Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Tiểu luận dự báo dòng tiên hoạt động kinh doanh công ty phi tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 207 trang )

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Dòng tiền đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng như dòng máu trong cơ
thể con người. Do đó, dự báo được dòng tiền sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư, các
nhà quản lý đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và ra các quyết định kinh tế.
Nghiên cứu về dự báo dòng tiền nhằm xác định được nhân tố có khả năng dự báo
dòng tiền tốt nhất vì vậy rất có ý nghĩa trên cả góc độ lí luận và thực tiễn.
Xét trên góc độ lí luận, vấn đề dự báo dòng tiền đã được đề cập cụ thể tại
nhiều Chuẩn mực Kế toán quốc gia và tại nhiều công trình nghiên cứu (Đỗ Thị
Hồng Nhung, 2014;Nguyễn Hữu Ánh, 2010; Al –Attar, 2003; Barth & cộng sự,
2001; Chotkunakitti, 2005;Ebaid, 2011; Farshadfar & cộng sự, 2008; Mooi, T.L,
2007) [12],[17],[25],[41],[61],[72],[76],[117]. Tuy nhiên, tại các Chuẩn mực Kế
toán chỉ đưa ra các nhận định về các nhân tố nên sử dụng trong dự báo dòng tiền mà
thiếu bằng chứng cụ thể còn các công trình nghiên cứu thì chưa thống nhất được
khả năng của các nhân tố trong dự báo dòng tiền: Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số
24 [1] cho rằng: thông tin về các luồng tiền từ HĐKD khi được sử dụng kết hợp với
các thông tin khác sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ HĐKD trong
tương lai, còn Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ (FASB, 1978) [77] cho rằng những
người quan tâm tới dòng tiền tương lai của doanh nghiệp thường dựa trên thông tin
lợi nhuận kế toán trong kế toán theo cơ sở dồn tích chứ không phải dựa trên thông
tin dòng tiền trong quá khứ và như vậy theo Barth & cộng sự (2001) [41] thông tin
kế toán theo cơ sở dồn tích hiệu quả hơn thông tin kế toán theo cơ sở tiền trong việc
dự báo dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có thêm các nghiên
cứu dự báo dòng tiền để cung cấp bằng chứng bổ sung cho nhận định của Chuẩn
mực kế toán và tổng quan các công trình nghiên cứu dự báo dòng tiền.
Xét trên góc độ thực tiễn, với các nhà đầu tư, các ngân hàng, nhà quản trị tài
chính, ... dự báo được dòng tiền tương lai đóng vai trò vô cùng quan trọng trước khi



2

ra quyết định kinh tế:80% nhân viên tín dụng tại Hoa Kỳ cho rằng trong hồ sơ vay
vốn nhất thiết phải có kế hoạch dòng tiền tương lai (Đỗ Thị Hồng Nhung, 2014;
Fulmer, Gavin và Bertin, 1991; Waddell D. & cộng sự, 1994) [12],[84],[133]. Do
đó, nghiên cứu giúp xác định nhân tố có khả năng dự báo dòng tiền sẽ thực sự có
ích cho nhiều đối tượng đặc biệt các đối tượng ở Việt Nam doTTCK Việt Nam mới
đi vào hoạt động, kết quả khảo sát cho thấy: công tác dự báo dòng tiền ở nước ta
chưa thực hiện đầy đủ; chưa thực sự đánh giá đúng mức những nhân tố ảnh hưởng
tới dòng tiền của doanh nghiệp; kết quả dự báo hầu như dựa vào kinh nghiệm của
kế toán trưởng; phương pháp dự báo dòng tiền còn đơn giản, chưa được chú trọng
(Đỗ Thị Hồng Nhung, 2014) [12].
Như vậy, trên cả khía cạnh lí luận và thực tiễn đều cho thấy nghiên cứu dự
báo dòng tiền trong các doanh nghiệp tại Việt Nam là điều cần thiết, sẽ hỗ trợ hiệu
quả trong quá trình ra quyết định kinh tếđặc biệt nghiên cứu dự báo dòng tiền chủ
yếu được thực hiện ở các nước phát triển hàng chục năm nay nhưng chưa được
nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống ở Việt Nam.
Trong các công ty đang hoạt động tại Việt Nam thì các công ty phi tài chính
đang niêm yết là các công ty có quy mô lớn, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong các ngành nghề thiết yếu để tạo ra của cải, vật chất cho đất nước và có
đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Ngoài ra, trong ba loại dòng
tiền trong công ty thì dòng tiền từ HĐKD là dòng tiền có liên quan đến các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2002) [1] và là tín
hiệu cho thấy khả năng tạo tiền để đáp ứng cho các hoạt động hàng ngày của mỗi
công ty (Boyd &Cortese – Daniel, 2000/2001) [46].
Do vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án: “Dự báo dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”.



3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu có liên
quan trước đây, mục tiêu tổng quát của Luận án là tiến hành xây dựng và kiểm định
các mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKDcủa các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM. Bên cạnh đó, Luận án cũng tiến hành so sánh khả năng dự báo
của các mô hình để tìm ra mô hình dự báo dòng tiền tốt nhất.
Để đạt được mục tiêu tổng quát này, Luận án đặt ra cácmục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất,khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về thông tin kế
toán theo cơ sở dồn tích và thông tin kế toán theo cơ sở tiền trong các công ty.
Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở lợi nhuận quá khứ.
Thứ ba, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở dòng tiền từ HĐKD
trong quá khứ.
Thứ tư, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở kết hợp dòng tiền
từ HĐKD trong quá khứ và thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích (thành phần dồn
tích gộp chung và thành phần dồn tích cụ thể).
Thứ năm, xây dựng và kiểm định mô hình dự báo dòng tiền từ HĐKD của
các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM trên cơ sở các tỷ suất tài
chính về dòng tiền.
Thứ sáu, xác định mô hình (nhân tố) có khả năng dự báo dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM tốt nhất.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể
như sau:

Câu hỏi 1: Lợi nhuận trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?


4

Câu hỏi 2: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể
dòng tiền từ HĐKD trong tương lai của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 3: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ kết hợp với các thông tin kế
toán dồn tích gộp chung có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 4: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ kết hợp với các thông tin kế
toán dồn tích cụ thể có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công
ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 5: Các tỷ suất dòng tiền có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM hay không?
Câu hỏi 6: Mô hình nào trong số các mô hình trên có khả năng dự báo tốt
nhất dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK
TP.HCM?

1.4. Giả thuyết khoa học
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, những giả thuyết khoa học sau đây được
Luận án xây dựng và kiểm định:
Giả thuyết 1: Lợi nhuận kế toán trong quá khứ có khả năng dự báo đáng kể
dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 2: Dòng tiền từ HĐKD trong quá khứ có khả năng dự báo đáng
kể dòng tiền từ HĐKD trong tương lai của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 3: Dòng tiền từ HĐKD kết hợp với các thành phần thông tin kế

toán dồn tích gộp chung có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các
công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 4: Dòng tiền từ HĐKD kết hợp với các thành phần thông tin kế
toán dồn tích cụ thể (chi phí khấu hao TSCĐ, chênh lệch tăng/giảm trong các khoản
phải thu, hàng tồn kho, các khoản chi phí trả trước, các khoản phải trả) có khả năng


5

dự báo đáng kể dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 5: Các tỷ suất dòng tiền có khả năng dự báo đáng kể dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM.
Giả thuyết 6: Mô hình kết hợp dòng tiền từ HĐKD và các thành phần thông
tin kế toán dồn tích cụ thể (chi phí khấu hao TSCĐ, chênh lệch tăng/giảm trong các
khoản phải thu, hàng tồn kho, các chi phí trả trước, khoản phải trả) là mô hình có
khả năng dự báo tốt nhất dòng tiền từ HĐKD của các công ty phi tài chính niêm yết
trên SGDCK TP.HCM.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Luận án này nghiên cứu khả năng của các thông tin kế toán trongquá khứ
trong việc dự báo dòng tiền từ HĐKD trong tương lai. Thông tin kế toán được
nghiên cứu bao gồm: (1) lợi nhuận từ HĐKD trong quá khứ; (2) dòng tiền từ
HĐKD trong quá khứ; (3) các thành phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung
(phần chênh lệch giữa lợi nhuận từ HĐKD và dòng tiền từ HĐKD), (4) các thành
phần thông tin kế toán dồn tích cụ thể: chi phí khấu hao TSCĐ, sự thay đổi
tăng/giảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và các khoản
phải trả; (5) tỷ suất tài chính về dòng tiền.
Phạm vi nghiên cứu

Thứ nhất, về nội dung: Luận án xem xét khả năng của các thông tin kế toán
tài chính được cung cấp trên các Báo cáo tài chính của công ty phi tài chính niêm
yết trên SGDCK TP.HCM (lợi nhuận từ HĐKD, dòng tiền từ HĐKD, các thành
phần thông tin kế toán dồn tích gộp chung hay cụ thể như: chi phí khấu hao TSCĐ,
chênh lệch tăng/giảm trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và
các khoản phải trả) và tỷ suất tài chính về dòng tiềnđể dự báo dòng tiền từ HĐKD
của các công ty đó.Luận án không tính đến các thông tin như thời gian hoạt động,
thời gian niêm yết, quy mô lao động v.v.v của công ty đó.


6

Thứ hai, về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các công ty phi
tài chính niêm yết trên SGDCK TP.HCM (HOSE). Các công ty tài chính (ngân
hàng, tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm, ...) do có những đặc thù trong HĐKD
tương đối khác các công ty phi tài chính nên sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu
của Luận án.
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: Theo số liệu được Công ty Truyền
thông Tài chính Stoxplus tổng hợp, ngày 20/7/2000 thị trường chứng khoán Việt
Nam chính thức ra đời và ngày 28/7/2000 tổ chức phiên giao dịch đầu tiên chỉ với
02 mã cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần
đầu tư và phát triển SACOM). Số lượng các công ty niêm yết ngày càng tăng thêm
qua các năm, tính đến cuối năm 2014, trên SGDCK TP.HCM có 284 Công ty niêm
yết trong đó có 90 công ty ngành tài chính và 194 công ty phi tài chính trong đó
tác giả nhận thấy bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2014, số lượng các công ty niêm
yết khá ổn định, việc thay đổi sàn, rời sàn hay ngừng niêm yết không đáng kể.
Trong số 194 công ty phi tài chính, Luận án đã loại bỏ các công ty không đủ dữ
liệu về dòng tiền từ HĐKDtrong suốt thời kỳ nghiên cứu và các công ty có giá trị
dòng tiền thuần từ HĐKD bất thường. Từ cách làm trên, Luận án có được một
bảng dữ liệu gồm 142 công ty niêm yếttrong 6 năm (từ năm 2009 đến năm 2014),

có cùng thời điểm kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12 hàng năm, tạo thành
bảng 852 quan sát (852 observations) để nghiên cứu.

1.6 Khung nghiên cứu.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, khung nghiên cứu
của Luận án được thể hiện qua Sơ đồ 1.1 dưới đây:


7

Khung lí thuyết, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Khoảng trống nghiên cứu về dự báo dòng tiền từ
HĐKD của các công ty phi tài chính

Giả thuyết nghiên cứu

Các mô hình kiểm định giả thuyết
nghiên cứu

Lợi nhuận quá khứ
Các tỷ suất dòng
tiền

(5)

(1)

(2)


DÒNG TIỀN TỪ HĐKD

Dòng tiền
từ HĐKD
quá khứ

TRONG TƯƠNG LAI

(4)

(3)

Dòng tiền từ HĐKD và các thông tin
kế toán dồn tích cụ thể

Dòng tiền từ HĐKD và các thông tin
kế toán dồn tích gộp chung

Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Trên cơ sở lí luận về kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền, kết
hợp với tổng quan các công trình nghiên cứu có cùng chủ đề về dự báo dòng tiền từ


8

HĐKD, Luận án đã chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình dự báo dòng tiền. Mô hình dự báo dòng tiền

được xây dựng gồm các mô hình: mô hình lợi nhuận, mô hình dòng tiền quá khứ, mô
hình dòng tiền quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích gộp chung, mô hình
dòng tiền quá khứ kết hợp với các thông tin kế toán dồn tích cụ thể, mô hình tỷ suất
dòng tiền. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, hồi quy bình
phương nhỏ nhất thông thường (OLS), hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) và
hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và hồi quy từng bước. Dựa trên kết
quả thu thập được sau khi xử lý dữ liệu, Luận án tiến hành thảo luận kết quả và đưa ra
các khuyến nghị, đề xuất cho các đối tượng như: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu
tư và cơ quan Nhà Nước về khả năng sử dụng các thông tin kế toán trên Báo cáo tài
chính cho công tác dự báo dòng tiền nhằm giúp các đối tượng đưa ra các quyết định
kinh doanh, đầu tư cũng như ban hành chính sách hợp lý.

1.7 Kết cấu Luận án
Luận án gồm có 5 Chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Trong Chương 1, Luận án trước hết trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
và xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Các
mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu. Bên cạnh đó, Luận án trình bày khái quát mô hình nghiên cứu và các
kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ đạt được.
Chương 2: Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về dòng tiền và dự báo
dòng tiền trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong Chương 2, Luận án trình bày các vấn đề lý luận về dòng tiền và dự báo
dòng tiền trong các công ty niêm yết trên TTCK và tổng quan các công trình nghiên
cứu dự báo dòng tiền. Trên cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu đã thực hiện về
dự báo dòng tiền, Luận án chỉ ra khoảng trống trong các nghiên cứu đã thực hiện.
Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Kế thừa cơ sở lí thuyết và tổng quan tài liệu ở Chương 2, Chương 3 Luận án



9

trình bày cơ sở xây dựng các giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu dự
báo dòng tiền từ HĐKD là phương pháp định lượng, sử dụng kĩ thuật hồi quy OLS,
REM, FEM và hồi quy từng bước theo 5 mô hình: mô hình lợi nhuận, mô hình dòng
tiền, mô hình các thành phần dồn tích gộp chung, mô hình các thành phần dồn tích
cụ thể và mô hình tỷ suất dòng tiền.
Chương 4: Kết quả thực nghiệm về dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phần đầu Chương 4, Luận án trình bày khái quát về TTCK Việt Nam, đặc
điểm các công ty và công tác dự báo dòng tiền từ HĐKD cho các công ty phi tài
chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phần tiếp theo trong Chương 4, Luận án trình
bày sơ lược số liệu thống kê mô tả và phân tích tương quan cho các biến trong mô
hình dự báo. Phần cuối của Chương 4, Luận án trình bày cụ thể kết quả hồi quy 5
mô hình dự báo đã xây dựng ở Chương 3 bằng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông
thường, hồi quy nhân tố ảnh hưởng cố định, hồi quy nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên
(OLS, FEM, REM) và hồi quy từng bước.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Từ kết quả hồi quy các mô hình dự báo dòng tiền ở Chương 4, trong Chương
5 Luận án sẽ tiến hành thực hiện kiểm định và dựa vào giá trị của hệ số xác
địnhhiệu chỉnh (Adjusted R2) của các mô hình để chọn một mô hình phù hợp để
thảo luận kết quả trong số các mô hình OLS, REM, FEM. Câu trả lời cho các giả
thuyết nghiên cứu về khả năng dự báo dòng tiền của các nhân tố sẽ được trình bày ở
Chương 5. Phần cuối của Chương 5, Luận án nêu ra các đề xuất, khuyến nghị cho
các Cơ quan quản lý Nhà Nước, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư.


10

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÒNG
TIỀN VÀ DỰ BÁO DÒNG TIỀN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 Cơ sở lí luận về dòng tiền và dự báo dòng tiềntrong các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán
2.1.1. Đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán theo cơ sở tiền
Đặc điểm thông tin kế toán phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của kế toán
đối với các nghiệp vụ kinh tế. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận trên sổ kế
toán dựa trên cơ sở số tiền thực tế doanh nghiệp đã thu vào hay chi ra được gọi là kế
toán theo cơ sở tiền, dựa trên cơ sở bản chất của nghiệp vụ kinh tế, không phụ thuộc
vào số tiền doanh nghiệp thu hay chi được gọi là kế toán theo cơ sở dồn tích. Mỗi
cơ sở ghi nhận của kế toán đều có đặc điểm riêng. Để phục vụ công tác dự báo dòng
tiền từ HĐKD tương lai, cần tính đến vai trò của cả thông tin kế toán theo cơ sở tiền
và thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích.
Kế toán theo cơ sở dồn tích
Theo kế toán dồn tích, các giao dịch phát sinh doanh thu, chi phí được ghi
nhận tại thời điểm giao dịch đó phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thu, chi tiền
(Bernard, V., & Stober, T., 1989; Chambers, R.J, 1996) [53], [57]. Các khoản chi
phí được ghi nhận trong kỳ phù hợp với doanh thu được tạo ra trong kỳ đó. Báo cáo
tài chính theo cơ sở dồn tích không những cung cấp thông tin về các hoạt động kinh
tế đã xảy ra trong quá khứ mà còn cung cấp các thông tin về nghĩa vụ phải trả tiền
hay quyền được thu tiền trong tương lai. Kế toán theo cơ sở dồn tích được hầu hết
các nước trên thế giới áp dụng. Tại các nước Châu Âu, kể từ năm 1978 chuyển
hướng từ áp dụng kế toán theo cơ sở tiền sang áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích
(Fourth EU Accounting Directive, 1978) [81]. Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp bắt
buộc phải áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích khi lập Báo cáo tài chính, phải cung


11


cấp các thông tin về khả năng tạo tiền của doanh nghiệp chứ không chỉ cung cấp các
thông tin về các khoản đã thực thu, thực chi (FASB, 1978) [77].
Những đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích:
Thứ nhất, lợi nhuận mỗi kỳ kế toán được xác định trên cơ sở doanh thu và
chi phí của kỳ đó.
Lợi nhuận bao gồm số tiền doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ (số thực thu trừ
đi số thực chi) cùng với những khoản doanh nghiệp sẽ được thu, sẽ phải chi trả
trong tương lai (doanh thu từ bán chịu, chi phí trích trước, chi phí phải trả, chi phí
khấu hao tài sản cố định, …). Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm hai
thành phần: thành phần tiền tệ có thực và thành phần phi tiền tệ. Các thành phần phi
tiền tệ này còn được gọi là các thành phần thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích có
trong lợi nhuận. Mối quan hệ giữa lợi nhuận trong kỳ và các thành phần thông tin
kế toán theo cơ sở dồn tích được thể hiện qua phương trình dưới đây:
Lợi nhuận = Dòng tiền thuần + Các thành phần dồn tích có trong lợi nhuận(2.1)
(Nguồn: Cheng và Hollie, 2008; Dechow, 1994; Dechow và Dichev, 2002;
Dechow và cộng sự, 2008) [60], [65], [66], [68]
Thứ hai, thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích chịu ảnh hưởng bởi các ước
tính và đánh giá chủ quan. Các ước tính theo cơ sở dồn tích thể hiện khi lựa chọn
phương pháp tính khấu hao tài sản cố định, phương pháp tính giá hàng tồn kho …
Theo Graham và cộng sự (2005) [92], khi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương
pháp ghi sổ thì chất lượng thông tin lợi nhuận công bố có thể ảnh hưởng, thông tin
lợi nhuận có thể bị bóp méo và dễ bị khai khống. Điều này thường xảy ra trước mỗi
đợt phát hành cổ phiếu (Erickson và Wang, 1999; Teoh, Wong và Rao, 1998) [75] ,
[130] hay mỗi khi doanh nghiệp bắt đầu ký kết hợp đồng vay nợ (DeFond và
Jiambalvo, 1998; Watts và Zimmerman, 1986) [69, [132].
Thứ ba, kế toán theo cơ sở dồn tích cung cấp thông tin hữu ích và toàn diện
(Bierman, H., 1988/1992) [49], [50]. Kế toán dồn tích không những cung cấp thông
tin về các nghiệp vụ đã thu, chi mà còn cung cấp thông tin về các nghiệp vụ sẽ được



12

thu, sẽ phải chi nên giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá bao quát về tình
hình tài chính của doanh nghiệp cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Kế toán theo cơ sở tiền
Kế toán theo cơ sở tiền ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế dựa trên số tiền doanh
nghiệp đã thực thu hoặc đã thực chi. Theo cơ sở này, doanh thu được ghi nhận khi
công ty đã thu được tiền, chi phí được ghi nhận khi công ty đã chi tiền và lợi nhuận
trong kì là chênh lệch giữa số tiền đã thu và số tiền đã chi trong kì đó. Trong các
Chuẩn mực Kế toán và các chính sách kế toán, khi thực hiện kế toán theo cơ sở tiền
mặt không có nhiều quy định về các vấn đề như phương pháp khấu hao tài sản cố
định, phương pháp ghi nhận doanh thu so với kế toán theo cơ sở dồn tích (Elliott và
Elliott, 2007) [73].
Những đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở tiền: thông tin kế toán thiếu
phù hợp,không thể hiện chính xác thời điểm phát sinh các nghiệp vụ: Kế toán theo
cơ sở tiền ghi nhận thông tin tại thời điểm doanh nghiệp nhận tiền và chi tiền mà
không quan tâm tới xuất xứ nghiệp vụ thu tiền hay chi tiền (thời điểm doanh nghiệp
bán được hàng, thời điểm phát sinh nghĩa vụ nợ phải trả). Ngoài ra, thông tin kế
toán theo cơ sở tiền dễ làm cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá sai về kết
quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do có sự mất cân xứng về thời điểm ghi
nhận doanh thu và chi phí.
So sánh đặc điểm thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và theo cơ sở tiền
Thứ nhất, thông tin kế toán theo cơ sở tiền mặt khách quan, dễ hiểu hơn
thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích.
Elliott và Elliott (2007) [73] cho rằng thông tin kế toán theo cơ sở tiền mặt
đáng tin cậy hơn thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích do kế toán theo cơ sở tiền
mặt chỉ ghi nhận những thông tin về dòng tiền thực tế của doanh nghiệp mà không
dự tính trước khả năng phát sinh dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai.
Murdoch và cộng sự (1989) [115] nhận định rằng: các chuyên gia kế toán ưa
chuộng kế toán theo cơ sở dồn tích còn các nhà đầu tư ưa chuộng kế toán theo cơ sở

tiền. Theo Athukorala và Reid (2003); Elliot và Elliot (2007) [34], [73], thông tin kế


13

toán theo cơ sở tiền mặt khách quan hơn thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích bởi vì
kế toán theo cơ sở tiền mặt ít bị ảnh hưởng bởi sự toan tính của doanh nghiệp trong
việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản, công nợ trên báo cáo tài chính. Tính khách
quan của thông tin về dòng tiền rất có ích khi thực hiện so sánh hoạt động kinh
doanh của các công ty vì nó không bị ảnh hưởng bởi việc các công ty sử dụng các
chính sách kế toán khác nhau (Chotkunakitti, 2005; IASB, 2001) [61],[98].
Thứ hai, thông tin kế toán theo cơ sở tiền kém toàn diện hơn kế toán theo cơ
sở dồn tích.
Do kế toán theo cơ sở tiền chỉ phản ánh các nghiệp vụ đã thu tiền và đã chi
tiền mà không phản ánh được các nghiệp vụ sẽ được thu tiền (do khách hàng chấp
nhận trả trong tương lai) hay sẽ phải chi tiền (do doanh nghiệp được trả nợ sau khi
mua hàng) nên thông tin kế toán trở nên kém toàn diện. Ngoài ra, thông tin kế toán
theo cơ sở tiền không thể hiện được mối quan hệ của các nghiệp vụ kinh tế ở các kì
kế toán với nhau bởi vì nhiều nghiệp vụ chi tiền và thu tiền tuy phát sinh ở kì này
nhưng xuất phát từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kì trước. Vì thế, thông tin kế
toán theo cơ sở tiền không mang tính dự báo cho các kì sau (FASB, 1978) [77].
Bên cạnh đó, việc kế toán theo cơ sở tiền không ghi nhận tăng giá trị tài sản
nếu chưa chi tiền và như vậy không bao giờ ghi nhận nợ phải trả nên sẽ không giúp
ích trong việc quản lí tài sản, có kế hoạch bảo dưỡng tài sản, xác định các tài sản
thừa, kiểm soát rủi ro nếu xảy ra thất thoát tài sản (Athukorala và Reid, 2003) [32].
Đồng thời, so với kế toán theo cơ sở tiền thì kế toán theo cơ sở dồn tích còn cung
cấp thông tin giúp cho người đọc báo cáo tài chính nhận thấy các khoản doanh
nghiệp sẽ thu được và còn phải thanh toán, sắp phải thanh toán (Athukorana và
Reid, 2003) [32] giúp đánh giá chính xác hơn về giá trị dòng tiền trong tương lai
của doanh nghiệp và khả năng thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp.

Tóm lại, kế toán theo cơ sở tiền và kế toán theo cơ sở dồn tích đều có những
đặc điểm riêng nhưng trong thực tế, kế toán theo cơ sở dồn tích được khuyến khích
áp dụng và được áp dụng rộng rãi hơn kế toán theo cơ sở tiền. Thông tin về dòng
tiền khi kế toán theo cơ sở tiền là thông tin bổ sung mà không thể thay thế cho


14

thông tin lợi nhuận khi kế toán theo cơ sở dồn tích (IASB, 2001) [98]. Thông tin về
dòng tiền là thông tin khách quan còn thông tin về lợi nhuận là thông tin hữu ích và
toàn diện. Do vậy, nếu kết hợp thông tin dòng tiền và thông tin lợi nhuận rất có thể
sẽ hữu ích trong công tác dự báo dòng tiền tương lai tại các doanh nghiệp.

2.1.2 Mối quan hệ dòng tiền với tình hình tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán
Dòng tiền trong doanh nghiệp được ví như dòng máu trong cơ thể con người.
Mối quan hệ giữa dòng tiền với tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện
ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, dòng tiền là nhân tố quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện bằng số tiền doanh
nghiệp có. Một công ty có khả năng thanh toán là một công ty có đủ tiền để trả nợ
và ngược lại. Theo quan điểm của người cho vay, tiền chính là đối tượng để thực
hiện cho vay và đối tượng để trả khoản vay. Theo kết quả khảo sát 266 nhân viên
tín dụng làm việc ở các công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho vay ở Mỹ, Fulmer,
Gavin và Bertin (1991) [84]nhận xét rằng 90% nhân viên tín dụng yêu cầu trong hồ
sơ vay vốn phải có báo cáo dòng tiền hiện tại của doanh nghiệp, 80% nhân viên tín
dụng yêu cầu phải có kế hoạch dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Fulmer,
Gavin và Bertin (1991) cho biết: những doanh nghiệp nhận được khoản vay là
những doanh nghiệp có dòng tiền ổn định qua các năm, có lãi ổn định, đáp ứng
được một số tỷ suất tài chính theo yêu cầu cung cấp tín dụng và các yếu tố khách

quan khác như quy mô doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh
nghiệp với công ty tín dụng, định hướng ngành nghề, chỉ số tín dụng …
Thứ hai, dòng tiền có quan hệ mật thiết với chính sách chi trả cổ tức của
doanh nghiệp. Thông thường, mức chi trả cổ tức của doanh nghiệp phụ thuộc vào
khả năng chi trả cổ tức nghĩa là doanh nghiệp phải có lãi và doanh nghiệp phải có
tiền (Charitou, A. and Vafeas, N,1998) [58]. Tại Việt Nam, Bộ Tài chính (2014)[4]
quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTCtất cả các doanh nghiệp, khi phân phối lợi


15

nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ nằm trong lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi
nhuận của doanh nghiệp. Simons (1994) [127] thì cho rằng các doanh nghiệp đang
trong giai đoạn khó khăn về tài chính hay đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế,
lượng tiền đang rất khan hiếm thì mức chi cổ tức sẽ bị giảm đi hoặc không có. Do
vậy, các cổ đông phải quan tâm tới giá trị dòng tiền trong tương lai mà doanh
nghiệp sử dụng để chi trả cổ tức.
Thứ ba, tỷ suất dòng tiền là căn cứ đo lường kết quả hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Giacomino & Mielke (1988/1993), Leonie Jooste (2006) [87],[88],
[109] cho rằng các tỷ suất dòng tiền rất hữu ích trong việc so sánh kết quả HĐKD
giữa các doanh nghiệp khác nhau, giữa các ngành nghề kinh doanh khác nhau và
giữa các kỳ kế toán khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Các tác giảđã xây dựng các tỷ
suất tài chính (tỷ suất phản ánh mức độ đáp ứng tiền để trả cổ tức, mức đáp ứng tiền
để trả các khoản vay, mức đáp ứng tiền cho các hoạt động chính, tỷ suất dòng tiền
trên doanh thu, dòng tiền trên lợi nhuận, dòng tiền trên tài sản, chi phí khấu hao
TSCĐ trên dòng tiền) để đánh giá hoạt động tài chính của các công ty ở Hoa Kỳ và
Nam Phi và khẳng định các tỷ suất dòng tiền sẽ cung cấp thêm thông tin cho các
nhà đầu tư về chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp, đánh giá tình hình quản trị tài
chính tại doanh nghiệp.

Thứ tư, thông tin dòng tiền có tác dụng trong dự báo phá sản doanh nghiệp
Beaver (1966) [45] là người đầu tiên tiến hành dự báo khả năng phá sản của
doanh nghiệp thông qua các thông tin kế toán do doanh nghiệp cung cấp. Beaver
(1966) đã sử dụng 33 tỷ suất tài chính và chia thành 6 nhóm. Các doanh nghiệp phá
sản và các doanh nghiệp không phá sản đều được tính các tỷ suất này và Beaver
(1966) đã so sánh các tỷ suất này ở các doanh nghiệp phá sản với doanh nghiệp
không phá sản 5 năm trước khi xảy ra phá sản. Một trong các tỷ suất tài chính quan
trọng được khẳng định có khả năng dự báo phá sản tốt là tỷ suất dòng tiền trên tổng
tài sản. Tỷ suất này có khả năng dự báo sự phá sản chính xác tới 87% nếu dự báo
trước 1 năm, và có độ chính xác tới 79%, 77%, 76% và 68% tương ứng nếu thời


16

gian dự báo trước 2, 3, 4, 5 năm. Ngoài ra, Beaver (1966) [45] cho rằng: tỷ suất
dòng tiền từ HĐKD/ tổng nợ phải trả (dòng tiền từ HĐKD được tính bằng cách lấy
lợi nhuận cộng với khấu hao tài sản cố định hữu hình, khấu hao tài sản cố định vô
hình) là tỷ suất có sai số dự báo nhỏ nhất, đáng tin cậy hơn so với các tỷ suất được
tính dựa trên các thành phần dồn tích của lợi nhuận khi sử dụng để đánh giá khả
năng phá sản của doanh nghiệp. Sau Beaver (1966), Altman (1968, 1977), Chen, C.
(1983) [45],[29],[30],[59] cũng nghiên cứu dự báo khả năng phá sản của doanh
nghiệp dựa trên các tỷ suất tài chính. Kết quả cả hai công trình của Altman (1968,
1977) [29], [30] đều cho rằng tỷ suất khả năng thanh toán nhanh (được tính bằng
tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng nợ phải trả ngắn hạn) là nhân tố hữu
hiệu báo hiệu khả năng phá sản của doanh nghiệp.

2.1.3 Phương pháp đo lường giá trị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Đo lường giá trị dòng tiền từ HĐKD trước khi ban hành Chuẩn mực Kế
toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trước khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành chuẩn mực báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền nói chung và dòng tiền từ HĐKD nói riêng đã được đo
lường theo quan điểm chủ quan của các nhà nghiên cứu, điển hình là các tác giả:
Largay & Stickney (1980), Gombola, M.J & Ketz, J.E (1983a/1987), Greenberg,
Johnson, Ramesh (1986), Quirin & các cộng sự (1999) [107],[89],[90], [93], [123].
Các tác giả Largay & Stickney (1980) [107]là những người tiên phong đưa ra
phương pháp ước tính dòng tiền: Dòng tiền từ HĐKD được tính bằng: giá trị vốn
lưu động từ HĐKD (working capital) điều chỉnh (cộng hoặc trừ) cho sự thay đổi của
các khoản mục: nợ phải thu, hàng tồn kho, phải trả người bán, chi phí phải trả.
Vốn lưu động từ HĐKD (working capital) được tính bằng lợi nhuận thuần
điều chỉnh cộng (+) hoặc trừ (-) lỗ/lãi của các hoạt động không phải HĐKD và các
khoản mục phi tiền tệ có trong lợi nhuận. Các khoản được cộng (+) khi: Nợ phải trả
cuối kỳ tăng so với đầu kỳ; Hàng tồn kho cuối kỳ giảm so với đầu kỳ; Khoản phải
thu cuối kỳ giảm so với đầu kỳ; Các khoản chi phí trả trước cuối kỳ giảm so với đầu


17

kỳ. Tương tự, các khoản được trừ (-) khi: Nợ phải trả cuối kỳ giảm so với đầu kỳ;
Hàng tồn kho cuối kỳ tăng so với đầu kỳ; Các khoản phải thu cuối kỳ tăng so với
đầu kỳ; Các khoản chi phí trả trước cuối kỳ tăng so với đầu kỳ. Phương pháp ước
tính này giống như phương pháp tính giá trị lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD theo
phương pháp gián tiếp tại Việt Nam hiện nay.
Các tác giả Gombola, M.J and Ketz, J.E (1983a) [89] kế thừa nghiên cứu của
Largay & Stickney (1980) [107]nhưng đề cập chi tiết hơn về các khoản mục được
cộng (+) vào lợi nhuận để xác định vốn lưu động bao gồm: phân bổ số tiền chiết
khấu (thâm hụt) khi phát hành trái phiếu; phân bổ khoản tiền lãi khi mua trái phiếu
đầu tư; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và các khoản được trừ
(-) bao gồm: phân bổ khoản phụ trội khi phát hành trái phiếu; phân bổ khoản tiền lỗ
do mua trái phiếu đầu tư; mức giảm về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

phải trả.
Đồng quan điểm với Gombola, M.J and Ketz, J.E (1983a), Greenberg,
Johnson, Ramesh (1986)[93] cũng ước tính giá trị dòng tiền gián tiếp thông qua lợi
nhuận và vốn lưu động của HĐKD. Tuy nhiên, các khoản mục được điều chỉnh có
khác biệt nhỏ: Greenberg & cộng sự (1986) [93] đề cập đến thành phần nợ dài hạn
đến hạn trả và không đề cập cụ thể sự thay đổi của các khoản mục tài sản ngắn hạn
(hàng tồn kho, phải thu khách hàng, chi phí trả trước) như hai nghiên cứu kể trên
mà gộp chung lại. Đồng thời Greenberg & cộng sự (1986) [93] tính toán dòng tiền
từ lợi nhuận điều chỉnh cho các khoản mục phi tiền tệ có trong lợi nhuận tương đối
khác nghiên cứu của Gombola, M.J and Ketz, J.E (1983a) [89] ở việc điều chỉnh lợi
nhuận cho chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và lợi nhuận của cổ đông
thiểu số.
Bowen, Burstahler và Daley (1986) [47] đã giới thiệu công thức tính toán
giá trị dòng tiền từ HĐKD theo 3 cách: (1) coi dòng tiền từ HĐKD chính là lợi
nhuận từ HĐKD cộng với khấu hao (công thức 2.2), (2) coi dòng tiền từ HĐKD
chính là vốn lưu động từ HĐKD (công thức 2.3), (3) dòng tiền từ HĐKD được tính
do điều chỉnh vốn lưu động từ HĐKD đối với một số khoản mục (công thức 2.4)


18

CFO = NIDPR = NIBEI + DPR (2.2)
CFO = WCFO = NIDPR + điều chỉnh cho một số khoản mục có ảnh hưởng tới lợi
nhuận nhưng không ảnh hưởng đến giá trị vốn lưu động (2.3)
CFO = WCFO – ∆ REC - ∆ INV - ∆ OCA + ∆ AP + ∆ TP + ∆ OCL (2.4)
(Nguồn: Bowen, Burstahler và Daley, 1986) [47]
Trong đó:
CFO: Dòng tiền từ HĐKD
NIDPR: Lợi nhuận HĐKD cộng khấu hao
NIBEI: Lợi nhuận HĐKD trước các khoản mục bất thường và hoạt động

không liên tục
DPR: Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
∆ REC: Sự thay đổi trong khoản mục phải thu khách hàng
∆ INV: Sự thay đổi trong khoản mục hàng tồn kho
∆ OCA: Sự thay đổi trong các khoản mục tài sản ngắn hạn khác
∆ AP: Sự thay đổi trong các khoản mục phải trả người bán
∆ TP: Sự thay đổi trong các khoản mục thuế phải trả
∆ OCL: Sự thay đổi trong các khoản mục phải trả ngắn hạn khác
Tóm lại, trước khi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ và Hội đồng
Chuẩn mực Kế toán quốc tế ban hành Chuẩn mực Kế toán về Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, các nghiên cứu đã đo lường dòng tiền bằng nhiều cách khác nhau, không có
sự thống nhất. Nghiên cứu của Seng (2006) [126] còn chứng minh rằng: quan hệ
giữa các thước đo lường dòng tiền cũ (theo các ước tính ở trên vừa đề cập) và
phương thức đo lường mới (theo Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay) rất thấp, việc
sử dụng giá trị dòng tiền được tính theo thước đo cũ không thể đại diện cho dòng
tiền thực tế được tính theo quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành. Điều
này cũng lý giải vì sao kết quả nghiên cứu dự báo dòng tiền có sự khác nhau giữa
các nghiên cứu thực hiện trước và sau khi ban hành Chuẩn mực Kế toán quốc tế.
Vì vậy, để cho kết quả nghiên cứu được thống nhất, các nghiên cứu nên sử
dụng giá trị dòng tiền lấy trực tiếp từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo


19

Chuẩn mực kế toán quốc tế.
Đo lường dòng tiền từ HĐKD theo Chuẩn mực Kế toán
Cho tới nay, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế và Hội đồng Chuẩn mực
Kế toán quốc gia đã ban hành Chuẩn mực Kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
Phương pháp xác định giá trị dòng tiền được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ cụ thể như sau:

Theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (IAS 7),
dòng tiền từ HĐKD bao gồm: Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ; tiền thu từ
bản quyền, hoa hồng được hưởng và các khoản doanh thu khác; tiền chi cho nhà
cung cấp hàng hóa, dịch vụ; tiền chi trả cho người lao động và trả thay các khoản
cho người lao động; tiền nộp cho các cơ quan bảo hiểm và thu tiền bồi thường, tiền
lãi được hưởng từ bảo hiểm; tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp được hoàn (nếu những khoản này không được xếp vào hoạt
động tài chính hay hoạt động đầu tư); các khoản thu và chi cho các hoạt động mua
bán thương mại. Điều đáng lưu ý ở phương pháp trình bày các khoản lãi tiền vay và
cổ tức được nhận hoặc đã trả theo quy định tại IAS 7 có điểm khác biệt so với các
Chuẩn mực quốc gia khác như Hoa Kỳ hay Việt Nam. Theo IAS 7, các khoản lãi
tiền vay và cổ tức được nhận hoặc đã trả được phân loại vào dòng tiền của HĐKD
hoặc hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính nhưng phải nhất quán: đối với các tổ
chức tài chính thì khoản thu về lãi cho vay và cổ tức và khoản chi trả lãi vay được
tính vào dòng tiền HĐKD; đối với các doanh nghiệp phi tài chính thì có thể lựa
chọn cách báo cáo dòng tiền: các khoản chi tiền lãi và cổ tức có thể báo cáo ở dòng
tiền từ HĐKD hoặc hoạt động tài chính còn các khoản thu tiền lãi vay và cổ tức có
thể báo cáo ở dòng tiền hoạt động đầu tư hoặc HĐKD. Ngoài ra, IAS 7 nhấn mạnh,
tiền chi để xây dựng, mua sắm các tài sản nắm giữ nhằm mục đích cho thuê và để
bán được đề cập tại đoạn 68A của IAS 16 “Nhà cửa, máy móc và thiết bị” được tính
vào dòng tiền HĐKD và tiền thu từ cho thuê và thu từ bán các tài sản trên cũng
được tính vào dòng tiền HĐKD. Tương tự như vậy, đối với các tổ chức tín dụng thì
tiền lãi thu được từ các khoản cho vay được tính vào HĐKD bởi đây là nguồn tạo ra
doanh thu chủ yếu của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, trong một nghiệp vụ có thể


20

liên quan đến dòng tiền của cả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của hoạt động tài
chính: khoản trả gốc vay được tính vào tiền chi cho hoạt động tài chính và khoản trả

lãi vay được tính vào HĐKD.
Tại Hoa Kỳ, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) quy
định về trình bày các khoản lãi vay được nhận, cổ tức được nhận và lãi vay đã chi
trả vào dòng tiền hoạt động kinh doanh. Như vậy, so với quy định tại Chuẩn mực
Kế toán quốc tế, Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ có sự khác biệt: khoản lãi vay và cổ
tức nhận được theo IAS 7 có thể trình bày là dòng tiền của HĐKD hoặc đầu tư; lãi
vay đã chi trả theo IAS 7 có thể trình bày là dòng tiền của HĐKD hoặc hoạt động
tài chính.
Tại Việt Nam,Chuẩn mực Kế toán Việt nam số 24 (VAS 24) về Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ[1] quy định: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành
của Báo cáo tài chính, cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi
trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả
năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong
quá trình hoạt động.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về giá trị tiền và
các khoản tương đương tiền trong đó tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và
các khoản tiền gửi không kỳ hạn còn tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn
(không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định
và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Theo quy định của VAS 24
“Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, luồng tiền phát sinh từ HĐKD là luồng tiền có liên
quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Luồng tiền phát
sinh từ HĐKD cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh
nghiệp từ các HĐKD để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và
tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên
ngoài. Theo phương pháp trực tiếp: dòng tiền từ HĐKD được xác định trực tiếp từ
các khoản thu và chi cho HĐKD gồm: tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp
dịch vụ; tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các
khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động


21


đầu tư và hoạt động tài chính); tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;
tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về
bảo hiểm, trợ cấp...; tiền chi trả lãi vay; tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
tiền thu do được hoàn thuế; tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng
vi phạm hợp đồng kinh tế; tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi
thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm; tiền chi trả do bị phạt, bị
bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế. Các luồng tiền liên quan đến
mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từ
hoạt động kinh doanh. Như vậy, so với quy định của Chuẩn mực Kế toán quốc tế
IAS 7 và Chuẩn mực Kế toán tài chính Hoa Kỳ, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam chỉ
nhất quán ở phần trình bày khoản chi tiền lãi vay vào dòng tiền HĐKD. Đối với
khoản thu chi liên quan tới cổ tức, khoản thu tiền lãi cho vay được hưởng thì quy
định trình bày dù có điểm khác biệt với Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ nhưng vẫn
thuộc phạm vi cho phép tại IAS 7, cụ thể: khoản chi lãi cổ tức được trình bày ở
dòng tiền hoạt động tài chính, khoản thu lãi cho vay và thu lãi cổ tức được trình bày
ở dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
Tóm lại, giá trị dòng tiền thuần từ HĐKDđược xác định có sự khác nhau ở
các quốc gia. Tuy nhiên, phương pháp đo lường dòng tiền theo quy định của Chuẩn
mực Kế toán quốc tế là hợp lý và các nghiên cứu dự báo dòng tiền từ HĐKD nên sử
dụng giá trị dòng tiền lấy trực tiếp từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phù hợp theo quy
định của Chuẩn mực kế toán quốc tế để có thể so sánh kết quả nghiên cứu trong các
bối cảnh nghiên cứu khác nhau.

2.1.4. Công tác dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tại các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán
Khái quát chung về công tác dự báo
Dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Progrosis”, “Pro” nghĩa là “trước”
còn “grosis” nghĩa là “biết” hay tiên đoán, là hình thức phản ánh vượt trước về thời
gian hiện thực khách quan, đó là kết quả nhận thức chủ quan của con người. Tiên

đoán gồm ba loại: tiên đoán không khoa học, tiên đoán kinh nghiệm, tiên đoán khoa


22

học. Trong thời kỳ lý thuyết tôn giáo không tưởng và triết học duy tâm chiếm vai trò
thống trị trong tư duy nhận thức thế giới, tiên đoán không khoa học chiếm đa số.
Đây là các tiên đoán dựa trên các mối quan hệ qua lại có tính tưởng tượng, không
hiện thực, được cấu trúc một cách giả tạo, mang nặng màu sắc thần bí tôn giáo,
những phát hiện có tính chất bất chợt, thể hiện ở các câu tiên tri, lời bói toán, những
ước lượng thiếu căn cứ, mang nặng tính kinh nghiệm và không có tính tích cực đối
với toàn xã hội. Giai cấp thống trị đã lợi dụng nó làm công cụ thống trị và mê hoặc
người dân nghèo khổ. Các tiên đoán kinh nghiệm hình thành qua kinh nghiệm thực
tế dựa vào mối quan hệ qua lại thường xuyên trong thực tế hoặc tưởng tượng mà
không trên cơ sở phân tích cấu trúc lý thuyết, nghiên cứu quy luật hay đánh giá kinh
nghiệm. Loại tiên đoán này ít nhiều có cơ sở song lại không giải thích được sự vận
động của đối tượng và đa số mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính. Đến cuối thế kỷ
thứ 16, đầu thế kỷ thứ 17, khi các môn khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa
học và thiên văn học đã phát triển, các tiên đoán có tính khoa học đã dần dần xuất
hiện. Đây là các tiên đoán dựa trên việc phân tích mối quan hệ qua lại giữa các đối
tượng trong một hệ thống lý luận khoa học nhất định. Tiên đoán khoa học là kết quả
của sự kết hợp giữa những phân tích định tính và những phân tích định lượng các
hiện tượng cần dự báo. Các tiên đoán khoa học có độ tin cậy cao và vì vậy các tiên
đoán khoa học đã trở thành cơ sở vững chắc cho việc thông qua các quyết định quản
lý khoa học và lúc này tiên đoán khoa học được gọi là dự báo.
Như vậy, dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất
về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng
nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra
trong tương lai.
Lúc đầu, các dự báo với độ chính xác cao thường được áp dụng trong vật lý

cổ điển, hóa học và đặt trong phạm vi không gian và thời gian rất khắt khe. Khi kinh
tế, xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự thay đổi về
tâm lý và chuẩn mực đạo đức xã hội thì các hiện tượng cần phải dự báo rất phức tạp
đòi hỏi dự báo phải vận dụng các phương pháp thống kê xác suất, do vậy dự báo
không thể hoàn toàn chính xác mà chỉ đạt đến một độ tin cậy nào đó. Cùng với sự


23

phát triển của máy tính và nhiều phần mềm ứng dụng, dự báo ngày càng trở nên
quan trọng và trở thành bộ phận không thể thiếu trong hầu hết các quyết định của
mọi tổ chức. Chaman L.Jain (2006) và David (2000) [56], [64] cho rằng: hiện nay
nhiều tổ chức đang rất cần những chuyên viên biết kĩ thuật dự báo và nhu cầu tuyển
dụng người làm dự báo đang có xu hướng gia tăng đáng kể, nhất là các đơn vị sản
xuất kinh doanh.
Dựa trên phương pháp dự báo có thể chia dự báo thành:dự báo có phương
pháp chính thức và dự báo có phương pháp không chính thức. Các phương pháp
không chính thức phần lớn dựa vào trực giác, cảm tính, phụ thuộc vào kinh nghiệm
và khả năng phán đoán của cá nhân. Các phương pháp này chỉ được sử dụng khi
không có đủ thời gian, dữ liệu và không được trang bị các phương pháp chính thức.
Nói chung, các phương pháp phán đoán cảm tính như thế thường không có độ tin
cậy cao. Các phương pháp chính thức thường được sử dụng phổ biến vì có phương
pháp luận rõ ràng. Các phương pháp chính thức được chia thành phương pháp dự
báo định tính và dự báo định lượng (Wilson, J. Holton & Barry Keating,
2007)[136] như sau:
Phương pháp định tính dựa vào kinh nghiệm và phán đoán của những
chuyên viên, những người quản lí và những chuyên gia. Phương pháp định tính
thường sử dụng khi dữ liệu lịch sử không sẵn có hay có nhưng không đầy đủ, hoặc
không đáng tin cậy hoặc những đối tượng dự báo bị ảnh hưởng bởi những nhân tố
không thể lượng hóa được như sự thay đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật. Dự báo định

tính được chia thành hai nhóm: các phương pháp thu thập thông tin dự báo từ các cá
nhân liên quan đến đối tượng dự báo, các phương pháp dựa vào ý kiến của các
nhóm chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cần dự báo (Dayanada, 2002) [63]
Phương pháp định lượng dựa vào các mô hình toán và giả định rằng dữ liệu
quá khứ cũng như các yếu tố liên quan khác có thể được kết hợp để đưa ra các dự
đoán tin cậy cho tương lai. Nói cách khác, dựa trên những dữ liệu trong quá khứ để
phát hiện chiều hướng vận động của đối tượng phù hợp với một mô hình toán học
nào đó và đồng thời sử dụng mô hình này làm mô hình ước lượng. Trong phương


24

pháp dự báo định lượng, mô hình nhân quả được sử dụng khá phổ biến. Mô hình dự
báo nhân quả dựa trên phân tích hồi quy. Phương pháp luận của dự báo nhân quả
được mô tả ở Sơ đồ 2.1 dưới đây.
Mục tiêu dự báo
Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, các nghiên cứu khác
Thu thập dữ liệu

Thiết lập mô hình

Ước lượng mô hình

Kiểm định giả thuyết
Thiết lập lại mô hình

Diễn giải kết quả

Ra quyết định


Dự báo

Sơ đồ 2.1: Phương pháp luận của dự báo nhân quả
(Nguồn: Ramanathan, 1998)[124]

Trong nghiên cứu dự báo dòng tiền từ HĐKD, sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng là phù hợp bởi đối tượng nghiên cứu là dòng tiền từ HĐKD là thông
tin đã được lượng hóa, kết quả nghiên cứu định lượng được, cụ thể được.
Vai trò của công tác dự báo dòng tiền
Con người có thể dự báo mà không ra quyết định nhưng không thể ra quyết
định mà không tiến hành dự báo (Beaver, 1966) [45]. Dự báo tốt có đóng góp đáng


25

kể đến nhiều quyết định hàng ngày của con người nói chung và các cơ quan quản lý
Nhà nước và doanh nghiệp nói riêng (Block, B., 1999; Call, A., Chen, S., & Tong,
Y. , 2009) [51], [54]. Xét trong phạm vi doanh nghiệp, dự báo dòng tiền có những
đóng góp quan trọng như sau:
Thứ nhất, dự báo về dòng tiền tương lai rất hữu ích trong định giá doanh
nghiệp.
Pae, J. & Yoon, S.S (2012) [119] đã công bố kết quả của cuộc thăm dò đối
với các chuyên gia tài chính và đã khẳng định dự báo dòng tiền rất quan trọng trong
định giá doanh nghiệp. Khi đánh giá HĐKD của một doanh nghiệp, việc sử dụng dữ
liệu về dòng tiền ít bị sai lệch hơn số liệu về lợi nhuận thuần (Bernstein, 1993) [48]
bởi khi tính toán dòng tiền, một số yếu tố gây ra sai lệch đã bị loại bỏ như khấu hao
của tài sản cố định hữu hình hay vô hình và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
(Giacomino & Mielke, 1988) [87]. Bên cạnh đó, một số tác giả (Boyd & Cortese –
Danile 2000/2001; Kremer & Rizzuto, 2000) [46], [102] cho biết: khi tính toán lợi
nhuận thuần theo cơ sở kế toán dồn tích phải sử dụng các phương pháp ước tính,

phương pháp phân bổ và các định giá chỉ mang tính tương đối, gần đúng, quá trình
tính toán này cho phép công ty có thể thay đổi, phù phép lợi nhuận theo hướng có
lợi cho cá nhân, vì vậy, bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu dòng tiền cần được xem
xét đồng thời để đánh giá chính xác tình hình tài chính khi định giá doanh nghiệp.
Thứ hai, dự báo dòng tiền là một trong những phương pháp bảo đảm an toàn
cho các khoản cho vay và đầu tư vốn.
Trong quyết định cho vay, dự báo trước được các vấn đề tài chính, khả năng
chi trả nợ hoặc dự báo nguy cơ phá sản của bên đi vay có thể giúp người cho vay
hạn chế thiệt hại và rủi ro. Một trong những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang
gặp khó khăn về tài chính là sự thiếu hụt và giảm sút về nguồn tiền (Zwaig &
Pickett, 2001) [142]
Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích
chứng khoán luôn ước tính giá trị lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu hoặc sự chênh lệch
giữa giá mua vào và giá bán ra trên mỗi cổ phiếu. Ngoài ra, nghiên cứu của Frigo


×