Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Luận văn thạc sĩ Báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin thị trường tiêu thụ nông sản của nước ta thời hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 144 trang )

“BÁO CHÍ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA NƯỚC TA THỜI HỘI NHẬP”

Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, những kết quả nghiên cứu của Đề tài: “Báo chí đáp
ứng nhu cầu thông tin thị trường tiêu thụ nông sản của nước ta thời hội
nhập” (khảo sát năm 2009 các báo: Nông thôn Ngày nay, Nông nghiệp Việt
Nam, Nhân dân, Thời báo kinh tế) trong luận văn này là kết quả nghiên cứu
của cá nhân, chưa được công bố trên bất cứ tài liệu, ấn phẩm và các phương
tiên truyền thông đại chúng nào.
Tác giả


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


KH-KT
ND
NTNN
NNVN
TBKT
TT-TT
WTO

Khoa học kỹ thuật
Nhân dân
Nông thôn Ngày nay
Nông nghiệp Việt Nam
Thời báo Kinh tế
Thị trường tiêu thụ
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng
bảng
Bảng 2.1 Nhu cầu thông tin trên báo của nông dân, doanh nghiệp

Trang
43

về các nội dung để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
Bảng 2.2 Số lượng tác phẩm thuộc đề tài tiêu thụ nông sản trên


47

báo NTNN
Bảng 2.3 Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo NTNN
Bảng 2.4 Số lượng tác phẩm theo đề tài tiêu thụ nông sản trên Báo

48
49

NNVN
Bảng 2.5 Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo NNVN
Bảng 2.6 Số lượng tác phẩm theo đề tài tiêu thụ nông sản trên Báo

50
51

TBKT
Bảng 2.7 Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo TBKT
Bảng 2.8 Số lượng tác phẩm theo đề tài tiêu thụ nông sản trên Báo

52
53

ND
Bảng 2.9 Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo ND

54

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu


Tên biểu đồ

Trang


biểu đồ
Biểu đồ 2.2

Số lượng tác phẩm thuộc đề tài tiêu thụ nông sản trên

47

Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4

báo NTNN
Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo NTNN
Số lượng tác phẩm theo đề tài tiêu thụ nông sản trên

48
49

Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6

Báo NNVN
Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo NNVN
Số lượng tác phẩm theo đề tài tiêu thụ nông sản trên


50
51

Báo TBKT
Biểu đồ 2.7 Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo TBKT
Biểu đồ 2.8 Số lượng tác phẩm theo đề tài tiêu thụ nông sản trên

52
53

Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11
Biểu đồ 2.12
Biểu đồ 2.13

Báo ND
Số lượng tác phẩm theo các nội dung trên Báo ND
Các thể loại báo chí trên Báo ND
Các thể loại báo chí trên Báo TBKT
Các thể loại báo chí trên Báo NTNN
Các thể loại báo chí trên Báo NNVN

54
71
71
71
72



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu thông tin của con người cũng ngày
càng tăng. Báo chí nước ta đang phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhiều tờ báo đã hướng đến những đối tượng
công chúng chiếm số đông nhưng cũng có những tờ chỉ phục vụ một nhóm
đối tượng nào đó.
Chiếm tỷ lệ 58% lao động trên địa bàn nông thôn và 51,9% cơ cấu lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nông dân rất cần được
bảo trợ [48], cung cấp thông tin để nâng cao hiểu biết, nắm bắt thị trường,
phát triển sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế nhiều năm qua cho
thấy: Thị trường tiêu thụ nông sản khá bấp bênh, nhiều rủi ro và thua thiệt.
Trong nhiều nguyên nhân đó có một phần do nông dân khó có điều kiện tiếp
cận thông tin thị trường, những tiến bộ khoa học mới, những chủ trương,
chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn.
Với thế mạnh của truyền thông đại chúng, báo chí là công cụ truyền tải
thông tin quan trọng đối với xã hội nói chung và nông dân nói riêng, đặc biệt
trong thời kỳ hội nhập WTO. Việc các cơ quan báo chí tăng cường thông tin
về thị trường cho nông dân là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, nhằm góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; nâng cao năng xuất, chất lượng và
tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời
cũng góp phần giúp người nông dân tăng thu nhập, có cơ hội thoát nghèo và
làm giàu chính đáng.
Năm 2009, nông dân và ngành nông nghiệp nước nhà vui mừng vì
trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch xuất khẩu nông,



2

lâm, thủy sản cả nước vẫn đạt 15,4 tỷ USD, vượt dự kiến hồi đầu năm 12 tỷ
USD. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng
như gạo, cà phê, tiêu, điều… Thế nhưng, năm qua, nước ta cũng tốn khoảng
150 triệu USD nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, 45 triệu USD nhập nông
sản từ Thái Lan. Nông dân trồng ngô, hoa màu với diện tích lớn, ngư dân
đánh bắt cá với sản lượng hàng ngàn tấn/năm nhưng hằng năm vẫn phải nhập
khẩu hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, sắn, cỏ khô, bột
cá... từ 25 nước trên thế giới.
Sự thật này làm tăng thêm nỗi lo lắng, bức xúc của hàng chục triệu
nông dân mỗi khi trúng mùa lại lo rớt giá, ế hàng. Cả cánh đồng rau từng bị
bỏ đi do không có nơi tiêu thụ, những ruộng dưa, cà chua, dứa… để thối
không buồn thu hoạch do không có đầu ra. Vậy mà, ở thị trường trong nước,
hàng nông sản của nước ngoài ào ạt tràn vào, thậm chí hoa quả Việt Nam
được dán nhãn mác ngoại nhập hoặc hoa quả các nước khác “đội lốt” hoa quả
Việt Nam bày bán khắp các chợ, siêu thị.
Thực trạng đáng buồn này được bắt nguồn chủ yếu từ sự yếu kém của
nền sản xuất, kinh doanh nông sản nước ta, chứ không hẳn do quá trình hội
nhập.
Khi hội nhập, chúng ta chấp nhận sân chơi chung, có cơ hội và cả
những thách thức. Các sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý của nước
ngoài đương nhiên sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước nhưng
thật ngạc nhiên là có những nông sản Việt thua ngay trên sân nhà mà không
hề yếu thế về tiềm năng, chất lượng.
Chúng ta đã sản xuất tốt, tạo ra sản lượng dồi dào nhưng khâu quản lý
chất lượng yếu, khâu tiếp thị không hiệu quả, khâu phân phối chưa chu đáo đã
tạo nên những khoảng trống cho nông sản nước ngoài chen chân ngay tại sân
nhà.



3

Nếu nông dân được cập nhật đầy đủ và chịu sự tác động mạnh mẽ của
các phương tiện thông tin, họ sẽ biết sản xuất cây, con gì và tìm mua giống ở
đâu là chất lượng và sản xuất vào thời điểm nào để đáp ứng đúng nhu cầu thị
trường. Họ sẽ chọn giống để nuôi, trồng đúng lúc, đúng lượng, đúng cách và
đúng nhu cầu. Nông dân sẽ ý thức được hiệu quả mối liên kết sản xuất, tiêu
thụ gắn với các doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học là yếu tố tất yếu của
quá trình hội nhập và sản xuất hiện đại.
Thông tin trang bị cho nông dân, người tiêu thụ nông sản đầy đủ sẽ là
động lực phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nông thôn và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhiệm vụ này được xác định là có ý
nghĩa, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, mở ra hướng
phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong nhiều trường hợp, chỉ cần có được một lượng thông tin phù hợp,
kịp thời, được tư vấn tốt (nhất là các thông tin về kỹ thuật sản xuất, thị
trường) cũng đủ để giúp nhiều nông dân đổi đời. Để đủ sức đứng vững và
không quá hụt hẫng khi hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, những người
sản xuất, tiêu thụ nông sản đang rất cần những thông tin hữu ích, thiết thực
nhằm nâng cao dân trí, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu chính
đáng đó đòi hỏi các cơ quan báo chí cần có sự phối hợp, có chính sách hỗ trợ
để chuyển tải thông tin nhiều hơn nữa đến cho nông dân - nông thôn, doanh
nghiệp bằng nhiều cách.
Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin
của nông dân về thị trường tiêu thụ nông sản cần phải được tiến hành thường
xuyên nhằm giúp các cơ quan báo chí định hướng được công tác tuyên
truyền; giúp các doanh nghiệp thu mua tìm được đối tác và đặc biệt giúp
được người nông dân trong cơ chế thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm.



4

Xuất phát từ đòi hỏi đó, tác giả luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin thị trường tiêu thụ nông sản của nước ta
thời hội nhập ”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về khả năng đáp ứng và nhu cầu thông tin thị trường tiêu
thụ nông sản của nước ta là một vấn đề có tính cấp bách, được Đảng, Chính
phủ và các bộ, ban, ngành thường xuyên quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu vấn đề này để tìm ra giải pháp thích hợp vẫn còn là khoảng trống cần
được tiếp tục nghiên cứu.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số công trình của các tác giả đi trước, có
đề cập tới mối quan hệ giữa báo chí và nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Ở
một vài nghiên cứu khác lại đề cập tới vấn đề thông tin truyền thông trong
thời kỳ toàn cầu hoá… Thế nhưng, đó mới chỉ là những công trình nghiên cứu
với mức độ khảo sát ở phạm vi nhỏ, không liên quan nhiều tới vai trò của báo
chí trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ nông sản của nước ta.
Còn lại chủ yếu là những bài báo nói về việc tăng cường thông tin cho nông
dân vùng sâu, vùng xa, hoặc vai trò quan trọng của thông tin trong việc tiêu
thụ sản phẩm…
Trong đó, đáng chú ý có một số nghiên cứu sau đây:
- “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn- nguồn đề tài phong phú của
báo chí” trong cuốn “xử lý thông tin- việc của nhà báo” của Nguyễn Uyển,
NXB Văn hoá- Thông tin 2001, nói lên vai trò, trách nhiệm của báo chí trong
việc phản ánh, cung cấp thông tin đặc biệt là những vấn đề về tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp, ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
- “Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”- Ts. Lưu Hồng
Minh (chủ biên) - Khoa xã hội học, Học viện Báo chí- Tuyên Truyền. Đây là



5

tuyển tập những bài nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối với công
chúng trong thời kỳ toàn cầu hoá, NXB Dân trí, 2009.
- “Hướng dẫn đưa tin kinh doanh và kinh tế: Cách đưa tin công ty, thị
trường tài chính và kinh tế”- Anya Shiffrin, Margie Freeney, Jane M.Folpe,
NXB Lao động xã hội, 2005. Trong cuốn này tác giả chủ yếu nói về phương
pháp viết tin kinh tế và các vấn đề liên quan giữa thông tin và lĩnh vực kinh
doanh, thị trường.
- “Tác động của hội nhập kinh tế đối với phát triển nông nghiệp Việt
Nam”- TS. Nguyễn Từ (chủ biên). Cuốn sách này đề cập tới vấn đề hội nhập
WTO có những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền nông nghiệp Việt
Nam, trong đó liên quan nhiều tới sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- “ Vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong các chương trình của Đài
THVN”- Luận văn thạc sỹ của Đinh Quang Hạnh, 2005. Đề tài này tác giả đi
sâu tìm hiểu thực trạng chất lượng, nguyên nhân thành công và hạn chế của
các chương trình tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn trên sóng VTV1
Đài Truyền hình Việt Nam.
- “Nâng cao chất lượng chuyên đề nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới”, luận văn thạc sỹ của Lê Thị Phượng, 2007. Từ những thực trạng của
việc thông tin về nông nghiệp, nông thôn trên báo chí, tác giả đưa ra những
giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng chuyên đề dành cho nông
nghiệp, nông thôn.
- “Đề tài kinh tế trên báo in sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, luận văn
truyền thông đại chúng, Học viện báo chí tuyên truyền, Hà Nội, 2008 của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Hải đã khái quát được tình hình đưa tin kinh tế trên
báo in khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Qua khảo sát, tác giả
đã đưa ra những kết luận trong việc đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thông
tin của độc giả về nội dung kinh tế trên báo chí.



6

- “ Vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu trong tiến trình Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế” của Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Báo
thương mại đồng xuất bản năm 2007 đã có những bài viết chuyên sâu về
những nguyên tắc, khó khăn, thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng
hoá Việt Nam ra nước ngoài, trong đó có nông sản.
- “Báo chí với vấn đề tuyên truyền hội nhập kinh tế” (2009), luận văn
thạc sỹ Nguyễn Trung Kiên.
- “Nhu cầu tiếp nhận thông tin trên báo chí của công chúng Hà Nội”,
(Học viện báo chí và tuyên truyền, 2008), luận án tiến sỹ Trần Bá Dung . Tác
giả đã khảo sát nhu cầu, điều kiện tiếp nhận của công chúng Hà Nội đối với
các loại hình báo chí.
- “Truyền thông nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, (2009), của Viện
Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhóm
tác giả đã khảo sát thực trạng các kênh truyền thông hiện nay có đến được với
người nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa hay không. Đồng thời nghiên cứu
trên cũng đưa ra được các số liệu về nhu cầu thông tin của người dân.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu
việc báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt
là nhu cầu thông tin về đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Đảng, Nhà nước
đang nỗ lực cùng các ngành, các cấp tìm ra giải pháp tối ưu để sản phẩm của
nông dân làm ra có nơi tiêu thụ. Vì vậy, qua luận văn này, tác giả muốn góp
một phần nhỏ bé trong nghiên cứu của mình để hành trình hội nhập thị trường
của nông dân bớt nhọc nhằn và bấp bênh.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin về thị trường

tiêu thụ nông sản của nước ta thời hội nhập, từ đó tìm giải pháp nâng cao chất
lượng báo chí, nhằm đáp ứng đúng, trúng và đầy đủ những nhu cầu đó.


7

Để thực hiện những mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện những
nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lý giải một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài: Thông
tin; nhu cầu thông tin; báo chí; đáp ứng; nông dân, tiêu thụ nông sản, thị
trường …
- Khảo sát thực trạng việc báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin của các
đối tượng tham gia sản xuất, tiêu thụ nông sản. Trên cơ sở đó, bước đầu đưa
ra những yếu tố cần thiết; phân tích những mặt được và chưa được của báo
chí trong việc thông tin tới người dân .
- Khảo sát công chúng: + Điều tra xã hội học đối tượng là nông dân .
- Đánh giá thực trạng, những thành công, hạn chế của báo chí. Từ đó đề
xuất ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí trong
thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin về thị
trường tiêu thụ nông sản ở nước ta.
- Phạm vi khảo sát :
+ Khảo sát báo Nông thôn ngày nay, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thời
báo Kinh tế, Báo Nhân dân từ tháng 1-12/2009 .
+ Khảo sát công chúng là những đối tượng tham gia quá trình sản xuất,
tiêu thụ nông sản ở 10 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền .
Miền Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh
Miền Đông Nam bộ: Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ

Chí Minh.
Miền Tây Nam bộ: An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu.


8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng và
Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; bối cảnh tác động của việc
Việt Nam gia nhập WTO ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của nông sản Việt.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số lý thuyết về báo chí- truyền thông
khác để làm cơ sở chung cho nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu chung: Khảo sát dựa trên cơ sở có tính
nguyên tắc của logic biện chứng, nghiên cứu sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chung như: Phân tích- tổng hợp, thống kê, phỏng vấn, logic.
+ Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp riêng, cụ thể được sử
dụng trong nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp. Cụ thể,
người viết phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phân tích tài liệu: Để tìm ra các mâu thuẫn cần giải quyết
- Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Nhằm tìm hiểu nhu cầu thông tin
thị trường tiêu thụ nông sản của nước ta.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Những nghiên cứu mới của Đề tài về vai trò của báo chí trong việc
truyền tải thông tin, đặc biệt là thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản sẽ
góp tiếng nói để khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa thông tin- sản xuất,
kinh doanh nông sản trong thời kỳ nước ta hội nhập WTO.
Kết quả khảo sát của Đề tài trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu
thông tin của nông dân, doanh nghiệp đối với báo chí sẽ giúp các cơ quan
truyền thông đại chúng lựa chọn, điều chỉnh lượng thông tin, hình thức
chuyển tải thông tin và nội dung thông tin sao cho phù hợp, đáp ứng tốt hơn

nhu cầu của nông dân, giúp họ tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn; góp phần thúc
đẩy thị trường hàng hoá nông thôn phát triển, nâng cao đời sống nông dân và
nền kinh tế nông thôn.


9

Thông qua khảo sát về nội dung, hình thức các báo trong lĩnh vực tiêu
thụ nông sản; qua các bảng hỏi nông dân, doanh nghiệp, Đề tài đã đưa ra
được những kết quả phân tích cụ thể, bước đầu giúp Đảng, Nhà nước có cái
nhìn rõ nét hơn về vai trò, nhu cầu, những mâu thuẫn trong quá trình thông
tin, tiếp nhận thông tin; sự tác động của thông tin đối với quá trình tiêu thụ
nông sản để có những điều chỉnh, quản lý, chỉ đạo phù hợp, sát với tình hình
thực tế, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người nông dân.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa lý luận:
Nếu đề tài thành công, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa
học như sau:
- Góp phần làm rõ thêm vai trò, chức năng của báo chí trong việc cung
cấp thông tin, định hướng và tìm thị trường tiêu thụ cho nông sản.
- Kết quả khảo sát nhu cầu thông tin của các đối tượng giúp báo chí
tuyên truyền sát hơn, hiệu quả hơn, đúng đối tượng hơn.
- Gợi mở hướng nghiên cứu để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả
công tác truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói
chung và thị trường tiêu thụ nông sản nói riêng.
+ Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho Ban Biên tập các báo Nông thôn
Ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam, Thời báo Kinh tế, Báo Nhân dân nói riêng
và các cơ quan báo chí khác trong công tác chỉ đạo tuyên truyền sao cho sát
với nhu cầu thông tin của các đối tượng tham gia tiêu thụ nông sản.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng giúp Đảng, Nhà nước có cái
nhìn rõ nét hơn về mối quan hệ giữa báo chí với nông dân, nông nghiệp, nông
thôn và vai trò quan trọng của thông tin để từ đó có những chủ trương, chính
sách và sự chỉ đạo phù hợp.


10

- Quá trình nghiên cứu luận văn cũng giúp người thực hiện đề tài nâng
cao năng lực nhận thức và khả năng hoạt động trong chuyên môn của mình.
- Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho các học viên đang theo các
khoá đào tạo về báo chí.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được bố trí
trong 3 chương gồm 93 trang.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BÁO CHÍ ĐÁP ỨNG NHU CẦU
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN
1.1. Các khái niệm
1.1.1 . Báo chí
Kể từ khi tờ báo đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vơnizơ (Italia) vào
cuối thế kỷ 16 đến nay, báo chí thế giới đã trải qua gần năm thế kỷ phát triển.
Trong thời gian đó đã xuất hiện những quan điểm khác nhau về báo chí. Các
nhà nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu, tìm
hiểu về báo chí và các khái niệm xung quanh. Trong cuốn sách xuất bản năm
1956 về ‘Bốn luận thuyết về báo chí” (Four theories of the press), hai tác giả

Siebert và Peterson đã cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí)
là của chính xã hội mà nó đang phản ánh với biểu hiện của ngôn ngữ và chính
trị [58].
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) báo chí là báo và tạp
chí; xuất bản phẩm định kỳ [33, tr.66].
Khái niệm báo chí còn được định nghĩa trên ba phương diện: “Báo chí
là một trong những hệ thống xã hội (định danh), “báo chí là một hoạt động
chính trị- xã hội” (định tính) và “báo chí là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc đấu
tranh chính trị… tác động vào xã hội để tạo ra sự can thiệp gián tiếp vào đời
sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo dục hệ ý thức và góp
phần tích cực vào việc hình thành các khuynh hướng, các phong trào chính
trị- xã hội” (mục đích) [16, tr.34-38]. Nhìn từ quan điểm hệ thống, khái niệm
báo chí “được hiểu như một thiết chế, một chỉnh thể”, “luôn luôn thể hiện tính
chất động và tính chất mở” [15,tr.23].


12

Tác giả Claudia Mast trong cuốn Truyền thông đại chúng lại cho rằng
“báo chí là một phương tiện thông tin tĩnh” [56], bởi ông quan niệm rằng “độc
giả có thể bất cứ lúc nào đọc lại hoặc lật lại trang báo”.
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng, báo chí là một phương
tiện truyền thông đại chúng, có tác động mạnh mẽ tới xã hội, báo chí là yếu tố
trung gian giữa nguồn thông tin và xã hội. Có mối quan hệ khăng khít 3 chiều
giữa thông tin thực tế- báo chí- công chúng.
1.1.2 Thông tin
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì thông tin là “Tin tức được
truyền đi cho biết; truyền tin, đưa tin báo cho nhau biết” [52].
Theo cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của Học viện báo chí tuyên truyền
do PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) cho rằng, thông tin “là một loại hình hoạt

động để chuyển đi các nội dung thông báo. Hoạt động thông tin không chỉ có
trong xã hội loài người mà trong thiên nhiên cũng có những hoạt động thông
tin phức tạp” [45, tr.22].
Ngoài ra, thông tin còn được dùng để chỉ chất lượng nội dung của
thông báo nói chung. Trong trường hợp này, người ta xem xét chất lượng nội
dung thông báo bằng “lượng thông tin” được chuyển đến đối tượng tiếp nhận.
Là một thuật ngữ nền tảng của báo chí, “thông tin” liên quan trực tiếp
đến tính hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, đến những đòi hỏi
về phương pháp, hình thức sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc về sự tác
động qua lại giữa báo chí và công chúng.
Thông tin trong báo chí được chia thành thông tin khả năng – thông
tin tiếp nhận- thông tin thực tế. Việc công chúng có tiếp nhận được thông tin
khả năng trong các tác phẩm báo chí hay không rồi sau đó chuyển thành
thông tin thực tế là cả một quá trình, trong đó thông tin phải hội đủ các yếu tố
như: Tính thời sự, hấp dẫn, phù hợp lợi ích…


13

Quan niệm về vai trò quan trọng của thông tin báo chí, Dominique
Wolton cho rằng: “Điều người dân quan tâm không phải các sự kiện mà là
thông tin, tức những sự kiện ở dạng truyền thông đã thông qua lao động của
nhà báo”[57,tr.25].
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, GS. Bùi Quang Tịnh đưa ra định
nghĩa: “Thông tin là truyền tin”. Deborah Potter, Giám đốc điều hành Trung
tâm dữ liệu trực tuyến dành cho các nhà báo tại Washington DC – Hoa Kỳ
(Newslab), đồng thời là giảng viên báo chí Trường ĐH Hoa Kỳ cho rằng,
thông tin báo chí thường được định nghĩa một cách ngắn gọn là “những cái
mới, cái đang xảy ra”, nhưng thực tế thì hầu hết các sự việc trên thế giới xảy
ra mỗi ngày đều không tìm được chỗ đứng trên mặt báo. Giới hạn trang báo

chỉ cho phép xuất hiện những thông tin được nhiều người quan tâm. Theo đó,
Deborah Potter khẳng định, thông tin trên báo chí với những đặc trưng riêng
biệt của nó bao gồm: “tính kịp thời”, “tính thời sự”, “tính bất thường hoặc liên
quan đến người (sự vật) nổi tiếng”, “gần gũi với độc giả, có liên quan, ảnh
hưởng ít nhiều đến bản thân họ” [57, tr.110].
Ngày nay, thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống
xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương
tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là
nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong hoạt động truyền thông đại chúng nói chung, hoạt động báo chí
nói riêng, thông tin luôn được xem xét ở nhiều khía cạnh, chứ không chỉ dừng
lại ở ý nghĩa đơn thuần của việc đáp ứng nhu cầu về cái mới, nóng, cái vừa
xảy ra, cái công chúng quan tâm, mà thực sự mỗi thông tin đều mang theo nó
giá trị lợi ích với những nhóm công chúng xác định được hướng tới hoặc cho
cả cộng đồng nói chung.


14

Như vậy, thông tin theo chúng tôi là những tin tức nảy sinh trong tự
nhiên, xã hội, được báo chí chuyển tải và đưa đến cho công chúng tiếp nhận.
Nội dung trong thông tin bao gồm các yếu tố thiết yếu như: Mới, hấp dẫn, phù
hợp nhu cầu tiếp nhận của công chúng…
1.1.3 Nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các nghành
khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn
đề về nhu cầu được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi
như Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay
McCulloch, Edward S. Herman. Nhu cầu- đó là hiện tượng phức tạp, đa diện,

đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào,
ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm
để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh.
Theo nghĩa từ, “nhu” là cần thiết, “cầu” là đòi hỏi, mong muốn. Sự
đòi hỏi, mong muốn ấy xuất hiện do chủ thể cảm giác thấy cơ thể thiếu hụt
một cái gì đó rất cần thiết cho sự sinh tồn. Cảm giác ấy thôi thúc con người
đến những hành vi nào đấy, để có thể thoả mãn nhu cầu, nhằm duy trì sự cân
bằng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển. Ví dụ như cảm giác buồn ngủ thì hai
mắt muốn nhắm lại; khát thì đi tìm nước uống…
Cho tới nay, chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu
cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa
học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong nhận thức của xã
hội hiện nay, có thể định nghĩa nhu cầu là “tính chất của cơ thể sống, biểu
hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi
trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được
lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa”[53].


15

Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó”
chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Đối tượng của nhu cầu
chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một
đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa
mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
Boris M. Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu
đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn và
nhu cầu tham dự. Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm: 1) giàu có về vật
chất; 2) quyền lực và danh vọng; 3) kiến thức và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh
thần. Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên

thể hiện nổi trội. Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó
nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời [53].
Theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, “nhu cầu” theo nghĩa chung
nhất, là “sự cần đến hay sự thiếu một cái gì đó cần thiết để duy trì hoạt động
đời sống của cơ thể, của con người cá nhân, của một tập đoàn xã hội, của toàn
bộ xã hội” [11; tr.3] . Trong Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý (chủ biên)
cho rằng “nhu cầu” là “Điều đòi hỏi, cần dùng” [51, tr.1259].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin phân biệt hai loại nhu
cầu: Những nhu cầu tự nhiên và những nhu cầu do xã hội tạo ra. C.Mác
thường xuyên nhấn mạnh “tính chất xã hội chung của tất cả các dạng nhu cầu
cá nhân và xã hội”.
Theo chúng tôi, nhu cầu là sự đòi hỏi, mong muốn của cá thể sống đối
với những thiếu hụt của bản thân về một vấn đề nào đó; nó có nhu cầu cần
được thoả mãn và vươn tới sự tìm kiếm để lấp đầy sự thiếu hụt đó.
Từ những cơ sở trên đây, khái niệm nhu cầu sử dụng trong luận văn
mà chúng tôi đi sâu nghiên cứu thuộc loại nhu cầu xã hội.


16

1.1.4 Tiêu thụ
Theo Ts. Bùi Anh Thi, Trường Đại học Kinh tế quốc dân “Tiêu thụ sản
phẩm là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm. Qúa trình này là khâu cuối cùng
của quá trình kinh doanh, nhằm thực hiện những lợi ích kinh tế giữa những
người sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế hàng hoá” [40;tr.1].
Đặc trưng của tiêu thụ sản phẩm đó là khâu trung gian, nối liền giữa
quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng. Nếu không có tiêu thụ sản phẩm thì
cũng không có hoạt động sản xuất. Thu hồi vốn nhanh hay chậm, lợi nhuận
cao hay thấp đều do khâu tiêu thụ quyết định, nó thúc đẩy sản xuất và tiêu
dùng phát triển.

Trong cuốn “Kỹ xảo tiêu thụ sản phẩm” của Trữ Thành Trung, Lý
Cương, Lưu Đĩnh Quân cho rằng “Tiêu thụ sản phẩm là nắm được quan điểm
của khách hàng, tiến tới làm cho khách hàng hiểu rõ quan điểm của người bán
hàng, khiến khách hàng phải suy nghĩ và hành động” [47, tr.16].
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa
người mua và người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hoá. Theo nghĩa
rộng thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ
việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng
và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng…
nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Ngày nay, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc tiêu thụ sản phẩm
có ý nghĩa sống còn đối với người sản xuất. Trước đây, sản xuất của người
nông dân chủ yếu là tự cung, tự cấp, còn thừa thì có thể đem ra chợ bán.
Nhưng hiện nay, tiêu thụ nông sản đang là vấn đề bức xúc của nền nông
nghiệp Việt Nam.
Theo chúng tôi, tiêu thụ là mục đích cơ bản của sản xuất hàng hoá.
Tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp cho người


17

sản xuất nắm bắt kịp thời những thông tin phản hồi để tổ chức sản xuất với số
lượng, chất lượng và thời gian hợp lý, đồng thời khách hàng được tìm hiểu kỹ
về hàng hoá, tăng khả năng thoả mãn nhu cầu.
Trong các khái niệm về tiêu thụ sản phẩm thì khái niệm của Bùi Anh
Thi là phù hợp với thực trạng của nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.1.5 Nông dân
Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” thì nông dân là “Người sống
bằng nghề làm ruộng” [52;tr.16]. Theo “Từ điển chính trị”, nông dân là “Một
giai cấp trong xã hội. Dưới chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp nông dân là

toàn thể những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, kinh doanh cá thể bằng tư
liệu sản xuất của riêng mình và bằng lực lượng của gia đình mình” [59;tr.658].
Trong thư gửi Đại hội Công đoàn toàn quốc, tháng 2 năm 1950, Hồ
Chí Minh viết “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng
minh rất trung thành của giai cấp công nhân”.
Trong cuốn “Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta
hiện nay” thì “Nông dân là những người sống lâu đời ở thôn (làng, bản, ấp),
lấy sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) làm nguồn sống chính dưới hình
thức hộ gia đình” [24;tr.8].
Quan điểm của Đảng về giai cấp nông dân được thể hiện tại Nghị
quyết số 26 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn như sau: “Trong mối quan
hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể
của quá trình phát triển” [29].
Theo quan điểm của chúng tôi, nông dân là một lực lượng to lớn của
xã hội cả về ý nghĩa chính trị và kinh tế; đó là những người sống trên địa bàn
nông thôn, chuyên sản xuất, kinh doanh những sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải
sản và các dịch vụ khác.


18

Trong Luận văn này, tác giả lấy định nghĩa về nông dân trong cuốn
“Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay” làm đối
tượng nghiên cứu.
1.1.6 Nông sản
Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì nông sản
(nông phẩm) là sản vật, sản phẩm nông nghiệp nói chung [51; tr. 1283].
Tuy nhiên, đối với các nước tham gia WTO, quan niệm về nông sản
rộng hơn. Hàng hoá nông sản được chia làm hai nhóm chính: nông sản và phi
nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO là

tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và
một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống
hài hoà hoá mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi
khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa,
động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh
kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da
động vật thô…
Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản
phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp) [14].
Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp
thường được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,
lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ
sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp.
Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành
2 nhóm, gồm nhóm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại. Cho đến nay, chưa có


19

định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại nguyên
liệu đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác (như đay,
lanh), những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp
vào nhóm nông sản nhiệt đới. Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản
xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm “nông sản là
toàn bộ những sản phẩm từ nông nghiệp”.
1.1.7 Thị trường


Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hóa, đồng thời là một trong những
hình thức biểu hiện quan hệ sản xuất của những người sản xuất hàng hóa nên
thị trường hoàn toàn có thể mang bản chất xã hội - kinh tế khác nhau, phụ
thuộc vào tính chất của quan hệ sản xuất, trước hết vào chế độ sở hữu thống
trị trong từng chế độ xã hội cụ thể.
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc
tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả
cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách
hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có
khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động
qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường cũng là nơi diễn ra các
hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có
thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn,
v.v... Có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại
đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị
trường Hà Nội, thị trường miền Trung [6].


×