Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 48 trang )

Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá
trường Tiểu học số 1 Ân Đức.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tín
Trường Tiểu học số 1 Ân Đức – Hoài Ân – Bình Định.
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa nói chung, là một sự
tổng hợp những thành tựu xã hội, trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những
biện pháp chuyên môn, để điều khiển sự phát triển thể chất của con người, một
cách có chủ định, nhằm nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ. Thể dục thể thao là
một mặt của giáo dục toàn diện, không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện
pháp tích cực nhất, nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy
mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất,
nâng cao khả năng vận động cho học sinh.
Sức khỏe là trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần, mà nó không chỉ có
nghĩa, là không có bệnh hay thương tật, cho phép thích ứng nhanh chóng với các
biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có hiệu
quả (theo tổ chức y tế thế giới WHO). Điều đó khẳng định, sức khỏe là sự tổng
hợp của nhiều ngành khoa học, trong đó có ngành thể dục thể thao, thể dục thể
thao được sử dụng như một phương tiện, nhằm giáo dục củng cố và nâng cao
sức khỏe cho con người.
Bóng đá là môn thể thao “Vua” được đông đảo quần chúng mếm mộ và
tập luyện, trong đó học sinh phổ thông hưởng ứng rất đông. Thời gian gần đây,
phong trào tập luyện bóng đá, trong các trường tiểu học không ngừng phát triển,
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 1


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cả về chất lượng và số lượng. Vì vậy, bóng đá đã góp phần không nhỏ vào việc
giáo dục, phát triển toàn diện học sinh. Mặt khác, trong Hội khỏe Phù Đổng các
cấp không thể thiếu môn bóng đá, các đơn vị tham dự Hội khỏe Phù Đổng, khi
đạt giải môn bóng đá, thì chắc chắn sẽ đạt giải toàn đoàn, vì điểm môn bóng đá
là hệ số 3.
Môn bóng đá không có trong chương trình giảng dạy thể dục của trường
tiểu học. Giáo viên dạy thể dục của các trường tiểu học, có thể được đào tạo
chuyên sâu các môn thể thao khác, nhiều giáo viên thể dục không phải chuyên
sâu môn bóng đá. Cho nên khi tập luyện, huấn luyện bóng đá cho học sinh, tham
gia các giải do Phòng GD&ĐT tổ chức, thì gặp nhiều khó khăn, bộc lộ những
hạn chế về kỹ, chiến thuật. Dẫn đến chất lượng và thành tích của các trận đấu
không cao. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ
thể hóa bằng đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường
Tiểu học số 1 Ân Đức”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
2.1. Ý nghĩa
Giải pháp mới của đề tài giúp cho câu lạc bộ bóng đá của trường hoạt
động có hiệu quả. Học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá nắm vững kiến thức về
luật bóng đá, các kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của cá nhân và đồng đội trong
bóng đá mi ni. Tạo điều kiện thuận lợi để cầu thủ, phát triển các kỹ, chiến thuật

thành kỹ năng, kỹ xảo bản thân. Tham gia thi đấu các giải và đạt hiệu quả cao.
Đề tài còn có ý nghĩa tích cực hơn, giúp cầu thủ hiểu rõ cái hay, cái đẹp của môn
bóng đá.
2.2. Tác dụng của giải pháp mới
Đề tài, sẽ giúp cho học sinh tham gia câu lạc bộ, phát triển các kỹ thuật cá
nhân thành kỹ năng kỹ xảo cá nhân. Nâng cao khả năng phối hợp đồng đội về
tấn công và phòng thủ. Biết áp dụng kỹ, chiến thuật trong thi đấu một cách
nhuần nhuyễn, cống hiến cho khán giả những trận đấu hay, những pha bóng đẹp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 2


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tạo tiền đề, nâng cao về chất và lượng câu lạc bộ bóng đá của trường, góp phần
không nhỏ, trong giáo dục toàn diện học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu tại trường Tiểu học số 1 Ân Đức, trọng tâm là câu
lạc bộ bóng đá. Đối tượng chủ yếu là học sinh lớp 4 và 5. Thông qua đề tài này,
tôi cố gắng truyền đạt và hướng dẫn cho các em, hiểu biết về kiến thức bóng đá,
cũng như kỹ, chiến thuật thi đấu bóng đá 5 người. Mặt khác, tham khảo các sách
hướng dẫn dạy bóng đá, học hỏi kinh nghiệm của quý thầy, cô giáo, huấn luyện
viên bóng đá, có kinh nghiệm lâu năm, để xây dựng hoạt động câu lạc bộ và đội
tuyển bóng đá của trường ngày một phát triển.

II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định kỳ hai năm một lần Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Hoài Ân, tổ
chức “Hội khỏe Phù Đổng” cấp huyện, với nhiều môn thi đấu. Trong đó, có môn
bóng đá. Do vậy, thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Tuy
nhiên, các đội bóng đá của các trường tiểu học nói chung và đội bóng đá của
trường Tiểu học số 1 Ân Đức nói riêng, phần lớn còn thi đấu một cách bộc phát
chưa có kỹ thuật, chiến thuật thi đấu cụ thể, các cầu thủ thi đấu chủ yếu còn dựa
vào cảm hứng và khả năng vốn có của cá nhân, chưa có sự phối kết hợp nhịp
nhàng và hiểu ý nhau giữa các cầu thủ trong đội. Vì thế, chất lượng của các trận
đấu chưa cao.
1.1.2. Trong luyện tập môn bóng đá mi ni, để có được những buổi học và
tập luyện đạt kết quả cao, trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú
trong khi tập luyện, nắm vững nội dung, thực hiện các động tác một cách hoàn
hảo. Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng
động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kỹ thuật động tác
trước khi giảng dạy. Làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp và
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 3


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


đúng kỹ thuật. Vì những động tác làm mẫu, dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ
các cầu thủ. Đối với giáo viên không chuyên nghiệp như chúng tôi, thì những
động tác kỹ thuật quá khó, không có khả năng làm mẫu được, nên cho học sinh
quan sát tranh hoặc xem phim Video, Flash, Clip. Lúc đó cầu thủ tiếp thu kỹ
thuật, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Khi phân tích, giảng giải kỹ
thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, tạo sự chú ý cao của các cầu thủ.
1.1.3. Đặc điểm sinh lý vận động của học sinh tiểu học
- Hệ cơ: Ở lứa tuổi học sinh lớp 4 và lớp 5, cơ của các em có chứa nhiều
nước, tỉ lệ các chất đạm, mỡ còn ít, nên khi hoạt động chóng mệt mỏi. Sức
mạnh cơ ở lứa tuổi này còn rất hạn chế, giới hạn sinh lý về khả năng chịu đựng,
mà các em có thể mang vác được từ 3.5 kg đến 5.2 kg. Các nhóm cơ to phát
triển sớm hơn các nhóm cơ nhỏ. Do đó, khả năng phối hợp vận động, ở học sinh
tiểu học nói chung còn rất kém. Để phát triển khả năng vận động, có sự phối
hợp nhịp nhàng và khéo léo cho các em, cần hướng dẫn cho các em, các thao
tác kỹ thuật nhỏ. Lực cơ của học sinh tiểu học được tăng dần theo lứa tuổi. Với
các học sinh nam 10 - 11 tuổi thì lực cơ trung bình là 11,3 - 13,9 kg. Ở lứa tuổi
này cơ phát triển còn thiếu cân đối, nên khả năng phối kết hợp vận động còn
kém. Cho nên, khi thực hiện động tác sẽ có nhiều cử động thừa, tốn sức, kém
hiệu quả, gây mệt mỏi và sự chán nản trong tập luyện.
- Hệ xương: Tốc độ phát triển của xương nhanh hơn, so với các bộ phận
khác của cơ thể, đặc biệt là xương ở tay và chân. Cấu trúc xương và khớp chưa
được phát triển hoàn chỉnh, vững chắc, mà đến 16 - 17 tuổi, mới tương đối ổn
định. Vì vậy, trong tập luyện thể dục thể thao, cũng như trong sinh hoạt, lao
động, cần tránh các động tác đè nén lên cơ thể, đòi hỏi học sinh phải chống
đỡ, làm mất cân xứng hai bên, tạo nên sự sai lệch cơ thể, gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển và trưởng thành sau này cho các em. Các đốt xương ở cột
xương sống có độ dẻo cao, chưa thành xương hoàn toàn và còn ở trong giai
đoạn, hình thành đường cong sinh lý. Do đó, những tư thế ngồi, đứng, đi lại,
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 4


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chạy, nhảy... không phù hợp với cấu trúc tự nhiên và giải phẫu, sẽ dễ làm cong
vẹo cột sống, gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của lồng ngực và cấu
trúc cân đối của toàn thân. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, trên cơ
sở có sự hướng dẫn khoa học với một chương trình, kế hoạch tập luyện hợp
lý, phù hợp đặc điểm cấu tạo giải phẫu và đặc điểm sinh lý của học sinh tiểu
học, sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển, của hệ xương và cơ
thể các em.
- Hệ tuần hoàn: Nhịp tim nhanh (mạch đập thông thường là: 85 - 90
lần/phút). Khi hoạt động vận động hoặc có trạng thái lo lắng ... thì nhịp tim đập
nhanh hơn, dồn dập hơn. Lượng máu mỗi lần tim co bóp, đưa vào động mạch
được tăng dần, nếu các em phải chịu đựng hoạt động lao động, học tập, tập
luyện thể dục thể thao hoặc vui chơi quá sức và kéo dài, dẫn đến tim phải làm
việc quá tải, sẽ phát sinh bệnh tim- mạch hoặc các bệnh khác. Trong quá trình
tập luyện, nếu các em được hướng dẫn tập luyện theo nội dung, chương trình
phù hợp, sẽ tạo điều kiện phát triển và rèn luyện nâng dần sức chịu đựng, khả
năng làm việc của hệ tuần hoàn.
- Hệ hô hấp: Đang ở thời kỳ hoàn thiện, các em đang dần dần tạo nên
thói quen, chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực, lồng ngực phát triển
chưa hoàn thiện. Độ giãn nở của các phế nang (túi phổi) còn thấp, nên nhịp
thở còn nông. Số lượng phế nang tham gia mỗi lần hô hấp còn ít, nên lượng ô

xy được đưa vào máu không cao. Lượng không khí chứa đựng trong phổi còn
thấp (ở trẻ 8 tuổi là: 1,699 lít, ở người trưởng thành là: 4 lít). Do vậy, phổi của
các em, phải thường xuyên làm việc khẩn trương, mới cung cấp đủ ô xy cho cơ
thể. Về lượng thông khí phổi (thể tích khí mỗi lần hít vào hoặc thở ra bình
thường), dung tích sống (thể tích khí thở ra cố gắng, sau khi hít vào hết sức),
được tăng dần theo sự phát triển lứa tuổi của các em. Tần số hô hấp (số lần thở
ra-hít vào trong một phút) tương đối cao. Do đó, khi hoạt động vận động (tập
luyện thể thao) với lượng vận động vừa phải, thì nhịp thở đã tăng lên cao, các
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 5


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

em dễ mệt mỏi, sớm chuyển sang thở gấp, đòi hỏi phải có thời gian nghỉ ngơi,
phù hợp với lứa tuổi các em. Tập luyện thể dục thể thao đảm bảo tính khoa học,
phù hợp đặc điểm hệ hô hấp các em, sẽ tạo điều kiện cho hệ hô hấp phát triển
tốt và từ đó nâng cao chất lượng hô hấp của phổi, tạo điều kiện phát triển và
hoàn thiện quá trình trao đổi chất, nâng cao khả năng hoạt động của các hệ
thống cơ quan khác trong cơ thể.
- Hệ thần kinh: Hoạt động phân tích và tổng hợp của học sinh kém nhạy
bén, nhận thức các hiện tượng biến đổi của xã hội, còn mang tính chủ quan, cảm
tính, bị động. Các em có khả năng bắt chước một cách máy móc, khả năng
phân biệt, tính sáng tạo còn hạn chế. Do đó, trong giảng dạy và tập luyện thể

thao, giáo viên cần phải làm mẫu chính xác các kỹ thuật động tác, theo yêu cầu
nội dung tập luyện. Học sinh tiểu học, thường có một số loại hình thần kinh sau:
+ Loại mạnh- thăng bằng: Hưng phấn bình thường, thể hiện trạng thái
sức khoẻ tốt, các em này có khả năng hình thành phản xạ nhanh, có tình cảm
sâu sắc, bình tĩnh, tự tin, mức độ tập trung cao, trí nhớ tốt.
+ Loại mạnh- hưng phấn: Hưng phấn mạnh, dễ bị kích thích, chóng thích
nhưng cũng chóng chán, thành lập phản xạ nhanh nhưng cũng dễ phá vỡ, khả
năng tập trung tư tưởng kém.
+ Loại yếu (thụ động): Là những học sinh nhút nhát, khả năng phản ứng
kém, trí nhớ kém phát triển, khó thành lập phản xạ có điều kiện.
Trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao, giáo viên cần căn cứ vào các
đặc điểm biểu hiện, của các loại hình thần kinh trên, mà phân chia học sinh
theo các loại, để từ đó, có các phương pháp giáo dục phù hợp, nhằm đưa lại
hiệu quả cao nhất trong tập luyện.
Để làm được những điều như trên, bản thân giáo viên dạy môn thể dục
cần phải tìm hiểu kỹ thực trạng cơ sở vật chất, học sinh của trường. Từ đó đưa ra
những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất, nhằm giúp cho câu lạc bộ và đội tuyển
bóng đá mi ni của trường, hoạt động và thi đấu có thành tích cao nhất.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 6


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


1.2. Cơ sở thực tiễn
Trường Tiểu học số 1 Ân Đức thuộc xã Ân Đức, huyện Hoài Ân, tỉnh
Bình Định, là một trường thuộc vùng nông thôn, nhưng được sự quan tâm của
các cấp lãnh đạo, nên hệ thống phòng học đầy đủ. Đa số học sinh ở đây chăm,
ngoan, tích cực học tập. Đội ngũ giáo viên có trình độ vượt chuẩn rất cao, nhiệt
tình với công tác giảng dạy. Trường có sân bóng đá, thoáng mát, đủ rộng để các
em học sinh tham gia, tập luyện thể dục thể thao và thi đấu bóng đá. Với những
điều kiện đó, đã tạo được phần nào cho việc, phát triển phong trào thể dục thể
thao ở trường. Bản thân tôi là giáo viên dạy môn thể dục, qua nhiều năm công
tác, đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và huấn
luyện học sinh.
Nói đến môn bóng đá thì được đông đảo các em học sinh nam, nữ của
trường ưa thích và tham gia tập luyện, nhưng nhìn chung các em có tố chất và
say mê về bóng đá thì rất ít. Thời gian tập bóng và chơi bóng của các em bị hạn
chế, vì thời gian học 2 buổi trên ngày, chiếm hết thời gian vui chơi và luyện tập
của các em. Thời lượng tập môn bóng đá, ở câu lạc bộ quá ít và chỉ được học
một số kỹ, chiến thuật cơ bản, nên trình độ nhận biết về bóng đá còn giới hạn.
Điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện còn hạn chế, dẫn đến chất lượng
bóng đá không cao.
Đa số phụ huynh học sinh cho rằng môn bóng đá mi ni, chỉ là hoạt động
ngoại khoá, nên không cho con em tham gia câu lạc bộ, chỉ đầu tư cho con em
học văn hóa. Vì vậy, giáo viên dạy thể dục chỉ tập luyện đội tuyển bóng đá, khi
tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện hoặc các giải trong hè, cho nên kết quả
thường không cao.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.1. Các biện pháp nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu, tham khảo rất nhiều loại sách, giáo trình và tư
liệu có liên quan phục vụ giảng dạy và huấn luyện bóng đá. Từ đó, tôi biên soạn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 7


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thành giáo án giảng dạy và chương trình huấn luyện cho câu lạc bộ bóng đá của
trường.
Xây dựng các bài tập cho cá nhân, nhóm và đồng đội phù hợp với nhận
thức của cầu thủ, thông qua phân tích giảng giải, làm mẫu động tác. Đặc biệt là
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và huấn luyện, về tranh ảnh và
video, Flash và Clip các kỹ, chiến thuật bóng đá.
2.2. Thời gian tiến hành
- Từ tháng 9 năm học 2009-2010 đến nay. Vì năm học này tổ chức Hội
khỏe Phù Đổng các cấp. Tôi đọc và nghiên cứu tài liệu. Giảng dạy và huấn
luyện thực nghiệm cho câu lạc bộ và đội tuyển bóng đá của trường.
- Viết bản nháp cho đề tài tháng 2 năm 2013.
- Hoàn thành đề tài tháng 01 năm 2014.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 8



Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
- Làm rõ lý luận và thực trạng câu lạc bộ bóng đá của trường Tiểu học số
1 Ân Đức.
- Đề xuất một số biện pháp trong công tác tổ chức và các bài tập kỹ, chiến
thuật, để phát triển câu lạc bộ và đội tuyển bóng đá của trường Tiểu học số 1 Ân
Đức, thông qua thi đấu đạt hiệu quả cao.
- Đề tài nhằm giúp cho giáo viên, huấn luyện viên và các cầu thủ, nắm
vững kỹ, chiến thuật cá nhân và đồng đội trong bóng đá. Đề tài còn giúp cho cầu
thủ, nhận ra sự trong sáng và nghệ thuật của bóng đá, Từ đó, giúp cầu thủ thêm
yêu mến và say mê tập luyện bóng đá.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới
1.1. Công tác tổ chức và xây dựng kế hoạch
Ngay từ đầu năm học, Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ hoạt động của Nhà
trường, của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ. Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt
động Câu lạc bộ bóng đá theo năm, tháng và tuần. Thành viên của câu lạc bộ
bóng đá mi ni Trường Tiểu học số 1 Ân Đức, sẽ được làm quen, bồi dưỡng và
hướng dẫn theo các hoạt động chính như sau:
1.1.1. Trang bị những kỹ năng cơ bản về bóng đá
Các cầu thủ, được hướng dẫn kỹ, chiến thuật bóng đá mi ni mà mình yêu
thích, được tìm hiểu về các đội bóng đá, cầu thủ nổi tiếng, không có trong
chương trình học. Câu lạc bộ tạo điều kiện, cho cầu thủ thể hiện bản thân, cảm
nhận về thực tế cuộc sống, qua các đội bóng, cá nhân mà mình được giao lưu thi
đấu. Tạo điều kiện cho các em làm quen, tiếp xúc với các đội bóng trong huyện

và tỉnh. Câu lạc bộ sẽ hoạt động dựa theo, những chủ điểm của Liên đội đề ra
trong năm học. Thông qua chủ điểm từng tháng, Câu lạc bộ sẽ tổ chức cho các
em vui chơi, rèn luyện hưởng ứng các ngày lễ lớn trong năm.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 9


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.2. Kế hoạch hoạt động năm
Tùy theo tình hình thực tế, chất và lượng của các cầu thủ câu lạc bộ, tôi
đưa ra kế hoạch, nội dung tập luyện cho phù hợp.
Ví dụ: (minh họa)
Kế hoạch hoạt động câu lạc bộ bóng đá năm học 2013-2014.
Thời

Nội dung

gian

Đối tượng

1. Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ.
2. Tổ chức thi đấu tuyển chọn.


Giáo viên TPT.

Tháng

3. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các

GV Thể dục.

9/2013

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu

Thành viên

bóng đá.

CLB.

4. Học và tập luyện các kỹ thuật bóng đá cơ bản.
1. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các

Giáo viên TPT.

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu

GV Thể dục.

bóng đá.


Thành viên

2. Học và tập luyện các kỹ thuật bóng đá cơ bản.
1. Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11,

CLB.

Tháng
10/2013

Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng môn bóng đá cho
Tháng
11/2013

học sinh lớp 4, 5.

Giáo viên TPT.

2. Xem Video, Flash, Clip và

GV Thể dục.

tranh ảnh về các kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá

Thành viên

và các trận đấu bóng đá.

CLB.


3. Học và tập luyện các kỹ, chiến thuật bóng đá
Tháng

cơ bản.
1. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các

Giáo viên TPT.

12/2013

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu

GV Thể dục.

bóng đá.

Thành viên

2. Học và tập luyện các kỹ, chiến thuật bóng đá

CLB.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 10



Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cơ bản.
1. Nhân dịp mừng Đảng, mừng xuân, CLB dự
kiến cho các em thi đấu bóng đá mi ni giưa các
khối lớp trong trường.

Giáo viên TPT.

Tháng

2. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các

GV Thể dục.

1/2014

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu

Thành viên

bóng đá.

CLB.

3. Học và tập luyện các kỹ, chiến thuật bóng đá
cơ bản.
1. Tìm hiểu về các đội bóng mạnh trong nước và

thế giới, các cầu thủ của các câu lạc bộ mà các
em yêu thích.

Giáo viên TPT.

Tháng

2. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các

GV Thể dục.

2/2014

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu

Thành viên

bóng đá.

CLB.

3. Học và tập luyện các kỹ, chiến thuật bóng đá
cơ bản.
1. Chọn đội tuyển và tập luyện tham gia Hội
khỏe Phù Đổng cấp huyện.
2. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các
Tháng

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu


3/2014

bóng đá.
3. Học và tập luyện các kỹ, chiến thuật thi đấu

Tháng
4/2014

Giáo viên TPT.
GV Thể dục.
Thành viên
CLB.

bóng đá 5 người.
1. Tập luyện bổ sung những thành viên mới cho

Giáo viên TPT.

giải đấu năm sau (chủ yếu là học sinh lớp 3).

GV Thể dục.

2. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các

Thành viên

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu

CLB.


bóng đá.
3. Học và tập luyện các kỹ, chiến thuật bóng đá
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 11


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cơ bản.
1. Tập luyện bổ sung những thành viên mới cho
giải đấu năm sau.

Tháng
5/2014

2. Xem Video, Flash, Clip và tranh ảnh về các

Ban giám hiệu.

kỹ, chiến thuật cơ bản bóng đá và các trận đấu

Giáo viên TPT.

bóng đá.


GV Thể dục.

3. Học và tập luyện các kỹ, chiến thuật bóng đá

Thành viên

cơ bản.

CLB.

4. Tổng kết thành tích đạt được trong năm 20132014.

Ngoài thời gian hoạt động chính nêu trên, căn cứ vào lịch học của các
khối lớp và đặc thù của môn đá bóng, câu lạc bộ thống nhất, không chỉ hoạt
động, tập luyện bốn lần trên tháng, mà bên cạnh đó, hướng dẫn các em tự rèn
luyện thêm ở nhà, hoặc vào các buổi nghỉ trong tuần. Từ đó, tham dự các cuộc
thi đấu có hiệu quả hơn.
1.1.3. Kế hoạch hoạt động tháng

LỊCH HOẠT ĐỘNG THÁNG: 9/2013
Tuần

1

Nội dung hoạt động

Biện pháp thực hiện

- Giới thiệu :


- Tập hợp theo đội hình hàng ngang.

+ Xuất xứ về môn bóng đá.

- HLV truyền đạt chậm, rõ ràng

+ Quả bóng số 4 (cân nặng,

từng nội dung.

đường kính)

- HS trật tự, lắng nghe và nắm được

+ Kích thước sân bóng mi ni.

nội dung.

+ Luật bóng đá mi ni.
- Nêu yêu cầu khi tập luyện và
sơ lược về nội dung, kỹ thuật
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 12



Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tập luyện bóng đá.

2

3

- Học kỹ thuật dẫn bóng bằng

- Tập hợp theo đội hình hàng ngang.

lòng bàn chân.

- HLV hướng dẫn kỹ thuật, làm

- Học kỹ thuật đá bóng bằng

mẫu, HS theo dõi.

lòng bàn chân.

- Hoạt động theo nhóm.

- Trò chơi: Phát triển sức bền.

- Chạy xung quanh sân bóng.


- Ôn kỹ thuật dẫn bóng bằng

- Tập hợp theo đội hình hàng

lòng bàn chân.

ngang.

- Ôn tập kỹ thuật đá bóng bằng

- HLV nhắc lại kỹ thuật.

lòng bàn chân.

- Hoạt động theo nhóm.

- Trò chơi: Phát triển sức

- Khoảng cách dẫn bóng 10 – 10 m.

mạnh.

4

- Học kỹ thuật chạy cơ bản và

- Tập hợp theo đội hình hàng

chạy nước rút trong bóng đá.


ngang.

- Học kỹ thuật đá bóng bằng

- HLV hướng dẫn kỹ thuật, làm mẫu

mu giữa bàn chân.

động tác, học sinh theo dõi.

- Trò chơi: Phát triển tố chất

- Hoạt động theo nhóm.

sức nhanh.

- Khoảng cách chạy 10 – 15 m.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 13


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


1.1.4. Kế hoạch huấn luyện
Nhằm đạt kết quả tốt cho đội bóng đá mi ni, tạo ra các buổi tập sinh động,
vui tươi có chất lượng tốt. Giúp cho các em có tâm lý tốt, nắm được các kỹ,
chiến thuật khi thi đấu. Yêu cầu các em nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và
tuân theo chiến thuật huấn luyện đề ra trong thi đấu, để đạt kết quả cao nhất.
Ví dụ: (minh họa)
Kế hoạch huấn luyện trong thời gian 2 tuần, để tham gia thi đấu các giải.

Ngày

Nội dung

Ghi chú

- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:
+ Đá bóng bằng lòng, mu, má, đánh đầu.
+ Dẫn bóng vượt chướng ngại vật.
Ngày thứ
nhất

- Tập phối hợp di chuyển hai người:
Phối hợp chạy chỗ tấn công, đá bóng vào cầu môn.
- Trò Chơi: Dẫn bóng tiếp sức.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.

Ngày thứ

hai

- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:
+ Chuyền bóng phối hợp vòng tròn.
+ Chuyền bóng xa.
- Phối hợp chạy chỗ, tấn công đá bóng vào cầu
môn. Phối hợp đá phạt (góc, phạt trực tiếp).

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 14


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Trò chơi: Bóng chuyền sáu.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.

- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:
+ Phối hợp đá bóng hai người tạo sự hiểu ý đồng

đội.
+ Dẫn bóng luồn cọc theo mô hình định sẵn.
+ Dẫn bóng vượt chướng ngại vật, phối hợp đồng
Ngày thứ
ba

đội hai người.
- Ôn phối hợp chiến thuật tấn công hai người. Học
chiến thuật phối hợp nhóm tấn công và phòng ngự.
- Trò chơi: Chạy nhanh tiếp sức.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.

Ngày thứ


- Tổ chức thi đấu.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.
- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:
+ Tập các kỹ thuật đá bóng phối hợp hai người.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định

Trang 15


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Di chuyển đá bóng vào cầu môn.
- Ôn chiến thuật phối hợp nhóm tấn công và phòng
ngự. Tập di chuyển khi đá phạt.
Ngày thứ
năm

- Trò chơi: Chạy tiếp tiếp sức.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.
- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:
+ Chuyền bóng, di chuyển đổi chỗ.
+ Dẫn bóng luồn cọc theo mô hình định sẵn. dứt
điểm vào cầu môn.
+ Dẫn bóng vượt chướng ngại vật, phối hợp đồng

Ngày thứ
sáu

đội hai người.
- Ôn di chuyển khi đá phạt. Tập di chuyển chuyền

bóng mục tiêu di động phối hợp đồng đội.
- Trò chơi: Chạy nhanh tiếp sức.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.

Ngày thứ
bảy

- Tổ chức thi đấu.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.

Ngày thứ
tám

- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 16


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Ôn các kỹ thuật đá bóng.
+ Đá bóng các tư thế trên không.
+ Dẫn bóng trên địa hình tự nhiên.
- Ôn di chuyển chuyền bóng mục tiêu di động phối
hợp đồng đội. Tấn công đối kháng “1 – 1, 2 – 1, 3
– 1”
- Trò chơi: Bóng chuyền sáu.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.
- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:
+ Ôn các kỹ thuật đá bóng.
+ Đá bóng các tư thế trên không.
+ Dẫn bóng phối hợp đồng đội trên địa hình tự
nhiên.
Ngày thứ
chín

- Tấn công đối kháng “2 – 1, 3 – 1”, di chuyển tấn
công “3 – 2”.
- Trò chơi: Bóng chuyền sáu.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá.


Ngày thứ

- Khởi động, làm dẻo.

mười

- Tập cảm giác bóng:
+ Tập các kỹ thuật đá bóng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 17


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Dẫn bóng luồn cọc theo mô hình định sẵn, đá
bóng vào cầu môn.
+ Dẫn bóng vượt chướng ngại vật phối hợp đồng
đội ba người.
- Tấn công đối kháng “2 – 1, 3 – 2, 4 – 3”
- Phối hợp tấn công từ cánh, đá bóng vào cầu môn.
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.

- Thả lỏng.

Ngày
mười một

- Tổng hợp nhận xét đánh giá.
- Tổ chức thi đấu.
- Thả lỏng.
- Tổng hợp nhận xét đánh giá
- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:
+ Đá bóng vòng tròn.
+ Dẫn bóng luồn cọc sút bóng.

Ngày
mười hai

- Ôn tấn công đối kháng “2 – 1, 3 – 2, 4– 3”. Tấn
công chính diện.
- Trò chơi: Con Cóc là cậu ông Trời tiếp sức.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.

Ngày
mười ba

- Tổng hợp nhận xét đánh giá.
- Khởi động, làm dẻo.
- Tập cảm giác bóng:

+ Chuyền bóng phối hợp nhỏ.
+ Dẫn bóng luồn cọc sút bóng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 18


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Ôn tấn công đối kháng “2 – 1, 3 – 2, 4 – 3”. Tấn
công biên, tấn công chính diện và phản công
nhanh.
- Trò chơi: Thỏ nhảy tiếp sức.
- Nghỉ 10 - 15 phút.
- Chia đội đấu tập.
- Thả lỏng.
Ngày

- Tổng hợp nhận xét đánh giá.
- Nghỉ chuẩn bị tham dự Hội khỏe Phù Đổng.

mười bốn
1.2. Biên soạn nội dung chương trình giảng dạy, huấn luyện
Qua nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có liên quan đến bộ môn bóng đá

và thực tế huấn luyện câu lạc bộ bóng đá. Tôi đã xây dựng nội dung của
các kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá. Căn cứ tình hình thực tế đội bóng
của câu lạc bộ, tôi soạn giáo án các buổi tập, sao cho phù hợp lượng vận
động cho các cầu thủ. Tôi áp dụng trong thời gian qua, đã giúp cho câu
lạc bộ và đội tuyển bóng đá có chất lượng và đạt kết quả cao.
1.2.1. Giáo án (minh họa).
GIÁO ÁN MÔN BÓNG ĐÁ: SỐ 2

KỸ THUẬT DẪN BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN
KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN
PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT SỨC BỀN
I. MỤC TIÊU:
1.KT: Học kỹ thuật: Dẫn bóng bằng lòng bàn chân, đá bóng bằng lòng bàn chân
và chơi trò chơi: Đuổi kịp và vượt người phía trước.
2.KN: Yêu cầu cầu thủ bước đầu nắm được kỹ thuật động tác dẫn bóng, đá
bóng bằng lòng bàn chân và thực hiện kỹ thuật động tác tương đối chính xác.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 19


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Biết tham gia vào trò chơi một cách tích cực, để phát triển sức bền.
3.TĐ: Giáo dục cho cầu thủ có ý thức tốt trong học tập, tự tập luyện ngoài giờ

lên lớp, có hành vi đúng và đoàn kết với nhau. Phát huy được tính chủ động
sáng tạo.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN – THỜI GIAN:
- Địa điểm: Sân bóng đá của trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: GV: Chuẩn bị còi, các mốc giới hạn và bóng.
HS: Trang phục cầu thủ.
- Thời gian: 90 phút.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
TT

Thời

NỘI DUNG

Khởi

gian
1. Khởi động: Chạy nhẹ 2’

động

nhàng dẫn bóng một vòng

PHƯƠNG PHÁP

sân.
2. Tổ hợp bài tập với bóng
(hình vẽ).
2.1. Chân rộng bằng vai,


2’

tay giữ bóng ngang tầm
đùi. Nâng bóng lên ngang
tầm ngực, xoay thân từ
phải sang trái (mỗi bên
4x8 nhịp).
2.2. Nằm ngữa hai tay

2’

duỗi thẳng trên đầu giữ
bóng. Gập thân về phía
trước thành tư thế ngồi,
tay vẫn giữ bóng trên đỉnh
đầu.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 20


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3. Tư thế như bài tập


2’

hai, gập thân về phía trước
thành tư thế ngồi và tiếp
tục gập thân về phía trước
đặt bóng xuống đất giữa
hai chân.
2.4. Đứng, đặt bóng ở bên

2’

cạnh, bật nhảy qua bóng.
2.5. Đứng hai chân rộng

2’

hơn vai, hai tay cầm bóng
ở trên đầu, ngữa thân ra
sau càng nhiều càng tốt và
giữ thăng bằng.
2.6. Đứng đặt bóng giữa

2’

hai chân, bật nhảy lên cao
và đặt hai chân lên bóng.
2.7. Đứng hai chân rộng

2’


hơn vai, hai tay cầm bóng
ở trên đầu, cúi gập thân về
trước đánh lăng tay cùng
với bóng qua giữa khoảng
hai chân ra sau, rồi vươn
đứng thẳng người.
2.8. Cũng như bài tập 7

2’

nhưng khi vươn đứng
thẳng người, tung bóng
lên cao rồi bắt bóng.
2.9. Đứng hai chân rộng

2’

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 21


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hơn vai, hai tay cầm bóng

ở trên đầu làm động tác
vươn nghiêng lườn sang
phải và trái.
2.10. Đứng hai chân rộng

2’

bằng vai, hai tay cầm bóng
cúi gập người về phía
trước làm động tác xoay
vòng đảo thân về bên trái

- Mỗi cầu thủ một bóng, tâng tự

và bên phải.

do.

3. Tâng bóng.

3’

Trọng

1. Kỹ thuật dẫn bóng bằng

15’

động


lòng bàn chân.
1.1. Dẫn bóng theo vòng

5’

tròn có đường kính 4-5m,
mỗi bước một lần chạm
bóng. Khi dẫn bóng thân
hơi nghiêng về phía tâm
vòng tròn.
1.2. Dẫn bóng theo đường

5’

dích dắc, cầu thủ dẫn bóng
qua các cọc, các cọc đặt
cách nhau 3m (hình vẽ).
1.3. Dẫn bóng theo hình

5’

số 8. Đặt 2 cột giới hạn
cách nhau 3m. Cầu thủ bắt
đầu dẫn bóng theo chiều
kim đồng hồ bằng mu
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định

Trang 22


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ngoài chân phải, khi cắt
qua giao điểm nối liền hai
cột giới hạn ngược chiều
kim đồng hồ, thì dẫn bóng
quanh cột thứ hai bằng mu
ngoài chân trái (hình vẽ).
Biến dạng: Khi cắt qua
giao điểm nối liền hai cột,
chân dẫn thay đổi và dẫn
bóng bằng mu trong.
2. Kỹ thuật đá bóng bằng

18’

lòng bàn chân.
2.1. Giảng giải, phân tích,

5’

thị phạm kỹ thuật (hình
vẽ).
2.2. Các cầu thủ đứng


2’

thành một hàng ngang,
thực hiện động tác đánh
lăng bằng chân về sau ra
trước xoay bàn chân ra
ngoài 900 (hình vẽ).
2.3. Như bài tập 2.2 nhưng

2’

chân trụ hơi khuỵu ở khớp
gối trước, khi đá lăng chân
về phía trước (hình vẽ).
2.4. Cầu thủ đứng thành

2’

hàng ngang, với cự ly giãn
cách 1-1.5m. Trục của
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 23


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chân trụ nằm trên một
hàng ngang, chân thứ hai
nằm song song và cách về
phía trước 20-25cm. Theo
tín hiệu của HLV, cầu thủ
xoay bàn chân đá ra ngoài
và giữ tư thế vạch thứ hai,
cố gắng để bề mặt của bàn
chân song song với vạch
đó.
2.5. Hai cầu thủ đứng cách

4’

nhau 2-3m, quay mặt vào
nhau. Cầu thủ thứ nhất đá
bóng chết sang cầu thủ thứ
hai. Cầu thủ thứ hai nhặt
bóng (có thể chận bóng)
và thực hiện động tác đó
sang cầu thủ thứ nhất.
2.6. Chuyền bóng cho

3’

đồng đội. Toàn đội đứng
thành hai hàng ngang cách
nhau 3-4m lần lượt chuyền

bóng sệt cho nhau, khi đặt
bóng chết tại chỗ.
3. Phát triển tố chất sức

10’

bền.
Trò chơi phát triển sức
bền: “Đuổi kịp và vượt
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 24


Đề tài
Biện pháp nâng cao chất lượng câu lạc bộ bóng đá trường Tiểu học số 1 Ân Đức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

người phía trước”. Toàn
đội đứng trên đường chạy,
người nọ cách người kia
10m. Theo tín hiệu của
HLV, tất cả cầu thủ cùng
chạy một lúc. Nhiệm vụ
của mỗi thành viên trong
cuộc chơi, là không cho
người khác đuổi kịp mình

và cố gắng chạy vượt lên
người phía trước và chạm
tay vào người họ. Ai bị
người phía sau đuổi kịp là
bị chạm tay vào người sẽ
bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Trò chơi kết thúc khi trên
đường chạy còn lại ba cầu

Hồi
tĩnh

thủ bền bỉ nhất.
1. Đứng tại chỗ thả lỏng,

3’

hồi tĩnh một vòng sân.

2. Nhận xét buổi tập.
4’
1.2.2. Kỹ thuật di chuyển để nhận bóng
Trong thi đấu bóng đá, kỹ thuật di chuyển chiếm một vị trí hết sức quan

trọng. Bởi phần lớn thời gian trên sân của các cầu thủ là hoạt động không
bóng. Hoạt động không bóng, đó là tất cả các hoạt động hợp lý, mà các cầu
thủ sử dụng trong thi đấu, trong điều kiện không khống chế bóng. Trong kỹ
thuật bóng đá có rất nhiều kỹ thuật, trong đó kỹ thuật di chuyển nắm vai trò
quan trọng để hình thành các kỹ thuật khác (kỹ thuật chuyền bóng, kỹ thuật dẫn
bóng, kỹ thuật sút bóng...). Kỹ thuật di chuyển cũng có nhiều bước di chuyển

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Tín

Tiểu học số 1 Ân Đức-Hoài Ân-Bình Định
Trang 25


×