Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.45 KB, 22 trang )

TiÓu luËn cuèi kho¸
LỜI MỞ ĐẦU
Hiếp pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng
định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” - Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hiện nay,
chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân. Chỉ khi có một Nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền dân chủ
của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc, được lao động, được học hành,
được đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Hoạt động quản lý nhà nước về công nghiệp nói chung và về điện lực nói
riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Như chúng ta đã biết, điện năng là một dạng năng lượng đặc biệt sản xuất ra đến
đâu thì phải được tiêu dùng hết đến đó, nó không dự trữ được. Tuy nhiên, điện
năng có một ưu điểm rất lớn đó là có thể truyền tải đi xa một cách dể dàng nhờ có
hệ thống đường dây tải điện. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần quản lý, vận hành, sử
dung hệ thống đường dây tải điện như thế nào để hoạt động điện lực được an toàn,
ổn định.
Trong những năm qua, nhà nước ta rất coi trọng công tác quản lý về điện
năng, mà trọng tâm là chú trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện khung hành
lang pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Một mặt, nó đã góp phần
thúc đẩy ngành điện phát triển, hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội đất
nước và đời sống của nhân dân. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý về điện được
quan tâm đào tạo cả về chuyên môn và kiến thức pháp luật; hoạt động quản lý nhà
nước được tăng cường đặc biệt là trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động điện lực và sử dụng điện vẫn còn một số
tồn tại đó là, tình trạng thiếu điện vào mùa khô; mất an toàn ở lưới điện nông thôn;

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X


Trang: 1


Tiểu luận cuối khoá
cụng tỏc tuyờn truyn, giỏo dc nõng cao hiu bit ca nhõn dõn cha c chỳ
trng dn n tỡnh trng hoang mang lo lng ca nhõn dõn khi phi sng di
ng in cao th; c bit l tỡnh trng vi phm hnh lang an ton li in cao
ỏp cũn xy ra khỏ ph bin, gõy khú khn cho cỏc n v qun lý vn hnh li
in cỏc a phng.
Vỡ vy, tụi chn ti: X lý tỡnh hung vi phm hnh lang an ton li
in 500 KV mch 2 on qua xó Trng Xuõn, huyn Qung Ninh, tnh
Qung Bỡnh lm tiu lun cui khoỏ.
Trong quỏ trỡnh trin khai vit tiu lun chc chn s khú trỏnh khi nhng
hn ch nht nh. Rt mong c thy, cụ giỏo v nhng ngi quan tõm n vn
ny gúp ý tiu lun c hon thin hn.
Xin chõn thnh cỏm n !

Nguyễn Văn Minh Lớp QLNN Chơng trình CVC Khoá X

Trang: 2


TiÓu luËn cuèi kho¸
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:

Trường Xuân là một xã nằm phía Tây Nam của huyện Quảng Ninh, diện tích
26,45 Km2, dân số khoảng 10.210 người, địa hình chủ yếu là đồi, núi; dân cư sinh
sống bằng nghề trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc và một số
buôn bán nhỏ. Đây là một địa phương có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh,
quốc phòng cũng như rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là trồng cây

công nghiệp lâu năm.
Hiện nay trên địa bàn xã Trường Xuân có 2 tuyến đường dây 500 KV đi qua.
Tuyến thứ nhất (mạch 1) được xây dựng và hoàn thành ngày 27/5/1994, ngay từ
khi mới đưa vào vận hành, đường dây 500 KV Bắc - Nam mạch 1 đã lập tức phát
huy hiệu quả. Những năm từ 1994 đến 2000, đường dây đã truyền tải một lượng
lớn điện năng để cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội tại Miền Nam và Miền
Trung, cơ bản chấm dứt tình trạng cắt điện triền miên trước đó tại các khu vực này.
Tuy nhiên, từ những năm 2005, "con đường độc đạo" này thường xuyên phải quá
tải, cõng trên mình đến 1.000 MW, vượt hơn công suất thiết kế 100 MW, nếu kéo
dài sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của toàn hệ thống điện. Trước sức ép thực tế đó,
Chính phủ đã giao Tập Đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng và đưa vào vận hành
đường dây 500 KV Bắc - Nam mạch 2. Đường dây 500 KV mạch 2 đoạn Đà Nẵng
– Hà Tĩnh do Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung làm chủ đầu tư,
được đóng điện vận hành từ ngày 25/11/2007. Khi đường dây 500 KV mạch 2 Bắc
- Nam được đưa vào vận hành, thực sự đóng vai trò là đường dây liên kết hệ thống,
truyền tải công suất và điện năng theo cả 2 chiều Nam - Bắc. Lần đầu tiên hệ thống
điện 3 miền Bắc, Trung, Nam được liên kết với nhau thành một thể thống nhất, tạo
điều kiện cho vận hành tối ưu điện năng, nâng cao đáng kể độ tin cậy cũng như
chất lượng cung cấp điện, tạo điều kiện khai thác tối ưu các nguồn phát điện trong
hệ thống, tạo ra lợi ích kinh tế lớn cho đất nước.
Đường dây 500 KV Bắc - Nam được giao cho 4 công ty truyền tải và nhà
máy thuỷ điện Hòa Bình quản lý vận hành. Trừ Nhà máy thủy điện Hòa Bình chỉ
quản lý duy nhất trạm 500 KV, các công ty truyền tải đều vừa quản lý đường dây,
vừa quản lý một trạm 500 KV.

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 3



TiÓu luËn cuèi kho¸
Đường dây 500 KV đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình được giao cho Công
ty Truyền tải điện Quảng Bình quản lý vận hành. Để hệ thống điện được vận hành
an toàn, ổn định Truyền tải điện Quảng Bình đã thường xuyên phối hợp với các cơ
quan chức năng trên địa bàn tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của
nhà nước đến người dân; tăng cường công tác kiểm tra, phát quang tuyến, chặt tỉa
cây cối vi phạm hành lang an toàn lưới điện theo qui định. Tuy nhiên, bên cạnh đó
việc vi phạm hành lang an toàn lưới điện ảnh hưởng đến độ an toàn của hệ thống
điện quốc gia vần còn xảy ra mà điển hình là vụ việc tại xã Trường Xuân, huyện
Quảng Ninh:
Ngày 20/9/2015, Đoàn kiểm tra của Công ty Truyền tải điện Quảng Bình
tiến hành công tác kiểm tra hành lang an toàn lưới điện cao áp tại huyện Quảng
Ninh, phát hiện một số hộ dân xã Trường Xuân, có cây cối trồng vi phạm Điều 12,
Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về việc Qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện. Đoàn đã lập biên bản
và tiến hành thống kê cây cối vi phạm hành lang an toàn lưới điện như sau:
TT

Tên Hộ gia đình

Loại cây

SL (Cây)

Bạch đàn

10

Cao su


20

1

Nguyễn Văn A

2

Trần Thị C

3

Dương Thị D

Bạch đàn

10

4

Hoàng Văn T

Xoài

10

5

Hoàng Văn C


Cao su

20

Ghi chú

Có nhà cơi nới vi phạm

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, lãnh đạo Công ty Truyền tải điện Quảng
Bình đã xác định đây là một việc có tính chất khá phức tạp, phổ biến không chỉ xảy
ra ở riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mà xẩy ra trên phạm vi cả nước nơi có các
tuyến đường dây 500 KV đi qua. Ngày 25/9/2015, Công ty Truyền tải điện Quảng
Bình đã tiến hành một cuộc họp bàn biện pháp giải toả hành lang an toàn lưới điện
với sự tham gia của đại diện UBND huyện Quảng Ninh, đại diện UBND xã
Trường Xuân và các hộ dân vi phạm.

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 4


TiÓu luËn cuèi kho¸
Ngày 27/9/2015, Công ty Truyền tải điện Quảng Bình cho công nhân tiến
hành chặt tỉa cây cối, giải toả nhà cửa công trình vi phạm hành lang an toàn tuyến
đồng thời tiến hành phát quang hành lang trên toàn tuyến đường dây đi qua xã
Trường Xuân. Theo kế hoạch đầu tiên đoàn tiến hành giải toả vi phạm tại hộ gia
đình ông Nguyễn Văn A nhưng trong quá trình thực hiện gia đình ông A đã không
cho công nhân vào khu vực vườn gia đình để tiến hành công việc, đồng thời lôi kéo
các hộ dân vi phạm và một số hộ gia đình khác tại xã kịch liệt chống đối không cho
Công ty Truyền tải điện Quảng Bình thực hiện công việc của mình với nhiều lý do

khác nhau, trong đó có kiến nghị về việc đền bù giải phóng hành lang trước đây
chưa thoả đáng đồng thời yêu cầu đền bù tiếp số cây tái sinh mới mọc thêm. Mặc
dù trong quá trình xây dựng đường dây 500 KV mạch 2 Đà Nẵng – Hà Tĩnh, Ban
Quản lý dự án các công trình điện Miền trung, chính quyền xã Trường Xuân và các
đơn vị xây lắp đã phối hợp giải quyết xong việc đền bù thiệt hại và giải phóng
hành lang an toàn phục vụ việc thi công đường dây. Sự phản ứng và chống đối của
các hộ dân đã làm cho các công nhân Công ty Truyền tải điện Quảng Bình không
thể tiến hành công việc, hành lang an toàn lưới điện không được đảm bảo, độ an
toàn của hệ thống điện bị giảm sút và có thể xẩy ra sự cố bất cứ lúc nào.
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1. Nguyên nhân:
Qua quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại xã Trường Xuân nơi xảy ra vụ
việc, lấy ý kiến các hộ dân, ý kiến của Công ty Truyền tải điện Quảng Bình và đặc
biệt lấy ý kiến khách quan từ nhân dân địa phương, tìm hiểu sâu về vụ việc tôi thấy
nguyên nhân để xảy ra vụ việc trên như sau:
a. Nguyên nhân khách quan:
Do sự hiểu biết pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện của các hộ
dân nêu trên cũng như những người liên quan đến vụ việc còn thấp. Hệ thống pháp
luật của ta thiếu đồng bộ, chồng chéo, nội dung còn nhiều điểm chưa sát với thực
tế cuộc sống, các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời. Cụ thể, mặc dù mới vừa sửa
đổi Luật Điện lực và các Nghị định hướng dẫn Luật nhưng vẫn còn sự thiếu đồng
bộ và bất cập Như: tại Điểm 3, Điều 12, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 5


TiÓu luËn cuèi kho¸

26/02/2014 của Chính phủ qui định “Đối với cây có khả năng phát triển nhanh
trong thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách tại Khoản 1 và Khoản 2
điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành thì phải
chặt bỏ và cấm trồng mới”. Điều này là rất khó thực hiện bởi vì xã Trường Xuân địa
hình đồi, núi cao và độ màu mỡ của đất rất tốt chủ yếu trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
lâu năm và cây lâm nghiệp... Việc xác định như thế nào là cây có khả năng phát triển
nhanh trong thời gian 03 tháng vi phạm khoảng cách an toàn, cây không còn hiệu
quả kinh tế vi phạm hành lang là rất khó khăn, có thể gây ra lỗi nhận định theo cảm
tính, không khách quan của cán bộ Công ty Truyền tải điện Quảng Bình.
Công tác tuyên truyền chưa tốt, chưa đúng của các cơ quan chức năng, đặc
biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng còn thiếu tuyên truyền về ảnh
hưởng của điện từ trường đối với cơ thể con người và người dân cho rằng điện từ
trường là ảnh hưởng đến sức khoẻ làm đau đầu, chóng mặt và gây nhiều bệnh tật…
mặc dù ngành điện đã tiến hành các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn theo
qui định của nhà nước cũng như tổ chức y tế thế giới WHO. Điều này đã tạo ra một
phản ứng dây truyền, hoang mang, lo lắng và hộ dân đã không cho đơn vị quản lý
vận hành lưới điện chặt cây phát dọn hành lang tuyến, mà yêu cầu phải di dời họ
ra khỏi hành lang an toàn lưới điện này.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Khi xây dựng công trình đơn vị tư vấn thiết kế đã khảo sát sơ sài và không
kỹ hướng, tuyến; có địa bàn do đi lại khó khăn cán bộ khảo sát đã không đi thực tế
mà ước lượng; dẫn đến trong quá trình thi công phải thay đổi thiết kế kéo theo đó
là vấn đề giải phóng mặt bằng để thi công công trình khi thiết kế bị thay đổi.
Do công tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện chưa tốt, mặc dù đường
dây đã được đóng điện vận hành từ tháng 4/2005 nhưng đến nay một số tồn tại về
hành lang an toàn vẫn chưa được hội đồng đền bù giải quyết dứt điểm các hộ dân
vẫn còn khiếu kiện.
Đơn vị quản lý vận hành lưới điện chưa phối hợp tốt với các cơ quan chức
năng nhất là chính quyền địa phương trong quản lý và bảo vệ hành lang an toàn
lưới điện. Một số nhiệm vụ trong quản lý vận hành lưới điện chưa thực hiện tốt,


NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 6


TiÓu luËn cuèi kho¸
như tại Điểm d, Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ
quy định trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành lưới điện phải “công bố công
khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp” nhưng thực tế hiện nay
rất ít được thực hiện.
Một số cán bộ thực hiện công tác đền bù còn quan liêu, thiếu trách nhiệm
làm cho công tác đền bù không công bằng, người dân mất lòng tin vào chính
quyền.
2. Hậu quả:
Từ thực tế nêu trên, nếu không có giải pháp hợp lý để đảm bảo hành lang an
toàn lưới điện sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:
Về vấn đề an toàn:
Trước hết gây mất an toàn đối với hệ thống điện quốc gia, làm giảm độ tin
cậy của hệ thống điện, đặc biệt có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng như phóng
điện, chập điện gây mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của
các hộ dân cũng như những người tham gia quản lý vận hành lưới điện.
Về mặt chính trị - xã hội:
Việc vi phạm các qui định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp của
một số hộ dân ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh đã ảnh hưởng rất xấu về mặt
chính trị xã hội, gây mất ổn định an ninh trật tự trong xã, đặc biệt nhiều lần nhân
dân đã kéo đến trụ UBND xã gây rối đòi chính quyền các cấp phải di dời họ ra
khỏi đường dây.
Công ty Truyền tải điện Quảng Bình là một doanh nghiệp hoạt động công
ích về điện; khi tiến hành chặt cây, phát dọn hành lang tuyến bị nhân dân cản trở

họ sẽ mất lòng tin vào chính quyền địa phương cũng như đội ngũ cán bộ, công
chức nhà nước.
Một số phần tử xấu lợi dụng tình hình trên nói xấu chính quyền địa phương,
bóp méo chính sách pháp luật của nhà nước và làm cho nhân dân giảm lòng tin vào
nhà nước trong hoạt động quản lý điện lực.

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 7


TiÓu luËn cuèi kho¸
Về mặt kinh tế:
Việc các hộ dân cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điên thực hiện công
việc đã gây ra một số sự cố trong hệ thống điện, làm mất điện trên diện rộng điều
này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại lớn về
mặt kinh tế nếu như không muốn nói là nặng nề, bởi vì khi đường dây 500 KV gặp
sự cố thì không chỉ mất điện ở một địa phương nhỏ lẻ mà phạm vi có thể là một
huyện, một tỉnh hoặc lớn hơn là cả một khu vực rộng nhiều tỉnh lân cận.
Ngày nay chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc
phát triển hạ tầng điện và tổ chức quản lý hiệu quả đóng một vai trò rất quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội; nếu chúng ta làm không tốt sẽ làm mất lòng tin đối
với các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sẽ rút vốn, hoặc hạn chế đầu tư.
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Bằng thực tiễn và lý luận phân tích tình huống chúng ta thấy được tầm quan
trọng của việc xử lý tốt, nhanh, dứt điểm các tình huống xảy ra hằng ngày, muốn
thực hiện được vấn đề đó thì việc đầu tiên chúng ta phải xác định chính xác mục
tiêu cần giải quyết, cụ thể trong trường hợp này là:
Thứ nhất: Phải giải quyết tốt, dứt điểm tình trạng vi phạm hành lang an toàn

lưới điện của các hộ dân ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Hành lang an toàn
lưới điện quốc gia được đảm bảo, góp phần vào vận hành lưới điện an toàn, ổn
định phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như
trên phạm vi cả nước.
Thứ hai: Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân tại xã Trường
Xuân nơi có đường điện 500 KV đi qua.
Thứ ba: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân ngành điện thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình về trước mắt cũng như lâu dài.
Thứ tư: Xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm trong công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng vừa qua (nếu có); tạo lòng tin trong nhân dân để họ thường xuyên
cùng với ngành điện và chính quyền các cấp tham gia quản lý, bảo vệ hành lang an
toàn lưới điện của đất nước.

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 8


TiÓu luËn cuèi kho¸
Thứ năm: Giúp các cơ quan, đơn vị nhận ra những thiếu sót, khuyết điểm
của mình trong công tác quản lý, tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước
trong hoạt động quản lý và sử dụng điện, nhằm nâng cao uy tín của bộ máy quản lý
nhà nước cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ bộ, công
chức trong thực thi công vụ quản lý điện.
Thứ sáu: Rút ra những bài học kinh nghiệm để hạn chế những tình huống
tương tự có thể xẩy ra và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cấp,
các ngành và các địa phương, đơn vị liên quan.
IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG


1. Cơ sở pháp lý xây dựng phương án
Khi xây dựng các phương án xử lý tình huống trên, về mặt pháp lý chúng tôi
căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Luật Điện lực năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật điện lực
năm 2013.
- Luật Đất đai 2013.
- Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ Qui định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
Luật điện lực.
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ v/v Qui
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống:
Trên cơ sở tình huống thực tế đã nêu trên, để giải quyết tốt vấn đề. Tôi mạnh
dạn đưa ra một số phương án sau đây để phân tích, lựa chọn phương án khả thi đạt

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 9


TiÓu luËn cuèi kho¸
hiệu quả cao, giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời vụ việc trên nhằm đảm
bảo an toàn cho hệ thống điện.
Phương án 1: Tuyên truyền, thuyết phục nhân dân để họ cho đơn vị
Công ty Truyền tải điện thực hiện việc chặt tỉa cây cối vi phạm hành lang an

toàn tuyến.
Khi xây dựng phương án này chúng tôi căn cứ vào: Điểm c, Điểm d, Khoản
1, Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định
“đối với đường dây 500KV ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách cao
nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất đang ở trạng
thái võng cực đại không được nhỏ hơn 6m; đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
vườn cây … khoảng cách không được nhỏ hơn 6m ”; Khoản 3, Điều 12 Nghị định
số 14/2014/NĐ-CP qui định “Đối với cây có khả năng phát triển nhanh trong thời
gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách tại Khoản 1 và Khoản 2 điều này
và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành thì phải chặt bỏ
và cấm trồng mới”.
* Ưu điểm:
- Có thể giải quyết nhanh chóng, kịp thời vụ việc đồng thời thời gian thực
hiện ngắn, cây chưa phát triển cao đến mức quá nguy hiểm làm phát sinh các sự cố
đột xuất cho lưới điện.
- Làm cho nhân dân hiểu được chủ trương, đường lối của đảng; chính sách
và pháp luật của nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện; thông cảm với
những khó khăn của đất nước, để từ đó họ sẽ tự giác chấp hành.
- Chi phí về tài chính và nhân lực trong tổ chức, thực hiện phương án thấp.
* Nhược điểm:
- Lợi ích chính đáng của các hộ dân sẽ không được bảo vệ nếu như có sự
thiếu sót trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng trước đây như theo phản ánh
của các hộ dân.

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 10


TiÓu luËn cuèi kho¸

- Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng
tại địa phương không được xem xét, nếu cán bộ có vi phạm như phản ánh không bị
xử lý theo pháp luật, dẫn đến lòng tin của nhân dân vào chính quyền ngày càng
giảm sút.
- Có thể gây ra tranh cãi giữa cán bộ, công nhân của Công ty Truyền tải điện
Quảng Bình với nhân dân trong thực hiện phương án: Việc xác định như thế nào là cây
có khả năng phát triển nhanh trong thời gian 03 tháng vi phạm khoảng cách an
toàn, cây không còn hiệu quả kinh tế vi phạm hành lang là rất khó khăn, có thể gây
ra lỗi nhận định theo cảm tính, không khách quan của cán bộ Công ty Truyền tải
điện.
- Nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân ở khu vực này còn hạn chế,
dẫn đến tổ chức thực hiện phương án hiệu quả không cao.
Phương án 2: Di dời các hộ dân ra khỏi hành lang an toàn lưới điện.
Khi xây dựng phương án này chúng tôi căn cứ vào Điều 62 (Thu hồi đất để
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng), Điều 63 (Căn cứ thu hồi
đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng) Luật Đất đai năm 2013; Điều 18 (quy định bồi thường hỗ trợ đối với
nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không),
Điều 19 (quy định bồi thường hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn
đường dây dẫn điện trên không); Điều 20 (bồi thường hỗ trợ đối với nhà ở, công
trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không… điện áp từ
500KV trở lên) và Điều 23 (bồi thường đối với cây cối trong và ngoài hành lang
lưới điện bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không) của Nghị định số
14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014; cụ thể tại khoản 1, Điều 23 quy định “Cây có
trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang
an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định thì được bồi
thường theo quy định hiện hành”.

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X


Trang: 11


TiÓu luËn cuèi kho¸
* Ưu điểm:
- Hành lang an toàn lưới điện được đảm bảo an toàn tuyệt đối, các đơn vị
quản lý vận hành sẽ dễ dàng thực hiện công tác quản lý của mình trong hiện tại
cũng như tương lai.
- Đáp ứng đúng nguyện vọng của các hộ dân: di dời các hộ dân ra khỏi khu
vực hành lang an toàn lưới điện 500KV và thực hiện đền bù về nhà ở, công trình,
đất đai, cây cối.
* Nhược điểm:
- Thời gian thực hiện phương án này khá dài, cây cối phát triển cao có thể
gây ra sự cố đối với lưới điện trong lúc đang thực hiện phương án.
- Cần có một diện tích đất rộng để di dời các hộ dân, trong khi đó lại phải bỏ
hoang một diện tích đất khá lớn trong hành lang tuyến.
- Chi phí và nhân lực để thực hiện phương án khá lớn, tốn kém.
- Hiện nay, nhà nước không có chủ trương di dời các hộ dân ra khỏi hành
lang an toàn lưới điện nếu như các đơn vị điện lực đã thực hiện các biện pháp kỹ
thuật nhằm đảm bảo an toàn theo quy định.
Phương án 3: Xem xét lại công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng
kết hợp với tuyên truyền cho nhân dân hiểu để họ tự giác cho đơn vị Công ty
Truyền tải điện chặt tỉa cây, phát quang hành lang tuyến trong phạm vi gia
đình mình.
Khi xây dựng phương án này chúng tôi căn cứ dựa trên cơ sở Luật Đất đai
năm 2013, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 và Nghị định
số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, tăng cường công tác tuyên truyền đến
nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về khoảng cách an toàn
hành lang lưới điện cao áp từ dây dẫn đến cây cối, công trình, nhà cửa như quy

định tại Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP. Xem xét lại công tác đền bù giải
phóng mặt bằng trước đây và hiện tại được quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20,

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 12


TiÓu luËn cuèi kho¸
Điều 23 của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP (bồi thường hỗ trợ đối với nhà ở, công
trình, đất ở, cây cối trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không)
và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường hỗ
trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
* Ưu điểm:
- Có thể giải quyết dứt điểm vụ việc một cách xác, khách quan. Tạo được uy
tín và lòng tin của nhân dân vào đảng và nhà nước, làm cho nhân dân ngày càng có
ý thức hơn trong việc bảo vệ hành lang an toàn lưới điện một tài sản quan trọng
của quốc gia.
- Lợi ích chính đáng của nhân dân được bảo vệ, những cán bộ thiếu tinh thần
trách nhiệm sẽ bị xử lý, kỷ cương pháp luật được giữ vững.
- Làm cho nhân dân hiểu được chủ trương, đường lối của đảng; chính sách
và pháp luật của nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện; thông cảm với
những khó khăn của đất nước, để từ đó họ sẽ tự giác chấp hành pháp luật.
- Hành lang an toàn lưới điện được đảm bảo, các đơn vị quản lý vận hành sẽ
dễ dàng thực hiện công tác quản lý của mình trong hiện tại cũng như sau này.
* Nhược điểm: Cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, đơn vị và
của nhân dân trong việc thực hiện công việc. Nếu như sự phối hợp không tốt, thời
gian thực hiện sẽ kéo dài và có thể làm phát sinh các sự cố đột xuất gây hậu quả
trong vận hành lưới điện.
3. Lựa chọn phương án tối ưu

Trong 3 phương án trên, mỗi phương án đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng. Tôi chọn phương án 3: “Xem xét lại công tác đền bù giải phóng mặt
bằng kết hợp với tuyên truyền cho nhân dân hiểu để họ tự giác cho đơn vị
Công ty Truyền tải điện chặt tỉa cây, phát quang hành lang tuyến trong phạm
vi gia đình mình”. Đây là phương án có tính khả thi cao, vừa đảm bảo được hành
lang an toàn lưới điện, vừa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của
người dân vừa đáp ứng tối ưu các mục tiêu xử lý tình huống được đặt ra.

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 13


TiÓu luËn cuèi kho¸
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ ĐƯỢC LỰA
CHỌN

1. Các bước tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn:
Để thực hiện tốt phương án đã được lựa chọn cần tổ chức thực hiện theo các
bước như sau:
Bước 1: Sở Công Thương lập kế hoạch chương trình, xin ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh.
Bước 2: Thành lập đoàn kiểm tra gồm các thành phần sau:
- Ông: Phạm Hữu T, Chánh Thanh tra Sở Công thương, Trưởng đoàn.
- Ông: Nguyễn Văn N, Chuyên viên quản lý điện năng Sở Công thương,
thành viên.
- Ông: Nguyễn Văn X, đại diện Sở Tài chính Quảng Bình, thành viên.
- Ông: Nguyễn Văn T, Lãnh đạo Công ty Truyền tải điện Quảng Bình, thành
viên.
- Ông: Nguyễn Văn A, đại diện Ban quản lý dự án các công trình điện Miền

Trung, thành viên.
- Ông: Nguyễn K, Lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh, thành viên.
- Ông: Lê Văn B, Lãnh đạo UBND xã Trường Xuân, thành viên.
- Bà: Nguyễn Thị D, Mặt trận xã Trường Xuân, thành viên.
Bước 3: Tiến hành họp đoàn kiểm tra, bàn biện pháp để thực hiện công việc
tốt nhất, nhanh nhất.
Bước 4: Đoàn kiểm tra tổ chức họp dân để nghe phản ánh của nhân dân đồng
thời xem xét tâm tư, nguyện vọng của họ sau đó thông báo cho nhân dân hiểu rõ
chủ trương và phương án giải quyết của UBND tỉnh để nhân dân thực hiện quyền

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 14


TiÓu luËn cuèi kho¸
kiểm tra, giám sát, tránh nghi ngờ, gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thông
qua đó khôi phục lấy lại lòng tin của nhân dân.
Bước 5: Đoàn kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra lại việc thực hiện hỗ trợ,
đền bù về nhà ở, công trình, đất đai, cây cối trước đây của các hộ dân, đối chiếu
với các quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2004 của Chính phủ về
bồi thường hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và các quy định của tỉnh
Quảng Bình so với thực tế tại xã Trường Xuân nơi có các tuyến đường dây đi qua.
Thông báo đến các cơ quan chức năng, các đơn vị về những vi phạm của cán bộ
làm công tác đền bù để từ đó xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bước 6: Tiến hành họp dân để thông báo kết luận của Đoàn kiểm tra sau khi
xem xét tình hình thực tế. Kết hợp tuyên truyền, giải thích cho nhân dân biết chủ
trương, đường lối của đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về hoạt động điện
lực và sử dụng điện. Đặc biệt cần nâng cao nhân thức cho nhân dân trong việc đảm
bảo hành lang an toàn lưới điện. Tiến hành đền bù lại nếu công tác đền bù trước đó

chưa thoả đáng.
Bước 7: Tiến hành chặt tỉa cây cối, phá dỡ nhà cửa, công trình cơi nới vi
phạm hành lang an toàn lưới điện
Bước 8: Tổ chức tổng kết, đúc rút kinh nghiệm
2. Dự kiến thời gian thực hiện công việc:
TT

Nội dung công việc

Thời gian
Bắt đầu

Kết thúc

Cá nhân, tổ
chức thực hiện

1

Lập kế hoạch, chương
trình, xin ý kiến chỉ đạo 12/10/2015 15/10/2015 Sở Công thương
của UBND tỉnh.

2

Thành lập đoàn kiểm tra và
thông báo cho các thành 16/10/2015
viên đoàn kiểm tra biết

3


Các Đồng chí có
Đoàn kiểm tra tiến hành
19/10/2015 25/10/2015 tên trong đoàn
họp dân
kiểm tra

18/10/201
5

UBND tỉnh

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 15

Ghi
chú


TiÓu luËn cuèi kho¸

4

Tiến hành kiểm tra, đối
chiếu các văn bản nhà
nước với tình hình thực tế 26/10/2015
đã hỗ trợ, đền bù cho các
hộ dân nêu trên.


28/10/201
5

Đoàn kiểm tra

5

Họp dân thông báo kết
luận, kết hợp tuyên truyền
giải thích cho nhân dân
29/10/2015 01/11/2015
biết, đồng thời tiến hành
hỗ trợ, đền bù lại nếu công
tác đền bù chưa thoả đáng.

Đoàn kiểm tra

6

Công ty Truyền
tải điện Quảng
Tiến hành chặt tỉa cây cối,
Bình, mời đại
nhà cửa, công trình cơi nới
diện của đoàn
02/11/2015 10/11/2015
vi phạm hành lang an toàn
kiểm tra, UBND
lưới điện.
xã Trường Xuân

và đại diện tổ
chức đoàn thể

7

Sở Công thương,
truyền tải điện
Tổ chức tổng kết, đúc rút
11/11/2015 13/11/2015 QB,UBND
kinh nghiệm
huyện QN, Ban
dự án quản lý
VI. KIẾN NGHỊ:

Từ nguyên nhân và hậu quả của tình huống, xây dựng và lựa chọn phương
án giải quyết tối ưu, chúng tôi xin kiến nghị lên cơ quan cấp có thẩm quyền, các
ban ngành liên quan như sau:
Đối với Trung ương:

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 16


TiÓu luËn cuèi kho¸
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý và vận hành
lưới điện: Mặc dù vừa qua nhà nước ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp
luật trong hoạt động quản lý và sử dụng điện năng (từ năm 2013 đến nay nhà nước
đã ban hành hơn 20 văn bản Luật, Nghị định và Thông tư), đã góp phần tích cực
trong đảm bảo nguồn điện an toàn, ổn định vừa qua. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật

về quản lý điện của ta vẫn còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, nội dung có điểm chưa
sát với thực tế cuộc sống, như đối với các văn bản về tiết kiệm năng lượng và hiệu
quả vừa qua của nhà nước chưa thực sự đi vào lòng dân, nhiều bộ phận dân cư còn
hững hờ với quy định này.
Do qui định hiện nay của nhà nước không thu hồi đất nằm trong hành lang
an toàn lưới điện mà chỉ hạn chế quyền sử dụng (chỉ được trồng cây có thân thấp
hoặc chuyển sang cây trồng hàng năm) nên việc chặt mầm cây tái sinh trong hành
lang an toàn hết sức khó khăn, đề nghị Tập đoàn điện lực Việt Nam có văn bản
kiến nghị với Bộ Công Thương và Chính Phủ có chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ
cây trồng lâu năm sang cây trồng hàng năm cho người sử dụng đất hoặc thu hồi và
bồi thường về đất nằm trong hành lang an toàn tuyến điện đối với những nơi có
điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thể chuyển đổi mục đích đất từ cây lâu năm
sang cây trồng hàng năm. Các đơn vị thực hiện việc giải phóng mặt bằng khi giải
toả cây cối trong hành lang cần đào hết gốc để tránh tình trạng phải xử lý cây tái
sinh như vừa qua.
Đối với tỉnh Quảng Bình:
Để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện quốc gia đoạn qua địa phận
tỉnh Quảng Bình, phục vụ tốt sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh,
quốc phòng, UBND tỉnh Quảng Bình cần thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ hành lang
an toàn lưới điện cao áp của tỉnh.
Sở Công Thương Quảng Bình, Công ty Truyền tải điện Quảng Bình cần
phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức chính trị
xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh…của
các địa phương nơi có các đường dây cao áp đi qua, tiến hành tuyên truyền giáo
dục cho nhân dân biết các qui định của pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 17



TiÓu luËn cuèi kho¸
điện để họ tự giác chấp hành, đặc biệt là trong thời gian gần đây có rất nhiều văn
bản pháp luật của nhà nước về điện được bổ sung, hoàn chỉnh và ban hành mới.
Bên cạnh đó, về ảnh hưởng của điện từ trường đối với cơ thể con người cần xây
dựng các chuyên đề cụ thể để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, giúp cho người dân hiểu rõ và chính xác.
Đối với những cán bộ, công nhân Công ty Truyền tải điện Quảng Bình thực
thi nhiệm vụ như kiểm tra hành lang an toàn lưới điện, chặt tỉa cây cối, phát quang
hành lang tuyến … thường xuyên phải tiếp xúc với các hộ dân vi phạm hành lang
an toàn lưới điện ngoài chuyên môn nghiệp vụ vững vàng cần phải thường xuyên
bồi dưỡng kiến thức dân vận để nâng cao hiệu quả trong quản lý và vận hành lưới
điện cao áp trên địa bàn.

KẾT LUẬN
Là một dạng năng lượng đặc biệt sản xuất ra đến đâu tiêu dùng hết đến đó,
có thể truyền tải đi xa nhờ có hệ thống đường dây tải điện và có một vai trò quan
trọng trong mọi mặt của cuộc sống xã hội, vì vậy chúng ta cần có một cái nhìn mới

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 18


Tiểu luận cuối khoá
v vn an ninh nng lng núi chung v vn qun lý an ton trong s dng,
vn hnh li in núi riờng.
Hin nay chỳng ta ang tớch cc y mnh s nghip cụng nghip hoỏ v
hin i hoỏ t nc, phn u n nm 2020 tr thnh mt nc cụng nghip
nhim v t ra cho cụng tỏc qun lý v in nng ú l mt mt cn tng cng

u t i vi h tng v in nh cỏc nh mỏy v h thng ng dõy, trm bin
ỏp, trong ú chỳ trng u t cho khu vc nụng thụn, mt khỏc phi nõng cao nhn
thc ca nhõn dõn trong cụng tỏc an ton v in, m bo cho h thng in quc
gia c vn hnh an ton, n nh phc v tt cho hot ng sn xut kinh doanh
ca doanh nghip v i sng xó hi.
L cụng chc lm cụng tỏc qun lý nh nc v hot ng cụng nghip v
thng mi trờn a bn tnh, bn thõn cng phi c gng rốn luyn v chuyờn mụn,
nõng cao nhn thc lý lun chớnh tr, thc hin tt nhim v qun lý v in nng,
c bit qua bi hc x lý tỡnh hung v vi phm hnh lang an ton ca cỏc h dõn
nờu trờn ó giỳp tụi cú thờm kinh nghim thc hin tt chc nng, nhim v ca
bn thõn cng nh ca ngnh trong thi gian ti.
õy l ln u tiờn lm quen vi cỏch vit tiu lun theo phng phỏp x
lý tỡnh hung, mc dự ó rt c gng song vi nhng kin thc v hiu bit cũn hn
ch vỡ vy, tiu lun ny khụng trỏnh khi nhng thiu sút. Kớnh mong s quan
tõm gúp ý ca thy, cụ giỏo v cỏc bn quan tõm ti c tt hn.

TI LIU THAM KHO
1. Lut in lc nm 2004.
2. Lut sa i, b sung mt s iu Lut in lc nm 2013.

Nguyễn Văn Minh Lớp QLNN Chơng trình CVC Khoá X

Trang: 19


TiÓu luËn cuèi kho¸
3. Luật Đất đai 2013.
4. Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ Qui định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

5. Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều Luật điện lực.
6. Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ v/v Qui định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện.
7. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
8. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên
chính

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 20


TiÓu luËn cuèi kho¸
NHÂN XÉT TIỂU LUẬN

……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 21


TiÓu luËn cuèi kho¸
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………..………………1
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG………………………………………………………….…...3
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ ……………….............................5

1. Nguyên nhân…………………………………………………………..…….…6
2. Hậu quả……………………………………………………………..…….…….7
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG………………..………………..8
IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG………………………………………………………….…………..
…...9

1. Xây dựng các phương án xử lý tình huống……………………….…………9
2. Lựa chọn phương án giải quyết tình huống……………………….………...13
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN.…..14

VI. KIẾN NGHỊ……………………………….………………………………………..17
KẾT LUẬN…………………………………….………………….…………………….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………….…………….………………………….20

NguyÔn V¨n Minh – Líp QLNN Ch¬ng tr×nh CVC Kho¸ X

Trang: 22



×