Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Báo cáo thực tập công ty cổ phần dược phẩm trung ương i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.88 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

MỤC LỤC
Lời Mở Đầu.............................................................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG I.........................................2
Pharbaco đã chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về nghiệp vụ
chuyên môn. Việc đào tạo của Pharbaco đực tiến hành theo hai hướng sau :....................................29

Lời Mở Đầu
Sau gần 5 năm học tập và rèn luyện tại trường, với rất nhiều những kiến thức
trên sách vở đã học được thì việc thực tập sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em làm
quen với thực tế và phần nào giúp chúng em ít bỡ ngỡ hơn khi đi làm tại các doanh
nghiệp. Là sinh viên chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, đợt thực tập tốt nghiệp cuối
năm thứ 5 này đã giúp chúng em vận dụng các kiến thức đã học để làm quen, tìm hiểu
và nắm vững về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của doanh nghiệp.
Cơ sở mà em chọn thực tập trong đợt này là công ty cổ phần dược phẩm trung
ương I (Pharbaco). Trong những năm gần đây công ty là một trong những đơn vị dẫn
đầu trong lĩnh vực dược phẩm. Với các sản phẩm chinh là thuốc viên, thuốc tiêm và
thuốc kháng sinh, Pharbaoco đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình cả trong lẫn
ngoài nước, đặc biệt là các tỉnh miền bắc. Với sự quan tâm mong muốn tìm hiểu thực
trạng ngành dược phẩm nói riêng và Pharbaco nói chung em đã chọn thực tập tại đây.
Để hoàn thành báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s. Phạm Thị
Thanh Hương vì sự chỉ bảo tận tình của cô. Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm
ơn Ban lãnh đạo cũng như cán bộ phòng tài chính kế toán và các phòng ban khác của
Pharbaco đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thợi gian em thực tập tại công ty.
Báo cáo thực tập của em gồm ba phần chính. Phần một là giới thiệu chung về
Pharbaco. Phân hai là phân tích hoạt động kinh doanh của Pharbaco. Cuối cùng trong

1



Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

phần ba là những dánh giá ưu nhuợc điểm của Pharbaco và định huớng dề tài tốt
nghiệp sắp tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu. Song do kinh
nghiệm chưa nhiều cũng như trình độ và thời gian có hạn nên bài báo cáo không khỏi
sai sót. Em rất mong nhận được góp ý của thầy cô giáo cũng như bạn bè để bài báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC TRUNG ƯƠNG I
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu chung
• Tên công ty: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I – Pharbaco
• Tên tiếng Anh: PHARBACO CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINTSTOCK COMPANY N° 1
• Tên viết tắt: PHARBACO



Logo


• Mã số thuế: 0100109032
• Trụ sở công ty: Số 160 Phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống
Đa, Hà Nội.

2

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

• Điện thoại: (04) 8454 561 / 8454562
• Fax: (04) 8237460
• Website: www.pharbaco.com.vn
• Email:

1.1.2 Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - PHARBACO (gọi tắt là Công ty)
tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp
Dược Việt Nam (nay là Tổng Công ty Dược Việt Nam) được thành lập theo Quyết
định số 401/BYT-QĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Xí nghiệp
Dược phẩm Trung ương I được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung
ương I - PHARBACO theo quyết định số 286/QĐ-BYT ngày 25/01/2007 và quyết
định số 2311/QĐ-BYT ngày 27/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018671 ngày 25/7/2007. Công ty có 03 lần
thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 22/12/2009
thì Vốn Điều lệ của Công ty là 49.000.000.000 VND (Bốn mươi chín tỷ Đồng Việt

Nam).

Danh sách cổ đông sáng lập:
STT

1

Tên cổ đông
TỔNG CÔNG
VIỆT NAM

Địa chỉ

TY DƯỢC

Đại diện:Đinh Xuân Hấn

138B Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà
Nội

2

An Thị Anh Thư

59 đường 158, phường Bạch Đằng,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3

Nguyễn Đức Sơn


192C Quán Thánh, phường Quán
Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Đinh Xuân Hấn - Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng Giám đốc.

1.1.3 Sự thành lập và các cột mốc phát triển quan trọng của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco tiền thân là Viện bào chế
Trung ương, cơ sở tại Phố Phủ Doãn Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Viện bào chế được chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được giao nhiệm vụ sản xuất

3

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

thuốc phục vụ kháng chiến. Sau ngày hoà bình lập lại (1954) được chuyển về Hà nội,
năm 1955 chuyển cơ sở từ Phố Phủ Doãn về trụ sở Công ty hiện nay: 160 Tôn Đức
Thắng - Đống Đa - Hà Nội và được sát nhập thêm các đơn vị, đổi tên thành Xí nghiệp
1 với nhiệm vụ sản xuất thuốc men, bông băng và các vật tư y tế phục vụ cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ Nhân dân. Do nhiệm vụ sản xuất đa dạng, số
lượng mặt hàng nhiều và để đảm bảo tính chuyên môn nên năm 1961 Xí nghiệp 1 đã
tách thành 3 Xí nghiệp:
• Xí nghiệp Dược phẩm 1. Chuyên sản xuất thuốc tân dược.
• Xí nghiệp hoá dược nay là Công ty cổ phần hoá dược Hà nội: sản xuất hoá chất

làm thuốc và một số loại vật tư y tế.
• Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương III tại
Hải Phòng.
Năm 1993 Xí nghiệp dược phẩm 1 đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung
ương 1.
Năm 2007, chuyển đổi thành Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I –
Pharbaco theo quyết định số 286/ QĐ-BYT ngày 25- 01- 2007 và Quyết định số:
2311/QĐ-BYT ngày 27-06- 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế. Công nghiệp Dược Việt nam.
Ngay từ khi mới thành lập, Xí nghiệp Dược phẩm 1 đã được Bộ y tế đặt niềm tin,
giao trọng trách sản xuất thuốc, vật tư y tế phục vụ quân đội và nhân dân cả nước.
Năm 2000, Pharbaco là đơn vị sản xuất dược phẩm đầu tiên ở Miền Bắc thực
hiện đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh
nhóm Penicilin đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, phòng Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn
GLP, hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP.
Trong giai đoạn kinh tế thị trường, đặc biệt từ sau khi cổ phần hóa, Pharbaco vẫn
giữ vững vai trò nhà sản xuất hàng đầu với sự ghi nhận của Bác sỹ và bệnh nhân trong
lĩnh vực sản xuất:
• Thuốc chuyên khoa
• Thuốc sản xuất bằng công nghệ hiện đại
•Cung cấp thuốc cho các chương trình quốc gia phòng chống các bệnh xã hội:
lao, sốt rét, giun sán học đường
• Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Đông Âu, Châu á, Châu Phi...
Đến thời điểm hiện nay, công ty đã xây dựng được các chi nhánh, cơ sở sản
xuất như:
• Chi nhánh Tp. HCM:
o Địa chỉ: 2F Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, Tp. HCM.
o Điện thoại: (08) 9571961 / 68
o Fax: (08) 9571962
• Chi nhánh Nghệ An:
o Địa chỉ: 128 Phan Đình Phùng, Tp. Vinh, Nghệ An

o Điện thoại: (038) 3833341
4

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

• Chi nhánh Hải Phòng:
o Địa chỉ: 129 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
o Điện thoại: (031) 3717415
• Chi nhánh Thanh Hoá:
o Địa chỉ: 536 Bà Triệu, P. Trường Thi, TP. Thanh Hoá
o Điện thoại: (037) 850713
• Chi nhánh Nam Định:
o Địa chỉ: 74 Bến Thóc, Tp. Nam Định
o Điện thoại: (0350) 860040
• Chi nhánh Đà Nẵng:
o Địa chỉ: 49 Trần Quốc Toản, Tp. Đà Nẵng
o Điện thoại: (0511) 821371
• Cơ sở sản xuất 1:
o Địa chỉ: 160 Tôn Đức Thắng, P. Hàng Bột, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
• Cơ sở sản xuất 2:
o Địa chỉ: Xã Thanh Xuân, H. Sóc Sơn, Tp. Hà Nội.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
a) Lĩnh vực kinh doanh
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm

b) Ngành nghề kinh doanh


Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu làm thuốc, dược phẩm, hoá
chất (Trừ hoá chất Nhà nước cấm), mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư và máy móc
thiết bị sản xuất dược phẩm và y tế.



Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược;



Xây dựng quản lý, khai thác các công trình công nghiệp và dân dụng;



Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước( Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính

c) Các loại sản phẩm
Pharbaco đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép cho sản xuất 450 sản
phẩm gồm các nhóm: kháng sinh, vitamin, tim mạch, thuốc chống sốt rét, thuốc điều
trị đái tháo đường… với các dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang, viên
nén bao phim, viên nén bao đường, viên nén sủi bọt, thuốc bột, cốm các loại, thuốc bột
pha tiêm, thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô… Sản phẩm
của Pharbaco được sản xuất trên thiết bị và quy trình hiện đại đảm bảo đúng tiêu chuẩn
đã đăng ký với Bộ Y tế.

5


Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

d) Các loại sản phẩm chủ yếu của công ty
Sản phẩm chủ lực, tạo nên thương hiệu của Pharbaco gồm các nhóm hàng:
thuốc kháng sinh, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô, thuốc bột tiêm được sản
xuất từ nguồn nguyên liệu của Châu Âu
Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong nhà máy được kiểm nghiệm đầy đủ và chính
xác nhờ có một phòng Kiểm nghiệm GLP với đầy đủ các phương tiện trang thiết bị
hiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng và đội ngũ kiểm nghiệm viên lành nghề, nhiều kinh
nghiệm, thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Tổng kho GSP với dung tích chứa 10000 m 3 được trang bị hệ thống điều hoà
nhiệt độ có thể kiểm soát tự động nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo cho việc bảo quản sản
phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng. Hệ thống giá kệ, xe nâng hiện đại đáp ứng nhanh
chóng việc cấp phát hàng hoá tránh nhầm lẫn. Đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàng
đầy đủ nhanh chóng, chính xác với chất lượng tốt nhất.

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Việc tổ chức quản lý ở một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng, nó
ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp đó. Tuỳ theo
đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà việc tổ chức bộ máy là khác nhau.
Được tiến hành cổ phần hoá vào năm 2007, hiên nay công ty có rất nhiều chính
nhánh hoạt động trên khắp cả nước cùng với 2 cơ sở sản xuất, điều phối hoạt động
chung là Hội đồng Giám đốc và Ban kiểm soát nội bộ
Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ
theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng Giám đốc công ty – ông Đinh Xuân

Hấn là Người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm với nhà nước và tập thể Cán
bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho Tổng
giám đốc là 4 phó tổng giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban khác. 2 cơ sở là bộ
phận trực tiếp tham sản xuất tạo ra sản phẩm.
Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp:

6

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

7

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

1.3.1 Mối quan hệ giữa các phòng ban nghiệp vụ
Mối quan hệ trực tuyến
• Từ ban giám đốc đến các phòng ban nghiệp vụ
• Từ các phòng ban nghiệp vụ tới các nhà máy, bộ phận chuyên trách
Mối quan hệ tham mưu
• Các phó tổng giám đốc tham mưu cho tổng giám đốc về các chuyên môn

nghiệp vụ mà phó tổng giám đốc nắm giữ
• Trưởng, phó các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc về kế
hoạch sản xuất và công tác quản lý
• Kế toán trưởng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác quản lí và các
vấn đề tài chính
Mối quan hệ chức năng
• Kế toán trưởng kiểm soát mảng hạch toán kế toán các nghiệp vụ kế toán,
lưu chuyển tiền tệ
• Phòng đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm kiểm tra chất lượng của sản
phẩm được sản xuất ra từ các nhà máy
• Các phân xưởng chịu sự quản lý trực tiếp của nhà máy

8

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Là cấp quản lý cao nhất của công ty có nhiệm vụ theo
dõi giám sát hoạt động của HĐQT và ban kiểm soát quyết định mức cổ tức hàng năm
của tổng loại cổ phần.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh quản lý và điều hành của Công ty, đánh giá công tác điều hành,
quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong

Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông.
Các phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức hành chính: điều hành bộ máy hành chính bao gồm công tác tổ
chức cán bộ, công nhân lao động, luân chuyển công tác. Bên cạnh đó phòng có nhiệm
vụ điều hành các hoạt động chung phục vụ cho các vấn đề xã hội cũng như đời sống
của toàn công ty.
Phòng kế hoạch: tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Có vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức
sản xuất của công ty, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất.
Phòng kinh doanh: là một đơn vị nằm trong bộ máy quản lý của công ty kết hợp
với phòng marketing tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Phòng marketing: có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong việc xây dựng
tổng hợp các chính sách marketing bao gồm: chính sách sản phẩm, giá, chính sách xúc
tiến và hỗ trợ kinh doanh, chính sách phân phối.
Phòng tài chính kế toán: thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cần thiết trong quá
trình hoạt động của công ty cho ban giám đốc nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế.
Đồng thời lập các báo cáo tài chính trung thực để cung cấp thông tin cho các cổ đông
trong và ngoài công ty.
Phòng kiểm nghiệm: là một bộ phận độc lập trong công ty, chuyên trách về
chuyên môn nghiệp vụ kinh tế kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, bao bì và sản
phẩm của công ty theo quy chế của Nhà nước và Bộ Y tế quy định.
Phòng đảm bảo chất lượng: là một đơn vị trong hệ thống quản lý chất lượng
nhằm đảm bảo quá trình sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn đăng ký. Thiết kế lắp đặt, bảo
dưỡng thiết bị, vệ sinh môi trường, thẩm định các quy trình.
Phòng nghiên cứu phát triển: tham mưu giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác
xây dựng, quản lý và giám sát thực hiện toàn bộ công tác kỹ thuật của công ty, nghiên
cứu các mặt hàng mới để phát triển sản xuất kinh doanh.

1.4 Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chính

a) Khái quát về quy trình công nghệ
9

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Mỗi một sản phẩm khác nhau có một quy trình công nghệ sản xuất khác nhau,
tuy nhiên xét về mặt thứ tự công việc thì đều trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Nguyên liệu sau khi xuất kho phải được kiểm tra
chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định. Sau đó chúng được phân loại, xử lý sơ bộ
như nghiền, xay, rây, lọc… sau đó được đưa vào công đoạn pha chế.
Giai đoạn sản xuất: Nguyên liệu từ giai đoạn chuẩn bị chuyển sang được pha
chế theo tỷ lệ quy định. Sau khi pha chế xong, bán thành phẩm của giai đoạn này được
đưa đi kiểm tra lại để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ, thành phần theo đúng quy định cần
thiết.
Giai đoạn hoàn thiện nhập kho sản phẩm: Sau giai đoạn kiểm tra bán thành
phẩm ở giai đoạn trước được chuyển sang dập viên, đóng gói, ép vỉ theo từng loại.
Trong giai đoạn này, tất cả các sản phẩm được kiểm tra về mặt lý hoá sinh như độ tan,
độ bóng, độ xơ…đối với các sản phẩm thuốc tiêm. Công đoạn cuối cùng là trình bày
sản phẩm như đóng hộp, ép vỉ, dán nhãn…
b) Quy trình công nghệ sản xuất của các sản phẩm:
Mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm thuốc khác
nhau do vậy đặc điểm quy trình công nghệ của từng sản phẩn cũng khác nhau. Dựa
vào đặc điểm của từng sản phẩm mà có mỗi phân xưởng có một quy trình công nghệ
sản xuất cho phù hợp. Quy trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty được trình bày
trên các sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 :Quy trình công nghệ sản xuất thuốc Viên
Nguyên liệu

Pha chế

Bao bì

Tẩy rửa

Dập viên
Đóng chai

Trình bày

Nhập kho

Kiểm tra

Hấp sấy

Nguồn: Phòng sản xuất

Sơ đồ 1.3 : Quy trình công nghệ sản xuất thuốc Tiêm
Ống tiêm

Tẩy rửa

Hấp sấy
Đóng chai


Ống tiêm

Hàn ống

Soi

Tẩy rửa

In ống

Nhập kho
10 thành phẩm

Kiểm tra
Lớp QTDN-K53

Trình bày


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Nguồn: Phòng sản xuất

1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Hiện nay Pharbaco có 2 cơ sở sản xuất
chính và 1 cơ sở phụ: phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa cho 2
phân xưởng sản xuất chính:



Cơ sở 1: tại 160 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội gồm trụ sở chính của Công
ty và 02 nhà máy sản xuất:
• Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm, viên chứa kháng sinh nhóm Penicilin
đạt tiêu chuẩn GMP - WHO công suất 600 triệu viên, gói /năm
• Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng công suất 100 triệu viên,
gói/năm



Cơ sở 2: Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Công ty đã đầu tư xây dựng nhà
xưởng, lắp đặt thiết bị hiện đại của các hãng cung cấp thiết bị sản xuất dược
phẩm hàng đầu thế giới như IMA, BAUCHE, BOSCH, STILMAS, TELSTA,
ALEXANDER của Đức, Italia, Tây ban nha...để đưa vào hoạt động 6 nhà máy
đạt tiêu chuẩn GMP-WHO:


Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm, viên không chứa kháng sinh nhóm
beta-lactam công suất 2 tỷ viên, gói/năm



Nhà máy sản xuất thuốc bột, cốm viên chứa kháng sinh nhóm
Cephalosporin công suất 300 triệu viên, gói/năm



Nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm không chứa kháng sinh nhóm betalactam công suất 15 triệu lọ/năm




Nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin
công suất 20 triệu lọ/năm



Nhà máy sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm đông khô,
công suất 40 triệu lọ, ống/năm



Nhà máy sản xuất thuốc xịt, nhỏ mũi công suất 6 triệu lọ/năm

Tất cả các nhà máy được thiết kế đồng bộ, 1 chiều theo nguyên tắc GMP của
Tổ chức y tế thế giới WHO
Công ty có 5 phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng sản xuất chính (phân
xưởng tiêm, phân xưởng bột tiêm, phân xưởng viên betalactam, phân xưởng viên non
betalactam) và 1 phân xưởng sản xuất phụ (phân xưởng cơ điện). Trong mỗi phân
xưởng lại chia thành các tổ sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất riêng biệt.
Phân xưởng tiêm chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm như: long não, Canxiclorua,
vitamin B1, B12, B6…
11

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I


Phân xưởng viên: Có nhiệm vụ sản xuất các loại thuốc viên Ampicilin, Cloxit,
Penicilin, Vitamin B1…
Phân xưởng bột tiêm: Có tổ chức sản xuất đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ như
phân xưởng thuốc tiêm
Ngoài ra công ty còn có một phân xưởng sản xuất phụ là phân xưởng cơ điện,
có nhiệm vụ phục vụ điện nước cho các phân xưởng sản xuất chính. Trong phân
xưởng cơ điện có các tổ: tổ nồi hơi, tổ khí nén, tổ trạm bơm, tổ kiến thiết cơ bản, tổ
nghiên cứu, tổ nước cất…Sau khi đã cung cấp đủ nhu cầu trong công ty, sản phẩm lao
vụ của phân xưởng sản xuất phụ có thể bán ra ngoài

Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY PHABARCO
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing của doanh
nghiệp
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm trung
ương 1- Pharbaco những năm gần đây
a) Doanh thu bán hàng theo sản phẩm
Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng theo sản phẩm
ĐVT: triệu đồng
2011

Tên sản phẩm

2012

So sánh 2011 với 2012

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Mức
tăng

Tỷ lệ tăng
(%)

Thuốc viên

42.247

10

51.648

15

9.401

22,2

Thuốc tiêm

63.370


15

82.564

18

19.194

30,3

Thuốc kháng sinh

316.850

75 375.263

67

58.413

18,4

Tống số

422.467

100 509.475

100


87.088

20,6

Nguồn: phòng kinh doanh

12

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng của các sản phẩm của Pharbaco năm 2011 với
2012 có sự thay đổi, thuốc viên và thuốc tiêm có sự tăng trưởng về tỷ trọng,. Ngược lại
thuốc kháng sinh lại có sự giảm về tỷ trọng 75% năm 2011 so với 67% năm 2012.
Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với 2011 là 20,6%.

b) Doanh thu bán hàng theo nhóm khách hàng
Bảng 2.2. Doanh thu bán hàng theo nhóm khách hàng
ĐVT: triệu đồng
Tên khách hàng

2011
Số tiền

2012


Tỷ trọng
(%)

Số tiền

So sánh tăng giảm

Tỷ trọng
(%)

Mức
tăng

Tỷ lệ
(%)

Hệ thống bệnh viện

72.563

17,2

96.452

18,9

23.889

32,9


Hệ thống phòng khám, nhà
thuốc

37.825

9

48.523

9.5

10.698

28,3

Các công ty trong và ngoài
nước

312.079

73,8

364.500

71.6

52.421

16,8


Tổng số

422.467

100

509.475

100

87.008

20,6

Nguồn : Phòng kinh doanh

Qua bảng 2.2 ta thấy doanh thu năm sau đều tăng hơn so với năm trước, tuy
nhiên tỷ lệ tăng doanh thu theo các kênh tiêu thụ củng có những biến đổi theo thời
gian.Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2012, với sự khó khăn chung của nền kinh tế tuy
nhiên nhờ các chính sách hợp lý của công ty các kênh vẩn có tỷ lệ tăng doanh thu
tương đối cao. Doanh thu năm 2012 so với 2011 tăng 20,6%
Bảng 2.2 Doanh thu bán hàng theo sản phẩm

13

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

ĐVT: triệu đồng
2011

So sánh tăng giảm

2012

2012/2011

Tên sản phẩm
Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

+/-

(%)

Thuốc viên

42.247


10

51.648

15

9.401

22,2

Thuốc tiêm

63.370

15

82.564

18

19.194

30,3

Thuốc kháng sinh

316.850

75


375.263

67

58.413

18,4

Tống số

422.467

100

509.475

100

87.088

20,6

Nguồn: phòng kinh doanh

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng của các sản phẩm của Pharbaco năm 2011 với
2012 có sự thay đổi, thuốc viên và thuốc tiêm có sự tăng trưởng về tỷ trọng,. Ngược lại
thuốc kháng sinh lại có sự giảm về tỷ trọng 75% năm 2011 so với 67% năm 2012.
Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với 2011 là 20,6%.
Bảng 2.3 Doanh thu theo khu vực địa lý

ĐVT: triệu đồng
2011

Khu vực
Số tiền

2012

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

So sánh 2011 với 2012

Tỷ trọng
(%)

Mức tăng

Tỷ lệ
tăng(%)

Miền Bắc

211.234

50

260.737


51,2

49.503

9,2

Miền Trung, Tây
Nguyên

126.470

30

152.639

30

26.169

20,7

84.763

20

96.099

18,8


11.336

13,4

422.467

100

509.475

100

87.088

20,6

Miền Nam
Tổng
Nguồn phòng kinh doanh

Nhận xét: trong năm 2012 doanh thu của công ty đã có sự gia tăng đáng kể về
doanh thu cụ thể doanh thu tăng 20,6% , đặc biệt ở miền Bắc và miền Trung có sự gia
tăng mạnh. Nhưng xét về cơ cấu doanh thu, tỉ lệ doanh thu giữa các miền vẫn giữ ổn
định 50/30/20 và có xu hướng ổn định trong tương lai.

2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường
Chính sách sản phẩm được thực hiện là quyết định danh mục sản phẩm công ty
với chủng loại và số lượng phù hợp với nhu cầu mô hình bệnh tật ở Việt Nam. Công ty

14


Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

cũng ưu tiên nghiên cứu sản phẩm còn bảo hộ khoa học, đó là các sản phẩm mà không
một công ty dược nào được phép sản xuất tương tự và đặc biệt là các chế phẩm sinh
học. Đây là lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
 Về chất lượng sản phẩm
Pharbaco đã được cục quản lý Dược – Bộ y tế Việt Nam cấp chứng chỉ “Thực
hành sản xuất thuốc tôt GMP – WHO”, “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệp GLP”,
“Thực hành bảo quản thuốc tốt GSP”, cho các nhà máy thuốc bột, cốm, viên nhóm
Penicilin; thuốc bột cốm viên Non – betalactam; thuốc bột tiêm nhóm cephalosporin,
thuốc tiêm thể tích nhỏ, thuốc tiêm thể tích lớn; thuốc tiêm đông khô; thuốc nhỏ mũi;
thuốc tiêm Non – betalactam; thuốc bột cốm, viên nhóm cephalosporin.
Thuốc bột tiêm Ceftume là một trong những sản phẩm truyên thống của doanh
nghiệp, thuốc có công dụng chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai, mũi, họng,tiết niệu,
da và mô miềm, nhiễm khuẩn xương khớp, sản phụ khoa
-

Hộp 10 lọ, hộp 1 lọ

-

Thành phần: mỗi lọ chứa Cefuroxim 750 mg

Cephalexin 500mg : Thuốc kháng sinh có công dụng điều trị các nhiễm khuẩn do vi

khuẩn nhạy cảm
-

Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

-

Thành phần: mỗi viên nang chứa Cephalexin 500 mg

 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

-

Công ty có các khoản triết khấu, giảm giá hàng bán đối với tổ chức, doanh
nghiệp nào mua với số lượng lớn. mức chiết khấu là từ 2% đến 5%.
Bảng 2.4 Chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn
Giá trị đơn hàng

-

Tỷ lệ chiết khấu

> 5 trđ

2%

>10 trđ

3%


>30trđ

4%

>50trđ

5%

Có website giới thiệu sản phẩm, có đường dây nóng hỗ trợ khách hàng

 Thị trường mục tiêu
Với năng lực sản xuất đa dạng và chuyên sâu, trong thời gian qua Pharbaco đã
sản xuất trên 450 sản phẩm các loại, trong đó có nhiều sản phẩm độc đáo, đã thử
nghiệm lâm sàng đạt hiệu quả điều trị cao, khả năng dung nạp tốt. Công ty xác định thị
trường mục tiêu trong thời gian tới gồm:
-

Củng cố hệ thống các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế
15

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Các đối tác xuất khẩu

Khu vực Châu Á: Lào, Campuchia, Myanmar
Khu vực Châu Âu: Moldova
Khu vực Châu Phi & Trung Đông: Nigeria, Mozambique, Yemen

2.1.3. Chính sách giá
Bảng 2.5 Bảng giá một số sản phẩm của công ty cổ phần dược trung ương 1
STT

Tên sản phẩm

Quy cách

ĐVT

Giá bán

1

Cefotaxin

1g

1 lọ 15ml + nước

13500

2

Cefradin


1g/15ml

Hộp 10 lọ

15000

3

Ceftume

750ml

1 lọ

54500

4

Trikaxon tiêm

1g

1 lọ

30000

5

Zipadin


1g

1 lọ 15ml + nước

24500

6

Cefazolin

1g

Hộp 10 lọ

14000

7

Zefpocin

1g

1 lọ 15ml + nước

23000

 Mục tiêu định giá của công ty

 Thâm nhập thị trường (trong nước và xuất khẩu): Nhu cầu thị trường luôn
phát triển cùng với sự biến động của các yếu tố khách quan khó kiểm soát.

Muốn đạt được hiệu quả cao công ty phải định vị một cách chắc chắn sản
phẩm của mình trên thị trường.
 Phát triển thị phần, doanh số bán: Thị phần thể hiện mức độ hiện hữu của
công ty trên thị trường. Công ty nào có thị phần lớn nhất sẽ được hưởng chi
phí thấp nhất và lợi nhuận về lâu dài cao nhất.
 Tối đa hóa lợi nhuận: Công ty đã cố gắng đề ra một mức giá tối thiểu để tối
đa hóa lợi nhuận. Đảm bảo đủ các chi phí lắp đặt bảo hành…mà vẩn có lãi.
 Phương pháp định giá
Công ty sử dụng phương pháp định giá từ chi phí. Đây là nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp đến trực tiếp đến các quyết định giá cả đối với doanh nghiệp. Chi phí là căn
cứ quan trọng, là cơ sở, là nền tảng để doanh nghiệp quyết định giá bán.
Định giá: Cộng lãi vào giá thành
 Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + lãi dự kiến (trong đó lãi dự kiến tính theo
đơn vị sản phẩm)
 Chi phí = Chi phí biến đổi + chi phí cố định
Trong đó giá thành sản xuất sản phẩm của công ty được tính theo phương pháp
tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Theo phương thức này kế toán căn cứ
16

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

trực tiếp vào chi phí sản xuất đã hoạch toán được trong tháng và giá trị sản phẩm dở
dang đầu tháng và cuối tháng để tính giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng
khoản mục theo công thức sau :
 Tổng giá

thành sản
phẩm

=

 Giá thành đơn vị

CP SXDD

+

đầu kỳ

=

CPSX phát sinh trong kỳ

CP SXDD
cuối kỳ

Tổng giá thành sản phẩm

sản phẩm

Số lượng sản phẩm nhập kho

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Trong quá
trình sản xuất tại các phân xưởng sản xuất, các nhân viên thống kê phân xưởng có
nhiệm vụ tính ra số giờ công thực tế sản xuất từng loại sản phẩm tại phân xưởng sau

đó lập bảng" Báo cáo giờ công lao động của xưởng”. Đây là căn cứ để kế toán phân bổ
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm.
 Chính sách giá

Công ty áp dụng các điều kiện bán hàng và thanh toán linh hoạt theo từng đối
tượng khách hàng. Đối với các cửa hàng thuốc và chi nhánh của công ty chi phí và
chiết khấu cho khách hàng 3.6% trên doanh số bán trong tháng (chưa VAT) bao gồm
-

Chiết khấu cho khách hàng

-

Chi phí điện thoại, chi văn phòng phẩm, chi phí vận chuyển cho khách hàng…

Đối với khách hàng hợp đồng thì tùy tưng khách hàng và số lượng mua mà công
ty bắt thanh toán ngay hoặc sau khi kết thúc hợp đồng.

2.1.4 Chính sách phân phối
Việc tổ chức mạng lưới kênh phân phối của công ty là do phòng kinh doanh
đảm nhận. Để phù hợp với đặc điểm của mình, công ty đã chọn dữ dụng mô hình kênh
phân phối hỗn hợp
 Kênh loại 1: Dược phẩm của công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông
qua hệ thống cửa hàng của công ty
 Kênh loại 2 : Dược phẩm công ty dược bán cho các công ty trung gian rồi
đến tay người tiêu dung
 Kênh loại 3 : Dược phẩm của công ty qua các công ty trung gian (các chi
Nhánh của công ty) rồi đến bệnh viện, TTYT cuối cùng đến tay người tiêu dùng

17


Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Sơ đồ 2.1 Hệ thống phân phối của công ty dược phẩm Pharbaco

Pharbaco

Công ty phân phối trung gian cấp 1

Công ty phân phối trung
gian cấp 2

Công ty phân phối trung gian cấp
3, đại lý thuốc

Chợ thuốc

Bệnh viện, TTYT, phòng khám

18

Lớp QTDN-K53
Nhà thuốc



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Nhà thuốc

Bệnh nhân, người sữ dụng

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán
 Quảng cáo : Chỉ được áp dụng với nhóm thuốc không kê đơn của công ty theo
quy định của bộ y tế, chi phí dành cho quảng cáo của công ty củng lên tới 30%
trong tổng doanh thu mỗi năm. Điều đó lý giải tại sao chất lượng củng như số
lượng của các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo chí tỏ ra lấn lướt và
tạo được ưu thế hơn so với các doanh nghiệp khác
 Bán hàng cá nhân, hội thảo, hội nghị : Với đội ngủ trình dược viên là các bác sỹ
, dược sỹ đại học, dược sỹ trung học có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
cao tạo được niềm tin cho khách hàng nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao
 Hoạt động tuyên truyền củng được công ty áp dụng dưới dạng mời các giáo sư
hay chuyên gia có tiếng trong nghành viết bài về công ty và chia sẽ kinh
nghiệm sữ dụng sản phẩm trong công tác điều trị nhằm tạo niềm tin cho các đối
tượng sử dụng và quảng bá hình ảnh , giới thiệu sản phẩm cho công ty
 Khuyến mại, chiết khấu thương mại
Sử dụng hình thức chiết khấu linh hoạt cho mỗi đối tượng khách hàng khác
nhau
Tổ chức các đợt hàng triễn lãm thương mại, tham gia cá hội chợ giới thiệu sản
phẩm

2.1.6 Công tác thu thập marketing
Thông tin là một phần quan trong quyết định sự thành công hay thất bại của
một doanh nghiệp

Nhà thuốc

• Đối với doanh nghiệp thu thập thông tin là:

Cập nhật, thống kê về doanh số bán hàng, về sản phẩm, thương hiệu mà công ty hiện
có nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin rõ ràng và chính xác. Thu thập
Nhà thuốc
thông tin về tình hình xuất nhập kho nhằm đảm bảo luôn luôn sãn sàng cung cấp sản
phẩm, tránh tình trạng tồn kho hay đang thực hiện hợp đồng lại thiếu hàng phải kéo
dài thời gian giao nhận.
• Đối với khách hàng thu thập thông tin là:
Lịch sử giao dịch của họ về các sản phẩm của công ty đang chào bán có thể là giao
dịch của họ với công ty đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mình.
Những ý kiến, góp ý của khách hàng, phản hồi lại khách hàng. Thường xuyên liên lạc
với khách hàng, hỏi thăm về tình hình vận hành các thiết bị, những vấn đề mà khách
hàng gặp phải.
19

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Tình hình tài chính của công ty...
• Đối với đối thủ cạnh tranh thu thập thông tin là:
Công ty đang có thể mạnh gì, điểm yếu gì?
Thu thập các thông tin các chính sách chiết khấu, chính sách xúc tiến bán của đối thủ.
Thông tin về sản phẩm mới ...


2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh
 Công ty dược phẩm OPC

 Vốn điều lệ : 81.900.000.000 VNĐ
 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh truyền thống : Sản xuất kinh doanh dược
phẩm, trang thiết bị, máy móc y tế.
 Giá : Các sản phẩm của công ty có giá phù hợp với nhiều đối tượng
 Phân phối : Công ty phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc, đặc biệt là
các tĩnh miền nam
 OPC tự hào là doanh nghiệp dược Việt Nam duy nhất 3 lần liên tiếp được mang
biểu trưng thương hiệu quốc gia
 Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco

 Với các giải thưởng : Thương hiệu quốc gia, giải vàng chất lượng quốc gia..
 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh : Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất,
thiết bị y tế, thu mua chế biến dược liệu, tư vấn sản xuất chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực dược phẩm.
 Phân phối : Traphaco có hệ thống phân phối khắp các tĩnh miền bắc, và một số
tĩnh thành khá trong cả nước.
 Xúc tiến bán : Các hoạt động xúc tiến bán của công ty diễn ra thương xuyên,
như hoạt động khuyến mại giảm giá, chiết khấu cho khách hàng mua với số
lượng lớn từ 2% đến 10%.
 Công ty cổ phần dược phẩm TƯ 2
 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : tư vấn khoa học kỹ thuật chuyển giao công

nghệ trong nghành dược, kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu hoá chất,
tinh dầu, thuốc tân dược, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ
dưỡng, máy móc thiết bị y tế.
 Phân phối : tất cả các tĩnh trong cả nước, đặc biệt là khu vực Hà Nội và các tĩnh

miến bắc.
 Xuc tiến bán : Các hoạt động xúc tiến bán của công ty như khuyến mãi, giảm
giá. Tham gia các hội chợ, triến lãm.
 Được nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lao động là đơn vị đầu tiên của
ngành dược VN

2.1.8 Nhận xét xề tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh
nghiệp


Điểm mạnh

Công ty đã tạo ra được danh mục sản phẩm đa dạng chủng loại cho hết các
nhóm bệnh và đa dạng về mẫu mã, tiện cho người sữ dụng. Đó là tiềm lực mạnh mẽ
của công ty, ưu thế cạnh tranh với tất cả các công ty khác trong và ngoài nước.
20

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Công ty đã phát triển mạng lưới rộng khắp, có khả năng phân phối đến đại lý
nhỏ nhất bệnh viện tuyến huyện, trong khi các công ty lớn khác đa phần chỉ phân phối
ở tuyến thành phố.
Công ty có đội ngủ nhân viên đầu nghành có bề dày kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn cao



Điểm yếu

Do được nhà nước bào hộ trong một thời gian dài, cho nên khi thị trường mở
cửa đã có khó khăn nhất định cho công ty. Việc phải tuân theo những quy định của
WHO đã làm hạn chế về việc phát triển của công ty tại Việt Nam cũng như xuất khẩu
ra nước ngoài. Khi công ty nươc ngoài có tiềm lực lớn xâm nhập vào thị trường Việt
Nam đã làm cho công ty mất thị phần, mất sự bảo hộ, thiếu đi sức cạnh tranh về pháp
lý.
Việt Nam là một nước có thị trường phát triển thấp, bình quân đầu người chi
cho dược phẩm thấp.


Cơ hội

Việc gia nhập WTO và hỗ trợ áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất thuốc
theo hướng dẫn của nước ngoài từ tổ chức WHO và ICH đã và đang tạo điều kiện
công dược phẩm trong nước được hội nhập, tiếp cận công nghệ tiên tiến, chuyển giao
công nghệ.
Nhu cầu về các loại dược phẩm chức năng của người tiêu dung đang tăng cao.
Chất lượng vệ sinh thực phẩm và tình trạng ô nhiếm môi trường ở Việt Nam là
một vấn đề nóng bỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó nhu cầu về các
sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng đang ngày càng atwng cao


Thách thức

Kinh tế nước ta đnag rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao, dể bị ảnh hưởng biến
động về kinh tế từ bên ngoài do nhập siêu. Hơn nữa do chênh lệch về tỷ giá dãn đến
giảm giá trị về sản phẩm.

Thuốc giả chiếm một số lượng lớn đang lưu hành, chưa có nhiều trình độ để phát
hiện và xứ lý

2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động của daonh nghiệp
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, công ty cổ phẩn dược phẩm trung ương I có
tất cả 518 lao động. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp có thể được phân loại theo
nhiều tiêu thức:
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động
ĐVT : người

Năm

Cán bộ quản


Lao động trực
tiếp

21

Lao động gián
tiếp

Lớp QTDN-K53

Tổng số


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Số
lượng

Số
lượng

%

Số
lượng

%

%

2010

32

6,23

450

87,55

32


6,22

514

2011

33

6,41

450

87,38

32

6,21

515

2012

33

6,37

451

87,07


34

6,56

518

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Bảng 2.7 Cơ cấu người lao động theo trình độ học vấn
ĐVT : người
Thạc
sỹ

Năm
2010

Số lượng
%

2011

Số lượng
%

2012

Số lượng
%

Đại

học

Cao
đẳng

Trung
cấp

Sơ cấp

Công nhân kỹ
thuật

8

130

7

168

114

87

1,56

25,29

1,36


32,68

22,18

16,93

8

130

8

168

114

87

1,55

25,24

1,55

32,62

22,14

16,9


8

130

8

170

114

88

1,54

25,10

1,54

32,82

22,01

16,99

Nguồn : Phòng hành chính nhân sự
Qua bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù của công ty phabarco là sản xuất dược
phẩm nên tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm gần 90%, số cán bộ quản lý và lao động gián
tiếp có tăng qua từng năm nhưng không đáng kể.
Tổng số lao động qua từng năm gần như không thay đổi, chất lượng lao động

của công luôn được đảm bảo thể hiện qua việc số cán bộ có trình độ thạc sỹ, đại học,
cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ trọng cao, trong đó số cán bộ trình đọ cao đẳng và
trung cấp tăng dần qua tưng năm.

22

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
ĐVT : người
Năm

18-20
Số
lượng

21-30
%

Số
lượng

31-40
%


41-50

Số
lượng

%

Số
lượng

Tổng
số

>50
%

Số
lượng

%

2010

96 18,68

160 31,13

148 28,79

62 12,06


48 9,34

514

2011

96 18,64

161 31,26

148 28,74

62 12,04

48 9,32

515

2012

96 18,53

161 31,08

151 29,15

62 11,97

48 9,27


518

Nguồn : phòng hành chính nhân sự
Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuồi của công ty pharbaco ta thấy cơ cấu lao
động cảu công ty ở độ tuổi từ 18-40 chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động. Số lao
động từ 41 tuổi trở đi không tăng, điều này phù hợp với kế hoạch trẻ hóa đội ngủ cán
bộ và công nhân của Pharbaco nhằm kế thừa và phát triển Pharbaco trong tương lai.

2.2.2 Định mức lao động
Mức lao động : Là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tọa một
sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức kỹ
thuật, tâm sinh lý và điều kiện kinh tế - xã hội xác định
Định mức lao động : Là một quá trình xác định lượng lao động hao phí hơp lý
đó.


Nguyên tắc xây dựng định mức lao động của Pharbaco

-

Đối với mức năng suất thiết bị phải dựa trên thông số kỹ thuật thiết kế chi từng
mặt hàng và các số liệu khảo sát thực tế, số liệu thống kê hàng năm.

-

Đối với định mức lao động: yêu cầu dây chuyền sản xuất ổn định, trình độ công
nhân phải đạt mức trung bình tiên tiến

-


Hàng năm Pharbaco tổ chức đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để sửa
đổi bổ sung. Nếu mức lao động thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so
vơi mức được giao thì trong thời hạn 3 đến 6 tháng, Pharbaco sẽ xem xét điều
chỉnh lại cho phù hợp.



Phương pháp xây dựng định mức lao động ở Pharbaco: Pharbaoco chủ yếu
dùng phương pháp phân tích kỹ thuật kết hợp với khảo sát bấm giờ tại chổ để
ban hành mức. Sau đó theo dõi việc thực hiện từ 3 đến 6 tháng mới sữa đổi hiệu
chỉnh. Ưu điểm của phương pháp này là chính xác, cho định mức phù hợp tiết
kiệm tránh hao phí lao động cao nhất. Nhược điểm là yêu cầu dây chuyền sản
xuất ổn định, trình độ công nhân phải đạt mức trung bình tiên tiến, tốn nhiều
thời gian, chi phí.
23

Lớp QTDN-K53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

2.2.3 Tình hình sữ dụng thời gian lao động
Thời gian làm việc của công ty Pharbaco là 8 giờ trong một ngày và 5,5 ngày
trong một tuần. Riêng khối hành chính làm việc 5 ngày trong một tuần.
-

Khối làm theo giờ hành chính : sáng từ 7h30 đến 12h, chiều từ 13h đến 16h30


-

Khối làm theo ca : 3 ca sang từ 6h đến 14h, chiều từ 14h đến 22h, đêm từ 22h
đến 6h sang hôm sau

Giờ làm việc có thể điều điều chỉnh phù hợp cho từng địa phương và tình hình
sản xuất kinh doanh của Pharbaco. Trong trương hợp do công nghệ, do theo lịch đổi ca
đối với khối làm việc theo ca vượt quá số giờ quy định trên. Pharbaco tính phụ cấp làm
thêm giờ trong đơn giá trả lương cho người lao động.


Thời gian nghỉ lễ tết : người lao động được hưởng nguyên lương trong 10 ngày
theo quy định của nhà nước và 1 ngày thành lập Pharbaco

-

Trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày trước
hoặc sau ngày lễ

-

Nếu không bố trí được ngày nghỉ bù sẽ thanh toán lương ngày đi làm theo chế
độ làm thêm vào ngày nghỉ



Thời gian nghỉ phép : 12 ngày/ năm ( công việc bình thường), 14 ngày/năm
(công việc nặng nhọc), tuy nhiên thời gian nghỉ phép có thể tăng thêm theo số
năm công tác, cứ làm 5 năm sẽ thêm một ngày nghỉ phép.


2.2.4 Năng suất lao động


Công thức tính năng suất lao động của Pharbaco

Năng suất lao động

Chỉ tiêu này cho thấy rõ với mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
trong kỳ. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ cán bộ và tay nghề của
công nhân Pharbaco, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Pharbaco có đội ngủ nhân viên
lành nghề. Dựa vào chỉ tiêu này so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.

Bảng 2.9 Báo cáo năng suất lao động Pharbaco 2010 - 2011
Chỉ tiêu

Năm
2010

Doanh thu ( trđ)

So sánh 2010 với 2011

2011

385.895

24

Tăng, giảm


422.467

36.572

Lớp QTDN-K53

%
9,48


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I

Số lao động bình quân
năm ( người)

514

515

1

0,19

Năng suất lao động bình
quân (Trđ/người/năm)

750,77


820,32

69,55

9,26

Từ bảng trên ta thấy năng suất lao động bình quân năm 2011 tăng 9,26% so với
năm 2010, có được điều này là do Pharbaco có đội ngủ cán bộ, công nhân viên lành
nghề, có chuyên môn cao.

2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo
a. Quy trình tuyển dụng
Nguồn tuyển dụng : Tuyển dụng thông qua sự giới thiệu tù người thân, người
quen của cán bộ công nhân viên trong công ty: Đây là phương pháp mà Pharbaco
thường chú trọng sử dụng. Với gần 55 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm về thuốc, Pharbaco có một đội ngũ cán bộ, nhân viên không chỉ
giỏi về chuyên môn mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế qua nhiều hợp
đồng lớn nhỏ. Không những vậy, họ còn có nhiều mối quan hệ rộng trong xã hội, đặc
biệt là quan hệ nghề nghiờp. Họ hiểu rõ về tổ chứ, biết được tổ chức cần người như thế
nào, có khả năng gì nên họ có thể giới thiệu được những người phù hợp nhất trong thời
gian sớm nhất. Khi được phỏng vấn, các cán bộ quản lý trực tiếp đều có nhận xét:
Những người lao động được tuyển dụng thông qua sự giới thiệu thường nhanh chóng
nắm bắt được công việc và thích hợp với tổ chức. Còn những nhân viên mới cũng
khẳng định: Họ yêu thích môi trường làm việc ở công ty, đó là môi trường để họ có
thể phát huy hết mọi sở trường cũng như khả năng của mình. Phương pháp tuyển dụng
này của Pharbaco trên thực tế đã thu hút được rất nhiều nhân tài về làm việc cho
mìnhvà từ đó đã góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của Pharbaco, đồng thời thu hút
ngày càng nhiều hơn nữa nguồn tuyển dụng quan trọng này.
Tuyển dụng từ các đơn xin việc: Đây là nguồn tuyển dụng phổ biến của các

doanh nghiệp, do vậy Pharbaco cũng khá là chú trọng nguồn này nên ứng cử viên nộp
đơn xin việc cũng chiếm một phần không nhỏ. Nguồn tuyển dụng này thường là những
sinh viên mới ra trường hay những nhân viên của các hãng khác cảm thấy hứng thú
với vị trí còn trống của công ty và muốn thử sức mình ở vị trí đó. Những người này
thường có lòng nhiệt tình, lòng đam mê công việc. Vì vậy để không bỏ sót những nhân
tài như vậy, Pharbacođã có nhiều hình thức để thu hút nguồn ứng viên này nhiều hơn
như tích cực quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ( đài, báo, ti vi,
internet,…)
Tuyển dụng các sinh viên thực tập: Đây là một phương pháp tuyển dụng hiệu
quả mà nhiều công ty đã làm.


Xác lập nhu cầu tuyển dụng

Hàng năm sau khi ban giám đốc đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanh
những năm tới pharbaco sẻ tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực cần tuyển dụng.
Vào đầu năm các phòng ban sẻ được nhậ công văn đề nghị đánh giá cần tuyển dụng.


Lập kế hoach tuyển dụng
25

Lớp QTDN-K53


×