Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học đổi mới phương thức hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện ở cần thơ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.87 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở CẦN THƠ
HIỆN NAY
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS.

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên
cứu, các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung
thực. Phần tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ,
chính xác. Các kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Cần Thơ , ngày 24 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Xin
trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn của PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang- Phó
Trưởng khoa Phát thanh-Truyền hình, Học viện báo chí và Tuyên truyền, tạo
điều kiện cung cấp thông tin, tư liệu của lãnh đạo một số phòng, ban của Sở
Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ, Tỉnh Kiên Giang, Tỉnh Đồng Tháp,
Tỉnh An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình TP Cần Thơ, lãnh đạo UBND,
Ban Tuyên giáo các quận, huyện và lãnh đạo các đơn vị: Đài truyền thanh
quận Ninh Kiều, Đài truyền thanh quận Cái Răng, Đài truyền thanh quận
Bình Thủy, Đài truyền thanh quận Ô môn, Đài truyền thanh quận Thốt Nốt,
Đài truyền thanh huyện Phong Điền, Đài truyền thanh huyện Cờ Đỏ, Đài
truyền thanh huyện Thới Lai và Đài truyền thanh huyện Vĩnh Thạnh.

Cần Thơ , ngày 24 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Đài Truyền thanh cấp huyện trong đời

sống xã hội và hệ thống báo chí
1.3. Một số mô hình điển hình về phát triển Đài Truyền thanh cấp
huyện ở Tây Nam bộ

11
11
20
26

Chương 2: THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI
TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

37

2.1. Khái lược về đặc điểm kinh tế - xã hội và hoạt động của Đài
Truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ
2.2. Khảo sát phương thức hoạt động của Đài Truyền thanh cấp
huyện ở thành phố Cần Thơ

37
48

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN
THANH CẤP HUYỆN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

79

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với phương thức hoạt động của Đài
Truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ

3.2. Giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của Đài Truyền thanh
cấp huyện ở thành phố Cần Thơ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

79
86
107
110
115


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTV

:

Biên tập viên

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTT

:


Đài truyền thanh

KTV

:

Kỹ thuật viên

PT-TH

:

Phát thanh - Truyền hình

PTV

:

Phát thanh viên

PV

:

Phóng viên

TNVN

:


Tiếng nói Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2. 10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:

Bảng 2.15:
Bảng 2.16:
Bảng 2.17:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:

Số lượng Đài các loại
Số lượng trang thiết bị hỗ trợ đường truyền
Số lượng nhân sự của các Đài truyền thanh cấp huyện
Số lượng người tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
Cơ cấu sản phẩm của các Đài truyền thanh cấp huyện

sản xuất
Cơ cấu sản phẩm cộng tác với đài cấp trên
Cơ cấu chương trình của các Đài truyền thanh cấp
huyện
Cơ cấu thời lượng chương trình của các Đài truyền
thanh cấp huyện
Tần suất nghe Đài truyền thanh cấp huyện của thính
giả ở các quận, huyện được khảo sát
Lý do nghe đài của thính giả theo các quận, huyện
khảo sát
Lý do không nghe đài của công chúng theo các quận,
huyện được khảo sát
Chuyên mục được thính giả yêu thích nhất
Đánh giá chất lượng nội dung chương trình truyền thanh
theo nhóm công chúng ở các quận, huyện khảo sát
Đánh giá về hình thức chương trình truyền thanh hạn
chế của các Đài huyện theo các nhóm thính giả ở các
quận, huyện khảo sát
Đánh giá thời gian phát sóng của các Đài huyện theo
khu vực sống
Đánh giá về thời lượng phát sóng của các Đài huyện
theo khu vực thành thị và nông thôn
Đánh giá về thời lượng phát sóng của các Đài huyện
theo các quận, huyện được khảo sát
Thính giả mong muốn mở thêm chuyên mục mới trên
sóng phát thanh của các Đài huyện
Hình thức thông tin các vấn đề địa phương

Trang
44

45
46
47
49
51
54
55
59
61
63
64
66

74
73
74
75
92
96

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang


Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:

Tần suất nghe đài của thính giả

Lý do nghe đài của thính giả
Lý do không nghe đài
Đánh giá nội dung chương trình truyền thanh của

58
60
61
65

Biểu đồ 2.5:

các Đài huyện
Hạn chế nội dung chương trình truyền thanh của các

67

Biểu đồ 2.6:

Đài huyện theo quan niệm của thính giả
Đánh giá về hình thức thể hiện của chương trình

69

Biểu đồ 2.7:

truyền thanh theo quan niệm của thính giả
Đánh giá về chất lượng hình thức chương trình hạn

70


Biểu đồ 2.8:

chế theo quan niệm của thính giả
Đánh giá thời gian phát sóng của các Đài huyện theo

Biểu đồ 2.9:
Biểu đồ 3.1:

quan niệm của thính giả
Đánh giá về thời lượng phát sóng của các Đài huyện
Thính giả Cần Thơ mong muốn Đài truyền thanh

72
74

huyện thông tin sâu về các chuyên mục của Đài

90


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Cần Thơ, là trung tâm vùng đồng bằng sông cửu long. Theo
tổng điều tra dân số năm 2009 Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị quận, huyện
(05 quận, 04 huyện), với 85 xã, phường, thị trấn, toàn thành phố có 295.215
hộ với 1.222.400 người, gồm 590.275 nam và 632.125 nữ. Mặc dù giữ vị trí
trung tâm vùng, nhưng bên cạnh những công trình kiến trúc truyền thống
vùng Nam bộ, các khu vực đô thị phát triển hiện đại, Cần Thơ phần lớn có
diện tích là nông thôn; ngoài 23,2 % dân cư thành thị, Cần Thơ có 76,80%

dân định cư ở nông thôn. Cần Thơ có 27 dân tộc thiểu số cư trú, gồm 36.133
người, chiếm tỷ lệ 3,04% /tổng số dân toàn thành phố như : Dân tộc Khmer;
Dân tộc Hoa, Chăm, Tày, Mường. Trình độ dân trí, khả năng thu nhập, tâm
lý, thói quen sinh hoạt ở các khu vực trên địa bàn thành phố có sự cách biệt
khá lớn và mang tính đặc thù rõ nét. Bên cạnh đó, ở mỗi đơn vị hành chính
quận, huyện mang tính khác biệt và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác
nhau. Do vậy hệ thống thông tin đại chúng tại địa phương, nhất là hệ thống
đài phát thanh, truyền thanh quận, huyện, (gọi chung là đài truyền thanh cấp
huyện) cũng có ảnh hưởng và phương thức tuyên truyền khác nhau.
Ngành báo chí phát thanh là một hệ thống tổ chức thống nhất gồm 4
cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh (thành phố); cấp huyện (quận), thị xã; cấp
phường, xã, thị trấn. Theo các tác giả Đức Dũng, Vũ Văn Hiền; riêng hai cấp
huyện, thị xã và cấp phường, xã, thị trấn còn được gọi chung bằng một thuật
ngữ: "truyền thanh cơ sở" [12], [26], [31].
Hoạt động truyền thanh cơ sở đã phản ánh, cung cấp cho người dân
một cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều lĩnh vực. Nội dung tuyên truyền
ý nghĩa có sức lan tỏa tích cực, rộng rãi, thể hiện được quyết tâm của Đảng,
Nhà nước trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần tạo


2
nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt
qua khó khăn của hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân, cổ vũ mạnh mẽ các
cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công
cuộc xây dựng quê hương. Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn, hạn chế
trong phương thức. Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn, thiếu
tính phát hiện, tính phản biện; phương thức truyền tải qua hệ thống loa công
cộng còn nhiều hạn chế. Chế độ chính sách ưu đãi chưa phù hợp, thiếu cán bộ
làm công tác truyền thanh cơ sở phải kiêm nhiệm nhiều việc, thường xuyên
thay đổi, đa phần chưa qua đào tạo chuyên ngành báo chí... Cơ sở vật chất

xuống cấp; chưa phủ sóng rộng khắp các khu vực, nhất là vùng xa. Chưa quan
tâm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, quản lý thiết bị truyền thanh cơ sở, dẫn
đến tình trạng hư hỏng không được sửa chữa kịp thời, hiệu quả mang lại chưa
như mong muốn…
Trong điều kiện cạnh tranh “thông tin” giữa phát thanh - truyền hình,
báo mạng điện tử… truyền thanh cấp huyện đang hoạt động trong một môi
trường thông tin dày đặc, dồi dào; vì vậy mà ở một số nơi, hoạt động của đài
cấp huyện rơi vào thế yếu, mờ nhạt khi không xác định rõ cách thức hoạt
động và hướng phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, do chưa có những cơ sở pháp
lý cụ thể quy định về mô hình tổ chức bộ máy và chưa có chính sách thống
nhất về kinh phí, chế độ nhuận bút, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật... nên hoạt
động của đài truyền thanh cấp huyện trên địa bàn Cần Thơ còn gặp nhiều khó
khăn.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác
định giai đoạn 2010-2015, cần “chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy
mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các
phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước” [18,
tr.225], Đây là những định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước nhằm phát
huy tính tích cực của báo chí, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và góp


3
phần khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế của nền báo chí nói chung,
trong đó có hệ thống đài truyền thanh cấp huyện. Góp phần đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân.
Với mục đích góp phần đánh giá rõ hơn chất lượng hoạt động của hệ
thống đài truyền thanh cấp huyện; mức độ cần thiết để duy trì sự tồn tại của
hệ thống này trong thời gian tới và đề xuất mô hình, phương thức hoạt động
phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác thông tin tuyên truyền
trong tình hình mới và nhu cầu ngày càng cao của thính giả. Đây là những vấn

đề thực tế, cấp thiết được tác giả quyết định chọn để nghiên cứu, lý giải trong
luận văn Thạc sỹ Báo chí học “Đổi mới phương thức hoạt động của Đài
truyền thanh cấp huyện ở Cần Thơ hiện nay ”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cùng báo chí cả nước, báo chí Cần Thơ được đầu tư và phát triển ngày
càng vững mạnh cả về đội ngũ những người làm báo, phương tiện hoạt động
báo chí và đủ các loại hình báo chí, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh & Truyền
hình TP. Cần Thơ được coi là cơ quan báo chí mạnh so với các tỉnh trong khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cùng đồng hành với Báo chí thành phố còn
có 56 cơ quan báo chí Trung ương, tỉnh thành bạn có cơ quan thường trú, văn
phòng đại diện đang đứng chân trên địa bàn hoạt động tại thành phố Cần Thơ
và cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn hệ thống phát thanh, truyền
thanh các địa phương luôn là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính trị ở
nước ta. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã
xác định giai đoạn 2010-2015, cần “chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát
huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của
các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước” [18,
tr.225], “Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất bản trong cả nước
theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời đổi mới mô hình, cơ
cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại” [17, tr.226].


4
Đài Truyền thanh quận, huyện tuy chưa được công nhận là
cơ quan Báo chí, chỉ được coi là công cụ điều hành của Đảng bộ,
chính quyền quận huyện, nhưng chúng tôi đánh giá rất cao, đã đóng
góp đáng kể vào thành tích chung của Báo chí Cần Thơ và cùng cả
nước [phụ lục 02].
Hệ thống này còn là lực lượng quan trọng trong lĩnh vực truyền thông
của Đảng và Nhà nước nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến những

vấn đề lý luận cơ bản và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về hoạt động báo chí, phát thanh
hay truyền thanh được triển khai thực hiện trên địa bàn.
Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn
này, chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Theo trình tự thời gian có thể kể một số nghiên cứu cụ thể như sau:
Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách
đã có: Giáo trình Báo phát thanh do các tác giả của Khoa Báo chí, Phân viện
Báo chí và Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) biên soạn (Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách
khá toàn diện về những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại.
Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của tác giả Đức Dũng do Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm 2003, gồm 9 chương, trong
đó có đề cập đến những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo
phát thanh.
Tài liệu Phát thanh - Truyền thanh nông thôn do Ban Địa phương, Đài
TNVN dịch và lưu hành nội bộ, tái bản năm 2005.
Cuốn sách Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất
bản Thông tin in và phát hành năm 1993; Nội dung sách gồm 7 phần, trong đó
đã đề cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể tài và những vấn
đề thuộc về nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát thanh; phát thanh
với thính giả…


5
Chuyên luận: Các thể loại báo chí phát thanh của tác giả V.V.
Xmirnôp (Nga) đã được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004.
Giáo trình Phát thanh trực tiếp do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức
Dũng chủ biên (Nxb Lý luận chính trị, Hà nội, 2007).
Liên quan đến đề tài, tác giả cũng đã tham khảo một số công trình

nghiên cứu về hoạt động báo chí phát thanh của các tác giả như:
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh
Phương (thực hiện năm 2008 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu
đề: “Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam Bộ”.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Truyền thông đại chúng của Nguyễn
Thị Minh Diễm, thực hiện năm 2009 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền có
tiêu đề: “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc
sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long”.
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lâm Thị Thu Hồng,
thực hiện năm 2009 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có tiêu đề “Nâng
cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông
Nam bộ”.
Như vậy, luận văn “Đổi mới phương thức hoạt động của Đài truyền
thanh cấp huyện ở Cần Thơ hiện nay ” là một đề tài nghiên cứu mới, không
trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm làm sáng tỏ thực trạng phương thức hoạt
động của các đài truyền thanh cấp huyện ở Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp
đổi mới phương thức hoạt động của các đài Truyền thanh cấp huyện trong
điều kiện thông tin bùng nổ, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, quá
trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công
chúng có nhiều thay đổi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


6
Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả luận văn phải thực hiện một số
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu lý luận báo chí, truyền thông và các văn bản, tài liệu liên

quan để hệ thống hóa một hệ thống lý luận cần thiết, tạo cơ sở cho công tác
khảo sát, đánh giá thực tiễn.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phương thức hoạt động của
đài truyền thanh cấp huyện ở Cần Thơ từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới phương thức hoạt động của
đài truyền thanh cấp huyện ở thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiêm cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là phương thức hoạt động của đài truyền
thanh cấp huyện ở Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các đài truyền thanh cấp huyện ở Cần
Thơ từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014. Bao gồm có các đài:
- Đài truyền thanh quận Ninh Kiều
- Đài truyền thanh quận Cái Răng
- Đài truyền thanh quận Bình Thủy
- Đài truyền thanh quận Ô môn
- Đài truyền thanh quận Thốt Nốt
- Đài truyền thanh huyện Phong Điền
- Đài truyền thanh huyện Cờ Đỏ
- Đài truyền thanh huyện Thới Lai
- Đài truyền thanh huyện Vĩnh Thạnh
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của báo chí cách
mạng; cơ sở lý luận chuyên ngành báo chí, truyền thông và lý luận báo chí


7

chuyên ngành phát thanh ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung để
nghiên cứu thực hiện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn phải sử dụng phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Nghiên cứu thông tin thu thập được
từ các văn kiện của Đảng, văn bản chỉ đạo của Bộ ngành Trung ương, Thành
ủy Cần Thơ; chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện của cấp ủy các
quận, huyện; tạp chí, sách chuyên khảo …có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Một số sách, báo, tài liệu về báo chí phát thanh, cơ sở lý luận báo chí để tìm
kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực tế; được sử dụng để tìm hiểu các số liệu
thực tế về mô hình hoạt động của mạng lưới đài truyền thanh cơ sở các quận,
huyện của Cần Thơ.
- Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp hiện trạng,
rút ra được những kết luận cần thiết, qua đó đề ra những giải pháp nhằm phát
huy ưu điểm, hạn chế điểm yếu, góp phần nâng cao chất lượng các chương
trình và vị thế, vai trò của các đài truyền thanh cơ sở trong thành phố.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện đối với nhiều đối tượng
là cán bộ lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông thành phố
Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ; với lãnh đạo,
UBND, Ban Tuyên giáo và các đài quận, huyện để có cái nhìn khách quan khi
phân tích đánh giá chất lượng, mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của các
đài truyền thanh cơ sở trong diện khảo sát. Tất cả các phương pháp đã được
sử dụng đều có đóng góp tích cực vào kết quả của luận văn.
- Phương pháp điều tra xã hội học tiến hành phát 450 phiếu khảo sát
đối với công chúng và cán bộ đài truyền thanh cơ sở ở các quận, huyện trong
thành phố Cần Thơ để có cái nhìn khách quan khi phân tích đánh giá chất



8
lượng, mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của các đài truyền thanh cơ sở
trong diện khảo sát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu vận dụng lý luận báo chí học để
giải quyết một số vấn đề của thực tiễn. Nếu nghiên cứu thành công, đề tài sẽ
có ít nhiều đóng góp bổ sung cho lý luận Báo chí học về vấn đề đổi mới
phương thức hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, nhằm thực
hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao và đóng góp tích cực vào sự
phát triển chung của hệ thống báo chí trên địa bàn Thành phố.
Đề tài không chỉ góp phần làm sáng tỏ diện mạo mà còn đánh giá toàn
diện về vai trò, vị trí của các đài truyền thanh cơ sở các quận, huyện trong
thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền định hướng phát triển kinh tế - chính trị - xã
hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Do đó, luận văn cũng sẽ là một tài liệu
tham khảo bổ ích, tin cậy cho các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu lý luận
báo chí phát thanh và cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khi
thực hiện các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Đồng thời, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ giúp cho các nhà quản lý, các
phóng viên, biên tập viên, những người làm báo phát thanh có thêm một góc
nhìn lý luận về tổ chức hoạt động của mạng lưới truyền thanh cơ sở.
Luận văn là sự vận dụng những kiến thức mà tác giả đã được tiếp thu
trong chương trình cao học Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để
nhận xét, đánh giá một thực trạng của đời sống báo chí tại địa phương - cụ thể
là hoạt động của các đài truyền thanh quận, huyện, xã, phường, thị trấn ở
thành phố Cần Thơ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những dữ liệu xác thực, cụ thể về hoạt động toàn
diện của các đài truyền thanh cấp huyện, giúp lãnh đạo, cán bộ các đài có dịp



9
hệ thống lại toàn bộ hoạt động của đơn vị mình, từ đó có những chủ trương,
giải pháp cải tiến, đổi mới phương thức cho phù hợp với yêu cầu phát triển
của thực tế.
Những giải pháp mà luận văn đưa ra có thể dùng làm tài liệu tham khảo
để các cơ quan quản lý Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương hoạch
định các cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức, quản lý, vận hành để phát huy hiệu
quả hoạt động của hệ thống đài cấp huyện và đài cấp xã, phường.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tác giả cũng có dịp nhận
thức sâu sắc hơn những vấn đề lý luận, bổ sung các kiến thức thực tiễn để góp
phần đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin
tuyên truyền tại đơn vị mình.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi những mặt tồn tại của hệ
thống truyền thanh cơ sở để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu và tâm lý tiếp nhận
thông tin của công chúng.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển nghề của
những người làm nhiệm vụ tuyên truyền viên, biên tập viên tại cơ sở - các đài
truyền thanh quận, huyện xã phường thị trấn và là nguồn thông tin cho thính
giả quan tâm đến lĩnh vực phát thanh.
Qua việc làm sáng tỏ diện mạo, vai trò, vị trí của các đài truyền thanh
quận, huyện, xã, phường, thị trấn ở thành phố Cần Thơ trong việc thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương, luận văn cung cấp
những dữ liệu thực tế, xác thực, cụ thể về hoạt động của các đài truyền thanh
cấp huyện, thành phố và các xã, thị trấn ở thành phố Cần Thơ cho cán bộ lãnh
đạo, quản lý báo chí nói chung và ở các địa phương trong thành phố nói riêng.
Từ đó có những chủ trương, định hướng, cơ chế phù hợp nhằm lãnh đạo, quản
lý hoạt động này hiệu quả hơn.
Những giải pháp mà luận văn nêu ra có thể là tài liệu tham khảo để các
đài truyền thanh trong thành phố Cần Thơ nghiên cứu, áp dụng nhằm cải tiến



10
cách thức tổ chức, hoạt động, phát huy hơn nữa thế mạnh của từng đài trong
bối cảnh hiện nay. Riêng với bản thân tôi, quá trình nghiên cứu đề tài cũng sẽ
là một cơ hội để tích lũy kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết và năng lực chuyên
môn trong tham mưu đề xuất cho cấp ủy lãnh đạo xây dựng mô hình tổ chức
hoạt động mạng lưới đài truyền thanh cơ sở từng bước được hoàn thiện
7. Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn được trình bày trong 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phương thức hoạt động của đài
truyền thanh cấp huyện
Chương 2: Thực trạng phương thức hoạt động của đài truyền thanh cấp
huyện ở Cần Thơ hiện nay
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới phương thức hoạt
động của đài truyền thanh cấp huyện ở Cần Thơ hiện nay .

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC VÀ ĐÀI
TRUYỀN THANH


11
1.1.1. Báo Phát thanh và Đài truyền thanh cấp huyện
1.1.1.1. Báo Phát thanh
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam châu Á được thành lập, ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đài

Tiếng nói Việt Nam ra đời đã đánh dấu sự có mặt của loại hình báo chí mới ở
nước ta - “báo nói” báo phát thanh ngày nay. 11 năm sau đó, dưới sự giúp đỡ
trực tiếp của Liên Xô (cũ), nước ta bắt đầu xây dựng các Đài Phát thanh cấp
tỉnh và đến những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống đài huyện ở nước ta từng
bước được tăng cường về số lượng. 70 năm sau ngày thành lập, đến nay hệ
thống phát thanh bốn cấp, từ trung ương đến địa phương đã phát triển rộng
khắp; bên cạnh Đài phát thanh quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam), cả nước có
64 Đài Phát thanh, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, hơn 600 đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình quận, huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và hàng ngàn Đài truyền thanh xã, phường,
thị trấn.
Là một cấp trong hệ thống phát thanh - truyền thanh nên hoạt động của
đài truyền thanh cấp huyện hoàn toàn chịu sự chi phối, quy định và thể hiện
những đặc trưng cơ bản của "báo nói". Theo PGS,TS. Đức Dũng (2003),
trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, báo phát thanh có
những đặc trưng cơ bản là:
Tỏa sóng rộng khắp: Sóng phát thanh là sóng điện từ, có diện phủ sóng
trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ
300.000 km/s), nên phát thanh không có giới hạn về khoảng cách và mang
tính xã hội hóa rất cao.
Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng
điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi
toàn cầu. Trong một số trường hợp như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh…
phát thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở


12
chính cái thời điểm mà nó đang được thông tin. Vì thế mà hàng triệu thính giả
phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm.
Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: Thính giả phát thanh bị phụ

thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin qua radio. Họ phải nghe
chương trình tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động.
Sống động, riêng tư, thân mật: Công chúng được nghe thông tin qua
giọng đọc, gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: Cao độ, cường độ,
tiết tấu, ngữ điệu; do đó nó tạo nên tính chất sống động, hấp dẫn và lôi kéo
thính giả đến với chương trình. Mặc dù mỗi chương trình phát thanh đều
hướng tới số đông công chúng, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio
với tư cách cá nhân, nên đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát
thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói trực
tiếp với từng người.
Sử dụng âm thanh tổng hợp, bao gồm: Lời nói, tiếng động và âm nhạc.
Công chúng của báo phát thanh rộng lớn, đa dạng và không phân biệt trình độ
học vấn. Mọi đối tượng, chỉ trừ người bị điếc, đều có thể tiếp nhận thông tin
qua radio. Với kênh tác động là tai nghe nên bên cạnh việc truyền tải thông
tin bằng lời nói, những người thực hiện chương trình phát thanh nếu sử dụng hợp
lý âm nhạc, tiếng động sẽ luôn tạo được sự hưng phấn, thích thú cho người nghe.
Đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của
báo phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm: lời nói, tiếng động,
âm nhạc) tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận [12, tr.47].
Lời nói chiếm một tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp, là dạng ký hiệu
đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình
báo chí khác. Lời nói trong báo phát thanh được thể hiện bằng nhiều đối
tượng khác nhau: Phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên, các nhân chứng.
Việc huy động các nhân chứng trực tiếp tham gia cung cấp thông tin cùng với
tác giả sẽ tạo ra tính khách quan, xác thực, sinh động cho tác phẩm. Xu hướng


13
chung của phát thanh hiện nay là tăng cường các hình thức đối thoại để hạn
chế tối đa sự nhàm chán, tẻ nhạt của lối nói độc thoại đơn điệu.

Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được
phát ra trong các chương trình phát thanh. Có hai dạng cơ bản là tiếng động tự
nhiên và tiếng động nhân tạo. Tiếng động góp phần tạo nên hơi thở và nhịp điệu
của cuộc sống, làm tăng tính chân thực của thông tin, giúp người nghe xác định
được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện.
Âm nhạc trong các chương trình phát thanh không chỉ có chức năng
giải trí đơn thuần mà còn có thể tạo ra nội dung và không khí thông tin. Âm
nhạc trên sóng phát thanh có thể chia thành hai dạng thức: Chương trình âm
nhạc độc lập chỉ phát sóng một loại nhất định và âm nhạc như một yếu tố phụ
trợ. Trong dạng thức thứ hai chứa đựng một số dạng như: nhạc hiệu, nhạc
chuyên mục, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc minh họa… Việc sử dụng hài hòa, hợp
lý âm nhạc trong chương trình phát thanh sẽ tạo ấn tượng, sức hấp dẫn và lôi
cuốn đối với thính giả.
Như vậy có thể khẳng định: lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và
tiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản, đồng thời cũng là thế
mạnh đặc trưng để tạo nên sự khác biệt của báo phát thanh so với các loại
hình báo chí khác. Khai thác hiệu quả những yếu tố này sẽ thực sự tạo nên
những chương trình phát thanh chân thực, sinh động, gần gũi và tạo bản sắc,
dấu ấn riêng của từng chương trình cũng như của từng đài phát thanh, truyền
thanh, đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh cấp huyện.
1.1.1.2. Khái niệm phương thức, hoạt động của đài truyền thanh cấp
huyện
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Khang Việt xuất bản năm 2011 thì
“phương thức” có nghĩa là “phương pháp, cách thức" [43, tr.912], còn “hoạt
động” là “hành động thường xuyên, hành động không ngừng” [43, tr.557].
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Khắc Trí -Trọng Tấn xuất bản năm 2012


14
thì “đổi mới” có nghĩa là “thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn

so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [42, tr.195].
Như vậy, phương thức hoạt động của đài truyền thanh được hiểu là
cách thức, phương pháp tiến hành các nhiệm vụ của đài. Nhiệm vụ chủ yếu
chính là công tác thông tin, tuyên truyền, bao gồm cả nội dung thông tin, hình
thức thể hiện thông tin và phương thức truyền tải thông tin.
Đài truyền thanh cấp huyện : Thuật ngữ “truyền thanh cấp huyện” là
một thuật ngữ đã được sử dụng phổ biến trong lý luận chuyên ngành phát
thanh ở nước ta. Theo các tác giả Đức Dũng, Hoàng Đình Cúc, đây là thuật
ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ thống phát thanh - truyền thanh
bốn cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp
huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn [31], [12],
[10].
a, Truyền Thanh
Theo từ điển Tiếng Việt: “truyền” là truyền âm đi xa bằng sóng điện từ
hoặc bằng dây dẫn [Error: Reference source not found, tr.1734]. Theo các nhà
ngôn ngữ học, thì động từ “truyền” thường đi liền với cách nói về phương
thức truyền. Cũng từ điển này định nghĩa “truyền” là “lan rộng ra hoặc làm
lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết”. Truyền thanh có nghĩa là
“truyền âm thanh đi xa bằng radio (vô tuyến truyền thanh) hoặc bằng đường
dây” [Error: Reference source not found, tr.1119].
Theo PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, “truyền thanh” là kênh thông đại
chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và hệ thống truyền dẫn âm thanh tác
động trực tiếp vào thính giác của người tiếp nhận thông tin. Thông điệp được
mã hóa truyền qua kênh truyền thanh và người nhận phải có máy thu thanh
mới tiếp nhận được thông điệp” [14, tr.111].
Vậy “truyền thanh” là loại hình báo chí truyền bằng sóng điện tử, làm
lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết và người nhận phải có máy thu


15

thanh mới tiếp nhận được thông tin. “Mạng lưới truyền thanh cơ sở” Theo từ
điển Tiếng Việt “mạng lưới” là hệ thống những đường, những mạch có cùng
chức năng [Error: Reference source not found, tr.1089]; “Đài truyền thanh”,
là trung tâm truyền thanh phát tin tức của địa phương (như huyện, xã ….)
bằng sóng ra-di-ô hoặc bằng đường dây [Error: Reference source not found,
tr. 573].
Cũng theo từ điển Tiếng Việt, “cơ sở” là “cái làm nền tảng để dựa vào
đó hay từ đó mà phát triển. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức; đơn vị cấp dưới
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, công việc lắng nghe ý kiến cơ sở” [Error:
Reference source not found, tr.466].
“Truyền thanh cơ sở” là một thuật ngữ đã được sử dụng khá phổ biến
trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta. Theo các tác giả Đức Dũng,
Vũ Văn Hiền, đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ
thống truyền thanh các cấp gồm: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã,
thị trấn. Trong đó, riêng hai cấp huyện, thị, và cấp phường, xã, thị trấn còn
được gọi chung bằng một thuật ngữ “truyền thanh cơ sở”.
Ở nước ta “từ 1976, Nhà nước đã quyết định đưa các đài truyền thanh
xã, phường, Thị Trấn vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp
gồm: (Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, thị, thành
phố trực thuộc tỉnh; phường, xã, thị trấn)” [10, tr.262] và toàn bộ mạng lưới
đài phát thanh từ Trung ương đến cơ sở đều thuộc sở hữu Nhà nước do Chính
Phủ và UBND các cấp quản lý.
Như vậy “Mạng lưới đài Truyền thanh cơ sở” là hệ thống những
đường, những mạch có cùng chức năng truyền dẫn lời nói, tiếng động, âm
nhạc của các đài truyền thanh ở cơ sở để truyền phát tin tức tại địa phương tác
động trực tiếp vào thính giác của người tiếp nhận thông tin. Mạng lưới đài
truyền thanh cơ sở luôn là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí chính
trị của cả nước chuyển tải thông tin đến thính giả tận địa bàn cơ sở.



16
b, Đặc trưng của mạng lưới đài truyền thanh cơ sở
Trong xã hội hiện nay, loại hình báo phát thanh có đặc trưng là:
tỏa sóng rộng khắp, không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang
tính xã hội hóa rất cao. Tiếp nhận thông tin nhanh, có thể ngay lập tức
thông báo cho công chúng biết được về sự kiện cái thời điểm mà nó
đang diễn ra, hàng triệu thính giả phát thanh được lắng nghe thông tin
ở cùng một thời điểm. Báo phát thanh có đặc trưng sử dụng âm thanh
tổng hợp; rất sống động, riêng tư, thân mật… [37, tr.81-83].
Nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương
với tốc độ của ánh sáng. Phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế
nó mang tính xã hội hóa rất cao. Những thông tin mà phát thanh chuyển tải tới
công chúng được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, rút ngắn
khoảng cách, phạm vi toàn cầu. Tác giả Đức Dũng (2003) đã đưa ra một số
đặc điểm cơ bản của loại hình báo chí phát thanh như sau:
Trong một số trường hợp như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh,
phát thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện
ở chính cái thời điểm mà những sự việc, sự kiện đã và đang diễn ra. Chính vì
thế: hàng triệu khán thính giả của phát thanh được lắng nghe thông tin đồng
thời ở cùng một thời điểm, tiếp nhận cùng một lúc. Đây cũng chính là điều mà
Lê-nin cách đây gần một thế kỷ đã nhận xét. “Phát thanh là cuộc mít tinh của
hàng triệu quần chúng” [12, tr.118].
Hiện nay có nhiều kênh thông tin chuyển tải các loại hình báo chí đến
với công chúng, đặc biệt là công nghệ truyền hình đã có bước phát triển khá
nhanh, nhưng dù ở bất kỳ nơi đâu, lúc nào tiếng nói của đài truyền thanh luôn
chiếm ưu thế trong việc chuyển tải kịp thời mọi thông tin đến với người nghe.
Phương tiện “báo nói” được phủ rộng, vang xa qua mạng lưới truyền
thanh từ huyện đến xã, ấp, khu phố và thông qua những chiếc radio. Ưu thế
của tiếng nói truyền thanh là cập nhật thông tin nhanh, mọi nơi, mọi lúc, các



17
phóng viên nhà đài phản ánh ngay những viêc vừa mới xảy ra trên sóng phát
thanh thông qua đọc tin, bài trực tiếp trên sóng giúp người nghe nắm bắt
thông tin kịp thời [29].
Những thông tin qua sóng phát thanh bị phụ thuộc vào quy luật thời
gian so với các loại hình báo chí khác như báo in, báo Internet thì công chúng
có thể đọc và chủ động xem những tác phẩm mà họ quan tâm ở bất cứ trang
nào của báo. Nhưng đối với phát thanh thì thính giả bị phụ thuộc hoàn toàn
vào quy luật của quá trình thông tin, họ phải nghe chương trình này một cách
tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động - nhưng nó cũng có một
thế mạnh đó là: bất cứ một thính giả nghe đài nào đang bận việc không thể
đọc báo, thì có thể nghe được phát thanh qua chiếc radio để thu thập thông tin
mà không phải dừng công việc.
Phát thanh được thể hiện sống động, riêng tư, thân mật. Khi so sánh
phát thanh với loại hình báo in thì công chúng thính giả được nghe thông tin
phát thanh qua giọng đọc của phát thanh viên hay là một chính khách nào đó
được truyền đến với họ qua sóng điện từ. Công chúng được nghe thông tin
qua giọng đọc của con người, bao gồm các kỹ năng về cao độ, cường độ, tiết
tấu, ngữ điệu… “Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sinh
động, tạo ra sức hấp dẫn để thu hút thính giả đến với chương trình. Mặt
khác, các chương trình phát thanh đều hướng đến số đông nhưng mỗi thính
giả chỉ lắng nghe với tư cách cá nhân” [12, tr.119].
Trong phát thanh sử dụng âm thanh là một quần thể dân cư, một xã hội
không phân biệt trình độ học vấn, mọi đối tượng đều có thể tiếp nhận thông
tin qua âm thanh một chiếc radio không phụ thuộc vào hình ảnh hoặc chữ, nên
có nhiều thuận lợi khi sử dụng và có thể kích thích trí tưởng tượng.
Tác giả V.V. Xmirmốp, trong cuốn Các thể loại báo chí phát thanh, cho
rằng: "sự cảm thụ thông tin ngôn ngữ bằng thính giác được làm cho phong phú

thêm bằng tác động của trí tưởng tượng". Do đó, âm thanh "không chỉ là


18
phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của phát thanh
trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác" [dẫn theo 12, tr.119].
So sánh với các loại hình báo chí thì báo phát thanh đã nổi lên điểm
quan trọng đó là việc sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói -tiếng động
- âm nhạc) nó tác động trực tiếp vào thính giả của công chúng. Chính vì vậy
không chỉ là phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của
báo phát thanh trong tương quan so sánh với các loại hình khác.
Trong hệ thống truyền thanh 4 cấp ở Việt Nam, cấp truyền thanh cơ sở
có nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh trên sóng
FM Đài huyện, với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của
Đảng; chính sách pháp luật của nhà nước; tập trung tuyên truyền các Chỉ thị,
Nghị quyết của Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện đến với quần chúng
nhân dân; phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc
phòng-an ninh; gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến,… nhằm
hướng người dân sống và thực hiện theo pháp luật; Tiếp sóng và phát sóng
các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh, huyện phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân theo quy định của
pháp luật; Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chức năng để
củng cố, mở rộng sự nghiệp truyền thanh trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ
khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao theo quy định của pháp luật; Xây dựng và
phát triển lực lượng cộng tác viên, nhằm nâng cao chất lượng các chương trình
phát thanh, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Về công tác quản lý, Đài huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn để quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ
thuật đối với đài Truyền thanh xã, thị trấn. Phối hợp sản xuất cung cấp các
thông tin thời sự cho đài tỉnh bằng hình ảnh, giúp cho khán giả theo dõi

những sự kiện mới nhất đang xảy ra, đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin trên


×