Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đề tài một số giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa thị trấn yên thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.13 KB, 31 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN YÊN THẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN YÊN THẾ

ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI
QUY HOẠCH,
MỞ RỘNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGHĨA
TRANG NHÂN DÂN THỊ TRẤN YÊN THẾ
NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA THỊ TRẤN YÊN THẾ
-----------------

Người thực hiện: NGUYỄN QUANG VINH
Chức vụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Đơn vị công tác: UBND thị trấn Yên Thế

Yên Thế, tháng 9 năm 2013

Yên Thế, tháng 9 năm 2015

0


PHẦN MỘT: THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên tác giả: NGUYỄN QUỐC TRÌNH
- Sinh ngày 08 tháng 01 năm 1972
- Chức vụ, đơn vị công tác: Kế toán ngân sách UBND thị trấn Yên Thế,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Trình độ chuyên môn: Đại học


- Tên đề tài: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã
trên địa thị trấn Yên Thế.
- Lĩnh vực áp dụng: Tài chính
- Phạm vi áp dụng: Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đối tượng áp dụng: Quản lý
- Thời gian áp dụng: Lâu dài
PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I : PHẦN MỞ ĐẦU
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN YÊN THẾ.

1. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề tài:
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước, ngày12 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 04 năm 2007,
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Căn cứ Nghi ̣đinh
̣ số 60/NĐ – CP, ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chı́nh phủ
quy đinh
̣ chi tiế t và hướng dẫn thi hành Luâ ̣t Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghi ̣đinh
̣ số 73/NĐ – CP, ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chıń h phủ
ban hành quy chế xem xét, quyế t đinh
̣ dự toán và phân bổ ngân sách điạ phương,
phê chuẩ n quyế t toán ngân sách điạ phương;
Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT - BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ
tài chính. Thông tư quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động tài chính
khác của xã, Phường, Thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các
cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách

1


nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các
quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân;
2. Mục đích của việc xây dựng đề tài tăng cường công tác quản lý ngân
sách xã trên địa bàn thị trấn Yên Thế.
Nền tài chính Quốc gia đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong
sự chuyển đổi sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế. Trong cơ chế quản lý kinh tế
mới, Tài chính là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, là tổng thể các nội dung và giải
pháp tài chính tiền tệ. Tài chính không chỉ có nhiệm vụ khai thác nguồn lực, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế tăng doanh thu mà còn phải tăng cường quản lý và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi nguồn tài nguyên của đất nước. Hoạt động tài
chính phải được quản lý bằng pháp luật, bằng các công cụ và biện pháp, giải pháp
có hiệu lực trong một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, lành mạnh. Luật Ngân sách Nhà
nước được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ năm 2003.
Xã là một cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra tại địa phương. Hoạt động tài chính xã cụ thể là
ngân sách xã là hoạt động tài chính cơ sở trong hệ thống Ngân sách Nhà nước.
Ngân sách xã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương, gián tiếp tác
động đến tốc độ tăng trưởng của đất nước.
Sự rõ ràng minh bạch, công khai hoạt động tài chính xã chính là một minh
chứng cho sự trong sạch của chính quyền và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân,
một yếu tố cơ bản cho sự vững mạnh của bộ máy Nhà nước của dân do dân và vì
dân.
Qua nghiên cứu lý luận về quản lý Ngân sách cộng với thực tế công tác tại
UBND thị trấn Yên Thế, tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp tăng cường
công tác quản lý ngân sách xã trên địa thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên
Mục đích của đề tài này là thông qua nghiên cứu tình hình thu, chi ngân sách

và thực tiễn công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thị trấn trong thời gian qua để
tìm ra giải pháp thiết thực góp phần củng cố và tăng cường công tác quản lý ngân
sách xã trên địa bàn thị trấn Yên Thế.
2


Chương II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN YÊN THẾ (GIAI ĐOẠN 2011 – 2013)

I. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thị trấn yên thế
1.1. Vị trí địa lý:
Thị trấn Yên Thế nằm ở vị trí trung tâm của huyện Lục Yên, thuộc phía
đông bắc của Tỉnh Yên Bái.
- Phía Đông: Giáp xã Liễu Đô, huyện Lục Yên.
- Phía nam: Giáp xã Tân Lập, huyện Lục Yên.
- Phía Tây: Giáp xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên.
- Phía Bắc: Giáp xã Yên Thắng và xã Minh Xuân, huyện Lục Yên.
Thị trấn Yên Thế có địa hình khu vực dân cư sinh sống và khu vực sản xuất
nông nghiệp tương đối bằng phẳng, phần diện tích đồi núi nằm toàn bộ ở phía nam
và phía tây, giáp ranh với các xã Tân Lập, xã Liễu Đô và xã Tân Lĩnh.
Do có địa hình thuận lợi, đồng thời nằm ở trung tâm của huyện nên thị trấn
Yên Thế đã và đang được nhà nước đầu tư phát triển theo quy hoạch phát triển đô
thị giai đoạn 2002 - 2020.
1.2. Về tình hình phát triển kinh tế:
- Thị trấn Yên Thế có 20 tổ dân phố và thôn; có 59 cơ quan, đơn vị hành
chính của Nhà nước đóng trên địa bàn, có 01 chợ trung tâm, 01 chợ buôn bán đá
quý và 02 chợ xép.
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại: Trên địa
bàn thị trấn hiện có 281 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã vừa và nhỏ của nhà

nước và tư nhân đóng trên địa bàn; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
dịch vụ thương mại chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác khoáng sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá hoa trắng, sản xuất đồ mộc dân dụng, làm
tranh mỹ nghệ bằng nguyên liệu đá quý… do vậy cơ bản đã góp phần giải quyết
được vấn đề về công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho một
bộ phận nhân dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thị
trấn Yên Thế nói riêng và của huyện Lục Yên nói chung.
- Trong sản xuất nông nghiệp: Do ở trung tâm huyện nên các hộ sản xuất
nông nghiệp thường xuyên được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến thông qua các loại phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác;
nhân dân thị trấn đã chủ động, tích cực trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật,
3


chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất;
góp phần tích cực trong công tác xoá đói, giảm nghèo tại địa phương.
- Thị trấn Yên Thế là đơn vị có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh nhất so với
các xã trong toàn huyện, 100% các tuyến đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ và
trên 90% đường giao thông nội thị đã được kiên cố hoá, hiện chỉ còn một số các
tuyến đường xóm, ngõ đang từng bước được đầu tư xây dựng hàng năm theo
nguồn vốn kích cầu: Nhà nước và nhân dân cùng làm và từ nguồn vốn do nhân
dân tự đóng góp.
- Về cơ cấu kinh tế: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp xây dựng: 44,41%;
Dịch vụ thương mại: 39,68%; Nông lâm nghiệp: 15,91%.
1.3. Về văn hoá xã hội:
- Công tác giáo dục, y tế:
+ Về giáo dục: Thị trấn có 05 trường học gồm 02 trường tiểu học, 02
trường mầm non và 01 trường Trung học cơ sở với 1.887 học sinh/65 lớp; 100%
trẻ em trong độ tuổi được đến lớp. Trong những năm qua thị trấn Yên Thế luôn
duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, có 4/5 trường

đạt trường chuẩn Quốc gia.
+ Về Y tế: Có 01 Trạm y tế được trang bị cơ sở vật chất gồm 08 phòng
chức năng và 06 giường bệnh, đội ngũ cán bộ gồm 07 người, có trình độ chuyên
môn, nhiệt tình công tác ; về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh
ban đầu cho nhân dân.
- Về công tác văn hoá TTTT: Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Yên Thế
thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao
do vậy đã khuyến khích các phong trào thể thao phát triển; các tổ dân phố, thôn đều
thành lập đội văn nghệ hoạt động sôi nổi; đội văn nghệ và đoàn thể thao của thị trấn
tham gia các cuộc thi do cấp trên tổ chức đều giành được giải cao.
1.4. Về dân số và vấn đề việc làm:
- Thị trấn Yên Thế hiện có 2.581 = 9.399 khẩu, chiếm 8,2% dân số toàn
huyện, trong đó dân số trong độ tuổi lao động: 6.185 khẩu, chiếm 65,8 % tổng dân
số của thị trấn.
- Về thành phần dân tộc: Trên địa bàn thị trấn có 12 dân tộc anh em cùng
chung sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 66,8%, dân tộc Tày chiếm 21,45%,
dân tộc Nùng chiếm 9,2% còn lại là các dân tộc khác.

4


II. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thị trấn Yên
Thế giai đoạn( 2011-2013)
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thị trấn Yên Thế và sự chỉ đạo gián tiếp
của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và các bộ ngành có liên quan trong việc
triển khai tổ chức thực hiện luật NSNN, nhất là công tác quản lý NSX. Cho nên
trong những năm vừa qua công tác quản lý NSX đã đạt được rất nhiều kết quả: Đã
thực hiện đúng luật NSNN, chú trọng đến việc điều hành, việc quản lý thu chi ngân
sách.
2.1. Lập dự toán ngân sách.

Việc xây dựng dự toán quản lý thu ngân sách xã theo dự toán đã được quan
tâm thực hiện. Dự toán thu ngân sách được UBND thị trấn xây dựng mỗi năm một
lần theo đúng quy định của luật NSNN đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế xã hội ở địa bàn. Dự toán này được lập dựa trên cơ sở số thu do cấp trên dự
giao. Việc tính dự toán thu được thực hiện một cách dân chủ, quyết định dự toán
sát với yêu cầu của từng ban ngành đoàn thể và khả năng cân đối. Chủ động trong
việc điều hành ngân sách nhưng được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ HĐND. Đồng
thời chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn giao dự toán cho từng bộ phận với
mục đích khai thác tốt nguồn thu, đặc biệt ưu tiên chi lương – phụ cấp cho cán bộ
chuyên trách , bán chuyên trách và đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên.
2.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã:
Chấp hành dự toán ngân sách xã là việc tổ chức thực hiện theo đúng dự toán
ngân sách đã được HĐND thị trấn phê chuẩn. Chấp hành dự toán ngân sách phải
căn cứ vào các quy định cụ thể đã được nêu rõ trong luật NSNN và các thông tư
hướng dẫn chấp hành dự toán NSX. Việc tổ chức thu và thực hiện chi là việc quan
trọng nhất trong khâu cấp hành dự toán NSX. Để công tác này được hoàn thành tốt
cần phải sử dụng đồng bộ các biện pháp nhằm động viên khai thác tối đa các
nguồn thu trên địa bàn và phân phối nguồn thu đó cho hiệu quả và hợp lý nhất. Đề
làm được như vậy cần phải có những công cụ và biện pháp thật linh hoạt, cụ thể,
nhưng cũng thật mền dẻo để có thể khai thác được tiềm năng thế mạnh của thị trấn.
5


Việc xây dựng kế hoạch để thực hiện dự toán được bắt đầu từ quý sau đó
chia theo từng tháng để tổ chức quản lý và thực hiện được tốt là việc làm đầu tiên
trong khâu chấp hành dự toán NSX.
Bên cạnh những thành quả đạt được, việc chấp hành dự toán NSX cũng có
nhiều hạn chế. Thứ nhất do đặc điểm của cấp ngân sách xã vừa là đơn vị ngân
sách vừa là đơn vị thụ hưởng ( tự quyết định và tự chuẩn chi) nên có nhiều khoản
chi lẻ tẻ làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp dự toán NSX như: chi tạp vụ, chi tiếp

khách, hội nghị, …Một khoản thu chưa thực sự quan tâm khai thác, chưa bết cách
tạo ra những nguồn thu mới, công tác quản lý còn kém năng động.
Hàng năm căn cứ vào chính sách thu NSNN và chế độ phân cấp nguồn thu
để tiến hành thực hiện thu sao cho đúng chế độ và chính sách quy định nhưng vẫn
phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa. Công tác quản lý khai
thác nguồn thu đã tốt hơn rất nhiều vì vậy trong mấy năm gần đây NSX đã chủ
trang trải các khoản chi nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển . Chính ví
vậy cơ cấu chi đã được thực hiện tốt các khoản chi thường xuyên như: chi cho sự
nghiệp văn hoá xã hội, chi quản lý nhà nước… đã được đảm bảo và tiết kiệm.
2.3. Tình hình tổ chức và quản lý thu NSX trên địa bàn thị trấn Yên Thế:
Với vai trò là một cấp ngân sách trong chu trình quản lý thu chi NSNN theo
quy định của luật NSNN. Do đó mỗi khoản thu sẽ trở thành các khoản chi chính
cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Một khó khăn đặt ra cho công tác thu NSX đó là: Xuất phát từ một thị trấn
miền núi có cơ sở hạ tầng kinh tế thấp. Nguồn thu nhập chính của người dân từ
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông nghiệp với quy
mô nhỏ, manh mún thu nhập không ổn định do vậy nguồn thu tập trung từ thuế
ngoài quốc doanh thấp; Các nguồn thu từ đất thường không ổn định hoặc được
miễn giảm theo chính sách …
Đảng và UBND thị trấn Yên Thế luôn tập trung lãnh đạo, điều hành công tác
thu ngân sách sao cho có thể khai thác triệt để các nguồn thu nhằm đảm bảo cho
các khoản chi không bị gián đoạn nhất là các khoản chi thường xuyên đem lại hiệu
quả thiết thực cho công tác chi. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế và các ngành
6


chức năm của huyện để tổ chức xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác thu ngân
sách. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức bám nắm cơ sở. Tổ chức
tốt công tác tuyên truyền vận động chính sách thuế đối với nhân dân. Thị trấn Yên
Thế đã thành lập ban tài chính riêng do đồng chí Chủ tịch UBND làm trưởng ban,

ngoài ra cán bộ tài chính cũng được cử đi học, tập huấn để nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ, nắm chắc một số vấn để mấu chốt trong công tác quản lý sao cho công
tác quản lý vừa theo kịp tiến độ vừa đảm bảo thực hiện đúng quy chế, tiến độ
chính sách đã được quy định cụ thể trong luật NSNN.
Kết quả thu ngân sách qua các đã đạt được như sau:
*Năm 2011:
Đơn vị tính: 1000 đồng
DỰ TOÁN NĂM

THỤC HIỆN

SO SÁNH

NỘI DUNG THU
NSNN

NSX

NSNN

NSX

NSNN

NSX

6.855.000

1.617.500


6.884.228

2.293.668

100.5

141,8

I.Các khoản thu 100%

400.000

130.000

1.181.925

636.790

295,4

489,8

Phí, lệ phí

370.000

100.000

661.489


116.510

178,7

116,3

515.145

515.145

Tổng số thu ngân sách xã

Thu chuyển nguồn
Thu khác

30.000

30.000

5.291

5.291

17,6

17,6

6.455.000

1.054.900


5.702.303

984.391

72,6

93,3

1. Thuế thu nhập cá nhân

600.000

244.000

496.536

204.668

82,7

83,9

2. Thuế nhà đất

535.000

374.500

558.225


390.757

104,3

104,3

3. Thuế môn bài thu từ cá nhân , hộ kinh doanh

204.000

142.800

205.450

143.815

100,7

100,7

4. lệ phí trước bạ nhà đất

220.000

154.000

119.434

83.786


54,24

54,24

II. các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%)

5 Thu tiền cấp đất
6. Thu thuế tài nguyên
7. Thuế GTGT

3.500.000

2.861.449

28.000

2.800

62.256

6.225

222.3

222.3

1.368.000

136.800


1376.119

137.222

100,5

100,5

17.890

17.895

8. thu phạt
III. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

432.600

672.486

Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

432.600

436.600

Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

100,9


235.886

7


*Năm 2012:
Đơn vị tính: 1000 đồng
DỰ TOÁN NĂM

THỤC HIỆN

SO SÁNH

NỘI DUNG THU
NSNN

NSX

NSNN

NSX

3.160.000

2.001.900

2.653.019

140.000


200.700

Phí, lệ phí

90.000

Thu khác

Tổng số thu ngân sách xã
I.Các khoản thu 100%

II. các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%)
1. Thuế thu nhập cá nhân

NSNN

NSX

2.330.339

83,9

116,4

132.565

320.036

84,69


159,4

150.700

74.096

185.898

82,3

123,4

45.000

45.000

49.214

49.214

109,4

109,4

3.020.000

884.000

2.520.453


61.0270

83.5

69,0

500.000

230.000

475.246

169.933

95,1

95,1

2.604

2.604
93,6

2. Thuế nhà đất
3. Thuế môn bài thu từ cá nhân , hộ kinh doanh

250.000

175.000


233.900

163.730

93,6

4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

220.000

154.000

27.588

27.588

12,54

12,54

5. lệ phí trước bạ nhà đất

200.000

140.000

115.140

80.598


57,5

57,5

50.000

5.000

88.971

8.891

177,9

177,9

1.800.000

180.000

1.577.002

157.700

87,6

87,6

6. Thu thuế tài nguyên
7. Thuế GTGT

III. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

917.200

1.400.032

Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

917.200

1.000.828

Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

109,1

399.204

*Năm 2013:
Đơn vị tính: 1000 đồng
DỰ TOÁN NĂM

THỤC HIỆN

SO SÁNH

NỘI DUNG THU
NSNN

NSX


NSNN

NSX

NSNN

NSX

3.920.000

2.630.700

4.727.589

3.137.893

120,6

119,3

I.Các khoản thu 100%

150.000

495.000

163.306

720.211


108,8

145,5

Phí, lệ phí

100.000

445.000

677.007

113,8

152,1

Thu khác

50.000

50.000

49.469

49.469

98,9

98,9


3.770.000

619.000

4.564.283

775.811

121,1

122,1

1. Thuế thu nhập cá nhân

450.000

165.000

694.006

209.674

154,2

127,1

2. Thuế môn bài thu từ cá nhân , hộ kinh doanh

250.000


175.000

253.500

177.467

101,4

101,4

29.687

29.687

144.544

101.181

Tổng số thu ngân sách xã

II. các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%)

3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
4. lệ phí trước bạ nhà đất
5 Thu tiền cấp đất
6. Thu thuế tài nguyên

120.000


84.000

1.000.000
90.000

113.837

1.436.427
9.000

93.131

120,5

120,5

143.6
9.316

103,5

103,5

8


8. Thuế GTGT

1.860.000


186.000

1.912.986

228.484

102,8

122,84

III. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

1.516.700

1.661.869

109,57

Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

1.452.200

1.452.200

100

64.500

209.669


325

Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

Năm 2011 khoản thu ngân sách xã hưởng 100% đạt 121 triệu đồng chiếm
5,3% trong tổng số thu NSX, đến năm 2013 tăng lên đến 720 triệu đồng chiếm
22,95% trong tổng số thu NSX. Về nguyên nhân tăng thu tập trung chủ yếu vào
thu phí – lệ phí.
Khoản thu hưởng theo tỷ lệ phần trăm chia với ngân sách cấp trên năm 2011
thu được 984 triệu đồng chiếm 42,9% trong tổng số thu NSX. Đến năm 2013 số
thu là 755 triệu đồng chiếm 23,8% trong tổng số thu NSX. Nguyên nhân giảm là
do chính sách nhà nước bỏ không thu thuế nhà đất (số thu hàng năm của sắc thuế
này bình quân 370 triệu đồng).
Thu bổ xung từ ngân sách cấp trên trong năm 2011 là 672 triệu đồng chiếm:
29% tỷ trọng đến năm 2013 tăng lên: 1.661 triệu đồng chiếm: 52,9% tỷ trọng thu
ngân sách. Trong ba năm có 2 năm hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước
giao. Chỉ có năm 2012 số thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 83,9% về nguyên nhân
không hoàn thành kế hoạch là do năm 2011 khi xây dựng dự toán thu đã tính cả chỉ
tiêu thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong năm 2012 thực hiện chính sách
miễn giảm thuế GTGT và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do vậy không đạt dự
toán thu.
 Các khoản thu xã hưởng 100%.
Các khoản thu xã hưởng 100% là các khoản thu rất quan trọng. Các khoản
thu này các đã được quy định trong luật NSNN và sau khi thu thì các xã đều được
toàn quyền sử dụng vào công tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Thu phí – Lệ phí: là khoản thu ổn định tập trung chủ yếu là thu phí chứng
thực số thu năm sau thường cao hơn năm trước. UBND thị trấn đã có nhiều biện
pháp quản lý, tổ chức thu. Thực hiện công khai mức thu và các quy định về thu
phí – lệ phí.
- Khoản thu khác ngân sách: gồm có

9


+ Các khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản: tổng diện tích đất 5%
do thị trấn quản lý là 39.000m2. số thu hàng năm được giao khoán ổn định cho các
hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên trong công tác thu các khoản thu này cũng còn
nhiều hạn chế như: Công tác giao khoán, tổ chức đấu thầu, một số hộ thực hiện
chưa tốt.
+Thu phạt: Tập trung chủ yếu thu phạt trong lĩnh vực thuế và phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, công tác xử phạt cơ bản thực hiện đúng
thẩm quyền, chức năng và đúng các quy định. Tổng số thu phạt trong 3 năm đạt:
106,7 triệu đồng.
 Các khoản thu điều tiết
Các khoản thu điều tiết chính là nguồn quan trọng cho NSX . Trên cơ sở tình
hình hoạt động kinh tế xã hội và các khoản thu chi trên địa bàn, Nhà nước sẽ trích
một phần các khoản thu được từ các sắc thuế (các loại thuế này đã được quy định
trong luật) cho NSX. Đồng thời qua việc trích thuế cho NSX thì Nhà nước cũng
trao trách nhiệm quản lý ngân sách cũnh như quản lý kinh tế xã hội cho xã.
- Thuế nhà đất: Năm 2011 thị trấn thu đạt 558/535 triệu đồng đạt 105 % dự
toán thu. Công tác tổ chức thu thuế nhà đất được triển khai đồng bộ từ khâu lập bộ,
xây dựng kế hoạch thu, tổ chức hành thu và quyết toán công khai. Từ năm 2012 trở
đi nhà nước đã bỏ thuế nhà đất thay vào đó là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và
được miễn đối với các đối tượng sử dụng đất trong hạn mức.
- Thu thuế ngoài quốc doanh: Bao gồm thu thuế GTGT, thuế môn bài, thuế
tài nguyên. Kết quả thu các sắc thuế này tăng bình quân 17,5% năm đến năm 2013
đạt 2.259 triệu đồng. Tổng số hộ kinh doanh, dịch vụ thương mại trên địa bàn thị
trấn quản lý là 345 hộ với số thu thuế môn bài trên bộ thu năm 2013 là 210 triệu
và thuế GTGT hàng tháng là 140 triệu. Ban tài chính thị trấn đã tích cực phối hợp
với đội thuế số 1 thường xuyên tăng cường kiểm tra trên khâu lưu thông, quản lý
hóa đơn bán hàng và các đối tượng phát sinh đều được hướng dẫn làm thủ tục kê

khai nộp thuế.

10


- Các khoản thu từ đất: Có thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất
động sản, lệ phí trước bạ. Đây là các khoản thu quan trọng với tỷ lệ điều tiết 70%,
trong 3 năm số thu này đạt: 776 triệu đồng chiếm 33,1% tỷ trọng thu điều tiết.
 Thu bổ xung từ ngân sách cấp trên
Theo mối quan hệ dọc trong hệ thống ngân sách Nhà nước thì mối quan hệ
giữa ngân sách Nhà nước cấp trên với ngân sách Nhà nước cấp dưới như sau: Ngân
sách Nhà nước cấp trên sẽ tiến hành phân bổ ngân sách cho ngân sách cấp dưới tuỳ
theo tình hình kinh tế xã hội và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp dưới đã được quy
định trong luật ngân sách. Sự phụ thuộc của ngân sách cấp dưới thể hiện ở chỗ khi
nguồn phân phổ từ ngân sách cấp trên không đủ đáp ứng nhu cầu chi thì ngân sách
cấp dưới sẽ chờ vào sự bổ xung từ ngân sách cấp trên.
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Năm 2011 số thu bổ xung cân đối từ ngân sách cấp trên là 436 triệu đồng
đến năm 2013 số thu bổ sung cân đối tăng lên 1.452 triệu đồng về nguyên nhân là
do thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thực hiện luật dân quân và một số
chính sách mới của nhà nước.
- Thu bổ sung cân đối có mục tiêu từ ngân sách cấp trên: năm 2011 là 235
triệu đồng đến năm 2013 là 145 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã
hội…
Như vậy số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đang có chiều hướng tăng.
Điều này cho thấy sự phụ thuộc ở ngân sách cấp trên vẫn còn rất lớn. Thực tế này
đã đặt ra cho các cấp quản lý một vấn đề là phải tìm mọi cách tận dụng mọi nguồn
thu và tổ chức thu có hiệu quả các nguồn thu, không để tình trạng kéo dài thời gian
nộp thuế hay trốn lậu thuế. Từ đó có thể gia tăng các khoản chi và giảm rõ rệt tình
trạng phụ thuộc vào ngân sách cấp trên.

2.4. Tình hình tổ chức và quản lý chi ngân sách xã:
Thu chi ngân sách xã đều là các mối quan hệ tiền tệ trong việc sử dụng ngân
sách xã vào phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong đó thu NSX là quá trình
hình thành NSX còn chi NSX là quá trình phân phối và sử dụng các khoản thu này.
11


Vấn đề chi NSX như thế nào, sao cho thật hiệu quả không kém phần quan trọng so
với việc tận thu NSX. Về kết quả chi ngân sách qua các năm như sau:
* Năm 2011:
Đơn vị tính: 1000 đồng
NỘI DUNG CHI

A Tổng số chi Ngân sách xã
I. Chi đầu tư phát triển
1. Chi đầu tư XDCB
II. Chi thường xuyên
1. Chi công tác dân quân tự vệ, ANTT
2. Sự nghiệp văn hoá thông tin
3. Sự nghiệp thể thao
4. Sự nghiệp xã hôị
5. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó: Quỹ lương
5.0.Văn phòng HĐND
5.1.Quản lý Nhà nước
5.2.Đảng cộng sản Việt nam
5.3. Mặt trận tổ quốc Việt nam
5.4. Đoàn thanh niên CSHCM
5.5. Hội phụ nữ Việt nam
5.6. Hội Cựu chiến binh Việt nam

5.7. Hội nông dân Việt nam
6. Chi khác
III. Chi dự phòng

DỰ TOÁN
NĂM
1.617.500

QUYẾT
TOÁN
2.217.999

SO SÁNH
TH/DT%)
137,1

424.158
424.158
1.559.350

1.793.841

115,04

19.350

24.823

143.8


71.358

64.794

90,8

3.150

2.835

90,0

78.400

85.184

108,65

1.387.092

1.585.453

114,3

1.237.092

1.456.987

117,7


90.600

127.243

140,4

782.364

883.739

112,9

284.207

299.060

105,2

55.740

72.982

130,9

43.839

50.406

114,9


50.055

63.910

127,7

43.732

48.907

111,8

36.555

39.204

107,25

27.750

IV. Chi chuyển nguồn năm sau(nếu có)

* Năm 2012:
Đơn vị tính: 1000 đồng
NỘI DUNG CHI

A Tổng số chi Ngân sách xã
I. Chi đầu tư phát triển
II. Chi thường xuyên
1. Chi công tác dân quân tự vệ, ANTT

2. Sự nghiệp văn hoá thông tin
3. Sự nghiệp thể thao
4. Sự nghiệp xã hôị
5. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó: Quỹ lương

DỰ TOÁN
NĂM

QUYẾT
TOÁN

SO SÁNH
TH/DT%)

2.001.900

2.330.339

116,4

1.962.900

2.330.339

118,7

32.200

32.320


100

72.350

65.536

90,58

88.218

100.325

113,7

1.766.982

2.117.757

120,7

1.490.032

1.931.323

129,6

3.150

12



5.0.Văn phòng HĐND
5.1.Quản lý Nhà nước
5.2.Đảng cộng sản Việt nam
5.3. Mặt trận tổ quốc Việt nam
5.4. Đoàn thanh niên CSHCM
5.5. Hội phụ nữ Việt nam
5.6. Hội Cựu chiến binh Việt nam
5.7. Hội nông dân Việt nam
5.8. Hội chữ thập đỏ
5.9. Hội người cao tuổi
III. Chi dự phòng

101.900

118.920

116,6

917.706

1.165.911

128,6

398.562

402.495


101

100.230

127.783

127.5

59.414

72.925

122,49

61.672

76.865

124,6

54.500

66.714

122,4

47.678

57.372


120,3

12.660

14.320

113,1

12.660

14.448

114,3

39.000

14.400

36,3

IV. Chi chuyển nguồn năm sau(nếu có)

* Năm 2014:
Đơn vị tính: 1000 đồng
NỘI DUNG CHI

A Tổng số chi Ngân sách xã
I. Chi đầu tư phát triển
II. Chi thường xuyên
1. Chi công tác dân quân tự vệ, ANTT

2. Sự nghiệp văn hoá thông tin
3. Sự nghiệp thể thao
4. Sự nghiệp xã hôị
5. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó: Quỹ lương
5.0.Văn phòng HĐND
5.1.Quản lý Nhà nước
5.2.Đảng cộng sản Việt nam
5.3. Mặt trận tổ quốc Việt nam
5.4. Đoàn thanh niên CSHCM
5.5. Hội phụ nữ Việt nam
5.6. Hội Cựu chiến binh Việt nam
5.7. Hội nông dân Việt nam
5.8. Hội chữ thập đỏ
5.9. Hội người cao tuổi
III. Chi dự phòng
IV. Chi chuyển nguồn năm sau(nếu có)

DỰ TOÁN
NĂM

QUYẾT
TOÁN

SO SÁNH
TH/DT%)

2.630.700

3.122.693


118,7

2.566.900

2.699.960

105,18

112.784

98.969

87,7

55.035

53.313

96,8

2.835

2.650

93,4

116.817

93.493


80,1

2.279.429

2.451.543

107,5

2.097.800

2.174.940

103,6

128.130

133.111

103,8

1.155.023

1.291.142

111,8

570.050

573.703


100,6

117.963

148.663

126

73.027

56.305

77

82.488

86.128

104,4

66.132

69.297

104,7

56.556

62.598


110,7

15.030

14.955

99,5

15.030

15.6290

103,9

39.000
422.733

Nhìn chung nhu cầu chi tăng lên vượt chỉ tiêu chi NSX, hiện tượng này chủ
yếu là do nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, cải cách tiền lương
cụ thể số chi năm 2011 bổ sung nhiệm vụ chi hỗ trợ người nghèo 27 triệu đồng,
13


tăng chi do cải cách tiền lương: 214 triệu đồng. Đến năm 2013 tỷ lệ tăng chi ngân
sách là: 40%.
Như vậy từ số liệu thực tế chi NSX mấy năm qua đã khẳng định chi NSX
luôn tăng nhanh. Điều này cũng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên thực tế cũng đòi hỏi các nhà quản lý phải nâng cao hơn nữa công tác
quản lý thu chi để không làm phát sinh những khoản chi không thực sự cần thiết.


 Chi thường xuyên ngân sách xã.
Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng các khoản
thu của NSNN để đáp ứng các nhu cầu gắn với các nhiệm vụ quản lý và phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Trong chi thường xuyên của thị trấn thì chi
lương – phụ cấp cho cán bộ, công chức và cán bộ bán chuyên trách thường chiếm
từ 80 - 82% tỷ trọng. Các khoản chi còn lại là chi cho hoạt động của Đảng, chính
quyền và các ban ngành đoàn thể, khoản chi này được thường cố định theo định
mức chi do UBND tỉnh Yên Bái ban hành.
Hiện nay chi thường xuyên có xu thế tăng dần theo các năm cả về quy mô và
tốc độ các khoản chi. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó có một
nguyên nhân quan trọng không thể không kể đến đó là nhà nước có nhiều chính
sách an sinh xã hội, cải cách tiền lương. Như vậy các khoản thu thường xuyên tăng
chậm trong khi đó thì các khoản chi và nhu cầu chi thường xuyên lại tăng. Tình
trạng này dẫn tới nhà nước phải tăng bổ sung ngân sách cụ thể là.
Năm 2011 tổng chi thường xuyên đạt 1.793 triệu đồng chiếm 80% trong
tổng số chi ngân sách tăng 15% so với dự toán đầu năm. Ngân sách nhà nước bổ
sung trong năm 672 triệu đồng. Đến năm 2013 chi thường xuyên tăng lên 2.699
triệu đồng tăng lên 50%, ngân sách nhà nước bổ sung 1.661triệu đồng tăng 147%
so với năm 2011.
Qua các số liệu phân tích ở trên ta thấy chi thường xuyên thực tế trong
những năm qua đã tăng vọt năm sau tăng cao hơn so với năm trước.. Điều này đã
đặt ra một yêu cầu với các nhà quản lý phải có những giải pháp để hạn chế các
khoản chi thường xuyên nếu không sẽ không có đủ kinh phí đê thực hiện các
khoản chi cần thiết khác. Nguyên nhân của tình trạng này là do chế độ tăng lương
14


của Nhà nước đối với công nhân viên chức khối hành chính sự nghiệp từ 930.000
đồng lên đến 1.150.000 đồng cộng với các khoản trợ cấp cho các gia đình chính

sách, các gia đình có công với cách mạng, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
người già neo đơn…Nhằm đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên toàn địa bàn



 Chi đầu tư phát triển.
Từ năm 2011 chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách xã không được

giao kế hoạch. Số chi trong năm 2011: 424 triệu đồng do quyết toán các công trình
chi chuyển tiếp từ năm 2010 sang.
Tuy nhiên trong năm 2012, 2013 thực hiện Đề án kiên cố hóa đường giao
thông nông thôn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015 sử dụng nguồn vốn vay
ưu đãi của Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân sách tỉnh, huyện và đóng góp tự
nguyện của các tổ chức và cá nhân. Thị trấn Yên Thế đã tổ chức huy động đóng
góp của nhân dân thực hiện được 2.117 m đường bê tông theo tiêu chuẩn đường
cấp B – GTNT với tổng giá trị 2.678 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp:
1.370 triệu đồng. Ngoài ra các tổ dân phố còn tổ chức vận động nhân dân đóng góp
xây dựng nhà văn hóa với mức độ huy động đóng góp 100%, trong ba năm có 03
nhà văn hóa được xây mới với diện tích trên 100m2 / nhà, tổng kinh phí huy động
trên 600 triệu đồng.
2.5 Về cân đối thu chi ngân sách xã.
Theo quy định của luật NSNN ngân sách xã phải đảm bảo thực hiện cân đối
trên nguyên tắc tổng số thu không được vượt qua tổng số thu. Trong những năm
qua thị trấn Yên Thế đã thực hiện tốt theo nguyên tắc trên cụ thể trong năm 2011
kết dư ngân sách là 75 triệu đồng, năm 2012 thu bằng chi, năm 2013 kết dư ngân
sách là 15 triệu đồng.
2.6. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách xã.
Hiện nay công tác kế toán ngân sách của UBND thị trấn Yên Thế đã được
đầu tư cấp phầm mềm Kế toán Misa do đó công tác hạch toán kế toán, sổ sách kế
toán và báo cáo tài chính được thống nhất, đồng bộ và chính xác.

Để thực hiện tốt công tác khoá sổ và quyết toán NSX. Hàng năm, ban tài
chính đã phối hợp với KBNN huyện đối chiếu lại toàn bộ các khoản thu chi NSNN
15


từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 của năm bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các
khoản thu chi theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được điều tiết lại từ ngân
sách cấp trên theo tỷ lệ quy định.
Hàng tháng UBND thị trấn có báo cáo tổng hợp tình hình thu chi ngân sách
hết quý cơ đối chiều tình hình sử dụng dự toán ngân sách với KBNN và nộp báo
cáo cho Phòng Tài chính – Kế hoạch theo đúng thời gian quy định.
2.7. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai tài chính:
- UBND thị trấn Yên Thế đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong thu, chi
ngân sách và huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân. Các chính sách, chủ
trương đều được người dân thống nhất bàn bạc, quyết định và tổ chức thực hiện
đặc biệt trong đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông.
- Làm tốt công tác công khai tài chính như công khai quyết toán ngân sách,
công khai quyết toán xây dựng cơ bản theo đúng quy định về nội dung và hình
thức công khai.
III. Những kết quả, tồn tại trong công tác quản lý NSX trong những
năm qua.
3.1. Những kết quả.
Dựa trên cơ sở chính sách thu NSNN và chế độ phân cấp nguồn thu. Hàng
năm thị trấn đã tổ chức thực hiện đúng chính sách, chế độ quy định, phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Đảng
ủy, công tác điều hành của UBND cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công
chức nên việc quản lý khai thác nguồn thu dần dần được tôt hơn, tạo điều kiện cho
NSX trang trải một phần nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng của thị trấn.
Trong các năm qua đã thực hiện cơ cấu chi tốt, vừa đảm bảo cho chi thường

xuyên: Chi quản lý Nhà nước, sự nghiệp văn hoá thể thao, phúc lợi xã hội công tác
quản lý chi đã được thực hiện cấp phát qua KBNN.
Trong ba năm hầu hết các khoản thu đều thực hiện vượt dự toán được duyệt
Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc trong những năm gần
16


đây NSX tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng khắc phục tình trạng yếu kém về cơ sở
hạ tầng.
Làm tốt công tác kế toán và quyết toán, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính
xác các khoản thu chi theo mục lục NSNN đồng thời kiểm tra lại số thu được từ
điều tiết ngân sách cấp trên theo tỷ lệ quy định.
3.2. Những tồn tại.
3.2.1. Là thị trấn miền núi, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật thấp, nền kinh tế
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thu công nghiệp và dịch vụ thương mại. Thu
nhập bình quân đầu người chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khá cao dẫn
tới việc huy động thu ngân sách còn khó khăn. Đối với thu ngoài quốc doanh việc
quản lý thu còn nhiều tồn tại, bất cập như việc điều chỉnh khoán thu hàng tháng,
một số hộ kinh doanh không có ý thức hợp tác, chây ỳ. Việc kiểm tra công tác thu
chưa được thực hiện thường xuyên. Chi khác chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường
xuyên trong đó chỉ có một phần nhỏ chi cho các các nhu cầu an ninh quốc phòng
và bảo đảm an ninh xã hội, còn hầu như là các khoản chi hội nghị, chi tiếp khách,
chi văn phòng phẩm…. việc tiết kiệm chi thương xuyên đã được triển khai nhưng
nhiều khi không được triệt để.
3.2.2.Việc trông chờ vào nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên để cân đối
ngân sách, dẫn đến việc chưa thực sự chú trọng khai thác nguồn thu, trong quản lý
còn kém linh động chưa biết tạo nguồn thu mới và khai thác tận dụng.
3.2.3. Những năm qua chi thường xuyên NSX liên tục tăng với quy mô năm
sau cao hơn năm trước.
3.2.4. Việc quyết toán NSX, tuy đã làm tốt song còn một số năm việc chốt số

liệu quyết toán còn chậm, việc xác định nguồn kết dư, nguồn chuyển nguồn, nguồn
tăng thu còn lúng túng. Công tác kiểm tra, thẩm định của HĐND trong việc quyết
toán nhiều lúc làm mang tính hình thức.
3.2.5. Dự toán ngân sách do Ban tài chính kết hợp với đội thuế số 1 xây
dựng trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan tài chính và được thông qua thường trực
UBND nhưng khi thảo luận và xây dựng tại huyện nhiều khoản thu thiếu cơ sở ảnh
hưởng tới khả năng cân đối ngân sách.
17


Dự toán chi ngân sách đã được thông báo công khai, gửi cho các đơn vị sử
dụng dự toán nhưng các đơn vị hầu như không quan tâm, việc sử dụng kinh phí
được giao không t

heo dõi dẫn đến việc vượt dự toán hoặc tập trung

vào cuối năm.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRONG THỜI GIAN TỚI
I. PHƯƠNG HƯỚNG – NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của huyện là đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế vững
chắc với cơ cấu kinh tế tiến bộ, hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phất triển nông lâm nghiệp sinh thái
bền vững.
Kết hợp phát triển nông nghiệp theo các khu tập trung để tạo động lực phát
triển kinh tế vùng trên địa bàn với phát triển tiểu thủ công nghiệp phân tán để tạo
việc làm và tăng thu nhập cho dân cư.

Tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, tiện
để khai thác lợi thế, vị trí, tiềm năng của huyện.
Xây dựng đời sống văn hoá, văn minh, hiện đại để kết hợp với việc duy trì
thuần phòng mỹ tục và văn hoá truyền thống. Tạo bước phát triển vượt bậc trong
giáo dục đào tạo và hoạt động văn hoá xã hội khác, giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ hộ
nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Giữ vững an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nhằm tạo ra một môi trường lành
mạnh, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất.
1.2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa thị trấn Yên Thế giai
đoạn 2016 -2020.
1.2.1. Vê phát triển kinh tế:
a) Sản xuất nông lâm nghiệp:

18


Tập trung chỉ đạo gieo trồng, chuẩn bị tốt giống, phân bón đảm bảo đúng
thời vụ. Đảm bảo tốt công tác thuỷ lợi, trú trọng nước tưới phục vụ sản xuất ở các
xứ đồng xa nguồn nước cung cấp.
Duy trì, phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho các hộ gia đình
có điều kiện đầu tư chăn nuôi theo mô hình trang trại với số lượng lớn. Vận động
nhân dân tiếp tục phát triển nuôi thả cá trên diện tích mặt nước ao hồ. Thực hiện tốt
công tác phòng chống dịch bệnh, chống rét cho gia súc, gia cầm.
Chỉ đạo nhân dân chăm sóc tốt rừng trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ tốt
rừng khoanh nuôi, rừng tái sinh, ngăn chặn có hiệu quả việc chặt phá rừng và vận
chuyển gỗ trái phép trên địa bàn. Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ
rừng trong mùa hanh khô.
b) Về tài chính ngân sách:
Tăng cường chỉ đạo thu ngân sách, tập trung trọng tâm vào các khoản thu
có địa chỉ cụ thể. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.

c) Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vốn kỹ thuật vào
kinh doanh tại địa bàn thị trấn, ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống như:
Sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan, sửa chữa điện dân dụng, sản xuất đồ mỹ
nghệ, sản xuất, chế tác đá.
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng - Địa chính - Quản lý đô thị:
Phối hợp với các ngành chức năng lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất các địa điểm sinh hoạt văn hoá của các tổ dân phố. Phối hợp lập
hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo quy định của Luật
đất đai.
Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng và môi
trường. Phối hợp với các ngành chức năng từng bước giải quyết có hiệu quả về ô
nhiễm môi trường.
Tiếp tục đăng ký và triển khai chương trình kiên cố hóa đường giao thông
liên thôn và duy tu bảo dưỡng đường tại các tổ dân phố, thôn.
19


Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp
luật, không để dây dưa kéo dài.
Tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ, đảm
bảo thông thoáng đường phố. Thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông, tăng cường quản lý về môi trường đô thị.
1.2.2.Văn hoá xã hội:
a) Về giáo dục: Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp
học, bậc học; củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở. Thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục giữa ba môi trường:
Nhà trường - gia đình và xã hội.
b) Về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Duy trì và thực hiện có hiệu quả
các chương trình quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em; thực

hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; công tác phòng, chống
dịch bệnh; an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
c) Về văn hóa xã hội: Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội,
đặc biệt là chính sách ưu đãi đối với người có công và các đối tượng chính sách khác.
Tiếp tục thực hiện đề án, chương trình hỗ trợ làm nhà ở cho đối tượng người có
công khó khăn về nhà ở. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; giới thiệu và tạo điều kiện cho nhân dân đi lao
động các tỉnh trong nước và nước ngoài.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, tuyên
truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng thực hiện cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thực hiện
tốt quy ước tổ dân phố, thôn văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa.
II. NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ.

Cấp xã là bộ máy quản lý Nhà nước ở cơ sở, thực hiện quản lý kinh tế xã hội
có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một ngân sách đủ mạnh mới có thể đảm
bảo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội, ngược lại kế hoạch kinh tế xã hội
được xây dựng trên cơ sở dự kiến về số thu và số chi ngân sách.
20


Từ khi luật NSNN ra đời và được sửa đổi bổ sung cùng với phân cấp quản lý
cho đến nay thì xã được xem là một cấp ngân sách, việc quản lý thu, chi NSX cho
đến nay thì xã được xem là một cấp ngân sách, việc quản lý thu, chi NSX đều phải
thực hiện đúng luật, phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển chung của huyện
và thành phố.

 Về thu NSX.
Tiếp tục khai thác nguồn thu trên địa bàn nhằm tăng nguồn thu cho NSX.
Việc khai thác các nguồn thu phải được đảm bảo thực hịên đúng luật tạo ra môi

trường pháp lý ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cần tiếp tục làm tốt hơn nữa việc tập trung mọi nguồn thu qua KBNN nhằm
đảm bảo tính công khai ngân sách ở cơ sở. Phấn đấu tăng các khoản thu được
hưởng 100%, giảm một cách tối đa nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Phân định rõ ràng các khoản thu trên địa bàn, đặc biệt là các khỏan thu phí
và lệ phí.
Hoạt động quản lý NSX phải được thực hiện theo điều kiện kinh tế xã hội.
Tuy nhiên nó cũng phải được tực hiện theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước và gắn liền với các chính sách tài chính quốc gia, chính sách kinh tế của Nhà
nước.
Nguồn thu đóng góp của nhân dân có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nguồn thu này
tồn tại dưới nhiều dạng thức đóng góp của nhân dân: đóng góp bằng tiền, bằng tài
sản vật chất, bằng sức lao động…Nếu là đóng góp bằng tiền phải có giấy biên lai
thu tiền do Bộ Tài chính ban hành. Không chỉ có vậy nguồn thu này còn có ý nghĩa
quan trọng đối với sự nghiệp công nhiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì nó tạo ra
nội lực thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên khi tiến
hành thu nguồn thu này thì phải có phương án kế hoạch cụ thể, phải quán triệt sâu
rộng minh bạch công khai đến từng hộ dân, xin ý kiến của người dân trước khi
trình HĐND phê duyệt.
Bên cạnh các giải pháp thì cần quán triệt sâu rộng các biện pháp. Biện pháp
được chú ý nhiều nhất là nuôi dưỡng nguồn thu. Để làm được việc này thì phải tạo
mọi điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa bàn phát triển cũng như khai thác tối
21


đa các thế mạnh. Có như vậy mới tạo được cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều ngành
nghề. Từ đó sẽ tăng nguồn thu cho NSX.

 Về chi NSX.
Chi NSX phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định cơ chế chính sách, đúng

định mức, đúng mục đích nội dung, đúng luật NSNN.
Chi NSX phải quán triệt hai yêu cầu tối quan trọng là hiệu quả và tiết kiệm.
Các khoản chi phải phù hợp với các nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước
đã đặt ra và các nhiệm vụ mà huyện giao.
Đặc biệt coi trọng các khoản chi cho hoạt động xã hội trong đó phải chú
trọng đáp ứng cho nhu cầu chi phát triển kinh tế đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hạn chế các khoản chi không thực sự cần thiết như chi cho hội nghị, hội
thảo, tiếp khách…Đồng thời tăng các khoản chi cho đầu tư pháp triển như chi xây
dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó cũng phải chú trọng chi cho hoạt động an ninh quốc phòng, các
hoạt động dân quân tự vệ, góp phần tạo ra môi trường xã hội an toàn cho người
dân lao động và học tập, phòng chống các âm mưu thủ đoạn phá hoại chế độ của
kẻ thù.
Ngoài ra cũng phải chú trọng tới việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi trình độ của người dân còn hạn chế. Do đó chi bảo vệ
môi trường cũng là một trong số những nội dung quan trọng.

 Về công tác quản lý
Công tác quản lý NSX trong hệ thống NSNN thực hiện quản lý thu chi NSX
qua KBNN. Tất cả các xã phải thực hiện mở tài khoản thu chi NSX và tài khoản
thu các quỹ tại KBNN nơi giao dịch theo quyết định 94/QĐ - BTC của Bộ Trưởng
Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán NSX, đồng thời phải tăng cường sự
phối kết hợp giữa Ban tài chính với cơ quan tài chính cấp trên để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý NSX.
III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX
TRONG NHỮNG TIẾP THEO.
22



Xuất phát từ những tồn tại và các nguyên nhân gây nên các tồn tại trong
công tác quản lý NSX tôi xin đề cập một số các giải pháp sau đây. Các gải pháp
này góp phần làm hoàn thiện cho công tác quản lý cũng như làm tăng quy mô
NSX, đưa NSX trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh. Các giải pháp này được
trình bày lần lượt theo các thứ tự các tồn tại và nguyên nhân.
3.1. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Đây chính là giải pháp chính, bởi vì thu ngân sách phụ thuộc vào quy mô
phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển theo hướng có nhiều hộ sản
xuất kinh doanh mới thì nguồn thu từ thuế sẽ ngày càng tăng cao. Nhưng nếu có
nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng kết quả sản xuất của
các doanh nghiệp này thấp kém thua lỗ thì nguồn thu thuế sản xuất kinh doanh từ
các doạnh nghiệp này không những không tăng mà còn có nguy cơ bị thâm hụt.
Vậy cái chính là phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát
triển chỉ có như vậy nguồn thu này mới tăng. Nên việc thực hiện tốt giải pháp này
có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, thị trấn cần xây
dựng các kế hoạch, quy hoạch chi tiết trên địa bàn. Thu hút và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Bên cạnh đó việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cũng
như trong nội bộ của mỗi ngành cũng được coi là mục tiêu quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội trên địa.
 Đối với nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản.
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, thì huyện phải
xây dựng các kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất. Đây được coi là một giải pháp
cơ bản góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn. Đồng thời giải pháp này cũng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh
bền vững theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu trong và ngoài địa bàn.
Kết hợp phát triển chăn nuôi và trồng trọt, các sản phẩm nông nghiệp là đầu
vào quan trọng cho chăn nuôi ngược lại chăn nuôi lấy nông nghiệp là thị trường
tiêu thụ chính các sản phẩm của mình. Tận dụng và khai thác tốt các diện tích mặt

23


nước ao hồ sông suối để phát triển kinh tế trang trại xây dựng các mô hình kinh tế
VAC kết hợp với phát triển du lịch dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ phục vụ cho nông
nghiệp, tiến hành thành lập và nghiên cứu các doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp ngoài quốc doanh phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Đẩy mạnh và tạo
điều kiện cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến
các sản phẩm thu được từ trồng trọt và chăn nuôi.
Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và đẩy mạnh phát triển kinh
tế trang trại ở các vùng là một hướng đột phá trong việc thúc đẩy sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên để có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn thì ngoài sự nỗ lực của người dân và các cấp lãnh đạo thì sự giúp đỡ hỗ trợ
tích cực của Nhà nước về vốn, về thị trường tiêu thụ và khoa học kỹ thuật cũng là
một yếu tố then chốt thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
 Đối với ngành thương mại dịch vụ, sản xuất tiểu thu công nghiệp.
Một thực trạng đang xảy ra nhưng hợp với quy luật pháp triển là sự phân bố
các mạng lưới dịch vụ các trung tâm thương mại đều tập trung với mật độ cao ở.
Vì những vị trí như vậy luôn luôn có nhiều người qua lại nên việc tiêu thụ vận
chuyển cũng dễ dàng và tiện lợi hơn. Tạo hành lang phát lý thuận lợi cho các hộ
sản xuất kinh doanh về mặt bằng, vốn vay để đầu tư vào sản xuất tăng giá trị thu
nhập cho các hộ kinh doanh.
Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết các
vấn đề xã hội, chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo hướng tới mục tiêu
tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có như vậy mới tạo ra các điều kiện tối
cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Bên cạnh đó phải đa dạng
hoá các loại hình đào tạo theo từng cấp, chú trọng đào tạo nghề phổ thông và nghề
kỹ thuật bằng nhiều hình thức phát triển các trung tâm tư vấn và đào tạo nghề cho
thanh niên.

Giải pháp này góp phần vào việc nâng cao mức sống cho người dân từ đó
làm tăng nguồn thu cho NSX, thu nhập của người dân càng ổn định bao nhiêu thì
24


×