Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn Thiện Các Biện Pháp Marketing – Mix Tại Công Ty TNHH MTV Cơ Khí Và Xây Dựng Megastar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.5 KB, 61 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

PHẦN MỞ ĐẦU
Xây dựng Kế hoạch marketing là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi phải
tính đến các vấn đề thuận lợi và khó khăn bên trong và bên ngoài trên cơ sở
chiến lược marketing đã đề ra của công ty sao cho hoạt động kinh doanh của
công ty đạt hiệu quả cao nhất. Với mục tiêu nghiên cứu những vấn đề lý luận,
phương pháp luận và phương pháp cụ thể để xây dựng kế hoạch marketing
trong doanh nghiệp thương mại, nghiên cứu cơ sở hình thành các chính sách,
biện pháp về chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch marketing của Công ty
TNHH MTV Cơ khí và xây dựng Megastar; Bên cạnh đó, để phân tích thực
trạng tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing của Công ty TNHH
MTV Cơ khí và xây dựng Megastar trong những năm qua, nhận thức được
mặt mạnh cũng như mặt yếu cần khắc phục trong vấn đề này, qua đó đề ra
những giải pháp đúng đắn nhằm giúp công ty hoàn thiện công tác marketing,
em đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
"Hoàn thiện các biện pháp marketing – mix tại công ty TNHH MTV
Cơ khí và xây dựng Megastar".
Mặc dù đã có sự cố gắng, song thời gian thực tập không nhiều, kiến thức còn
có những hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được
sự chỉ bảo của các thầy cô hướng dẫn, các cô chú trong phòng ban của công ty
để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty Tnhh MTV cơ khí và xây dựng
Megastar và thị trường ngành cơ khí Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing – mix của công ty Megastar
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing –
mix cho công ty Megastar


-1-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

MỤC LỤC

-2-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG
MEGASTAR VÀ THỊ TRƯỜNG CƠ KHÍ VIỆT NAM

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG
MEGASTAR
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Địa chỉ trụ sở chính : KCN Trung Hưng, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại

: (84) 321 960549

Số Fax: (84) 321 960548


VP Hà Nội

: 406B Đường Trần Khát Chân - Quận Hai Bà Trưng

Số điện thoại

: (84) 4 9725819

VP TP HCM

: 211 Nguyễn Văn Trỗi, P11, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Số điện thoại

: (84) 8 8479804

Số Fax: (84) 4 9725790

Số Fax: (84) 8 8450745

Phân xưởng bảo trì : K22, xa lộ Sài Gòn, huyện Lý An, Bình Dương
Email
Website

:



: www.megastar.com.vn


Nơi và năm thành lập

:Thành lập ngày 16 tháng 12 năm 2003 theo quyết

định Số 0504000069 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp.
Vốn điều lệ

:110 tỷ đồng

Công ty TNHH MTV Cơ khí và xây dựng Megastar (Megastar E&C) hoạt
động với mục tiêu trở thành một Công ty sản xuất và cung cấp chuyên nghiệp
các sản phẩm thiết bị nâng công nghiệp, thiết bị xây dựng nói chung và thiết
bị phục vụ các công trình ngầm và kết cấu thép.
-3-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

Lĩnh vực đi vào hoạt động đầu tiên của Công ty là Thiết bị nâng, bao gồm
thiết kế, chế tạo các thiết bị nâng hạ tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn với chất
lượng hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu nâng chuyển vật liệu trong nhiều lĩnh
vực: Công nghiệp đóng tàu, Sản xuất thép, Hoá chất, Dệt may, Công nghiệp
giấy, Thuỷ điện và nhiệt điện, Sản xuất xi măng, Công nghiệp dầu khí,...
Nhận thấy tiềm năng phát triển, tham vọng cũng như sự nỗ lực của
MEGASTAR E&C trong lĩnh vực này, các hãng sản xuất palăng và thiết bị
nâng hạ nổi tiếng trên thế giới như VERLINDE (Pháp), STAHL (Đức),
FLENDE (Đức), KRANBAU (Đức)... đã quyết định hợp tác và hỗ trợ
MEGASTAR E&C đi sâu vào lĩnh vực này. MEGASTAR E&C là công ty

đầu tiên của Việt Nam được hãng STAHL, hãng VERLINDE và hãng
KRANBAU chuyển giao công nghệ sản xuất mới nhất của hãng về cầu trục
Jib, cổng trục, cầu trục tiêu chuẩn, phi tiêu chuẩn, cẩu chân đế, cẩu giàn nâng
hạ container. Bên cạnh đó, các hãng còn thường xuyên tổ chức những khoá
huấn luyện đào tạo dành riêng cho cán bộ kỹ thuật của MEGASTAR E&C
nhằm giúp MEGASTAR E&C tiếp cận với các công nghệ mới nhất của hãng
và tối ưu hoá việc sử dụng các công nghệ đã được chuyển giao.
Với lợi thế và sự nỗ lực của mình, MEGASTAR E&C đã không ngừng phát
triển và thành công trong việc thực hiện nhiều đơn hàng tải trọng lớn, có tính
phức tạp cao như cầu trục gian máy tải trọng 90 tấn lắp cho Công ty thuỷ điện
Bình Điền, cổng trục 75 tấn lắp cho Công ty Ôtô Việt San,... Bên cạnh đó,
MEGASTAR E&C còn tư vấn cho một số công ty thực hiện các công trình
lớn như Cầu trục 2x 63 tấn do Công ty CK Hồng Nam lắp tại Thuỷ điện
A.VƯƠNG, Cầu trục 40 tấn lắp tại thuỷ điện FLEIKRONG,.. Sau hơn ba năm
đi vào hoạt động, nhà máy đã cho xuất xưởng hàng loạt bộ cầu trục, cổng trục
các loại. Với năng lực hiện có, mỗi năm, nhà máy có thể cung cấp khoảng 200
bộ cầu trục, cổng trục các loại với tải trọng đến 300 tấn, khẩu độ, chiều cao
nâng và chiều dài đường chạy không hạn chế và có tính phức tạp cao.

-4-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

Với lợi thế đi lên từ một công ty kinh doanh thép, lĩnh vực Kết cấu thép của
công ty cũng đi vào sản xuất một cách nhanh chóng. Vượt qua những khó
khăn ban đầu, sản phẩm kết cấu thép, cốp pha trượt dùng trong công trình
ngầm, cốp pha đập tràn của công ty cũng đã có được những khách hàng đầu

tiên và nhận được những đánh giá cao về chất lượng và giá thành. Với năng
lực dự kiến, mỗi năm nhà máy có thể cho gia công 10.000 tấn sản phẩm.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tới khách hàng các sản phẩm chất lượng,
MEGASTAR E&C còn cung cấp tới khách hàng các dịch vụ trước và sau bán
hàng hoàn hảo để giúp khách hàng có lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Phụ tùng thay thế chính hãng, dịch vụ hoàn hảo như: bảo hành, bảo trì, thay
thế, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo một sự yên tâm tuyệt đối
của khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của MEGASTAR E&C. Sản
phẩm và dịch vụ của MEGASTAR E&C đã và đang từng bước khẳng định vị
thế trên thị trường và đáp ứng các nhu cầu khắt khe của khách hàng nhờ có
các đặc tính:
• Hiệu quả: thiết kế hiện đại, linh hoạt tạo ra các sản phẩm tối ưu.
• Phổ cập: đáp ứng mọi nhu cầu của mọi khách hàng.
• Kinh tế: sản phẩm vận hành ổn định, chắc chắn, tiết kiệm phí bảo
dưỡng, sửa chữa.
• Đúng hẹn: Megastar E&C cam kết thực hiện hợp đồng đúng tiến độ đề
ra, thể hiện sự tôn trọng của MEGASTAR E&C đối với khách hàng.
• An toàn: quy trình sản xuất được kiểm định nghiêm ngặt theo ISO 9001:
2000.

-5-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy
1.1.2.1. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức của Công ty E&C

Chủ tịch kiêm
Tổng giám đốc

P. Tổ chức nhân sự

Phó Tổng giám đốc phụ
trách chất lượng và tiến
độ sản phẩm đúc

Phó Tổng giám đốc phụ trách
chất lượng và sản phẩm máy
công cụ và phụ tùng

P. Kế toán - TK-TC

P. Quản lý sản xuất

P. Bán hàng & KDXNK

XN Chếtạo MCC&PT

P. Quản lý CLSP

XN Chế tạo Thiết bị toàn bộ

P. Cung ứng Vật tư

XN Cơ khí chính xác

TT. Thiết kế - TĐH


XN Lắp đặt SCTB

Tổng kho

XN Đúc

TT Xây dựng cơ bản

Ban Quản lý dự án
P. Quản trị Cơ bản
Văn phòng Công ty
Phòng Bảo vệ
Phòng Y tế

Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự
-6-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu
công ty, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng
năm của công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách chất lượng và tiến độ sản phẩm đúc: Trực tiếp
phụ trách Xí nghiệp chế tạo MCC và PT, XN chế tạo thiết bị toàn bộ, XN cơ
khí chính xác, XN lắp đặt SCTB, XN đúc. Có trách nhiệm đôn đốc và kiểm
tra thường xuyên chất lượng của sản phẩm, thực hiện đúng tiến độ sản xuất và

giao hàng.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách nhân sự và hành chính: Có trách nhiệm kiểm
tra thường xuyên và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về nhân sự, tài chính, dự
án, công tác xây dựng cơ bản, đời sống của CBCNV, an ninh, sức khoẻ của
CBCNV của công ty và thực hiện sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc khi cần
thiết.
-Trợ lý giúp việc cho Tổng giám đốc bao gồm: trợ lý về đúc có nhiệm vụ tư
vấn, triển khai nghiên cứu về các sản phẩm đúc để đưa ra ý kiến giúp cho
tổng giám đốc thực hiện công việc chuyên môn. Yêu cầu đối với các trợ lý
giúp việc là trách nhiệm cao, có chuyên môn sâu về lĩnh vực mình đảm
nhiệm, có năng lực diễn giải và mô tả…
1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban trong công ty.
- Văn phòng công ty: có nhiệmvụ tập hợp, lưu trữ, quản lý, chuyển thông tin,
văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài công ty, truyền đạt ý kiến, chỉ thị
của ban giám đốc xuông các cá nhân đơn vị. Chủ trì tổ chức, điều hành, thực
hiện các hội nghị.
- Phòng tổ chức nhân sự (TCNS): là nơi đưa ra các bản dự tảo về tổ chức
nhân sự như việc bổ nhiệm, bãi nhiệm điều động tuyển dung, nội quy, quy
chế về ld tiền lương cũng như các chế độ, chính sách khác của công nhân

-7-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

viên công ty. Hay giúp ban giám đốc trong việc ra quyết định về quy chế, tiền
lương, giải quyết các vấn đề xã hội khác.
-Phòng kế hoạch, thống kê, tài chính (KT-TK-TC) có nhiệmvụ lạp kế hoạch

tài chính hàng năm. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc khai
báo, nộp thuế, thực hiện các giao dịch thanh toán đúng hạn các khoản vay, thu
hồi vốn. Kịp thời báo cáo với Tổng giám đốc về việc hay động sử dụng vốn,
khai thác nguồn vốn, ghi chép phản ánh đúng về các hoạt động tài chính.
- Ban quản lý dự án: (Ban QLDA) có nhiệmvụ nghiên cứu chiến lược phát
triển của ngành do Đảng và Nhà nước định hướng cũng như định hướng phát
triển của công ty sao cho phù hợp với cơ chế thị trường trong và ngoài nước,
từ đó xây dựng phương án đaùa tư phát triển đảm bảo huy động hết tiềm năng
của công ty, đồng thời tìm ra những nguồn huy động vốn đầu tư trong cũng
như ngoài nước.
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá (TT thiết kế - TĐH)
là nơi nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới, nhằm áp dụng cho công ty nâng
cao cl sản phẩm cũng như giải pháp ứng dụng vao sản xuất, tham mưu cho
tổng giám đốc nhập hoặc mua mới dây chuyền sản xuất sao cho có hiệu quả
nhất.
- Phòng quản lý chất lượng sản phẩm (P.QLCLSP): chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm, đề xuất tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề có liên
quan đến chất lượng sản phẩm. áp dụng , triển khai thực hiện đến chất lượng
của ht quản lý chất lượng ISO 9000: 2001.
- Văn phòng giao dịch thương mại (phòng kinh doanh và phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu) giao dịch thương mại, triển khai và thực hiện chương trình
Marketing để tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh trứơc mắt và lâu dài gắn
với chiến lược phát triển của công ty. Là đơn vị trực tiếp triển khai các nội

-8-


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan


dung của chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường
của công ty.
1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các xưởng, phân xưởng sản xuất.
Giám đốc xưởng, quản đốc phân xưởng là những người trực tiếp chịu trách
nhiệm về mặt quản lý, tổ chức điều hành, sử dụng các tiềm năng lao động
thiết bị nguồn lực khác sao cho đảm bảo số lượng, chất lượng kịp thời và
đúng tiến độ. Có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để
đảm bảo hoàn thành nhiệmvụ được giao đúng kế hoạch, đúng kỹ thuật, nâng
cao hiệu suất lao động.
Tuy có sự phân công về chức năng cũng như nhiệmvụ của mỗi phòng ban,
phân xưởng là khác nhau và được quy định rõ ràng về phạm vi. Nhưng khi
tiến hành công việc thì lại có sự liên kết chặt chẽ và được thể hiện rõ trong sơ
đồ kinh doanh của công ty. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên nền tảng phát
triển của công ty trong thời gian qua.
1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Công ty được thành lập với chủ trương ban đầu là chuyên sản xuất máy công
cụ như: máy tiện, máy bào, máy khoan, máy mài… phục vụ cho nền công
nghiệp trong nước cũng như hiện nay công ty đã chuyển đổi sản xuất và kinh
doanh công ty đã đảm nhận sản xuất và cung cấp các loại máy cắt, gọt kim
loại, thiết bị công nghiệp, các phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc rèn, thép cán,
xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết kế chế tạo, lắp đặt các máy móc
thiết bị chế tạo, lắp đặt các máy móc thiết bị lẻ, dây chuyền thiết bị công
nghiệp, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công
nghiệp phục vụ công cuộc phát triển đất nước trong nền kinh tế thị trường.
Mặc dù các sản phẩm máy công cụ là sản phẩm chính của công ty nhưng
những năm gần đây số lượng sản phẩm này đã giảm chủ yếu là làm theo hợp

-9-



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

đồng nên Công ty đi sâu nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới phù hợp với yêu
cầu của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển thị trường trong tương lai.
Công ty đã có khả năng chế tạo và cung cấp thiết bị, phụ tùng cho các ngành:
chế biến mía đường, các sản phẩm dầu khí, xi măng, thuỷ điện, thuỷ lợi,
ngành giấy, tuyển quặng, sản phẩm cơ khí …
Ngoài ra còn cung cấp các vật liệu kim loại được nhạp khẩu trực tiếp từ các
nước SNG, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Hà Lan… như: thép thông
thường, thép chi tiết máy, thép làm lò xo, thép không gỉ, thép hợp kim đặc
biệt, gang chịu mài mòn, chịu va đập, cao su chịu nhiệt, chịu axit, chịu dầu,
các loại Fero, kim loại màu, các loại nhựa PE, PS, PA, Bakelit…
1.3. Nguồn lực của công ty
1.3.1. Trình độ công nghệ
Mặc dù so với các công ty cơ khí trong nước, trình độ công nghệ của công ty
là hiện đại. Song do xu thế chung của ngành cơ khí ở nước ta hiện nay, trình
độ máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực thiết
bị vẫn còn lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xét
tình hình máy móc thiết bị công ty đã và đang sử dụng trong những năm trước
đây.
Bảng 01: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty Mega E&C

STT

Tên máy móc

SL

(chiếc)

Công
suất
(KW)

Giá trị

CSSX

thiết bị

thực tế

một máy so với
($)

CSKH

Bảo
dưỡng 1
năm ($)

Năm
chế tạo

1

Máy tiện các loại 147


4-60

7000

65

85

1956

2

Máy phay các 92

4-16

5400

60

80

1956

- 10 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan


loại
3

Máy bào các loại 24

2-40

4000

55

80

1956

4

Máy mài

137

2-10

4100

55

80


1956

5

Máy khoan

64

4-10

2000

60

85

1956

6

Máy doa

15

4-10

5500

60


70

1956

7

Máy cưa

16

2-10

1500

70

85

1956

8

Máy chuối ép

8

2-8

5000


60

70

1956

9

Máy búa

5

4500

60

85

1956

10

Máy cắt cột

1

2-8

4000


60

80

1956

11

Máy lốc tôn

3

10-40

15000

40

70

1956

12

Máy hàn điện

26

5-10


800

55

85

1956

13

Máy hàn hơi

9

400

55

85

1956

14

Máy nén khí

14

6000


60

65

1956

15

Cần trục

65

8000

55

70

1956

16

Lò luyện thép

4

700

110000 55


70

1956

17

Lò luyện gang

2

30

50000

70

1956

Tổng cộng

642

10-75

65

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng tình hình sử dụng máy móc và trang thiết bị đều được sản xuất từ
năm 1956, so với thế giới thay đổi tốc độ về khoa học công nghệ thì máy móc
thiết bị của công ty là quá lạc hậu. Để thay mới hoàn toàn thì số lượng vốn

đầu tư cho công nghệ, máy móc, trang thiết bị là rất lớn, còn nếu tiếp tục khai
thác khả năng cạnh tranh. Do đó trong giai đoạn 2006-2015 tới công ty phải

- 11 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

thay mới toàn bộ máy móc thiết bị và áp dụng những công nghệ mới tiên tiến
để phát triển được thị trường không chỉ trong nước mà còn cả ngoài nước.
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm quy mô của sản xuất từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển mở rộng quy
mô thị trường do việc hạn chế đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi của thị
trường và khách hàng.
1.3.2. Nguồn vốn sử dụng trong công ty
Đối với tất cả các công ty sản xuất và kinh doanh, vốn đầu tư là một bộ phận
trong hoạt động sản xuất nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì
hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Nếu coi công ty như một cơ
thể thì vốn đầu tư như dòng máu để nuôi cơ thể.
Bảng 02: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2004-2008
Chỉ tiêu

2004

2005

2006


2007

2008

Lợi nhuận (tr.đ)

789

2059

2998

2030

2627

Vốn kinh doanh (tr.đ)

5962

6410

12152

14320

22145

Vốn tự có (tr.đ)


3010

4009

8769

11298

23769

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD

0,132

0,321

0,246

0,141

0,118

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có

0,262

0,513

0,341


0,179

0,110

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Lợi nhuận (tr.đ)

2690

4212

3948

7085

30570

Vốn kinh doanh (tr.đ)


32180

40610

62410

83450 120450

Vốn tự có (tr.đ)

28543

29181

39022

77971

98980

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD

0,083

0,103

0,063

0,084


0,253

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có

0,094

0,144

0,101

0,091

0,308

- 12 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Qua bảng tình hình sử dụng vốn tại Công ty Mega E&C cho ta thấy hệ số
doanh lợi trên vốn kinh doanh, và vốn tự có trong những năm gần đây tăng
mạnh điều này thể hiện việc sử dụng vốn của công ty là có hiệu quả, quy mô
vốn đã tăng, vốn kinh doanh tăng cho thấy xu hướng phát triển thị trường,
tăng doanh thu do bán được sản phẩm. Mặt khác quy mô vốn tự do tăng điều
này cho thấy Công ty Mega E&C đã đầu tư vào tài sản cố định, những trang
thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Tuy vậy công ty cần sử dụng vốn hiệu quả hơn nữa, cơ cấu vốn có thể thay

đổi linh hoạt để đầu tư có hiệu quả cao.
1.3.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty, nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ đảm bảo năng lực thực hiện và
hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất của Công ty. Do đó cần có những bịên pháp
quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong công ty, khai thác các tiềm năng
sáng tạo của nguồn nhân lực, khơi dậy và phát huy các năng lực chuyên môn
của đội ngũ lao động nhằm thực hiện tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất trong
công việc.
Bảng 03: Tình hình lao động tại Công ty xét theo chỉ tiêu trình độ
Đơn vị: Người
Trình độ
Tổng số lao động

2004

2005

2006

2007

2008

982

971

1000


952

929

2

2

2

3

2

145

148

151

153

150

Trong đó:
Trên đại học
Đại học

- 13 -



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

Cao đẳng

6

6

8

8

11

THCN

80

79

82

80

73

Sơ cấp


51

45

47

42

54

Công nhân KTB3 trở xuống

148

140

137

107

113

CNKT bậc 4

69

64

69


610

53

CNKT bậc 5

138

142

141

140

119

CNKT bậc 6 trở lên

214

224

235

241

253

Lao động phổ thông


129

121

128

117

101

2001

2002

2003

2004

2005

953

957

976

956

1000


3

3

3

3

4

Đại học

162

168

170

172

176

Cao đẳng

10

12

9


11

14

THCN

81

88

85

82

84

Sơ cấp

40

17

19

20

23

Công nhân KTB3 trở xuống


132

143

126

122

119

CNKT bậc 4

55

53

72

71

74

CNKT bậc 5

111

108

95


106

110

CNKT bậc 6 trở lên

260

254

217

232

255

Lao động phổ thông

99

111

126

137

141

Trình độ

Tổng số lao động
Trong đó:
Trên đại học

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)

- 14 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

Qua bảng số liệu cho ta thấy số lượng lao động biến động không nhiều. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất. Số lao động có trình độ trên đại
học và đại học tăng lên, công nhân sản xuất có trình độ tay nghề từ bậc 3 trở
lên cũng tăng đồng thời số lượng lao động phổ thông và CNKT bậc 3 trở
xuống giảm đi. Điều này cho thấy chất lượng của đôi ngũ lao động trong công
ty đã được nâng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh
doanh của Công ty.
1.4. Thị trường, sản phẩm và khách hàng của công ty
Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Công ty là một đơn vị kinh tế tự
chủ trong kinh doanh, là đơn vị kinh tế hạch toán riêng, tự chịu trách nhiệm
đối với kết quả kinh doanh của mình. Việc chú trọng và nghiên cứu triển khai
phát triển thị trường, thị phần của công ty không ngừng tăng lên đặc biệt là
đối với những dòng sản phẩm mới như: các loại máy và thiết bị cơ khí, dây
chuyền tự động, phục vụ cho các ngành sản xuất mía đường, xi măng, thuỷ
lợi, thuỷ điện… Cụ thể trong các năm từ 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008
thị phần của công ty tăng từ 17,1%l 21,2%; 24,5%; 31%; 26,7 (theo báo cáo
về tình hình thị phần của Công ty Mega E&C).

Ngành cơ khí Việt Nam có một thị trường sản phẩm rất rộng lớn, đa dạng.
Bao gồm: thị trường máy móc- thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp và
giao thông vận tải, thị trường máy móc- thiết bị phục vụ sản xuất nông-lâmngư nghiệp, thị trường máy móc-thiết bị phục vụ xây dựng, thị trường máy
móc- thiết bị phục vụ tiêu dùng...
Các khách hàng chủ yếu của công ty:
- Các nhà máy mía đường trong cả nước (NATQL - Nghệ An, BOURBON Tây Ninh, Lam Sơn - Thanh Hoá, Quảng Ngãi…)
- Các nhà máy giấy (Đồng Nai, Bãi Bằng, Đà nẵng…)

- 15 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

- Các công trình thuỷ điện (Nậm Ná, Phú Ninh, Việt Lâm - Thác Thuý, Vị
Xuyên - Bắc Quang, Triệu Hải, An Điềm, IaMeur, IaĐrăng, PleiKrông, Buôn
Kuốp,…).
- Các nhà máy xi măng trong cả nước (Hoàng Thạch, Bút Sơn, Tam Điệp,
Sông Gianh, Sông Thao, Bình Phước, Cẩm Phả, v.v..)
- Các công ty dầu khí (Vieto - Petro,…)
- Các công ty vừa và nhỏ khác.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu
cầu về sản phẩm cơ khí càng cao. Có thể nói, ngành cơ khí Việt Nam có một
lợi thế to lớn: đó là có một thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm. Song
trên thực tế các sản phẩm của ngành cơ khí nước ta chưa đáp ứng được nhu
cầu thị trường. Vì vậy, chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ bé và khiêm tốn.
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 04: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1999-2008
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm
1999 2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Chỉ tiêu
Doanh thu 9.76 12.478 23.91 27.648 48.541 63413 74.00 105.38 168.50 250.000
1
Chi phí

9

3

6


8.972 10.41 20.921 25.618 45.914 60.91 69.79 101.43 161.43 209.430
9

Lợi nhuận

0

789

4

1

2

2

2.059 2.998

2030

2.627 2.690 4.212

3.948

7.085

30.570

Tỷ suất lợi 8,08 16,50 12,53


7,34

5,41

3,74

4,42

12,22

4,25

5,69

nhuận (%)

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

- 16 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

1.5.1. Về doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn qua, doanh thu của Công ty đã liên tục tăng, đặc biệt là
những năm 2006, 2007 và 2008. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của Công
ty năm 2006 là 105.308 triệu đồng, năm 2007 là 168.506 triệu đồng và năm

2008 là 250.000 triệu đồng, so với các công ty trong ngành, mức đạt doanh
thu của Công ty Megastar E&C luôn dẫn đầu. Mức tăng doanh thu này có
nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do việc tiêu thụ sản phẩm mới, những
thiết bị dây truyền tự dộng hoá được công ty chế tạo và cung cấp cho các nhà
máy sản xuất mía đường, xi măng, những thiết bị phục vụ cho nhà máy thuỷ
điện và thuỷ lợi. Sự đảm bảo chất lượng của sản phẩm được công ty áp dụng
quy trình quản lý chất lượng ISO:9000 trong tất cả các quy trình từ sản xuất
đến tiêu thụ vì vậy đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó,
mối quan hệ lâu năm với nhóm khách hàng truyền thống của Công ty vẫn
được duy trì tốt, mặt khác lượng mặt hàng xuất khẩu của Công ty cũng tăng
lên. Điều đó đã ảnh hưởng tới mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong
giai đoạn vừa qua.
Là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu,
cùng với tốc độ tăng doanh thu, chi phí đầu vào cũng tăng qua các năm, đặc
biệt là những năm 2006, 2007, 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động
của thị trường, giá cả nguyên vật liệu tăng lên, đặc biệt là sự tập trung đầu tư
công nghệ sản xuất, tập trung đầu tư cho các sản phẩm mới, các máy tiện, máy
phay và máy bào có chứa công nghệ tự động CNC.
1.5.2. Về lợi nhuận qua các năm
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận biến động không đều và tăng mạnh trong hai
năm cuối. Nguyên nhân là sự biến động của thị trường trong giai đoạn vừa qua
khiến cho chi phí phát sinh tăng thêm. Hội nhập thị trường với sự gia nhập các
tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã khiến cho tình hình kinh
doanh ở nước ta tăng lên khá mạnh. Công ty bắt nhịp chưa kịp khiến cho các
- 17 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan


mức chi phí khác tăng đã kéo theo tổng chi phí tăng lên. Lợi nhuận thấp nhất là
năm 1999 là do Công ty vừa mới chuyển đổi mô hình quản lý, mặt khác do cơ
cấu lại bộ máy quản lý, sự tiếp nhận và bắt nhịp với tình hình mới chưa được
kịp thời. Năm 2008 có mức lợi nhuận cao nhất là do: bộ máy quản lý công ty
đã có kinh nghiệm, chuyên nghiệp hơn trong quản lý và điều hành công ty, cơ
cấu lao động hợp lý, Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000
thực hiện chuyên nghiệp trong các quá trình sản xuất, kinh doanh, thực hiện tiết
kiệm nguyên vật liệu và thời gian. Gắn trách nhiệm công việc cho từng người
lao động cũng như cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong công ty. Tốc độ
doanh thu tăng cao hơn tốcđộ tăng chi phí, các hợp đồng được đảm bảo thực
hiện một cách tốt nhất. Sự biến động về giá cả sản phẩm đầu ra cũng như
nguyên vật liệu đầu vào trong giai đoạn vừa qua là nguyên nhân chủ yếu làm
cho tốc độ tăng lợi nhuận bị biến động. Qua giai đoạn này cũng cho ta thấy tỷ
suất lợi nhuận của công ty bị biến động mạnh tăng cao vào những năm 2000,
2001 và có xu hướng giảm dần. Tuy vậy những năm gần đây tốc độ của tỷ suất
lợi nhuận đã tăng dần.
Biểu đồ 02: Mối quan hệ tốc độ tăng doanh thu, chi phí lợi nhuận
300000
250000
200000
150000
100000
Tèc ®é t¨ng doanh thu
50000

Tèc ®é t¨ng lîi nhuËn
Tèc ®é t¨ng chi phÝ

0

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- 18 -


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Lan

Qua biểu đồ ta thấy những năm 1999, 2007, 2008 hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty có kết quả tốt, thể hiện ở tốc độ tăng của doanh thu và chi
phí. Xét trong mối quan hệ giữa hai đại lượng này thì nhìn chung tốc độ tăng
của doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí điều này phản ánh đúng
quy luật hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng giảm không đều qua
các năm chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh của công ty còn phụ thuọc nhiều
vào môi trường bên ngoài. Những năm gần đây tốc độ tăng lợi nhuận đã tăng
lên đều hơn đó là một tín hiệu rất mừng đối với công ty.

- 19 -


1.5.3. Kết quả sản xuất sản phẩm chủ yếu:
Bảng 05: Kết quả sản xuất sản phẩm
Đơn vị: triệu đồng
Năm

Máy công


2004

2005

2006

2007

2008

Sản

Tỷ

Sản

Tỷ

Sản

Tỷ

Sản

Tỷ

Sản

Tỷ


lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

(tr.đ)

(%)

(tr.đ)

(%)

(tr.đ)


(%)

(tr.đ)

(%)

(tr.đ)

(%)

7.354 12.77

8.94 13.63

11.246 15.94

14.948 18.57

16.723 14.21

32.168 55.86

45.721 69.70

47.532 67.37

52.675 65.44

80.135 68.11


18.065 31.37

10.936 16.67

11.78 16.70

12.871 15.99

20.792 17.67

cụ
Phụ tùng
các ngành
Thép cán
Tổng

57.59

100

65.6

100

70.56

100

80.49


100

117.7

100

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên ta thấy: máy công cụ đã giảm tỷ trọng mặc dù sản phẩm máy công
cụ là mặt hàng truyền thống đã có uy tín từ lâu năm. Nhưng do nhu cầu của thị
trường thay đổi đã làm cho tỷ trọng, cho doanh thu sản phẩm máy công cụđã tụt
giảm mạnh. Mức thu nhập từ thép cán của công ty dao dộng không mạnh và dần có
xu hướng ổn định. Việc cung cấp thiết bị, phụ tùng cho các dự án sản xuất điện, xi
măng, mía đường đã làm tăng sản phẩm phụ tùng các ngành có tỷ trọng tăng dần
lên hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay của ngành cơ khí. Tốc độ tăng mạnh tỷ
trọng đóng góp cho doanh thu là kinh doanh thương mại, đó là sự chuyển đổi cơ
chế quản lý của Nhà nước cũng như bản thân Công ty Megastar E&C.
1.5.4. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước
Bảng 06: Nộp ngân sách hàng năm của Công ty Megastar E&C
- 20 -


Đơn vị: triệu đồng
Năm
2004

2005

2006

2007


2008

Doanh thu

63.413

74.003

105.380

168.506

250.000

Nộp ngân sách

1.664

4.667

7.400

8.600

12.500

Tỷ trọng (%)

7,35


6,306

7,02

5,10

5,0

Chỉ tiêu

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Các khoản nộp ngân sách hàng năm của Công ty trong quá trình sản xuất và kinh
doanh là thuế thu nhập, thuế sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng. Nguồn đóng góp chủ
yếu cho ngân sách của công ty là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập. Trong
những năm vừa qua, khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp biến động tăng giảm
không đều. Mặc dù doanh thu tăng nhưng khoản nộp ngân sách này lại phụ thuộc
vào lợi nhuận trước thuế tức là phụ thuộc cả vào chi phí. Qua bảng trên cho thấy
năm 2008 đóng góp của công ty cho ngân sách Nhà nước là lớn nhất (12.500 triệu
đồng) do công ty làm ăn có hiệu quả, thấp nhất là năm 2004 (1.664 triệu đồng) do
công ty đang cơ cấu lại và có sự biến động của thị trường làm tăng chi phí. Mặcdù
có nhiều biến động phức tạp trong giai đoạn vừa qua mà công ty vẫn vượt qua được
đó là những thành tích đáng ghi nhận.

1.5.5. Kết quả sử dụng lao động của công ty
Nhân tố con người luôn được công ty coi trọng vì con người vừa là động lực vừa là
mục tiêu của sự phát triển. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện
nay, mức thu nhập của người lao động trong công ty như sau:
- 21 -



Bảng 07: Thu nhập bình quân tháng của người lao động
Năm
Đơn vị

2004

2005

2006

2007

2008

Tr.đ

895,8

1014,4

1091,4

1225,6

1560

CBCNV

người


953

957

976

956

1000

Thu nhập

Trđ/ngườ

0,940

1,060

1,171

1,282

1,560

Chỉ tiêu
Quỹ lương

i
(Nguồn: Phòng nhân sự)

Nhìn vào bảng số ta thấy thu nhập bình quân đầu người theo tháng đã tăng dần qua
từng năm, tuy vậy so với mức thu nhập đối với các công ty cùng ngành thì mức thu
nhập này chưa cao. Sự mất cân đối trong thu nhập cũng xảy ra trong khi có công
nhân chỉ có thu nhập 750.000 đồng thì có những lao động gián tiếp thu nhập
250.000.000 đồng.
Bên cạnh sự xem xét về mức thu nhập bình quân theo tháng ta xem xét năng suất
lao động của công nhân qua các năm như sau:

- 22 -


Bảng 08: Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2004-2008
Năm
Đơn vị

2004

2005

2006

2007

2008

196

208

210


240

250

34

6

1

14

4

Chỉ tiêu
Năng suất LĐ Tr.đ/ng/nă
BQ

m

Tốc độ tăng

%

NSLĐ BQ
Nguồn: Phòng nhân sự
Nhìn chung là năng suất lao động bình quân năm tăng qua các năm, mặc dù tốc độ
tăng năng suất. Như vậy cho thấy công nghệ, máy móc thiết bị được công ty sử
dụng có hiệu quả và huy động tối đa công suất máy móc và thiết bị. Năng suất tăng

lên mà số lượng công nhân tăng lên không đáng kể chứng tỏ Công ty có sự đổi mới
về công nghệ, máy móc và thiết bị, thay đổi về quy trình sản xuất rút ngắn bớt các
bước công việc. Tuy nhiên cần chú ý đến chất lượng của sản xuất. Cần có những
sáng kiến chủ động thay thế tình trạng làm việc thụ động theo kế hoạch đã đặt ra,
hạn chế trường hợp mục tiêu kế hoạch về sản lượng thì hoàn thành còn chất lượng
sản phẩm thì giảm đi.
2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XÂY LẮP VIỆT NAM
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường xây lắp
2.1.1. Yếu tố vĩ mô
2.1.1.1. Chính sách của Nhà nước:
Hầu như không có trở ngại gì cho các cá nhân tổ chức tiến hành hoạt động kinh
doanh mới mà ngược lại Đảng và chính phủ liên tục khuyến khích mở rộng hành
lang pháp lý cho các công ty tham gia kinh doanh. Luật pháp đang chú ý và đưa ra
- 23 -


những điều luật giúp môi trường kinh doanh của đất nước ngày càng công bằng và
hợp lý hơn. Điều này được thể hiện bằng những việc mà chính phủ đã và đang tiến
hành như:
-Xoá bỏ độc quyền đối với một số lĩnh vực mà trước đây là độc quyền của một
hoặc một số doanh nghiệp nhà nước như: ngành Bưu chính viễn thông hay xăng
dầu…
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và bắt buộc các công ty này hoạt động
theo luật doanh nghiệp.
Việt Nam là đất nước có môi trường chính trị đựơc các nhà kinh doanh đánh giá là
ổn định nhất hiện nay. Chủ trương mở cửa và tự do thương mại của nhà nước đang
đựơc nhiều nhà đầu tư trên thế giới ủng hộ và tham gia.
Chiến lược phát triển ngành cơ khí cũng dự báo đến năm 2020 ngành cơ khí sẽ có
khả năng đáp ứng 80% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước và có thể xuất khẩu
15% Ngoài ra, Nhà nước còn có các cơ chế “đầu tư” - đơn hàng cho các doanh

nghiệp cơ khí trong nước ban đầu và chính sách hỗ trợ vốn đầu ra, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Môi trường kinh tế
Yếu tố này thể hiện ra trên thị trường thông qua các chỉ tiêu như mức tăng trưởng,
thu nhập quốc nội, chỉ số đầu tư, lạm phát…và khả năng có thể vay tiền… Tất cả
các yếu tố này thể hiện tình trạng của thị trường, do vậy nó có ảnh hưởng rất mạnh
tới các chính sách về kế hoạch vay vốn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phát triển
thị trường cũng như các dự án được phê duyệt của hệ thống khách hàng.
1.1.3. Yếu tố Khoa học, công nghệ
Khoa học công nghệ góp phần thay đổi bộ mặt thế giới. Việc áp dụng những tiến
bộ khoa học vào phát triển ngành cơ khí đang được các doanh nghiệp chọn làm
- 24 -


tăng sức mạnh cạnh tranh. Đây cũng chính là điểm mạnh của những doanh nghiệp
nào dám đầu tư.
Các nhà sản xuất các nhà bán lẻ và hầu hết các trung gian thương mại luôn mong
muốn tìm được cách thức để bao phủ được thật nhiều và thật kín thị trường. Việc
ứng dụng những tiến bộ của công nghệ là một giải pháp hữu hiệu nhất. Công nghệ
mới nào đó vừa ra đời thì gần như nó được các doanh nghiệp đưa vào thương mại.
Các công ty hàng ngày gửi và nhận không biết bao nhiêu thư từ với mục đích giới
thiệu và chào bán hàng hoá dịch vụ của mình. Hàng triệu cuộc điện thoại mỗi ngày
phục vụ cho việc bán hàng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời
gian tới công ty cần phải có những biện pháp cụ thể để tồn tại và phát triển trong
điều kiện môi trường có nhiều diễn biến phức tạp.
1.1.4. Môi trường tự nhiên
Các nguồn nguyên liệu sử dụng trong ngành cơ khí chế tạo chủ yếu được khai thác
từ lòng đất. Việt Nam được sự ưu đãi của tự nhiên nên có trữ lượng gang thép tự
nhiên rất lớn. Tạo điều kiện phát triển ngành cơ khí với giá cả thích hợp và chi phí
vận chuyển không quá cao so với nguyên liệu ngoại nhập.

1.2. Yếu tố ngành
Hiện tại về mô hình tổ chức và lực lượng sản xuất ngành cơ khí Việt Nam được tập
hợp và phân quyền theo quản lý chủ yếu trong ba khu vực:
Cơ khí quốc doanh: Gồm 01 Tổng công ty 91 và 07 Tổng công ty 90 của các Bộ
kinh tế và quốc phòng, hàng trăm công ty cơ khí thuộc các ngành than, điện, hoá
chất, nông-lâm-ngư nghiệp... và các công ty, các nhà máy thuộc các sở của thành
phố và tỉnh.
Cơ khí ngoài quốc doanh: Với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển khá nhanh tại các
thành phố lớn và một số tỉnh, song nhìn chung do vẫn chưa có tiềm lực tài chính

- 25 -


×