BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH
CẤP HUYỆN Ở TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
CẦN THƠ - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH
CẤP HUYỆN Ở TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY
Ngành
: Phát thanh - Truyền hình
Mã số
: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
CẦN THƠ - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên
cứu, các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung
thực. Phần tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ,
chính xác. Các kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn
LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện hoàn thành luận văn này, trong quá trình nghiên cứu, tác
giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá
nhân. Xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm của
Phó khoa Phát thanh - Truyền hình thuộc Học viện Báo chí và Tuyên
truyền; sự tạo điều kiện cung cấp thông tin tư liệu của lãnh đạo Sở Thông
tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Cà Mau; lãnh đạo
UBND, Ban Tuyên giáo huyện ủy và lãnh đạo, cán bộ, viên chức của đài
truyền thanh các huyện trong tỉnh Cà Mau; sự đóng góp ý kiến trung thực,
khách quan của bạn nghe đài ở 5 huyện trong phạm vi nghiên cứu thực
hiện luận văn này.
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI
MỚI PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀI
TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở TỈNH CÀ MAU
HIỆN NAY
1.1. Khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đài truyền thanh cấp huyện
1.3. Giới thiệu chung về hệ thống đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh
Cà Mau hiện nay
11
11
17
20
Chương 2: THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở
30
TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY
2.1. Khảo sát phương thức tổ chức hoạt động của đài truyền thanh
cấp huyện ở tỉnh Cà Mau hiện nay
2.2. Sự đóng góp của các đài truyền thanh huyện
2.3. Đề xuất mô hình tổ chức hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện
30
55
66
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀI
70
TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở TỈNH CÀ MAU
HIỆN NAY
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau
3.2. Giải pháp đổi mới phương thức tổ chức hoạt động đài truyền
thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau hiện nay
3.3. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
70
77
93
98
101
106
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTV
: Biên tập viên
CTV
: Cộng tác viên
KTV
: Kỹ thuật viên
PT-TH
: Phát thanh - Truyền hình
PTV
: Phát thanh viên
PV
: Phóng viên
TT
: Truyền thanh
UBND
: Ủy ban nhân dân
HĐND
: Hội đồng nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:
Tổng hợp chỉ tiêu biên chế được giao và số người hiện
31
Bảng 2.2:
có của các đài huyện
Tổng hợp số lượng cán bộ, viên chức trong các bộ phận
32
Bảng 2.3:
chuyên môn của đài huyện
Tổng hợp số lượng trang thiết bị sản xuất chương trình
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
của các đài huyện
Tổng hợp hệ thống truyền thanh không dây các huyện
Tổng hợp kinh phí được phân bổ năm 2014 của các
34
35
36
Bảng 2.6:
đài huyện
Tổng hợp mức kinh phí chi trả nhuận bút năm 2014 của
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
các đài huyện
Tổng hợp trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các đài huyện
Tổng hợp ý kiến thính giả về các yếu tố tạo nên hình
38
41
48
Bảng 2.9:
thức chương trình
Tổng hợp thời lượng chương trình và số tin, bài,
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
chuyên mục phát sóng của các đài huyện
Tổng hợp công suất máy phát và diện phủ sóng của đài huyện
Tổng hợp ý kiến đánh giá của thính giả về chất lượng
50
54
Bảng 3.1:
nội dung, hình thức chương trình của đài huyện
Tổng hợp lĩnh vực cần thông tin sâu
59
89
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế, báo
phát thanh luôn giữ một vị trí quan trọng trong nền báo chí cách mạng Việt
Nam, đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả chung của đất nước.
Phát thanh ra đời đã làm nên cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần
thứ hai. Thông tin trên phát thanh không bị giới hạn, ngăn cách bởi hàng rào
địa lý, dân số, trình độ dân trí . . . mà ngay lập tức tác động đến hàng triệu
người trên khắp hành tinh. Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định, thế
kỷ XXI là thế kỷ của phát thanh. Quả thực, tại Việt Nam, sự phát triển hệ thống
phát thanh từ trung ương đến địa phương đã làm cho đời sống báo chí trong
nước ngày càng phong phú và sôi động. Công nghệ sản xuất các chương trình
phát thanh trực tiếp xuất hiện phổ biến trong cả nước từ những năm 1997 tiếp
tục khẳng định phát thanh còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã
hội, là phương tiện thông tin - giải trí hấp dẫn có khả năng chia nhỏ đối tượng
công chúng.
Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam của Tổ quốc, với 3 mặt giáp biển. Vì
vậy, kinh tế chủ lực của Cà Mau là khai thác biển và nuôi trồng thủy sản, tổng
sản lượng hàng năm đạt 320.000 tấn, trong đó tôm là 120.000 tấn. Từ năm
2006 đến nay, kinh tế Cà Mau có mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm trên
12%. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 23 triệu đồng/năm, tăng 3,6 lần so
với thời điểm mới tái lập tỉnh vào năm 1997. Những năm gần đây, Cà Mau là
tỉnh đứng đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm sú. Trong năm
2014, Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.
Trong những thành tựu ấy, hệ thống đài truyền thanh cấp huyện giữ vai
trò quan trọng và tạo được những tác động đáng kể. Hoạt động phát thanh truyền thanh - truyền hình trong tỉnh Cà Mau hiện nay đang trong xu hướng
2
ổn định và ngày càng phát triển. Các đài không chỉ tăng cường thời lượng
phát sóng, diện phủ sóng, mà còn nỗ lực cải tiến chương trình, mở thêm
chuyên mục theo hướng phục vụ ngày càng cao lượng thông tin thời sự và
nhu cầu học tập, giải trí của các tầng lớp nhân dân. Trong những năm gần
đây, các đài TT huyện tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của cấp trên để đầu tư mua
sắm trang thiết bị máy móc, mở rộng mạng lưới truyền thanh không dây cho
các xã, thị trấn, nhằm kịp thời chuyển tải thông tin đến công chúng, góp phần
định hướng dư luận, nâng cao nhận thức cho người dân và thúc đẩy phát triển
kinh tế- văn hoá xã hội trên địa bàn.
Đài TT các huyện, thành phố không chỉ khẳng định được vai trò chủ
đạo trong công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
mà còn là cánh tay nối dài của Đài PT-TH tỉnh Cà Mau, là CTV tích cực cho
các cơ quan báo in, cổng thông tin điện tử của tỉnh và các huyện, thành phố.
Hiện 9 đài TT huyện và thành phố trong tỉnh Cà Mau đều phát thanh trên
sóng FM. Các đài đã chủ động xây dựng chương trình và duy trì phát sóng
đều đặn từ 2 đến 3 buổi/ngày, chuyển tải kịp thời các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện, hoạt động diễn
ra tại địa phương đến người dân.
Đóng vai trò quan trọng như vậy và có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của
một đơn vị truyền thông độc lập nhưng đến nay đài TT cấp huyện vẫn chưa
được công nhận là cơ quan báo chí. Chính vì vậy, mà đội ngũ cán bộ, BTV,
PV không được tham gia vào tổ chức Hội Nhà báo và không được công nhận
là nhà báo. Riêng các đài TT huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau vẫn chưa có
sự thống nhất từ tổ chức bộ máy; cơ cấu, số lượng nhân sự; định mức phân bổ
kinh phí cho hoạt động thường xuyên; kinh phí đầu tư trang thiết bị; chế độ
nhuận bút; phương thức sản xuất chương trình cho đến những vấn đề cụ thể
như: cấu trúc chương trình, tác phẩm, thể loại ...
3
Những tồn tại, bất cập nêu trên đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng,
hiệu quả hoạt động cũng như tâm huyết của đội ngũ công tác ở các đài TT
huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau. Do vậy, trong xu thế hội nhập và phát
triển hiện nay của đất nước, cùng với trình độ dân trí ngày càng cao và sự
cạnh tranh gay gắt của các loại hình báo chí thì vai trò của báo phát thanh, đặc
biệt là phát thanh địa phương ít nhiều bị lu mờ. Vì vậy, làm thế nào để hạn
chế những tồn tại, bất cập ấy, tạo cơ chế phù hợp, đồng thời tích cực đổi mới,
nâng cao chất lượng hoạt động để đài TT cấp huyện tiếp tục phát triển, đáp
ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
Đó là những lý do thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Đổi
mới phương thức tổ chức hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh
Cà Mau hiện nay”, với mong muốn là phản ánh đúng thực trạng và những
vấn đề bất cập đã tồn tại suốt thời gian dài để tìm ra các giải pháp tích cực,
hiệu quả nhằm khắc phục những nhược điểm, phát huy hơn nữa những ưu thế
của các đài TT huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau. Từ đó, góp phần cùng hệ
thống PT-TH cả nước nói chung và PT-TH ở Cà Mau nói riêng ngày càng
làm tốt hơn nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trong thời kỳ phát triển và hội
nhập hiện nay của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong bối cảnh bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng,
báo phát thanh, đặc biệt là hệ thống đài PT-TT cấp huyện cũng liên tục vận
động và không ngừng phát triển. Là một trong bốn cấp của hệ thống phát thanh
quốc gia, đài TT cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với
người dân, đồng thời còn góp phần đắc lực vào việc thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, quốc phòng của địa
phương. Chính vì vậy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và
thực tiễn hoạt động của báo phát thanh cũng như đài TT cấp huyện.
4
Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát cho thấy có một số sách, giáo trình
có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tiêu biểu là cuốn Cơ sở lý luận báo chí của
PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (Nxb Lao Động, 2013); cuốn Truyền thông đại
chúng của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001);
Cuốn Lý luận báo phát thanh của PGS.TS. Đức Dũng (Nxb Văn hóa - Thông
tin, 2003); Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn- tập 6 của Trần Quang,
Bùi Việt Hà (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005); Truyền thông Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa do TS. Lưu Hồng Minh chủ biên (Nxb Dân Trí,
2009); Phát thanh trực tiếp do GS.TS. Vũ Văn Hiền và PGS. TS. Đức Dũng
chủ biên (Nxb Lý luận Chính trị, 2007); Công tác lãnh đạo quản lý báo chí do
TS. Nguyễn Thế Kỷ chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, 2012); cuốn Báo phát
thanh, lý thuyết và kĩ năng cơ bản của TS Đinh Thị Thu Hằng,… Trong
những cuốn sách này, các tác giả đã khái quát, làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn hoạt động của các loại hình báo chí, trong đó có báo phát thanh. Tuy
không có phần nào đi sâu về hoạt động cụ thể của đài truyền thanh cấp huyện
nhưng các tác giả đã cung cấp nhiều kiến thức cơ bản về tổ chức bộ máy, xây
dựng chương trình, kỹ năng làm báo phát thanh ... giúp tôi có cơ sở lý luận để
triển khai thực hiện đề tài này.
Liên quan trực tiếp đến hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện, tác
giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu gần đây như sau:
Năm 2008, có Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thanh Phương về đề tài
“Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ”. Luận văn
tập trung phản ánh về thực trạng phát triển của các đài PT - TH địa phương
trong khu vực Đông Nam Bộ, nhằm đưa ra cái nhìn khách quan về vai trò, vị
thế của loại hình báo chí này thông qua những đóng góp quan trọng, góp phần
giúp địa phương phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành, thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
5
Năm 2009, có Luận văn Thạc sĩ của Lâm Thị Thu Hồng, với tiêu đề
“Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền
Đông Nam Bộ”. Nội dung của luận này đề cập đến thực trạng về tổ chức bộ
máy, chất lượng, nội dung chương trình và những vấn đề đặt ra trong hoạt
động của đài TT cấp huyện.
Năm 2012, Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Minh Loan thực hiện đề
tài“Đổi mới phương thức hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện trên địa
bàn Hà Nội”. Luận này cũng khảo sát, điều tra, đánh giá về hoạt động của đài
TT cấp huyện, trong đó có nêu lên những thách thức từ nhu cầu tiếp nhận
thông tin đa dạng của công chúng. Riêng ở chương 2 là phần nói về thực
trạng hoạt động của đài TT cấp huyện trên địa bàn Hà Nội nhưng nguyên
chương này tác giả chỉ đề cập đến chất lượng, nội dung, hình thức chương
trình, việc xây dựng các chương trình phát sóng và những đóng góp tích cực,
hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Gần đây nhất, năm 2014 thì có Luận văn Thạc sĩ của Huỳnh Thiện Tài,
với tiêu đề “Hệ thống truyền thanh cơ sở của tỉnh Bến Tre - Thực trạng và
giải pháp phát triển” và Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thanh Lâm có tiêu đề
“Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động mạng lưới truyền thanh cơ sở các
huyện ven biển tỉnh Bến Tre”. Hai luận văn này đều thực hiện ở cùng địa bàn
tỉnh Bến Tre. Cả hai tác giả đều khảo sát, điều tra và đánh giá toàn diện hoạt
động cũng như vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và ưu điểm, hạn chế của hệ
thống đài TT cấp huyện, cấp xã trong tỉnh Bến Tre. Trong đó đi sâu về cơ cấu
tổ chức bộ máy - nhân sự, hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí hoạt
động - chế độ nhuận bút và chất lượng nội dung, hình thức chương trình.
Riêng luận văn của tác giả Nguyễn Thanh Lâm có thêm phần những mô hình
tổ chức hoạt động qua các giai đoạn lịch sử, sự tác động của tự nhiên - xã hội
đến hoạt động của mạng lưới TT cơ sở, dự báo về quá trình vận động, phát
triển, phần kiến nghị được được tách khỏi chương 3 và ghép chung với kết
6
luận ở phần cuối. Còn luận văn của tác giả Huỳnh Thiện Tài có thêm phần
đặc điểm công chúng phát thanh, tuy nhiên ở chương 1 lại không có phần cơ
sở lý luận nên không nêu được khái niệm và số thuật ngữ liên quan đến đề tài.
Tất cả các luận văn kể trên đều đề cập đến thực trạng, hiệu quả hoạt
động của đài TT cấp huyện. Trong đó, chủ yếu là đi sâu vào việc đổi mới,
nâng cao chất lượng, nội dung chương trình, cơ cấu tổ chức bộ máy, trang
thiết bị kỹ thuật, kinh phí hoạt động. Mặc dù các luận văn này đều nghiên cứu
về đài TT cấp huyện nhưng có thể thấy, mô hình hoạt động mỗi nơi mỗi khác,
không chỗ nào giống chỗ nào và trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng vậy. Từ đó đã
làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cũng như việc phát huy vai trò
là cơ quan ngôn luận của địa phương đối với đài TT cấp huyện.
Cùng với hệ thống báo phát thanh các tỉnh trong cả nước, đài TT cấp
huyện trong tỉnh Cà Mau đã có sự phát triển mạnh và có nhiều đóng góp quan
trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đến
nay chưa có công trình nào khảo sát, nghiên cứu về thực trạng cũng như
những vấn đề tồn tại, bất cập tạo nên rào cản, làm chậm sự phát triển của các
đài TT huyện trong tỉnh Cà Mau. Như vậy, đề tài “Đổi mới phương thức tổ
chức hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau hiện nay”
là một đề tài mới, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã
công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là làm rõ thực trạng
phương thức tổ chức hoạt động của các đài TT huyện ở tỉnh Cà Mau, từ đó đề
xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện phương thức tổ chức
hoạt động của các đài này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả
phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
7
- Nghiên cứu lý luận báo chí, truyền thông và các văn bản, tài liệu liên
quan để xác lập cơ sở lý thuyết và thực tiễn của vấn đề đổi mới phương thức
tổ chức hoạt động của các đài TT huyện ở tỉnh Cà Mau, tạo cơ sở cho công
tác khảo sát, đánh giá thực tiễn.
- Khảo sát thực trạng phương thức tổ chức hoạt động của các đài TT
huyện ở tỉnh Cà Mau, làm rõ những ưu điểm, thành công và hạn chế, bất cập
trong phương thức tổ chức hoạt động này.
- Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với các đài TT huyện trong
tỉnh Cà Mau để từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu thực trạng và những
vấn đề đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của các đài TT huyện trong
tỉnh Cà Mau, bao gồm các yếu tố: cơ cấu tổ chức, quản lý; cơ sở vật chất kỹ
thuật; kinh phí hoạt động; chế độ chính sách; công tác đào tạo, bồi dưỡng;
cấu trúc, quy trình và phương thức sản xuất chương trình; thời lượng phát
sóng và diện phủ sóng; nội dung và hình thức chương trình phát sóng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chọn 5 huyện để khảo sát ý kiến của thính
giả, gồm: huyện Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi và Năm Căn. Đối
với thực trạng hoạt động thì khảo sát tất cả 8 đài TT huyện trong tỉnh Cà Mau.
Thời gian khảo sát được giới hạn trong 1 năm, từ tháng 5/2014 đến
tháng 4/2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Để hoàn thành những nhiệm vụ và mục đích nghiên
cứu đề ra, đề tài này sẽ dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí cách
mạng Việt Nam; Nghị quyết TW 5 khóa X của Đảng về Công tác tư tưởng, lý
8
luận và báo chí trước yêu cầu mới; cơ sở lý luận báo chí, truyền thông; lý luận
báo chí phát thanh và lý luận về truyền thanh cơ sở.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài này,
tôi vận dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng cho việc thu thập
thông tin từ những cuốn sách chuyên ngành, văn kiện của Đảng, văn bản chỉ
đạo, điều hành của các cấp và các chương trình, kế hoạch của địa phương để
hệ thống hóa những vấn đề lý luận và những tư liệu cần thiết có liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp quan sát thực tế được sử dụng trong việc tìm hiểu
những số liệu, hiện trạng, quy trình chi tiết, cụ thể để đánh giá đúng thực
trạng cũng như những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra của các đài
TT huyện trong tỉnh Cà Mau.
- Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để rút ra
được những kết luận cần thiết từ hiện trạng, qua đó đề ra những giải pháp
nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động và vị thế, vai trò của các đài TT huyện trong tỉnh Cà Mau.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện đối với 1 phó giám đốc
sở, 1 phó trưởng phòng Đài PT-TH tỉnh, 2 phó chủ tịch UBND huyện, 1 phó
ban tuyên giáo huyện và 5 lãnh đạo đài TT huyện để thu thập thêm thông tin
bổ sung cho đề tài.
- Phương pháp thăm dò qua bảng hỏi được thực hiện với 200 đối tượng
là công chúng ở 5 huyện trong phạm vi nghiên cứu để thu thập thông tin về
nội dung, hình thức chương trình phát sóng, thời lượng, thời điểm phát sóng...
Mỗi huyện phát 40 phiếu, chọn 20 nông dân, 10 cán bộ, công chức, viên chức
và 10 học sinh trung học phổ thông.
6. Đóng góp mới của luận văn
9
Đây là đề tài đầu tiên khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về thực trạng
hoạt động cũng như những vấn đề bất cập về cơ cấu tổ chức, chế độ chính
sách, cơ sở vật chất- kỹ thuật của các đài TT huyện trong tỉnh Cà Mau. Trên
cơ sở đó, tổng hợp, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn
chế, tồn tại, những vấn đề đang đặt ra trong công tác tổ chức bộ máy, kinh phí
hoạt động, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, việc thực hiện các chế độ chính sách,
xây dựng nội dung chương trình phát sóng.
Những vấn đề được khảo sát cùng với những giải pháp, kiến nghị được
nêu ra cũng là những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu này, có thể góp
phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho các đài
TT huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài lần đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về hoạt động
của các đài TT huyện trong tỉnh Cà Mau. Đề tài này không chỉ góp phần làm
sáng tỏ thực trạng, những vấn đề bất cập mà còn đánh giá toàn diện về vai trò,
vị trí của các đài TT huyện, thành phố của tỉnh Cà Mau trong việc thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương,
góp phần bổ sung lý luận cho báo phát thanh về hệ thống TT cấp huyện.
Đề tài này là một tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, tập
huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ về những vấn đề có liên quan đến hoạt động báo
phát thanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp những dữ liệu thực tế xác thực, cụ thể về hoạt động của
các đài TT huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau cho đối tượng là cán bộ lãnh
đạo, quản lý báo chí nói chung và ở các địa phương trong khu vực nói riêng.
Qua đó, giúp cho những cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí hiểu sâu sắc hơn vai
trò, vị trí, thực trạng hoạt động của các đài TT cấp huyện trong việc thực hiện
10
nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Từ đó có những chủ trương, định hướng, cơ
chế phù hợp nhằm lãnh đạo, quản lý hoạt động này hiệu quả hơn.
Những giải pháp mà đề tài nêu ra có thể là tài liệu tham khảo để các đài
trong khu vực nghiên cứu, áp dụng nhằm cải tiến cách thức tổ chức, hoạt
động, nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của báo phát thanh trong bối cảnh
bùng nổ thông tin hiện nay.
Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này cũng là cơ hội để tác giả bổ
sung thêm kiến thức, sự hiểu biết về công tác chuyên môn, công tác lãnh đạo
quản lý, qua đó góp phần xây dựng đơn vị mình xứng tầm với yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở TỈNH CÀ MAU
1.1. Khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
1.1.1. Đổi mới
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Khắc Trí - Trọng Tấn xuất bản năm
2012 thì “đổi mới” có nghĩa là “thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến
bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [49, tr.195].
Từ khái niệm trên có thể hiểu, đổi mới là thay cách nghĩ, cách làm cũ
lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu phát triển bằng cách nghĩ, cách
làm khác tốt hơn, tiến bộ hơn, hợp với quy luật của sự phát triển. Đổi mới còn
là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển, tổ chức lại bộ
máy cho có khoa học, đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để đưa vào cơ chế
vận hành đạt hiệu quả cao nhất. Đối với đài TT huyện, việc đổi mới phải được
thực hiện đồng bộ từ cơ cấu tổ chức, quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ
thuật; các chế độ, chính sách; nội dung, hình thức thể hiện chương trình;
phương thức truyền tải thông tin đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
cán bộ, PV, BTV, PTV, KTV. Có như vậy, đài TT các huyện mới nâng cao
được hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt yêu cầu công tác tuyên truyền của địa
phương và nhu cầu nắm bắt thông tin của người dân.
1.1.2. Phương thức tổ chức hoạt động
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Khang Việt xuất bản năm 2011 thì
“phương thức” có nghĩa là “phương pháp, cách thức" [55, tr.912], còn “tổ
chức” là “sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ thành các bộ phận để cùng thực
hiện một nhiệm vụ hoặc có cùng một chức năng chung; để làm cho có trật tự,
nền nếp” [55, tr.912], và “hoạt động” là “hành động thường xuyên, hành
động không ngừng” [55, tr.557].
12
Như vậy, phương thức tổ chức hoạt động của đài TT được hiểu là cách
thức, phương pháp tiến hành các nhiệm vụ của đài. Trong đó, có cả công tác
sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ sao cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của đài TT là công tác thông tin, tuyên truyền, bao
gồm cả nội dung thông tin, hình thức thể hiện thông tin và phương thức
truyền tải thông tin. Vì vậy, cần có sự thực hiện đồng bộ, nhịp nhàng, phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ thực tế để phát huy hiệu quả công việc của từng tập thể,
cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện các
chương trình của đài huyện.
Tên đề tài của luận văn là “Đổi mới phương thức tổ chức hoạt động
của đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau hiện nay”, như vậy có thể
hiểu mục đích của luận văn là đề xuất một số thay đổi về cách thức, phương
pháp, tổ chức hoạt động. Trong đó, tập trung thay đổi về tổ chức bộ máy, các
cơ chế, chính sách, nội dung thông tin, hình thức thể hiện, phương tiện truyền
tải để hệ thống đài TT cấp huyện thực hiện tốt hơn chức năng cung cấp thông
tin, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền và đáp ứng nhu
cầu của công chúng trên địa bàn huyện.
1.1.3. Truyền thanh cơ sở
Theo từ điển Tiếng Việt “truyền” là “truyền âm đi xa bằng sóng điện
từ hoặc bằng dây” [53, tr.1734]. Cũng từ điển này định nghĩa “truyền” là
“lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết”. “Truyền
thanh” có nghĩa là “truyền âm thanh đi xa bằng radio (vô tuyến truyền thanh)
hoặc bằng đường dây” [53, tr.1119].
Theo PGS.TS.Nguyễn Văn Dững thì “truyền thanh” là:
kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính
giác người tiếp nhận. Thông điệp được mã hóa truyền qua kênh
truyền thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận
được thông điệp [18, tr.111].
13
Ra-đi-ô được dùng để chỉ máy thu thanh - một thiết bị điện tử dùng để
nhận về các sóng âm đã được biến điệu qua ăng-ten để khếch đại, phục hồi lại
dạng âm thanh ban đầu và cho phát ra ở loa.
Vậy “truyền thanh” là loại hình báo chí truyền thông điệp đi bằng sóng
điện từ, có sức lan tỏa trên phạm vi rộng. Thông qua máy thu thanh, các thiết
bị thu sóng FM hoặc hệ thống loa công cộng giúp cho nhiều người, nhiều nơi
tiếp nhận được thông tin.
Cũng theo từ điển Tiếng Việt, “cơ sở” là “cái làm nền tảng để dựa vào
đó hay từ đó mà phát triển. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức; đơn vị cấp dưới
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, công việc lắng nghe ý kiến cơ sở” [53, tr.466].
“Truyền thanh cơ sở” là một thuật ngữ đã được sử dụng khá phổ biến
trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta. Theo tác giả của các cuốn
sách Báo phát thanh, Lý luận báo phát thanh, Phát thanh trực tiếp… thì đây là
một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ thống TT các cấp gồm:
cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, thị,
thành phố trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn. Trong đó, riêng hai cấp
huyện, thị, và cấp phường, xã còn được gọi chung bằng một thuật ngữ “truyền
thanh cơ sở”.
Ở nước ta “từ 1976, Nhà nước đã quyết định đưa các đài truyền thanh
xã, phường, thị trấn vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp
gồm: (Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, thị, thành
phố trực thuộc tỉnh; phường, xã, thị trấn)” [10, tr.262] và toàn bộ mạng lưới
đài phát thanh từ Trung ương đến cơ sở đều thuộc sở hữu Nhà nước do Chính
Phủ và UBND các cấp quản lý.
Như vậy “Truyền thanh cơ sở” là hệ thống đài TT cấp huyện, thị và cấp
phường, xã có cùng chức năng truyền tải lời nói, tiếng động, âm nhạc đến người
tiếp nhận thông tin bằng sóng điện từ. Hệ thống đài TT cơ sở luôn là một bộ
phận hữu cơ trong hệ thống báo chí của nước ta và đóng vai trò quan trọng trong
việc chuyển tải thông tin đến người dân ở tận các địa bàn xa xôi, hẻo lánh.
14
1.1.4. Đài truyền thanh cấp huyện
Đài TT cấp huyện, thị là một cấp trong hệ thống PT-TT nên hoạt động
phụ thuộc hoàn toàn vào quy định và những đặc trưng cơ bản của loại hình
“báo nói”. Chính vì vậy, báo phát thanh có những thế mạnh mà các phương
tiện truyền thông khác không thể có được. Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Dững,
tác giả của cuốn Cơ sở lý luận báo chí thì những thế mạnh của báo phát thanh
gồm có 8 yếu tố sau:
Thứ nhất là tính toả khắp: Đó là sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ sóng
điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ của ánh sáng - xấp xỉ 300.000
km/giây. Nhờ đặc tính này, cùng một lúc, phát thanh tác động đến hàng triệu
người, chi phối hàng triệu người và thậm chí lũng đoạn hàng triệu người trên
khắp hành tinh, không phân biệt biên giới quốc gia, lãnh thổ; chỉ có mỗi hàng
rào là ngôn ngữ lời nói.
Thứ hai là thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Báo in chỉ cho phép
tiếp nhận từng người một, đơn lẻ, còn phát thanh thì hàng triệu người có thể
cùng nghe, cùng theo dõi, cùng phản ứng. Do đó, phát thanh có sức mạnh đặc
biệt trong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì. Lời kêu gọi,
lệnh tổng động viên, thông điệp hàng năm,... của những người đúng đầu nhà
nước đều được truyền qua sóng phát thanh đến mọi miền đất nước và khắp
thế giới này.
Thứ ba là sống động, riêng tư, thân mật: Thế mạnh của phát thanh là sử
dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc trong việc phản
ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục người nghe.
Giọng nói có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ chất giọng và kỹ năng nói
như cao độ, cưòng độ, tiết tấu, ngữ điệu, diễn cảm... Chương trình phát thanh
hướng tới số đông, nhưng người nghe lại nghe radio với tư cách cá nhân, từng
người một - tính riêng tư, thân mật. Điều này đòi hỏi thiết kế thông điệp và
trình bày như nói với từng người.
15
Thứ tư là kênh truyền thông rẻ tiền: Với công nghệ hiện nay, một chiếc
radio chỉ bán với giá vài chục ngàn đồng, hợp với túi tiền đại đa số người dân,
lại nghe đủ loại chương tình, từ ca nhạc, âm nhạc, sân khấu, hướng dẫn kỹ
thuật làm ăn, kỹ năng sống đến tin tức thời sự. Do đó, phát thanh thích ứng
với cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân, cư dân sống rải rác, mức sống
thấp như nước ta.
Thứ năm là phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khác, không
phải tập trung mọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin. Điều này rất có lợi
cho nông dân và chị em phụ nữ, vừa làm việc nhà vừa nghe phát thanh.
Thứ sáu là phát thanh đến với mọi đối tượng, không phân biệt trình độ
văn hoá cao hay thấp, biết chữ hay không, chỉ cần có khả năng nghe. Đồng
thời, phát thanh có khả năng phục vụ giải trí cho công chúng với chất lượng
cao qua các chương trình âm nhạc, ca nhạc, văn nghệ, nhất là phát thanh số.
Thứ bảy là phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói
của các dân tộc. Tại Nam Phi, trong lúc phát thanh phát 11 loại ngôn ngữ trên
sóng phát thanh thì truyền hình vất vả lắm mới chuyển được 3 loại ngôn ngữ
lên sóng. Các điệu nhạc, lời ca tiếng hát của các dân tộc, kể cả nhạc dân gian,
nhạc pop... trên sóng phát thanh đến với nhân dân các vùng xa xôi hẻo lánh dễ
dàng hơn. Ở nước ta, hiện nay có 37 chương trình phát thanh tiếng các dân
tộc thiểu số, trong đó Đài TNVN đang phát 11 chương trình. Đây là một cố
gắng lớn mà báo in khó có thể thực hiện. Tuy nhiên, so với cộng đồng 54 dân
tộc anh em, sản phẩm truyền thông này chưa thể đáp ứng nhu cầu công chúng
các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển bền vững.
Thứ tám là hệ thống phát thanh, truyền thanh lan toả đến tận phường,
xã, các ấp dân cư và radio theo bà con lên rẫy vào nương là điều truyền hình,
báo in, báo mạng điện tử không thể sánh kịp.
Như vậy có thể khẳng định, với những thế mạnh và đặc trưng của loại
hình báo phát thanh, hệ thống đài TT cấp huyện, thị đang ngày càng phát huy
16
vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là đối với người dân ở vùng
nông thôn, miền núi.
1.1.5. Phương thức tổ chức hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện
Từ các khái niệm đã phân tích ở trên, có thể hiểu “phương thức tổ chức
hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện” chính là xây dựng, đổi mới cách
thức, phương pháp hoạt động cũng như sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ ở
từng bộ phận sao cho phù hợp, đảm bảo số lượng và đúng với chuyên môn, sở
trường của từng người, nhằm giúp cho bộ máy của đài TT cấp huyện, thị vận
hành một cách êm ả, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trong đó,
nhiệm vụ quan trọng nhất là cung cấp, truyền dẫn thông tin đầy đủ, kịp thời
theo nhu cầu của người tiếp nhận. Thông qua ngôn ngữ (lời nói, tiếng động,
âm nhạc) biến giá trị nội dung thông tin trở thành nhận thức, niềm tin của
người tiếp nhận và thôi thúc đối tượng tiếp nhận hành động theo những định
hướng, mục tiêu do chủ thể cơ quan đài truyền thanh đặt ra, góp phần tác
động, thúc đẩy xã hội phát triển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông đại chúng và kỷ
nguyên số hiện nay thì PT-TT cũng phải không ngừng đổi mới để hội nhập và
phát triển. Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Dững, tác giả của cuốn Cơ sở lý luận
báo chí thì thuật ngữ TT hiện đại chủ yếu được dùng để chỉ phương thức sản
xuất chương trình với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ số nhằm hướng tới
thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin phát thanh của công chúng hiện đại.
Theo đó, mô hình tổ chức, phương thức tổ chức hoạt động, sản phẩm truyền
thông của các cơ quan phát thanh, tích hợp đa kỹ năng của người làm phát
thanh … cũng đang thay đổi nhanh chóng [18, tr.112]. Trong môi trường số
hiện nay, PT-TT hiện đại đã và đang thể hiện năng lực thích nghi, biến đổi và
đang dần dần làm “nhòa” đi những đặc điểm của PT-TT truyền thống.
17
1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đài truyền thanh cấp huyện
Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký
kết thì hệ thống đài phát thanh-truyền thanh tỉnh, thành phố, đặc khu trực
thuộc trung ương và quận, huyện trực thuộc tỉnh cũng dần dần được thành
lập. Theo cuốn Báo Phát thanh thì giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 có
11 đài phát thanh-truyền thanh được thành lập. Đó là Hà Nội, Vĩnh Linh
(Quảng Trị), Hải Phòng, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải
Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa [39, tr.49]. Sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, hệ thống đài phát thanhtruyền thanh 4 cấp trên cả nước dần được hoàn thiện và phát triển nhanh
chóng về số lượng, chất lượng ngày càng nâng cao, nhất là đối với hệ thống
đài truyền thanh cấp huyện.
Theo cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại thì nhiệm vụ chính của
các đài huyện trong giai đoạn đầu mới thành lập chủ yếu là tiếp sóng đài
Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh
để phản ánh về công việc của hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao
động và phê phán thói lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập thể… Do
số lượng các loại báo, tạp chí của nước ta thời kỳ này ít nên vị trí, vai trò của
các đài huyện rất quan trọng. Trên cơ sở sự phát triển của đài huyện nên đến
những thập niên cuối của thế kỷ XX, hàng loạt các đài truyền thanh cấp xã đã
ra đời. Là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí của nước ta, hệ thống
đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã đã phát huy vai trò không thể thiếu
trong việc tuyên truyền các nhiệm vụ của địa phương, đặc biệt là ở những khu
vực nông thôn, miền núi, hải đảo, nơi có số lượng thính giả chiếm hơn 80%
thính giả cả nước.
So với đài Trung ương và đài tỉnh, đài cấp huyện và cấp xã có những
ưu thế nổi bật là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến từng người dân trên
địa bàn. Trong thực tế, có những loại nội dung mà chỉ có đài truyền thanh cấp
18
huyện và cấp xã mới có thể đề cập đến được. Đó là những chuyện gần gũi với
đời sống thường nhật như chuyện sản xuất vụ mùa, trồng trọt, chăn nuôi,
thông tin lịch thời vụ, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa,
tình hình an ninh trật tự, rồi các hoạt động như bầu cử, đại hội, tiêm chủng,
hội họp, thông báo treo cờ nhân các ngày lễ, tết…[10, tr.265].
Từ đó mà vị trí, vai trò của đài truyền thanh cấp huyện ngày càng
được khẳng định và được đưa vào quy định từ những năm đầu mới thành
lập. Năm 1979, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 475/TTg
ngày 28/9/1978 Quy định về tổ chức ngành phát thanh và truyền thanh ở
cấp tỉnh và huyện. Thông tư này đã tạo nền tàng cơ bản để một loạt các đài
cấp huyện được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Trong điều kiện hệ
thống thông tin đại chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ, để làm tốt công
tác quy hoạch, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống đài
truyền thanh cấp huyện, ngày 27/7/2010, liên Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLTBTTTT-BNV Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài
Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện. Theo thông tư này thì
Đài Truyền thanh cấp huyện có vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể như sau:
- Về vị trí và chức năng
1. Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đài Truyền thanh - Truyền
hình cấp huyện) là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện
chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện.
2. Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và