BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐẶNG ĐỨC NGỌC
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN ĂN VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2019
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐẶNG ĐỨC NGỌC
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN ĂN VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2019
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 8720403
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Chu Thị Tuyết
HÀ NỘI – 2019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1. Đại cương về HIV...........................................................................................3
1.1.1. Lịch sử phát hiện HIV..............................................................................3
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.................................................4
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam................................................5
1.2. Sinh lý bệnh của người nhiễm HIV.................................................................7
1.3. Dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV............................................................8
1.4. Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV ................................................................12
1.4.1. Chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS.................................................................12
1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng đếm tế bào CD4..............................................12
1.4.3. Chẩn đoán nhiễm trùng cơ hội................................................................13
1.4.4. Các giai đoạn lâm sàng...........................................................................13
1.4.5. Điều trị nhiễm HIV và AIDS..................................................................14
1.5. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng........................................14
1.5.1. Phương pháp điều tra khẩu phần, tập quán ăn uống...............................15
1.5.2. Các biểu hiện lâm sàng về tình trạng dinh dưỡng...................................16
1.6. Các yếu tố khác có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ...........16
1.6.1. Điều kiện kinh tế....................................................................................16
1.6.2. Bệnh nhiễm trùng cơ hội........................................................................16
1.6.3. Kiến thức về dinh dưỡng........................................................................16
1.7. Tổng quan chung về tình hình dinh dưỡng và chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam.......................................................................................17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................20
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................20
2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................20
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu......................................................................20
2.3.3. Các biến số nghiên cứu..........................................................................21
2.4. Biến số và chỉ số...........................................................................................22
2.4.1. Biến số nghiên cứu.................................................................................22
2.4.2. Chỉ số nghiên cứu...................................................................................22
2.5. Phương pháp, công cụ thu thập và các chỉ tiêu đánh giá :.............................23
2.5.1. Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu :..............................23
2.5.2. Đánh giá.................................................................................................24
2.6. Xử lý, phân tích số liệu.................................................................................25
2.7. Các loại sai số và cách khắc phục.................................................................26
2.7.1. Các loại sai số.........................................................................................26
2.7.2. Khắc phục..............................................................................................26
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................26
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................28
3.1. Đặc điểm chung và một số yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu........28
3.1.1. Đặc điểm chung......................................................................................28
3.1.2. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.......29
3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người nhiễm HIV.................................31
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung (TTDD) của đối tượng nghiên cứu:.........31
3.3. Khẩu phần thực tế của các đối tượng nghiên cứu:.........................................32
3.3.1. Khẩu phần thực tế chung của các đối tượng...........................................32
3.4. Các mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố khác................33
3.4.1. Mối liên quan giữa khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng........................33
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.......................................................................36
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................37
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ..................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1
Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu...................................28
Bảng 3.2.
Kết quả xét nghiệm tế bào T-CD4 ở đối tượng nghiên cứu.................29
Bảng 3.3.
Phân bố các bệnh cơ hội nói chung trên đối tượng nghiên cứu:..........30
Bảng 3.4:
Phân bố giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu..............................30
Bảng 3.5
Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo giới................31
Bảng 3.6
Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo nhóm tuổi:...............................31
Bảng 3.7.
Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo t ình trạng sử
dụng ARV...........................................................................................31
Bảng 3.8.
Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu:...................32
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đáp ứng khẩu phần khuyến nghị và tình trạng dinh
dưỡng của đối tượng nghiên cứu.........................................................33
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đáp ứng khẩu phần khuyến nghị và các giai đoạn
lâm sàng..............................................................................................34
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đáp ứng khẩu phần khuyến nghị và nhiễm trùng cơ hội...34
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (BMI) và số lượng tế bào
T-CD4.................................................................................................35
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Vòng xoắn bệnh lý giữa HIV và dinh dưỡng kém ............................10
Hình 1.2.
Mối liên quan giữa dinh dưỡng tốt và HIV........................................11
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của từng cá nhân
mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, nòi giống của mỗi quốc gia cũng
như của cả loài người. Bất chấp những nỗ lực của toàn thế giới, dịch HIV/AIDS vẫn
không ngừng gia tăng. Theo ước tính tổng số người sống với HIV trên toàn cầu năm
2012 đã tăng lên 35,3 triệu người [1].
Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng
tâm năm 2018 của Bộ Y Tế, năm 2017 Việt Nam có khoảng 208.371 người nhiễm
HIV và tổng số người tử vong do HIV từ đầu dịch đến nay được báo cáo là 91.840
trường hợp [2].
Đánh giá, tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được trong
việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV. Nhiễm HIV có thể là nguyên nhân
gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng vì nó làm tăng nhu cầu
năng lượng của cơ thể, trong khi đó thì các triệu chứng có liên quan đến HIV và
điều trị thuốc kháng virus (ART) cũng góp phần làm giảm sự thèm ăn cũng như làm
giảm khả năng hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Khi hệ thống
miễn dịch của cơ thể suy yếu cùng với sự suy kiệt về dinh dưỡng làm cho người
nhiễm HIV dễ mắc các nhiễm trùng cơ hội. Do đó một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ
hoặc điều trị suy dinh dưỡng với các liệu pháp dinh dưỡng phù hợp là yếu tố quan
trọng để phục hồi cân nặng đã mất, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cũng
như kiểm soát tốt các triệu chứng liên quan đến HIV, nâng cao hiệu quả điều trị và
cuối cùng kéo dài thời gian chuyển từ giai đoạn nhiễm HIV sang AIDS [3].
Sớm nhận ra tầm quan trọng của thực phẩm, dinh dưỡng đối với người nhiễm
HIV, năm 2005 tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bằng chứng về sự cần thiết của dinh
dưỡng bao gồm cả chất đa lượng và vi lượng đối với người nhiễm HIV/AIDS [4].
Tại Việt Nam, các dự án hỗ trợ các người nhiễm HIV về chăm sóc dinh dưỡng
vẫn còn hạn chế, người nhiễm HIV ít được biết đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để tự
chăm sóc bản thân . Nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng về khẩu phần thực
2
tế và tình trạng dinh dưỡng để có những giải pháp hữu hiệu cho cải thiện tình trạng
dinh dưỡng của người có HIV, cung cấp sự chăm sóc toàn diện đặc biệt về thực
phẩm và dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS và giúp họ có được hệ miễn dịch
tốt hơn, khả năng sống lâu hơn. Phòng khám ngoại trú (OPC) ở bệnh viện Bạch Mai
là một trong những OPC có lượng bệnh nhân đến khám đông nhất, hàng tháng tiếp
nhận hàng nghìn bệnh nhân đến khám và điều trị, đối tượng khách hàng có đủ các
thành phần trong xã hội. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh
dưỡng, khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm HIV
đang điều trị tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Bạch Mai, năm 2019”
MỤC TIÊU
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn của bệnh nhân HIV đang điều trị
ở phòng khám ngoại trú bệnh viện Bạch Mai.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân HIV
trên
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về HIV
1.1.1. Lịch sử phát hiện HIV
Tháng 6/1981 Bác sỹ Michael Gottlieb đã mô tả 5 ca bệnh là những nam thanh niên
đồng tính luyến ái bị viêm phổi nặng do Pneumocystis carinii ở Los Angeles (Mỹ) [5].
Trước đó, 3/1981 nhiều trường hợp ung thư da Sarcoma Kaposi là một bệnh
vốn lành tính mà gây tử vong, đã được báo cáo ở New York.
Điều đặc biệt là những bệnh nhân này đều thấy suy giảm miễn dịch trầm trọng
cả về số lượng và chức năng của tế bào miễn dịch mặc dù trước đó họ hoàn toàn
khỏe mạnh với hệ thống miễn dịch phát triển bình thường.
Những năm sau đó người ta thấy căn bệnh tương tự ở những người mắc bệnh
ưa chảy máu được truyền máu nhiều lần (Hemophylie, Hemogenie), ở những người
nghiện chích ma túy, những người dân Haiti có quan hệ tình dục khác giới và những
đúa con sinh ra từ những người mẹ trong nhóm bị bệnh. Các bệnh án này chứng
minh giả thuyết căn nguyên gây bệnh là do một loại virus (tương tự như virus viêm
gan) lan truyền qua đường máu, đường sinh dục và từ mẹ sang thai nhi.
Trên thực tế bệnh có từ trước năm 1981, bằng chứng là người ta đã tìm thấy
kháng thể HIV ở các mẫu máu bảo quản ở Zaire (1959), ở Hoa Kỳ (1970) cũng như
ở Copenhaghen (1977) và Paris (1978).
Tháng 5/1983 Lucmotagnier và cộng sự ở Viện Paster Paris đã phân lập được
virus gây bệnh khi sinh thiết hạch ở một bệnh nhân bị viêm hạch toàn thân và đặt
tên là LAV (Lymphadenophathy Associated Virus) thuộc họ Retrovirus.
Tháng 5/1984 Robert Gallo và cộng sự cũng phân lập được virus tương tự ở tế
bào lympho T ở người bệnh được gọi tên là HTLV III (Human T Lymphocytotropic
Virus type III). Cũng trong năm đó J Levy phân lập được virus có liên quan đến
AIDS và đặt tên là ARV (AIDS Related Virus).
Năm 1986 Hội nghị định danh quốc tế họp ở Geneve thống nhất tên gọi cho
Virus này là HIV-1 (Human Immunodeficiency Virus nhóm 1) [6], [7].
4
Cũng năm 1986, Montagnier và cộng sự lại phân lập được HIV-2 ở Tây Phi có
cùng phương thức lây truyền, nhưng thời gian ủ bệnh dài hơn HIV-1 và chủ yếu gặp
ở tây Phi.
Tháng 3/1985 người ta bắt đầu sử dụng các bộ sinh phẩm để phát hiện kháng
thể kháng HIV bằng kỹ thuật gắn men ELISA.
Như vậy, HIV tuy phân lập được từ năm 1983 nhưng khi thử lại với HIV-1,
HIV-2 trên huyết thanh của những bệnh nhân ở Zaire được cất giữ từ năm 1959 và
trên bệnh phẩm của một bệnh nhân Zaire cất giữ từ năm 1976 người ta thấy dương
tính với HIV-1. Điều này chứng tỏ HIV có thể đã xuất hiện từ thập kỷ 60-70 của thế
kỷ trước, nhưng phải đến những năm của thập kỷ 80 mới bùng nổ thành đại dịch
[8], [9].
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như đại dịch.
Việc chủ quan với HIV càng tăng nguy cơ lây bệnh. Theo báo cáo của UNAIDS và
WHO, kể từ khi phát hiện năm 1981 đến cuối năm 2008 có trên 60 triệu người
nhiễm HIV, trong đó có trên 25 triệu người chết do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV mới
đang gia tăng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Kenya, Mozambique,
Papua New Guinea, Liên bang Nga, Ukraine và Việt Nam. Việc gia tăng những ca
nhiễm HIV mới cũng quan sát được ở một số quốc gia nơi dịch được phát hiện sớm
nhất cũng như số các ca mới nhiễm cũng tăng ở những quốc gia như Ðức, Anh và
Australia. Ước tính khoảng 33 triệu (dao động từ 30,3 - 36,1 triệu) người sống với
HIV trên toàn thế giới. 2,7 triệu (dao động từ 2,2 triệu - 3,2 triệu) trường hợp nhiễm
mới trong năm 2007. Hai triệu (dao động từ 1,8 triệu - 2,3 triệu) người chết vì AIDS
trong năm 2007.
Cho dù những năm gần đây chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác
phòng chống AIDS, bao gồm cả việc tiếp cận điều trị ART và chăm sóc người
nhiễm HIV/AIDS ở nhiều khu vực trên thế giới, nhưng trong năm 2009 đại dịch
AIDS vẫn lấy đi 1,8 triệu sinh mạng, trong đó có khoảng 260.000 trẻ em [10]. Dù
trong hai năm qua số ca tử vong có liên quan đến AIDS đã giảm từ 2,2 triệu xuống
5
còn 2 triệu ca trong năm 2007 (dao động từ 1,9 triệu - 2,6 triệu xuống còn 1,8 triệu 2,3 triệu).Tuy nhiên, AIDS vẫn tiếp tục là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở châu Phi
nơi chiếm tới 67% trong tổng số ngýời sống với HIV trên toàn cầu. Ở châu Phi,
60% người sống với HIV là phụ nữ và cứ 4 thanh niên sống với HIV trẻ tuổi thì có
3 người là phụ nữ.
Nhìn chung đến năm 2009, dịch HIV đã bị hạn chế ở mức ổn định tại nhiều
khu vực trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng ở một số
khu vực khác như Đông Âu, Trung Á và một số vùng của châu Á do tỷ lệ mới
nhiễm HIV còn ở mức cao. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đại dịch
HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng. Theo dự báo, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở
châu Á có thể lên đến 10 triệu người vào năm 2010, và mỗi năm sẽ có thêm khoảng
500.000 trường hợp mới nhiễm HIV nếu các quốc gia không tăng cường các hoạt
động nhằm ngăn chạn sự lây lan của loại vi rút này. Khu vực cận Sahara của châu
Phi vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch HIV/AIDS. Gần 71% tổng số
trường hợp mới nhiễm HIV trong năm 2009 là dân của các nước trong khu vực này
(với khoảng 1,9 triệu người mới nhiễm), tiếp theo, vị trí số 2 vẫn là khu vực Nam và
Đông Nam Á, với 260.000 người mới nhiễm HIV trong năm vừa qua, cao hơn
110.000 người so với khu vực. Tiếp theo là Mỹ La Tinh, mới có 170.000 người mới
nhiễm HIV trong năm 2008 [11].
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12 năm 1990. Đến năm 1993 dịch bùng nổ ở nhóm nghiện chích
ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh với số người phát hiện là 11.480 người. Từ đó
đến nay, con số người mới nhiễm và số người chết do AIDS không ngừng tăng lên.
Theo báo cáo của cục phòng chống AIDS Việt Nam; Trong quý 3 năm 2017, cả
nước có 208.371 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có
90.493 bệnh nhân AIDS và tổng số người nhiễm HIV tử vong từ đầu dịch đến nay
được báo cáo là 91.840 người. Cho đến nay, đã có trên 74% số xã, phường và
97,8% số quận/huyện trong toàn quốc đã có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS.
6
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2017, toàn quốc đã phát hiện mới 6.883
người nhiễm HIV, 3.484 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS và 1.260 người tử
vong do AIDS. Phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong số những
người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm có 32% bị nhiễm qua
đường máu, 58% qua đường tình dục, 2,6% qua đường mẹ - con và 8% không rõ
đường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 78% và nữ chiếm 22%. Phần lớn
người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng qua ở nhóm tuổi 20-29 (chiếm 82%)
[12]. Số người mới được phát hiện nhiễm HIV giảm 1,1%, số mới chuyển thành
AIDS (bệnh nhân AIDS mới) giảm 39%, số trường hợp mới tử vong do AIDS giảm
15% so với cùng kỳ năm năm 2016. Tuy nhiên số liệu báo cáo đến tháng 9/2017
chưa phản ánh hết tình hình nhiễm HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc do một số địa
phương chưa báo cáo về Bộ Y tế.
Dịch lan rộng ở hầu khắp các tỉnh thành phố trên cả nước, tập trung ở các
nhóm đối tượng có nguy cơ cao: nghiện chích ma túy, gái mại dâm, bệnh nhân
lao… Qua điều tra, khoảng 60% người nhiễm HIV ở Việt Nam là do tiêm chích ma
túy, số còn lại phát sinh từ gái mại dâm và các đối tượng khác. Hành vi tình dục
không an toàn và sử dụng ma túy theo con đường tiêm chích chính là yếu tố làm
dịch HIV lan tràn ở Việt Nam. Ước tính vào năm 2012 tổng số người nhiễm HIV tại
Việt nam sẽ là khoảng 280.000 [13].
Hiện nay, bộ Y tế Việt Nam đang thực hiện rất nhiều chương trình nhằm làm
giảm tỷ lệ mắc HIV và nâng cao hiệu quả điều trị HIV/AIDS như chương trình
giám sát dịch, chương trình giáo dục thay đổi hành vi, chương trình dự phòng lây
truyền... và đặc biệt là chương trình tiếp cận điều trị ARV đang tiếp tục được mở
rộng, tính đến tháng 9/2010, toàn quốc có 315 cơ sở điều trị ARV, trong đó có 287
phòng khám ngoại trú người lớn (gồm 2 cơ sở thuộc tuyến Trung ương, 130 cơ sở
tuyến tỉnh, 155 cơ sở tuyến huyện) và 117 cơ sở điều trị ARV cho trẻ em (gồm 2 cơ
sở thuộc Trung ương, 72 cơ sở tuyến tỉnh, 43 cơ sở tuyến huyện. Ngoài ra còn có 89
cơ sở điều trị chung cho cả người lớn và trẻ em. Tính đến tháng 7/2010 cả nước đã
điều trị cho 44.847 bệnh nhân AIDS, trong đó có 42.449 bệnh nhân người lớn và
7
2.398 bệnh nhân trẻ em. So với cuối năm 2009, số bệnh nhân được điều trị ARV
trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng 6.852 người, trung bình mỗi tháng tăng 987 bệnh
nhân. Số trẻ em được điều trị ARV tăng 411 trẻ, trung bình mỗi tháng tăng khoảng
60 trẻ. So sánh với cùng kỳ năm 2009, số bệnh nhân được điều trị tăng lên 11.543
bệnh nhân (34,7%). Tuy nhiên đến nay ước tính mới chỉ có hơn 50% số bệnh nhân
AIDS cần điều trị đã được điều trị ARV [14], [15].
Về mặt dinh dưỡng hỗ trợ đối với bệnh nhân HIV/AIDS: mới có một vài dự án
và nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức thực hành dinh dưỡng, việc sử dụng vi
chất...của người nhiễm HIV. Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy kiến thức về
dinh dưỡng của người bệnh rất thấp và họ cũng chưa nhận ra tầm quan trọng cũng
như mối liên quan giữa dinh dưỡng nói chung và các loại thức ăn tăng cường sức đề
kháng (các loại đạm, kẽm, vitamin C, vitamin A…) nói riêng đối với hệ miễn dịch
nhạy cảm của họ [16], [17].
1.2. Sinh lý bệnh của người nhiễm HIV
Nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch, tiến triển tiềm tàng làm mất sức đề
kháng của cơ thể cuối cùng dẫn tới bệnh lý nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh lý ung thư
(giai đoạn AIDS) và tử vong. HIV có ái tính chủ yếu với tế bào T- CD4. Ngoài ra nó
còn có thể xâm nhập vào các tế bào lympho B, đại thực bào, tế bào nguồn, tế bào xơ
non và các tế bào hình sao. HIV hủy diệt tế bào T-CD4, nó làm giảm lượng tế bào TCD4 qua ba cơ chế chính: đầu tiên vi rút trực tiếp giết chết các tế bào mà nó nhiễm
vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị chết bệnh, bước ba là
các lympho T độc CD8 giết chết các lympho bào T-CD4 bị nhiễm bệnh. Khi số
lượng T-CD4 giảm xuống mức giới hạn nào đó, miễn dịch qua trung gian tế bào bị
vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội. Đồng
thời việc hủy diệt các tế bào T-CD4 gây suy giảm miễn dịch cả miễn dịch dịch thể
và miễn dịch tế bào. Do đó gây ra các rối loạn đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân
HIV/AIDS [18].
Hậu quả của các rối loạn đáp ứng miễn dịch này là bệnh nhân bị các nhiễm
trùng cơ hội (thường do nấm, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng sinh sản trong tế bào)
8
hoặc các loại ung thư đặc biệt (Sarcoma Kaposi). Hầu hết những người nhiễm HIV
nếu không được điều trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS. Người bệnh thường chết
do bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh ác tính liên quan đến sự suy giảm hệ thống
miễn dịch [19], [20]. HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc
sự tác động của vi rút, bản thân cơ thể người bệnh (tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng
cũng như bệnh tật kèm theo..) và yếu tố môi trường; Hầu hết chuyển sang AIDS sau
10 năm: một số sớm hơn còn một số lâu hơn [21], [22], [23].
Do vậy, tình trạng dinh dưỡng không phù hợp càng khiến cho sức khỏe họ
giảm sút, hệ miễn dịch càng suy yếu và họ dễ bị tử vong vì nhiễm trùng cơ hội
nhiều hơn là do bệnh AIDS [24], [25], [26], [27].
1.3. Dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV
Từ xa xưa, Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác đã xác định rõ tầm quan trọng
của dinh dưỡng và dùng thuốc. Theo ông: ″Có thuốc mà không có ăn thì cũng sẽ đi
đến chỗ chết″[28]. Chế độ ăn và một nếp sinh hoạt điều độ có thể giúp bệnh nhân
kéo dài được tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống [29]. Đặc biệt với người
nhiễm HIV, dinh dưỡng còn đóng vai trò quan trọng hơn, nhất là ở người mới bắt
đầu được điều trị bằng ART. Hiện nay chăm sóc người nhiễm HIV toàn diện thì
không thể thiếu việc chăm sóc về mặt dinh dưỡng [30].
Sự liên quan giữa HIV và suy dinh dưỡng đã được nhiều nghiên cứu trên thế
giới chứng minh theo như nghiên cứu ở Malawi năm 2005 ước tính có 14.4% người
nhiễm HIV và có khoảng 5% dân số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng trong đó có
rất nhiều trẻ em bị HIV+ [31].
Theo nghiên cứu của Green năm 1995 thì tình trạng suy dinh dưỡng ở người
nhiễm HIV/AIDS là khá phổ biến [32]. HIV/AIDS thường được mô tả là một chứng
bệnh giết người. Đó là bởi vì những người bị nhiễm HIV có nguy cơ cao bị sụt cân
và trở thành suy dinh dưỡng. Họ có rủi ro dễ mắc nhiều chứng bệnh và đặc biệt là
mắc bệnh lao dẫn đến tử vong. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng
suy dinh dưỡng và mất cân nặng thường do ba nguyên nhân : do ăn vào không đủ
nhu cầu năng lượng, nhu cầu về năng lượng tăng lên do mắc các bệnh nhiễm trùng
9
và giảm hấp thu các chất dinh dưỡng [33], [34], [35], [36]. Người nhiễm HIV cũng
không cần nhiều protein cung cấp năng lượng trong khẩu phần hơn người bình
thường mà họ cần nhiều năng lượng hơn [37]. Có nghĩa là tỷ lệ cân đối giữa các
chất sinh năng lượng vẫn như người bình thường nhưng năng lượng sẽ tăng lên theo
tình trạng bệnh của người nhiễm HIV/AIDS. Theo khuyến cáo của WHO thì trong
giai đoạn chưa chuyển thành AIDS thì nhu cầu năng lượng gia tăng khoảng 10% để
duy trì trọng lượng của cơ thể [38], [39], [40], nếu mắc bệnh lao thì nhu cầu cần
tăng thêm từ 25-30% [41] . HIV có thể gây ra hoặc ảnh hưởng tới tình trạng SDD
và do vậy càng gây tổn hại hơn cho hệ miễn dịch vốn đã bị vi rút HIV tấn công,
tăng khả năng bị nhiễm trùng cơ hội. Các bệnh nhân không ăn uống tốt sẽ rất khó sử
dụng ARV do họ thường bị những tác dụng phụ gây khó chịu và có rủi ro cao khiến
họ rất dễ dẫn tới bỏ thuốc điều trị. Do vậy rõ ràng nhiễm HIV gây hậu quả xấu tới
tình trạng dinh dưỡng. Đặc biệt có nghiên cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa
thiếu hụt vi chất (nhất là kẽm) và tế bào TCD4. Điều này cho thấy vai trò quan
trọng của kẽm trong việc hỗ trợ miễn dịch [16]. Tuy nhu cầu vitamin và khoáng
chất chỉ chiếm một lượng nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày nhưng chúng là những
chất thiết yếu.
Ảnh hướng của sụt cân và suy dinh dưỡng với người nhiễm HIV:
Nguyên nhân chính khiến người nhiễm HIV bị sụt cân và suy dinh dưỡng là
do: nhu cầu năng lượng gia tăng do bị nhiễm trùng, hàm lượng các chất dinh dưỡng
và năng lượng đưa vào không đủ nhu cầu như khuyến cáo và giảm hấp thu các
khoáng chất.
Việc thiếu hụt năng lượng cũng như vi chất đều gây tổn hại đến hệ miễn dịch
và dẫn tới các nhiễm trùng cơ hội. Khi trọng lượng sụt giảm 5% họ đều có biểu hiện
gia tăng tình trạng bệnh tật cũng như tỷ lệ tử vong [42], [43].
Tình trạng suy dinh dưỡng, hội chứng suy kiệt còn khiến cho hàm lượng
khoáng chất bị sụt giảm, do đó gây thay đổi hằng tính nội môi và càng làm cho
người nhiễm HIV dễ bị tử vong hơn. Suy dinh dưỡng và sự hao mòn cũng làm cho
hệ miễn dịch của người nhiễm HIV càng suy yếu hơn, giảm tế bào T-CD4 [44], làm
10
cho họ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội [45], đặc biệt ở những người mới bắt
đầu được điều trị bằng ARV [46], thêm nữa sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng bị
biến đổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [34], [35].
Khi suy dinh dưỡng và hội chứng hao mòn được coi như một tình trạng sức
khỏe cần được quan tâm trong chứng bệnh HIV/AIDS, thì các vấn đề khác liên
quan đến dinh dưỡng cần phải theo dõi : như hội chứng chuyển hóa, hàm lượng
cholesterol và lượng đường trong máu, sự béo trệ, cấu trúc xương bị hư tổn cũng
như các bệnh khác cũng đồng thời xuất hiện.
Được thể hiện qua sơ đồ của USAID, WHO: vòng xoắn bệnh lý của suy dinh
dưỡng và HIV [47]. Và tổ chức lương nông thế giới đã đưa ra các lời khuyên cũng
như các tác động của dinh dưỡng kém với người nhiễm HIV/AIDS.
Hình 1.1. Vòng xoắn bệnh lý giữa HIV và dinh dưỡng kém [48]
Vì thế, điều cấp thiết là người nhiễm HIV/AIDS cần phải theo một chế độ
dinh dưỡng giúp tái tạo các tế bào, khối lượng chất béo và cơ bắp đã bị mất. Và mục
tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn là phải cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cũng như
các vitamin, khoáng chất (đặc biệt các vi chất tăng cường hệ miễn dịch như kẽm,
vitamin A, vitamin C..) cho người nhiễm HIV giúp họ hệ miễn dịch được tốt hơn
nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao, tiêu chảy, nấm…
Chiến lược về dinh dưỡng bao gồm cả sự lựa chọn thực phẩm phù hợp, cũng
như là đảm bảo an ninh lương thực và việc sử dụng thuốc men đúng liều lượng
không những làm tăng hiệu quả điều trị mà còn kiểm soát được các triệu chứng về
tiêu hóa [49].
11
Do vậy việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ theo
khuyến nghị là hết sức cần thiết cho người nhiễm HIV [50],[41]. Theo kết quả
nghiên cứu của Swaminathan S và cộng sự tại Ấn Độ , việc cung cấp đủ năng lượng
từ các chất sinh năng lượng cho người nhiễm HIV đã khiến họ tăng cân, tăng BMI,
tăng vòng cánh tay… cũng như việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khác như vi
chất như vitamin A, selen, vitamin E, kẽm, calci, vitamin D [51], [52] ngoài việc
làm giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ra nó cũng làm giảm nguy cơ
tim mạch, loãng xương [36], [53], [10]… và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ
[43]. Tại Việt Nam, cũng đã có một vài dự án hỗ trợ các phụ nữ nhiễm HIV bằng
cách dạy họ nấu ăn giúp họ tự chăm sóc được bản thân và gia đình cho đầy đủ, cân
đối và phù hợp với thực tế. Kết quả là sau 10 bài giảng các phụ nữ đều lên trung
binh 1,2 kg và còn tiếp tục duy trì cân nặng (sau 12 tháng), một số người còn tăng
cân tiếp [54], [55]. Đồng thời dự án còn đưa ra các gợi ý về dinh dưỡng giúp người
nhiễm HIV tăng cân và xây dựng thực đơn cho người bệnh [56].
Hình 1.2. Mối liên quan giữa dinh dưỡng tốt và HIV [48]
Như vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ là hết sức cần thiết
cho người nhiễm HIV: giúp họ tăng cân trở lại, duy trì cân nặng; Giúp tăng cường hệ
miễn dịch do vậy cải thiện được khả năng chống lại vi rút HIV và các bệnh nhiễm
trùng cơ hội; Giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm ngắn thời gian
mắc các bệnh này lại do vậy cũng làm chậm quá trình tiến triển sang AIDS. Điều này
12
rất có ý nghĩa với người nhiễm HIV – nó khiến cho tuổi thọ của họ được kéo dài hơn.
Và như vậy sẽ cắt đứt được vòng xoắn bệnh lý do thiếu hụt dinh dưỡng gây ra (bảng
1.1). Và chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ giúp người nhiễm HIV kéo dài tuổi thọ mà
còn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh, giảm thiểu sự thay đổi hình thức bên ngoài do
các phản ứng phụ của thuốc đặc trị bệnh, giảm tình trạng gầy mòn, giảm sự tiêu hao
khối nạc của cơ thể cũng như giảm tình trạng suy dinh dưỡng.
1.4. Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV [57], [18]
1.4.1. Chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS (lâm sàng và cận lâm sàng)
Lâm sàng: Khác với các nhiễm trùng khác, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời
gian ngắn trong cơ thể, HIV một khi đã tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ nó sẽ tồn
tại cùng với vật chủ cả đời. Thậm chí sau khi tử vong, HIV vẫn tiếp tục sống trong
tử thi vài ngày, do vậy, người nhiễm HIV có thể truyền bệnh cho người khác suốt cả
đời mình. Nghiên cứu lịch sử tự nhiên của bệnh, người ta thấy nhiễm HIV diễn biến
qua nhiều giai đoạn từ sơ nhiễm qua giai đoạn cửa sổ đến giai đoạn nhiễm HIV
không có triệu chứng, rồi xuất hiện bệnh hạch dai dẳng toàn thân và cuối cùng là
các biểu hiện cận AIDS và AIDS. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi diễn biến
thành trung bình khoảng 5-7 năm. Trong khi đó, người nhiễm HIV mặc dù không có
biểu hiện gì trên lâm sàng vẫn luôn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Đến khi
có biểu hiện của AIDS và được phát hiện thì người đó đã gây bệnh cho nhiều người.
[58]
Cận lâm sàng: Cách duy nhất để khẳng định một người bị nhiễm HIV hay
không phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu.
1.4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng đếm tế bào CD4
Xét nghiệm máu đếm tế bào T-CD4: Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công
bởi rất nhiều loại mầm bệnh nhưng sở dĩ chúng ta không thường xuyên bị ốm là do
cơ thể có hệ thống miễn dịch chống lại các mầm bệnh này. Hệ thống miễn dịch của
cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cầu lympho T-CD4 đóng vai trò chỉ
huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm
nhập vào cơ thể . Khi virut HIV vào cơ thể, chúng chủ yếu xâm nhập vào tế bào T-
13
CD4, nhân lên trong đó và dần dần phá vỡ các tế bào này. Khi số tế bào T-CD4 bị
phá huỷ càng nhiều so với tế bào mà cơ thể mới sản sinh ra thì khả năng huy động
hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại mầm bệnh càng yếu và cơ thể càng dễ
mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong vòng nhiều năm [18], [6].
1.4.3. Chẩn đoán nhiễm trùng cơ hội [18], [6].
Nhiều loại mầm bệnh hiếm khi gây bệnh ở những người có hệ thống miễn dịch
bình thường nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu để gây bệnh. Những
bệnh nhân này được gọi là nhiễm trùng cơ hội. Ở một số người, một số loại nhiễm
trùng như zona và lao bắt đầu xuất hiện khi lượng T-CD4 còn dưới 350 tế bào trong
1ml máu. Nhưng nhiễm trùng cơ hội đặc biệt bùng phát khi T-CD4 còn dứoi 200.
Các nhiễm trùng thường gặp trong giai đoạn này bao gồm nấm miệng, nấm thực
quản, viêm phổi do Pneumocystic carinii (gọi tắt là viêm phổi PCP), bạch sản dạng
lông ở lưỡi… khi CD4 giảm thấp hơn nữa, khoảng dưới 50, cơ thể dễ bị tấn công
bởi các bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong hơn như viêm màng não, viêm võng mạc…
Tuy nhiên, một số người vẫn khoẻ mạnh mạc dù lượng CD4 đã giảm thấp.
Những người này một khi bị các nhiễm trùng cơ hội thì thường rất nặng và tử vong
nhanh do lượng CD4 còn rất ít, khả năng miễn dịch của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng
CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khoẻ của người có HIV.
1.4.4. Các giai đoạn lâm sàng [59], [18]
- Giai đoạn 1 (không có triệu chứng)
+ Hạch to toàn thân
- Giai đoạn 2 (triệu chứng nhẹ)
+ Sút cân không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cơ thể)
+ Viêm hầu họng, mũi
+ Zona, herpes, viêm bã nhờn, nhiễm nấm móng
+ Viêm miệng tái diễn, Phát ban sẩn ngứa
- Giai đoạn 3 (Triệu chứng tiến triển)
+ Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (>10% trọng lượng cơ thể)
+ Tiêu chảy, Sốt không rõ nguyên nhân
+ Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn, Lao phổi
14
+ Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn,
+ Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi.
+ Thiếu máu (Hb < 80g/l), giảm bạch cầu trung tính hoặc và giảm tiểu
cầu mạn tính.
- Giai đoạn 4 (triệu chứng nặng)
+ Hội chứng suy mòn do HIV (sụt cân > 10%, sốt > 1 tháng hoặc tiêu chảy
> 1 tháng không rõ nguyên nhân)
+ Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
+ Candida thực quản hoặc phế quản, phổi.
+ Tiêu chảy mạn tính,
+ Nhiễm trùng huyết tái diễn…
1.4.5. Điều trị nhiễm HIV và AIDS
Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi HIV/AIDS do vậy việc điều trị hiện nay
chủ yếu nhằm:
Hạn chế sự nhân lên của HIV bằng cách dùng các thuốc ức chế men sao chép
ngược và phục hồi miễn dịch. Điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nâng cao thể
trạng. Những người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS cũng chính là nhóm đối tượng
có nguy cơ cao với tình trạng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng và thiếu
dinh dưỡng. Để giúp cho cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người
nhiễm HIV, bộ Y tế đã có Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ
trưởng Bộ Y tế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” và Quyết định
4139/QĐ-BYT ngày 02/11/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” ban hành kèm theo Quyết định số
3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế [59].
1.5. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng [60], [61]
Tình trạng dinh dưỡng: là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá
sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số
liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình dựa trên cơ sở các thông tin số
15
liệu đó. Để có các nguồn số liệu tin cậy, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cần được
tiến hành đúng phương pháp và theo quy trình hợp lý.
Một số phương pháp thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phương pháp nhân trắc học: Nhân trắc học dinh dưỡng là đo các biến đổi về
kích thước cơ thể và các mô cấu trúc nên cơ thể theo tuổi và mức độ dinh dưỡng
khác nhau [61], [62].
Ở những người trưởng thành dựa vào chỉ tiêu nhân trắc để nhận định tình
trạng dinh dưỡng là khó khăn hơn so với trẻ nhỏ. Nhưng vẫn được sử dụng đặc biệt
trong các trường hợp có mất cân bằng trường diễn giữa năng lượng ăn vào và nhu
cầu cơ thể. Cân nặng và chiều cao riêng rẽ không đánh giá được tình trạng dinh
dưỡng mà phải cần phối hợp giữa cân nặng và chiều cao và các kích thước khác
(BMI, vòng cánh tay…).
Hiện tại WHO khuyến cáo nên dùng BMI để nhận định về tình trạng dinh
dưỡng, chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể do đó là
một chỉ số được WHO khuyến nghị dùng để đánh giá mức độ béo gầy [42], [63].
Cân nặng (kg)
BMI =
(Chiều cao)2 (m)
1.5.1. Phương pháp điều tra khẩu phần, tập quán ăn uống
Một số phương pháp hay dùng hiện nay là hỏi ghi 24 giờ qua (trong 1 ngày
hoặc trong nhiều ngày), hỏi tần suất xuất hiện thực phẩm, hỏi tần suất xuất hiện
thực phẩm bán định lượng, điều tra hộ gia đình…
Điều tra cá thể: hay dùng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua và tần suất
xuất hiện thực phẩm. Hai phương pháp này nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh của
đối tượng đặc biệt là ở người nhiễm HIV, dựa vào phương pháp này chúng ta có được
sự phản ánh sự có mặt của một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần của đối
tượng, định lượng được các chất dinh dưỡng đưa từ thực phẩm trong 24 giờ qua.
Tập quán ăn uống: phản ánh được thói quen ăn hay không ăn loại thức ăn nào
đó, cách chế biến thực phẩm, số lượng các bữa trong ngày (có ăn đủ 3 bữa chính
hay không), tính chất vùng miền…
16
1.5.2. Các biểu hiện lâm sàng về tình trạng dinh dưỡng
Khám thực thể là phương pháp nhằm xác định được những bệnh thiếu dinh
dưỡng qua các triệu chứng điển hình xuất hiện cả trong bệnh viện và trên cộng đồng.
1.6. Các yếu tố khác có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ.
Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, sinh học,khí hậu,…và công tác y tế cũng
như bệnh tật kèm theo.
1.6.1. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng của người
nhiễm HIV. Ở các nước giàu, họ thường được điêu trị ARV trước khi giảm cân và
do đó họ ở trạng thái tương đối khỏe mạnh.Còn ở các nước nghèo đặc biệt như châu
Phi, thì việc tiếp cận thực phẩm là khó khăn cho nhóm người thu nhập thấp. Hầu hết
các rắc rối khi điều trị kháng virut đều có liên quan tới dinh dưỡng hoặc yêu cầu
điều trị dinh dưỡng [64]. Và điều này khiến cho việc điều trị của bác sĩ gặp nhiều
khó khăn hơn.
1.6.2. Bệnh nhiễm trùng cơ hội
Hầu hết người nhiễm HIV đều rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh
phổi, tiêu chảy, tiêu hóa, thần kinh, da,… do hệ miễn dịch của họ suy yếu và rối
loạn [18]. Từ các chứng bệnh này càng khiến cho ngưỡi nhiễm HIV càng bị sụt cân
và thiếu năng lượng trường diễn (CED) thêm. Và khi đó tạo ra vòng xoắn bệnh lý :
CED → hệ miễn dịch suy yếu → bệnh nhiễm trùng cơ hội → CED (bảng 1.1).
1.6.3. Kiến thức về dinh dưỡng
Kiến thức về dinh dưỡng rất quan trọng, người có kiến thức về dinh dưỡng tốt
hơn sẽ biết chăm sóc cho bản thân và gia đình hơn. Đặc biệt ở người nhiễm HIV,
dinh dưỡng liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe của họ. Có nhiều nghiên cứu
về kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng ở người nhiễm HIV cho thấy đa số
trong số họ vẫn chưa hiểu được sự liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng và bệnh tật;
cũng như họ chưa thấy được rằng dinh dưỡng tốt cũng là điều trị chưa phân biệt
được các nhóm thực phẩm, chưa quan tâm đến sử dụng vitamin và khoáng chất
[55], [17]. Các bằng chứng từ các nghiên cứu này cho thấy chế độ ăn của họ còn
17
thiếu kẽm và mối liên giữa thiếu vi chất và tế bào T-CD4 [16]. Do vậy kiến thức về
dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh đặc biệt là bệnh nhân HIV/AIDS.
Việc cung cấp kiến thức dinh dưỡng tốt sẽ giúp họ có được chế độ dinh dưỡng phù
hợp với bệnh tật và điều kiện sống. Điều này thể hiện rõ nhất qua dự án hỗ trợ phụ
nữ nhiễm HIV tại HN năm 2005 của Hòa và cộng sự [19], [16] kết quả của dự án
cải thiện tình trạng dinh dưỡng qua tăng cường kiến thức và thực hành nấu ăn hợp
lý đã giúp các phụ nữ tăng cân và hỗ trợ chế độ chữa trị kháng vi-rút được tốt hơn.
1.7. Tổng quan chung về tình hình dinh dưỡng và chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam
Bên cạnh những nỗ lực trong việc thúc đẩy các can thiệp giảm tác hại cho
nhóm có hành vi nguy cơ cao, một phần quan trọng và cơ bản không thể thiếu được
của đáp ứng đối với dịch là chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV. Số lượng
người nhiễm HIV ngày càng tăng nhanh như hiện nay sẽ kéo theo nhu cầu chăm sóc
dinh dưỡng và điều trị rất lớn. Do khó khăn về thuốc điều trị, phương pháp điều trị,
chế độ, chính sách cho các cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị người nhiễm
HIV/AIDS …thì chăm sóc, dinh dưỡng tại nhà và cộng đồng vẫn là giải pháp chủ
đạo và trước mắt. Chăm sóc tại cộng đồng và thành lập những nhóm người nhiễm
HIV hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp cho người nhiễm HIV sống tốt hơn. Ngoài ra, việc
hướng dẫn cho những gia đình đang chăm sóc người nhiễm biết cách phòng chống
lây truyền sang những người chưa nhiễm tại gia đình là rất cần thiết để họ khỏi lúng
túng và biết cách chăm sóc, điều trị một cách an toàn cho người thân của họ đồng
thời với việc tư vấn, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm để họ hiểu được trạng thái
nhiễm của mình và bảo đảm tiêm chích và quan hệ tình dục an toàn. Những hỗ trợ
này cần thiết thực như: hỗ trợ về y tế, hỗ trợ về kinh tế cũng như hỗ trợ về tâm lý
cho người nhiễm HIV.
Một nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Khoát và CS tại Đà Nẵng năm 1997 đã
cho thấy chỉ có 33,3% người dân cộng đồng xung quanh tán thành, đối xử bình
thường với người nhiễm HIV/AIDS; có 48,9% gia đình của người nhiễm được biết
chính thức về tình hình người nhiễm trong gia đình, như vậy vấn đề đặt ra ở đây là
18
người nhiễm HIV sẽ không có cơ hội được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ như những
người bình thường. Phần lớn những phụ nữ mang thai nhiễm HIV là những người
nghèo nên khó có khả năng mua sữa cho con của họ: chi phí mua sữa thay thế
khoảng 300.000 đồng/tháng trong khi đó thu nhập bình quân là 500.000 đ/tháng.
Rất ít cơ sở y tế cung cấp sữa thay thế trừ trường hợp các cơ sở này được các dự án
về PLTMC (phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con) tài trợ. Ngoài ra việc cung cấp
sữa thay thế nếu không được tư vấn tốt sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ
(viêm phổi, tiêu chảy và nguy cơ nhiễm HIV cao hơn nếu bà mẹ vừa cho trẻ bú mẹ
vừa ăn sữa thay thế). Tuy nhiên việc bà mẹ nhiễm HIV tiếp tục cho con bú càng làm
tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang con. Hệ thống chăm sóc, theo dõi tiếp tục cho mẹ
và trẻ nhiễm HIV sau khi xuất viện còn yếu. Nhiều bà mẹ nhiễm HIV khai sai địa
chỉ gây khó khăn cho ngành y tế trong việc tiếp tục theo dõi và chăm sóc [65], [66].
Theo điều tra của dự án Quỹ toàn cầu, chỉ có 35,4% phụ nữ mang thai được
khám thai đầy đủ trong thời kỳ mang thai [67]. Hiện nay chỉ các bệnh viện phụ sản
lớn mới tiến hành xét nghiệm HIV cho 100% thai phụ. Chi phí xét nghiệm để khẳng
định HIV (+) còn ở mức cao khoảng 120.000 đồng, nhiều trường hợp không được
điều trị dự phòng do kết quả trả về muộn.
Một nghiên cứu mang tính chất định hướng nhằm việc xây dựng chính sách phù
hợp để hướng dẫn cho những người mẹ bị nhiễm HIV có cách lựa chọn nuôi con tốt
nhất phù hợp với hoàn cảnh của mỗi bà mẹ là điều rất cần thiết. Nghiên cứu "Tìm
hiểu thực trạng nuôi trẻ của các bà mẹ ở vùng nhiễm HIV cao và các tiềm năng
(mong muốn lựa chọn) của các bà mẹ bị nhiễm HIV" của tác giả Nguyễn Công Khẩn,
Phạm Thuý Hoà và cộng sự về thực trạng nuôi trẻ của các bà mẹ và người chăm sóc
trẻ ở một số nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao thừa nhận: việc nuôi con bằng sữa thay thế là
không lý tưởng do “nó phụ thuộc vào thu nhập của người mẹ mà thường họ lại
nghèo” hoặc” bà mẹ HIV không thể mua đủ sữa” hoặc ”bà mẹ HIV chỉ có thể đủ tiền
mua sữa đặc vì nó rất rẻ”. Các tác giả khuyến cáo chỉ cho con bú mẹ hoàn toàn trong
thời gian ngắn nhất trong những tháng đầu sau sinh vì thời gian cho bú càng kéo dài
khả năng lây truyền từ mẹ sang con càng cao. Không nuôi phối hợp giữa bú mẹ và
19
sữa thay thế vì trẻ sẽ bị chịu tác động của 2 nguồn nhiễm : HIV+ từ mẹ và ô nhiễm từ
sữa pha không hợp vệ sinh [65]. Một mô hình chăm sóc dinh dưỡng lần đầu tiên được
thử nghiệm cho bà mẹ nhiễm HIV do 2 tác giả Pauline Oosterhoff và Phạm Thị Thúy
Hoà -Viện Dinh dưỡng vừa thử nghiệm với nội dung “Lý thuyết dễ tiếp thu hơn bài
học nấu ăn cho phụ nữ nhiễm HIV ở Việt Nam”, thông qua việc giúp đỡ tư vấn dinh
dưỡng và các bài học thực hành nấu ăn các phụ nữ HIV+ ở Hà nội, kết quả lên cân
mức tăng cân nặng trung bình trong 25 phụ nữ sau 10 bài giảng là 1,2kg, họ trở nên
tự tin hơn và những người chồng của họ cùng tìm cách tham gia khoá học. Tăng cân
được duy trì (sau 12 tháng) và một số phụ nữ tiếp tục tăng cân. Phụ nữ trong khóa
học nói rằng họ tự tin hơn bởi vì họ biết nấu ăn giỏi hơn [54]. Tuy nhiên nghiên cứu
này chỉ mới được áp dụng trên 25 phụ nữ đang nuôi con nhỏ <3 tuổi. Nhưng đây
cũng chính là một định hướng mới cho việc lựa chọn các mô hình thử nghiệm về
chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV.
Hiện tại, trong khi xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở
Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, được Bộ Y tế đúc rút kinh nghiệm và
chỉ đạo xây dựng “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030” trong đó có mục tiêu chăm sóc và điều trị HIV/AIDS toàn diện mà
tư vấn và hỗ trợ dinh dưỡng là một trong những nội dung của chương trình chăm
sóc giảm nhẹ.
Trong khuôn khổ của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn tiếp theo
sau giai đoạn 2001 – 2010: việc khôi phục và xây dựng hệ thống dinh dưỡng lâm
sàng và tiết chế trong bệnh viện được đưa ra như một giải pháp làm tăng hiệu quả
của điều trị. Mục tiêu đến năm 2015 có 50% bệnh viện tuyến Trung Ương và tuyến
tỉnh có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ ăn dinh dưỡng
hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng bao gồm người cao tuổi, HIV/AIDS, lao
và đạt 75% vào năm 2020.
Như vậy rõ ràng, tại Việt Nam đã và đang dần từng bước hoàn thiện dần việc
chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Và dinh dưỡng là một phần
không thể thiếu được của việc chăm sóc và điều trị toàn diện.