đó từ Interaction được hiểu
là sự kết nối các hành động, sự hợp tác, tác động lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại.
Theo Từ điển mở Online (Bách khoa toàn thư mở) thì tương tác có

nghĩa là “hành động tương hỗ giữa các đối tượng hoặc hành động dựa trên
một đối tượng khác (the act of some things interacting or act upon one
another), là một cuộc thảo luận hay trao đổi giữa người này với người khác (A
conversation or exchange between people)
Trong Từ điển tâm lý do Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), tương tác là 1
khái niệm thuộc ứng xử: “Cái này tác động lên cái kia, cái kia tác động trở lại
cái này, hai cái ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không thể ảnh hưởng một chiều”
Theo Từ điển tâm lý học Vũ Dũng (chủ biên) “Tương tác là sự tác động
qua lại, tác động lẫn nhau”
Như vậy, về nguyên nghĩa và ở mức độ khái quát nhất, tương tác là sự
tác động qua lại tương ứng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan, gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng đó.
1.2.2 “Khả năng tương tác là gì”
4


1.2.3. Nội hàm của khả năng tương tác ở tuổi Mầm Non. Tầm quan trọng
của việc phát triển khả năng tương tác tới sự phát triển của trẻ
1.2.4. Những con đường để phát triển khả năng tương tác cho trẻ
1.2.5. Những yêu cầu về khả năng tương tác của trẻ độ tuổi 5 -6 tuổi
1.3. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non
1.2.1. Vai trò của HĐTH với giáo dục kỹ năng giao tiếp xã hội
1.2.2 Phân loại một số hình thức tổ chức HĐTH ở trường mầm non
1.2.3. Những hình thức hoạt động tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho sự
hình thành và phát triển khả năng tương tác cho trẻ.
1.2.4 Mục đích của việc thực hiện đa dạng hóa các Hình thức HĐTH
1.2.5 Ảnh hưởng của việc đa dạng hóa các HT HĐTH đến sự phát triển
khả năng tương tác.
1.2.6 Những điều kiện để đa dạng hóa các HTHĐTH


Kết luận chương 1

5


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC
TỔ CHỨC HĐTH CHO TRẺ 5-6 TUỔI
2.1. Vài nét về cơ sở giáo dục được nghiên cứu
2.1.1. Trường Mầm non Song Ngữ cao cấp American School Mỹ Đình - Từ
Liêm - Hà Nội
2.1.2. Trường Mầm non Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội
2.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Quá trình điều tra nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng các hình thức HĐTH được tổ chức trong trường mầm non
- Thực trạng về mức độ khả năng tương tác cho trẻ 5-6 tuổi khi tham gia
hoạt động tạo hình
2.3. Đối tượng khảo sát
- Trẻ và cô lớp mẫu giáo ở trường Mầm non.
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng
2.4.1. Điều tra trên giáo viên
* Nội dung:
- Điều tra các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên thường sử
dụng hàng ngày theo chương trình giáo dục ở Trường Mầm non.
- Khó khăn của giáo viên trong việc phối kết hợp các hình thức tổ chức
hoạt động tạo hình.
* Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp (thông qua trao đổi phỏng vấn)
- Phương pháp điều tra gián tiếp (dùng phiếu)
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

2.4.2. Điều tra trên học sinh
* Nội dung:
- Điều tra khả năng tương tác của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
6


- Sự hứng thú của trẻ khi đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động
tạo hình.
* Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát
- Phương pháp điều tra trực tiếp (ghi chép, quay phim, chụp ảnh)
- Phương pháp phân tích sản phẩm
2.5. Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá khả năng tương tác của trẻ 5
- 6 tuổi
2.5.1. Tiêu chí đánh giá khả năng tương tác của trẻ 5 - 6 tuổi
- Tiêu chí 1: Khả năng làm việc theo nhóm
- Tiêu chí 2: Khả năng ngôn ngữ
- Tiêu chí 3: Khả năng thích ứng cao
- Tiêu chí 4: Khả năng điều chế cảm xúc
2.5.2. Thang đánh giá
- Mức độ 1
- Mức độ 2
- Mức độ 3
- Mức độ 4
2.5.3. Đánh giá, xếp loại
- Xếp loại tốt
- Xếp loại khá
- Xếp loại trung bình
- Xếp loại yếu
2.6. Phân tích kết quả điều tra

2.6.1. Kết quả điều tra trên giáo viên
2.6.2. Kết quả điều tra trên học sinh
2.7. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại của thực trạng
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM
ĐA DẠNG MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HĐTH
NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
7


3.1. Đề xuất những hình thức tổ chức HĐTH đa dạng nhằm phát triển
khả năng tương tác của trẻ 5-6 tuổi:
3.1.1 Những cơ sở định hướng cho việc đề xuất những hình thức tổ chức
HĐTH đa dạng nhằm phát triển khả năng tương tác của trẻ 5-6 tuổi
- Mục đích, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non., chương trình giáo dục mầm non
- Một số quan điểm hiện đại về cách thức tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ mầm non.
3.1.2. Đề xuất một số loại hình tổ chức hoạt động tạo hình đa dạng nhằm
phát triển khả năng tương tác của trẻ 5-6 tuổi
Mỗi biện pháp chúng tôi đi sâu tìm hiểu về:
- Ý nghĩa của loại hình
- Nội dung của loại hình
- Cách thức thực hiện loại hình
- Điều kiện thực hiện loại hình
Loại hình 1: Phối hợp hình thức hoạt động tạo hình theo nhóm trong mỗi
nhiệm vụ tạo hình: tự chọn, theo nhóm, theo cặp, theo tổ, theo năng lực...
Loại hình 2: Tăng cường sử dụng các loại hình tổ chức HĐTH ngoài
lớp học: ngoài thiên nhiên, ngoài sân trường ngày lễ ngày hội , các cuộc

thi...
Loại hình 3: Tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại phong phú: về
làng nghề truyền thống tại địa phương, tìm hiểu danh lam thắng cảnh...
3.2. Tổ chức thực nghiệm áp dụng các loại hình tổ chức hoạt động tạo
hình đa dạng nhằm phát triển khả năng tương tác của trẻ 5-6 tuổi
3.2.1. Mục đích thực nghiệm
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tổ
chức thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong
8


việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ MGL ở
trường mầm non
3.2.2. Thời gian thực nghiệm
Từ 20/4 đến 25/7 năm 2014
3.2.3. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi dự kiến chọn hai lớp mẫu giáo lớn ở trường mầm non song
ngữ cao cấp American School – Mỹ Đình- Từ Liêm – Hà Nội để thực hiện
* Một số đặc điểm trường mầm non song ngữ cao cấp American School
– Mỹ Đình – Từ Liêm - Hà Nội:
- Là trường có không gian, cơ sở vật chất tốt
- Có đối tượng phụ huynh học sinh đang theo học ở mức độ dân trí cao
- Đội ngũ giáo viên trẻ nhưng nhiệt tình và tâm huyết
- Số lượng học sinh : 30 trẻ/nhóm
3.2.4. Điều kiện tiến hành thực nghiệm
+ Chọn hai nhóm thực nghiệm (TN) và đối chưng (ĐC) không có sự
khác biệt. cụ thể:
- Giáo viên của các lớp đều có trình độ như nhau, có thâm niên công tác
gần như nhau.
- Số trẻ ở hai nhóm TN với ĐC được chọn ngẫu nhiên đều tương đương

nhau về mức độ phát triển nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, sức khỏe và tỉ lệ
nam nữ cũng như điều kiện giáo dục.
- Các cháu trong cùng một trường, điều kiện sống tương tự nhau.
- Cả hai nhóm TN và ĐC đều tiến hành những đề tài như nhau, sự chuẩn
bị đồ dùng như nhau.
+ Sự khác biệt duy nhất giữa hai nhóm TN và ĐC giữa hai lớp là:
- Ở nhóm TN giáo viên tiến hành dạy trẻ các biện pháp mà chúng tôi đã
đề xuất.
- Nhóm ĐC giáo viên dạy trẻ biện pháp mà lâu nay họ thường sử dụng.
3.2.5. Quy trình thực nghiệm
Tiến hành theo 3 bước:
- Thực nghiệm khảo sát: Sử dụng một số bài tập để khảo sát khả năng
tương tác của trẻ 5-6 tuổi khi thực hiện biện pháp đa dạng hóa hình thức tổ
chức hoạt động tạo hình.
- Thực nghiệm hình thành: Áp dụng các biện pháp đã đề xuất
9


- Thực nghiệm kiểm chứng: Sử dụng các bài tập đo, kiểm tra khả năng
tương tác của trẻ khi thực hiện biện pháp đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt
động tạo hình cho 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, sau khi nhóm thực
nghiệm áp dụng các biện pháp đã đề xuất.
3.2.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
- Kết quả thực nghiệm khảo sát
- Kết quả thực nghiệm kiểm chứng
Kết luận chương 3
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
TÀI LIỆU THAM KHẢO

------------------


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – GIÁO DỤC HỌC MẦM NON
10


Đề tài:

Tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển
khả năng tương tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

HÀ NỘI - 2013

11


12



×