Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Cầu Trục Và Thiết Bị AVC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.19 KB, 21 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ AVC
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Cầu trục và Thiết bị AVC có giấy phép kinh doanh số
0503000081 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Hưng Yên cấp. Là một doanh
nghiệp được tổ chức lại trên cơ sở chuyển đổi công ty liên doanh cầu trục và
thiết bị Việt Nam-Australia. được thành lập theo giấy phép đầu tư số
011/GP-HY ngày 06/09/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên.
1.1.2. Nhiệm vụ của DN
 Thiết kế, chế tạo, cung cấp và lắp đặt các cầu trục tiêu chuẩn, cầu trục
đặc biệt cỡ lớn, các thiết bị nâng hạ.
 Thiết kế, chế tạo các sản phẩm kết cấu thép.
 Xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc nâng vận chuyển và gia côn cơ khí.
 Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để đa dạng
hoá sản phẩm và phát triển thị trường.
 Đại lý mua bán các sản phẩm thiết bi nâng vận chuyển và gia công cơ
khí, phụ tùng cho các nhà sản xuất trong và ngoài nước.
 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách theo hợp đồng.
 Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa.
1.1.3. Các giai đoạn phát triển của công ty.
Công ty hoạt động với mục tiêu và phạm vi của doanh nghiệp liên doanh
là thiết kế chế tạo cung cấp và lắp đặt các cầu trục tiêu chuẩn và cầu trục đặc
biệt cỡ lớn, các thiết bị nâng hạ và các sản phẩm kết cấu thép. Khoảng trên
25% sản phẩm của công ty liên doanh để xuất khẩu.


Sự phát triển của công ty được phản ánh qua các giai đoạn chính:
• Năm 2002: Thành lập công ty.
• Năm 2003: Sau một thời gian hoạt động để thích nghi hơn với
điều kiện thị trường và việc quản lý nên ban giám đốc quyết


định chuyển đổi hình thức công ty từ liên doanh sang công ty
cổ phần. Cũng trong năm đó công ty quyết định đầu tư xây
dựng nhà xưởng giai đoạn 1.


Năm 2004: Hoàn tất việc thi công xây dựng, Nhà xưởng bắt đầu

đi vào hoạt động chính thức.
• Năm 2005: Việc kinh doanh của công ty ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Vì vậy công ty phải mở thêm văn phòng đại diện tại
TP Hồ Chí Minh.
• Năm 2006: Để đáp ứng yêu cầu phát triển, Công ty tiếp tục đầu
tư mở rộng nhà máy giai đoạn 2. Trong năm 2006, công ty cũng
mở thêm một chi nhánh nữa tại TP HCM để đáp ứng nhu cầu
thị trường ngày càng lớn đồng thời mở rộng thị trường của công
ty tới khu vực các tỉnh phía nam.
• Năm 2007: Trên đà thành công Công ty không ngừng phát triển
mở rộng thị trường. Công ty bước vào đầu tư xây dựng nhà máy
giai đoạn 3, phát triển dây chuyền làm sạch máy phun bi.
1.2.

Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Một DN tốt là một DN có một bộ máy quản lý hợp lý. Một cơ cấu tổ
chức tốt là điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong DN hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình từ đó đem lại hiệu quả lao động cao cho DN.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức của công ty:



HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC


NHÀ MÁY

Xưởng
sản xuất

1.2.2.
1.2.2.1.

P.
KCS,
bảo
hành

dịch
vụ sau
bán
hàng

P. Kế
toán
tài
chính

P.
Kinh

Doanh
-MKT

P.
Tổng
hợp
xuất
nhập
khẩu

P.
Quản

dự án

P. Kỹ
thuật

Chi
nhánh
TP
HCM

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Tổng giám đốc

Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của toàn công ty, kết quả sản
xuất kinh doanh của DN và đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trực tiếp phụ trách các hoạt động như: Vốn, tài chính kế toán, thị trường,
quảng cáo, lao động, tiền lương, Xuất nhập khẩu, quan hệ với các nhà cung

cấp nước ngoài….


1.2.2.2.

Giám đốc nhà máy

Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động sản xuất, năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, an toàn lao động, dịch vụ bảo
hành và sau bán hàng, các hoạt động bảo trì, sửa chữa thiết bị, bán hàng theo
dự án.
Trực tiếp phụ trách xưởng sản xuất, Phòng vật tư, kỹ thuật xưởng, thiết
kế và thẩm định các dự án cầu trục phi tiêu chuẩn, thị trường khu vực Đà
Nẵng, văn phòng Vũng Tàu, thị trường các DN truyền thống ở phía Bắc và
các dự án cụ thể theo phân công.
1.2.2.3.

Phòng Kế toán tài chính

Lập sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật. Kiểm tra chứng từ hợp
lệ trước khi thanh toán, làm thủ tục thanh toán cho đối tác. Quan hệ với các
Ngân hàng, thuế. Tính toán tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hiểm khác. Bảo
lãnh Ngân hàng các loại Kiểm toán hàng năm. Thu thập lưu trữ các báo cáo
thống kê theo yêu cầu của ban GĐ. Thống kê, kiểm tra giá thành và hiệu quả
kinh tế để báo cáo với GĐ. Kiểm kê tài sản hàng quý, năm theo yêu cầu.
Thanh toán với các DN, nước ngoài, L/C. Làm báo cáo tài chính hàng năm.
Lập kế hoạch vay vốn ngắn hạn và dài hạn cho công ty.
1.2.2.4.

Phòng kinh doanh – Marketing


Tìm khách hàng và làm báo giá, làm đầu mối tư vấn giải pháp kỹ thuật
cho khách hàng; Tổ chức công tác đấu thầu, lập giải pháp và hồ sơ kỹ thuật
đấu thầu; Tổng hợp và phân tích thông tin về đối thủ cạnh tranh; Tìm tòi
khám phá những thị trường mới; Duy trì quan hệ với khách hàng cũ và
khách hàng mới; Tổ chức các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại;
Làm đầu mối liên lạc với các văn phòng TP HCM và Đà Nẵng; Soạn thảo và
tổ chức kí kêt hợp đồng kinh tế; Soạn thảo tóm tắt nội dung hợp đồng trình


tổng giám đốc duyệt trước khi tiến hành tổ chức thực hiện; Tiếp nhận và bàn
giao hồ sơ thiết bị cho khách hàng, tư vấn kế hoạch thanh toán công nợ và
đòì nợ cùng phòng kế toán tài chính.
1.2.2.5.

Phòng tổng hợp XNK

Chức năng quản lý và phát triển nguòn nhân lực: Xây dựng và quản lý
các hợp đồng lao động và hồ sơ tuyển dụng; Công đoàn, đời sống của công
nhân viên; Tổ chức thi tay nghề nâng bậc; Chuẩn bị và soạn thảo các quyết
định về tổ chức và quản lý công ty; Tổ chức công tác tuyển dụng, lỷ luật và
sa thải; Tổ chức chăm sóc y tế, kiểm tra sức khoẻ định kỳ; Tổ chức công tác
đào tạo và phát triển nhân lực.
Chức năng hành chính: Tiếp tân, trực điện thoại; Quản lý hồ sơ, tài liệu,
thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm cho toàn công ty; Duy trì mối quan hệ
với địa phương; Tổ chức công tác trật tự, bảo vệ an ninh, thư từ giao dịch;
Tổ chức in ấn card, catalogues; Quan hệ đối ngoại, lễ tết; Lưu trữ và quản lý
hồ sơ pháp lý của công ty.
Chức năng XNK: Tổ chức đặt hàng với EC, Insul- 8, Sâg, và các hợp
đồng khác; Theo dõi việc XNK, hợp đồng nhập khẩu, làm thủ tục hải quan

và quan hệ với các forwarders; Phối hợp giao dịch hàng nhập với hàng xuất
trong nước; Mua và quản lý các hợp đồng bảo hiểm hàng hoá.
1.2.2.6. Phòng quản lý dự án
Lập hồ sơ thực hiện hợp đồng trình GĐ ký duyệt; Điều phối hoạt động
giữa cá bộ phận đảm bảo cho sản xuất và lắp đạt đúng tiến độ.
Lập báo cáo và tài liệu giao dịch, kế hoạch thực hiện dự án với khách
hàng và các đơn vị nội bộ công ty. Thay mặt công ty giải quyết các tranh
chấp với khách hàng đang thực hiện các hợp đồng.


1.2.2.7. Phòng kỹ thuật
Thiết kế nguyên lý và lập dự toán; Thiết kế kết cấu và bản vẽ lắp sau khi
kí hợp đồng kinh tế; Bàn giao xưởng bản vẽ và các tính toán để xưởng làm
bản vẽ chế tạo. Kiểm tra các thông số kỹ thuật ….
Lên kế hoạch sản xuất, lắp đặt trình GĐ phê duyệt; Lập bản vẽ chế tạo
cầu trục tiêu chuẩn Tlinfo; Lập bản vẽ chế tạo và kiểm soát, lưu trữ các bản
vẽ. Theo dõi tiến độ sản xuất và lắp đặt sản phẩm; Lập quy trình chế tạo theo
yêu cầu của từng hợp đồng; Tìm kiếm nguồn cung cấp, mua bán vật tư kỹ
thuật trong nước; Đảm bảo các vật tư đầu vào và vật tư tiêu hao cho sản
xuất; Đảm bảo bảo dưỡng kỹ thuật trang thiết bị nội bộ; Quản lý hồ sơ và
máy móc, trang thiết bị sản xuất của công ty.
1.2.2.8. Phòng KCS, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng
Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại xưởng sau khi chế tạo và chạy thử nội
bộ tại xưởng. Kiểm tra tiếp nhận hồ sơ nhập hàng từ ABUS, lập hồ sơ kỹ
thuật, tổ chức kiểm định, nghiệm thu, bàn giao, huấn luyện , đào tạo cho
người sử dụng; Ký biên bản nghiệm thu và bàn giao thiết bị cho khách hàng;
Hướng dẫn đào tạo sử dụng thiết bị; Giải pháp sản xuất, dịch vụ sau bán
hàng.
Tổ chức thực hiện các hợp đồng bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị; Tổ
chức kiểm tra bảo trì định kỳ các thiết bị trong thời kỳ bảo hành; Điều phối

việc quản lý và sử dụng phụ tùng thay thế, sửa chữa.
1.2.2.9.

Xưởng sản xuất

Lập và thực hiện các kế hoạch triển khai hợp đồng cho các tổ sản xuất và
lắp đặt; Điều hành kế hoạch sản xuất, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn cho
khách hàng; Quản lý nhân sự tại xưởng; Tổ chức kiểm tra chất lượng nội bộ,
bảo quản trang thiết n\bị; An toàn lao động nội bộ xưởng; Quản lý hàng tồn


kho; Bảo đảm năng suất định mức; Lên kế hoạch lắp đặt sản xuất tại xưởng
cho toàn bộ các dự án; Kiểm tra hiện trường trước khi đi lắp đặt; Tổ chức lắp
đặt ray, đường điện và các thiết bị; Phối hợp với các nhà thầu phụ về vận
chuyển, lắp đặt để thực hiện các công trình của công ty.
Qua chức năng của từng phòng ban cho ta thấy, việc phân công công việc
rõ ràng đã tạo điều kiện cho nhân viên làm việc thuận lợi cho từng nhân viên
làm thấy rõ công việc của mình để từ đó hoàn thành công việc một cách tốt
nhất có thê.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của Công ty khá chặt chẽ, các phòng ban
được quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn rõ rang đã hạn chế được sự
chồng chéo, dễ phối hợp với nhau để giải quyết những tình huống đặc biệt.
1.3.

Kết quả và các nhân tố ảnh hưởng

1.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những
năm qua



Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐV: đồng
Chỉ tiêu
1. Tồng TS
2. DTT
3. LNG
4. DT hoạt động TC
5. CP hoạt động TC
6. LNT hoạt động KD
7. Tổng LN trước thuế
8. Thuế TNDN phải nộp
9. LN sau thuế

Năm 2003
10415748041
32659845125
2407686693
39982514
341259146
440212565
438440692
122763394
315677298

Năm 2004
11613237038
34158423000
2788799628
42569823
386256545

510000356
484301600
135604448
348697152

Năm 2005
20356844633
39569784114
3411342349
24568945
659652341
600301177
581277756
162757772
418519984

Năm 2006
24266680010
45284782150
3822524236
54568940
959652345
641533919
616810498
172706939
444103559

Năm 2007
27884931287
48565784124

4182038038
84568142
1059652345
685125078
660454763
184927334
475527429

Năm 2008
30946992108
58125620125
4563268636
91254025
1102312011
979455695
700873898
196244691
504629207


Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cho ta thấy: Tổng
TS của công ty đã tăng đáng kể( tổng TS năm 2008 bằng 2.97 lần tổng TS
năm 2003 hay tăng 197%). Điều đó cho ta thấy sự phát triển của công ty
ngày một tăng. Bên cạnh đó thì các chỉ tiêu như DTT, LNG, LN hoạt động
kinh doanh, tổng LN trước thuế và LN sau thuế cũng tăng đáng kể.
Ở đây ta quan tâm đến LN sau thuế. Cụ thể: LN sau thuế năm 2004 bằng
1.10 lần LN sau thuế năm 2003( hay tăng 10%); LN sau thuế năm 2005 bằng
1.20 lần LN sau thuế năm 2004( hay tăng 20%); LN sau thuế năm 2006 bằng
1.06 lần LN sau thuế năm 2005( hay tăng 6%); LN sau thuế năm 2006 bằng
1.07 lần LN sau thuế năm 2004( hay tăng 7%); LN sau thuế năm 2008 bằng

1.06 lần LN sau thuế năm 2004( hay tăng 6%). Mặc dù trước những khó
khăn của nền kinh tế nhưng công ty vẫn dữ vưng tỷ lệ tăng LN sau thuế. Đặc
biệt ở năm 2005 LN sau tăng ở mức cao nhất là 20% so với năm 2004.
Nguyên nhân ở đây là do công ty đã mở thêm một chi nhánh tại TP HCM.
Với những cố gắng hết mình công ty đã đạt được những thành tựu như mong
đợi, đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như ở
nước ngoài.
Bảng các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
I. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt
động
A. Vòng quay VLĐ
B. Vòng quay hàng tồn kho
C. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
D. Hiệu suất sử dụng tổng TS
II. Nhóm chỉ số phản ánh khả năng
cân đối vốn
E. Tỷ số nợ
F. Tỷ số vốn CSH

Công thức

Đơn vị

DT/ TSLĐBQ
GV/ Hàng tồn kho BQ
DT/ TSCĐBQ
DT/ Tổng TSBQ

Vòng

Vòng
Đồng
Đồng

Tổng nợ/ Tổng TS
Vốn CSH/ Tổng NV

%
%


III. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng
sinh lời
G. Tỷ số doanh lợi
H. Tỷ số doanh lợi tổng TS( ROA)
J. Tỷ số doanh lợi vốn CSH(ROE)

LNST/ DT
LNST/ Tổng TS
LNST/ Vốn CSH

Đồng
Đồng
Đồng

Bảng tính các chỉ tiêu tài chính trên
Chỉ tiêu

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

I.
A

10.009

8.493

4.390


2.904

2.557

2.640

B

19.132

15.934

7.595

5.299

5.541

6.905

C

5.082

5.117

5.890

6.953


7.142

8.226

D

3.279

3.101

2.475

2.030

1.862

1.976

E

18.5

25.9

55.6

61.0

64.5


66.4

F

81.5

74.1

44.4

39.0

35.5

33.6

G

0.0097

0.0102

0.0106

0.0100

0.0098

0.0087


H
J

0.030
0.037

0.030
0.040

0.021
0.046

0.018
0.047

0.017
0.048

0.016
0.049

II.

III.

Qua bảng tính các chỉ tiêu tài chính ở trên ta thấy:
Về nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động được phản ánh qua 4 chỉ
tiêu là vòng quay VLĐ, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng TSCĐ,
hiệu suất sử dụng tổng TS.



 Vòng quay VLĐ phản ánh trung bình trong một năm kinh doanh
thì VLĐ của công ty quay được bao nhiêu vòng. Ở đây ta thấy chỉ
tiêu này giảm dần từ năm 2003 đến năm 2008, Điều đó chứng tỏ
hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty ngày cang giảm
 Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trung bình trong một năm kinh
doanh hàng tồn kho của công ty quay được bao nhiêu vòng. Ở đây
chỉ tiêu này giảm dần ở các năm 2003, 2004, 2005, 2006 nhưng đã
có chiều hướng tăng ở năm 2007, 2008. Như vậy công ty đã có sự
phát triển hơn.
 Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh trong một năm kinh doanh thì
cứ một dồng vốn đầu tư vào TSCĐ thì sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng DT. Căn cứ vào bảng tính toán ở trên ta thấy chỉ tiêu này
tăng dần theo thời gian. Như vậy hoạt động của công ty là rất tốt.
Đáng quan tâm là ở năm 2006 và năm 2008 đã có sự tăng vượt
bậc.
 Hiệu suất sử dụng tổng TS phản ánh cứ một đồng vốn đầu tư và TS
thì tạo ra được bao nhiêu đồng DT. Ở chỉ tiêu này đã giảm dần.
Tuy nhiên có xu hướng tăng ở năm 2008. Điều đó cho thấy có sự
khả quan hơn trong tương lai.
Về nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời được phản ánh qua 3 chỉ tiêu
là tỷ số doanh lợi, tỷ số doanh lợi tổng TS( ROA), tỷ số doanh lợi
VCSH( ROE).
 Về tỷ số doanh lợi phản ánh cứ một đồng doanh thu thì tạo bao
nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này tăng dần ở những năm đầu rùi có
xu hướng giảm nhẹ ở 3 năm sau. Sự giảm đó là do nền kinh tế
ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.



 Về tỷ số doanh lợi tổng TS( ROA) phản ánh cứ một đồng vốn đầu
tư vào TS thì tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này giảm dần.
Điều đó cho thấy công ty đầu tư vào TS là chưa có hiệu quả.
 Về tỷ số doanh lợi VCSH ngày càng tăng phản ánh doanh lợi giành
cho cổ đông ngày càng cao.
Tóm lại qua hai bảng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
ở trên cho ta thấy công ty ngày càng tạo thêm DT cho mình để từ đó tăng
thêm các khoản tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong
công ty. Điều đó sẽ góp phần khuyến khích công nhân viên nhiệt tình hơn
nữa trong công việc nhằm mang lại hiệu quả hơn nữa cho công ty. Không
chỉ có thế, việc tạo ra LN ngày càng cao sẽ tạo điều kiện cho công ty khẳng
định vị thế của mình trên thị trường, đồng thời mở rộng thị trường của mình
trong tương lai không xa.
1.3.1.

Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh
 Mặt bằng cơ sở là một yếu tố được ban lãnh đạo công ty rất
quan tâm.Tại văn phòng đại diện số 102 ngõ 310 Nguyễn Văn
Cừ - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội, với diện tích 124m2 đựơc
chia làm các khoang cho từng bộ phận, từng nhân viên. Riêng
TGĐ có một phòng riêng. Bên cạnh đó còn có một phòng
khách, nhà ăn, gara để xe cho nhân viên, nhà vệ sinh. Mỗi nhân
viên có một máy điện thoại bàn, một máy tính riêng để chủ
động trong công việc của mình. Các máy tính cá nhân được nối
với máy chủ của TGĐ. Điều đó tạo thuận lợi cho việc TGĐ
theo dõi và nắm được nhân viên có đi làm hay không đồng thời
tiện trong việc trao đổi thông tin. Ngoài ra mỗi phòng được
trang bị một máy in riêng, máy photo được dùng chung cho cả
phòng công ty, điều hoà….



 Tại nhà máy sản xuất các trang thiết bị máy móc được trang bị
đầy đủ, đảm bảo an toàn lao động, quy trình kỹ thuật, vệ sinh
môi trường…..
Với mặt bằng như vậy mọi nhân viên có thể dễ dàng trao đổi thông tin,
thuận tiện cho việc đi lại trong quá trình làm việc.
 “Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của cty” mà đối
tượng chịu tác động trực tiếp và chủ yếu là lực lượng lao động
trực tiếp tại nhà xưởng .
Trước khi tiến hành sản xuất công ty cần có hợp đồng và bắt đầu
chuyển qua cho bộ phận thiết kế.
Sau đó căn cứ vào bản thiết kế của phòng kỹ thuật mà phòng Dự Án
tìm mối hàng mua vật tư, nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất.
Khi đã có bản thiết kế và vật tư để sản xuất từ đây quy trình sản xuất
bắt đầu diễn ra ở nhà xưởng:
 Giai đoạn pha tôn tạo phôi: tôn được tạo phôi bằng 4 cách cơ
bản tuỳ yêu cầu của Hợp Đồng mà sử dụng cách phù hợp nhất
như cắt hơi bằng máy cắt 4 mỏ sử dụng khí O2, gas hoặc cắt
bằng máy cắt tôn nếu phôi có hình dạng thẳng, hay dùng máy
đột dập nếu yêu cầu tạo chi tiết nhỏ, phôi có hình dáng không
phẳng, cũng có thể cắt bằng tay dùng mỏ hơi, đá cắt, đá mài để
cắt tôn. Tiếp đó là làm sạch phôi. Trước đây việc làm sạch chủ
yếu là sử dụng nhân công lao động tay để mài, làm sạch phôi
nhưng việc này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động
do lượng bụi trong quá trình làm sạch tạo ra khá lớn.Việc công
ty đầu tư dây chuyền máy phun bi để làm sạch đã bảo đảm sức
khỏe hơn cho người lao động cho thấy sự quan tâm của cty.


 Giai đoạn tổ hợp: bao gồm việc nối tôn sau đó hàn V giúp tăng

độ cứng, tạo độ phẳng cho tôn, tiếp đó hàn thép vuông đặc
10x10 tăng sự ổn định của cầu trục. Gá V nhằm định vị khoảng
cách và tạo phẳng.. Cuối cùng là hàn dọc dầm. Giai đoạn này
chủ yếu sử dụng sức người nhưng an toàn không có tác động tới
sức khỏe của người lao động.
 Giai đoạn cuối là đấu dầm hoàn thiện: từ hàn ray, sàn thao tác,
lắp điện chạy thử đến sơn là công đoạn cuối cùng nhưng lại ảnh
hưởng khá nhiều đến người lao động, độc hại không kém công
đoạn phun bi làm sạch trước đó, sơn hoàn thiện cầu trục cũng
tạo bụi và mùi hóa chất độc hại đối với công nhân- những
người tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy đầu năm 2008 công ty dành
riêng một khoảng không gian trong nhà xưởng để làm nhà sơn,
sử dụng công nghệ hút sơn hiện đại không tạo bụi gây nguy hại
đến sức khỏe người lao động, có hệ thống rãnh dưới để chất
thải đi qua khu vực xử lý an toàn đã cho thấy sự quan tâm đến
sức khỏe người lao động của công ty.
Những biện pháp được công ty sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho người lao
động không những góp phần giúp người lao động cảm thấy an tâm vì được
đảm bảo an toàn sức khỏe không chỉ với các trang bị an toàn lao động như
kính, bịt tai giảm tiến ồn, quần áo và găng tay bảo hộ mà họ còn dược làm
việc trong môi trường trong sạch, được bảo vệ sức khỏe và từ đó họ sẽ tăng
hiệu suất công việc hơn, đem lại kết quả công việc cao cả về số và chất
lượng.
 Thêm vào đó là trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
công nhân viên. Dưới đây là bảng cỏ cấu lao động được
phân theo tình độ lao động:


Bảng số lượng công nhân phân theo trình độ chuyên môn được đào tạo
ĐV: người

Trình

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

độ

2003

2004

2005

2006

2007

2008

môn
Thạc sỹ

Đại học
Cao đẳng
Trung học chuyên

1
20
6
2

1
23
12
7

1
24
14
10

2
24
14
19

2
25
16
31

3

26
18
35

nghiệp
Dạy nghề dài

5

5

15

30

49

50

hạn(1-3 năm)
Khác
Tổng

1
35

2
50

14

78

16
105

27
150

25
157

chuyên

Qua bảng trên ta thấy trình độ chuyên môn của nhân viên công ty
ngày càng được nâng cao. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinh
doanh mà công ty đã đạt được.
1.4. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tới
Qua phân tích ở trên cho ta thấy, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đầy
đủ đảm bảo an toàn lao động đã giúp nhân viên hoàn thiện tốt công việc của
minh. Đồng thời góp phần vào tình hình tài chính tốt và vững mạnh.
Điều đó đã tạo bước vững mạnh cho công ty đặt ra phương hướng và
mục tiêu cho những năm tới.
• Về sản phẩm: công ty đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
một cách tốt nhất và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.


 Do là một công ty thành lập chưa lâu nên vị trí trong
ngành cầu trục của công ty còn khá mới mẻ. Nhằm tạo
lập và nâng cao vị trí của mình công ty đã, đang và sẽ

tăng năng suất đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm
ngày càng tốt hơn để không ngừng đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng và tạo uy tín cho công ty, không ngừng
thu hút thêm các khách hàng mới và coi chất lượng sản
phẩm là ưu thế cạnh tranh của công ty.
 Giá cả cũng là yếu tố mang tính cạnh tranh rất gay gắt.
Là đại diện duy nhất của công ty ABUS tại Việt Nam nên
công ty đ ã nhập khẩu các sản phẩm với giá thành
thấp nhất. Đồng thời cũng nhận được các chính sách hỗ
trợ để từ đó tạo ra lợi thế cho mình.
 Xây dựng thương hiêụ và uy tín về chất lượng sản phẩm.
 Củng cố vị trí và thị trường tại khu vực miền Bắc
 Mở rộng thêm các chi nhánh trong khu vực miền Trung
và miền Nam cũng như xuất khẩu sang thị trường nước
ngoài.
Mục tiêu sản xuất sản phẩm 2009-2012
Loại sản phẩm
Cầu trục 3.2 tấn
Cầu trục 40 tấn
Các loại cầu trục khác
Các sản phẩm kết cấu thép
Thiết bị nâng hạ

Năm 2009
30
44
45
40
42


Năm 2012
46
62
52
51
67
(Nguồn P. Tổng Hợp)

Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ
tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công ty đạt đạt được này chắc chắn công ty


sẽ không nhũng tạo vị thế vững chắc trên thị trường mà còn mở rộng thị
trường mới trong nước cũng như nước ngoài.
• Về nguồn nhân lực
 Đối với lao động quản lý: công ty cử những nhân viên đi
bồi dưỡng thêm những khoá học ngắn hạn. Bên cạnh đó
công ty thường xuyên tham gia các buổi triển lãm, hội chợ
nhằm tìm kiếm thêm những tài năng cho công ty nhàm phục
vụ tốt hơn khách hàng, đồng thời tìm kiếm đối tác làm ăn để
mở rộng thị trường.
 Đối với lao động trực tiếp: công ty chú trọng đến an toàn lao
động cũng như kỷ lụât của nhân viên. Bên cạnh đó còn
không ngừng nâng cao tay nghề cho nhân viên nhằm đảm
bảo cho nhân viên có thể đáp ứng một cách tốt nhất dây
chuyền sản xuất ngày càng hiện đại.
Với mục tiêu về nguồn nhân lực như vậy thì công ty sẽ chắc chắn công ty
sẽ đặt được mục tiêu về sản phẩm cũng như đặt được những thành công trên
thị trường.



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND
DN
TP HCM

BHYT
BHXH
XNK
TGĐ
TS
DTT
LNG
DT
CP
TC
LNT
KD
LN
TNDN
VLĐ
TSLĐBQ
GV
TSCĐ
BQ
TSCĐBQ
TSBQ
CSH
NV

LNST

Uỷ ban nhân nhân
Doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
Giám đốc
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Xuất nhập khẩu
Tổng giám đốc
Tài sản
Doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp
Doanh thu
Chi phí
Tài chính
Lợi nhuận thuần
Kinh doanh
Lợi nhuận
Thu nhập doanh nghiệp
Vốn lưu động
Tài sản lưu động bình quân
Giá vốn
Tài sản cố định
Bình quân
Tài sản cố định bình quân
Tài sản bình quân
Chủ sở hữu
Nguồn vốn
Lợi nhuận sau thuế



TÊN ĐỀ TÀI DỰ KIẾN
Đề tài 1:“Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
cầu trục và thiết bị AVC”
Đề tài 2: “ Phân tích tình hình lao động và tiền lương của công ty cổ
phần cầu trục và thiết bị AVC”

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
Đề tài 1
Chương 1. Tổng quan về công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.2. Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3. Kết quả đã đạt đựoc và các nhân tố ảnh hưởng
1.4. Phương hướng và mục tiêu trong những năm tới
Chương 2. Một số chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu vấn đề đó
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty
2.2. Ý nghĩa của việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty
2.3.1.
Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty
2.3.2.
Các phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp dãy số thời gian
2.3.2.2. Phương pháp chỉ số
2.3.2.3. Phương pháp dự đoán thống kê
Chương 3. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cầu

trục và thiết bị AVC
3.1. Phân tích chỉ tiêu DT
3.1.1.
Phân tích qua dãy số thời gian
3.1.2.
Phân tích xu hướng biến động
3.1.3.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến DT năm 2008 so
với năm 2007 bằng phương pháp chỉ số


3.2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận
3.2.1.
Phân tích qua dãy số thời gian
3.2.2.
Phân tích xu hướng biến động
3.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2008 so
với năm 2007 bằng phương pháp chỉ số
3.3. Dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009
3.3.1.
Dự báo doanh thu
3.3.1.1. Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
3.3.1.2. Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân
3.3.1.3. Dự báo dựa vào hàm xu thế
3.3.2.
Dự báo lợi nhuận
3.3.2.1. Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
3.3.2.2. Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân
3.3.2.3. Dự báo dựa vào hàm xu thế


Đề tài 2
Chương 1. Tổng quan về công ty cổ phần cầu trục và thiết bị AVC
1.5. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.6. Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1.7. Kết quả đã đạt đựoc và các nhân tố ảnh hưởng
1.8. Phương hướng và mục tiêu trong những năm tới
Chương 2. Một số chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu vấn đề đó
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến lao động và tiền lương
2.1.1.
Các vấn đề chung về lao động
2.1.2.
Các vấn đề chung về tiền lương
2.1.3.
Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu lao động và
tiền lương
2.2.1.
Hệ thống các chỉ tiêu
2.2.1.1.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh lao động
2.2.1.2.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiền lương
2.2.2.
Các phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1.
Phương pháp dãy số thời gian
2.2.2.2.
Phương pháp chỉ số



Chương 3. Phân tích thống kê lao động và tiền lương của công ty cổ phần
cầu trục và thiết bị AVC
3.1. Phân tích tình hình lao động
3.1.1.
Phân tích quy mô lao động
3.1.2.
Phân tích cơ cấu lao động
3.1.3.
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
3.1.4.
Phân tích năng suất lao động
3.2. Phân tích tổng quỹ lương và tiền lương
3.2.1.
Ph ân t ích bi ến động tổng quỹ lương
3.2.2.
Phân tích tiền lương bình quân
3.3. Phân tích mối quan hệ giữa lao động và tiền lương bình quân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.
AVC

Giáo trình lý thuyết thống kê – NXB Thống kê
Giáo trình thống kê doanh nghiệp – NXB Thống
Giáo trình SPSS

Hệ thống tài khoản quốc gia
Các tài liệu của công ty cổ phần cầu trục và thiết bị



×