Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tăng Cường Quản Lý Đội Xây Dựng Ở Công Ty Xây Dựng 319

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.27 KB, 69 trang )

LUẬN VĂN:

Tăng cường quản lý đội xây dựng ở
Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng


Lời Mở đầu

Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn, sản phẩm của ngành xây
dựng có vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển khoa
học kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, tác động đến sự phát
triển văn hoá- nghệ thuật- kiến trúc và môi trường sinh thái. Ngày nay, cơ chế thị trường
đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm mọi biện pháp để tăng sức
cạnh tranh, tiến hành sản xuất kinh doanh với mức chi phí tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng công trình.
Trong doanh nghiệp xây dựng, đội được xem như đơn vị thi công cơ bản, đơn vị
trực tiếp sản xuất, khâu đầu tiên trong cơ cấu của các tổ chức xây lắp. Cùng với sự phát
triển về quy mô và sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế đội trở
thành một vấn đề quan trọng và phức tạp.
Qua thời gian thực tập ở công ty xây dựng 319 -Bộ quốc Phòng, nhận thấy “ Vấn
đề quản lý đội xây dựng “ được công ty hết sức quan tâm. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề này tôi đã chọn đề tài: "Tăng cường quản lý đội xây dựng ở Công ty
xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất: Tổng quan về Công ty xây dựng 319.
Phần này nhằm giới thiệu khái quát về Công ty và những đặc điểm chủ yếu ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phần thứ hai: Thực trạng quản lý đội xây dựng ở Công ty xây dựng 319.
Nội dung phần này đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý đội xây dựng, những
thành tựu đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của nó.
Phần thứ ba: Tăng cường quản lý đội xây dựng ở công ty xây dựng 319.


Nội dung chủ yếu của phần này là đề ra những biện pháp để tăng cường quản lý
đội xây dựng của Công ty.


Phần I. Tổng quan về công ty xây dựng 319

1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty xây dựng 319 tiền thân là Sư đoàn 319 – Quân khu 3, được thành lập

ngày 07/3/1979 theo quyết định 231/QĐ – QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ban đầu, nhiệm vụ của sư đoàn là huấn luyện quân dự nhiệm và tổ chức thi công
các công trình quân sự như hầm, hào, bến cảng và các công trình Quân sự khác.
Sau khi có quyết định, dưới sự chỉ đạo điều hành của Bộ Tư lệnh Quân khu 3, các
đơn vị, các cán bộ, chiến sỹ từ nhiều nơi đã trở về thành lập Sư đoàn. Hội trường thôn
Lạc Thủy, xã Đông Kết, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là
vị trí đứng chân của sở chỉ huy Sư đoàn trong những ngày đầu mới thành lập.
Năm 1980: Chấp hành Nghị quyết 27 của Bộ chính trị (ngày 26 tháng 6 năm
1980) về nhiệm vụ Quân đội tham gia làm kinh tế ; căn cứ vào chỉ thị của Hội đồng
Chính phủ – Hội đồng Bộ trưởng (ngày 12 tháng 9 năm 1980) giao nhiệm vụ cho Quân
đội góp phần xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại, theo quyết định số 579/QĐ-QP ngày
27/9/1980 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định Sư đoàn chuyển sang làm nhiệm
vụ kinh tế, lấy tên là Công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc phòng và trực tiếp xây dựng nhà
máy nhiệt điện Phả Lại cùng nhiều công trình khác. Sau khi đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ trên công trường Phả Lại, Công ty chuyển địa điểm về đóng quân tại Gia Lâm
– Hà Nội.
- Năm 1996: Thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ trung ương về việc sắp xếp lại
các doanh nghiệp trong Quân đội, đồng thời để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và
tạo sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Công ty xây dựng 319 được thành lập

lại theo quyết định 564/QĐ- QP ngày 22 tháng 4 năm 1996 của Bộ trưởng bộ quốc phòng
trên cơ sở sáp nhập 05 doanh nghiệp cùng ngành nghề, hoặc khác ngành nghề nhưng
phục vụ trực tiếp cho mục tiêu sản xuất kinh doanh chính của Công ty(gồm: công ty xây
dựng 319; Xí nghiệp 29; Xí nghiệp xây lắp 11; Xí nghiệp 7; Xí nghiệp xây dựng cơ bản
487).
- Năm 1997: Công ty xây dựng 319 được phân định loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp kinh tế quốc phòng theo quyết định số 995/QĐ-QP ngày 18/7/1997 của bộ
trưởng bộ quốc phòng.


- Năm 1999: Công ty xây dựng 319 sáp nhập thêm hai doanh nghệp
(công ty 19 và công ty 496) về công ty theo quyết định số 641/1999/QĐ- BQP
ngày 12/5/1999của Bộ Quốc Phòng.
- Năm 2000: Công ty xây dựng 319 được công nhận xếp hạng: Hạng 1 theo quyết
định số 923/QĐ ngày 23/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Năm 2002, Công ty xây dựng 319 được Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lao động “ trong thời kỳ đổi mới.
Công ty xây dựng 319 – Bộ quốc phòng là tên truyền thống được giữ cho đến
hôm nay.
Trải qua 26 năm thành lập và phát triển cho tới nay, công ty xây dựng 319 với tư
cách là một doanh nghiệp nhà nước, có tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu
riêng theo quy định của Nhà nước, hoạt động và sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp
luật quy định, công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển vững vàng về mọi mặt,
thường xuyên xây dựng và kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, quản
lý, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất
kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động đến hầu hết các tỉnh trong cả nước …
Vì vậy đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô thuộc nhiều ngành
nghề, ở nhiều địa điểm, có yêu cầu phức tạp nhưng đảm bảo được tốt yêu cầu, kiến trúc,
thẩm mỹ, chất lượng, tiến độ.
Ngày nay, công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường và đầy

đủ năng lực thi công mọi công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.


2.

Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
* Chức năng của công ty.
+ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông. thủy lợi, thủy điện,

đường dây và trạm điện, lắp đặt dây chuyền công nghệ.
+ Tư vấn thiết kế các công trình xây dựng, giao thông thủy lợi.
+ Khảo sát, dò tìm xử lý bom mìn – vật nổ.
+ Kinh doanh bất động sản.
+ Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
* Nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng
sản xuất kinh doanh, đạt chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản
xuất.
+ Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, giải quyết việc
làm và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà nước.
+ Bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội,
làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo
chế độ chính sách của nhà nước quy định.
3.

Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý đội xây dựng
3.1.

Đặc điểm về sản phẩm.


Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công
nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của ngành xây dựng
là hoạt động hình thành nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau
trong nền kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn, sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động:
xây mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo hay hiện đại hoá các công trình hiện có trong mọi
lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây
lắp có những dặc điểm riêng và ảnh hưởn đến công tác quản lý đội xây dựng. Những đặc
điểm đó thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc … có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm dài.Đặc điểm này đòi hỏi công
tác quản lý đội xây dựng phức tạp hơn, tổng hợp về các mặt không những về kỹ thuật,


vật tư, tài chính mà quản lý cả về lao động, tổ chức chăm lo cho đời sống của công nhân
viên trong đội.
Thứ hai, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất
(xe, máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm
Đặc điểm này làm cho việc quản lý đội xây dựng rất khó khăn và phức tạp do ảnh hưởng
của kiều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ phát sinh các vấn đề ngoài dự tính như: việc mất
mát, hư hỏng nguyên vật liệu, các vấn đề về dân cư địa phương.
Thứ ba, địa bàn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng thường rất
rộng, luôn thay đổi theo địa bàn bàn thi công công trình. Điều này dẫn đến việc quản lý
đội xây dựng thường không dễ dàng, đặc biệt là khi mỗi công trình hoàn thành thì máy
móc thiết bị , nhân công đều phải di chuyển đi nơi khác.
Thứ tư, sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn
giao đi vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật
của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn
lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời nên
chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng mưa,lũ lụt. Đặc diểm này đòi
hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng

như thiết kế dự toán.
Ngoài ra, trong xây dựng còn ảnh hưởng của lợi thế so sánh do điều kiện địa lý
của từng địa điểm đem lại. Đó chính là giá cả nguồn vật liệu, máy móc thuê ngoài, nhân
công tại địa phương... Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, tổ chức xây lắp ở nước ta chủ
yếu theo hình thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình cho các đội, xí
nghiệp xây dựng. Việc giao khoán trên sẽ có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong quản
lý xây dựng của các bộ phận trực tiếp thi công.
Những đặc điểm trên của ngành xây dựng cơ bản có ảnh hưởng tới quản lý đội
xây dựng của công ty.
Việc quản lý đội phải gắn vào từng công trình, phù hợp với tính chất khác biệt
theo từng đặc điểm của chúng như vị trí thi công, thời gian thi công, các yêu cầu chất
lượng, đặc điểm kỹ thuật, mỹ thuật, và các yêu cầu khác của chủ đầu tư.


3.2.

Quy trình công nghệ thực hiện công trình

Đội xây dựng có nhiệm vụ gắn liền với các công trình xây lắp nên các đặc điểm
về công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm có tác động trực tiếp đến công tác tổ
chức quản lý. Mọi sự biến đổi của công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất yêu cầu một cơ
cấu quản lý, một cơ chế quản lý tương ứng. Mô hình tổng quát quy trình thực hiện công
trình có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:


Sơ đồ 01: Quy trình công nghệ thực hiện công trình

Tổ
Tổ chức
chức

hồ
hồ sơ
sơ đấu
đấu
thầu
thầu

Thông
Thông
báo
báo
trúng
trúng

Hợp
Hợp đồng
đồng
kinh
tế
kinh tế với
với
chủ
đầu

chủ đầu tư

Chỉ
Chỉ định
định
thầu

thầu

Bảo
Bảo vệ
vệ phương
phương
án
án và
và biện
biện
pháp
thi
pháp thi công
công

Lập
Lập phương
phương
án
án tổ
tổ chức
chức
thi
công
thi công

Tiến
Tiến hành
hành tổ
tổ

chức
thi
công
chức thi công
theo
theo kế
kế hoạch
hoạch
được
duyệt
được duyệt

Công
Công trình
trình hoàn
hoàn
thành,
làm
quyết
thành, làm quyết
toán
toán và
và bàn
bàn giao
giao cho
cho

Thành
Thành lập
lập

ban
ban chỉ
chỉ huy
huy
công
trường
công trường

Tổ
Tổ chức
chức nghiệm
nghiệm
thu
khối
thu khối lượng
lượng và

chất
lượng
công
chất lượng công
trình
trình

Lập
Lập bảng
bảng nghiệm
nghiệm
thu
thanh

thu thanh toán
toán
công
trình
công trình

Trong quy trình trên, bốn khâu đầu do Công ty tiến hành, còn lại các khâu sau chủ
yếu tập trung vào đội. Thông thường, sau khi công ty ký hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư,
sẽ giao lại công trình cho đội đảm nhiệm, đội tiến hành thi công công trình, khi hoàn
thành sẽ làm thanh quyết toán và cùng với các phòng ban của công ty bàn giao cho chủ
đầu tư.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên quá trình để hoàn thành một sản
phẩm dài hay ngắn tùy thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình có qui mô lớn


nhỏ khác nhau. Mặt khác, sản phẩm của ngành xây dựng mang tính đơn chiếc và thị
trường phân tán, tổ chức sản xuất ở cấp đội được biên chế đầy đủ cán bộ chỉ huy, cán bộ
kỹ thuật, nhân viên kế toán, nhân viên vật tư…Đối với một số công trình đặc biệt, sẽ
được Nhà nước và Bộ Quốc Phòng chỉ định thầu thông qua công ty, còn lại các công
trình khác công ty tổ chức đấu thầu, sau đó giao lại cho xí nghiệp. Khi đó xí nghiệp tiến
hành khảo sát, thiết kế, tập hợp nhân lực, vật lực chuẩn bị cho quá trình thi công công
trình. Sau khi công trình đã hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công
trình cho chủ đầu tư.
3.3.

Đặc điểm vốn kinh doanh

Vốn là yếu tố quan trọng để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường.Vốn kinh
doanh trong các doanh nghiệp nói chung đặc biệt trong kinh doanh xây dựng là vô cùng
quan trọng, nó liên quan đến mọi khâu mọi giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án xây

dựng. Nhu cầu về vốn cho mỗi giai đoạn là khác nhau, với mục đích sử dụng cũng khác
nhau.
Trong giai đoạn xác định dự án, xây dựng dự án, đánh giá dự án, nhu cầu về vốn
phục vụ cho công tác nghiệp vụ tại văn phòng nên quy mô huy động là nhỏ.
Trong giai đoạn tổ chức thực hiện thi công dự án, nhu cầu về vốn đặc biệt lớn, chủ
yếu chi phí phát sinh trong giai đoạn này chi cho nguyên vật liệu, chi phí máy móc thiết
bị, chi phí nhân công. chi phí cho quản lý, chi phí bảo lãnh công trình.
Trong giai đroạn nghiệm thu bàn giao công trình, chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng giá trị công trình, chủ yếu là chi phí bảo lãnh công trình thường chiếm khoảng từ 510% giá trị tổng dự toán.
Sau khi ký kết hợp đồng giao khoán nội bộ với doanh nghiệp các đội cần được
doanh nghiệp ứng trước một phần vốn để thực thi công trình. Yêu cầu đặt ra cho công ty
là phải ứng đủ vốn và kịp thời theo từng giai đoạn thi công xây lắp. Nếu lượng vốn
không đủ hoặc chậm chễ sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình.
Công ty xây dựng 319 là một doanh nghiệp nhà nước có quyền tự huy động vốn để
hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành, nguồn vốn sử
dụng trong sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn và vòng quay vốn chậm. Vì vậy khả năng
về tài chính là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến lợi thế của công ty trong quá trình tham gia dự
thầu.


Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhưng cơ bản là
3 nguồn chính sau:
Nguồn ngân sách cấp
Nguồn tự bổ sung
Nguồn vốn vay.
Bảng số 01: Cơ cấu vốn kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm

2002

1.Tổng vốn

2003

2004

34,79

45,41

67,24

11,59

15,13

23,11

23,2

29,98

44,13

3.1.Vốn chủ sở hữu

23,57


20,1

21,71

3.2.Vốn vay

11,22

25,31

45,53

4.Tỷ lệ % vốn vay so với tổng vốn(%)

32,25

55,73

67,71

5. Tỷ lệ % vốn vay so với vốn chủ sở hữu (%)

47,60

125,92

209,71

2.Cơ cấu vốn theo tính chất
2.1. Vốn lưu động

2.2.Vốn cố định
3.Cơ cấu vốn theo sở hữu

(Nguồn:Phòng tài chính)
Từ bảng số liệu ta thấy tổng vốn của công ty không ngừng tăng qua các năm. Tỷ
lệ tăng vốn năm 2003 tăng 30.52% so với năm 2002, năm 2004 tăng 48,07% so với năm
2003. Điều này chứng tỏ trong những năn gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty là rất có hiệu quả, đặc biệt là năm 2004.
Trong các năm 2003, 2004 nguồn vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng
lên:Tỷ lệ tăng vốn năm 2003 so với năm 2002 là 30,52%, năm 2004 so với năm 2003 là
48,07%. Điều này chứng tỏ là trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty là rất có hiệu quả đặc biệt là năm 2004 vừa qua.
Nguồn vốn vay của công ty thay đổi theo thời gian và năm sau cao hơn năm trước.
Trong năm 2004 nguồn vốn vay là rất lớn do trong thời gian này công ty đã trúng thầu và
được chỉ định thầu rất nhiều công trình có giá trị lớn. Lượng vốn vay năm 2004 tăng
2002 tỷ đồng so với năm 2003.


Tỷ lệ vốn vay / tổng vốn năm 2002 là 32,25%, năm 2003 là 55,73%, đến năm
2004 là 67,71%; lượng vốn vay đã góp phần giúp công ty thi công các công trình để đảm
bảo đúng tiến độ.
Từ số liệu trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là không an toàn do lượng
vốn vay quá lớn đặc biệt là trong năm 2004, hệ số nợ có thể làm công ty phải gánh lãi
nhiều nhưng nó lại bù đắp được rất nhiều tình trạng thiếu vốn hiện nay của công ty khi
mà công ty đang có rất nhiều công trình được thi công. Điều này giúp cho chủ đầu tư
đánh giá cao về khả năng tài chính của công ty và giúp cho công ty nâng cao được năng
lực hồ sơ đấu thầu, từ đó nâng cao được hiệu quả đấu thầu của công ty.
3.4. Cơ cấu sản xuất
Bộ phận sản xuất chính của công ty là các xí nghiệp thành viên hạch toán phụ
thuộc, mỗi xí nghiệp thành viên đều có các đội xây dựng, xản xuất, chuyên môn hóa, trực

tiếp thi công công trình tạo ra sản lượng xây lắp chính cho công ty.
Vì sản phẩm của công ty thay đổi theo từng địa điểm của công trình, vì vậy việc tổ
chức sản xuất của công ty cũng thay đổi theo từng công trình cụ thể về cả cơ cấu và
nguồn nhân lực.
Tuy nhiên có thể khái quát một sơ đồ tổ chức thi công công trình của công ty như
sau:


Sơ đồ số 2: Cơ cấu sản xuất của công ty

Công ty

Xí nghiệp
1

Xí nghiệp
2

Xí nghiệp


Đội
xây dựng

Đội
xây dựng

Đội
xây dựng


Tổ
XD

Tổ
XD

Tổ
XD

Tổ
XD

Tổ
XD

Tổ
XD

Trong mô hình ta thấy sự phân công nhiệm vụ và quyền hạn rất là rõ ràng. Chính
điều này đã làm cho công ty có thể nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh và hoàn thành
tốt các công trình đã thắng thầu, làm tăng uy tín cho doanh nghiệp.
Công ty là cấp quản lý cao nhất đóng vai trò điều tiết hoạt động của các xí nghiệp
thành viên để bổ sung hỗ trợ cho nhau. Nhưng đồng thời các xí nghiệp thành viên cũng
có sự độc lập với nhau.
Đối với một số công trình đặc biệt, Nhà nước và Bộ Quốc Phòng giao cho các xí
nghiệp thông qua chỉ định thầu. Đối với các công trình khác, công ty tổ chức đấu thầu
trong công ty sau đó giao lại cho xí nghiệp.
Trong quá trình thi công, xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công
ty về an toàn lao động và chất lượng công trình. Sau khi công trình đã hoàn thành, sẽ
được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.Tuỳ theo đặc điểm của

từng công trình hoặc hạng mục công trình, công ty sẽ giao cho đội trưởng tổ chức các
hoạt động sản xuất, thi công xây dựng công trình theo cách: Công ty trực tiếp quản lý,
điều hành công việc và giao khoán công nhân cho đội, giao khoán vật liệu phụ, giao


khoán vật tư, giao khoán chi phí gián tiếp, giao khoán hoàn toàn, nộp tỷ lệ thích hợp.
Như vậy, Đội xây dựng đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty.
3.5.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty xây dựng 319 thuộc loại doanh nghiệp nhà nước có quy mô tương đối

lớn. Mô hình quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, điều hành
sản xuất theo chế độ thủ trưởng, có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được
chuyên môn hoá và có trách nhiệm quyền hàn nhất định.
Một doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi một sự chỉ huy sản xuất và quản trị kinh doanh
theo một ý chí thống nhất tuyệt đối, đòi hỏi một sự phục tùng kỷ luật hết sức nghiêm
ngặt, sự điều khiển cả bộ máy quản trị theo những quy tắc thống nhất từ trên xuống dưới.
Hiện nay, công ty có một bộ máy quản lý tinh giản, gọn nhẹ, đủ năng lực và thuận
tiện cho công tác quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty xây dựng 319 có thể được
khái quát theo sơ đồ sau (trang bên):
Mô hình tổ chức toàn Công ty là mô hình thống nhất, theo tổ chức của một doanh
nghiệp Nhà nước hạng I kết hợp kinh tế, Quốc phòng.
Tổ chức gọn nhẹ, tinh giảm, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh và chuyển nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.


Sơ đồ số 03: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

giám đốc công ty


phó giám đốc

Phòng
hậu
cần

xưởng 40

Phòng Phòng
chính lao động
trị
tiền
lương

Giám đốc Xí
nghiệp 487
GĐ XN xlvà dạy
nghề
GĐ Nm xm vạn
chánh
GĐ chi nhánh TP
HCM

Ban
kiểm
toán

Xí nghiệp
359


phòng
tài
chính

Giám đốc

phòng
Đầu tư
PTHT
và KD
nhà

Ggiám đốc Xí nghiệp
296

phòng
Vật tư
xe
máy

Giám đốc xí
nghiệp 7
Giám đốc Xí
nghiệp 9
Giám đốc Xí
nghiệp 11
Giám đốc Xí
ghiệp 19
Giám đốc Xí

nghiệp 29

Các Ban điều
hành các dự án
lớn

phòng
kế hoạch
kỹ
thuật

phó giám đốc
chính trị

TT xử lý BMVN &
ptht

phó giám đốc
kế hoạch – kỹ thuật

Các đội thi công, các xưởng, phân xưởng, Ban chỉ huy các công trường

* Bao gồm: - 01 xưởng khảo sát thiết kế.

Theo sơ đồ này, chúng ta có thể thấy được rằng bộ máy quản lý của công ty được
thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Giám đốc công ty là người lãnh
đạo cao nhất của công ty, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt
hoạt động sản xuất , kỹ thuật, kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp, nắm quyền ra



quyết định về tất cả các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người có
quyền quyết định cao nhất nhưng đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chung về
công ty trước Nhà nước và Pháp luật.
Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban
chức năng. Để có thời gian tập trung vào những vấn đề lớn, có tính chiến lược, giám đốc
giao quyền chỉ huy sản xuất và kỹ thuật cho phó giám đốc.
Toàn bộ hoật động tài chính - kế toán theo quy định hiện nay được giao cho kế
toán trưởng có vị trí như một phó giám đốc.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến,
giúp giám đốc (và các phó giám đốc) chuẩn bị các quyết định theo dõi, hướng dẫn các
phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh cũng như các cán bộ, nhân viên cấp dưới
thực hiện đúng đắn kịp thời những quyết định quản lý. Những quyết định quản lý do các
phòng ban chức năng nghiên cứu, đề xuất, khi được giám đốc công ty thông qua mới
thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã định.
Trách nhiệm chung của các phòng chức năng là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác, nhằm đảm bảo cho tất cả các
kĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng. Các
phòng chức năng không có quyền trực tiếp chỉ huy các phân xưởng, các bộ phận sản
xuất.
Hạn chế của mô hình này thể hiện ở chỗ chia cắt các bộ phận trong công ty, thiếu
sự phối hợp giữa các phòng ban và các xí nghiệp thành viên, điều này ảnh trực tiếp đến
việc quản lý các đội. Các đội thực hiện hạch toán đội và thực hiện báo cáo thông qua hoá
đơn chứng từ. Hầu hết các cán bộ quản lý đội là do giám đốc bổ nhiệm. Chính cơ chế
quản lý điều hành của công ty sẽ quy định nên cơ chế quản lý của công ty với đội cũng
như cách thức cơ chế quản lý của bản thân mỗi đội


Phần 2. Thực trạng quản lý đội xây dựng
ở công ty xây dựng 319- bộ quốc phòng


1.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng 319
Bảng số 02: Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2002

2003

2004

1.1. Giá trị sản xuất

885.325

892.140

915.203

- Xây lắp

752.277

616.042

834.703

36.034


30.213

34.883

2.303

2.300

3.651

94.711

42.284

41.966

1. Giá trị.

- Sản xuất công nghiệp
- Tư vấn thiết kế
- Dò mìn
- Đường 18

168.041

- Đường 353

33.260


1.2. Doanh thu

727.597

830.424

843.321

1.3. Giá trị thu hồi vốn

676.975

699.940

627.123

2.1. Lợi nhuận

19.975

21.133

21.410

2.2. Các khoản nộp ngân

49.774

52.300


57.646

2. Chỉ tiêu tài chính

sách


2.3. Thu nhập bình quân

1.026

1.137

1.185

1 tháng 1 CNV
(đơn vị: đồng)

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật)
Bảng số 03 : So sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh
từ năm 2002-2004

Chỉ tiêu

So sánh năm

So sánh năm

2004/2002


2004/2003

Chênh
lệch

%

Chênh

%

lệch

1. Giá trị.
1.1. Giá trị sản xuất

29.878 103,4%

23.063 102,6%

1.2. Doanh thu

115.724 114,6%

12.897 101,5%

1.3. Giá trị thu hồi vốn

- 49.852


92,6% - 72.817

89,6%

2. Chỉ tiêu tài chính
2.1. Lợi nhuận

1.435 107,2%

277 101,3%

2.2. Các khoản nộp ngân

7.872 115,8%

5.346 110,2%

sách

Qua các bảng trên ta thấy: hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của công ty đều có
những dấu hiệu tăng rất đáng mừng.

Biểu số 1: Tổng doanh thu từ năm 2002- 2004

Doanh thu
Tr.đ


860.000
840.000

820.000
800.000
780.000
760.000
740.000 727.597
720.000
700.000
680.000
660.000
2002

830.424

843.321

Năm
2003

2004


Biểu số 2: Lợi nhuận từ năm 2002-2004
Lợi nhuận
Tr.đ
22.000
21.410

21.500

21.133


21.000
20.500
20.000

19.975

19.500
19.000

Năm
2002

2003

2004

Nhận xét:
Nhìn vào biểu số 1 ta thấy tổng doanh thu từ năm 2003 đến năm 2004 tăng đáng
kể tuy rằng không bằng năm 2004. Mức tăng của năm 2004 so với 2003 về doanh thu
tăng 12,897 tỷ đồng(tăng 1,5%); năm 2004 mức doanh thu tăng 115,724 tỷ đồng(tăng
14,6%) so với năm 2002. Mức tăng này là do tác động của sự phát triển thị trường xây
dựng ngày càng tăng, đã làm cho số công trình mà công ty tiến hành thi công tăng lên.
Điều này góp phần quan trọng làm cho giá trị sản lượng xây lắp năm 2002 đến năm 2004
tăng lên rất nhanh khi các dự án được triển khai.
Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu và giá trị sản lượng, ta thấy lợi nhuận của
công ty cũng tăng từ 19,975 tỷ đồng năm 2002 lên đến 21,410 tỷ đồng năm 2004(tăng
7,2%). Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi nhuận từ năm 2003 đến 2004 là rất chậm, mức tăng là
277 triệu đồng(tăng 1,3%).Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty vẫn còn thấp.
Năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 2,5%, nghĩa là trong 100 đồng doanh thu

thì có 2.5 đồng lợi nhuận. Sở dĩ tỷ suất lợi nhuận của công ty thấp trong khi doanh thu
hàng năm khá cao là do việc đảm bảo chất lượng và phát sinh nhiều khoản mục chi phí
trong thi công mà khi lập giá dự thầu Công ty không lường hết được, điều này đã làm
cho chi phí của thi công tăng cao. Mặt khác, do khối lượng công trình thi công lớn, địa


bàn thi công dàn trải trong khi năng lực cán bộ kỹ thuật còn hạn chế nên chưa đạt hiệu
quả cao.
Đa số các chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của công ty năm
2004, chứng tỏ công tác quản lý thi công tốt trong điều kiện thời tiết thuận lợi, đảm bảo
tiến độ, công tác huy động máy móc thiết bị hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của bộ máy
quản lý các dự án của công ty cao, đảm bảo được chất lượng công trình.Các chỉ tiêu tăng
trưởng về giá trị sản lượng và doanh thu qua các năm đã phản ánh rõ tác động tích cực
của công tác quản lý đội xây dựng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Thu nhập bình quân một tháng của một công nhân viên tăng dần qua các năm.
Điều này chứng tỏ Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến vấn đề nâng cao mức sống cho
cán bộ công nhân viên của công ty.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
+ Sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của BCH Đảng bộ Công ty đưa ra những chủ
trương, đường hướng đúng đắn phù hợp với điều kiện và khả năng của Công ty. Lãnh
đạo công ty đã triển khai chủ trương của Đảng uỷ một cách năng động và sáng tạo từng
lúc, từng nơi, từng điều kiện cụ thể để đạt được hiệu quả cao trong SXKD.
+ Sự quan tâm tạo điều kiện và sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo, các phòng chức
năng công ty.
+ Sự đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên công
ty.
+ Sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty quyết
tâm khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm

2004 và những năm tiếp theo.
2.

thực trạng Công tác quản lý đội xây dựng ở công ty xây dựng 319

2.1. Thực trạng tổ chức đội xây dựng
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của đội xây dựng
Đội xây dựng là một hình thức hiệp tác lao động là lao động tập thể có tổ chức ở
khâu đầu tiên trong hoạt động xây lắp, dựa trên sự hợp nhất những cố gắng khác nhau


của nhiều người, nhiều nghề, nhằm thực hiện một loại việc, hoặc một tập hợp nhiều loại
việc, một giai đoạn công tác riêng biệt hoặc một hạng mục công trình, một công trình
xây dựng.
- Chức năng của đội:
+ Thực thi công trình: Đội với tư cách là tổ chức cơ bản trực thuộc doanh nghiệp,
thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, cho nên chức năng chủ yếu của đội là thực thi công
trình, trực tiếp thi công xây lắp và điều hành tác nghiệp công việc tại hiện trường.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay nhiều đội xây dựng đang được giao nhiệm vụ
tiếp cận thị trường, thậm chí phải tự lo liệu lấy công ăn việc làm, do đó quyền hạn của
đội cũng được mở rộng hơn.
+ Tạo ra lợi nhuận: Đội là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, đội phải có trách nhiệm
tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thành xuất sắc công việc của
mình.
- Nhiệm vụ của đội:
+ Góp phần khai thác và mở rộng, củng cố thị trường.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch được giao.
+ Thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng, đảm bảo chất lượng công
trình, thực hiện đúng các quy định về bảo hộ và an toàn lao động.
+ Tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào của dự toán công trình(nhân công, vật liệu, sử

dụng máy và các chi phí khác) do đội quản lý.
+ Hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác thống kê kế
toán thuộc phạm vi phân cấp.
+ Thực hiện chế độ phân phối hợp lý, hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người lao động.
2.1.2. Thực trạng tổ chức đội ở công ty
Đội là một cấp trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty, hiện công ty có 90 đội
xây dựng hoạt động trong hệ thống các xí nghiệp thành viên, trong đó có 42 đội được
đánh giá là có chất lượng cao, số còn lại có chất lượng trung bình.Có 70-80% nhân sự
được đào tạo nghề và đào tạo cao cấp, trong đó có 60 % số đội trưởng có trình độ đại
học, 30% có trình độ trung cấp, số còn lại do làm việc lâu năm được giao trách nhiệm
quản lý đội. Mỗi đội là một cấp quản lý trực tiếp theo năm lĩnh vực (năm quản: kế hoạch,


vật tư, tài chính, lao động, kỹ thuật), trên cơ sở đó có các cán bộ: kỹ thuật, kế toán, vật
tư. Mỗi người cán bộ đựợc giao chịu trách nhiệm trước đội trưởng về công việc của
mình. Đội trưởng chịu trách nhiệm hạch toán lỗ lãi với công ty về công trình được giao.
Các đội được ưu tiên tối đa về nguồn lực và tự chủ động, năng động trong thực hiện
nhiệm vụ được giao. Đội ngũ công nhân xây dựng và sản xuất nằm trong biên chế của xí
nghiệp thường có ít nhất 15 người trở lên.
Công ty có 12 đơn vị thành viên, với tổng số cán bộ công nhân viên là 4.238 người,
trong đó Xí nghiệp 11 là một đơn vị độc lập, trước kia là một trung đoàn được sáp nhập
vào Công ty. Sau đây là tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng và doanh thu của một số
Xí nghiệp điển hình trong năm 2004:


Bảng số 04 : Sản lượng và doanh thu tại một số Xí nghiệp
điển hình năm 2004
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT Tên đơn vị


KH năm 2004

TH năm 2004

SL

DT

SL

DT

1.

Xí nghiệp 7

65.000

60.000

66.696

61.376

2.

Xí nghiệp 11

110.000


105.000

98.190

68.438

3.

Xí nghiệp 19

65.000

65.000

68.600

65.000

4.

Xí nghiệp 296

70.000

80.000

77.597

79.376


5.

Xí nghiệp XL- DN

60.000

65.000

63.914

65.166

6.

Xí nghiệp 29

50.000

55.000

50.077

48.062

7.

Xí nghiệp 9

45.000


40.000

41.022

38.678

(Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật)
2.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội xây dựng
Có thể thấy được kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội xây dựng qua bảng tổng hợp
giá trị sản lượng của một số đội thuộc xí nghiệp 11- một đơn vị điển hình của Công ty
trong năm 2004 như sau:
Bảng số 05 : Giá trị sản lượng của một số đội xây dựng
tại Xí nghiệp 11- năm 2004
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
STT

Tên đội

Sản lượng
Quý 4

Năm 2004

Thu hồi
Quý 4

Năm 2004

1


Đội 13

13.026.088

18.089.626

1.582.937

15.718.669

2

Đội 15

3.858.430

12.093.870

3.883.008

10.142.830

3

Đội 17

1.732.678

8.553.562


178.500

4.090.991

4

Đội 110

2.347.378

7.231.705

2.240.000

5.330.711

5

Đội 19

5.190.971

6.157.057

1.898.373

4.980.153

6


Đội 115

550.395

4.380.897

5.431.860

6.331.860

(Nguồn: Ban kế hoạch kỹ thuật - XN 11)


Qua đó ta thấy, giá trị sản lượng đội thực hiện là tương đối lớn, đặc biệt là 3 tháng cuối
năm 2004. Điều này chứng tỏ số công trình mà đội thực hiện có xu hướng ngày càng
tăng.
Để tìm hiểu và nắm được kết quả của công tác quản lý đội xây dựng ở công ty, ta
có thể đi cụ thể, chi tiết vào ba đội điển hình cho kết quả cao, trung bình, thấp. Do Xí
nghiệp 11 là đơn vị thành viên lớn, tiêu biểu của công ty nên ta có thể lấy ví dụ về đội
thuộc xí nghiệp để phân tích.

Bảng số 06 : Bảng so sánh kết quả quản lý đội
Tiêu chí
Quy mô đội

Đội 13

Đội 17


Đội 112

- Lao động trong

- Lao động trong

- Lao động trong

biên chế: 55

biên chế: 35

biên chế: 25

người

người

người

- Hợp đồng thời

- Hợp đồng thời

- - Hợp đồng

vụ: tuỳ từng

vụ:


thời vụ:

công trình, từ 80- 60- 100 người.

45- 90 người.

130 người.
Giá trị sản lượng

18.089

8.554

3.776

1.287

1.126

1.013

(Đơn vị: triệu đồng)
Thu nhập bình quân
(Đơn vị: 1000 đồng)
(Nguồn: Ban kế hoạch kỹ thuật – Xí nghiệp 11)

Qua bảng trên ta thấy mức độ chênh lệch giữa đội có kết quả cao và đội có kết quả
thấp là tương đối lớn. Thông thường, các công trình đội thực hiện là do Công ty, Xí
nghiệp giao cho, dựa vào kết quả sản xuất của đội như: chỉ tiêu lãi, lỗ, tiến độ thực hiện,
đặc biệt là kinh nghiệm đã từng làm các công trình tương tự; công trình đội đang thi công

chưa hoàn thành (để chuyển sang công việc khác).
Thu nhập bình quân trong đội 13 là 1.287 nghìn đồng, hơn 161 nghìn đồng so với
đội 17, hơn 274 nghìn đồng so với đội 112. Như vậy là mức độ chênh lệch giữa đội cao


nhất và đội thấp nhất là khá cao, thể hiện công tác quản lý đội xây dựng trong đội 13 là
tốt, đạt hiệu quả cao, mức sống của người lao động trong đội tương đối cao.
Nguyên nhân của sự chênh lệch giữa các đội trên là do:
Trước hết, phải kể đến công lao to lớn của người đội trưởng,đội trưởng có vai trò
quan trọng đối với sự thành công của đội. Điều đó thể hiện ở năng lực quản lý, sự năng
động trong các mối quan hệ của người đội trưởng.
Mặt khác, việc sử dụng có hiệu quả số lượng, chất lượng lao động, thời gian lao
động, cường độ lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, việc so sánh trên chỉ mang tính tương đối: do các công trình đội thực hiện là
khác nhâu về số lượng, mức độ phức tạp về kỹ thuật thi công công trình…

2.2. Thực trạng công tác quản lý đội xây dựng
2.2.1. Quy trình quản lý đội xây dựng
Quy trình hoạt động quản lý đội xây dựng được thực hiện theo một quy trình thông
suốt từ chủ thể quản lý là Công ty đến khách thể quản lý là các đội. Mô hình tổng quát
quy trình quản lý đội xây dựng có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 04 : Quy trình quản lý đội xây dựng

Khảo sát
thiết kế
công trình,

Thanh quyết
toán và bảo
hành


Tham gia
đấu thầu

Nghiệm thu
và bàn giao

Chọn đội
thi công

Tổ chức
thi công
xây lắp

Hệ thống thông tin tại các phòng ban chức năng, đặc biệt là phòng Kế hoạch kỹ thuật, có
nhiệm vụ tìm kiếm, tập hợp, xử lý thông tin về các công trình, dự án. Phòng kế hoạch
chủ trì lựa chọn dự toán, gửi hồ sơ dự thầu, tổ chức tham gia đấu thầu. Hồ sơ dự thầu chỉ
được gửi đi khi đã dự tính được các lợi ích thu được từ dự án, khả năng thực hiện các
mục tiêu của dự án cũng như khả năng thắng thầu.


×