Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Quản Trị Nhân Lực Trong Công Ty Thoát Nước Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.92 KB, 41 trang )

Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

MỤC LỤC
Hệ số lương x Tiền lương tối thiểu công ty .............................................................................33
22 ngày công 33
Lương 35
nghỉ phép.............................................................................................................................35

1


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Hải Phòng là cửa chính hướng ra biển của các tỉnh phía Bắc nước ta.
Thành phố được xây dựng theo nguyên tắc “mở cửa” về kinh tế trong đó có các khu chế
xuất, khu công nghiệp tập trung. Hải Phòng thuộc tam giác vàng tăng trưởng phía Bắc
của cả nước, cách Hà Nội 104 km, cách Quảng Ninh 70 km; là nơi hội tụ, giao thoa của
nhiều luồng kinh tế, có ý nghĩa quốc tế và liên vùng
Với vị trí địa lý quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cũng như an ninh quốc
phòng, từ nhiều năm nay, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho công tác quy hoạch nhằm
xây dựng Hải Phòng trở thành một thành phố Cảng, một trung tâm công nghiệp, du lịch
và dịch vụ phát triển. Muốn được như vậy thì việc quy hoạch cơ sở hạ tầng là vô cùng
cần thiết và phải đi trước một bước, trong đó có công tác quy hoạch hệ thống thoát nước
đô thị thành phố.
Hải Phòng có nhiều đơn vị tham gia xây dựng hệ thống thu thoát nước nhưng chủ
lực là 3 đơn vị: Công ty thoát nước Hải Phòng, Công ty công trình đô thị và công ty


công trình giao thông; trong đó công ty Thoát nước Hải Phòng là đơn vị chuyên
nghành, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ công nhân viên có
kinh nghiệm chuyên sâu. Ngoài việc thi công lắp đặt hệ thống thoát nước, công ty Thoát
nước Hải Phòng cón thường xuyên làm nhiệm vụ quản lý duy trì hệ thống thoát nước đô
thị, trung đại tu hệ thống thoát nước, sửa chữa cống sập, ga hỏng, nạo vét bùn cống,
mương hồ điều hòa, quản lý vận hành trạm bơm, cống ngăn triều đảm bảo tiêu thoát
nước đô thị.
Qua 5 tuần đầu thực tập tại phòng Tổ chức hành chính, công ty Thoát nước Hải
Phòng và dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo sư Nguyễn Ngọc Quân, em đã
tìm hiểu và nắm được các thông tin liên quan, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh
doanh những năm gân đây của công ty…cũng như các vấn đề liên quan tới công tác
quản trị nhân sự tại công ty để từ đó hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này.
Bản báo cáo được chia làm 3 phần:
Phần một: Giới thiệu tổng quan về công ty Thoát nước Hải Phòng
Phần hai: Đặc điểm của công ty Thoát nước Hải Phòng ảnh hưởng đến hoạt
động quản trị nhân lực.
Phần ba: Hoạt động quản trị nhân lực trong công ty Thoát nước Hải Phòng.

2


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG
1.1- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1 – Một số thông tin chính về Công ty thoát nước Hải Phòng
-


Tên công ty

: Công ty Thoát nước Hải Phòng.

-

Tên giao dịch

: Hai Phong Sewerage and Drainage Company
( Viết tắt HPSASCo)

-

Trụ sở chính

: Số 1A Lý Tự Trọng – Quận Hồng Bàng –
Thành phố Hải Phòng

-

Điện thoại

: 84 – 313 – 823247
: 84 – 313 – 842810

-

Fax


: 84 – 313 – 841072

-

Tài khoản tại kho bạc Nhà nước

-

Tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng:

: 932.033

+ Tiền Việt Nam

: 7301 – 0244H

+ Tiền Ngoại tệ

: 7302 – 0244I

-

Tài khoản tại Cục Đầu tư và phát triển Hải Phòng : 932.000.022

-

Công ty Thoát nước Hải Phòng chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND thành
phố Hải Phòng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp chuyên nghành của Sở Giao thông
công chính Hải Phòng.


1.1.2 – Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty Thoát nước Hải Phòng là đội quản lý công trình công cộng
được thành lập sau ngày Hải Phòng giải phóng và suốt từ đó đến nay, công ty đã trải qua
nhiều lần chia tách và sát nhập. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được
chia làm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ năm 1956 đến năm 1976
Đây là giai đoạn nhiều khó khăn nhất. Nhân dân ta vừa hàn gắn vết thương chiến
tranh chống đế quốc Mỹ để bỏa vệ tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
nhưng về mặt tổ chức đây cũng là giai đoạn ổn định nhất
Sản phẩm chủ yếu hoàn thành của công ty trong giai đoạn 1956-1976
+ Nạo vét bùn cống

: 26.256 m3

+ Lắp đặt hệ thống thoát nước

: 12.641 m

+ Thu dọn phân phốt

: 39.631 tấn
3


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

- Giai đoạn 2: từ năm 1977 đến năm 1981
Giai đoạn này đội quản lý công trình cộng cộng hợp nhất với công ty vệ sinh

thành Công ty vệ sinh đô thị. Đây là giai đoạn cả nước nói chung và Hải Phòng nói
riêng tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, tập trung xây dựng, cải tạo các công
trình hạ tầng, xây dựng cơ bản các công trình công nghiệp dân dụng, đường xá, cầu
cống…
Sản phẩm chủ yếu hoàn thành của công tác thoát nước là;
+ Nạo vét bùn cống

: 26.394 m3

+ Lắp đặt hệ thống thoát nước

: 10.920 m

+ Thu dọn phân phốt

: 33.908 tấn

-Giai đoạn 3: từ năm 1982 đến năm 1984
Giai đoạn này thành phố phân cấp công tác vệ sinh phân rác về 3 quận nội thành,
nhiệm vụ còn lại của Công ty là: quản lý, duy tu và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thoát
nước hiện có ( như chức năng của công ty Thoát nước hiện nay) và quản lý đường hề
nội thành nhưng vẫn giữ nguyên tên của công ty là Công ty vệ sinh đô thị.
Sản phẩm chủ yếu hoàn thành trong giai đoạn này:
+ Nạo vét bùn cống

: 14.951 m3

+ Lắp đặt hệ thống thoát nước

: 3.343 m


- Giai đoạn 4: từ năm 1985 đến năm 1995
Do tách ra không có hiệu quả, chi phó quá tốn kém, bộ máy cồng kềnh, đường xá
xóm ngõ lại bẩn hơn nên thành phố lại ra quyết định giải thể Công ty vệ sinh 3 quận nội
thành và thống nhất nhiệm vụ của 3 công ty này về Công ty vệ sinh đô thị. Năm 1992,
Công ty vệ sinh đô thị được đổi tên thành Công ty môi trường đô thị
Sản phẩm chủ yếu hoàn thành trong giai đoạn 1985-1995:
+ Nạo vét bùn cống

: 90.600 m3

+ Lắp đặt hệ thống thoát nước

: 27.057 m

+ Thu dọn phân phốt

: 51.228 tấn

-Giai đoạn 5: từ năm 1996 đến năm 1998
Ngày 29/8/1995, thành phố Hải Phòng có quyết định số 1493/QĐ-TCCQ của
UBND thành phố về việc thành lập Công ty thoát nước Hải Phòng trên cơ sở tách Xí
nghiệp thoát nước thuộc Công ty Môi trường đô thị.
Là đơn vị mới thành lập, ngay từ những ngày đầu hoạt động, công ty Thoát nước
Hải Phòng đã sớm từng bước ổn định công tác tổ chức bộ máy, đưa hoạt động quản lý,
duy trì hệ thống thoát nước vào nề nếp. Công ty cũng tiến hành lập hồ sơ quản lý hệ
thống thoát nước trên toàn thành phố theo nguyên tắc phân cấp đường cống từ các trục
phố chính tới các ngõ, nghách.., đồng thời thành lập tổ công tác quản lý thoát nước
4



Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

phường, khơi thông cống rãnh, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước góp phần giảm
thiểu ngập lụt, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị nhất là trong mùa mưa bão.
Ngày 12/5/1998, Công ty Thoát nước Hải Phòng được xếp hạng: “Doanh nghiệp
nhà nước hạng II ” theo quyết định số 742/QĐ-UB của UBND thành phố Hải Phòng.
Sản phẩm chủ yếu hoàn thành trong giai đoạn này:
+ Nạo vét bùn cống

: 57.764 m3

+ Lắp đặt hệ thống thoát nước

: 10.444 m

+ Trung tu nạo vét bùn trong lòng cống : 11.052 m
+ Quản lý duy trì hồ điều hòa

:

+ Quản lý duy trì mương thoát nước bẩn :

50,5 ha
6,2 km

- Giai đoạn 6: từ năm 1999 đến nay
Ngày 30/3/1999, UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định số 524/QĐ-UB

thành lập doanh nghiệp công ích: Công ty Thoát nước Hải Phòng. Trong giai đoạn này,
công ty đã thực hiện nhiều dự án thoát nước lớn với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
và Ngân hàng Thế giới như: dự án thoát nước 1B… góp phần hoàn thiện hệ thống thoát
nước của thành phố.
Năm 2002, công ty được xếp hạng là “Doanh nghiệp nhà nước hạng I”
Cuối năm 2009, công ty Thoát nước Hải Phòng sẽ hoàn tất các thủ tục để chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mở ra một chặng đường phát
triển mới đầy thử thách.
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, công ty Thoát nước Hải Phòng
đã trải qua các giai đoạn với nhiều thử thách, lúc thuận lợi, lúc khó khăn nhưng với
quyết tâm cao của tập thể công nhân viên chức dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, giám đốc
và sự chỉ đạo sát sao của Sở chủ quản, của thành phố; sự ủng hộ của các ngành, các cấp
trong thành phố; công ty luôn phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của
thành phố giao cho.
1.2- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH NHỮNG NĂM QUA.
Là doanh nghiệp công ích vì vậy lợi nhuận của công ty Thoát nước Hải Phòng
không nhiều như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, chủ yếu là từ dịch vụ hút phốt
các hộ gia đình và kinh doanh cấu kiện bê tông…Tuy nhiên, nguồn lợi nhuận này vẫn
tăng đều đặn qua các năm theo đúng mục tiêu phát triển của công ty và đảm bảo nguồn
cho các quỹ , đặc biệt là quỹ phúc lợi.
Để biết chi tiết hơn, chúng ta cùng thử tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty trong 3 năm gần đây:

5


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân


Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty Thoát nước Hải Phòng
từ năm 2006 đến 2008
Đơn vị tính: VNĐ
Năm

2006

2007

2008

D.thu thuần về bán 25.196.751.27
hàng & cung cấp d.vụ 0

28.220.157.990

32.132.290.586

112

113,86

Chi phí

25.052.528.10
0

28.055.031.201

31.181.867.451


111.98

111,15

-Giá vốn hàng bán

23.086.389.67
2

25.538.602.476

28.373.782.790

110.62

111,1

-Chi phí quản lý DN

1.966.138.428

2.516.428.725

2.808.084.661

127,99

111,59


367

377

416

102,73

110,34

4.913.674.920

5.214.441.570

9.142.398.720

106,12

175,33

Tiền lương bình quân
một đầu người / tháng

1.115.730

1.526.175

1.831.410

136,87


120

Thu nhập bình quân
một đầu người / tháng

1.147.465

1.583.124

1.896.152

137,97

119.77

Lợi nhuận trước thuế

135.223.168

157.355.983

194.593.133

116,37

123,66

Lợi nhuận sau thuế


97.360.681

113.296.308

140.107.056

116,37

123,66

Chỉ tiêu

Tổng số lđộng (người)
Tổng quỹ lương

2007 / 2008 /
2006
2007
(%)
(%)

( Nguồn: Phòng Tài vụ )
1.3- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG.
1.3.1- Chức năng của công ty
Công ty Thoát nước Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích lấy
mục tiêu phục vụ lợi ích công cộng là chính. Chính vì vậy mà các chức năng chính của
công ty cũng đều là phục vụ lợi ích công cộng. Cụ thể là:
- Quản lý, duy tu, sửa chữa, nạo vét bùn toàn bộ hệ thồng thoát nước thành phố
bao gồm: cống, ga, mương thoát nước, cống ngăn triều, hệ thống hồ điều hòa, trạm bơm

thoát nước bẩn…trên địa bàn 4 quận nội thành.
6


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

- Thi công các công trình thoát nước trên địa bàn thành phố, tham gia hội đồng
nghiệm thu các công trình thoát nước (không phân biệt nguồn vốn đầu tư)
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình thoát nước của thành phố,
các công trình thuộc nhóm C theo quyb định tại Nghị định 42CP và 92CP của Chính
phủ về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Quản lý, khai thác và dịch vụ hệ thống bể phốt, hệ thống thoát nước của các hộ
xả nước.
1.3.2- Nhiệm vụ của công ty
Để thực hiện được các chức năng công ích của mình, công ty thoát nước Hải
Phòng thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thường xuyên duy trì hệ thống thoát nước hoạt động bình thường
- Tìm các giải pháp giảm thiểu ngập lụt khi mưa lớn, gặp lúc triều cường
- Nạo vét bùn ga, cống các loại.
- Hút và thau rửa hệ thống bể phốt.
- Trung tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống ga, cống thoát nước
- Lắp đặt hệ thống thu, thoát nước, hệ thống bể phốt cho mọi đối tượng
- Xử lý nước thải, chất thải rắn.
- Sản xuất các cấu kiện bê tông phục vụ công tác thoát nước.
1.3.3- Mục tiêu phát triển của công ty:
Hàng năm, công ty phấn đấu thực hiện mức tăng trưởng về giá trị tổng sản lượng
từ 5% đến 10% so với cùng kỳ năm trước nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ và quy mô mở
rộng của thành phố, đầu tư thêm các phương tiện thiết bị nạo vét, vận chuyển bùn; máy

phun, rửa đường ống; máy hút bùn; máy thau rửa hệ thống bể phốt, xây dựng lắp đặt hệ
thống cống thoát nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo vệ sinh
môi trường đô thị.

7


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

PHẦN HAI: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY THOÁT NƯỚC
HẢI PHÒNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
2.1- Mặt bằng
Trụ sở chính của công ty Thoát nước Hải Phòng đặt tại số 1A – Lý Tự Trọng –
quận Hồng Bàng – thành phố Hải Phòng. Hầu hết các phòng ban đều đặt tại trụ sở chính
nay. Tuy nhiên do đặc điểm nhiệm vụ của công ty là quản lý hệ thống thoát nước của
thành phố Hải Phòng nên công ty có các xí nghiệp thoát nước đóng ở các quận,…
* Giới thiệu sơ bộ hệ thống thoát nước thành phố Hải Phòng.
Hệ thống thoát nước đô thị Hải Phòng là hệ thống thoát nước chung tự chảy với
lưu vực thoát nước khoảng 2000 ha gồm các quận nội thành. Khu vực đô thị Hải Phòng
có thể chia thành các lưu vực thoát nước chính là:
- Lưu vực thoát nước trung tâm thành phố cũ (phía bắc đường tàu)
- Lưu vực thoát nước Đông Bắc
- Lưu vực thoát nước Tây Nam.
Cao độ của lưu vực thoát nước trung tâm thành phố cũ (4,2m – 4,7m) cao hơn
mực nước triều cường cao nhất trong mùa mưa (khoảng 3,9m) nên nước thải tự chảy
vào sông Cấm và sông Tam Bạc. Địa hình của lưu vực thoát nước Đông Bắc và Tây
Nam thấp hơn mực nước triều cao nhất nên hệ thống thoát nước của các lưu vực này

phụ thuộc vào các hồ điều hòa, ao , mương. Nước được tập trung vào các hồ điều hòa
sau đó chảy qua 2 tuyến mương chính và xả ra sông Cấm, sông Lạch Tray khi triều
thấp. Các cống ngăn triều được xây tại miệng xả của mương ra sông và được vận hành
để tránh lượng nước của sông tràn vào khi triều cường. Vì vậy, khi cống ngăn triều
đóng, nước mưa được chứa trong các hồ điều hòa và mương thoát nước
Lưu vực thoát nước Đông Bắc gồm các hồ: Mắm Tôm, An Biên, Quần Ngựa,
Tiên Nga, mương Đông Bắc và cống Máy Đèn. Hệ thống này xả ra sông Cấm ở phía
đông của trung tâm thành phố. Hệ thống thoát nước chính xả ra các hồ của lưu vực thoát
nước Đông Bắc tại một số điểm, các đường ống này thoát nước cho các phường: Lạch
Tray, Lê Lợi, Gia Viên và Đông Khê. Thoát nước các phường: Lạc Viên, Cầu Tre, Vạn
Mỹ thoát qua tuyến cống chính trên đường Đà Nẵng xả ra mương Đông Bắc.
Lưu vực thoát nước Tây Nam gồm: Hồ Sen, hồ Lâm Tường, Dư Hàng, mương
Tây Nam và cống Vĩnh Niệm. Hệ thống này xả ra sông Lạch Tray ở phía nam thành
phố. Hệ thống thoát nước chính của các phường Hồ Nam, Trại Cau, Dư Hàng, Hàng
Kênh và Đông Hải xả ra các hồ và mương thuộc hệ thống thoát nước Tây Nam.
* Hệ thống thoát nước do công ty Thoát nước Hải Phòng quản lý bao gồm:
Tổng chiều dài cống trục:

142,2 km

8


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

Tổng chiều dài cống xóm ngõ:

192,2 km


Tổng số ga thu:

6774 ga

Tổng số ga thăm:

3250 ga

Chiều dài mương Tây Nam:

2,450 km

Chiều dài mương Đông Bắc:

3,575 km

Diện tích Hồ Sen:

0,75 ha

Diện tích hồ Tiên Nga:

0,92 ha

Diện tích Hồ Lâm Tường:

1,5 ha

Diện tích hồ Dư Hàng:


3,0 ha

Diện tích hồ Cát Bi:

2,3 ha

Diện tích hồ An Biên + hồ Mắm Tôm:

20 ha

Diện tích hồ Tam Bạc:

1,5 ha

Diện tích hồ Thượng Lý:

1,0 ha

Diện tích hồ Trại Chuối:

1,2 ha

Diện tích hồ Văn Minh:

0,5 ha

Diện tích hồ Phương Lưu:

23,2 ha


Trạm bơm: có 2 loại
+ Trạm bơm nước thải: bao gồm các trạm bơm: An Biên, hồ Sen, hồ Tiên
Nga, Đổng Quốc Bình và một số trạm bơm dọc mương Tây Nam, Đông Bắc và khu vực
Ngã 5- sân bay Cát Bi.
+ Trạm bơm nước mưa: công ty đang xây dựng 2 trạm bơm nước mưa
Vĩnh Niệm và Máy Đèn.
Cống ngăn triều: có 10 cống ngăn triều: Ba Tổng, Vĩnh Niệm, Máy Đèn, Miếu
Chè, Tam Bạc, Trại Chuối, Hạ Lý, Thượng Lý, Sở Dầu, Cát Bi.
Ngoài ra, công ty còn có một hệ thống kho đặt tại phường Đổng Quốc Bình để
cất giữ những trang máy móc thiết bị phục vụ các dự án cải tạo hệ thống thoát nước
thành phố.
Như vậy, mặt bằng diện tích do công ty Thoát nước Hải Phòng quản lý là rất
rộng lớn, trải khắp thành phố…do vậy việc quản lý lao động là tương đối khó khăn, cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng tổ chức với các xí nghiệp.
2.2- Trang thiết bị máy móc
Công ty Thoát nước Hải Phòng có một hệ thống trang thiết bị máy móc chuyên
hiện đại từ nguồn vốn Nhà nước, ODA và nguồn tài trợ nước ngoài…đáp ứng nhu cầu

9


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

cải tạo hệ thống thoát nước thành phố một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cụ thể
Tên thiết bị vật tư

Năm mua


Nước s/x

Số lượng

Xe hút bể phốt 500ml

1998

Italia

3 chiếc

Xe xúc HITACHI

1995

Nhật

1 chiếc

Xe phốt IFA

1993

Liên Xô

3 chiếc

Xe cẩu IVECO


2002

Italia

3 chiếc

Xe phun rửa đường ống áp lực cao

2002

Italia

2 chiếc

Xe phun rửa đường ống

2002

Italia

2 chiếc

Xe hút chân không

2002

Italia

3 chiếc


Xe hút chân không cỡ nhỏ

2002

Italia

6 chiếc

Xe PICKUP

2003

Nhật

1 chiếc

Xe súc gạt

2002

Nhật

1 chiếc

Xe tải 15 tấn có bộ nâng kéo 8 tấn

1999




1 chiếc

Xe FORD 12 chỗ

1998



1 chiếc

Xe FORD 5 chỗ

2000,2006



2 chiếc

Xe NISSAN

2002

Nhật

1 chiếc

Xe MECERDES BENS

2005




1 chiếc

Xe hút bùn 7,75 m3

2000

Italia

2 chiếc

Xe chở bùn

1993

Liên Xô

3 chiếc

Bơm nước

1999

Singgapo

1 chiếc

Bộ tời quay, bịt cống, que thép


1999

Singgapo

1 Bộ

Stec đựng bùn

1998

Singgapo

4 chiếc

Xe hút phốt 1,8 m3

2006

Nhật

2 chiếc

Xe hút phốt 0,35 m3

2002

Nhật

1 chiếc


Dây chuyến sx cấu kiện bê tông
Máy móc Ban q/lý dự án bàn giao
là:
Bảng 2: Trang thiết bị vật tư tại công ty Thoát nước Hải Phòng năm 2008
Ngoài số trang thiết bị phục vụ sản xuất trên, công ty còn một hệ thống các máy
vi tính, máy in, máy photocopy,…tại các phòng ban ở trụ sở văn phòng công ty, phục vụ
công tác quản lý của đội ngũ lao động gián tiếp. Công ty cũng đã không ngừng đổi mới
trang thiết bị, đặc biệt là các phần mềm kế toán và quản trị hiện đại, giúp công tác
10


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

chuyên môn được hỗ trợ tối đa bởi máy vi tính…, trong đó có công tác quản trị nhân
lực.
2.3- Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ:
2.3.1- Các bộ phận của sơ đồ hệ thống thoát nước:
1. Mạng lưới thoát nước trong nhà (công ty thoát nước không quản lý)
2. Mạng lưới thoát nước ngoài nhà:
- Mạng lưới thoát nước tiểu khu: Là mạng lưới cống được xây dựng trong phạm
vi tiểu khu dùng để thu nhận tất cả nước thải và nước mưa từ các ngôi nhà trong tiểu
khu và vận chuyển ra mạng lưới ngoài thành phố.
- Mạng lưới thoát nước đường phố: Là mạng lưới xây dựng dọc theo các đường
phố thu nhận nước thải và nước mưa từ các mạng lưới trong sân nhà và tiểu khu dẫn đến
trạm xử lý, trạm bơm hoặc xả ra nguồn
3. Trạm bơm và ống dẫn áp lực:
- Trạm bơm dùng để bơm toàn bộ nước thải của đô thị đưa đến công trình xử lý

hoặc xả ra nguồn tiếp nhận
- Ống dẫn áp lực: là đoạn ống dẫn nước thải từ trạm bơm đến cống tự chảy hay
đến công trình xử lý.
4. Công trình xử lý:
Bao gồm tất cả các công trình dùng để xử lý nước thải hay xử lý cặn lắng trước
khi thải ra nguồn.
5. Cửa xả nước vào nguồn tiếp nhận:
Là điểm tiếp giáp giữa cống và nguồn tiếp nhận.
2.3.2- Những công trình trên hệ thống thoát nước Hải Phòng.
1. Ống thoát nước
Trong thực tế có nhiều loại tiết diện cống: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,
hình trứng… Việc lựa chọn tiết diện cống căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nơi và
phải đảm bảo các yêu cầu:
- Không bị thấm nước, không bị ăn mòn bởi a-xít vật liệu.
- Trơn nhẵn, có khả năng truyền tải lưu lượng cao
- Có độ bền tốt dưới tác động của tải trọng động và tải trọng tĩnh
- Giá thành xây dựng nhỏ nhất có thể.
- Thuận tiện trong công tác quản lý (cọ rửa, duy tu).
Trong số các loại tiết diện trên: tiết diện tròn được sử dụng nhiều nhất vì có khả
năng tải nước lớn và khả năng chịu lực cao, dễ chế tạo, dễ lắp đặt khi thi công và có khả
năng tự làm sạch cao khi thoát nước. Nhược điểm của loại cống tròn là giá thành cao.

11


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

Tiết diện hình trứng thích hợp cho hệ thống thoát nước chung, có khả năng tự

làm sạch lớn và chịu lực tác dụng lớn nhất nên thường dùng khi đường ống cắt qua các
đường giao thông chính. Nhược điểm của loại cống này là chế tạo khó và giá thành rất
cao.
Tiết diện hình vuông và tiết diện hình chữ nhật dùng ống lắp ghép có khả năng
truyền tải lưu lượng lớn thường dùng cho thoát nước mưa hay những kênh xả nước sau
trạm xử lý.
* Các loại vật liệu để làm cống hiện nay:
- Ống sành: sản xuất bằng đất sét, trên mặt cống có lớp men muối nên rất min,
không thấm nước và chống được a-xít ăn mòn. Ống sành thường được sử dụng rộng rãi
trong hệ thống thoát nước công nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay chỉ sản xuất được loại ống
sành tiết diện từ 100mm đến 250mm, dài 0,5m nên thường được sử dụng cho hệ thống
thoát nước trong nhà.
- Ống xi măng amiăng: ở nước ngoài, loại ống này sử dụng rộng rãi trong xây
dựng cống tự chảy và đôi khi cả hệ thống cống áp lực thấp. Ưu điểm của loại cống này
là mặt trong rất nhẵn. Đường kính ống thường được sản xuất từ 100mm đến 600mm,
chiều dài từ 2m đến 4m. Việt Nam chưa sản xuất được loại ống này.
- Ống bê-tông cốt thép: có thể dùng cho hệ thống ống tự chảy hoặc có. Công
nghệ sản xuất đơn giản vì vậy được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Nhược điểm của loại
ống này là rỗng nhiều, hấp thụ hơi ẩm, chống ăn mòn kém. Cống thường có tiết diện từ
200mm đến 2000mm. Chiều dài 1m, nếu sản xuất bằng phương pháp ly tâm thì có thể
dài tối đa 7m. Hiện nay Việt Nam có thể sản xuất được cả loại cống có tiết diện vuông
và chữ nhật với các loại kích thước.
- Ống thép và ống gang: loại này chủ yếu sử dụng cho cống có áp lực hoặc cống
xuyên qua đường sắt hoặc cầu phà, qua các vùng cần bảo vệ.
- Ống nhựa: hiện nay ống nhựa được sử dụng rộng rãi để xây dựng hệ thống
thoát nươc. Ưu điểm là nhẹ, trơn mịn, chống được sự xâm thực của nước thải và khí.
Ngoài các loại ống kể trên, nước ta còn sử dụng ống thủy tinh trong công nghiệp
hóa chất.
2- Rãnh, mương
Dùng để vận chuyển nước mưa, nước thải; thường có tiết diện hình thanh, hình

vuông, hình chữ nhật…Ưu điểm là chi phí xây dựng không cao và quản lý dễ dàng. Tuy
nhiên các mương rãnh thường không đảm bảo vệ sinh tốt nên chỉ dùng ở những nơi có
mức độ hoàn thiện thấp.
3- Giếng thu nước mưa (còn gọi là ga thu nước mưa, ga hàm ếch)
Dùng để thu nhận nước mưa vào hệ thống thoát nước. Thường được bố trí ở
những chỗ thấp của rãnh ven đường phố, các điểm giao nhau của các tuyến đường.
- Giếng thu nước mưa có thể hình tròn, hình chữ nhật…

12


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

- Giếng thu nước mưa có thể có hoặc không có phần lắng cặn (chứa bùn) tùy
thuộc vào điều kiện địa hình. Giếng thu có phần lắng cặn thường được sử dụng ở những
nơi địa hinh bằng phẳng, xa nguồn tiếp nhận, mặt phủ chưa hoàn thiện. Chiều dài từ
giếng thu nước mưa tới cống chính không được quá 25 m.
- Khả năng thu nước của giếng phụ thuộc vào cấu tạo cửa thu. Hiện nay, Hải
Phòng có 3 loại của thu: cửa thu từ bó vỉa (cửa thu đứng), cửa thu nằm và cửa thu hỗn
hợp. Tại các cửa thu phải đặt lưới chắn rác.
- Trên hệ thống thoát nước chung, giếng thu nước mưa phải có khóa thủy lực (lợi
chống thối).
4- Giếng thăm và giếng chuyển bậc
- Giếng thăm (ga thăm): có chức năng kiểm tra chế độ làm việc, nạo vét, sửa
chữa và thông hơi của hệ thống thoát nước. Thường được bố trí ở chỗ thay đổi hướng
tuyến, thay đổi độ dốc, thay đổi đường kính cống…ở những nơi cống giao nhau. Ngoài
ra còn xây dựng giếng thăm theo khoảng cách.
- Giếng chuyển bậc: có nhiệm vụ làm giảm thế năng, giảm tốc độ dòng chảy

trong cống. Thường được xây dựng khi cần tránh các công trình ngầm và làm giảm độ
dốc đặt cống.
5- Giếng tách nước mưa
Được xây dựng trên các tuyến cống chính để tự động xả một phần hỗn hợp nước
mưa và nước thải pha loãng ra sông, hồ.
6- Hồ điều hòa:
Có nhiệm vụ điều hòa lượng nước mưa nhằm làm giảm kích thước, độ sâu của
cống và giảm công suất của trạm bơm nước mưa. Ngoài những mục đích chính đã nêu
trên, hồ còn có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác như nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh
quan…
Hồ điều hòa thường được xây dựng ở những nơi:
- Trước những đoạn ống có chiều dài lớn hơn 0,5km – 1,0km
- Tại những nơi nối cống hở với cống ngầm.
- Trước trạm bơm và trong một số trường hợp khác.
Hợp lý nhất là sử dụng những hồ hiện có, trong trường hợp đặc biệt có thể xây
dựng hồ nhân tạo
Hồ điều hòa có nhiệm vụ điều tiết tăng giảm lưu lượng dòng chảy nước mưa một
cách tự nhiên nhằm chống ngập lụt, giảm chi phí xây dựng quản lý hệ thống thoát nước
cho nên có thể điều chỉnh lưu lượng cho mục đích tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.

13


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

Khi tính toán xác định dung tích hồ điều hòa và kích thước các công trình cần
căn cứ các số liệu về diện tích, tính chất thoát nước của lưu vực, tài liệu khí hậu, thủy

văn, địa chất công trình.
7- Trạm bơm
- Trạm bơm nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc tự
chảy, nhưng trong nhiều trường hợp vì lý do địa hình, độ sâu và kích thước cống, cốt
khống chế ngập lụt…cần phải xây dựng trạm bơm nước mưa.
Công dụng của trạm bơm nước mưa là để bơm nước mưa ra khỏi hệ thống thoát
nước trong trận mưa lớn hoặc những khi thủy triều cao.
- Trạm bơm nước thải: dùng để bơm các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp lên tram xử lý hoặc ra nguồn tiếp nhận.
8- Cửa xả:
Là điểm cuối cùng của cống thoát nước có nhiệm vụ xả nước thải ra hồ hoặc ra
sông. Cửa xả có thể được xây bằng gạch, đá, bê tông…có dạng mở rộng ra phía sông,
hồ.
Đối với một số đô thị gần biển (ví dụ như Hải Phòng), mực nước thủy triểu lên
xuống có thể làm ảnh hưởng tới chế độ công tác của mạng lưới, vì vậy cửa xả phải có hệ
thống đóng mở bằng thiết bị van một chiều. Tùy theo điều kiện, có thể lắp bằng van tự
động hoặc bán tự động.
9-Cống ngăn triều.
Các cửa xả lớn từ mương ra sông thường được xây dựng cống ngăn triều. Cống
ngăn triều có thể có 1 cánh phai, 2 cánh phai hoặc 3 cánh phai. Hệ thống thoát nước Hải
Phòng có 10 cống ngăn triều: Ba Tổng, Vĩnh Niệm, Máy Đèn, Miếu Chè, Tam Bạc, Trại
Chuối, Hạ Lý, Thượng Lý, Sở Dầu, Cát Bi. Cống Máy Đèn và Vĩnh Niệm đóng mở
bằng hệ thống điện, các cống còn lại đóng mở bằng pa lăng.
2.4- Quy trình công nghệ
2.4.1- Quy trình công nghệ công tác quản lý hệ thống cống thoát nước:
- Đi dọc tuyến cống được phân công quản lý để phát hiện các trường hợp sụt lở,
hư hỏng ga, nắp ga, các điểm úng lụt cục bộ, các trường hợp lấn chiếm hành lang quản
lý hệ thống thoát nước.
Sau khi phát hiện:
+ Đối với các sự cố thoát nước: đề xuất biện pháp sửa chữa, thay thế, xử lý úng

ngập (báo Xí nghiệp xử lý ngay) hoặc tự thực hiện công tác để đảm bỏa an toàn kỹ thuật
hệ thống thoát nước.
+ Đối với các trường hợp vi phạm hệ thống thoát nước như đấu cống trái phép,
thi công không đảm bảo kỹ thuật ảnh hưởng tới hệ thống thoát nước: mời cán bộ đội

14


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

kiểm tra quy tắc, cán bộ đô thị phường, công an phường, đơn vị thi công, chủ đầu tư…
lập biên bản bắt đối tượng vi phạm phải tự tháo gỡ, giám sát việc phá dỡ nếu đối tượng
chấp hành ngay. Trường hợp đối tượng không chấp hành, nếu là công trình xây dựng
như nhà, công trình phụ…thì viết công văn báo cáo và gửi cùng biên bản lên xí nghiệp
và công ty đề nghị giải quyết.
2.4.2- Quy trình công nghệ công tác quản lý phát hiện những hư hỏng trong lòng
cống:
* Công tác chuẩn bị:
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định về an toàn trước khi làm
việc.
- Chuẩn bị dụng cụ: xà beng, biển báo hiệu công trường, đèn pin, đèn halogen,
thước đo, máy ảnh, dao chặt, xẻng.
* Thực hành công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ làm việc, đặt biển báo công trường, bố trí 1 người cảnh giới
giao thông tại 2 đầu ga đoạn cống kiểm tra.
- Mở ga chờ khí độc bay đi.
- Chui xuống cống ngầm, soi đèn pin tìm hiểu hư hỏng, chặt rễ cây hoặc dùng
xẻng bới bùn đất (nếu cần), đo kích thước đoạn hư hỏng, định vị đoạn hư hỏng, chụp

ảnh đoạn hư họng, rạn nứt.
- Vệ sinh thu dọn hiện trường, đậy ga, đem dụng cụ về vị trí quy định.
- Đánh giá mức độ hư hỏng rạn nứt của đoạn cống và đề xuất phương án xử lý
2.4.3- Quy trình công nghệ quản lý hàm ếch (nạo vét bùn rác)
- Quét rác tại cửa thu nước hàng ngày; không để rác, đất làm bịt cửa thu nước
gây cản trở dòng chảy khi trời mưa
- Lấy bùn tại lợi thu nước hai tuần một lần hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào vị trí ga
thu và lượng bùn, rác đọng tại lợi thu.
* Trình tự công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ, biển báo và các phương tiện cần thiết khác
- Chuyển dụng cụ biển báo đến địa điểm thi công.
- Đặt biển báo hiệu, đảm bảo giao thông.
- Mở nắp ga, chờ khí độc bay đi.
- Vét sạch bùn, rác và các phế thải khác đổ vào xe gom rác.
- Đậy nắp ga, vệ sinh thu dọn nơi thi công.
- Di chuyển đến ga tiếp theo.
- Khi đầy xe gom, đổ phế thải vào nơi quy định.

15


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

- Vệ sinh dụng cụ thi công.

2.4.4- Quy trình công nghệ quản lý mương, hồ (thu gom rác thải trên mương hồ)
* Quy trình nhặt rác thủ công:
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện.

- Đi tua dọc hai bên bờ mương, quanh hồ để phát hiện phế thải.
- Nhặt hết rác, các loại phế thải trên bờ, mái của mương thuộc hành lang quản lý
và vun thành đống nhỏ xúc đưa lên phương thiện trung chuyển (xe cải tiến chở bùn, xe
thồ, xe đẩy tay…)
- Nhặt, gom rác, phế thải và rau bèo trên mặt nước hồ, mương.
- Dùng thuyền đưa vào bờ và xúc lên phương tiện trung chuyển
- Vận chuyển phế thải về địa điểm tập kết tạm
- Xúc rác, phế thải và rau bèo từ vật liệu trung chuyển vào phương tiện để ở nơi
tập kết.
- Vệ sinh thu dọn mặt bằng làm việc và tập kết dụng cụ, phương tiện về nơi quy
định.
2.4.5- Quy trình công nghệ nạo vét bùn trong ga và cống ngầm.
* Kỹ thuật an toàn:
- Hệ thống thoát nước Hải Phòng là hệ thống cống chung nên thường phát sinh ra
khí độc như: H2S, NH3, H2SO4…gây nguy hiểm cho người công nhân. Vì vậy, trước khi
cho công nhân xuống kiểm tra hệ thống thoát nước cần phải kiểm tra xem có khí độc
hay có khí dễ gây cháy nổ không. Để kiểm tra có thể dùng đèn thợ mỏ: nếu có khí độc
thì đèn sẽ tắt. Hơi khí nhẹ sẽ thoát ra ngoài qua các miệng ga còn với khí nặng thì phải
dùng quạt gió.
- Cấm hút thuốc hay sử dụng đèn có ngọn lửa ở dưới hệ thống thoát nước.
- Công nhân xuống cống ngầm phải đeo dây an toàn, một đầu dây để trên mặt đất
và phải có 2 công nhân ở trên để hỗ trợ khi cần thiết.
2.4.5.1- Quy trình nạo vét bùn trong hố ga bằng thủ công:
- Chuẩn bị xe (bơm nước vào bình, đổ nhiên liệu, kiểm tra xe) và các dụng cụ,
biển báo.
- Đặt biển bào hiệu, đảm bảo giao thông.
- Mở nắp cống chờ khí độc bay đi.
- Vớt rác và xúc vét bùn, các phế thải trong ga bằng gầu đổ vào xô chuyển lên đổ
vào téc chứa bùn trên ô tô.


16


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

- Đậy nắp ga, vệ sinh thu dọn nơi thi công.
- Di chuyển đến các ga cống tiếp theo.
- Vận chuyển đến bãi thải và xả sạch bùn
- Vệ sinh xe, dụng cụ đưa về nơi quy định.
2.4.5.2- Quy trình nạo vét bùn trong hố ga bằng xe hút:
- Chuẩn bị xe và các dụng cụ, biển báo.
- Chuyển xe, dụng cụ, biển báo đến địa điểm thi công, lắp đặt vòi ống hút.
- Đặt biển báo hiệu, đảm bảo giao thông.
- Mở nắp ga cống chờ khí độc bay đi.
- Vớt rác và các phế thải có kích thước lớn tại hố ga bỏ vào nơi quy định.
- Hút bùn hố ga và các miệng cống nằm trong ga.
- Gạn tách xả nước.
- Đậy nắp ga, vệ sinh thu dọn nơi thi công.
- Di chuyển đến các ga cống tiếp theo, tiếp tục hút cho đến khi đầy xe.
- Vận chuyển đến bãi thải và xả sạch bùn.
- Vệ sinh xe, dụng cụ và đưa về nơi quy định.
2.4.5.3- Quy trình nạo vét bùn trong hố ga bằng tời quay:
- Chuẩn bị tời và các dụng cụ biển báo.
- Dùng ô tô có cẩu gắn kèm vận chuyển tời, dụng cụ, biển báo đến địa điểm thi
công lắp đặt tời.
- Đặt biển báo, đảm bảo giao thông.
- Mở ga chờ khí độc bay đi
- Xúc rác và chất phế thải trong ga đổ vào nơi quy định.

- Nối que tre luồn cáp.
- Nạo vét lòng cống
- Đổ bùn váo téc.
- Đậy nắp ga, vệ sinh thu dọn nơi thi công.
- Di chuyển đến đoạn cống tiếp theo
- Vệ sinh tời, dụng cụ đưa về kho bãi.
Ghi chú: Dùng tời trong trường hợp cống có D≤ 600 và lớp bùn trong cống ≥ 15
cm thì cần phải nạo vét bùn.

17


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

2.4.5.4- Quy trình nạo vét bùn trong cống ngầm bằng xe phun rửa áp lực kết hợp xe
hút chân không:
* Điều kiện áp dụng:
- Ga cống có kích thước trung bình 0,8x0,8.
- Cống tròn có đường kính ≤ 600 và các loại cống khác có tiết diện tương
- Lớp bùn trong ga dày ≥ 30cm, lớp bùn trong cống ≥ 15cm; mức nước có trong
ga và cống thấp.
- Yêu cầu lượng bùn còn lại trong ga và cống sau khi nạo vét có chiều dày ≤8cm.
* Quy trình thao tác:
- Chuẩn bị xe và các dụng cụ biển báo.
- Chuyển xe, dụng cụ biển báo đến địa điểm thi công.
- Đặt biển bóa hiệu đảm bảo giao thông.
- Mở nắp ga cống, chờ khí độc bay đi.
- Vớt rác và các phế thải có kích thước lớn tại hố ga bỏ vào nơi quy định.

- Hút bùn tại hố ga vào téc xe, gạn xả nước.
- Phun nước dồn bùn trong cống ra hố ga, hút bùn lên xe cho đến khi đạt yêu cầu
nạo vét.
- Đậy nắp ga, vệ sinh thu dọn nơi thi công.
- Xe hút chân không hút đầy téc, vận chuyển đến bãi thải và xả sạch bùn.
- Vệ sinh xe, dụng cụ, đưa xe về bãi đỗ.
2.4.5.5- Quy trình nạo vét bùn miệng xả, mương rãnh:
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện
- Tùy theo mương to hay nhỏ, sâu hay nông, cự ly trung chuyển xa hay gần để bố
trí dây chuyền cho thích hợp, nếu mương có chiều rộng lớn hơn 6m phải bắc cầu công
tác.
- Dọn dẹp mặt bằng, phát cây cỏ khu vực miệng xả hoặc hai bên bờ mương.
- Nạo vét bùn dưới lòng mương, miệng xả, xúc vào xô, chuyển bùn lên phương
tiện trung chuyển.
- Trung chuyển bùn đến téc chứa bùn.
- Vận chuyển bùn đến bãi thải.
- Vệ sinh nơi thi công.
- Vệ sinh dụng cụ đưa về kho bãi.
Yêu cầu: Mặt, mái, bờ mương (trong phạm vi quản lý) sạch sẽ, cao trình đáy mương đạt
yêu cầu quy định, sai số cho phép < 10%
18


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

2.4.6- Quy trình công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép (mặt hàng ống cống bê
tông ly tâm)
Gia công

cốt thép

Lắp đặt cốt thép
vào gầm quay

Đưa sản phẩm ra
khỏi dàn quay

Bảo dưỡng
sản phẩm

Trộn bê-tông
bằng máy

Vận hành máy
quay ly tâm

Giải bê-tông đã
trộn vào gầm quay

Kiểm tra chất
lượng sản phẩm

Xuất xưởng sản
phẩm đạt yêu cầu

2.4.7- Quy trình công nghệ xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước
Xác định tuyến,
cao độ theo
đúng thiết kế

Nghiệm
thu tuyến
cống, ga
Lấp cát đen,
đầm chặt

Đào
đất

Chít mối
nối cống

Nghiệm thu
cao độ hố
đào
Lắp đặt
tuyến cống
xây hố ga

Đổ bê tông hoặc
trải nhựa hoàn trả
mặt đường

Đổ lớp lót
cát đen

Đầm chặt đáy
móng tuyến ga,
cống theo yêu cầu
Nghiệm thu bàn

giao công trình,
đưa vào sử dụng

2.5- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị trong công ty
2.5.1- Giám đốc:
- Giám đốc điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng; theo quy định nhiệm
vụ, chức năng, quyền hạn của giám đốc doanh nghiệp.
- Giám đốc công ty có quyền ra quyết định: thành lập hoặc giải thể các phòng
ban, xí nghiệp trực thuộc công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ trưởng, phó các
phòng ban, xí nghiệp. Tùy theo điều kiện, đặc điểm yêu cầu cụ thể của xí nghiệp,..trực
thuộc công ty, giám đốc có quyền giao cho đơn vị hạch toán báo sổ theo chế độ hạch
toán kế toán và pháp lệnh kế toán hiện hành.

19


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc Quân

- Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và tập thể công nhân viên
chức về mọi kết quả hoạt động của công ty.

20


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: Gs. Nguyễn Ngọc Quân


Sơ đồ tổ chức công ty Thoát nước Hải Phòng
GIÁM ĐỐC
PGĐ SỐ I

PGĐ SỐ II

Khối sản xuất

Khối xây dựng

Khối hành chính

Đội kiểm tra quy
tắc

Xí nghiệp xây
dựng, vận tải và
xây lắp

Ban quản lý dự án

Xí nghiệp thoát
nước Hồng Bàng

Phòng Tổ chức
hành chính

Xí nghiệp thoát
nước Ngô Quyền


Phòng Kế hoạch

Xí nghiệp thoát
nước Lê Chân

Phòng Kỹ thuật

Xí nghiệp thoát
nước Hải An

Phòng Tài vụ

Xí nghiệp sản xuất
cấu kiện bê tông

Phòng dịch vụ
khách hàng

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung

Công đoàn

19


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp
Quân

GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc


2.5.2- Phó giám đốc:
- Giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám
đốc đi vắng.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực mà
mình phụ trách.
2.5.3- Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động, giải
quyết các chính sách liên quan đến người lao động.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn về nhân lực và tiền lương.
- Xây dựng phương án trả lương cho CBCNV và triển khai phương án sau khi
được duyệt.
- Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác thanh tra, bảo vệ nội bộ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, khen thưởng, kỷ luật,
BHXH, BHYT.
- Phụ trách công tác bảo vệ, an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh công nghiệp.
- Công tác hành chính.
2.5.4- Phòng kế hoạch
- Tham mưu giúp giám đốc xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bao
gồm kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư thiết bị và phương án phát triển công ty.
- Tham mưu giúp việc giám đốc giao kế hoạch tháng, quý, năm cho các đơn vị
sản xuất trực thuộc công ty và kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch được
giao.
- Tổng hợp lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của công ty theo quy định
của Nhà nước và những báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ của
công ty.
- Tham mưu giúp giám đốc soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo đúng nội dung
của pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các quy định của Nhà nước để trình giám đốc phê
duyệt, đồng thời giúp giám đốc những biện pháp, giải pháp giải quyết những vướng mắc
trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Cùng với các phòng ban đội trong Công ty xây dựng các định mức kinh tế kỹ
thuật chuyên nghành phục vụ công tác quản lý thường xuyên.
2.5.5- Phòng kỹ thuật
- Tham mưu giúp việc giám đốc trong công tác thiết kế, dự toán và trình duyệt
việc cải tạo, lắp đặt hệ thống thu thoát nước, cống trục, cống xóm ngõ, cống ngăn triều,
trạm bơm, mương hồ điều hòa và quyết toán các công trình sau khi đã được cải tạo nâng
cấp đưa vào sử dụng.
20


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp
GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc
Quân
- Lập dự toán và quyết toán các phương tiện, thiết bị và công tác quản lý, duy trì
thường xuyên hệ thống thoát nước đô thị theo kế hoạch được giao.
- Tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc giám sát
chất lượng, khối lượng, định mức việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, lắp đặt các công
trình, công tác duy tu, bảo dưỡng, nạo vét bùn công trình thu thoát nước đô thị.
- Tham gia quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị.
- Phối kết hợp với các phòng an nghiệp vụ của công ty, xây dựng các định mức
kinh tế kỹ thuật, định mức nội bộ phục vụ công tác quản lý duy trì thường xuyên.
- Quản lý toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ quản lý và hồ sơ hoàn công hệ
thống thoát nước, hệ thống bể phốt đô thị, hồ sơ phương tiện thiết bị của công ty.
- Thường trực công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu bàn giao các công trình xây dựng hệ thống thoát
nước của thành phố (không phân biệt nguồn vốn).
2.5.6- Phòng Tài vụ
- Tham mưu giúp việc giám đốc thực hiện các chế độ kế toán nhà nước hiện
hành, quản lý toàn bộ vốn, tài sản của công ty.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thu chi tài vụ tháng, quý, năm.

- Theo dõi, hạch toán việc mua bán, chi phí, xuất nhập hàng hóa vật tư, thiết bị.
- Kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính.
- Hạch toán kế toán kết quả của sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Giúp giám đốc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng quý, 6 tháng
và cả năm.
- Lưu trữ, quản lý toàn bộ tài liệu có liên quan đến các mặt công tác và nghiệp vụ
của phòng theo quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước giám đốc và Pháp luật
về việc lưu trữ quản lý nêu trên.
2.5.7- Xí nghiệp thoát nước số 1,2,3,4 (quận Hồng Bàng – Ngô Quyền – Lê Chân –
Hải An)
- Tham mưu và giúp giám đốc quản lý, duy trì, bảo dưỡng sửa chữa, cải tạo toàn
bộ hệ thống thoát nước, mương hồ điều hòa, cống ngăn triều, trạm bơm, trạm xử lý
nước thải, hệ thống bể phốt trong phạm vi địa bàn đội được giao quản lý; đảm bảo thoát
nước thường xuyên tốt, giảm thiểu ngập lụt, môi trường không bị ô nhiễm.
- Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm theo chỉ tiêu hướng dẫn của công ty sao
cho phù hợp với tình hình hực tiễn quản lý của đơn vị mình và triển khai thực hiện toàn
diện các chỉ tiêu kế hoạch công ty giao.
- Quản lý, sử dụng triệt để lao động của đơn vị, có trách nhiệm mọi mặt đối với
người lao động theo chế độ chính sách của Nhà nước.

21


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp
GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc
Quân
- Tham gia công tác dịch vụ về lĩnh vực thoát nước trên địa bàn được giao quản
lý nhằm cải thiện môi trường trong khu vực.
2.5.8- Xí nghiệp xây dựng vận tải và xây lắp
- Tham mưu giúp giám đốc làm thủ tục đấu thầu các công trình thu, thoát nước

và tổ chức thi công các công trình trúng thầu theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Xây lắp, cải tạo các công trình thu, thoát nước theo kế hoạch của công ty giao,
đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt và đảm bảo tiến độ thi công
công trình.
- Quản lý điều hành các phương tiện thiết bị mầ công ty giao, phục vụ kịp thời
công tác nạo vét, vận chuyển bùn, hút, thau rửa hệ thống bể phốt…phục vụ nhiệm vụ
chính trị của công ty và dịch vụ các nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong thành phố.
2.5.9- Xí nghiệp cấu kiện bê tông
- Tổ chức gia công các cấu kiện bê tông như: ống cống, nắp ga…phục vụ công
trình thu, thoát nước.
- Có kế hoạch đưa các phương tiện, thiết bị vào bảo dưỡng, sửa chữa; trung đại tu
theo đúng quy định của Nhà nước.
2.5.10- Đội kiểm tra quy tắc
Có quy chế riêng theo hướng dẫn của Sở Giao thông công chính. (phần phụ lục).
2.5.11- Ban quản lý dự án
- Được thành lập theo quyết định của UBND thành phố Hải Phòng ngày 8 tháng
3 năm 1997 để điều hành, quản lý thực hiện các dự án về thoát nước của chương trình
“Cấp nước và Vệ sinh thành phố” và thực hiện dự án “thoát nước và vệ sinh của Ngân
hàng Thế giới”
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý dự án thực hiện theo điều lệ
quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định số 42CP, 92CP và thông tư hướng
dẫn của liên Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính.
- Một phó giám đốc của công ty sẽ được giao nhiệm vụ giúp giám đốc phụ trách
điều hành ban quản lý dự án.
- Ban quản lý dự án cũng có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng
và có con dấu riêng.
2.5.12- Phòng dịch vụ khách hàng:
- Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn sâu sộng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân về quy tắc quản lý sử dụng hệ thống thoát nước, hệ thống bể phốt trong khuôn viên
quản lý và các công trình thoát nước công cộng.

- Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của công ty, các mặt hàng, các sản phẩm công
ty sản xuất như: nắp đan đậy ga cống, ống cống các loại, các thiết bị vệ sinh…trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tại các phường để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
22


Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp
GVHD: Gs. Nguyễn Ngọc
Quân
nhu cầu sửa chữa, thay thế, lắp đặt, nạo vét hệ thống thu thoát nước, hệ thống bể phốt…
có thể liên hệ để công ty cung cấp các dịch vụ.
- Làm các thủ tục ký kết hợp đồng với những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty.
2.6- Cơ cấu lao động
2.6.1- Cơ cấu lao động theo giới tính
Phần lớn lao động của công ty là nam giới. Đặc điểm này là do tính chất công
việc mà công ty đảm nhận: phần lớn đều là các công việc nặng nhọc, hay phải làm ca,
tiếp xúc nhiều với khí độc hại…
Lao động nữ giới chỉ chiếm 1/3 trong tổng số lao động trong công ty và chủ yếu
làm gián tiếp tại các phòng, ban, xí nghiệp… Tỉ lệ lao động nữ trong công ty vẫn tăng
qua các năm, tuy nhiên thì tỉ lệ tăng này là rất nhỏ. Trong tương lai, với sự trợ giúp
nhiều hơn của máy móc thiết bị hiện đại, công việc của lao động trực tiếp sẽ đỡ vất vả
và độc hại hơn thì công ty sẽ giảm bớt được sự chênh lệch giữa lao động nam và lao
động nữ.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty Thoát nước Hải Phòng
các năm từ năm 2006 đến 2008
Đơn vị: người
Chỉ tiêu

Năm 2006


Năm 2007

Năm 2008

Tuyệt
đối

Tương
đối (%)

Tuyệt
đối

Tương
đối (%)

Tuyệt
đối

Tương
đối (%)

Tổng số lao động

367

100%

377


100%

416

100%

Lao động gián tiếp

107

29,16%

114

30,24%

120

28,85%

Lao động trực tiếp

260

70,84%

263

69,76%


296

71,15%

Nam

258

70,3%

262

69,5%

276

66,35%

Nữ

109

29,7%

115

30,5%

140


33,65%

( Nguồn: phòng Tổ chức hành chính )
Tỉ lệ lao động gián tiếp trong công ty luôn chiếm gần 1/3 tổng số lao động. Thấp
nhất là năm 2008 cũng chiếm tới 28,85% trong khi tỉ lệ hợp lý chỉ là 12%. Tuy nhiên thì
tỉ lệ lao động gián tiếp đang có xu hướng giảm dần. Đây có thể coi là một dấu hiệu tốt
Như vậy, phòng Tổ chức hành chính cần có phương án cân đối lại cơ cấu lao
động trong công ty để phù hơp với sự phát triển chung và để hoạt động của công ty đạt
hiệu quả cao. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ tương đối khó khăn, cần nhiều thời gian
và công sức cũng như sự khéo léo mềm dẻo để tránh gây mất đoàn kết trong công ty.
23


×