Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.93 KB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Thanh niên là lực lượng rất quan trọng và sự phát triển của thanh niên
quan hệ trực tiếp đến vận mệnh, tương lai của đất nước, của dân tộc. Vì thế,
bất cứ quốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển bền vững và
cường thịnh đều phải quan tâm tới việc chăm lo giáo dục cho thanh niên.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, khả
năng của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người
cho rằng: “ Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Chính
vì thế, trước lúc đi xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “ Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh
đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên đã
được thể hiện ở nhiều bài nói, bài viết và đặc biệt là những hoạt động và tấm
gương của Người đối với thanh niên. Thông qua nội dung, phương pháp giáo
dục sâu sắc phong phú, thiết thực Người đã đào tạo được những thế hệ thanh
niên cách mạng góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng nước ta.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới xây dựng việc quán triệt, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên nhằm đào tạo những
thế hệ cách mạng cho đời sau có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng, luôn quan tâm tới công tác giáo dục thanh niên, Đảng và
Nhà nước ta đã đào tạo được những lớp người kế tục xứng đáng sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc XHCN. Song những năm
gần đây, do tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, đã có không



ít thanh niên sinh viên dao động về lý tưởng, lệch lạc trong nhận thức về giá
trị cuộc sống, bằng quan với trách nhiệm xã hội, lười biếng lao động; chạy
theo lối sống thực dụng, buông thả, tự do tuỳ tiện; không chịu học tập, thiếu ý
thức rèn luyện vươn lên thoái hoá về đạo đức; tình trạng phạm pháp trong
sinh viên có chiều hướng gia tăng. Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ hai
khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông báo động cho toàn xã hội
cho rằng tình trạng một bộ phận học sinh, sinh viên suy thoái đạo đức, mờ
nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước là điều đặc biệt đáng lo ngại"
(Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp
hành TW Đảng Khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội).
Đại học công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những trường
kỹ thuật đầu ngành thuộc Đại học Thái Nguyên. Trường có nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với sứ mạng, một
mặt trường phải đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhưng mặt khác
trường cũng có trách nhiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Hiện
tại, phần lớn sinh viên của trường có lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, có
hoài bão, hăng say trong học tập, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, vượt
qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tham gia vào các phong trào có ý
nghĩa: như hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện…Bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại một bộ phận sinh viên có đạo đức, lối sống lệch lạc như : chưa xác
định thái độ học tập đúng đắn, coi nhẹ việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức,
nhiều sinh viên có lối sống thực dụng , bàng quan, thờ ơ vô cảm trước những
vấn đề của cuộc sống, coi thường các giá trị nhân văn.
Trước thực trạng trên việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh



về đạo đức, lối sống, từ đó vận dụng vào công tác giáo dục đạo đức, lối sống
cho sinh viên Đại học công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đào tạo ra
đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ
khoa học- công nghệ hiện đại, vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo
đức, lối sống văn minh là hết sức cần thiết và cấp bách. Có như vậy người kỹ
sư công nghệ thông tin mới đủ cả đức và tài để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ vô cùng quan trọng của ngành Công nghệ thông tin, trước yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề
tài: “Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường Đại học Công nghệ
thông tin và truyền thông hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận
văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề thanh niên và giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
cho thanh niên, sinh viên đã được nhiều nhà khoa học, nhiều đơn vị nghiên
cứu, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
● Nhóm công trình khoa học đề cập đến vị trí, vai trò của thanh niên và
giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên.
- Về sách, có các công trình sau:
+ Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 1978.
+ Đỗ Mười, Lý tưởng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới,
Nxb Than niên, Hà Nội, 1995.
+ Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
+ Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.



+ Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn
hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
+ Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt
Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000.
+ Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong
cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2004.
+ Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2005 (Chương XV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục đào tạo và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau).
+ Văn Tùng, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên,
nxb Thanh niên, hà Nội 1999.
+ Phong Châu, Nguyễn Trọng Thụ, Về lối sống mới của chúng ta, Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1983.
+Thanh Lê, Văn hóa và lối sống hành trang vào thế kỷ XXI, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1999.
+ Huỳnh Khái Vinh, Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
+ Nguyễn Thị Oanh, Thanh niên - lối sống, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2001.
+ Thanh Lê, Giáo dục lối sống, nếp sống mới, Nxb Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh, 2004.
- Về các công trình khoa học có liên quan đến đề tài:
+ Văn Đình Ưng, Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhân cách sinh viên, Đề
tài khoa học cấp Bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 1993.
+ Mạc Văn Trang, Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những
phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống sinh viên, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, 1995.



+ PGS.TS Phạm Hồng Chương (Chủ nhiệm đề tài), Phương thức giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho Thanh niên, thiếu niên, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2009.
+ TS Doãn Thị Chín (Chủ nhiệm đề tài), Giáo dục lối sống cho sinh viên
Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đề tài
trọng điểm cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013.
- Về các luận văn, luận án có các công trình sau:
+ Hoàng Anh (2001),Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Triết học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Trần Minh Đoàn (2002), Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh
theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Đinh Khắc Cao (2006), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, Luận
văn tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
- Về các bài viết đăng trên báo, tạp chí:
+ Hoàng Chí Bảo (1997), Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh
niên, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 18, Tr.3 – 5.
+ Nguyễn Chí Dũng, “ Xã hội hóa lối sống và xây dựng lối sống trong
nền kinh tế thị trýờng ðịnh hýớng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Sinh hoạt lý
luận, số 5, 2000.
+ Phạm Nguyễn, “Hồ Chí Minh với việc xây dựng đạo đức, lối sống”,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9, 2002.
+ Lê Bỉnh, “Đấu tranh khắc phục tư tưởng và lối sống thực dụng”, Tạp
chí Xây dựng Đảng, số 5, 2005.


+ Võ Văn Thắng, “Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng

lối sống mới ở nước ta hiện nay”, tạp chí Triết học, số 8, 2005.
+ Nguyễn Thị Mỹ Trang, “Xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên
hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 6, 2006.
+ Võ Văn Thắng, “Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến việc xây
dựng lối sống ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 10, 2006.
+ Phạm Mạnh Hà (2002), Những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của tình
trạng suy thoái đạo đức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 22, tr. 15.
+ Lê Thị Tuyết Ba (2003), Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 4, tr.9-11.
+ Trương Gia Long (2003), Định hướng giá trị trong giáo dục thanh niên
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 9, tr.17- 20…
● Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh
- Về sách: có các công trình sau:
+ Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội
+ Nguyễn Văn Truy (chủ biên) (1993), Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
+ Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề về đạo
đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc
gia Hà Nội.
+ Trần Hậu Khiêm- Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức
và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
+ Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb lý luận chính trị
Hà Nội, 2005.
+ TS. Trần Viết Hoàn, Đạo đức Bác Hồ - Tấm gương soi cho muôn đời,
Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.


+ TS. Văn Thị Thanh Mai, Tỏa sáng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

+ Vũ Khiêu, Hồ Chí Minh – ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam,
Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.
+ Vũ Khiêu, Học tập đạo đức Bác Hồ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.
+ PGS.TS. Đinh Xuân Dũng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb
Giáo dục.
+ TS. Phạm Văn Khánh, Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
- Về các đề tài khoa học: đã có các công trình sau:
+ Đề tài khoa học cấp nhà nước KX02.08: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức do PGS.TS Thành Duy làm chủ nhiệm.
+ Đề tài khoa học cấp Bộ (2002-2003) : Vấn đề dạy và học các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà
Nội : thực trạng và giải pháp.
+ Đề tài khoa học cấp Bộ: Trường đại học Giao thông vận tải với
việc giáo dục và rèn luyện lý tưởng đối với sinh viên, Đại học Giao thông
vận tải, 2000.
- Về các luận văn, luận án: có các công trình sau:
+ Trần Sỹ Phán, Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999.
+ Võ Văn Thắng, Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ
triết học, 2005.
+ Nguyễn Thị Xuyến, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác
giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường thuộc ngành giao thông vận tải khu


vực Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, 2011.
+ Nguyễn Huệ Khanh, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào
việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông trung học ở Hà Nội

hiện nay, Luận văn thạc sỹ, 2007.
- Về tạp chí : có các bài sau:
+ Song Thành (2004), “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức –
một nguyên tắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí cộng
sản, tr.26 – 30.
+ Lâm Quốc Tuấn – Trần Văn Toàn (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức vừa “hồng” vừa “chuyên” cho thanh niên trí thức, tạp chí Lý
luận Chính trị, tr.9, 10 – 16.
+ Đinh Xuân Lâm – Bùi Đình Phong (1995), “Giá trị trường tồn của tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong lòng nhân loại tiến bộ”, Tạp chí Thông tin
lý luận.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức, lối sống cho thanh niên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức,
lối sống cho thanh niên sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông Thái nguyên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức, vai trò thanh niên và việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên,
sinh viên.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh
viên trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông trong khoảng 5


năm gần đây (2008- 2013)

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên.
- Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống đối với thanh niên sinh viên
trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách
mạng, lối sống mới cho thanh niên.
- Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên sinh viên trường
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông trong thời gian 5 năm gần đây
(2008- 2013).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được triển khai trên nền tảng các quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về đạo đức, thanh
niên và giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn kết hợp nhiều phương
pháp như: phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học…
6. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về


đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên.
- Khảo sát và đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục đạo đức, lối
sống cho sinh viên ở trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông

Thái nguyên
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi, hiệu quả trong giáo dục đạo đức,
lối sống cho sinh viên ở trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.
7. Ý nghĩa của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức nói chung
cũng như vai trò của giáo dục đạo đức đối với thanh niên nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học để Đảng ủy, Ban
Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý, giáo dục sinh viên.
Ngoài ra luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức
Đoàn, Hội sinh viên trong việc xây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên nói chung.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG, LỐI SỐNG MỚI CHO THANH NIÊN
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống và giáo dục đạo
đức, lối sống
1.1.1. Đạo đức
1.1.2. Lối sống
1.1.3. Giáo dục đạo đức, lối sống
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và tầm quan
trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên

1.2.1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và
dân tộc ta
1.2.1.1. Thanh niên là lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc, sự
phát triển của đất nước
1.2.1.2. Thanh niên là lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên mọi
mặt trận của cách mạng.
1.2.1.3. Thanh niên là đội hậu bị, cánh tay đắc lực của Đảng, đồng thời
là người giáo dục dùi dắt thiếu nên, nhi đồng
1.2.2 Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho
thanh niên
1.2.2.1.

Giáo dục đạo đức, lối sống hướng tới muc tiêu hoàn thiện

nhân cách giúp thanh niên trở thành những công dân hữu ích của xã hội
1.2.2.2. Giáo dục đạo đức, lối sống là biện pháp tốt nhất giúp thanh
niên tránh được những tác động tiêu cực của tàn dư đạo đức, lối sống cũ,
nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với dân tộc
1.2.2.3. Hình thành đạo đức cách mạng, lối sống văn mình tiến bộ cho
thanh niên thông qua công tác giáo dục còn nhằm mục tiêu giúp thanh niên
hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình


1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung, phương pháp giáo dục
đạo đức, lối sống cho thanh niên
1.3.1. Về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
1.3.1.1 Giáo dục đạo đức
- Giáo dục các phẩm chất đạo đức cách mạng
- Giáo dục lòng yêu nước, thương nòi
- Giáo dục lý tưởng cách mạng, niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng do

Đảng lãnh đạo
1.3.1.2 Giáo dục lối sống
- Yêu lao động, sống giản dị, trung thực, dũng cảm
- Sống có hoài bão, nghị lực, chí tiến thủ
- Giáo dục tình bạn, tình yêu trong sáng
1.3.2. Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên
1.3.2.1 Phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục thanh niên; gắn chặt giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong thực
tiễn
1.3.2.2 Giáo dục bằng hành động, nêu gương của người lớn; phát huy ý
thức tự giáo dục, tự rèn luyện
1.3.2.3 Kiên trì tu dưỡng rèn luyện; xây đi đôi với chống


CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO THANH NIÊN, SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Những yếu tố tác động đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho
sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay
2.1.1 Những yếu tố khách quan
2.1.2 Những yếu tố chủ quan
2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường Đại
học Công nghệ thông tin và Truyền thông trong những năm qua.
2.2.1 Ưu điểm
2.2.2 Hạn chế
2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức, lối sống cho sinh viên viên trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông theo tư tưởng Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN


CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG,
LỐI SỐNG MỚI CHO THANH NIÊN
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
1.1.1. Đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của triết học, những tư tưởng đạo đức xuất
hiện sớm. Ở phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Lating là Mor
(Moris) nghĩa là phong tục, tập quán. Còn theo gốc chữ Hy Lạp đạo đức là
“Ethicos” nghĩa là lề thói, tập tục. Điều đó chứng tỏ rằng khi nói đến đạo đức
tức là nói đến những thói quen, tập quán sinh hoạt và ứng xử của con người.
Biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp với
nhau hàng ngày.
Ở phương Đông, phạm trù “Đạo” là một trong những phạm trù quan
trọng nhất của triết học cổ đại Trung Quốc. Đạo có nghĩa là con đường,
đường đi. Đạo còn có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội. Đức
dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là
đạo nghĩa, là nguyên tắc, luân lý. Theo đó, đạo đức chính là những nguyên tắc
do cuộc sống đặt ra mà con người phải tuân theo.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, đạo đức là một hình
thái ý thức xã hội, là toàn bộ những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm
điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và
quan hệ với xã hội, nhằm đảm bảo quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng. Đạo
đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Bởi những chuẩn
mực và quy tắc đạo đức là yêu cầu của cả xã hội, nó hướng dẫn các cá nhân
hoạt động trong phạm vi được phép. Những đòi hỏi trên và biểu hiện của



chúng phản ánh tất yếu của lợi ích xã hội mà hành vi của mỗi cá nhân phải
tuân theo, đạo đức là một hệ thống các giá trị nó mang tính chuẩn mực: mệnh
lệnh, đánh giá. Vậy đạo đức là một trong những phương thức cơ bản điều tiết
chuẩn mực hoạt động của con người, là một hình thái ý thức xã hội, là một
dạng của quan hệ xã hội (quan hệ đạo đức) nhằm duy trì xã hội trong một trật
tự nhất định để xã hội tồn tại, phát triển. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ
nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người. “Đạo đức giúp cho
xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”.
Bàn về đạo đức cộng sản chủ nghĩa Lênin cho rằng : “Đó là những gì góp
phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những
người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của
những người cộng sản”. Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa
học về đạo đức mà quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác
không thể đạt tới.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới vấn
đề đạo đức. Người không đưa ra định nghĩa cụ thể đạo đức là gì, Người tập
trung bàn nhiều về đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh quan niện đạo đức cách
mạng là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh đạo
đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; luôn yêu thương quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và
tinh thần quốc tế trong sáng…Mặt khác, Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng đạo đức
cách amngj và đạo đức đời thường là hoàn toàn thống nhất với nhau, sẽ không
có đạo đức đời thường tách rời với đạo đức cách mạng và cũng không thể có
đạo đức cách mạng đứng ngoài, đối lập với đạo đức đời thường.



Theo Hồ Chí Minh, tiêu chí để đánh giá chính xác đạo đức con người là ở
hành động, ở việc làm, ở cách đối nhân xử thế. Đạo đức phải được xem xét
trong 3 mối quan hệ cơ bản: với mình, với người và với công việc. Trong 3 mối
quan hệ đó, hoạt động của con người hình thành nên những hành vi, chuẩn mực
đạo đức. Đó là việc mình có nghiêm khắc với chính bản thân hay không? Thái
độ của mình đối với ông bà, bố mẹ, anh chị, em, đối với đồng chí, đồng đội,
cấp trên, cấp dưới, đối với quần chúng nhân dân, đối với Đảng, với Nhà nước,
đối với kẻ thù như thế nào? Mình có hết lòng, toàn tâm, toàn ý đối với công
việc hay không? Điều đó xác định đạo đức của mỗi con người. Trong thư gửi
đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Sở công an Khu XII, Người viết:
Tư cách người công an cách mạng là:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái giũp đỡ.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc, phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Đạo đức được xác định trong mối quan hệ với mình, với người và với
công việc. Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức không phải
chỉ là những lý tưởng cao xa mà còn là những thái độ, hành vi, việc làm cụ
thể của mỗi người hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống sinh hoạt, trong học
tập, trong lao động và trong chiến đấu. Mặt khác, ở đây Hồ Chí Minh còn chỉ
ra rằng đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường là hoàn toàn thống nhất với
nhau, sẽ không có đạo đức đời thường tách rời với đạo đức cách mạng và
cũng không thể có đạo đức cách mạng đứng ngoài với đạo đức đời thường. Vì
vậy, không thể bào chữa cho khuyết điểm của bản thân mình, “cái đó là việc
riêng của tôi, gia đình tôi không liên quan gì với cái chung”. Cái riêng mà phù


hợp với cái chung (của Đảng, của cách mạng, của Tổ quốc, của nhân dân) thì

đó là đạo đức. Cái riêng mà đi ngược với cái chung là chủ nghĩa cá nhân, là vi
phạm đạo đức.
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét một cách toàn diện
trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việc công,
từ lao động sản xuất ở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ học tập,
công tác đến sinh hoạt hàng ngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo đức ở mọi
phạm vi từ gia đình tới ngoài xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến
quốc tế. Việc Hồ Chí Minh xem xét vấn đề đạo đức một cách toàn diện là một
cách nhìn mang tính khách quan, phù hợp với hoạt động phong phú đa dạng
của đời sống xã hội và mỗi con người.
Hồ Chí Minh đã nêu những nội dung, những chuẩn mực chung có ý
nghĩa cơ bản và có tính phổ cập đối với mọi người, mọi tầng lớp, đồng thời
Người cũng chỉ rõ những chuẩn mực cụ thể đối với từng tầng lớp như: công
nhân, nông dân, TN, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng, bộ đội, công an... Song đối
tượng Người chú ý nhiều nhất là đạo đức của người cách mạng, người cán bộ,
đảng viên.
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và
cùng với Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp khác với đạo đức cũ về chất,
ngược lại nó hoàn toàn thống nhất với đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó
là kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với đạo đức mang bản
chất giai cấp công nhân và tinh hoa đạo đức của nhân loại. Hồ Chí Minh đã
làm cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức. Người nói: “Đạo đức cũ như
người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai
chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. Đạo đức cũ - đạo đức
thực dân, phong kiến, là thứ đạo đức ích kỷ, nó kìm hãm trói buộc con người,
tàn phá con người. Còn đạo đức mới là vì nước, vì dân; là “dĩ công vi


thượng”. Đây là đạo đức vĩ đại. Bởi lẽ, đạo đức đó “không vì danh vọng của
cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.

Hồ Chí Minh xem đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống
như gốc của cây, ngọn nguồn của sống, của suối. Người còn ví đạo đức đối
với người cách mạng như là sức khỏe của người gánh nặng và đi xa. Theo Hồ
Chí Minh, nhiệm vụ cách mạng hoàn toàn không dễ dàng, đơn giản mà bao
giờ cũng khó khăn, phức tạp. Thực hiện nhiệm vụ cách mạng, đòi hỏi người
cách mạng phải có quyết tâm phấn đấu thật cao, phải dám hy sinh, phải kiên
trì bền bỉ “thắng không kiêu, bại không nản”. Vì thế “Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ
vang”. Người cán bộ đảng viên lại càng cần phải có đạo đức cách mạng. Vì
“không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Người, lãnh đạo không phải là ra lệnh mà chủ yếu bằng lôi kéo, thuyết
phục. Để lôi kéo thuyết phục con người, trước hết phải từ cái tâm, cái đức của
con người, phải miệng nói, tay làm, phải đầu tàu gương mẫu. Người dạy
muốn hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân thì cán bộ đảng viên phải mực thước,
phải “Lo, thì trước thiên hạ; hưởng, thì sau thiên hạ”.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”
thì mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình là lãnh đạo cuộc đấu
tranh giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc và xây dựng thành
công CNXH trên đất nước ta. Người cũng nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng
sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của
thời đại. Người đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải có đầy đủ
những phẩm chất cần có để tham gia và cống hiến nhiều nhất trong cuộc đấu
tranh cho độc lập dân tộc và CNXH.
Hồ Chí Minh cho rằng lấy đạo đức làm gốc, không có nghĩa là tuyệt đối
hóa mặt đức, xem nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, “hồng” và


“chuyên” phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt
này, thiếu mặt kia. Nói chuyện tại Đại hội SV Việt Nam làn thứ II, Người cho
rằng: “TN phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm

kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm
được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà
không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho
loài người”. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao
trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Như vậy, đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh được hiểu là toàn
bộ những chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong
quan hệ với người khác và với cộng đồng. Dựa vào những chuẩn mực đó,
người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện và ác,
về cái không được làm và về nghĩa vụ phải làm.
1.1.2 Lối sống

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, lối sống là toàn bộ những hình thức
hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống
nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Giải thích phạm trù lối sống, học thuyết Mác đi từ phương thức hoạt
động sản xuất của con người. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và
Ph. Ăngghen cho rằng: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn
thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá
nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá
nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương
thức sinh sống nhất định của họ”.
Mác còn cho rằng để tồn tại trước hết con người phải giải quyết được
những nhu cầu thiết yếu trước mắt như: ăn, mặc, ở, đi lại rồi mới có thể nghĩ
đến chuyện làm văn thơ, làm triết học... Nghĩa là phải lao động kiếm sống.


Lao động vốn là nhu cầu sống hàng đầu của con người. Mặt khác, lao động
còn là nền tảng để phát triển toàn diện cá nhân con người.
Trong lao động sản xuất, con người thiết lập các mối quan hệ với tự

nhiên và với xã hội. Chính trong quá trình đó con người biểu hiện bản thân
mình, biểu hiện đời sống của mình. Như vậy, phương thức sản xuất không chỉ
là một hình thức hoạt động sinh sống nhất định của con người mà còn là mặt
cơ bản của lối sống, là điều kiện kinh tế - xã hội của lối sống. Tuy nhiên
không thể đồng nhất phương thức sản xuất với lối sống, vì trong xã hội có
giai cấp không thể có một lối sống cho tất cả mọi người và phạm vi của lối
sống rộng hơn phạm vi của phương thức sản xuất. Ngoài hoạt động sản xuất,
con người còn có nhiều hoạt động phong phú khác như: hoạt động chính trị,
hoạt động tư tưởng và văn hóa, hoạt động bồi dưỡng sức khỏe và rèn luyện
phẩm chất cá nhân. Phạm vi của lối sống có thể tương ứng với phạm vi của
hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hai khái niệm trên đây cũng không
hoàn toàn đồng nhất với nhau. Hình thái kinh tế - xã hội gắn liền với hoạt
động sản xuất vật chất của con người. Đó là một tồn tại khách quan, độc
lập với ý thức của con người. Ngược lại, lối sống phản ánh hoạt động của
chủ thể bao gồm nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ trong mọi hoạt động
của bản thân con người.
Bổ sung quan điểm của Mác, Hồ Chí Minh xem lối sống còn là hình
thức biểu hiện của văn hóa - văn hóa đời sống. Người quan niệm văn hóa là
bộ mặt tinh thần của xã hội và bộ mặt đó được thể hiện ra ngay trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, dễ thấy. Điều này đã được Hồ Chí
Minh chỉ ra khi nói về nội dung của đời sống mới, cũng như cách thức xây
dựng đời sống mới trong một nước Việt Nam độc lập.
Theo Hồ Chí Minh, lối sống bộc lộ thông qua các hoạt động của con
người trong cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc. Lối sống


vừa có các giá trị của văn minh nhân loại vừa có các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Bên cạnh các giá trị vĩnh cửu, lối sống cũng chứa đựng các
giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng thời kỳ nhất định; có các
khía cạnh tiến bộ và cả những khía cạnh tiêu cực. Có thể nói, lối sống bộc lộ

nhân cách của con người trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nhất định.
Con người phản ánh qua lối sống phần nào diện mạo văn hóa thời đại thông
qua năng lực trí tuệ, quan hệ ứng xử và khả năng đồng hóa thẩm mỹ hiện thực
của mình trong nhiều phương diện khác nhau.
Với Hồ Chí Minh, lối sống bao gồm lối sống riêng của từng cá nhân và
lối sống chung của từng nhóm người, rộng hơn là toàn xã hội. Lối sống cá
nhân là toàn bộ hình thức hoạt động sống của cá nhân trong một xã hội nhất
định. Đồng thời là sự phản ánh kết quả nhận thức của cá nhân về các điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì thế, lối sống cá nhân luôn mang
đậm dấu ấn cá nhân và có tính phong phú, đa dạng. Mặt khác, được hình
thành từ một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nên lối sống của các cá
nhân lại có những điểm chung tương đồng, tạo nên lối sống chung của toàn
xã hội. Giữa lối sống riêng của từng cá nhân với lối sống chung của toàn xã
hội không có sự tách rời biệt lập mà trái lại luôn thống nhất, tác động qua
lại lẫn nhau.
Hồ Chí Minh quan niệm xã hội là do nhiều cá nhân nhóm lại mà thành.
Chính vì thế, nếu mỗi cá nhân có lối sống tích cực thì góp phần hình thành
nên lối sống tiến bộ của xã hội. Lối sống văn minh, cao đẹp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trở thành mẫu mực cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta học
tập và noi theo. Ngược lại, lối sống xã hội có tác dụng định hướng cho lối
sống cá nhân, giúp mỗi cá nhân điều chỉnh lối sống của bản thân.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống, nếp sống là ba nội dung hợp thành
văn hóa đời sống, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất. Vì vậy, xây


dựng đời sống mới chính là quá trình tuyên truyền và thực hành đạo đức mới,
lối sống mới, nếp sống mới. Lối sống mới mà Hồ Chí Minh quan tâm xây
dựng cho mọi người là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến,
kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại. Hồ Chí Minh cho rằng để Việt Nam trở nên một nước mới, một nước

văn minh, tiến bộ thì mọi người phải xây dựng một phong cách sống khiêm
tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý
trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền danh lợi. Trong
quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em phải cởi mở, chân tình, ân
cần, tế nhị; giàu tình yêu thương quý mến con người, trân trọng con người;
đối với mình thì nghiêm khắc, chặt chẽ; đối với người thì khoan dung, độ
lượng. Đã có sinh hoạt lành mạnh, tiến bộ, ứng xử hài hòa, đúng mực thì còn
phải xây dựng tác phong quần chúng, tập thể dân chủ, khoa học trong cách
làm việc. Tuy mang những nội dung khác nhau nhưng ba loại tác phong trên
có quan hệ mật thiết với nhau, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giúp
mọi người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lối sống trong quan niệm của Hồ Chí Minh còn là tiêu chí, thước đo trình
độ văn minh, tiến bộ của mỗi dân tộc. Người cho rằng: “Một dân tộc biết cần,
kiệm, biết liêm sỉ, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một
dân tộc văn minh tiến bộ”. Với nghĩa đó, xây dựng lối sống mới đã trở thành
một mục tiêu của CNXH. Phấn đấu thực hành lối sống mới giúp mỗi cá nhân
và cả xã hội từng bước vượt qua được những cái nhỏ bé, thấp hèn để vươn tới
những cái lớn lao, cao thượng làm cho mọi người phát triển toàn diện cùng với
sự phát triển của đất nước.
Bàn về lối sống, Hồ Chí Minh luôn đặt nó trong mối quan hệ với đạo
đức. Đạo đức và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức
đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và là nội dung của lối


sống. Còn lối sống là thể hiện cụ thể quan niệm đạo đức trong những hình
thức hoạt động của con người trong xã hội. Một lối sống được xem là cao đẹp
trước hết phải là lối sống có đạo đức, luôn đề cao trách nhiệm, bổn phận,
nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và toàn xã hội. Ngược lại, lối sống
chỉ biết hưởng thụ cho bản thân là lối sống ích kỷ, thấp hèn cần phải lên án,
đấu tranh vì trái với đạo đức của dân tộc. Người dạy: “Trong lúc nhân dân ta

còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như
yậy là không có đạo đức”. Đạo đức quyết định lối sống. Do đó, muốn xây
dựng lối sống mới trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng, thực hành đạo đức
mới. Chỉ có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống
mới, lành mạnh, vui tươi hướng con người tới tầm cao của văn hóa, của một
đất nước độc lập và CNXH.
1.1.3 Giáo dục đạo đức, lối sống

Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục vì giáo dục có một vai trò quan
trọng trong kháng chiến cũng như kiến quốc. Nói chuyện tại lớp đào tạo
hướng dẫn viên các trại hè cấp I, Người chỉ rõ mục đích của nền giáo dục
cách mạng là “Phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán
bộ mới”. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa nền giáo dục mới mà
chúng ta đang ra sức xây dựng với nền giáo dục cũ - nền giáo dục thực dân.
Theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, không
phải để mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho dân. Trái lại, chỉ làm cho
dân thêm “u mê” và “đần độn hơn”. Đó là một giáo dục phản tiến bộ mang
tính chất “đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa”. Vì nó làm hư
hỏng mất tính nết của người đi học. Điều mà TN học được ở trường học thuộc
địa là “lòng “trung thực” giả dối”, tư tưởng “sùng bái những kẻ mạnh hơn
mình”, “yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức
mình”, là sự “khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình”. Nền giáo dục đó chỉ dạy


cho TN thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của
nhân dân. Mục đích của nền giáo dục thực dân là đào tạo những người
phục vụ cho chính quyền của bọn xâm lược: tùy phái, thông ngôn, viên
chức nhỏ.
Trong xã hội mới, giáo dục có nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang là “
Phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất

và đời sống của nhân dân”. Giáo dục cách mạng là nền giáo dục bình đẳng.
Nó không dành riêng cho một nhóm người nào trong xã hội mà cho tất cả
mọi người.
Trong giáo dục, đối tượng chủ yếu mà Hồ Chí Minh nhắm tới là nhi
đồng và thanh thiếu niên. Bởi đây là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành
hoàn thiện
nhân cách. Mặt khác, họ còn là những chủ nhân tương lai của đất nước,
là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha ông. Do đó, rất cần có
sự định hướng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức.
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người mới vừa
có đức vừa có tài, những công dân biết làm chủ để đóng góp tích cực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hồ Chí Minh chủ trương bồi dưỡng giáo
dục thế hệ trẻ một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ. Người yêu cầu: “Trong
việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác
ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”.
Trong công tác giáo dục, Hồ Chí Minh coi trọng cả “đức” lẫn “tài”,
nhưng đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu. Người chỉ rõ vai trò và sức mạnh to
lớn của đạo đức, khẳng định đạo đức là cái gốc của mỗi con người, là cái nền
tảng vững chắc của người cách mạng. Có đạo đức cách mạng, thì dù nhiệm
vụ nặng nề đến mức nào, khó khăn đến bao .nhiêu, con người ta đều vượt qua
được. Theo Hồ Chí Minh, “tâm” có sáng thì trí mới sáng, có cái đức thì cái tài


mới được phát huy, phát triển trở nên có ích đối với xã hội.
Hồ Chí Minh đề ra những chuẩn mực đạo đức mới định hướng cho sự
rèn luyện của mỗi người. Bên cạnh đó, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, nghề
nghiệp, môi trường làm việc... Người còn cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức
thành những phẩm chất cụ thể để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.
Người dạy TN phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH, yêu lao
động, yêu khoa học, yêu kỹ thuật... Đó là đạo đức mới và chỉ có thông qua

phấn đấu, rèn luyện mới trở thành những con người phát triển toàn diện, có tư
tưởng đúng, tình cảm đẹp, có kiến thức, có sức khỏe để làm chủ thiên nhiên,
làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Để làm được như vậy, Người khuyên TN:
“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí
ắt làm nến”.
Đối với TN công nhân, nông dân, Người nhấn mạnh tinh thần trách
nhiệm, ý thức làm chủ, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Đối với TN các lực lượng vũ trang, Người căn dặn: phải
trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đối với TN các dân tộc, Người
dạy phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em một
nhà, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ
biên giới. Đặc biệt, đối với TN là học sinh, SV, Hồ Chí Minh xác định rõ đạo
đức chính là phải tích cực học tập. Đồng thời Người còn chỉ rõ mục đích và
động cơ học tập là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân
giàu, nước mạnh.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống
mà là kết quả trực tiếp của hoạt động giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện của
mỗi cá nhân. Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cách mạng cho TN nói
riêng là sự nghiệp của quần chúng. Trong thư Gửi các em học sinh


×