Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4;5 trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 33 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH KHỐI
LỚP 4, 5 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọ đề tài:
Dân ca là một nghệ thuật của dân gian, nó có đầy đủ tính truyền miệng, tính
tập thể, tính truyền thống và tính sáng tạo. Những làn điệu Dân ca không chỉ
mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo điều
kiện cho sự phát triển toàn diện cho mỗi con người chúng ta nói chung và đặc
biệt cho học sinh Tiểu học nói riêng
Đối với trường Tiểu học Hà Huy Tập nơi tôi đang công tác, trường đóng
trên địa bàn xa trung tâm thuộc vùng nông thôn tương đối khó khăn, kinh tế xã
hội đang trên đà phát triển vì thế các nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc cũng
hòa nhập và dần bị mai một, nên các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa
mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn là những nguyên nhân đã
làm cho các em ít quan tâm tới việc lưu trữ các nền văn hóa đặc trưng riêng của
quê hương mình.
Những làn điệu dân ca ấy còn được vang vọng bao lâu nữa nếu như các em
nhỏ không còn được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Với cuộc sống thành thị quá
bận rộn khiến cho người lớn quay cuồng trong nhịp sống hối hả, không còn bình
tâm để đưa các em bé vào giấc ngủ êm đềm qua tiếng hát ru nữa, bên cạnh đó cả
thế giới Âm nhạc đang nóng lên bởi những dòng nhạc Trẻ, nhạc Rock dòng nhạc
phong trào phục vụ nhu cầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh,
ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của
người lớn, những bài hát mang tính chất giải trí, do vậy các em đã tiếp thu nhanh
hơn so với các bài hát mà các em được học ở trường. Bên cạnh đó những bài hát
dân ca tương đối khó đối với học sinh Tiểu học nên mỗi khi giáo viên dạy các
bài hát dân ca học sinh thường căng thẳng vì học hát mãi mà hát vẫn không
1


Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

đúng, học múa mãi mà múa vẫn không được dẻo vì các bài hát dân ca thường
phải luyến láy nhiều, có khi phải lấy hơi dài hơn, mỗi bài dân ca thuộc các vùng
miền hay dân tộc khác nhau thì làm thế nào để các em thực hiện tốt được? và
điều đó dẫn đến học sinh không thích học hát các bài hát dân ca. Vì thế đa số sau
khi ra trường tất cả đều bị các em quên lãng, nên gần như thế hệ trẻ đã không
còn biết đến và không còn muốn nghe những làn điệu dân ca xưa nữa. Mặc dù
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã điều chỉnh nội dung của chương trình môn Âm
Nhạc bắt buộc khối lớp nào cũng có từ hai đến ba bài dân ca, còn rất hạn chế, do
vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng.
Vậy làm thế nào để các em thích học các bài hát dân ca điều này đòi hỏi
giáo viên phải có phương pháp dạy để học sinh yêu thích học hát dân ca hơn, khi
các em trình bày, biểu diễn tốt các bài hát đó và sau khi các em thực hiện tốt, tự
nhiên các em sẽ thấy yêu thích các bài hát dân ca hơn. Đây là một quá trình tìm
hiểu, học hỏi và tập luyện hết sức khó khăn của cả Cô và Trò. Từ những vấn đề
đã đặt ra ở trên và qua khảo sát thực tế ở trường nơi đang công tác, nhận thấy
việc để giúp các em học sinh được tiếp xúc và ngày càng yêu thích các làn điệu
dân ca Việt Nam, để nó không bị mai một và trôi vào quên lãng là một vấn đề
rất quan trọng. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra “Một vài phương pháp dạy hát dân
ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong trường Tiểu học”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nhằm lôi cuốn và thu hút học sinh yêu thích học hát, tìm hiểu để hiểu biết
về các làn điệu dân ca nhiều hơn. Bên cạnh đó còn giáo dục thái độ yêu mến,
lòng tự hào cũng như ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam mà đặc
biệt là hát Dân Ca.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Những phương pháp sư phạm dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5
trong trường Tiểu học.
2
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong
Trường tiểu học Hà Huy Tập - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk. Năm học
2014 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu chương trình, Sách giáo khoa môn Âm nhạc tiểu học.
- Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học.
- Các bài hát dân ca trong và ngoài chương trình Âm nhạc tiểu học.
- Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.
- Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở
trường.
- Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho phù
hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Học sinh Tiểu học rất nhạy cảm với Âm nhạc, cuộc sống của các em không
thể thiếu được loại nghệ thuật này, môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp,
góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện.
Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau
những giờ học căng thẳng.

Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học. Học hát là nội dung trọng tâm,
được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích
nhất. Phân môn học hát có ba dạng là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các
bài hát nước ngoài.
Khả năng Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt. Ví dụ học
sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời
ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca, Đến lớp 4,5 khả năng ghi nhớ của học
sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực Âm
3
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có những em năng khiếu Âm
nhạc rất tốt, nhưng bên cạnh đó lại có một số em năng khiếu còn hạn chế. Cũng
có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát
đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại
yếu về vận động theo nhạc… Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt
động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi… Hứng thú, sở
thích Âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ của
các em cũng khác biệt
2. Thực trạng:
Ban đầu việc các em học sinh trình bày các bài hát dân ca đang rất thụ
động, hát chưa chính xác, còn sai về cao độ, tiết tấu và chưa thể hiện đúng chất
dân ca, còn lúng túng khi nhận biết và phân biệt các thể loại dân ca của các vùng
miền, vì bài hát dân ca là những bài hát tương đối khó đối với học sinh Tiểu học
nên mỗi khi giáo viên dạy bài hát dân ca học sinh thường căng thẳng với những
chỗ hát luyến và những câu hát phải lấy hơi dài lại thuộc nhiều vùng miền phải

thể hiện đúng chất của vùng miền ấy vì thế các em không thích học. Chính vì
không thích học của các em điều đó khiến học sinh dần dần sẽ lãng quên trong
thời gian. Bởi vậy làm thế nào để các em thích học các bài hát dân ca? Là giáo
viên dạy Âm Nhạc nhận thấy muốn các em yêu thích các bài hát dân ca thì giáo
viên phải có phương pháp dạy học phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình
thức để nhằm lôi cuốn và thu hút học sinh thích thú và ham học hơn.
2.1. Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện tốt cho cô và trò. Đồng
thời luôn thúc đẩy, khích lệ giáo viên luôn có những sáng kiến, tìm tòi, học hỏi
kinh nghiệm nơi các đồng nghiệp.
- Bản thân qua lớp đào tạo sư phạm Âm nhạc và là sở thích.
- Khi lên lớp có đầy đủ nhạc cụ như: đàn, thanh phách, đĩa nhạc, máy nghe.
4
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

- Trường lớp sạch đẹp, phòng học thoáng mát, rộng rãi.
- Một số em rất có năng khiếu về môn Âm nhạc.
- Một số phụ huynh có năng khiếu và đam mê về Âm nhạc nên cũng góp
phần dạy dỗ con em mình lúc ở nhà.
* Khó khăn:
- Trường thuộc vùng nông thôn, phụ huynh phải đi làm vất vả và suốt ngày
lam lũ nơi đồng áng, nên không có thời gian để quan tâm tới con cái.
- Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc xem đây là môn
học không quan trọng.
- Khả năng tiếp thu bài của các em không đồng đều.

- Chưa có phòng học Âm nhạc riêng.
2.2. Thành công - hạn chế
* Thành công:
- Bản thân tôi nhận thấy sau khi áp dụng các phương pháp thì chất lượng
dạy và học các bài hát dân ca của học sinh được tăng lên đáng kể như: Các em
thích thú hơn, hào hứng hơn khi học môn Âm nhạc và đặc biệt là học hát dân ca,
hát đúng giai điệu tiết tấu, hát to rõ ràng, hòa giọng biết thể hiện sắc thái, vận
động theo bài hát. Nhưng một điều đáng quan tâm đó là sự mạnh dạn tự tin hơn
khi tham gia hoạt động Âm nhạc ở trường cũng như ở địa phương. Đó chính là
sự thành công của đề tài.
* Hạn chế:
- Nhưng không phải việc gì cũng chỉ có thành công bên cạnh những mặt
được thì cũng còn những mặt hạn chế như thời gian tiết học ngắn mà các tiết
phân bố quá thưa, khả năng tiếp thu Âm nhạc các em không đồng đều lại ít được
tiếp xúc làm quen với Âm nhạc nên việc thực hiện các phương pháp mới trong
giảng dạy còn nhiều mặt han chế.

5
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

2.3. Mặt mạnh - Mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- Khi thực hiện các phương pháp trên thì hầu hết các em đều thích thú,
tham gia môn học một cách linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo
các động tác múa phụ họa kết hợp khi hát thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu của bài
học thông qua các phần học hát, đặc biệt là hát dân ca. Thích tham gia vào các

hoạt động Âm nhạc do lớp, nhà trường, các cấp hay địa phương phát động. Đó
chính là mặt mạnh của phương pháp này.
* Mặt yếu:
- Một số em tiếp thu bài chậm, khả năng Âm nhạc của các em còn hạn chế
chưa biết thực hiện được đầy đủ hoặc chưa làm tốt một số hoạt động như các
bạn khác, làm chất lượng của bộ môn chưa cao đó cũng là điều mà tôi trăn trở
trong khi sử dụng đề tài vào thực tế.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Với các dòng nhạc phong trào hiện đại bấy giờ như nhạc trẻ, nhạc Rock
đang lan tràn dễ lôi cuốn học sinh yêu thích nó hơn, nên đã làm cho các em
không còn nhớ đến những làn điệu dân ca ềm đềm tha thiết, cũng chính những
người lớn trong gia đình như các Bà các Mẹ ít và thậm chí là không hát ru con
mình những lời ru ngọt ngào sâu lắng bằng những làn điệu Dân Ca như trước
đây nữa mà toàn hát những bài nhạc trẻ, nhạc phong trào. Bên cạnh đó những
bài hát dân ca tương đối khó hát, có nhiều chỗ luyến láy, có những câu hát phải
lấy hơi dài, lại thuộc dân ca nhiều vùng miền khi hát phaỉ thể hiện đúng chất
khác nhau. So với lứa tuổi học sinh Tiểu học là điều hơi khó khăn, những tác
động đó đã làm cho học sinh không thích học hát dân ca và dần dần đi vào lãng
quên.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Qua quá trình thực tế giảng dạy trước đây vì giáo viên chưa có phương
pháp dạy phong phú để lôi cuốn các em mà chỉ cho học sinh học những bài hát
6
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

có trong sách giáo khoa của chương trình học chính, chưa cho các em tìm hiểu

thêm, nhiều qua băng đĩa, hình về dân ca ngoài chương tình học cũng như tìm
hiểu rộng hơn về các vùng, miền khác nhau. Đặc biệt trước đây chỉ nghe Cô hát
mẫu bài hát và được Cô giáo tập hát từng câu sau đó cho vỗ tay theo nhịp của
bài hát và được giáo viên hướng dẫn cho một số động tác múa phụ đơn giản như
vậy là xong một tiết học. Với cách làm như vậy thấy tình trạng học sinh chưa có
sự đam mê và chưa thích thú với học hát và tìm hiểu về các làn điệu dân ca mà
cứ chạy đua theo dòng nhạc phong trào, nhạc trẻ hiện nay, vì giáo viên chưa
chưa thực sự có phương pháp giảng dạy phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn học
sinh, nhiều em chưa có năng khiếu, chưa hiểu biết gì về các làn điệu dân ca, ngại
khi thể hiện bản thân, đôi khi giáo viên chưa khôn khéo đánh giá học sinh trước
lớp, làm cho các em cảm thấy tự ti, xấu hổ không dám thể hiện mình trước tập
thể. Bên cạnh đó phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa
quan tâm đến bộ môn Âm nhạc, và đặc biệt hơn nữa là học hát về các làn điệu
dân ca. Vì vậy người giáo viên khi lên lớp không chỉ nắm vững kiến thức về các
làn điệu dân ca, có phương pháp giảng dạy phong phú, đa dạng với nhiều hình
thức để truyền thụ cho học sinh mà phải luôn gần gũi, quan tâm sâu sắc, lắng
nghe ý kiến của các em nắm bắt và hiểu được tâm lí, sở thích của học sinh.
Không những dạy những nội dung, kiến thức, kĩ năng của các làn điệu dân ca
mà phải thường xuyên thay đổi, tìm ra những hình thức, phương pháp mới giảng
dạy để tạo không khí sôi nổi cho các em có niềm đam mê, thích thú về học các
bài hát dân ca hơn. Tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, như tổ chức một số trò
chơi có liên quan đến tiết học nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng vừa lĩnh
hội được kiến thức vừa được vui chơi thoải mái. “Học mà chơi chơi mà học” vì
khi tham gia trò chơi các em cảm thấy vui, phấn khởi được gần gũi với cô và
bạn bè hơn, vì thế các em sẽ yêu thích và tự tin khi trình bày các bài hát dân ca.
Ngoài sự gần gũi, thân thiện với học sinh thì lời khen ngợi của giáo viên
cũng rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh vì lứa tuổi của các em rất thích
7
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga



Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

được khen. Bởi vậy trong tiết học em nào tìm ra hoặc nhận biết được một bài hát
dân ca mới thuộc một vùng miền nào đó chẳng hạn thì giáo viên kịp thời đánh
giá, khen ngợi trước lớp, nhằm giúp các em cảm thấy phấn khởi và phát huy khả
năng của mình trong các tiết học kế tiếp. Với những hình thức trên thì học sinh
có sự đam mê và yêu thích học Âm nhạc hơn và đặc biệt là học hát dân ca, như
vậy tiết dạy sẽ thành công rất lớn và học sinh sẽ không lãng quên đi một dòng
nhạc truyền thống của Nước nhà đó là các làn điệu Dân ca vốn quý.
3. Giải pháp - Biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Để khắc phục một số vấn đề nêu trên, với mục đích và giải pháp thực hiện
của bản thân, nhằm để đưa dân ca đến gần hơn với học sinh, tạo cho các em yêu
thích, ham học và hiểu biết về dân ca nhiều hơn. Qua đó các em biết giữ gìn bản
sắc Dân tộc vốn quý của nước nhà, mặt khác ngày càng đáp ứng tốt hơn chương
trình giáo dục Âm nhạc ở bậc Tiểu học.
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Phương pháp 1: Quy trình giảng dạy bài hát phong phú
Một tiết dạy hát dân ca được thực hiện theo các bước như sau:
- Giới thiệu bài hát: Ở phần giới thiệu bài hát Tôi sử dụng bản đồ để giới
thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh hoặc dùng máy chiếu để giới thiệu về sinh hoạt
văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất xứ và nét đặc
trưng của bài dân ca (thang âm, các từ đệm, trang phục, động tác múa…) sao
cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, cũng có thể giới thiệu sơ lược về nhạc
cụ dân tộc của vùng miền dân ca đó.
- Tìm hiểu bài hát: Tìm hiểu bài hát giáo viên chia các câu hát trong bài
dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca
Việt Nam thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư

từ nên cấu trúc không cân đối. Giáo viên cần giải thích cho học sinh những từ
khó trong bài dân ca, ví dụ: Xòe hoa là múa hoa, Lí cây xanh là khúc hát ngắn
8
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

về cây xanh, Bắc kim thang là bài đồng dao (bản thân từ này không có nghĩa gì),
cò lả diễn tả cánh cò bay chập chờn (con cò cũng là hình tượng người nông dân
Việt Nam), bài cò lả hình thành từ câu ca dao:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa sổ bay ra cánh đồng
Trời sinh, mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi bọn trẻ nên đời cò con
- Nghe hát mẫu: Đối với quá trình dạy một bài hát, hát mẫu là một bước
rất quan trọng. Hát mẫu để học sinh nghe và biết được giai điệu của bài hát, nắm
được lời ca, tính chất của bài hát trước khi vào học từng câu. Đối với việc dạy
một bài hát dân ca đòi hỏi giáo viên khi hát mẫu không những thuộc lời ca, hát
đúng giai điệu của bài hát về cao độ, trường độ, nhịp phách mà hát mẫu các bài
hát dân ca giáo viên còn thể hiện cho học sinh thấy rõ những chỗ luyến láy, dấu
hoa mỹ và đặc biệt là thể hiện được sắc thái biểu cảm cũng như tính chất dặc
trưng của bài hát dân ca. Điều đó giúp cho học sinh hình thành được giai điệu và
động tác biểu diễn bài hát, gây được lòng yêu thích bài hát khi nghe cô hát mẫu.
Với việc dạy một bài hát dân ca mà nhất là học sinh lớp 4 lớp 5 giáo viên
không chỉ cho học sinh nghe mẫu một lượt mà sau khi giáo viên hát mẫu cho các
em nghe, giáo viên nên cho học sinh nghe lại để nắm được giai điệu của bài hát

qua băng nhạc một hai lượt nữa và trong khi nghe, giáo viên yêu cầu học sinh
vừa nghe vừa theo dõi vào lời ca của bài hát trong sách ( băng nhạc ghi âm bài
hát phải là giọng thiếu nhi để các em thấy gần gũi với mình ), với phương pháp
hát mẫu này sẽ giúp cho giáo viên khi dạy hát từng câu dễ dàng hơn.
- Khởi động giọng: Khởi động giọng giúp định âm được giọng của học
sinh để khi vào học hát sẽ không mắc phải lỗi hướng dẫn học sinh hát thấp quá
hoặc cao quá. Luyện thanh, khởi động giọng phải dùng vần (các vần này tương
9
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

ứng với các nốt nhạc trong bài luyện thanh) sao cho vần đó giúp khẩu hình của
các em mở rộng và tròn khẩu hình , ví dụ như : Mi, mê, ma, mô…. Như vậy sẽ
giúp các em phát âm chuẩn hơn và hát vang hơn. điều này buộc giáo viên phải
có sự chuẩn bị giọng hát ngay từ bước hát mẫu đến bước luyện thanh và khi vào
học hát phải cùng một giọng, tránh tình trạng đang hát giọng cao rồi lại hát thấp
xuống và đang hát thấy thấp quá lại hát lại cho cao hơn.
Ví dụ: Luyện thanh, khởi động giọng vào dạy hát bài: Chim sáo - dân ca
Khơ me ( Nam bộ ) - Âm nhạc lớp 4.
Bài hát này viết ở giọng Fdur (pha trưởng) nên khi cho học sinh hát đúng
giọng Fdur học sinh hát sẽ bị trầm dẫn đến hát không hay vì thế giáo viên khi
hát mẫu, luyện thanh và dạy hát ở giọng Gdur (sol trưởng).
- Đọc lời ca: Đọc lời ca là một bước rất quan trọng trong việc dạy hát mà
nhất là dạy hát một bài hát dân ca. Đọc lời ca giúp các em phân biệt được câu
hát và không bị bỡ ngỡ về lời ca khi vào học hát. Đọc lời ca giúp các em biết
được chỗ lấy hơi, chỗ nghỉ, biết được tiết tấu của bài hát. Khi bước vào đọc lời
ca giáo viên thường hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát

nhưng đối với những bài hát dân ca giáo viên nên cho học sinh đọc lời ca theo
nhịp vì các bài hát dân ca thường viết ở nhịp thiếu. Vì thế khi giáo viên cho học
sinh đọc lời ca theo tiết tấu sẽ tạo cho các em hát mạnh ngay từ tiếng đầu tiên,
điều này sẽ dẫn đến khi dạy xong bài hát giáo viên cho học sinh vỗ tay theo nhịp
học sinh sẽ vỗ tay vào tiếng đầu tiên của bài hát nghĩa là vỗ tay vào nhịp thiếu
của bài và rất khó sửa nếu các em đã thành thói quen. Cho học sinh đọc lời ca
theo nhịp ngoài việc hình thành nhịp cho học sinh mà với phương pháp này còn
giúp học sinh khi học hát sẽ hát được mềm mại hơn.
Ví dụ: Khi đọc lời ca của bài hát: Hát mừng - Dân ca Tây Nguyên- Âm
nhạc lớp 5
Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca, mừng đất nước ta sống vui hòa …
x

x

x

x

x

10
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga

x

x…


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp

4;5 trong trường Tiểu học

- Dạy hát từng câu: Trước khi vào dạy hát từng câu bất cứ một bài hát
nào giáo viên cũng phải phân tích các ký hiệu Âm nhạc có trong bài hát cho học
sinh biết. Đối với việc dạy hát các bài hát dân ca giáo viên lại càng phải phân
tích kỹ bởi các bài hát dân ca thường hay có nhiều ký hiệu Âm nhạc, giáo viên
giới thiệu bài hát viết ở nhịp mấy, bài hát chia làm mấy câu, trong bài có những
ký hiệu âm nhạc nào, nốt nhạc cao nhất, nốt nhạc thấp nhất, những chỗ có dấu
luyến hay là những câu có thêm những nốt nhạc nhỏ hơn bên cạnh gọi là dấu
hoa mỹ …
Tiếp theo là giáo viên dạy truyền khẩu theo lối móc xích từ câu này nối
sang câu kia. Khi dạy hát một bài hát dân ca ngoài yêu cầu cần phải hát đúng
lời, chính xác về cao độ, trường độ cũng như tiết tấu thì giáo viên phải hướng
dẫn học sinh hát chính xác những chỗ luyến lên, luyến xuống, chỗ lấy hơi dài,
tốc độ hát của bài hát vừa phải hay chậm rãi… Muốn thực hiện tốt được điều
này thì giáo viên phải hát thật chính xác, rõ ràng và hướng dẫn tỉ mỉ, kỹ càng
cho học sinh.
Năm bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc lớp 4 lớp 5 thì có tới 3
bài viết ở nhịp thiếu nên khi hướng dẫn học sinh hát, giáo viên phải thật chú ý
tới ô nhịp đầu tiên bởi nếu không hướng dẫn kỹ học sinh hát sẽ sai nhịp. Với
những bài hát này giáo viên hướng dẫn học sinh hát vỗ tay theo phách và nhịp
thì tiếng đầu tiên của bài các em mở tay ra hai bên rồi vào tiếng đầu tiên ở ô
nhịp thứ hai mới vỗ tay vào nhau, có như vậy những ô nhịp sau học sinh mới vỗ
tay đúng được.
Sau mỗi câu hoặc mỗi đọan, giáo viên nên đệm đàn hát mẫu lại cho các
em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối
theo lối móc xích sẽ giúp các em nhanh nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu
hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm
nhận giai điệu và lời ca còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát
11

Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

không rời rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời đặc biệt là giúp các em loại bỏ
sự chán nản khi chưa thực hiện được câu hát.
Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện tập
củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát, vừa gõ đệm nhạc
cụ để tạo sự sinh động của bài hát, và giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà
không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho
bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của tiết
học. Thông thường có ba cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: “Hát
gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca”.
Tuy nhiên đối với các bài hát dân ca thì giáo viên nên cho học sinh hát và gõ
đệm theo nhịp để các em hát và thể hiện được tính chất mềm mại của bài hát dân
ca.
Dạy cho học sinh hát đúng được rồi sau đó giáo viên chuyển sang dạy cho
học sinh hát hay, hát có sắc thái tình cảm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào
năng khiếu của từng em. Với việc dạy bài hát dân ca để hát thể hiện được tính
chất, tình cảm của bài hát giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp như chỉ ra
tiếng đệm lót của bài dân ca. Ngoài những tiếng đệm lót như: Là, mà, bằng,
thì… mà trong dân ca thường gặp còn có những tiếng đưa hơi như: ai, ê, ơi… và
những tiếng điệp từ thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh khi gặp những tiếng
đệm lót, những tiếng đưa hơi, tiếng điệp từ này thì khi hát chúng ta phải hát nhẹ
hơn.
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiên cho các em chứng
minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài
hát giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song

ca, hoặc tốp ca. Ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là hết sức
quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được các bài hát một cách chính
12
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

xác và tốt nhất. với phương pháp này, giáo viên sẽ nghe được học sinh hát kỹ
hơn và sửa sai kịp thời cho học sinh khi học sinh hát sai.
Những ký hiệu riêng của giáo viên khi dạy môn Âm nhạc cũng góp phần
cho học sinh hát đúng nhịp và thể hiện được sắc mặt vui vẻ của học sinh khi hát
như giơ một ngón tay thì dừng lại không hát, giơ hai ngón tay thì hát lại hai lần
câu hát vừa học, hai tay cô chắp vào nhau thì vỗ tay theo phách, cô để tay lên
đầu thì vừa hát vừa nghiêng đầu theo nhịp…
Ví dụ: Khi dạy bài hát: Chim sáo - dân ca Khơ me ( Nam bộ ) - Âm nhạc
lớp 4.
Trước hết giáo viên chỉ cho học sinh thấy những ký hiệu có trong tương
ứng với những câu hát gồm: Dấu lặng đơn, dấu lặng đen, dấu chấm dôi, nốt hoa
mĩ, dấu luyến lên, bài hát viết ở nhịp 4/4, nốt nhạc thấp nhất trong bài là nốt Đồ,
nốt nhạc cao nhất là nốt La. Bài hát có hai lời, chia làm 6 câu, mỗi lời có 3 câu
hát, Giáo viên vừa thuyết trình vừa chỉ cho học sinh theo dõi và quan sát trên
bảng phụ. Sau khi giới thiệu các ký hiệu Âm nhạc trong bài xong giáo viên tiến
hành dạy từng câu và chú ý dạy những câu cần hơi dài, những câu hát ngân dài,
những chỗ hát luyến, những câu hát nhẹ hơn. Bài hát Hát Chim sáo mang tính
chất rộn ràng, tươi sáng, vui vẻ, nên khi dạy hát giáo viên cho học sinh vừa hát
vừa lắc lư đầu tạo không khí thoải mái cho học sinh khi học hát.
- Hát cả bài: Giáo viên nên tổ chức cho học sinh vừa hát bài dân ca vừa
kết hợp với các trò chơi dân gian như: tập tầm vông, nhảy dây, chơi chong

chóng, tò he, sáo diều…
- Ôn tập: Bắt đầu từ tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu
hát phải được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản.
Thông thường sau tiết một các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng thời
gian một tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh
nào cũng làm được. Lúc này người giáo viên phải lấy giọng cho các em, lại phải
13
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

thực hiện hát mẫu cho các em nghe bài hát qua băng để các em nhớ lại giai điệu
của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Việc đầu tiên là phát hiện

những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em.
Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là
giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần xác định mục tiêu, những yêu
cầu, nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện
tập bắt đầu từ từng cá nhân, nhóm, bàn. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai
sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu mà học sinh hát chưa đúng
đó để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học
sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi
cho một em.
Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố một bài hát là hết sức đa dạng,
tuỳ theo từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn 1
phương pháp thích hợp. Duy chỉ có một điều dù có thực hiện phương pháp nào
thì người giáo viên vẫn phải luôn luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy
các em mới cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây hứng thú cho

các em khi học.
Ví dụ: Khi ôn tập bài hát: Chim sáo - dân ca Khơ me (Nam Bộ) - Âm nhạc
lớp 4.
Đối với bài hát Chim sáo có tám chỗ luyến lên nên khi ôn tập giáo viên
phải chú ý hướng dẫn học sinh hát luyến cho đúng từ như chỗ luyến lên ở câu 1,
chỗ: “trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay” khi học sinh hát thường hát luyến
lên cả chữ “xanh, đùa” bởi vậy giáo viên khi gặp phải học sinh hát sai như vậy
phải sửa sai bằng cách hướng cho các em thấy chữ “xanh, đùa” hát bình thường
chứ không hát luyến và đàn giai điệu của câu đó hoặc hát đi hát lại nhiều lần để
học sinh nghe và sửa sai dễ hơn.
14
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

- Biểu diễn các động tác phụ hoạ: Khi các em đã thực hiện chuẩn xác
giai điệu, tiết tấu, nhịp, phách của bài hát rồi, để khắc sâu, gây ấn tượng trong
tâm trí các em. Hơn nữa để cho việc thể hiện bài hát thêm sinh động và hoàn
chỉnh hơn, giáo viên phải hướng dẫn các em thực hiện một số động tác múa phụ
hoạ cho bài hát. Các động tác phụ hoạ của bài phải phù hợp với lời ca và giai
điệu. Các bước đi phải ăn khớp với động tác tay và nhịp của bài hát. Tuy nhiên
không nên tìm động tác quá khó, chỉ cần đơn giản nhưng phù hợp thì hiệu quả
đem lại mới cao.
Tóm lại, việc dạy cho các em múa phụ hoạ cho một bài hát dân ca thì giáo
viên phải sưu tầm được nhiều động tác phụ hoạ, có nhiều động tác dạy rồi giáo
viên phải có phương pháp để uốn nắn cho các em múa các động tác đó làm sao
cho có hồn, làm sao cho thật dẻo và để phát huy tính tích cực của học sinh giáo
viên nên hướng cho các em tự nghĩ ra các động tác phụ hoạ, chỉnh sửa và nhắc

nhở khi các em nghĩ ra các động tác chưa phù hợp với bài hát. Thành quả chính
của các em nghĩ ra đó phù hợp với bài hát thì chọn một vài em múa đẹp nhất
đứng lên tập cho cả lớp múa phụ họa luôn, như thế sẽ giúp cho các em nhớ lâu
và thấy tự tin hơn khi biểu diễn bài hát.
* Phương pháp 2: Tạo cho học sinh chú ý, hiểu biết thêm và yêu thích
hơn đối với dân ca
+ Giới thiệu sơ lược về dân ca:
Đầu tiên yêu cầu 1 em trình bày lại một bài hát dân ca trong chương trình
đã học (bài cò lả) và hỏi đó là dân ca miền nào? (dân ca Bắc Bộ) và yêu cầu học
sinh củng cố lại các kiến thức đã học về dân ca:
Dân ca là gì? Là những bài hát không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác mà
nó được người dân tự hát lên trong khi lao động sản xuất hoặc trong các sinh
hoạt văn háo văn nghệ. Sau đó các bài hát ấy được lưu truyền qua từng thế hệ
này đến thế hệ khác trở thành các bài hát đặc trưng của từng vùng, từng miền
15
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

khác nhau… Và dân ca của vùng nào thì thể hiện rõ ngữ điệu, giọng nói, và cuộc
sống của người dân vùng đó.
+ Hướng dẫn học sinh cách nhận biết đơn giản các vùng dân ca:
- Dân ca Bắc Bộ: Cho các em chú ý nghe và xem hình ảnh, trang phục các
bài hát để thi đua nhận biết tên bài và xuất xứ của các bài hát dân ca.
Bài thứ nhất: cho các em nghe bài hát dân ca: (mở máy chiếu video hoặc giáo
viên hát).
Bài: Lý cây đa
Trèo lên quán dốc ngồi gốc ới à cây đa, rằng tôi lý ới à cây đa, rằng tôi lới ơi à

cây đa, ai xui ôi à tính tang tình rằng cho cô nàng gặp, xem hội cái đêm hôm
rằm rằng tôi lý ôi à cây đa, rằng tôi lới ối à cây đa…
Sau khi cho các em nghe xong, hỏi các em về xuất xứ của bài hát. Chọn một
trong những đáp án sau:
A. Dân ca Bắc Bộ
B. Dân ca Nam Bộ
C. Dân ca Trung Bộ
Từ đó tôi hướng dẫn cho các em nhận biết một bài dân ca: Đầu tiên ta có
thể dựa vào ngôn từ, trang phục, lời ca của từng bài hát, ở bắc bộ có các từ như:
í a, ì a, tính tang tình, tính tình, í ì i…

16
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

(Trang phục dân ca Bắc Bộ )

+ Dân ca Nam bộ: Tiếp theo cho các em nghe một bài dân ca khác
Bài Lý con cua:
Con cua quẫy, nó ở trong hang quẫy a rượng a quẫy a rượng a, nó kêu ở
rình boong ơi quẫy a rượng a lang tang tính lính tính tang lịnh tịnh tang, giã gạo
chày ba quẫy a rượng a.
Sau khi nghe hát, cho các em nhận biết xem đó là bài dân ca vùng nào?
Dựa vào ngôn ngữ đặc trưng: ớ rịnh bong rình, quẫy a, rượng a, lang tang tính
và các cách phát âm: Quẫy > wẩy, chày > chài, dấu hỏi hát thành dấu ngã: ở > ỡ.
(giáo viên phát âm lại)


17
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

(Trang phục dân ca Nam Bộ)
+ Dân ca Miền trung:
Về dân ca miền trung học sinh có thể khó nhận biết hơn vì nó có nhiều thể
loại và nhiều dạng, trong đó có các bài đặc trưng như: Lý ngựa ô, lý chiều chiều
lý kéo chài… Và ngôn ngữ đặc trưng của miền trung nhiều nhất có lẽ là các
ngôn từ đất Huế, như trong bài Lý qua đèo (dân ca Thừa thiên Huế).
Chiều ơ chiều, dắt ớ ơ bạn dắt ớ ơ bạn tà là đèo mà qua đèo. Chim bớ kêu.
Chim bớ kêu tình kêu bên nớ, uẩy, wá, chi rứa ức ức con vượn trèo tà là đèo

qua đèo, kia bên kia hỡi con vượn trèo, kìa bên kia… Các từ ngữ đặc trưng dễ
nhận biết của miền trung: Chi rứa, uấy úa, và các từ đệm như: ố tang tình tang, ơ
hờ, ơi hời (hỡi), tà là, í a bằng răng…

18
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

(Trang phục dân ca Trung bộ)
+ Dân ca Tây Nguyên:
Đặc biệt dân ca và văn hóa cồng chiêng Tây nguyên đã được thế giới công

nhận là một giá trị văn hóa phi vật thể của thế giới, chứng tỏ bản sắc rất độc đáo
của nền văn hoá Tây nguyên. Cho các em nghe 1 vài bài dân ca Tây nguyên:
Bài: Ru em (Dân ca Xê Đăng)
Ru em em ngủ cho ngoan để mẹ đi chặt cây chuối trên non, em ngủ đừng
khóc nữa, ngoài rừng xa cha đang đi kiếm măng non, nín đi hỡi em ơi.
Bài: Đến trường (Dân ca ê đê - lời mới: La Sơn)
Nắng ban mai trên làng buôn em, em tung tăng theo bạn đến trường. Tiếng
suối reo như lời cô giáo. Em thân yêu hãy học thật chăm.
Có chú chim non đậu trên cây. Đang im nghe theo lời cô dạy. Tiếng suối
vang vang giờ ra chơi. Em theo chân các bạn đùa vui.

19
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

(Trang phục dân ca Tây nguyên)
Điều đặc biệt cần trong biện pháp là khi có ý định cho học sinh nghe một
bài dân ca vùng nào thì giáo viên cũng đều phải lên kế hoạch trước, phải có
những lời giới thiệu xuất xứ về nền văn hóa vùng đó. Giúp học sinh hiểu thêm
nguồn gốc của dân ca để các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của
cha ông ta để lại, biết giữ gìn vốn tinh hoa của dân tộc.
Và giáo viên cũng phải thường xuyên trau dồi vốn kiến thức về dân ca, thu
thập nhiều các bài hát dân ca các vùng miền để hát cho học sinh nghe.
Các bài dân ca (qua đĩa nhạc hoặc do chính giáo viên trình bày) có thể lồng
ghép trước hoặc sau mỗi tiết Âm nhạc để cho học sinh thường xuyên có điều
kiện phát triển khả năng cảm thụ Âm nhạc.
* Phương pháp 3: Tổ chức xem đĩa hình các bài hát dân ca

- Chuẩn bị băng đĩa các chương trình biểu diễn các bài hát dân ca. ( Đã tiến
hành cắt, chỉnh sửa cho phù hợp).
- Địa điểm: Phòng hội đồng, do nhà trường chưa có phòng học Âm nhạc
riêng nên tôi lấy phòng hội đồng để dạy một số tiết (trang bị đầu đĩa, tivi, loa,…)
Khi tiến hành tiết học tổ chức 2 hoạt động chính:
20
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

• Hoạt động 1: Xem và nhận xét các bài dân ca.

Cho học sinh xem 3 bài: Bắc bộ (cây trúc xinh, hoặc cò lả…), Nam bộ (lý
đất giồng) và Tây nguyên (Bạn ơi lắng nghe hoặc bay đi chim – dân ca Jarai)
Sau khi cho học sinh xem xong một bài hát giáo viên đặt một số câu hỏi tìm
hiểu:
- Bài hát dân ca của vùng nào? Vì sao em biết?
Em thấy bài hát được biểu diễn phụ họa như thế nào? (đơn giản hay
hoành tráng? Phụ họa theo đặc trưng vùng miền hay theo nội dung?)
Khi xem mỗi bài hát dân ca của vùng nào thì cũng giới thiệu sơ qua cho
các em hiểu thêm về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các trang phục đặc trưng,
các nền văn hóa, phong tục riêng của người dân ở vùng đó. Nhằm giúp các em
có thêm vốn hiểu biết về văn hóa của các vùng miền.
• Hoạt động 2: Tập biểu diễn theo một vài động tác phụ họa các bài hát.
Sau khi các em đã tìm hiểu về phong cách biểu diễn của các bài dân ca đã
được xem, hỏi các em xem thích động tác phụ họa của bài nào nhất? Sau đó cho
các em biểu diễn theo các động tác của bài đó. Rồi tiến hành biểu diễn thi đua
theo các nhóm.

Tuy nhiên giáo viên cũng khuyến khích các em có thể biểu diễn một bài
hát mình thích theo cách riêng của mình, và khi nhận thấy em nào làm tốt chọn
em đó đứng lên để hướng dẫn cho cả lớp làm lại theo mình…
Biện pháp này giúp học sinh tiếp nhận các bài dân ca ở mức độ trọn vẹn
nhất, phát huy được khả năng cảm nhận tốt về dân ca cho các em.
Giúp các em học hỏi thêm về phong cách và động tác biểu diễn cho các bài
dân ca. Giáo dục được các em tính mạnh dạn tự tin và tích cực trong biểu diễn.
* Phương pháp 4: Tổ chức các hoạt động thi hát dân ca trong mỗi lớp
Sau khi các em đã có vốn kiến thức về dân ca ta có thể tạo cơ hội cho các
em thể hiện những kiến thức và kĩ năng đó. Vì vậy thường xuyên tổ chức các
hoạt động thi hát dân ca dưới nhiều hình thức:
21
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

+ Đầu tiên tổ chức thi hát dân ca giữa các nhóm:
Chia một lớp ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ sưu tầm các bài hát dân ca
theo từng chủ đề đã được cho trước trong thời gian là một tuần. Khi tổ chức chia
lớp thành 2 nhóm thi hát đối đáp các bài hát dân ca theo vùng từ Bắc - Trung Nam, thi hát theo chủ đề. Cuộc thi diễn ra rất sôi nổi vì các nhóm có sự chuẩn bị
rất tốt, hai nhóm thi đua với nhau rất lâu. Chứng tỏ các em đã biết tìm tòi, nên
vốn dân ca của các em có phần phong phú hơn.
+ Tổ chức một chương trình hát dân ca ở ngay trong tiết học:
Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm phải tham gia 3 tiết mục tùy chọn
có thể đơn ca, song ca, tam ca, hoặc tốp ca và cho các em một tuần để chuẩn bị.
Đến ngày thi hướng dẫn cho lớp trưởng đứng ra tổ chức một cuộc thi
nghiêm túc, giáo viên chỉ là một khán giả để quá trình thi đua và tự nhận xét
đánh giá của các nhóm. Cuộc thi diễn ra với các tiết nục phong phú, đủ ba miền

Bắc - Trung - Nam và không trùng nhau. Các nhóm tham gia đều rất hứng thú,
mạnh dạn và nhiệt tình biểu diễn.
Phần thưởng cho các nhóm hay các cá nhân biểu diễn tốt ở lớp là được thể
hiện ở buổi phát thanh măng non của trường.
* Phương pháp 5: Tuyên truyền các bài dân ca đến học sinh toàn
trường thông qua các buổi phát thanh măng non, sinh hoạt đầu giờ hoặc
sinh hoạt chủ điểm.
- Ở trường tiểu học chương trình phát thanh măng non luôn được chú
trọng, một tuần có thể có từ 2 đến 3 buổi phát thanh măng non. Và đây chính là
dịp tốt nhất để cho học sinh cả trường cùng có cơ hội để thưởng thức các bài dân
ca. Kết hợp với Đồng chí Tổng phụ tránh Đội lồng ghép phần nghe nhạc dân ca
sau các bài phát thanh măng non của các em. Một buổi cho các em nghe 3 bài
dân ca của 3 vùng khác nhau.
- Ngoài các bài dân ca đã cho các em nghe, tôi còn tổ chức cho các em có
khả năng hát tốt các bài dân ca ở trên lớp hoặc chọn các nhóm đạt kết quả cao
22
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

trong buổi thi hát dân ca ở các lớp để được trình bày trong buổi phát thanh măng
non của trường thay cho mở đài đĩa, nhằm gây sự chú ý và thích thú cho học
sinh toàn trường.
- Biện pháp cho toàn trường cùng nghe hát dân ca tạo điều kiện cho tất cả
học sinh được nghe nhiều về dân ca các vùng miền. Làm tăng cường vốn dân ca
cho học sinh toàn trường.
- Hình thành thói quen thích nghe dân ca của học sinh. Mặt khác còn tạo
hứng thú cho học sinh luyện hát dân ca. Phát triển môi trường dân ca trong

trường học.
* Phương pháp 6: Phối kết hợp với các đoàn thể tổ chức hội thi văn
nghệ - dân ca trong toàn trường.
- Hàng năm cứ đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi chủ động tham
mưu, xin ý kiến đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với Đoàn Đội
bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể, xin kinh phí tổ chức, lên cơ cấu giải thưởng cho
hội thi. Sau đó phân công công việc cho từng cá nhân với từng công việc cụ thể.

( Tiết mục thi hát dân ca do nhà trường tổ chức)

23
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

- Qua hội thi sẽ tạo ra không khí thi đua hát múa dân ca trong toàn trường,
tác động lớn đến tình yêu dân ca của học sinh trong trường, qua đó cũng nhằm
tạo điều kiện cho các em có sự tìm hiểu thêm về vốn văn hóa xưa của các vùng
miền thông qua sự trình diễn phụ họa trên sân khấu của từng tiết mục biểu diễn.
- Tổ chức hội thi trong trường còn là dịp để giáo viên đánh giá quá trình
học tập của học sinh và cũng là dịp để giáo viên xem lại kết quả giảng dạy của
mình. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho người giáo viên Âm nhạc rèn luyện khả
năng tổ chức của mình.
- Giáo dục học sinh tính mạnh dạn tự tin trên sân khấu, tạo điều kiện cho
học sinh có cơ hội tiếp xúc với một chương trình biểu diễn với quy mô rộng
hơn.

Đặc biệt là tìm ra những giọng ca tốt, có triển vọng để bồi


dưỡng tham gia các cuộc thi hát dân ca do phòng tổ chức.
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Đối với giáo viên:
- Phải có trình độ đào tạo chuyên nghành sư phạm Âm nhạc.
- Thường xuyên học hỏi, chịu khó tìm hiểu rộng hơn về các làn điệu dân ca,
để tìm ra các giải pháp, cách thức thiết kế bài dạy cũng như quá trình lên lớp để
lôi cuốn và thu hút học sinh ham học hơn.
- Phải biết sử dụng những nhạc cụ quen dùng, có phương pháp dạy Âm
nhạc nói chung và dạy hát dân ca nói riêng cho học sinh một cách cơ bản, dễ
hiểu, dễ tiếp thu.
- Thật sự nhiệt tình, yêu thương học trò, phải biết hòa mình vào quá trình
thực hiện.
* Đối với học sinh:
- Phải có đầy đủ sách giáo khoa Môn Âm nhạc.
- Phải có nhạc cụ gõ đệm như thanh phách, vở ghi chép.
- Hiểu được Âm nhạc là vui tươi, nhí nhảnh, yêu con người và yêu thiên
nhiên.
24
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp
4;5 trong trường Tiểu học

- Chăm ngoan, vâng lời cô giáo
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau
mới tạo được thành công trong quá trình dạy hát dân ca cho học sinh. Trong quá
trình giảng dạy bài hát dân ca ở đề tài này áp dụng sáu phương pháp để thực

hiện, trong đó giáo viên phải áp dụng ba phương pháp đầu tiên chặt chẽ với
nhau để nhằm truyền thụ kiến thức đầy đủ cho học sinh. Nếu giáo viên chỉ áp
dụng phương pháp quy trình giảng dạy bài hát phong phú và phương pháp tổ
chức xem đĩa hình các bài dân ca mà không áp dụng phương pháp tạo cho học
sinh chú ý, hiểu biết thêm và yêu thích hơn đối với dân ca thì sẽ không phát huy
được tính tư duy, tích cực trong học tập của các em.
Ngược lại nếu giáo viên chỉ áp dụng phương pháp tạo cho học sinh chú ý,
hiểu biết thêm và yêu thích hơn đối với dân ca với phương pháp tổ chức xem đĩa
hình mà không áp dụng phương pháp quy trình dạy bài hát mới phong phú thì
học sinh sẽ không nắm được kiến thức cơ bản, bài hát được hát với giai điệu như
thế nào, như vậy sẽ dạy sai kiến thức, vì phương pháp dạy này là kiến thức cơ
bản nhất ban đầu để biết hát một bài hát mới hoàn chỉnh. Còn ba phương pháp tổ
chức các hoạt động thi hát dân ca trong mỗi lớp và phương pháp tuyên truyền
các bài dân ca đến học sinh toàn trường thông qua các buổi phát thanh măng
non, sinh hoạt đầu giờ hoặc sinh hoạt chủ điểm, một phương pháp nữa là phối
kết hợp với các đoàn thể tổ chức hội thi văn nghệ - dân ca trong trường. Ba
phương pháp này nhằm hỗ trợ cho ba phương pháp trên tạo sự thành công cho
giáo viên thực hiện dạy hát và tìm hiểu về dân ca, nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, lôi cuốn, thu hút học sinh yêu thích học hát và hiểu biết về dân ca
hơn.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Kết quả khảo nghiệm. Qua điều tra tôi nhận thấy nhu cầu học tập môn Âm
nhạc nói chung và đặc biệt là học hát dân ca nói riêng của học sinh khối lớp 4,5
25
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga


×