Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường của công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là mốc đánh dấu hoàn thành 4 năm học tập nghiên
cứu trên giảng đường, cũng là bước khởi đầu làm quen với công việc nghiên
cứu và công tác sau này.
Và để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2010 – 2014, được sự
đồng ý của Nhà trường, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Bộ môn
Quản lý môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Quang Bảo tôi đã
thực hiện đề tài tốt nghiệp với tên đề tài “ Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt
động quản lý môi trường của công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh”.
Với sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.TS: Trần Quang Bảo, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận.
Qua đây cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS: Trần Quang Bảo đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp. Các Thầy Cô giáo trong Khoa QLTNR&MT đã giúp đỡ, giảng dạy tôi
trong suốt quá trình học tập. Cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần bia Sài
Gòn- Nghệ Tĩnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực
tập
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian,
kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì
vậy tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc
để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn những nhận xét, hướng dẫn và góp ý quý báu
của các Thầy, Cô trong Bộ môn Quản lý Môi trường để bản khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Hoa
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5
BTNMT
BVMT
COD
NGK
QCVN
QLMT
SS
TCVN
TĐMT
TNHH MTV
UBND

Biochemical oxygen Demand – Nhu cầu ôxy sinh hóa
Bộ tài nguyên môi trường
Bảo vệ môi trường
Chemicali oxygen Demand – Nhu cầu ôxy hóa học
Nước giải khát
Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý môi trường
Solid suppended – Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tác động môi trường
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC CÁC HÌNH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
=================o0o===================
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.

Tên khóa luận: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường
của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh

2.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoa

3.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Quang Bảo.

4.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả về các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường của
công ty Cổ Phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và bảo vệ
môi trường cho công ty.
5.


Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguồn phát sinh chất thải của

Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần bia Sài
Gòn-Nghệ Tĩnh tới môi trường.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của Công ty cổ phần
bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
cho Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh
6. Kết quả đạt được:
-

Tìm hiểu được quy trình sản bia của Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh
và chỉ ra được công đoạn phát sinh những chất ô nhiễm chính.

-

Phân tích được hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ
Tĩnh có ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước được


phát sinh từ quá trình vệ sinh các nồi nấu, các bồn lên men, nước rửa thiết bị
(các máy lọc, bồn chứa,…),súc rửa chai…gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
người dân sống xung quanh.
-

Đánh giá được hiệu quả hoạt động quản lý môi trường của Công ty:
+ Hệ thống xử lý khí thải: công ty đã áp dụng công nghệ xử lý khí thải


hơi và đã giảm thiểu được nồng độ ô nhiễm khí thải , các khí thải đều nằm
trong giới hạn cho phép củaQCVN 05: 2009/ BTNMT.
+ Nước thải: Nước thải sau quá trình sản xuất có hàm lượng chất ô
nhiễm rất cao và vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Công ty đã áp dụng và xây
dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, nên nước thải sau khi được xả thải ra
môi trường đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011 / BTNMT.
+ Chất thải rắn: Công ty đã tận dụng được các chất thải có thể sử dụng
lại hay chất thải có thể làm thức ăn cho gia súc để tránh việc thải ra ngoài
môi trường. Công ty chưa có công nghệ xử lý chất thải mà mới chỉ dừng lại ở

-

việc thu gom và vận chuyển rác thải đến điểm tập trung của thành phố…
Công ty đã có bộ phân chuyên trách về chất lượng môi trường, có phòng phân
tích và tiến hành phân tích các chỉ tiêu cơ bản hằng ngày để quản lý chất
lượng môi trường. Với các giải pháp sản xuất sạch hơn như tiết kiệm điện, tiết
kiệm nước, dây chuyền sản xuất mới… đã mang lại nhiều hiệu quả về mặt

-

kinh tế và môi trường.
Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp về mặt công nghệ, quản lý, chính sách
và tuyên truyền nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động quản
lý và bảo vệ môi trường cho Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa đến nay nhu cầu nước giải khát đối với con người là
nguồn thức uống không thể thiếu được bởi nó mang lại cho ta nhiều khoáng

chất, vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra còn kèm theo hương vị
đặc trưng giúp người uống cảm thấy dễ chịu hơn và thoải mái sau những giờ
phút căng thẳng mệt mỏi. Trên thị trường hiện nay, loại đồ uống được tiêu thụ
nhiều nhất phải kể đến đầu tiên là bia.
Bia là một loại nước giải khát có từ lâu đời 7000 năm trước công
nguyên, là loại nước uống mát, bổ có độ cồn thấp, độ mịn xốp, có hương vị
đặc trưng của hoa houblon và các sản phẩm trong quá trình lên men tạo ra.
Đặc biệt CO2 bão hòa trong bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát của
người uống, nhờ những ưu điểm trên, bia được sử dụng rộng rãi khắp các
nước trên thế giới, đặc biệt là với một nước có khí hậu nóng ẩm như ở nước ta
thì nhu cầu tiêu thụ bia ngày càng tăng mạnh cùng với sự phát triển của kinh
tế. Trong những năm gần đây ở Việt Nam cùng với sự phát triển của ngành
công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất bia đã có những bước tiến nhảy vọt.
Nhiều cải tiến về công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất bia, đã nâng cao
chất lượng sản phẩm lên những bước mới. Đăc biệt ngành sản xuất bia là
ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng nền kinh tế của nước ta.
Tuy nhiên ngành công nghiệp sản xuất bia là ngành gây ảnh hưởng rất nhiều
tới môi trường nếu như không có các biện pháp xử lý. Nhận thấy ở Việt Nam
có rất nhiều nhà máy sản xuất bia, những hầu như các nhà máy đó có hệ thống
xử lý chất thải còn lạc hâu, chưa hiệu quả, gây ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh. Chính vì vậy, việc phát triển ngành công nghiệp Bia đang gây ra
nhiều tác động tiêu cực tới môi trường sống.
Công ty cổ phần bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh trực thuộc thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An. Hoạt động sản xuất bia đến nay đã được 28 năm, công ty đã

7


mang đóng góp rất nhiều đến sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực. Là
một công ty nằm giữa một thành phố loại 1 gần khu dân cư sinh sống, cho nên

việc quản lý chất lượng môi trường ở công ty là rất quan trọng. Vậy để đánh
giá được chất thải sau khi được thải ra ngoài môi trường có được đảm bảo
chất lượng hay không tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “ Nghiên cứu
đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường tại công ty Cổ Phần Bia
Sài Gòn- Nghệ Tĩnh”
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để đánh giá và nhận xét
những mặt tích cực, hạn chế của công ty trong công tác BVMT, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLMT của công ty, góp
phần nâng cao chất lượng môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ngành sản xuất bia
1.1.1. Ngành bia trên Thế giới
Bia là 1 trong những đồ uống lâu đời nhất của loài người, có thể xuất
hiện trong thời kì đầu đồ đá hay 9.500 trước CN khi mà ngũ cốc lần đầu tiên
được gieo trồng. Theo tiến sĩ Tim Cooper, các bằng chứng lịch sử sớm nhất
xuất hiện ở Ai Cập và Iraq cổ đại. Bài thánh ca Ninkasi, được người Sumerian
viết vào khoảng 3500-3100 trước Công nguyên, là bằng chứng văn học đầu
tiên ngợi ca và mô tả cách thức nấu bia Các nhà khảo cổ học cho rằng, bia là
1 trong những công cụ để hình thành lên các nền văn minh.
Bia, từ trước cuộc cách mạng công nghiệp, chỉ được nấu để phục vụ
nhu cầu nội địa của từng nước và tại nhiều nơi ở Châu Âu, bia là mặt hàng
độc quyền của các tu viện. Sau Cách mạng Công nghiệp, bia được áp dụng
nhiều công nghệ mới và đã đạt được quy mô sản xuất lớn, phục vụ cho nhu
cầu không chỉ nội địa và vươn ra nhiều nơi trên thế giới.
Trong năm 2011, mức tiêu thụ bia toàn cầu đạt 188,78 tỉ lít, tăng 3,8%

8



so với năm 2010. Trong đó, lượng tiêu thụ của Châu Á đứng đầu thế giới ở
mức 66,2 tỉ lít, tiếp đó là thị trường truyền thống Châu Âu 51,2 tỉ lít. Khu vực
Trung Đông là khu vực tiêu thụ ít nhất, chỉ đạt 1,4 tỉ lít dù dân số bằng 1/2 so
với Châu Âu. Các khu vực Mĩ La Tinh, Bắc Mĩ, Châu Phi và Châu Đại
Dương đạt 30,8; 26,1; 10,8 và 2,2 tỉ lít. Tổng thu nhập của thị trường bia năm
2011 đạt 500,24 tỉ đô la mỹ. Lượng tiêu thụ bia ở Châu Á ghi nhận một mức
tăng lớn 8.4% so với năm 2010. Châu Mĩ La Tinh và Châu Phi cũng tăng
nhanh trong năm 2011 với mức tăng hàng năm 3.7% và 6.9%. Sự tăng trưởng
của Châu Mĩ La Tinh tăng 3.5% so với 2010. Tại Châu Phi, sự tăng trưởng
chủ yếu là Nam Phi, với mức tăng hàng năm đạt 2.5%. Mức tiêu thụ hàng
năm tại Châu Âu tăng 0.4%, lần đầu tiên trong 4 năm. Bắc Mĩ do khủng
hoảng kinh tế, giảm đi 1,2% so với 2010. [11]
1.1.2. Ngành bia tại Việt Nam
Bia được đưa vào Việt Nam từ năm 1890 cùng với sự xuất hiện của
Nhà máy bia Sài Gòn và Nhà máy bia Hà Nội, như vậy bia Việt Nam đã có
lịch sử trên 120 năm. Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời
gian ngắn, ngành sản xuất bia có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua
việc đầu tư và mở rộng các nhà máy bia có từ trước và xây dựng các nhà máy
bia mới thuộc Trung ương và địa phương quản lý, các nhà máy liên doanh với
các hãng bia nước ngoài. Công nghiệp sản xuất bia phát triển kéo theo sự phát
triển các ngành sản xuất khác như: Vỏ lon nhôm, két nhựa, vỏ chai thủy tinh,
các loại nút chai và bao bì khác.
Theo thống kê hiện nay, cả nước có khoảng trên 320 nhà máy bia và các
cơ sở sản xuất bia với tổng năng lực sản xuất đạt trên 800 triệu lít/năm. Bia địa
phương ở 311 cơ sở, chiếm 97,18% số cơ sở nhưng sản lượng chỉ chiếm
37,41% sản lượng bia cả nước (đạt 231 triệu lít) và đạt 60,73% công suất thiết kế.
Hiện nay theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch - đầu tư, bốn tháng
đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các
loại, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại
VN, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, ước đạt 15%/năm.


9


VN có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên
cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt
công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu
lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. [13]
1.2. Các vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất bia


Nước thải
Bia chứa chủ yếu là nước (>90%), còn lại là cồn (3 – 6%), CO 2 và các

hóa chất hòa tan khác. Vì vậy sản xuất bia là một trong những ngành công
nghiệp đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều nước do đó sẽ thải ra môi trường một lượng
rất lớn nước thải. Nước thải của nhà máy bia thường gồm những loại sau:
- Nước làm lạnh, nước ngưng, đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như
không bị ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn sử dụng lại.
- Nước thải từ bộ phận nấu - đường hoá, chủ yếu là nước vệ sinh thùng
nấu, bể chứa, sàn nhà … nên chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ, …
- Nước thải từ hầm lên men là nước vệ sinh các thiết bị lên men, thùng
chứa, đường ống, sàn nhà, xưởng, … có chứa bã men và chất hữu cơ.
- Nước thải rửa chai, đây cũng là một trong những dòng thải có ô
nhiễm lớn trong công nghệ sản xuất bia. Về nguyên lý để đóng chai thì phải
được rửa qua các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch kiềm loãng
nóng (1 -3 % NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai và cuối
cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa sạch
bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó, dòng thải của quá trình rửa chai có độ
ph cao vào làm cho dòng thải chung có giá trị pH kiềm tính.

Kiểm tra nước thải từ các máy rửa chai đối với loại chai 0,5 lít cho thấy
mức độ ô nhiễm như trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải từ nhà máy bia [7]

10


Thông số
COD
BOD5
NH 4+
Nitơ
P tổng
Cu
Zn
AOX

Hàm lượng, mg/l
Thấp

Cao

Trung bình

810
330

4480
3850


2490
1723

2,05

6,15

4,0

7,9
32,0
0,11
2,0
0,20
0,54
0,10
0,23
pH = 8,3 đến 11,2

12,8
0,52
0,35
0,17

Nước tiêu thụ để rửa 1 chai = 0,3 đến 0,5lit








Trong nước thải rửa chai có hàm lượng đồng và kẽm là do sử dụng loại
nhãn dán chia có in ấn bằng các loại thuốc in có chứa kim loại. Hiện nay, loại
nhãn dán chia có chứa kim loại đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước. Trong nước
thải có tồn tại AOX là do trong quá trình khử trùng có dung chất khử là hợp
chất của clo. [7]
Khí thải, tiếng ồn
- Hơi phát sinh từ quá trình nấu, hơi khí nén bì rò rỉ, bụi từ quá trình
chuẩn bị nguyên liệu . . .
- Nguồn Bụi phát sinh chủ yếu trong nhà máy bao gồm trong quá trình chuẩn
bị nguyên liệu, quá trình tiếp liệu, quá trình xay malt, quá trình nghiền gạo…
Tuy nhiên tải lượng bụi ở đây rất khó ước tính phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố như loại nguyên liệu, độ ẩm của nguyên liệu, tình trạng/ tính năng của
thiết bị máy móc.
- Chủ yếu được phát sinh từ quá trình hoạt động của các máy móc thiết
bị như máy nghiền, máy đóng chai, thiết bị làm lạnh, băng chuyền.
Chất thải rắn
Chất thải được phát sinh chủ yếu từ công đoạn: lọc dịch đường, tách bã,
lên men chính –phụ, bao gồm bã thải lúa mạch – gạo, xỉ lò nấu, bã men bia,
vỏ chai bia ngoài ra còn có chất thải rắn sinh hoạt từ văn phòng và bếp ăn.
Tác nhân nhiệt.

11


Nhiệt tỏa từ lị nấu, lị hơi (nguồn nhiệt rất nặng) và từ hệ thống làm lạnh
(nguồn nhiệt lạnh) và tiếng ồn do thiết bị sản xuất (máy bơm, máy lạnh, băng
chuyền,…) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân và môi trường
xung quanh.

1.3. Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp bia
Việt Nam
Ngành công nghiệp bia đang từng bước phát triển và dần trở thành
ngành công nghiệp chủ đạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trang thiết bị
sản xuất cũng như thiết bị hệ thống xử lý chất thải chưa được tiên tiến, còn lạc
hậu so với những nước phát triển nên ngành sản xuất bia đã và đang gây ra
nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Để ngăn chặn và phòng ngừa sự xuống cấp chất lượng môi trường, nhà
nước đã có nhiều quan tâm nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ môi trường.
1.3.1. Giải pháp về mặt pháp lý
Tuy chưa có văn bản pháp lý, hay tiêu chuẩn xả thải riêng cho ngành
sản xuất bia nhưng đã có các văn bản quy định chung về bảo vệ môi trường
cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh như:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 29/11/2005 trong các
điều 82, 83, 85 chương VIII quy định về quản lý nước thải, kiểm soát bụi, khí
thải và hạn chế tiếng ồn đối với các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều 86 chương XI quy định trách nhiệm phòng ngừa ô nhiễm của các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
- Nghị định 117/2009/ NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 29/2011/ NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường.
- QCVN 05: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất
lượng không khí xung quanh.

12



- QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về tiếng ồn
quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại khu vực con người hoạt động, sinh
sống và làm việc.
- QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi va các chất vô cơ.
- QCVN 08: 2008/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 40: 2011/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.
- TCVN 3985:1999: âm học- mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.
Tuy đã có nhiều văn bản pháp lý được ban hành và có tính ràng buộc
cao song việc thi hành của cơ sở sản xuất chưa được tốt, tình trạng xả thải
vượt tiêu chuẩn vẫn còn tiếp diễn. Công tác bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp sản xuất bia vẫn chưa được chú trọng, hoặc được chú trọng nhưng chỉ
mang tính đối phó. Các nhà máy chạy theo lợi nhuận trước mắt, bỏ qua vấn đề
rất quan trọng là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng chất lượng môi trường khu vực và hệ sinh thái xung
quanh. Những tồn tại đó cùng với ý thức bảo vệ môi trường chưa cao đã làm
cho chất lượng môi trường xuống cấp nhanh chóng đặt ra những thách thức
lớn đối với công tác bảo vệ môi trường trong tương lai.
1.3.2. Giải pháp về mặt công nghệ
- Áp dụng hệ thống làm lạnh:
Có nhiều công nghệ để nâng cao hiệu quả hệ thống máy lạnh trong nhà
máy bia. Công ty Mycom (Nhật Bản) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công
công nghệ máy lạnh tầng. Thông thường để lạnh nhanh dịch đường người ta làm
lạnh nước 28- 30ºC về 2ºC bằng 1 máy lạnh. Việc chạy lạnh đó cho hệ số hữu
ích của động cơ là 4,87. Công nghệ mới của Mycom là chia việc làm lạnh nước
thành 3 công đoạn với 3 máy có công suất nhỏ hơn. Mỗi máy chạy trong khoảng
nhiệt độ gần nhau (30ºC xuống 18ºC; 18ºC xuống 10ºC; 10ºC xuống 2ºC. Do
vậy hiệu suất của máy lạnh tăng lên 8,06; năng lượng giảm 60%; công suất máy

giảm 70%, nghĩa là chỉ cần lắp máy lạnh có công suất nhỏ hơn rất nhiều. [8]

13


- Áp dụng công nghệ lên men nồng độ cao, giảm mức tiêu hao năng lượng:
Lên men truyền thống bắt đầu từ dịch đường có nồng độ 10-12%. Các
nghiên cứu và ứng dụng đã đưa ra công nghệ lên men nồng độ cao hơn đến
16% (có nhiều nghiên cứu tiến hành ở nồng độ đến 22% nhưng việc ứng dụng
chưa rộng rãi). Kết quả thực tế ở nhiều nước, ở Việt Nam có Tổng công ty
Bia rượu nước giải khát Sài Gòn, Công ty Bia Việt Nam, Nhà máy bia Hà Tây
đã áp dụng cho thấy có thể nâng công suất nhà máy lên 10-15%, giảm điện
năng, năng lượng 15-18% trong khi có thể linh hoạt sản xuất nhiều loại bia có
các nồng độ ban đầu khác nhau. [8]
- Thiết bị thanh trùng kiểu tuy nen:
Trong máy thanh trùng, bia và chai được hâm nóng lên dần dần lên đến
60ºCKhu
sau vực
đó làm
nguội
30-35ºC. Nếu bia được làm nguội bằng Nhà
nướcănsạch
xử lý
nướcvề
thải
thì mức tiêu thụ nước của nhà máy sẽ rất lớn. Nếu tận thu nước làm mát, tuần
hoàn và tái sử dụng qua tháp giải nhiệt có thể tiết kiệm được 80%
PXnước
chiếttrong
rót

PX nấu 2
hệ thống thanh trùng. [8]
1.4. Giới thiệu chung về công tyPhòng
Cổ phần
Sài Gòn – Nghệ Tĩnh
xay, bia
nghiền

Khu vực tháo bã hèm

Kho chứa Bia thành phẩm

PX nấu 1
Khu vực lò hơi

PX lên men 17m3
Phòng KCS

Dàn lạnh, CO2
Khu vực chiết Bia hơi
Kho chứa nguyên liệu

PX lên men 116 m3
Khu vực chứa TB hỏng
PX lên men 36 m3

Kho BiaKhu vực xử lý nước nấu Bia
chai

Khu vực hành chính


Nhà xe
Giới thiệu sản phẩm

Bảo vệ
14

Lối vào

Giới thiệu sản phẩm


Hình 1.1: Sơ đồ mặt bằng của công ty Cổ phần bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh
Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh trước đây là nhà máy nước
ngọt Vinh, tiền thân là một phân xưởng của nhà máy ép dầu Vinh, năm 1976
bắt đầu xây dựng phân xưởng nước ngọt thuộc Liên hiệp xí nghiệp Thực
phẩm Vinh, năm 1978 phân xưởng đưa vào hoạt động và mang tên Xí nghiệp
nước ngọt Vinh, Nhà máy nước ngọt Vinh ra đời với 200 công nhân với dây
chuyền sản xuất nước ngọt của Mỹ. Nhận thấy hiệu quả sản xuất vẫn không
được cải thiện và trên cơ sở phân tích các yếu tố (hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc điểm khí hậu, địa bàn hoạt động và khả năng sản xuất của nhà
máy), nhà máy đã quyết định chọn bia làm sản phẩm chính.
Năm 1986, với quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân
viên nhà máy, sau một thời gian thực tập và xem xét thiết bị sản xuất bia của
nhà máy bia Hà Nội. Nhà máy đã lắp đặt và sản xuất thành công bia trên dây
chuyền sản xuất cổ điển, với công suất khoảng 4 triệu lít/năm.
Năm 1987 nhà máy bắt đầu sản xuất bia bằng phương pháp thủ công và
đổi tên thành Nhà máy bia nước ngọt Vinh theo quyết định số: 972- TC/QĐ
của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh ký ngày 18/06/1987.


15


Năm 1990 đổi tên thành nhà máy bia Nghệ Tĩnh. Ngày 30/11/1992 đổi
tên thành Nhà máy bia Nghệ An (theo Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà
nước số: 2269/UB-QĐ ngày 30/11/1992 của UBND tỉnh Nghệ An).
Trong điều kiện nền kinh tế mở, với dây chuyền sản xuất cổ điển đã lạc
hậu không thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao để cạnh tranh với
nhiều loại Bia tràn ngập trên thị trường, đòi hỏi nhà máy phải có dây chuyền
sản xuất đồng bộ. Vì vậy nhà máy đã nhập dây chuyền sản xuất bia tự động
của Đan Mạch. Ngày 5/2/1994 nhà máy đã sản xuất ra sản phẩm đầu tiên trên
dây chuyền mới gọi là Bia Vida (Vinh - Đan Mạch).
Năm 1995, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bia trên thị trường nhà máy đã
đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất tăng công suất của dây chuyền bia Vida
lên 6 triệu lít/năm. Vẫn giữ nguyên dây chuyền sản xuất bia hơi, chất lượng
bia Vida đã thực sự được khách hàng ưa chuộng.
Đến 1996, do quy mô của nhà máy nên được đổi tên thành công ty bia
Nghệ An, ngày 05/07/1996 đổi tên từ nhà máy bia Nghệ An thành công ty bia
Nghệ An theo quyết định số: 2282/UB- QĐ ngày 05/07/1996 của UBND tỉnh
Nghệ An.
Năm 2001, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc chuyển đổi
doanh nghiệp sở hữu Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, sau khi hoàn tất
các thủ tục pháp lý theo quy định ngày 06/03/2001 công ty tiến hành đại hội
cổ đông thành lập Công ty cổ phần bia Nghệ An với số vốn nhà nước là 51%,
của cổ đông là 49%.Ngày 04/01/2006 Công ty gia nhập vào đơn vị thành viên
của Tổng Công ty Bia- Rượu- NGK Sài Gòn theo quyết định số 01/2006/QĐHĐQT của Hội Đồng Quản trị Tổng Công ty Bia- Rượu- NGK Sài Gòn ký
ngày 04/01/2006. Sau thời gian thực hiện thủ tục bàn giao phần vốn Nhà nước
trực thuộc tỉnh Nghệ An quản lý về Tổng Công ty Bia- Rượu- NGK Sài Gòn
quản lý. Ngày 08/05/2006 Công ty tiến hành Đại hội Cổ đông và quyết định
tăng vốn, đổi tên thành Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Nghệ An.

Thực hiện chủ trương của HĐQT Tổng Công ty Bia- Rượu- NGK Sài
Gòn, ngày 09/09/2006 Công ty Đại hội Cổ đông tiến hành hợp nhất Công ty

16


cổ phần Bia Sài Gòn- Nghệ An và Công ty cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Tĩnh
thành Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
Ngày 25/09/2006 giấy phép đăng ký kinh doanh với tên mới chính thức
có hiệu lực.
Từ năm 2007 đến nay đầu tư mở rộng nâng công suất sản xuất bia tại
nhà máy Bia Sài Gòn- Nghệ An là 50 triệu lít/năm và nhà máy Bia Sài GònHà Tĩnh lên 12 triệu lít/năm.
Chức năng chính của công ty là sản xuất, kinh doanh bia với các sản
phẩm là: bia hơi, bia chai Vida loại 450 ml, bia chai Sài Gòn (355 ml và 450
ml). Nhìn chung quy trình sản xuất của Công ty mang tính liên tục theo
phương pháp sản xuất dây chuyền. Bộ phận sản xuất chính và các phân xưởng
có mối liên hệ mật thiết với nhau trong toàn bộ quy trình và luôn đảm bảo kế
hoạch đặt ra. Quy trình sản xuất bia là một quy trình sản xuất khá phức tạp và
liên tục. Chỉ những sản phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới là thành
phẩm. Sản phẩm chủ đạo của công ty trước năm 2005 là bia hơi (chiếm 70%
tổng sản lượng hàng năm). Kể từ tháng năm 2006 sản phẩm chủ đạo của công
ty là bia chai Sài Gòn 355ml và 450ml, mà chủ yếu là bia 355ml. Sản phẩm
của công ty đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường và được đông đảo người
tiêu dùng trong tỉnh ưa chuộng.
Sản lượng Bia sản xuất và tiêu thụ của Công ty đều tăng lên trong
những năm gần đây. Năm 2009, Công ty đã hoàn thành vượt mức toàn diện
các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổng sản lượng bia tiêu thụ năm
2009 đạt gần 50 triệu lít, trong đó, bia hơi đạt 11,3 triệu lít, bia chai đạt gần
38,7 triệu lít, tổng doanh thu đạt 417 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 198,5 tỷ
đồng, lợi nhuận đạt 32 tỷ đồng, chi trả cổ tức là 21%. Công suất hiện nay của

công ty là 50 triệu lít/năm, trong đó bia hơi là 12 triệu lít, bia chai là 38 triệu
lít, tổng doanh thu phấn đấu đạt 427 tỷ đồng, nộp ngân sách 196 tỷ đồng, cố
gắng đạt 25%. Đồng thời hoàn thành các công tác chuẩn bị nhằm đưa cổ
phiếu của Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Tình hình tiêu thụ của Công ty rất khả quan, đặc biệt ở hai khu vực thị

17


trường mục tiêu là Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong những năm gần đây khối
lượng tiêu thụ sản phẩm ở hai tỉnh đều tăng lên, mà Nghệ An là thị trường
tiêu thụ lớn nhất. Bia hơi cũng chủ yếu được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường này
vì đặc tính sản phẩm và đây cũng chính là thị trường nhà nên luôn chiếm ưu
thế. Thị trường của Công ty ngày càng mở rộng nên các tỉnh khác cũng bắt
đầu tiêu thụ mạnh hơn sản phẩm của Công ty. Việc thâm nhập vào thị trường
ngày càng rộng lớn và thuận lợi hơn khi sản xuất Bia Sài Gòn với công nghệ
hiện đại và chất lượng bia tốt hơn.
Hiện nay ngành sản xuất bia đã được chú trọng hơn trước nên công nghệ sản
xuất bia cũng như công nghệ xử lý chất thải được nâng cấp và hoàn thiện hơn.

18


Chương 2
MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển kinh
tế bền vững tại cơ sở sản xuất.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả về các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường của
công ty Cổ Phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và bảo
vệ môi trường cho công ty.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý môi trường
của công ty Cổ Phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội
dung chính sau:
- Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguồn phát sinh chất thải của
công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sản xuất tại công ty cổ phần bia Sài
Gòn- Nghệ Tĩnh tới môi trường.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của công ty cổ phần
bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường cho công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.

19


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu
Là phương pháp thu thập và chọn lọc các tài liệu, số liệu, các kết quả
nghiên cứu đã có, liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những tài liệu cần thu
thập bao gồm:
- Sơ đồ, bản đồ của công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
- Báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường (6 tháng đầu năm

2013, 6 tháng cuối năm 2013).
- Các thông tin về nhà máy, tình hình sản xuất giấy của nhà máy được
tiếp nhận từ tài liệu lưu trữ của công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu.
- Các tài liệu liên quan khác: sách, báo, luận văn tốt nghiệp, thông tin
điện tử……
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Thông qua việc đi thực tế tới khu vực nghiên cứu để khảo sát toàn bộ quy
trình sản xuất, khảo sát chi tiết các công đoạn phát sinh chất thải và xử lý chất
thải; hiện trạng môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường của công ty.
Qua đó xác định điểm thải, dòng thải và các điều kiện tự nhiên xung quanh khu
vực để lựa chọn được điểm lấy mẫu phù hợp với nội dung nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ
Tĩnh, đặc biệt là nguồn xả thải và công nghệ xử lý nước thải của công ty, đề tài
đã tiến hành điều tra lấy mẫu ở hai địa điểm: nước thải trước và sau xử lý để tiến
hành phân tích đánh giá. Do điều kiện thời gian, kinh phí có hạn nên trong thời
giam thực tập đề tài đã tiến hành lấy mẫu và phân tích cùng các cán bộ môi
trường tại công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.

20


Các chỉ tiêu cơ bản được đánh giá: pH, COD, BOD 5, SS, coliform,
NO3-, PO43Để tài chỉ tiến hành lấy mẫu phân tích đối với nước thải sản xuất, đối với
môi trường nước mặt và các mẫu khí thải, đề tài không tiến hành lấy mẫu
phân tích mà kế thừa số liệu.
Lấy mẫu: lấy mẫu theo điểm, gián đoạn
+ X1: Mẫu nước thải sản xuất trước khi được xử lý
+ X2: Mẫu nước thải được lấy tại bể trung gian.

+ X3: Mẫu nước thải sau khi xử lý lấy tại mương thoát nước.
Dụng cụ lấy mẫu :
+ Bình chứa mẫu: Bình đựng mẫu là chai polietylen 500 ml. Trước khi
lấy mẫu rửa sạch bình chứa mẫu và khi lấy mẫu ở vị trí nào thì tráng kỹ chai
lấy mẫu bằng nước ở vị trí đó.
+ Dụng cụ lấy mẫu: Chai polietylen 500ml, khi lấy mẫu để ngập chai
dưới nước tránh làm oxi từ ngoài không khí lọt vào chai.
Bảo quản mẫu: Tất cả các mẫu nước sau khi lấy vào chai đựng mẫu có
nút đậy chặt, làm lạnh đến 4oC, tránh tiếp xúc với ánh sáng và vận chuyển
ngay về phòng thí nghiệm để phân tích.
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
a. Độ pH:
Giá trị pH của nước thải được xác định bằng máy đo pH cầm tay (pH
meter). Trước khi tiến hành đo cần điều chỉnh lại máy bằng dung dịch đệm có
pH là 4; 7; 10. Điện cực của máy luôn được bảo quản trong dung dịch bảo quản.
b. Chất rắn lơ lửng (SS):
Cách xác định: Lấy 100 ml mẫu nước cần phân tích lọc qua giấy lọc đã
được sấy đến khối lượng không đổi m 1(g). Sau đó mang giấy lọc có bám chất
rắn lơ lửng cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi m2.
Khối lượng chất rắn lơ lửng trong 100ml mẫu tính theo công thức sau:

21


c. Xác định BOD5 nhu cầu oxi sinh hóa:
- Nguyên tắc xác định: Dùng phương pháp cấy vi sinh vật và pha loãng
để phân tích. Nước thải được cho vào bình BOD thêm nước pha loãng đến cổ
bình, tiến hành đo DO0 rồi cho vào tủ ủ BOD trong điều kiện 20 oC. Sau 5
ngày đo lại DO5 từ đó tính được hàm lượng BOD5.
- Chuẩn bị dung dịch pha loãng: Nước pha loãng ở chai to, rộng miệng

bằng cách thổi không khí sạch ở 20oC vào nước cất và lắc nhiều lần cho đến
khi bão hòa oxi sau đó thêm 1ml dung dịch đệm phốt phát, 1ml dung dịch
MgSO4 22.5g/l, 1ml CaCl2 27.5g/l và 1ml FeCl3 0.25g/l vào 1 lít nước cất đã
sục oxi ở trên. Trung hòa mẫu nước phân tích đến pH = 7 bằng H 2SO4 hay
bằng NaOH. Pha loãng mẫu nước trước khi xác định bằng nước hiếu khí đã
được chuẩn bị trước theo hệ số thích hợp. Khi pha loãng cần hết sức tránh không
để bị oxi cuốn theo. Sau khi pha loãng xong cho mẫu vào trong chai để xác định
BOD (chai có thể tích 300ml), đóng kín nút chai, một chai dùng để ủ 5 ngày ở
nhiệt độ 200C, một chai dùng để xác định DO ban đầu trong mẫu pha loãng.
Tính kết quả:
Lượng BOD được tính theo mg O2/l
BOD5 = ( DO0 – DO5 ) * F
DO0: Giá trị DO của dung dịch mẫu sau 15 phút pha loãng (mg/l).
DO5: Giá trị DO của dung dịch mẫu sau 5 ngày ủ (mg/l).
F: Hệ số pha loãng.

d. Phương pháp xác định COD – nhu cầu oxi hóa học
- Nguyên tắc xác định: Sử dụng phương pháp oxi hóa các hợp chất
bằng K2Cr2O7 trong môi trường xít mạnh ở nhiệt độ cao với xúc tác là Ag2SO4
và HgSO4 để loại bỏ ảnh của Cl- trong mẫu. Lượng K2Cr2O7 còn dư được

22


chuẩn độ bằng muối Fe2+ với chỉ thị phenylanthranilic. Từ thể tích muối Fe 2+
dùng để chuẩn độ K2Cr2O7 sẽ xách định được hàm lượng COD trong nước
thải.
- Trình tự phân tích:
Lấy 2 ml mẫu nước cho vào bình hồi lưu, rồi thêm HgSO 4, thêm 10ml
dung dịch K2Cr2O7 0.05N và một vài hạt thủy tinh nhám. Lắp ống sinh hàn

thủy tinh nhám. Thêm từ từ 3 ml dung dịch H 2SO4 có chứa AgSO4 qua phần
cuối ống sinh hàn và lắc đều hỗn hợp trong khi thêm axit. Đun hồi lưu trong 2
giờ. Lấy ra để nguội rửa ống sinh hàn bằng nước cất. Pha loãng hỗn hợp bằng
nước cất tới thể tích khoảng 15 ml để nguội. Chuẩn lượng bicromat dư bằng
muối Fe2+ với chỉ thị axít phenylanthranilic. Cũng tiến hành thí nghiệm mẫu
trắng tương tự như đối với mẫu phân tích.
- Tính COD theo công thức:
COD =

(a − b).N .8.1000
Vmâu

(mg/l)

a : Thể tích dung dịch muối Fe2+ chuẩn độ mẫu trắng (ml)
b : Thể tích dung dịch muối Fe2+ chuẩn mẫu nước (ml)
N : Là nồng độ đương lượng của dung dịch Fe2+.
e. Phương pháp xác định NO3-:
Dùng phương pháp so màu quang điện sử dụng máy so màu quang
điện UV- VIS speetro II của Mỹ.
- Nguyên lý của phương pháp: Trong môi trường kiềm nitrat phản ứng
với nitriphenol màu vàng với thuốc thử đisunfofenic theo phản ứng sau :
C6H3(OH)(SO3H)2 + 3HNO3 = C6H2(OH)(NO2)3 + 2H2SO4
C6H2(OH)(NO2)3 + NH4OH = C6H2(NO2)2NH4
Có thể thay dung dịch NH4OH bằng dung dịch KOH 10N
- Trình tự phân tích:

23



Lấy 100ml mẫu nước chứa không quá 5mg NO3-, trung hòa đến pH= 7
rồi chuyển vào chén và cô cạn trên bếp cách thủy. Thêm 2ml dung dịch axit
đisunfofenic vào phần cặn trong chén, dùng đũa thủy tinh nhỏ, sạch hòa tan
hoàn toàn kết tủa, nếu cần vừa khuấy vừa đun cách thủy. Thêm vào 20ml
nước cất, 6 - 7 ml NH3 đặc hoặc 5-6 ml KOH 10N. Nếu trong dung dịch có
kết tủa các hidroxit kim loại thì phải lọc qua phễu lọc thủy tinh hoặc phải
thêm vào dung dịch EDTA trong NH3 để hòa tan kết tủa. Chuyển dung dịch
trong suốt vào bình định mức 50ml, định mức bằng nước cất và tiến hành đo
mật độ quang tại bước sóng 410 = ‫ ג‬nm.
- Xây dựng đường chuẩn:
Lấy lần lượt các thể tích 0; 0.1; 0.3; 0.5; 0.7; 1; 3; 5; 10; 15; 20; 30 ml
dung dịch chuẩn NO3- nồng độ 0.1 mg/l cho vào cốc 100 ml, thêm nước cất
đến thể tích 50 ml rồi tiến hành các quá trình như đối với mẫu phân tích.
- Tính toán kết quả:
Dựa vào đường chuẩn thiết lập mối tương quan hàm số:
y = a.x + b
Trong đó :
y là hàm lượng NO3- có trong mẫu (mg/l)
x là mật độ quang đo được.
Từ đó xác định được hàm lượng NO3- có trong mẫu nước đem đi phân tích.
- Hóa chất:
+ Dung dịch axit đisunfofenic: Lấy 50g phenol tinh khiết cho vào bình
cầu 1l. Thêm 400 ml H2SO4 đặc vào bình cầu rồi lắc đều. Sau đó lắp ống sinh
hàn rồi đun hồi lưu trong 4 giờ trên bếp cách thủy.
+ Complexon III trong ammoniac: Hòa tan 50g complexon III trong 20
ml nước cất thu được bột nhão. Sau đó hòa tan bột nhão đó trong 50 ml dung
dịch NH3 đặc.

24



+ Dung dịch chuẩn: Hòa tan 0.1631g KNO 3 tinh khiết đã sấy khô, thêm
1 ml CHCl3 sau đó đem định mức bằng nước cất đến 1l.
+ Dung dịch KOH 12N: Hòa tan 336 g KOH tinh khiết vào 500ml nước cất.
f. Phương pháp xác định PO43-:
Xác định photphat. Photphat tổng số được xác định bằng phương pháp
quang trắc phổ dung amonimolipdat. Chuẩn bị mẫu phân tích. Xây dựng
đường chuẩn: Lấy 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10ml dung dịch octophotphat
chuẩn cho bình tam giác 100ml thêm nước cất tới 40ml, 2ml dung dịch
K2S2O8 sau đó đem đi đun nhẹ trong 30 phút rồi để nguội điều chình pH vào
khoảng 3- 10. Chuyển tất cả vào bình đựng nước cất tới 40ml , 1 ml axit
ascorbic, 2ml molipdat và định mức tới vạch, chờ 30 phút và mang đi so màu
ở bước sóng 880nm. Sau khi đo độ hấp thụ theo hàm lượng photpho (mg/l)
của dung dịch chuẩn. Từ mối quan hệ giữ hấp thụ và hàm lượng P xác định
hàm độ dốc của đồ thị. Sau khi tiến hành xây dựng đường chuẩn tiếp tục đem
so màu đối với mẫu phân tích. Lấy 10ml mẫu phân tích đã được lọc qua giấy
lọc và điều chỉnh pH từ 3-10 và cho vào bình định mức 50 ml, thêm nước tới
vạch 40 thêm 1ml axit ascorbic và 2ml dung dịch molipdat rồi định mức tới
vạch. Chờ 30 phút rồi mang đi so màu ở bước sóng 880nm. Tính toán kết quả:
Nồng độ photphat được tính theo đường chuẩn nhân với hệ số pha loãng.
Mẫu được tiến hành phân tích tại phòng KCS công ty cổ phần bia Sài
Gòn- Nghệ Tĩnh.
2.4.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân và
người dân sống xung quanh nhà máy để tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng hoạt
động quản lý môi trường, an toàn lao động tại công ty cũng như những ảnh
hưởng của hoạt động sản xuất tác động tới môi trường khu vực. Phiếu điều tra

25



×