I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN TH TRANG
PHáP LUậT Về ƯU ĐãI ĐầU TƯ ĐốI VớI CáC DOANH NGHIệP
TRONG KHU CÔNG NGHIệP HIệN NAY - MộT Số VấN Đề
Lý LUậN Và THựC TIễN
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2014
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN TH TRANG
PHáP LUậT Về ƯU ĐãI ĐầU TƯ ĐốI VớI CáC DOANH NGHIệP
TRONG KHU CÔNG NGHIệP HIệN NAY - MộT Số VấN Đề
Lý LUậN Và THựC TIễN
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH LAN HNG
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Trang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ..................... 10
1.1.
Tổng quan về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại khu công nghiệp ............................... 10
1.1.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệpError! Bookmark not defined.
1.1.3. Vai trò điều chỉnh pháp luật về khu công nghiệpError! Bookmark not defined.
1.2.
Khái quát về ƣu đãi đầu tƣ và pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối
với các doanh nghiệp trong khu công nghiệpError! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ưu đãi đầu tưError! Bookmark not defined.
1.2.2. Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong
khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................. Error! Bookmark not defined.
2.1.
Nội dung pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư .. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nội dung các ưu đãi đầu tư ................. Error! Bookmark not defined.
2.2.
Pháp luật về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ trong khu
công nghiệp ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phân định thẩm quyền quản lý nhà nướcError! Bookmark not defined.
2.2.2. Thủ tục cấp, điều chỉnh và bổ sung ưu đãi đầu tưError! Bookmark not defined.
2.2.3. Vấn đề áp dụng và bảo đảm ưu đãi đầu tưError! Bookmark not defined.
2.3.
Thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh
nghiệp trong khu công nghiệp hiện nayError! Bookmark not defined.
2.3.1. Thực tiễn thực thi pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh
nghiệp trong KCN ............................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những bấp cập và tồn tại của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với
các doanh nghiệp trong khu công nghiệpError! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆPError! Bookmark not
3.1.
Yêu cầu điều chỉnh và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu
đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệpError! Bookmark n
3.1.1. Yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp .. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp .. Error! Bookmark not defined.
3.2.
Một số kiến nghị hoàn thiện về nội dung các quy định về ưu
đãi đầu tư ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.
Một số kiến nghị hoàn thiện về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣError! Bookmar
Kết luận Chƣơng 3 ........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 14
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
: Association of Southeast Asian Nation - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
CIEM
: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
CNH, HĐH
: Công nghiệp hoá, hiên đại hoá
DN
: Doanh nghiệp
ĐTTN
: Đầu tư trong nước
ĐTNN
: Đầu tư nước ngoài
FDI
: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA
: Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
KCN
: Khu công nghiệp
KCX
: Khu chế xuất
KKT
: Khu kinh tế
KCNC
: Khu công nghệ cao
KT – XH
: Kinh tế - xã hội
TNCs
: Transnational Corporations – Tập đoàn xuyên quốc gia
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UNCTAD
: United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
VAT
: Thuế giá trị gia tăng
WEPZA
: World Expot Processing Zone Association - Hiệp hội thế
giới về khu chế xuất
WTO
: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang
lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Với
mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho các hoạt động
đầu tư, kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư cho sự phát triển
kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam luôn chú trọng xây dựng các
chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện và phù hợp.
Các khu công nghiệp hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở
cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam
lần thứ VI. Qua các nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình
thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển khu công nghiệp; khẳng
định vai trò của khu công nghiệp là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện
mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tính đến hết tháng 12/2013, cả nước có 288 khu công nghiệp được cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong đó có 190 khu
công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động. Như vậy, còn 98 khu công nghiệp đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản [3]. Việc thiết lập một cơ
chế về ưu đãi đầu tư phù hợp, bình đẳng, hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp,
đòi hỏi nhà nước phải áp dụng tổng hợp và linh hoạt nhiều cơ chế khác nhau phù hợp với
thực tế của quốc gia và đòi hỏi của hội nhập… Trong đó hoàn thiện các quy định pháp
luật về ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp là yêu cầu đặc biệt quan trọng.
Hơn 7 năm thực hiện Luật Đầu tư – đạo luật từng được xem là “một bước tiến
quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt
Nam”, đến nay Luật Đầu tư 2005 đã cho thấy khá nhiều điểm bất cập và hạn chế trong đó
các quy định về ưu đãi đầu tư. Yêu cầu sửa đổi Luật đầu tư đang là một đòi hỏi thiết yếu
để hoàn thiện đạo luật với vị trí là một trong những văn bản quan trọng nhất về kinh
doanh và đầu tư. Thiết nghĩ, việc xem xét, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện về
pháp luật ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật
về ưu đãi đâu tư nói riêng mà còn góp phần xây dựng khung pháp luật đầu tư nói chung.
Thực tế trên đặt ra một yêu cầu cơ bản là làm sao để xây dựng một thể chế về ưu đãi
đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được vận hành tốt để các chính
sách đề ra phát huy hết các mặt mạnh của nó và đưa đến kết quả cuối cùng là tăng trưởng
ngày càng nhanh, càng mạnh cho nền kinh tế quốc gia. Với đề tài “Pháp luật về ưu đãi
đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” tác giả phác họa bức tranh tổng thể các quy định về ưu đãi đầu tư đối
với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay. Trong luận văn này,
tác giả cũng đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối
với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật liên quan.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các quy phạm pháp luật về ưu đãi đầu
tư nói chung, trong đó tập trung cụ thể vào nghiên cứu chi tiết và toàn diện các quy định
của pháp luật về ưu đãi đầu tư, các biện pháp ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn triển khai các quy định này trên thực tế
để từ đó đánh giá đúng hiệu quả và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi
đầu tư của Việt Nam nói chung và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tại
địa bàn đặc thù là các khu công nghiệp nói riêng.
Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ưu đãi đầu tư nói chung, ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng và vai trò của pháp luật có liên quan;
- Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng;
- Trên cơ sở phân tích những điểm hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng
các ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Với mong muốn chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện môi trường pháp lý minh
bạch, bình đẳng, phù hợp với thực tế, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Luận văn
này hy vọng nhận được sự đánh giá, ủng hộ của các thầy cô trong hội đồng, theo đó thúc
đẩy việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành trong thời gian sớm nhất, đáp ứng
nguyện vọng của đông đảo doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những hành động thiết
thực thực hiện theo phương châm chuyển từ một Nhà nước quản lý điều hành sang một
Nhà nước kiến tạo và phát triển.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Về ưu đãi đầu tư, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc
độ khác nhau như: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Lệ Thu;
“Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tư với thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi”, của tác giả
Phạm Thị Thanh Ngọc; “So sánh luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam” của Phạm Thị Hải Yến; “Hoàn thiện pháp luật về khuyến
khích đầu tư trong nước” của Hoàng Minh Sơn; “Hội nhập khu vực quốc tế về kinh tế
và những vấn đề đặt ra với khung pháp lý về đầu tư” của Lê Thanh Nga v.v…
Các công trình nghiên cứu trên từ các góc độ khác nhau đã phân tích, đánh giá
pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung. Tuy nhiên, mỗi công trình có sự nhìn nhận từ các
khía cạnh khác nhau, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề về ưu
đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp song chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách cụ thể, báo quát và đi sâu vào đánh giá các quy định của pháp luật
về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay.
Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về pháp
luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện
nay. Luận văn: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công
nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có những đóng góp cơ bản sau:
- Giải quyết tương đối đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về
ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp;
- Chứng minh sự cần thiết của các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với
môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung;
- Đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam đồng thời nêu lên những kết quả đã đạt được
và các bất cập tồn tại trong thực tiễn thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư tại các khu
công nghiệp;
- Từ những vấn đề lý luận, yêu cầu của thực tiễn, tác giả đưa ra một kiến nghị
hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về ưu
đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
áp dụng đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn
trong các quy định về biện pháp ưu đãi đầu tư (ưu đãi về sử dụng đất, thuế, khấu hao tài
sản cố định, chuyển lỗ) và các hỗ trợ đầu tư khác, quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi
đầu tư....
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp
luật hiện hành về ưu đãi đầu tư trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nước trên thế
giới, đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng, triển khai các quy định về ưu đãi đầu tư tại
một số khu công nghiệp từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về
vấn đề nêu trên.
5. Tổng quan tài liệu
Dựa trên cơ sở các quy định của Pháp luật về Đầu tư, các văn bản pháp luật về Đất
đai, Thuế, các văn bản pháp luật về khu công nghiệp, dự thảo Luật Đầu tư … cùng với
các báo cáo tổng kết, rà soát, đánh giá thực tiễn, các bài viết, ý kiến tranh luận của các
chuyên gia và các công trình nghiên cứu khác… Tài liệu tham khảo từng nội dung cụ thể
được trích dẫn trong Luận văn.
6. Nội dung nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu 2 vấn đề lớn:
(i) Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp; (ii) Thực tiễn triển khai các quy định này tại các khu công
nghiệp. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu các quy định về vấn đề này trong pháp luật một
số nước khác trên thế giới để so sánh, làm sáng tỏ hơn vấn đề cần nghiên cứu từ đó kiến
nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung và thu hút đầu tư
tại các khu công nghiệp nói riêng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng.
- Phương pháp luận duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
8. Địa điểm nghiên cứu
Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn bên cạnh việc tập hợp số liệu từ
các báo cáo, các nghiên cứu, phân tích khoa học, nguồn internet… luận văn tập trung chủ
yếu vào khai thác các số liệu từ một số khu công nghiệp. Do thời gian nghiên cứu có hạn,
hơn nữa luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu của cá nhân nên trong phạm vi đề tài
địa điểm khảo sát thực tế của luận văn chủ yếu tập trung ở một số khu công nghiệp ở các
tỉnh phía bắc bao gồm nhưng không giới hạn trong các khu công nghiệp: KCN Quế Võ
và Quế Võ mở rộng – Bắc Ninh; KCN Đại Đồng Hoàn Sơn – Bắc Ninh; KCN Nam Sơn
Hạp Lĩnh – Bắc Ninh; KCN Quang Châu – Bắc Giang; KCN Tràng Duệ - Hải Phòng;
KCN Tràng Cát – Hải Phòng; KCN Phương Nam – Quảng Ninh…
9. Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luật và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
bởi 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư
đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Định hướng chung và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ưu đãi
đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại khu công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mặc dù thuật ngữ
KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều hình thức tổ chức
và tính chất hoạt động khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập, tập trung nhiều
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng nước mà KCN có những
nội dung hoạt động kinh tế khác nhau. Do vậy, ở các nước khác nhau có những quan niệm
khác nhau về KCN và mô hình phát triển KCN khác nhau. Ở một số nước, KCN được
hiểu là các công viên công nghiệp (Industrial Park) hoặc là các cụm công nghiệp
(Industrial Clusters). Có những KCN hoạt động chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu với
quy chế miễn thuế nhập khẩu được gọi là Khu chế xuất (KCX) (Export Processing
Zones) hoặc có những KCN là Khu công nghệ cao (Hight tech centres) hoặc khu công
nghệ cao là một bộ phận của KCN. Ngoài ra, KCN còn có những hình thái biến tướng
như khu công nghệ sinh học (Bio Technology Park), khu công nghệ sinh thái (Eco
Industrial Park)….
Tuy nhiên, tựu chung lại, hiện nay, trên thế giới về cơ bản tồn tại hai mô hình phát
triển KCN:
Mô hình thứ nhất: KCN là khu vực lãnh thổ rộng tập trung nhiều hoạt động kinh
tế: sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng,
nhà ở... KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như
KCN thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan, Philippin
và một số nước Tây Âu. Ở Thái Lan và Philippin, KCN được quan niệm như một thành phố
công nghiệp và thực tế nó là một cộng đồng tự túc và độc lập. Ngoài việc cung cấp kết cấu
hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN cũng bao gồm
khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, khu nhà
ở cho công nhân… Các KCN ở Thái Lan và Inđônêxia thường có 3 bộ phận chủ yếu: Khu
sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại dịch vụ.
Mô hình thứ hai: “KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung
các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh
sống”. Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan
đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau.
Hai mô hình trên, dẫn đến hai định nghĩa khác nhau về KCN. Tuy nhiên, ngoài
định nghĩa trên, cũng có quan niệm lại cho rằng, KCN là một khu vực phụ, không nhất
thiết phải có sự ngăn cách, biệt lập bởi trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công
nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực
rộng lớn. Việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một
loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có quy mô đặc thù.
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)
trong tài liệu KCX ở các nước đang phát triển công bố năm 1990, thì KCN là khu vực
tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư
vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công
nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ
còn lại của nước chủ nhà.
Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCX (WEPZA) thì KCX là tất cả các
khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như Cảng tự do, Khu
mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ
chức này công nhận. Thực tế cho thấy, do nhu cầu phát triển của thương mại và đầu tư
quốc tế ngày càng được mở rộng xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp
hoá hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển nên khái niệm trên đã được bổ sung
thành những quan niệm mới như Khu kinh tế mở, Đặc khu kinh tế, Thành phố mở….
Tuy những quan niệm trên có một số khác nhau về nội hàm KCN song về cơ bản
đều thống nhất ở những đặc trưng sau:
Một là, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác
định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù
hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan)
so với các vùng khác ở nội địa. Chúng là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất,
thương mại, dịch vụ đầu tư trên cơ sở chính sách ưu đãi về kết cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý,
thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính tiền tệ, môi trường đầu tư…
Hai là, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự phát triển kinh
tế của một quốc gia. Nó thường là những khu vực có vị trí địa lý riêng biệt thích hợp, có
hàng rào xung quanh, giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại và được chính
phủ nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển.
Ba là, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại,
thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh
phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách KT - XH mở cửa của một
nước.
Như vậy, KCN là một thuật ngữ chỉ một vùng lãnh thổ quốc gia được xác định
ranh giới địa lý rõ ràng. Trong đó, các doanh nghiệp công nghiệp tập trung đầu tư, hoạt
động, phát triển do có kết cấu hạ tầng tốt, có môi trường kinh doanh tốt (ưu đãi của nhà
nước về đất đai, tài chính) và có thị trường tốt (thị trường đầu vào, đầu ra và dịch vụ).
Đây là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung, chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp theo
lãnh thổ, là hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp phù hợp với yêu cầu của quá trình
CNH, HĐH nền kinh tế.
Ở Việt Nam, Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, Tập 2, Hà Nội, 2002. Thì: "Khu
công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp, do chính phủ thành lập hay cho phép thành lập" [34].
Khái niệm về KCN được quy định trong Khoản 20, Điều 1, Luật Đầu tư 2005 thì:
"Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của
Chính phủ" [44].
Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, KCX và khu kinh tế cũng đưa ra khái
niệm KCN như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này” [10, Điều 2].
Với khái niệm như vậy, KCN của Việt Nam được hiểu là KCN tập trung, không có
dân cư sinh sống nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề hạ tầng và ô nhiễm môi trường, có phân biệt
với các vùng công nghiệp (bao gồm nhiều KCN), với các khu kinh tế (có bộ máy quản lý
hành chính độc lập). Theo quan niệm của Việt Nam, các KCX (chuyên sản xuất hàng hóa
xuất khẩu và dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu), khu công nghệ cao (tập trung các
doanh nghiệp có công nghệ cao hoặc doanh nghiệp dịch vụ cho các doanh nghiệp có công
nghệ cao) chỉ là hình thái đặc thù của KCN. KCN có thể được thành lập bởi cơ quan nhà
nước ở Trung ương (theo quyết định của thủ tướng Chính phủ) hoặc các KCN, cụm công
nghiệp do chính quyền địa phương (UBND tỉnh) thành lập. Trong phạm vi Luận văn này, tác
giả chỉ đề cập tới vấn đề ưu đãi đầu tư của các KCN được thành lập theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
1.1.1.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp
Các KCN nói chung có thể có sự khác nhau về quy mô, địa điểm, thẩm quyền
thành lập và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những
đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là
doanh nghiệp KCN). KCN được thành lập theo quy hoạch và có ranh giới riêng tách biệt
với các khu vực lân cận khác. Đó là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản
phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp dịch vụ gắn liền với sản xuất công
nghiệp.
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá; hệ thống điện,
nước, điện thoại... đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của các
doanh nghiệp trong KCN. Ở Việt Nam, thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong
KCN do là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh
nghiệp trong nước thực hiện. Các Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các
kết cấu hạ tầng và sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại đất đã có cơ sở
hạ tầng để phát triển dự án đầu tư.
- Về tổ chức quản lý: Các Khu Công nghiệp thường được đặt dưới sự quản lý của một
cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt. Ví dụ như Trung Quốc: Luật doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Law of the People’s Republic of China on
Foreign-Capital Enterprise) đã phân cấp thẩm quyền quản lý các dự án đầu tư vào KCN cho
Ban quản lý KCN. Chính phủ Trung Quốc còn cho phép thành lập các Ban quản lý riêng cho
những KCN có diện tích lớn (trên 500 ha).
Ở Việt Nam, hầu hết các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các
KCN còn có nhiều cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công
thương, Bộ Xây dựng...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Vũ Thành Tự Anh (2006), “Xé rào ưu đãi đầu tư: Cuộc chạy đua xuống đáy”, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn điện tử.
2.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), “KCN, KCX ở Việt Nam: Hai thập kỷ xây dựng và
phát triển (Phần I, II)”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam điện tử,
/>514/Default.aspx.
3.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), “Bức tranh KCN, KKT năm 2013 qua những con
số”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam điện tử, />tinhoatdong/tabid/63/articleType/ArticleView/articleId/971/Bc-tranh-KCN-KKT-nm2013-qua-nhng-con-s.aspx.
4.
Bộ kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số
nước, Hà Nội.
5.
Bộ Tài chính (2011), Thông tư 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn về
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Hà Nội.
6.
Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn về chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, Hà Nội.
7.
Chính phủ (2004), Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
8.
Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/ 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, Hà Nội.
9.
Chính phủ (2008), Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
10. Chính phủ (2008), Nghị đinh 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội.
11. Chính phủ (2008), Nghị định 44/2008/NĐ-CP ngày 09/04/2008 về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
12. Chính phủ (2010), Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Hà Nội.
13. Chính phủ (2010), Nghị định 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
14. Chính phủ (2010), Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của NĐ 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt
nước, Hà Nội.
15. Chính phủ (2013), Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội.
16. Chính phủ (2013), Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT, Hà Nội.
17. Chính phủ (2013), Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
18. Chính phủ (2014), Nghi định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về thu tiền sử
dụng đất, Hà Nội.
19. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về thu tiền thuê
đất, mặt nước, Hà Nội.
20. Công ty Cổ phần Kết nối Đầu tư Việt Nam (2013), Báo cáo Khu công nghiệp Việt
Nam 2013. Tài liệu hội thảo triển lãm các Khu công nghiệp Việt Nam 2013, Hà Nội.
21. Bao Duy (2011), “Cái giá của ưu đãi đầu tư”, Tạp chí Cà Mau điện tử,
/>22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Nghi quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IV,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VII, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung
ương khoá VII, Văn phòng Trung ương, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam XI (2011), Báo cáo chính trị Đại hội và Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng phát triển KCN bền vững và theo
chiều sâu, Hà Nội.
31. Nguyễn Đức (2013), “Đầu tư vào Khu công nghiệp: hẹp cửa ưu đãi”, Báo đầu tư điện tử,
/>32. Chu Thị Mỹ Hạnh (2010), Các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư theo Luật
đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học
Luật Hà Nội.
33. Phạm Văn Hảo (2011), Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại các KCN và KCX Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số Quốc
Gia, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
34. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biện soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển
bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
35. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chính Minh (2005), Dự án
Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), Báo cáo nghiên cứu chính sách –
VNCI, số 2, Ưu đãi Tài chính đối với đầu tư trong nước tại Việt Nam: Hiệu quả hay
không?, TP Hồ Chí Minh.
36. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Ngọc Lan (2004), “Kinh nghiêm phát triển các KCN sản xuất
hàng hóa xuất khẩu tại Hàn Quốc và Thái Lan”, Tạp chí Thông tin Khu Công nghiệp
Việt Nam, (4), tr.30,31.
37. Đoàn Thị Thúy Nga (2011), Các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư theo luật
đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học
Luật Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Nhàn (2011), Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp
tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
39. Nhóm chuyên gia VCCI (2011), Báo cáo rà soát văn bản pháp luật – Luật đầu tư
2005, Hà Nội.
40. Phương Nhi (2012), “Vướng mắc trong thực tiễn xây dựng các KCN”, Tạp chí Khu
công nghiệp Việt Nam điện tử, />
tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/540/VNG-MC-TRONG-THC-TINXY-DNG-CC-KCN.aspx.
41. Phạm Thị Thanh Ngọc (2008), Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tư với thực
tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
42. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo tổng hợp rà soát
pháp luật kinh doanh, Hà Nội.
43. Quốc hội (2003), Luật đất đai số 13/2003/QH11, Hà Nội.
44. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11, Hà Nội.
45. Quốc hội (2005), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, Hà Nội.
46. Quốc hội (2008), Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12, Hà Nội.
47. Quốc hội (2008), Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, Hà Nội.
48. Quốc hội (2010), Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12, Hà Nội.
49. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Kế hoạch 5 năm 20112015 - Nghị quyết số 10/2011/QH13, Hà Nội.
50. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13, Hà Nội.
51. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số
31/2013/QH13, Hà Nội.
52. Quốc hội (2013), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số
32/2013/QH13, Hà Nội.
53. Nguyễn Thị Trà (2012), Các biện pháp ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư
2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà
Nội.
54. Phương Thanh (2012), “Các doanh nghiệp hạ tầng: cần nhiều cơ chế, chính sách”,
Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam điện tử,
/nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/589/Cc-doanh-nghip-htng-Cn-nhiu-c-ch-chnh-sch.aspx.
55. Trần Văn Thắng (2012), “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN”,
Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam điện tử, />
nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/569/Hon-thin-cng-tcqun-l-nh-nc-i-vi-cc-KCN.aspx.
56. Bùi Tất Thắng (2014), “Phát triển kinh tế Việt Nam: Sẻ chia kinh nghiệm để kiếm
tìm cơ hội từ “Kỳ tích sông Hàn”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam điện tử,
/>articleId/540/VNG-MC-TRONG-THC-TIN-XY-DNG-CC-KCN.aspx.
57. Lê Thị Lệ Thu (2006), Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
58. Vũ Thị Ngọc Thủy - BQL các KCN tỉnh Đồng Nai (2013), “Phân cấp quản lý đầu tư
nước ngoài”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam điện tử,
/>cleId/670/Phn-cp-qun-l-u-t-nc-ngoi.aspx.
59. UNIDO – Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc và Bộ kế hoạch và đầu tư Việt
Nam (2011), Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 – Tìm hiểu về tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp, Việt Nam.
60. Văn phòng Quốc hội (2014), Dự thảo luật đầu tư, Hà Nội.
61. Viện kinh tế học (1999), Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc và những bài học cho
phát triển đặc khu kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
Luận văn có tham khảo tài liệu trên một số Website:
62. />63. />64. />65. />66. />