Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.27 KB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THU HÀ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYẾN VĂN NGHIẾN


2

HÀ NỘI 2006
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
5
Danh mục các bảng

6

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
6


MỞ ĐẦU

7

Chương 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
11
1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
11
1.1.1 Khái niệm cơ bản và đặc điểm về đầu tư và dự án đầu tư
11
1.2 Dự án đầu tư

15

1.2.1 Phân loại dự án

15

1.2.2 Môi trường thực hiện dự án

19


3

1.2.3 Cấu trúc của dự án
21
1.3 Nội dung quản lý dự án


23

1.3.1 Lập kế hoạch

27

1.3.2 Tổ chức

33

1.3.3 Điều phối

34

1.3.4 Kiểm soát

34

Chương 2.
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP THAN-KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
35
2.1 Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam

35

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn
35
2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh

40
2.1.3 Chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành của Tập đoàn
44
2.1.4 Quyết định thành lập Công ty Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây
dựng -TKV
46


4

2.1.5 Quá trình phát triển và những dự án do Công ty Tư vấn quản lý
dự án đầu tư xây dựng TKV thực hiện
48
2.2. Thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2004-2005, 6 tháng đầu
năm 2006
50
2.2.1 Thực hiện chương trình, mục tiêu, kế hoạch
51
2.2.1.1 Thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng
51
2.2.1.2 Một số mục tiêu đạt được

52

2.2.1.3 Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2005
57
2.2.2 Kế hoạch đầu tư năm 2006

58


Chương 3.
PHÂN TÍCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THANKHOÁNG SẢN VIỆT NAM
64
3.1 Công tác quản lý chung
3.2 Công tác chuẩn bị đầu tư, tư vấn đầu tư
67

64


5

3.2.1 Lập dự án đầu tư
67
3.2.2 Công tác thẩm định dự án
69
3.3 Công tác triển khai thực hiện dự án

71

3.3.1 Công tác quản lý chung
71
3.3.2 Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án
72
3.4 Công tác giám sát đầu tư, lập, duyệt, theo dõi và báo cáo kế hoạch
đầu tư 73
3.5 Công tác quyết toán dự án
75
3.6 Công tác giải ngân

78
3.7 Công tác quản lý đầu tư và chất lượng công trình
78
3.8 Đánh giá chung về công tác ĐTXD năm 2004-2005
80
3.9 Bài học rút ra từ việc thực hiện công tác quản lý và thực hiện đầu
tư trong những năm gần đây
83
3.10 Một số giải pháp hoàn thiện QLDA trong thời gian tới
84


6

3.10.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
85
3.10.2 Giải pháp 2: Đào tạo nguồn nhân lực
90
3.10.3 Giải pháp 3: Thu xếp vốn đầu tư và lập ngân sách dự án một
cách hợp


92

3.10.4 Giải pháp 4: Khích lệ và ràng buộc
95
3.10.5 Một số biện pháp và kiến nghị cụ thể để hoàn thành kế hoạch
đầu tư xây dựng năm 2006
95
KẾT LUẬN

97
Tóm tắt luận văn (tiếng Việt)
99
Tóm tắt luận văn (tiếng Anh)
100
Tài liệu tham khảo
101
Phụ lục
102


7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DAĐT:

Dự án đầu tư

ĐCTV:

Địa chất thuỷ văn

ĐVL:

Địa vật lý

ĐTXD:

Đầu tư xây dựng


EPC:

Engineering Procurement Construction (tạm dịch: thầu

trọn gói)
KHCN:

Khoa học công nghệ

JCOAL:

Japan Coal Energy Center
(Trung tâm Năng lượng than Nhật Bản)

JICA:

Japan International Cooperation Agency
(Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản)

QLDA:
TKV:

Quản lý dự án
Tập đoàn Công nghiệp Than –Khoáng sản Việt Nam

VINACOMIN: Vietnam National Coal-Mineral Industries Group
(TKV-tiếng Anh)
VLNCN: Vật liệu nổ công nghiệp



8

XDCB:

Xây dựng cơ bản

DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1: Đầu tư XDCB của Tập đoàn trong các năm 2004 và 2005
2.2: Danh mục đầu tư thiết bị phụ trợ trong các năm 2004 và 2005
2.3: Giá trị kế hoạch đầu tư năm 2006
2.4: Giá trị thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2006
PL1: Nhân sự dự án “Trung tâm Quản lý khí mỏ than Việt Nam”
PL4: Chi phí ban đầu cho các thiết bị thu hồi CDM
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại dự án
Hình 1.2: Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch cơ
cấu


9

kinh tế
Hình 1.3: Sơ đồ phân loại siêu dự án
Hình 1.4: Sơ đồ phân loại đã dự án
Hình 1.5: Sơ đồ phân loại các dự án thông thường
Hình 1.6: Phân cấp dự án
Hình PL4: Sơ đồ mô tả dây chuyền công nghệ thu hồi và sử dụng khí
mêtan ở mỏ

MỞ ĐẦU

• Lý do và mục đích chọn đề tài
Sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội và kinh tế của Việt
Nam trong những năm gần đây đã kéo theo sự thay đổi về nhận thức
và quan niệm. Điều này chịu sự ảnh hưởng sâu sắc do các chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế- từ phân phối sang cơ chế thị trường.
Trước thời kỳ đổi mới khái niệm “Dự án” chưa được sử dụng rộng rãi
mà chủ yếu là khái niệm kỹ thuật của các kỹ sư chuyên nghiệp. Tuy
nhiên, khái niệm “Dự án” hàm chứa một không gian tri thức khá rộng


10

liên quan đến nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ…
để biến đổi một tổng thể các ý tưởng thành hiện thực.
Trong cơ cấu kinh tế thị trường hiện nay, khái niệm “Dự án” đã
trở nên phổ biến không chỉ riêng đối với các kỹ sư chuyên nghiệp mà
cho tất cả các đối tượng hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh,
đầu tư, xây dựng…và cho các thành phần xã hội, từ chính trị, tôn
giáo, luật pháp đến khoa học và giáo dục với mong muốn biến đổi
những ý tưởng sáng tạo trở thành hiện thực. Bản chất của Quản lý dự
án được thể hiện rõ nét trong nghệ thuật lãnh đạo, điều phối các nỗ
lực của tập thể và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả thôg
qua những thành tựu khoa học tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông
tin nhằm đạt được những kết quả mong đợi trong một khuôn khổ giới
hạn cả về chi phí lẫn thời gian.
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đang thúc đẩy sự
phát triển thông qua các dự án đầu tư hợp tác trong nước và nước
ngoài nhằm thu hút nguồn vốn cũng như áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới. Tập đoàn Công nghiệp
Than –Khoáng sản Việt Nam là một trong những Tổng công ty lớn

nhất của Việt Nam và là Tập đoàn đầu tiên được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt dự án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Sự hình thành và phát triển lâu dài của
ngành than Việt Nam đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của
Tập đàn trong những năm gần đây. Trước khi thành lập Tổng công ty,
ngành than chưa có những chuyển biến và sự tăng trưởng kinh tế như


11

hiện nay. Trong hơn 10 năm hình thành của Tổng công ty và Tập
đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, ngành than đã có sự
đổi mới và tăng trưởng vượt bậc. Ngành than –khoáng sản hiện nay
cũng đang thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư
lớn trên thế giới. Các dự án hợp tác trong lĩnh vực khai thác mỏ, công
nghiệp điện …đã góp phần đáng kể vào sự phát triển vững mạnh của
Tập đoàn. Trong số các lĩnh vực hợp tác có thể kể đến hợp tác về đào
tạo và khoa học công nghệ với các đối tác truyền thống Nhật Bản, Ba
Lan, Trung Quốc, Nga…, các hợp tác về khai thác khoáng sản với các
đối tác Australia, Trung Quốc. Sự thành công của các dự án này là
nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Tập đoàn với các công ty nước ngoài
và công tác quản lý dự án có hiệu quả của Tập đoàn. Sự phát triển
mạnh mẽ của ngành than trong những năm gần đây chính là lý do để
người viết chọn đề tài “Phân tích đánh giá và các giải pháp quản lý
dự án đầu tư tại Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam”.
Công tác quản lý dự án đầu tư có hiệu quả đã góp phần đưa ngành
than Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp mạnh của Việt Nam
và tạo được uy tín trên thị trường than thế giới.
• Đóng góp của luận văn
Với sự lựa chọn này, người viết hy vọng rằng đề tài sẽ đem lại

cho người đọc những cái nhìn tổng quát về một ngành công nghiệp
truyền thống của Việt Nam, thấy được những mặt tích cực trong công
tác quản lý dự án cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại trong công
tác quản lý. Từ những phân tích đõ, người viết sẽ đưa ra một số giải


12

pháp góp phần hạn chế những vấn đề còn thiếu sót hay vi phạm khi
thực hiện quản lý dự án.
• Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, người viết đã tham khảo các giáo trình
giảng dạy về lĩnh vực công tác quản lý dự án, thu thập các số liệu về
tình hình dự án đầu tư tại Tập đoàn trong những năm gần đây. Để nội
dung của đề tài mang tính thực tế, người viết cũng đã tham khảo ý
kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đầu tư và những
cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý tại Tập đoàn. Từ trước đến
nay, công tác quản lý đầu tư vẫn được đánh giá hàng năm hoặc sau
khi kết thúc từng dự án. Đề tài này là sự tổng hợp một cách có hệ
thống những phân tích đánh giá về quá trình thực hiện công tác quản
lý dự án đầu tư tạo Tập đoàn trong giai đoạn 2004-2006.
• Kết cấu của luận văn
Bài luận văn này sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết của công tác
quản lý dự án và thực trạng quản lý dự án của Tập đoàn. Từ đó giúp
người đọc hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của ngành than Việt
Nam nói chung và hiện trạng đầu tư của Tập đoàn nói riêng. Với mục
đích trên, bài luận được chia thành 4 chương. Chương 1: “Cơ sở lý
thuyết về dự án đầu tư” sẽ trình bày những khái niệm cơ bản và nội
dung chính của công tác quản lý dự án nói chung. Chương 2: “Tình
hình quản lý các dự án đầu tư tại Tập đoàn Công nghiệp Than –

Khoáng sản Việt Nam” sẽ trình bày một số dự án về hợp tác khoa học
công nghệ giữa Tập đoàn với các tổ chức của Nhật Bản và tình hình


13

cụ thể trong lĩnh vực đầu tư của Tập đoàn trong những năm gần đây.
Chương 3: “Phân tích đánh giá công tác quản lý đầy tư giai đoạn
2004-2006 và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án ở
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam” sẽ đánh giá một
cách tổng hợp về công tác quản lý đầu tư của Tập đoàn trong những
năm từ 2004 đến 2006, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm
trong công tác quản lý. Từ đó người viết sẽ đưa ra những giải pháp cụ
thể trong từng lĩnh vực đầu tư của Tập đoàn.
Bài luận văn có sử dụng tài liệu từ các bài giảng về quản lý dự
án của các giảng viên Khoa Kinh tế & Quản lý, Đại học Bách khoa
Hà Nội, sách tham khảo như “Quản lý dự án” do Viện sỹ, Tiến sỹ
Khoa học Nguyễn Văn Đáng biên tập, “Quản trị dự án đầu tư và quản
trị tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” do PGS, TS
Đinh Trọng Thịnh chủ biên cùng nhiều tài liệu khác. Các thông tin
cũng được sử dụng và cập nhật từ các trang tin điện tử của Việt Nam
và nước ngoài.
Nhân dịp này, người viết xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới
Tiến sỹ Nguyễn Văn Nghiến đã giúp đỡ trong quá trình hoàn thành
bài viết này.


14

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
Khi đánh giá một dự án đầu tư của bất kỳ doanh nghiệp nào, trước
hiết chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản về dự án đầu tư
cũng như cách phân loại dự án, môi trường thực hiện dự án và
phương pháp quản lý dự án. Trên cơ sở những khái niệm đầu tiên
này, mỗi dự án lại có những tính chất, đặc điểm riêng mà để phân tích
hiệu quả của mỗi dự án đó chúng ta phải dùng những khái niệm cơ


15

bản làm thước đo để đánh giá bản chất của vấn đề. Trước hết hãy xem
bản chất của đầu tư và dự án đầu tư.
1.1.1 Khái niệm cơ bản và đặc điểm về đầu tư và dự án đầu tư
Đầu tư là biện pháp chuyển dịch vốn đến những nơi cần sử
dụng trong điều kiện vốn phải được bảo toàn và mang lại giá trị lợi
nhuận cũng như lợi ích kinh tế xã hội.
Có thể nói đầu tư có đặc điểm chính là vốn. Vốn ở đây có thể
được biểu hiện bằng tiền, chứng khoán, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu
hay các tài sản cố định như công trình, nhà xưởng, đường sá; tài sản
lưu động như máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông hoặc các giá
trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ,
quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, không gian…cũng như nhiều
nguồn tài nguyên khác.
Hoạt động đầu tư được hiểu như một quá trình đầu tư hay một
tập hợp các hoạt động thực tiến để thực hiện đầu tư nhằm đạt được lợi
ích tài chính, kinh tế và xã hội.
Lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế xã hội ảnh hưởng

đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
Hoạt động đầu tư trong mỗi doanh nghiệp có ba loại trao đổi các
giá trị kinh tế chủ yếu. Chính ba loại đó xác định các chức năng cơ
bản của nó. Ba loại trao đổi đó bao gồm:
- Trao đổi để huy động vốn cần thiết (chức năng tài chính)
- Trao đổi để khai thác nguồn vốn có sẵn (chức năng đầu tư)


16

- Trao đổi để đem lại thu nhập về tài chính dựa trên số vốn đầu tư
(chức năng sản xuất)
Chức năng tài chính thể hiện ở các hoạt động huy động vốn từ
cácnhà đằut, người cho vay vốn và hoàn trả cho họ từ những nguồn
thu của công ty. Trên quan điểm phân tích dự án, nguồn vốn của một
công ty thường được phân thành hai loại: vốn cổ phần và vốn vay.
Vốn cổ phần được huy động qua việc phát hành cổ phiếu.
Người mua cổ phiếu là người đầu tư và có quyền sở hữu một phần đối
với công ty. Phần lợi nhuận giữ lại trong phần lãi cổ phần để mở rộng
đầu tư, cũng được gọi là vốn cổ phần.
Vốn vay được vay từ ngân hàng hoặc từ một công ty cho vay
thế chấp huy động qua việc phát hành trái phiếu và các nguồn khác.
Đây là nguồn vốn của những người cho công ty sử dụng vốn để lấy
lãi chứ không có quyền sở hữu đối với công ty.
Chức năng đầu tư và sản xuất thể hiện ở các hoạt động đầu tư và
snả xuất của công ty. Ở mỗi thời kỳ, công ty thường có một số cơ hội
đầu tư. Mỗi một cơ hội như vậy được gọi là một dự án đầu tư hay đơn
giản hơn là một dự án.
Chức năng đầu tư là chức năng ra quyết định về các dự án đầu
tư (lựa chọn hoặc gạt bỏ). Muốn thế công ty phải phát hành ra cơ hội

đầu tư, ước lượng chi phí, thu nhập, ước lượng những tổn thất và lợi
ích của các hệ quả đầu tư không định lượng bằng tiền tệ, phân tích và
lựa chọn dự án theo một tiêu chuẩn hiệu quả nào đó phù hợp với mục
tiêu của công ty.


17

Ở trên chúng ta đã nhắc đến khái niệm “dự án”, vậy “dự án” là
gì và các khía cạnh đa dạng và phong phú của công tác điều hành dự
án như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ đưa ra khái
niệm về dự án và xem xét cách triến khai dự án.
Theo bách khoa toàn thư, từ “Project- dự án” được định nghĩa là
“Điều người ta có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá
trình hành động”. Đặc điểm của dự án là ở chỗ kết hợp mong muốn
với hiện thực, ý tưởng với hành động. Không có cố gắng nghị lực thì
sẽ không đạt được mục đích và dự án sẽ tồn tại ở hình thể tiềm tàng,
mơ hồ.
Để hiểu một cách đúng đắn ý nghĩa của từ “dự án”, phải lấy của
cả hai mặt: ý tưởng và hành động. Do đó chúng ta có thể định nghĩa:
thực hiện một dự án là xác định và dẫn dắt đến thành công một tổ hợp
các hành động, quyết định và hàng loạt các công việc phụ thuộc lẫn
nhau trong một chuỗi liên kết nhằm:
a) Đáp ứng một nhu cầu đã đề ra;
b) Chịu sự ràng buộc bởi kỳ hạn và nguồn lực;
c) Thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn.
Nói dự án nhằm đáp ứng một nhu cầu đã đề ra bởi vì dự án
được xuất phát từ một ý tưởng. Ý tưởng bắt nguồn từ một cơ hội. Cơ
hội này có thể trở thành một hiện thực hay không thì quá trình thực
hiện dự án phải được tiến hành. Nếu không có một nhu cầu cụ thể thì

sẽ không có dự án.


18

Bất kỳ dự án nào cũng chịu sự ràng buộc bởi kỳ hạn vì mỗi mục
tiêu mỗi nhu cầu đều chỉ xuất hiện theo từng thời điểm. Có thể trong
giai đoạn trước mắt tồn tại mục tiêu đó song nếu dự án chỉ được hoàn
thành sau dự kiến có thể mục tiêu đó đã không còn hoặc giảm hiệu
quả lợi ích. Bất kỳ sự trế hạn nào cũng kéo theo một chuỗi nhiều biến
cố bất lợi như bội chi, khó tổ chức lại nguồn lực, tiến độ cung cấp
thiết bị vật tư…không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm vào đúng thời
điểm mà cơ hội xuất hiện như dự án ban đầu.
Dự án thường bị ràng buộc về nguồn lực vì khi nhắc đến dự án,
người ta nhìn thấy ngay các khoản chi phí: tiền bạc, phương tiện,
dụng cụ, thời gian, trí tuệ…Các nguồn lực này ràng buộc chặt chẽ với
nhau và tạo nên khuôn khổ của dự án. Vì khối lượng chi phí nguồn
lực cho dự án là một thông số then chốt phản ánh mức độ thành công
của dự án đối với những dự án có quy mô lớn. Hầu hết các dự án có
quy mô lớn đều phải trải qua những thời kỳ khó khăn vì bất kỳ một
quyết định nào cũng bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ: chủ đầu tư,
nhà tư vấn và các nhà thầu bên cạnh các đối tác cung cấp vốn, nhân
lực, vật tư và các tổ hợp công nghệ, kỹ thuật…
Vấn đề ràng buộc cuối cùng của dự án là dự án luôn tồn tại
trong một môi trường không chắc chắn. Tất cả các loại dự án quy mô
nhỏ hay quy mô lớn đều được triển khai trong một môi trường luôn
biến đổi. Công tác điều hành dự án do vậy phải tính đến hiện tượng
này để phân tích và ước lượng các rủi ro, chọn lựa giải pháp cho một
tương lai bất định, đảm nhận và dự kiến những bất lợi có thể ảnh



19

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án, theo dõi và có phản ứng kịp
thời đảm bảo cho việc hoàn thành dự án đúng yêu cầu.
Nói một cách tổng quát “dự án đầu tư” là một tập hợp những đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo
những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số
lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc
dịch vụ trông khoảng thời gian xác định.
Tính chung của định nghĩa này vẫn nằm trong khuôn khổ các
yếu tố: mục đích, nguồn lực và thời gian. Bất cứ một dự án nào có thể
khác nhau về mục tiêu hay phương tiện cách thức tiến hành nhưng
vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của bản chất dự án. Trong phần tiếp
theo của chương này, chúng ta sẽ xem tiếp cách thức phân loại dự án,
môi trường và cấu trúc để hiểu rõ và đầy đủ ý nghĩa của dự án.
1.2Dự án đầu tư
1.2.1 Phân loại dự án
Có thể dùng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại dự án. Từ cấp
độ của dự án có thể phân loại như sau:
a. Siêu dự án: các dự án có cấp độ lớn như các chương trình tổng
thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm...Hiện nay, chúng ta có
thể gặp nhiều mô hình dự án ở cấp siêu dự án như các chương
trình phát triển kinh tế những khu vực còn lạc hậu, đời sống
kinh tế và mức sống của người dân còn thấp như vùng Tây
Nguyên. Để tạo điều kiện phát triển khu vực tây nguyên, Chính
phủ đang chú trọng vào việc xây dựng các khu công nghiệp lớn


20


để nâng cao đời sống kinh tế cũng như đời sống văn hoá cho
người dân trong khu vực.
b. Đa dự án: một dự án bao gồm nhiều dự án lớn như chuyển dịch
cơ cấu quản lý các tổ chức doanh nghiệp...Trong quá trình tiến
hành một dự án ở mức độ đa dự án thì các yếu tố cấu thành
chính là các dự án thông thường như dự án đầu xây mới các mỏ,
dự án cổ phần hoá các công ty con, dự án chuyển đổi sang công
ty TNHH.
c. Dự án thông thường: dự án ở cấp độ nhỏ không mang tính chiến
lược dài hạn như phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công
nghệ kỹ thuật...
Xét từ khía cạnh lĩnh vực thực hiện dự án có thể phân loại dự án như
sau:
a. Dự án xã hội: cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo vệ an ninh trật tự cho tất cả các tầng lớp dân chúng, khắc
phục những hậu quả thiên tai…
b. Dự án kinh tế: cổ phần hoá doanh nghiệp, tổ chức hệ thống đấu
thầu, bán đấu giá tài sản, xây dựng hệ thống thuế mới…
c. Dự án tổ chức: cải tổ bộ máy quản lý, thực hiện cơ cấu sản xuất
kinh doanh mới, tổ chức các hội nghị quốc tế, đổi mới hay thành
lập các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp khác…
d. Dự án kỹ thuật: nghiên cứu về khoa học công nghệ, cải tiến dây
chuyền sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...


21

e. Dự án hỗn hợp: dự án kết hợp các yếu tố xã hội, kinh tế và kỹ
thuật để đưa ra những giải pháp mới trong hoạt động thực tế...

Nếu chọn loại hình dự án để phân loại ta có những loại dự án sau:
a. Dự án giáo dục đào tạo: đổi mới chương trình học, phổ cập tin
học vào các tường phổ thông, đào tạo nguồn nhân lực cho các
công ty...
b. Dự án đổi mới: đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới
phương pháp quản lý tại các công ty, đổi mới sản xuất...
c. Dự án nghiên cứu và phát triển: chế tạo các sản phẩm mới,
nghiên cứu chế tạo các kết cấu xây dựng mới, xây dựng các
chương trình, phần mềm tự động hoá…
d. Dự án đầu tư xây dựng: các công trình dân dụng, công nghiệp,
công cộng và hạ tầng kỹ thuật…
e. Dự án tổng hợp: có thể bao gồm hai hoặc nhiều yếu tố như trên.
Theo thời gian thực hiện dự án có thể phân loịa:
a. Dự án ngắn hạn: từ 1-2 năm,
b. Dự án trung hạn: từ 3-5 năm,
c. Dự án dài hạn: trên 5 năm.
Ta có thể có sơ đồ khái quát về phân loại dự án như sau:


22

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại dự án
(Nguồn: “Quản lý dự án” Viện sỹ, TS Nguyễn Văn Đáng, NXB
Tổng hợp Đồng Nai)
Cấp dự án

Dự án thông thường

Đa dự án


Siêu dự án

Kiểu dự án

Xã hội

Kinh tế

Tổ chức

Kỹ thuật

Hỗn hợp

Loại hình dự án
Giáo dục
đào tạo

Nghiên cứu và
phát triển

Đổi
mới

Đầu tư

Tổng
hợp

Thời hạn dự án


Ngắn hạn
(1-2 năm)

Trung hạn
(3-5 năm)

Dài hạn
(> 5 năm)

Hình 1.2: Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
((Nguồn: “Quản lý dự án” Viện sỹ, TS Nguyễn Văn Đáng, NXB
Tổng hợp Đồng Nai)


23
Tập hợp các dự án trong điều kiện đổi mới nền kinh tế

Siêu dự án: Các
chương trình tổng thể
phát triển vùng kinh tế
trọng điểm

Đa dự án: Chuyển dịch
cơ cấu quản lý các tổ
chức doanh nghiệp

Dự án thông thường:
Phát triển sản xuất

kinh doanh đổi mới
công nghệ kỹ thuật

Hình 1.3: Sơ đồ phân loại siêu dự án
(Nguồn: “Quản lý dự án” Viện sỹ, TS Nguyễn Văn Đáng, NXB
Tổng hợp Đồng Nai)
SIÊU DỰ ÁN
Các chương trình tổ hợp, phức hợp
và chuyên ngành

Quốc tế

Xã hội

Quốc gia

Miền, vùng

Kinh tế

Tổ chức

Liên ngành

Địa phương

Kỹ thuật

Hỗn hợp


Hình1.4 : Sơ đồ phân loại đa dự án
(Nguồn: “Quản lý dự án” Viện sỹ, TS Nguyễn Văn Đáng, NXB
Tổng hợp Đồng Nai)


24
Các chương trình tổ chức
tổng thể

Các loại hình cơ bản

Thành lập các tổ chức
doanh nghiệp mới, các
chiến lược phát triển
kinh doanh trong chuyển
dịch

Cải tổ tổ chức quản lý
và chiến lược phát
triển

Thiết kế hệ thống quản
lý các dự án trong nội
bộ doanh nghiệp

CÁC TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP HIỆN HỮU
TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỔ CHỨC

Xã hội


Kinh tế

Tổ chức

Công nghệ
thông tin

Các dự án

Hình 1.5: Sơ đồ phân loại các dự án thông thường
(Nguồn: “Quản lý dự án” Viện sỹ, TS Nguyễn Văn Đáng, NXB
Tổng hợp Đồng Nai)


25
Dự án thông thường

KIỂU DỰ ÁN

Kỹ thuật

Tổ chức

Kinh tế

Xã hội

Hỗn hợp


LOẠI HÌNH DỰ ÁN
Giáo dục
đào tạo

Nghiên cứu và
phát triển

Đổi mới

Đầu tư

Tổ hợp

1.2.2 Môi trường thực hiện dự án
Quá trình thực hiện dự án luôn diễn ra trong một môi trường
nào đó và môi trường đó có ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các hoạt động của dự án.
Quá trình thực hiện dự án là một quá trình chế biến các thông
tin hành động để đạt được mục tiêu cuối cùng của dự án.
Để dự án thực hiện thành công cần phải phân tích các nhân tố ở
môi trường xung quanh dự án. Khi đã phân tích cụ thể chúng ta mới
có cơ sở để tăng cường các yếu tố tích cực đối với dự án cũng như
hạn chế những nhân tố mang tính tiêu cực.
Các nhân tố này thường xuyên thay đổi và điều này ảnh hưởng
đến tác động của nhân tố tới việc thực hiện dự án.
Môi trường xung quanh dự án được chia làm hai loại: môi
trường ngoại vi và môi trường nội vi. Môi trường ngoại vi bao gồm
các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và các nhân tố bên trong doanh



×