Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Báo Cáo Thực Tập Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Cửa Nhựa Châu Âu Eurowindow

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.41 KB, 39 trang )

MỤC LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với mỗi doanh nghiệp thông tin kế toán là nguồn thông tin quan
trọng và cần thiết.Đối với nội bộ doanh nghiệp thông tin kế toán phục vụ cho
các nhà quản trị, cho công nhân viên.Đối với ngoài DN thì thông tin kế toán
phục vụ cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư, cho các cơ quan quản lý....Như
vậy nguồn thông tin kế toán phục vụ cho nhiều đối tượng với những mục đích
sử dụng khác nhau
Kế toán cung cấp những thông tin về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tình
hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty thông qua các bản
báo cáo và chỉ tiêu kinh tế khác...Qua đó các nhà quản lí thấy rõ được tình
hinh hoạt động của công ty từ đó đề ra những biện pháp khắc phục cũng như
phát huy.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ nhằm
tiến tới nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đồng thời đang
chịu tác động mạnh mẽ của sự khủng hoảng kinh tế toàn thế giới. Do vậy
công tác quản lý kinh tế đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, phức tạp. Kế
toán với vai trò là một công cụ đắc lực cho công tác quản lí doanh nghiệp
ngày càng phải thể hiện được vai trò của mình. Việc thực hiện tốt hay không
tốt công tác kế toán đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác
quản lý.
Công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu Eurowindow là một doanh nghiệp
chuyên sản xuất các loại cửa cũng đang đứng trước nhưng khó khăn và thách
thức đó. Bộ máy kế toán trong Công ty hiện nay đã phát huy được hiệu quả,
giúp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp kịp thời các thông
tin cần thiết cho ban giám đốc. Chính vì vậy , em đã chọn Công ty cổ phần cửa




2

nhựa Châu Âu Eurowindow làm nơi để học tập và thực hành nhằm nắm vững
cách thức tiến hành công tác kế toán trong thực tế tại các doanh nghiệp
Sau đây là nhữngg tìm hiểu chung của em về đặc điểm của công ty, tình
hình kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty cổ phần cửa
nhựa Châu Âu Eurowindow. Đặc biệt là về đặc điểm công tác kế toán của
công ty.
Bản báo cáo của em gồm 3 phần:
-

Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần cửa nhựa Châu Âu
Eurowindow

- Phần 2: Thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty
- Phần 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty


3

NỘI DUNG
PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CỬA NHỰA CHÂU ÂU EUROWINDOW
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
* Thông tin chung về công ty
- Tên công ty bằng tiếng Việt Nam

: CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA


NHỰA CHÂU ÂU
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt Nam
- Tên công ty bằng tiếng Anh

: CÔNG TY EUROWINDOW
: EUROPEAN PLASTIC WINDOW

JONT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt của công ty là : EUROWINDOW
- Trụ sở của công ty

: 30 B-C-D Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội

- Điện thoại

: (84-4) 37 47 47 00

- Fax

: (84-4) 37 47 47 11

- Loại hình doanh nghiệp

: CÔNG TY CỔ PHẦN

- Loại hình hoạt động

: DOANH NGHIỆP


- Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị: NGUYỄN
CẢNH HỒNG
• Quá trình hình thành và phát triển của công ty Eurowindow
Eurowindow là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài do T&M Trans
Company Limited (Bahamas) - một công ty thành viên thuộc tập đoàn T&M
Trans - đầu tư, được thành lập ngày 29/08/2002 theo Luật đầu tư nước ngoài
của Việt Nam với số vốn đầu tư là 12 triệu đô la Mỹ.(Giấy phép kinh doanh
số 25/GP – VP).
Tháng 5/2007, Eurowindow đã chính thức chuyển đổi từ hình thức công
ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thành Công ty cổ phần theo Luật đầu tư mới
của Việt Nam.


4

Đầu tháng 11/2007, Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa
Châu Âu đã họp và nhất trí thông qua phương án phát hành tăng vốn điều lệ lên
290 tỷ đồng với sự tham gia góp vốn của BankInvest. Đây là đợt phát hành
tăng vốn đầu tiên của công ty. Công ty cũng đang có kế hoạch niêm yết cổ
phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh trong năm
2008 này. Số cổ phần hiện nay là 29.000.000 cổ phiếu, cổ tức một cổ phần năm
vừa qua là 1.125 đồng / CP. Hiện nay, 55% số cổ phần được nắm giữ bởi thành
viên trong công ty, còn lại là do các đối tượng bên ngoài nắm giữ, trong đó
BankInvest là cổ đông chiến lược nước ngoài lớn nhất của Eurowindow.
Hiện nay, trụ sở chính của công ty đặt tại 30 B-C-D Lý Nam Đế - Quận
Hoàn Kiếm - Hà Nội. Công ty có 3 nhà máy sản xuất: nhà máy một được xây
dựng tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc,nhà
máy hai tại khu 4 thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nhà
máy ba tại khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiêu, thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, công ty còn có hệ thống đại lý, showroom rộng khắp trên toàn quốc
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Eurowindow
 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại cửa nhựa bằng vật liệu uPVC
cao cấp. Sản phẩm này được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đồng bộ, có
tính tự động hoá cao, nhập từ các hãng URBAN, MACOTEC… của CHLB
Đức và Italy với tổng công suất thiết kế 800. 000 m 2 cửa/năm. Doanh thu từ
sản phẩm này chiếm phần lớn tổng doanh thu của công ty.
Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Cửa tự động xoay tròn cánh
GEZE, cửa trượt tự động 4 cánh G – U, Cửa trượt tự động 2 cánh GEZE, cửa
đi xếp trượt 4 cánh, cửa cuốn tự động, Cửa sổ mở quay lật vào trong, cửa sổ
mở quay hất ra ngoài, cửa sổ mở trượt, … vách ngăn tấm uPVC, vách ngăn
kính, nan kính, kính màu, kính hoa văn, kính an toàn. Nếu chia theo nguồn
gốc nguyên vật liệu thì sản phẩm của công ty bao gồm các loại cửa:
Eurowindow, Asiawindow và Vietwindow.


5

 Đặc điểm thị trường thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của công ty.
- Thời gian đầu mới ra nhập thị trường, khách hàng chính mà
Eurowindow
xác định là người tiêu dùng có thu nhập cao hoặc những công trình có
suất đầu tư lớn như khách sạn, công sở, biệt thự, các đại sứ quán…
- Sau đó, nhờ sự đa dạng hoá sản phẩm, sản phẩm của Eurowindow đã
phần nào đáp ứng được nhu cầu phong phú và đa dạng của mọi đối tượng
khách hàng kể cả các đối tượng có thu nhập bình dân. … Cụ thể, từ năm
2005, công ty còn đưa ra 2 dòng sản phẩm mới là Asiawindow và
Vietwindow với nguyên liệu được sản xuất tại Việt Nam và các nước châu Á
như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… (có mức giá rẻ hơn so với

Eurowindow)
- Đến nay đã có hơn 5000 công trình khách sạn, toà nhà Văn phòng,
chung cư, biệt thự, căn hộ cao cấp…sử dụng sản phẩm của Eurowindow.
- Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với sản phẩm của Eurowindow là
sản phẩm cửa SMartWindow của công ty CP nhựa Đông Á,
VIETSECWINDOW - sản phẩm của công ty quốc tế Việt Séc, KoreaWindow
– SP của công ty cửa nhựa Hàn Quốc – SX tại Hàn Quốc,… Tuy nhiên, sản
phẩm của Eurowindow vẫn được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn
cả. Cho nên, tính đến thời điểm cuối năm 2008, sản phẩm của Eurowindow đã
chiếm hơn 60% thị phần cửa nhựa uPVC tại Việt Nam với 2 thị trường lớn là
miền Bắc và miền Nam.
 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh: trừ những sản phẩm được sản xuất để
trưng bày, quảng cáo tại các Showroom, hội chợ,… thì còn lại 100% sản
phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra như sau: Đầu tiên, khách hàng
làm việc với nhân viên kinh doanh đơn đặt hàng đề nghị sản xuất gửi đến
Phòng kĩ thuật, tại đây, phòng KT lập hồ sơ thiết kế gửi đến bộ phận kế


6

hoạch, phòng Kĩ thuật công nghệ kiểm tra xem hồ sơ có phù hợp không, nếu
không phù hợp thì đơn đặt hàng bị từ chối. Nếu hồ sơ phù hợp thì bộ phận kế
hoạch lập Lệnh sản xuất chuyển đến xưởng sản xuất và phòng vật tư viết
phiếu cấp định mức và bắt đầu quy trình sản xuất.
- Quy trình sản xuất gồm 2 giai đoạn song song.
1.

Cắt hàn

thanh Profile

Lắp phụ kiện
kim khí

Hoàn thiện
khung

2. Kính nguyên liệu  lắp hộp kính
3. Sau đó, lắp ráp hộp kính vào khung và hoàn thiện sản phẩm
- Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm công ty thường có rất nhiều đơn đặt hàng
nên quy trình trên diễn ra một cách liên tục, đồng bộ và không bị gián đoạn.
 Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật.
Hiện nay, toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị của công ty tại cả ba nhà
máy ở Vĩnh Phúc và Bình Dương, Đà Nẵng đều được đàu tư đồng bộ ngay từ
đầu và chủ yếu nhập khẩu từ CHLB Đức và Italy với công nghệ tiên tiến, hiện
đại. Cơ sở hạ tầng gồm nhà xưởng, nhà văn phòng, … cũng được trang bị rất
tiện nghi, hiện đại và tiện ích. Cơ sở vật chất kĩ thuật như trên đã góp phần
không nhỏ vào những thành công của công ty trong thời gian vừa qua.
Sản phẩm Eurowindow có nhiều ưu điểm nổi bật về tính cách âm, tính
cách nhiệt, độ bền, khả năng chịu lực cao và không cong vênh, co ngót phù
hợp với điều kiện với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.Sản phẩm
Eurowindow thích hợp với nhiều loại công trình như biệt thự, chung cư, tòa
nhà văn phòng, khách sạn hoặc trung tâm thương mại.
Sau sáu năm hoạt động, Eurowindow đã có được vị trí vững chắc trên thị
trường Việt Nam, sản phẩm của Eurowindow bổ sung cho các loại hình cửa ở
Việt Nam theo truyền thống chỉ có cửa gỗ, cửa sắt, cửa nhôm.Với việc mở
rộng ba nhà máy sản xuất ở ba miền, Eurowindow đã tạo ra một thị trường
rộng lớn, đồng thờ rút gắn được thời gian đặt hàng, hạ giá thành sản phẩm.



7

Mặc dù thời gian hoạt động của Eurowindow không dài nhưng công
ty đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Eurowindow
năm 2006- 2007– 2008
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng
74.449.818 183.712.809 315.689.398
2. Doanh thu thuần
73.577.933 182.767.173 365.275.109
3. Tổng lợi nhuận sau thuế
20.952.640
35.798.692
73.943.487
4. Tỷ suất LNST VKD (%)
13,33
15,31
16,23
5. Tỷ suất LNST VCSH (%)
39,72
33,63
23,89
6. Số lao động
582

758
945
7. Thu nhập bình quân 1 CNV
2.150
3.020
3.850
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty trong các năm qua
liên tục tăng lên với tốc độ mạnh mẽ.Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc
đa dạng hoá sản phẩm bằng việc đưa ra hai dòng sản phẩm mới là
Asiawindow và Vietwindow với giá thành rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Đồng thời, vẫn đảm bảo uy chất lượng và gia tăng tính thẩm mỹ cho sản
phẩm truyền thống là Eurowindow. Chính những nỗ lực này đã góp phần tạo
nên niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của Eurowindow. Bên cạnh
đó, công ty còn mở rộng chính sách tín dụng với các đối tượng khách hàng và
nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng. Với những phấn đấu không ngừng nhằm
thoả mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng như vậy, doanh thu của công ty trong
những năm qua tăng với tốc độ mạnh mẽ, sản phẩm của Eurowindow ngày
càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.
Bên cạnh việc tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng có sự gia tăng
đáng kể qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ngày một tăng.Đời
sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể thể hiện
qua mức thu nhập bình quân tăng lên qua các năm. Đến năm 2007, thu nhập
bình quân 1CNV là 3,85 triệu đồng / tháng, riêng nhân viên kinh doanh có


8

mức lương bình quân là 7 triệu đồng / tháng.
Qua xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Eurowindow một
số năm vừa qua cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đời

sống người lao động ngày càng được nâng cao, quy mô sản xuất kinh doanh
ngày càng mở rộng, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được khẳng
đinh. Điều này phần nào cho thấy hướng đi đúng đắn của công ty, cần được
khuyến khích và phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, công ty đã đạt được nhiều danh hiệu do các cơ quan, tổ
chức bình chọn:
-Giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn KOMMERLING
(Đức) năm 2003.
- Chứng chỉ ISO 9001:2000 của tổ chức DNA (Na uy) năm 2004.
-Thành viên hội vật liệu xây dựng Việt Nam năm 2004.
-Giải thưởng sao vàng Đất Việt do hội doanh nghiệp trẻ năm 2004, 2005,
2006, 2007, 2008.
-Giải thưởng Chất lượng Việt lượng Việt Nam năm 2004, 2005, 2006
của Bộ khoa học công nghệ.
-Giải thưởng rồng vàng 2004, 2005, 2006 của Thời báo kinh tế Việt Nam.
-Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.
-Danh hiệu thương hiệu mạnh do Thời báo kinh tế bình chọn năm 2004,
2005, 2006.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty Eurowindow.
 Tổ chức nhân sự.
- Tính đến 31/12/2008 tổng số lao động trong công ty là 945 người.
- Trong đó, số lao động trực tiếp chiếm khoảng gần 50%, còn lại hơn
50% là lao động gián tiếp.
- Cơ cấu nhân sự của công ty tính đến thời điểm 31/12/2008hư sau:
STT

Tiêu thức phân chia

Số lượng (người)



9

A
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
B1.
2.
3.
C1.
2.
3.
4.

Theo ngạch, cấp bậc
- Tổng giám đốc
- Phó tổng giám đốc
- Giám đốc các khối
- Trưởng đơn vị và tương đương
- Phó đơn vị và tương đương
- Trưởng bộ phận
- Nhân viên nghiệp vụ

- Công nhân
- Lao động tạp vụ và lái xe
Theo thời hạn Hợp đồng lao động
- HĐLĐ không thời hạn
- HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm
- HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng
Theo trình độ
- Cao đẳng, Đại học trở lên
- Trung học chuyên nghiệp
- Công nhân kĩ thuật có bằng nghề
- Lao động phổ thông

945
1
5
4
12
16
34
417
385
71
945
60
801
84
945
397
200
140

208

 Tổ chức bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, tức là
tổ chức quản lý theo một cấp, thể hiện ở các nhà máy không hạch toán kinh
tế, chỉ thực hiện việc ghi chép ban đầu, mọi công việc hạch toán đều do phòng
kế toán đảm nhận.


10

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:
Chủ tịch HĐQT

Tổng GĐ

Phó Tổng GĐ
phụ trách kinh
doanh miền
Bắc


nhân
sự


Tài
chính

Phó Tổng GĐ

phụ trách sản
xuất và vật tư


Quảng
cáo và
PTTH
Trưởng
phòng
KSNB

Phòng
Hành chính
– Nhân sự

Phòng
Tài
chính
Kế toán

Phòng
KSNB

Trưởng
phòng
Kĩ thuật

Trưởng
phòng
CNTT


Trưởng
phòng
Vật tư –
XNK –
Kho bãi


Kinh
doanh

Phòng
Q/cáo và
PTTH

Phòng
Kinh doanh

Phòng Kĩ
thuật

Phó Tổng GĐ phụ
trách KD dự án
Chi nhánh
TP HCM

Phó Tổng GĐ
phụ trách
CN SX
Bình Dương


Phòng
CNTT

Phòng Vật
tư – XNK –
Kho bãi


nhà
máy 1


nhà
máy 2

Trưởng
BP
chăm
sóc KH

GĐ chi
nhánh
Đà Nẵng

GĐ chi
nhánh
TP
HCM


Nhà máy
Vĩnh Phúc

Nhà máy
Bình
Dương

BP Chăm
sóc Khách
hàng

Chi nhánh
Đà Nẵng

Chi nhánh
TP Hồ Chí
Minh


11

Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
* Chủ tịch hội đồng quản trị: là người có quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty.
* Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
* Phó tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng: là người giúp Tổng giám
đốc điều hành một hoặc một số nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của
Tổng giám đốc , chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.
* Ban kiểm soát:

Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ
các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác.Ban
kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực.
* Phòng Kinh doanh:
+ Theo dõi, tìm kiếm thông tin, phát hiện nhu cầu và gợi ý mua hàng với
khách hàng.
+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường. Nắm bắt các nhu cầu
cũng như các yêu cầu của khách hàng.
+ Thực hiện chức năng lập kế hoach sản xuất kinh doanh, đôn đốc kiểm
tra tiến độ thực hiện kế hoạch, chuẩn bị cho giám đốc kí kết các hợp đồng
kinh tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
+ Gửi các bản chào hàng tới khách hàng.
+ Đàm phán, ký kết các hợp đồng với khách hàng.
+ Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng và tiến hành thanh lý các hợp
đồng khi đến hạn.
+ Báo cáo tình hình kinh doanh với ban giám đốc theo định kỳ.
* Phòng Tổ chức hành chính


12

Là bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhân sự, nghiên cứu, bố trí lao
động phù hợp với tính chất của công việc. nghiên cứu, bố trí, sắp xếp tổ chức
bộ máy quản lý, phân xưởng sản xuất trong công ty, là nơi nghiên cứu và thực
hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với cổ đông và người lao động,
làm tốt công tác quản lý hồ sơ nhân sự, nghiên cứu biện pháp bảo hộ lao
động, xây dựng an toàn nhà xưởng, trả lương cho công nhân viên trong công
ty, chăm lo đời sống sức khoẻ người lao động góp phần hoàn thành tốt nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh của công ty.Thực hiện các công tác khác như văn thư,
tiếp tân, bảo mật, bảo vệ, vệ sinh, y tế…của công ty.

• Phòng kĩ thuật:
Thực hiện chức năng đôn đốc hướng dẫn sản xuất ở từng nhà máy, xây
dựng và quản lí các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kĩ
thuật, quy cách, quy phạm cho từng sản phẩm, xác định định mức nguyên vật
liệu, quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị.
* Phòng tài chính kế toán:
Là phòng thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác
quản lý tài chính của công ty đảm bảo cho công ty làm ăn có lãi, đời sống, thu
nhập của công ty ngày càng cao. chấp hành đúng pháp luật về kế toán tài
chính và luật thuế nhà nước.
- Thực hiện những công việc về tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực
kế toán mà nhà nước quy định, nguyên tắc kế toán hiện hành….
- Theo dõi và phản ánh sự vận động của vốn kinh doanh của Công ty
dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan.
- Tham mưu, cố vấn cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và
những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ.
- Cùng với các bộ phận khác trong công ty tạo nên hệ thống thông tin
quản lý năng động, hiệu quả.


13

- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý
Môi trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
Có các nhiệm vụ sau :
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và sử dụng vốn của Công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch
thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài

sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng
phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ
phận liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công
tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu
quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban Tổng giám đốc.


14

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY EUROWINDOW
2.1 : Bộ máy kế toán của công ty
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tài chính Kế toán:
Giám đốc
tài chính
Phó GĐ
Tài chính

Kế toán
trưởng

Bộ phận tài
chính

Bộ phận kế
toán

Nviên kế toán
tổng hợp

Nhân
viên tài
chính 1

Nhân
viên tài
chính 2

KT
Doanh
thu

KT
thanh
toán

KT
Công
nợ

KT
tiền
gửi

KT
Công
nợ


Thủ
quỹ

Kế toán
NVL,
tài sản

KT giá
thành
KT thuế

Kế toán
NVL,
tài sản

KT các
chi nhánh
KT các
nhà máy


15

2.2 : Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty
2.2.1 : Chế độ kế toán chung
• Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
ban hành theo quyế định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
• Niên độ kết áp dụng: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12

hàng năm
• Nguyên tắc nghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền đang chuyển.
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tương đương tiền: Các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ.
+ Phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác ra đồng tiền sử dụng
trong kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát dinh nghiệp vụ.Tại thời điểm
cuối năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình
quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và ngày kết
thúc niên độ kế toán.
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo giá bình quân gia quyền.
• Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đàu tư:
+ Nguyên Tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Theo
giá gốc.
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ(hữu hình, vô hình, thuê tài chính):
Theo QĐ 206/2006/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính
( Phương pháp khấu hao theo đường thẳng).


16

• Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng: Tai thởi điểm hàng được xuất ra khỏi kho
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tại thời điểm thu được tiền.
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Tại thời điểm nhận được giấy báo có
của NH hoặc số tiền thu được.

+ Doanh thu hợp đồng xây dựng
• Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Theo khế
ước vay tiền.
2.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty:
Một số chừng từ được sử dụng tại công ty như sau:
- Phần hành vốn bằng tiền:
+ Phiếu thu tiền
+ Phiếu chi tiền
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy thanh toán tạm ứng
- Phần hành lao động tiền lương:
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng tính lương
+ Phiếu làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
-Phần hành hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Thẻ kho
- Phần hành TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định


17

+ Biên bản thanh lý tài sản cố định
+ Thẻ TSCĐ
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

- Phần hành bán hàng:
+ Hoá đơn giá trị gia tăng
+ Hoá đơn bán hàng
+ Hợp đồng kinh tế
-Và các chứng từ khác.
2.2.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản tại công ty:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng trong quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Gồm có các tài khoản cấp 1 và chi tiết
theo tài khoản cấp 2.
2.2.4. Đặc điểm hệ thống sổ tại công ty:
• Hệ thống sổ tổng hợp, sổ chi tiết
- Hệ thống sổ tổng hợp:
+ Sổ Nhật kí chung:là sổ kết toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ
đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái.
+ Sổ Cái cái các tài khoản: là sổ kết toán tổng hợp dùng để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo niên độ kế toán .
- Hệ thống sổ chi tiết:
+ Sổ quỹ tiền mặt: Theo dõi phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt
+ Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm: được mở để theo dõi tình hình nhập, xuất
cả về số lượng và giá trị của từng loại NVL, thành phẩm. Được mở chi tiết
cho từng loại vật tư xác định.


18

+ Sổ chi tiết tài sản cố định: được mở để theo dõi ghi chép tình hình tăng
giảm tài sản cố định của công ty.
+ Sổ chi tiết công nợ phải trả, phải thu : được mở ra để theo dõi tình hình
thanh toán công nợ phải trả với khách hàng và các nhà cung cấp, Ngân sách

Nhà nước.
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh: được mở để theo dõi và tập hợp
các loại chi phí.
+Sổ chi tiết chi phí quản lí doanh nghiệp: Được mở để theo dõi và tập
hợp chi phí quản lí doanh nghiệp.
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu sản phẩm.
+ Bảng tổng hợp chi tiết nợ phải trả.
+ Bảng tổng hợp chi tiết nợ phải thu.
..........................
• Quy trình ghi sổ của công ty.
Công ty cổ Eurowindow áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật kí chung, được
thực hiện trên máy vi tính, với phần mềm kế toán máy Bravo


19

Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung:
Chứng từ gốc
(bảng tổng hợp
chứng từ gốc)
(1)

Sổ nhật ký đặc biệt
(chuyên dùng)

Sổ
Nhật ký chung
(2)

Sổ cái


(3)

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
(5)

(4)

Bảng tổng hợp
chi tiết

(6)

Bảng cân đối
số phát sinh
(7)

Ghi chú:

Báo cáo
Kế toán

(7)

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
(1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để lập định khoản kế
toán sau đó ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian các nghiệp vụ thu

tiền chi tiền thanh toán với khách hàng, thanh toán với người bán do phát sinh
nhiều lên kế toán công ty mở các sổ nhật ký đặc biệt (sổ nhật ký chuyên
dùng) để ghi các nghiệp vụ trên. Cách ghi sổ nhật ký chung chuyên dùng
tương tự như ghi sổ nhật ký chung. Tùy theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ kinh
tế phát sinh kế toán ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi ghi sổ nhật ký chung, kế
toán lấy số liệu để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán có liên quan.


20

(3) Cuối tháng khóa sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký chuyên dùng) để lấy
số liệu tổng hợp ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán.
(5) Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và sổ cái
của tài khoản tương ứng.
(6) Cuối kỳ kế toán lấy số liệu cần thiết trên các sổ cái để lập bảng đối
chiếu số phát sinh tài khoản.
(7) Cuối kỳ kế toán lấy số liệu trên bảng đối chiếu số phát sinh các tài
khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo.
2.2.5. Đặc điểm hệ thông báo cáo kế toán tại công ty:
Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ,mang tính bắt buộc. Việc lập báo cáo tài
chính được thực hiện vào cuối kì kế toán. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu
quản trị và kiểm soát nội bộ công ty phải lập thêm một số loại báo cáo. Các
báo cáo tài chính này sau khi được phòng kế toán lập sẽ được gửi cho Ban
kiểm soát của công ty để phê duyệt.Công ty áp dụng các qui định về lập báo
cáo tài chính: hình thức, mẫu loại, thời điểm lập, thời hạn lập và nội dung
công khai.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm có:
• Các báo cáo bắt buộc:

-

Bản cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng

hợp quan trọng và bắt buộc, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có
và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại thời điểm báo cáo. Bảng cân
đối kế toán được phòng kế toán lập vào cuối kì kế toán.
-

Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp,

phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh công ty trong kì kế toán,
chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực


21

hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Báo cáo Kết
quả hoạt động kinh doanh do phòng kế toán lập vào cuối kì kế toán.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp,
phản ánh tình hình tăng giảm và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo
cáo của Công ty.
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Được lập để giải thích và bổ sung thông
tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính trên không thể trình một cách bày
rõ ràng hoặc cụ thể được.
- Bảng cân đối số phát sinh(không bắt buộc): là báo cáo phản ánh tình
hinh tăng giảm phát sinh và số dư cuối kì của các tài khoản kế toán.
• Các báo cáo nội bộ:
-


Bảng cân đối vật tư, CCDC, sản phẩm.

-

Báo cáo chi tiết doanh thu

-

Báo cáo giá thành sản phẩm

-

Bảng tổng hợp chi phí quản lí

-

Bảng kê chi phí quản lí

-

Báo cáo kiểm kê hàng tồn kho

-

Báo cáo chi tiết nợ phải thu

-

Báo cáo chi tiết nợ phải trả

Các báo cáo này được lập để phục vụ cho nhu cầu kiểm soát của công

ty. Nhằm cung cấp cho chủ tịch hội đồng quản trị nắm rõ tình hình tài chính
của công ty trong kỳ kế toán.
2.3. Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu ở công ty
Eurowindow
2.3.1. Phần hành kế toán nguyên vật liệu:
Là một doanh nghiêp sản xuất nên nguyên vật liệu chiếm một tỉ trộng lớn
trong tổng tài sản của công ty.Bao gồm nhiều loại nguyên vật liệu với đặc
điểm tính năng khác nhau. Chi phí Nguyên vật liệu là chi phí chủ yếu trong


22

giá thành sản phẩm.Vì vậy việc hạch toán phản ánh tình hình biến động tăng
giảm, nhập xuất kho NVL hàng ngày là rất phức tạp và khó khăn.
Việc hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL được thực hiện theo hình thức
Nhật kí chung trên máy tính. Kế toán NVL hàng ngày có nhiệm vụ thu thập
kiểm tra các chứng từ do thủ kho chuyển đến như : phiếu xuất kho, phiếu nhập
kho... Sau đó định khoản, phản ánh và đối chiếu với sổ sách của thủ kho rồi
nhập số liệu vào máy tính, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như : hệ số
giá, trị giá vật liệu nhập xuất kho, trị giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ. Cuối kỳ
kế toán máy tính in ra các số liệu,số liệu, bảng biểu cần thiết như : Bảng tổng
hợp nhập – xuất – tồn vật liệu, sổ cái Tk 152, Nhật kí chung theo yêu cầu
phục vụ cho công tác hạch toán nguyên vật liệu
* Nguyên vật liệu chính cấu thành sản phẩm của Eurowindow bao gồm:
+ Thanh Profile: Thanh Profile định hình từ uPVC có cấu trúc dạng hộp,
được chia thành nhiều khoang trống có chức năng cách âm, cách nhiệt, được
lắp lõi thép gia cường để tăng khả năng chịu lực của bộ cửa. Các thanh này
phần lớn được nhập khẩu từ các nhà cung cấp chất lượng cao của Châu Âu

như: Koemmerling, Veka, Rehau.
+ Kính nguyên liệu: được nhập khẩu 100% từ tập đoàn VFG của Nhật và
các nước Pháp, Indonesia. Từ kính nguyên liệu, công ty sản xuất ra kính an
toàn, hộp kính.
+ Hệ phụ kiện kim khí: bao gồm bản lề, tay nắm, khoá chuyên dụng, …
- Ngoài ra, từ năm 2005, công ty còn đưa ra 2 dòng sản phẩm mới là
Asiawindow và Vietwindow với nguyên liệu được sản xuất tại Việt Nam và
các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… (có mức giá rẻ hơn
so với Eurowindow)
* Phương pháp hạch toán NVL
- Công ty thực hiện hạch toán NVL theo phương pháp Kê khai thường xuyên
- Giá nhập kho NVL được xác định theo giá thực tế (công ty áp dụng tính thuế


23

GTGT theo phương pháp khấu trừ và mua hàng trực tiếp không có giảm giá
hàng mua hay chiết khấu.
Giá nhập kho NVL = Giá mua ghi trên HĐ + Chi phí thu mua
- Giá NVL xuất trong kì được xác định theo giá bình quân gia quyền.
- Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư
Phiếu nhập kho
Thẻ kho

Bảng tổng
hợp N-X_T

Sổ chi tiết
NVL


Sổ kế toán
Tổng hợp

Phiếu xuất kho

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
- Hạch toán tổng hợp NVL:
Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL
Tk 111,112,131...

Tk 152

Nhập kho NVL

Tk 621

Xuất kho NVL cho sx

Tk 133
Thuế GTGT

Tk 338

TK 138
NVL thừa chờ xử lí

NVL thiếu chờ xử lí



24

- Tài khoản sử dụng
+ Tài khoản 152
+ Và các tài khoản khác liên quan như: Tk 111,112,131 ; Tk 621.......
- Chứng từ sử dụng;
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Thẻ kho
+ Hoá đơn GTGT
- Sổ sách kế toán sử dụng
+ Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn NVL, CCDC
+ Bảng phân bổ NVL, CCDC
+ Sổ chi tiết TK 152
+ Sổ cái tk 152
+ Nhật kí chung
2.3.2 Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, là nguồn để
người lao động chi trả cho những sinh hoạt hàng ngày.Đối với các doanh
nghiệp tiền lương là là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Các doanh
nghiệp dùng tiền lương để thúc đẩy người lao động làm việc, làm cho người
lao dộng gắn bó với công ty.
Bản chất của tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là
giá của yếu tố sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả
của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.



×