Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Đề tài phân tích môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.35 KB, 93 trang )

1

LỜI MỞ ĐÀU
Năm 2007 là một năm thành công của ngành du lịch Việt Nam bởi nhiều điểm
nổi bật, trong đó ấn tượng nhất là lượng khách quốc tế tới Việt Nam đã đạt con số
4,23 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2006. Doanh thu từ ngành du lịch năm
2007 đạt 3,5 triệu USD. Loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,
khuyến thưởng và sự kiện) đang được coi là xu hướng phát triển mới của ngành du
lịch Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là mảnh đất tiềm năng của loại hình du lịch
cao cấp này và nếu được đầu tư, phát triển đúng hướng sẽ phát triển mạnh mẽ, có thể
vượt qua Thái Lan và Singapo- 2 nước dẫn đầu trong du lịch MICE của khu vực hiện
nay. Đứng trước những cơ hội đó cùng với nguồn lực của mình, Sao Việt có thể đi
vào khai thác loại hình du lịch này. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
kéo theo sự ra đời của nhiều công ty, tổng công ty lớn thì nhu cầu tổ chức hội nghị,
hội thảo là rất lớn và thường xuyên. Đây là một thị trường khách lớn đầy tiềm năng
đối với công ty. Chính sách sản phẩm du lịch hội nghị tổng kết hướng tới đoạn thị
trường là các tổng công ty trên địa bàn Hà Nội là phù họp với chiến lược và năng lực
kinh doanh của công ty. Nó cho phép công ty tận dụng được cơ hội mà thị trường
mang lại đồng thời tận dụng được nguồn lực của mình.
Đổi tượng nghiên cứu: Trong phạm vi chuyên đề này, tác giả đi sâu phân tích
môi trường kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam; chỉ ra những cơ hội và thách thức
công ty đang đối mặt cùng điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Bên cạnh đó, chuyên
đề còn tìm hiểu đặc tính tiêu dùng của khách hàng mục tiêu từ đó đưa ra sản phẩm
phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng tổng họp các phương pháp nghiên
cứu để phục vụ cho việc viết chuyên đề này.

Vũ Thị Hằng

Du lich 46 B



■ Phương pháp phân tích: Từ những số liệu sơ cấp thu được, tác giả tiến hành
phân tích chúng để từ đó có những nhận xét, đánh giá về vấn đề cho chính
xác, khách quan và đạt hiệu quả cao.
■ Phương pháp tổng họp: Tác giả đã tổng họp số liệu từ nhiều nguồn, nhiều khía
cạnh khác nhau nhằm có được cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề nghiên cứu.
■ Phương pháp liên hệ thực tế: Một hội nghị luôn cần rất nhiều những dịch vụ,
hàng hoá đơn lẻ cấu thành và đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự sáng tạo, linh hoạt từ phía
người tổ chức. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn kết họp liên hệ
với thực tiễn một cuộc hội nghi, hội thảo đã từng tham gia để hình dung ra
được toàn bộ qui trình, từ đó rút ra những tồn tại của các hội nghị đó, đưa ra
giải pháp để làm tốt hơn.
Kết cấu của chuyên đề: gồm 3 phần
- Phần 1: Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm và tổng quan về du lịch MICE
- Phần 2: Tình hình kinh doanh và chính sách sản phẩm của công ty; những
thuận lợi và khó khăn của công ty trong khai thác khách hội nghị.
- Phần 3: Những giải pháp xây dựng chính sách sản phẩm du lịch hội nghị hên
đoạn thị trường mục tiêu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn CN. Trương Tử Nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tác
giả trong việc hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề còn rất mới ở
Việt Nam, có rất ít sách tham khảo về lĩnh vực này do đó trong quá trình viết không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý bạn
đọc.
Hà Nội, tháng 4 năm 2008


CHƯƠNG 1:
KHẮT QUÁT CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM


1.1. Chính sách sản phẩm:
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch:
1.1.1.1. Định nghĩa về sản phẩm du lịch:
Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng họp, đặc biệt nên sản phẩm du
lịch rất đa dạng, phong phú và có tính đặc thù riêng. Để hiểu rõ được về sản phẩm du
lịch thì trước hết chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm sản phẩm nói chung.
“Sản phẩm là tất cả những cải, những yểu tổ cổ thể thoả mãn nhu cầu hay
ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ỷ mua
sắm, sử dụng hay tiêu dùng”
( Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, hang 241)
Theo định nghĩa trên chứng ta thấy rằng sản phẩm là tập họp các yếu tố vật
chất, phi vật chất được sản xuất và bán trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu của
nhóm khách hàng nào đó. Nhu cầu của khách du lịch như đã nói ở trên là nhu cầu đặc
biệt, thứ cấp và đặc biệt. Nhu cầu du lịch là đặc biệt do nó khác những nhu cầu hàng
ngày của con người, khi đi du lịch họ chi tiêu nhiều hom, đòi hỏi được phục vụ với
chất lượng cao hom nhiều cho việc thoả mãn những nhu cầu của mình; thứ cấp là vì
con người chỉ có thể thoả mãn nhu cầu du lịch sau khi đã thoả mãn những nhu cầu
thiết yếu, cần thiết hàng ngày; và tổng hợp là vì ữong một chuyến du lịch con người
thường đòi hỏi được thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau cùng một lúc, mà để thoả
mãn chúng cần dịch vụ của nhiều ngành,


nhiều lĩnh vực khác nhau trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, do khi đi du
lịch con người phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình nên chúng ta có thể
thấy nhu cầu du lịch được hình thành và phát triển trên nền tảng nhu cầu sinh lý và
nhu cầu tinh thần khác như nghỉ ngơi, tự khẳng định mình...
Nhu cầu du lịch được phân loại theo 3 nhóm cơ bản sau:
❖ Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản: Đi lại, lưu trú, ăn uống
❖ Nhóm 2: Nhu cầu đặc trưng: Nghỉ ngơi, tham quan, giải trí...
❖ Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung: Thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin, giặt là...

Từ việc tìm hiểu về khái niệm sản phẩm nói chung và nhu cầu du lịch chúng ta
đi đến định nghĩa về sản phẩm du lịch.
“ Sản phẩm du lịch là tập hợp các yếu tổ vật chất và dịch vụ phi vật chất
được sản xuất để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng”
( Tác giả Jefferson và Lickorish)
“ Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tổ tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các
nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc
gia nào đỏ ”
( Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động và xã hội, trang 31)
Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch
thì các thành phần của sản phẩm du lịch gồm:
V Dịch vụ vận chuyển
V Dịch vụ lưu trú, ăn uống
V Dịch vụ tham quan, giải trí
V Hàng hoá tiêu dùng, đồ lưu niệm
V Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
Sản phẩm du lịch gồm 3 cấp độ được thể hiện ở hình vẽ sau:


Hình 1.1: Ba cấp độ của sản phẩm du lịch

• Sản phẩm cốt lõi: gồm những gì thiết yếu nhất cần có để đáp ứng nhu cầu bản
chất của khách hàng.
• Sản phẩm hữu hình: gồm những đặc điểm và lợi ích cụ thể liên quan đến kiểu
dáng, nhãn hiệu, chất lượng thiết kế.
• Sản phẩm hoàn thiện: gồm những dịch vụ gia tăng để thuyết phục và có ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu. Sản phẩm hoàn
thiện cung cấp những tính năng dịch vụ, lợi ích vượt quá sự mong đợi của
thông thường của khách hàng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

1.1.1.2. Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch giống như những hàng hóa thông thường khác được tạo ra
để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của con người. Tuy nhiên do tính đặc thù của nhu
cầu du lịch nên sản phẩm du lịch còn mang những đặc điểm riêng biệt sau:
> Sản phẩm du lịch bao gồm cả phần hữu hình ( vật chất) và vô hình ( phi
vật chất) ừong đó phần dịch vụ là chủ yếu, chiếm 90%, hàng hoá chiếm
tỷ ừọng nhỏ. Chính vì đặc điểm này mà việc đánh giá chất lượng sản
phẩm


du lịch rất khó khăn vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ
thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản
phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và
mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
> Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo.
Do vậy mà sản phẩm du lịch không thể di chuyển đến nơi cư trú của khách du
lịch mà họ buộc phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để tiêu dùng
du lịch. Qúa trình sản xuất và tiêu dùng du lịch diễn ra đồng thời và sản phẩm
du lịch không thể tồn kho được.
> Cung du lịch thì cố định trong khi cầu du lịch lại phân tán ở khắp nơi nên kênh
phân phối sản phẩm du lịch chủ yếu qua kênh gián tiếp.
> Sản phẩm du lịch thường bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ rất cao. Việc tiêu dùng
sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà chỉ tập trung vào thời
điểm nhất định trong ngày, tuần, tháng và năm.
> Sản phẩm du lịch dễ dàng bị sao chép và bắt chước. Sản phẩm du lịch của hầu
hết các công ty du lịch đều tương tự như nhau, có chăng chỉ là một khác biệt
nhỏ. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tạo ra những sản
phẩm độc đáo, khác biệt.
> Sản phẩm du lịch mang tính tổng họp và đồng bộ cao do đặc điểm của cầu du
lịch. Sản phẩm du lịch là tập họp các dịch vụ, hàng hoá đơn lẻ của các nhà sản

xuất khác nhau.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành và hệ thống sản phẩm:
1.1.2.1. Định nghĩa kinh doanh lữ hành:
Trên thế giới và thực tế Việt Nam hiện nay đang tồn tại 4 loại hình kinh


doanh du lịch tiêu biểu:
V Kinh doanh lữ hành
V Kinh doanh khách sạn
V Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
V Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.
Như vậy kinh doanh lữ hành là một trong 4 lĩnh vực kinh doanh cơ bản của
hoạt động kinh doanh du lịch. Có nhiều cách tiếp cận về kinh doanh lữ hành, trong
phạm vi chuyên đề này chỉ đề cập đến cách tiếp cận theo nghĩa hẹp. Để phân biệt với
các hoạt động khác như khách sạn, ăn uống, vận chuyển...người ta giới hạn hoạt động
kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức chương trình du lịch. Điểm
xuất phát của giới hạn nói trên là các công ty lữ hành thường rất chú trọng tới việc
kinh doanh chương hình du lịch. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là định nghĩa kinh
doanh lữ hành trong Luật du lịch Việt Nam.
“ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ
chưomg trình du lịch cho khách du lịch
Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành
quốc tế.
- Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ 3 điều kiện sau
theo quy định của Luật du lịch Việt Nam:
+ Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm
quyền.
+ Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa, có chương trình du lịch cho khách
nội địa.

+ Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít


nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
- Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các
chương ừình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ 5 điều kiện sau
theo quy định của Luật du lịch Việt Nam:
+ Có đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
cấp trung ương cấp
+ Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa, có chương trình du lịch cho khách
quốc tế theo phạm vi kinh doanh quy định tại khoản 1 điều 47 của luật du lịch.
+ Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất
4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
+ Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
+ Có tiền ký quỹ theo quy định của chính phủ.
1.1.2.2. Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:
Chức năng thông tin:
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cung cấp thông tin cho khách du lịch, nhà
kinh doanh du lịch, điểm đến mà du lịch. Nói cách khác, kinh doanh lữ hành cung cấp
thông tin cho cả người tiêu dùng du lịch và người cung cấp sản phẩm du lịch.
Chức năng tổ chức:
Với chức năng này, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải thực hiện công việc
nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất và thực hiện.
- Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường cầu, thị trường cung du lịch.
- Tổ chức sản xuất: sắp đặt trước các dịch vụ; liên kết các dịch vụ đơn lẻ lại


thành chương trình du lịch.
-


Tổ chức thực hiện: tổ chức cho khách đi lẻ thành từng nhóm, định hướng và
chỉ dẫn khách trong quá trình tiêu dùng du lịch.
Chức năng thực hiện:
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thực hiện vận chuyển khách theo hợp đồng,

thực hiện các hoạt động hướng dẫn tham quan, kiểm tra giám sát các dịch vụ của các
nhà cung cấp khác trong chương trình. Mặt khác thực hiện hoạt động gia tăng giá trị
của sử dụng và giá trị của chương trình du lịch qua hoạt động của hướng dẫn viên.
1.1.2.3. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành:
Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành gồm 3 loại chính: Dịch vụ trung
gian, chương trình du lịch và các sản phẩm khác.
Dịch vụ trung gian (Dịch vụ đơn lẻ):
Đây là loại dịch vụ mà doanh nghiệp lữ hành giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho
nhà cung cấp để hưởng hoa hồng. Hầu hết các dịch vụ này là đơn lẻ, không có sự kết
họp với nhau và nó thoả mãn nhu cầu riêng lẻ của khách hàng. Những dịch vụ đơn lẻ
này bao gồm:
-

Dịch vụ vận chuyển hàng không ( đăng ký đặt chỗ, bán vé máy bay)

-

Dịch vụ vận chuyển tàu thuỷ ( đăng ký đặt chỗ, bán vé tàu thuỷ)

-

Dịch vụ vận chuyển đường sắt ( đăng ký đặt chỗ, bán vé đường sắt)

-


Dịch vụ vận chuyển ô tô ( đăng ký đặt chỗ, bán vé, cho thuê ô tô )
-

Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác ( đăng ký đặt chỗ, bán vé, cho
thuê)


- Dịch vụ lưu trú, ăn uống ( đăng ký, đặt chỗ các dịch vụ trong nhà hàng, khách
sạn)
- Dịch vụ tiêu thụ chưomg hình du lịch (đăng ký, đặt chỗ, bán vé chuyến đi)
- Dịch vụ bảo hiểm
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế lộ trình
- Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, các sự kiện khác Chương
trìnhdulịch:
Chuông trình du lịch là sản phẩm đặc trưng và chủ yếu của kinh doanh lữ hành.
" Chương trình du lịch là một tập hợp các hàng hoả, dịch vụ được sắp đặt trước,
liên kết với nhau để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quả trình tiêu
dùng du lịch của khách với mức giá gộp, xác định trước và bản trước khi tiêu dùng
của khách ”
( Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, trang 171)
Chuông trình du lịch có những đặc trưng sau:
■ Chuông trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được
sắp đặt trước nhằm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người.
■ Trong chương trình du lịch phải có ít nhất 2 dịch vụ và việc tiêu dùng được
sắp đặt theo một trình tự không gian và thời gian nhất định.
■ Giá của chương trình du lịch là giá gộp của các dịch vụ có trong chương ừình.
■ Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng.
Các sản phẩm khác:
- Du lịch khuyến thưởng
- Du lịch hội nghị, hội thảo

- Tổ chức các sự kiện văn hoá, xã hội, kinh tế, thể thao lớn
-

Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục vụ
khách du lịch trong một chu trình khép kín để có điều kiện chủ động kiểm soát
và bảo đảm chất lượng của chuông trình du lịch trọn gói.


1,13. Nội dung chính sách sản phẩm:
Chính sách sản phẩm là một trong bốn chính sách của Marketing Mix, chịu sự
chi phối của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
“ Chính sách sản phẩm được hiểu là các biện pháp mà doanh nghiệp đã
nghiên cứu kỹ để áp dụng trong một giai đoạn nhất định nhằm giúp doanh nghiệp tạo
ra được những sản phẩm thành công và đáp ứng được nhu cầu của thị trường mục
tiêu ”
( Bài giảng Marketing du lịch, TS Nguyễn Văn Mạnh )
Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
-

Hình thành và phát triển sản phẩm
Xây dựng sản phẩm mới

-

Quyết định nhãn hiệu sản phẩm

-

Chu kỳ sống của sản phẩm
Hình thành và phát triển sản phẩm:

Doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau:

V Sản xuất cái gì? ( What )
V Cho ai? ( Who )
V Như thế nào? ( How)
Danh mục sản phẩm nào phù họp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu?
Danh mục sản phẩm là tập họp các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp


cung cấp cho một hay nhiều đoạn thị trường. Doanh nghiệp có 5 lựa chọn sau:
♦ Nhiều đoạn thị trường / nhiều danh mục sản phẩm cho mỗi đoạn thị
trường.
♦ Nhiều đoạn thị trường / một sản phẩm đon lẻ cho mỗi đoạn thị trường
♦ Nhiều đoạn thị trường / một sản phẩm cho tất cả các đoạn thị trường
♦ Một đoạn thị trường / nhiều danh mục sản phẩm
♦ Một đoạn thị trường / một sản phẩm duy nhất
Khi hoạch định và phân tích quản lý sản phẩm, doanh nghiệp phải bắt đầu
từ nhu cầu của khách hàng và lợi thế cạnh tranh trong mối tưomg quan với mục tiêu
và khả năng của doanh nghiệp. Định vị chính là nền tảng của quản lý sản phẩm. Định
vị sản phẩm chính là xem xét cạnh tranh trực tiếp và tìm ra nhu cầu của nhóm khách
hàng cụ thể mà chưa được đáp ứng bởi những điểm đến, những sản phẩm của những
doanh nghiệp khác. Như vậy định vị quyết định sự thành công của doanh nghiệp
trong việc xây dựng sản phẩm mới và đưa sản phẩm vào thị trường.
Xây dựng sản phẩm mới:
Theo quan niệm Marketing thì sản phẩm mới có thể mới về nguyên tắc.
Nó có thể được cải tiến từ sản phẩm hiện tại hoặc thay đổi nhãn hiệu. Để đánh giá sản
phẩm mới hay không chính là sự thừa nhận của khách hàng.
Có 6 loại sản phẩm mới:
-


Mới hoàn toàn

-

Dây chuyền sản xuất mới

-

Sản phẩm phụ - sản phẩm mới đi kèm bổ sung cho sản phẩm hiện có

-

Sản phẩm cải tiến từ sản phẩm cũ


-

Sản phẩm cũ trên đoạn thị trường mới

- Sản phẩm mới có chất lượng tương đương, mức giá thấp hơn sản phẩm
hiện tại
( Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐHKTQD, ừang 385 )
Quyếtđịnhnhãnhiệusảnphẩm:
Nhãn hiệu sản phẩm có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp thông tin về sản
phẩm cho khách hàng, đồng thời làm tăng lòng trung thành của họ với sản phẩm của
công ty. Các nhà quản lý phải nghiên cứu để đưa ra những quyết định về nhãn hiệu
sản phẩm sau:
-

Có gắn tên cho sản phẩm, hàng hoá của mình hay không?


-

Quyết định về chủ nhãn hiệu:
+ Hàng hoá mang nhãn hiệu của nhà sản xuất + Nhãn hiệu
của chính nhà trung gian hay nhà phân phối?
+ Bán một phần hàng hoá dưới nhãn hiệu của chính mình, phần còn lại
dưới nhãn hiệu riêng.

-

Quyết định về chất lượng hàng hoá

-

Quyết định về quan hệ họ hàng nhãn hiệu

-

Quyết định về cách gắn nhãn hiệu
-

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng nhãn hiệu
Chukỳsốngcủasảnphẩm:
Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống, và đều trải qua 4 giai đoạn phát hiển sau:

Giới thiệu, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của
sản phẩm lại có những đặc điểm khác nhau.
- Giai đoạn giới thiệu: Tốc độ tăng doanh số bán hàng thấp nhất, lợi nhuận



hầu như không có hoặc rất ít, thậm chí còn chấp nhận lỗ bởi vì chi phí giới
thiệu sản phẩm ra thị trường ở giai đoạn này lớn.
-

Giai đoạn tăng trưởng: Doanh số bán hàng lớn, lợi nhuận tăng nhanh và số
lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên không ngừng.

-

Giai đoạn bão hoà: Tốc độ tăng trưởng chững lại do khách hàng mục tiêu và
tiềm năng đã chấp nhận tiêu dùng sản phẩm, lợi nhuận giảm, cạnh tranh gay
gắt.

-

Giai đoạn suy thoái: Doanh số bán hàng giảm mạnh thậm chí còn bị lỗ.

1.2. Môi trường kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam:
1.2.1. Tổng quan về du lịch MICE:
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch MICE:
MICE chính là từ viết tắt những chữ cái đầu của 4 từ trong tiếng Anh:
-

M: Meetings ( Các cuộc hội họp )

-

I: Incentives ( Các tour du lịch khuyến thưởng)


-

C: Conventions / Conferences ( Các cuộc hội thảo)

-

E: Events / Exhibitions ( Các sự kiện, buổi triển lãm)

Từ việc tìm hiểu trên chứng ta đi đến khái niệm về du lịch MICE:
“ Du lịch MICE là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khuyến thưởng và du lịch
sự kiện, triển lãm ’’
( Bài giảng của TS. Trần Văn Thông, Trưởng khoa Du lịch trường ĐH dân lập Yersin
Đà Lạt)
Meeting: Các cuộc hội họp thường được tổ chức bởi một tổ chức hay một cá nhân
và được chia ra làm 2 loại:


+ Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau
+ Cuộc hội họp giữa các thành viên trong một công ty Incentives: về bản chất thì
nó cũng được xem như một cuộc hội họp nhưng mục đích thì khác. Incentives thường
được tổ chức nhằm mục đích:
+ Tập họp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến
lược trong tương lai.
+ Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng
trong môi trường làm việc bên ngoài.
+ Tuyên dương nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán hàng vượt chỉ
tiêu.
Conventions / Conferences: Thường được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế với quy
mô lớn hơn so với Meetings và Incentives, quy tụ nhiều nhiều thành viên tham dự.
Events / Exhibitions: Bao gồm 2 hình thức:

+ Coporate Events / Exhibitions: Là hình thức hội họp nhằm mục đích công
nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm.
+ Special Events / Exhibitions: Là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút
nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây cũng
chính là các cuộc hiển lãm.
Đặc trưng của loại hình du lịch MICE:
MICE được xem như là sản phẩm du lịch tổng họp của những sản phẩm du
lịch đơn lẻ kết họp với sự tổ chức và cơ sở hạ tầng nhất định. Khách MICE là các tập
đoàn hay những công ty trong và ngoài nước, hiệp hội trong nước, quốc


tế, phi chính phủ hay chính phủ. Chính vì vậy mà họ yêu cầu sử dụng những dịch vụ
cao cấp. Các đoàn khách MICE thường rất đông ( vài trăm hoặc vài nghìn khách) và
đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi du lịch bình thường. Theo một số liệu nghiên
cứu cho thấy chi tiêu của khách du lịch MICE cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du
lịch thông thường. Chi tiêu của họ không chỉ trong hội nghị mà còn ngoài hội nghị.
Một du khách chỉ chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE thì bên
ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là đối với các nước phát triển, còn những nước đang
phát triển thì mức chi tiêu là 25 đồng ở bên ngoài. Do đó cơ sở phục vụ ăn uống, lưu
trú, đi lại, họp hành, vui chơi giải hí phục vụ khách MICE phải thật tốt, đạt tiêu chuẩn
cao; quá trình tổ chức phải chuyên nghiệp, khoa học và sáng tạo.
Yêu cầu của khách MICE mang tính đa dạng bao gồm cả lợi ích kinh tế của tổ
chức lẫn lợi ích hưởng thụ của cá nhân. Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau
chuyến đi, các tổ chức phải đạt được mục đích kinh tế của họ như khuyếch trương
hình ảnh, thương hiệu của công ty, thể hiện đẳng cấp của công ty...Yêu cầu về lợi ích
hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiến thức, kinh nghiệm sống thông qua
việc khám phá những nét đặc trưng về con người, cuộc sống, phong tục tập quán, ẩm
thực của địa phương.
Kinh doanh MICE khác với loại hình khác ở chỗ các chương trình MICE
thường có nội dung đơn giản hơn. Những tuyến điểm tham quan của khách MICE là

những điểm du lịch phổ biến, những nơi có danh lam thắng cảnh đẹp hay gần các
trung tâm mua sắm.
Kinh doanh du lịch MICE không có tính mùa vụ rõ rệt. Ngoài ra các tour
MICE thường có biến động về số lượng và phụ thuộc vào quy mô, tính chất quan


trọng của tour nên thường không có khuôn mẫu nhất định, các nhà tổ chức phải linh
hoạt trong việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
1.2.1.2. Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của MICE:
Tỉnh dễ tiếp cận: Địa điểm tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo phải tiện đường
giao thông, gần các sân bay quốc tế, có nhiều chuyến bay đi thế giới.
Tỉnh chuyên nghịêp: Các cuộc hội họp, hội nghị phải đảm bảo tính chuyên
nghiệp cao về mặt tổ chức từ lúc đăng ký nhận phòng, tài liệu, lễ khai mạc, giới thiệu,
ánh sáng, âm thanh, ẩm thực cho đến lúc bế mạc.
Địa điểm tổ chức tiện nghỉ, sang trọng: phải được hang hí bắt mắt, thể hiện
được mục đích, chủ đề của cuộc hội họp và đầy đủ các trang thiết bị như: máy chiếu,
micro, máy quay phim...
Địa điểm lưu trử. Càng gần địa điểm tổ chức hội nghị càng tốt.
Mức độ tin tưởng: Đảm bảo các nhà cung cấp có đủ điều kiện để đáp ứng và
cam kết thực hiện theo đúng họp đồng.
Tinh đa dạng'. Nơi tổ chức phải có phong cảnh đẹp, văn hoá đa dạng, đặc sắc,
nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.
1.2.1.3. Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới:
MICE là loại hình du lịch tổng họp được các quốc gia trên thế giới khai thác
từ 30 năm trước đây. Hàng năm, trên thế giới diễn ra hàng ngàn những cuộc hội họp,
hội nghị, khen thưởng, triển lãm hay những sự kiện lớn nhỏ có tầm cỡ quốc gia hay
quốc tế của các công ty, các tập đoàn .... Du lịch MICE ngày càng được các công ty
lữ hành chú ý đến bởi lợi nhuận khổng lồ mà nó đem lại. Theo một số liệu điều ha,
thống kê của hiệp hội hội nghị, hội thảo thế giới thì: - Chi tiêu trung bình trong các
cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người.



- Chi tiêu trung bình một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỉ USD.
- Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt
280 tỉ USD.
Trên thị trường du lịch MICE thế giới hiện nay thì các quốc gia ở Châu Mỹ và
Châu Âu là có nhu cầu lớn và khả năng đáp ứng tốt nhất cho loại hình du lịch này.
Các quốc gia đi đầu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức...
Trong những năm gần đây các quốc gia ở Châu Á cũng đang nổi lên trong
việc phát triển du lịch MICE bởi nền văn hoá phương Đông cổ kính, tài nguyên thiên
nhiên phong phú thu hút du khách quốc tế, nhất là khách MICE. Malaysia, Thái Lan,
Singapo, Hồng Kông... là những quốc gia phát triển MICE mạnh nhất ở Châu Á.
Trong năm 2006, du khách MICE chiếm 30% lượng khách đến Singapo, đóng góp
khoảng 38% trên tổng doanh thu 12 triệu Đô la Singapo của ngành du lịch nước này.
Chính phủ Singapo đã đầu tư cho du lịch MICE 16 hiệu USD, Thái Lan là 7.2 triệu
USD năm 2005. Như vậy sức hút của du lịch MICE rất lớn và đang là xu hướng phát
triển mạnh trên thế giới.
1.2.2.

Môi trường kình doanh du lịch MICE ở Việt Nam:

1.2.2.1. Cơ hội cho du lịch MICE Việt Nam phát triển: về
mặt thuận lợi:
Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi của du lịch MICE. Đặc biệt là
sau khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC, hình ảnh của Việt
Nam được nâng cao trong lòng bạn bè thế giới, chứng tỏ chúng ta có đầy đủ khả năng
để tổ chức một hội nghị lớn tầm cỡ thế giới. Theo nhận xét của giáo sư John Quelch,
Hiệu phó Trường kinh doanh Harvard: “ Việt Nam tổ chức



1
9
thành công và làm hài lòng những vị quan chức cao cấp, chỉnh khách, lãnh đạo của
21 nền kinh tế thành viên APEC, tiếng vang này sẽ là một đảm bảo rất tốt còn hơn
sức hấp dẫn của hàng loạt chương trình quảng cảo nhiều lần". Đây chính là tín hiệu
cho du lịch MICE Việt Nam phát triển. Trong năm 2008, Việt Nam đón chào một sự
kiện lớn tầm cỡ quốc tế đó là cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ thế giới sẽ diễn ra tại các
thành phố lớn: Hà Nội, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh. Thành phần khách tham dự
gồm khoảng 80 thí sinh cùng người quản lý hoặc đại diện của họ, ban giám khảo, các
nhân vật VIP, các nhà tài trợ, ban tổ chức... Chỉ riêng số lượng khách mời dự kiến
tham gia tiệc ngoài trời chào mừng tân hoa hậu Hoàn vũ tối 14/7 tại Vinpearl lên đến
hom 3.000 người. Trong số này có nhiều khách mời là các nhân vật nổi tiếng như
Cindy Crawford, Naomi Campbell, Ricky Martin.... Tỷ phú Mỹ Donald J. Trump,
người liên doanh cùng hãng NBC Universal tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cũng
sẽ có mặt tại Việt Nam trong thời gian này. Đây quả là điều kiện thuận lợi để quảng
bá hình ảnh du lịch của Việt Nam rộng rãi trên toàn thế giới và cũng là cơ hội để các
công ty du lịch Việt Nam được tiếp cận và trực tiếp tổ chức một sự kiện lớn, chuyên
nghiệp như cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ này.
Việt Nam có bản sắc văn hoá đậm đà, món ăn ngon, con người thân thiện
và an ninh tuyệt vời. Trong khi các nước trên thế giới luôn phải đối mặt với
nạn khủng bố, chính trị không ổn định thì Việt Nam được đánh giá là một
điểm đến an toàn trên thế giới. Theo kết quả của cuộc bình chọn thường
niên do tạp chí du lịch có uy tín Travel & Leisure (Mỹ) thực hiện, Hà Nội
xếp thứ 6 trong top 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2006.
Bên cạnh đó, Việt Nam có bãi biển đẹp, các khu resort cao cấp, nhiều
danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận: Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long và Phong Nha- Kẻ Bàng; Di sản

Vũ Thị Hằng


Du lich 46 B


văn ho á thế giới như cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn...Đánh giá về tiềm năng của du
lịch MICE, nhiều chuyên gia nhận định: “ Việt Nam cỏ tiềm năng rất lớn về loại hình
du lịch MICE và nếu phát triển nó thì Việt Nam sẽ trở thành đổi thủ cạnh tranh lớn
của Singapo- hiện đang là trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Ả”. Các điểm
đến như Singapo, Bangkok, Jakarta... đã trở nên quá quen thuộc với những khách
MICE nên họ muốn tìm điểm mới lạ. Mỗi lần tổ chức, các công ty thường thích thay
đổi địa điểm và di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du
lịch của những người tham dự. Việt Nam là điểm mà nhiều khách du lịch muốn đến
tham quan, trước hết là vì sự mới mẻ, khi những quốc gia khác trong khu vực đang
trở nên nhàm chán đối với họ. Ông Tom Hulton, Hiệp hội các Hội nghị và Hội thảo
Quốc tế (ICCA) khẳng định: “ Việt Nam trở thành một điểm đến mới và hấp dẫn du
khách quốc tể trong tình hình quốc tế như hiện nay. Hơn nữa, Việt Nam lại nổi lên
như một chọn lựa rất hấp dẫn để tổ chức MICE trong khu vực và Hà Nội, TP.HCM
có nhiều tiềm năng và lợi thế để khai thác loại hình du lịch này”.
Kỹ năng tổ chức các sự kiện quốc tế của Việt Nam ngày càng được chuyên
nghiệp hơn. Các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam đều mang đậm bản sắc
văn hóa, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Nếu trong những năm qua các
tỉnh, thành phố phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang và Phan Thiết là
nơi tổ chức nhiều sự kiện du lịch MICE thì nay, các trung tâm, điểm du lịch tại miền
Bắc và miền Trung đang thu hút sự chú ý của các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo và du
lịch khuyến thưởng. Hà Nội-thủ đô chính trị của cả nước chiếm vị trí nổi bật, đặc biệt
với việc tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC tại Trung tâm Hội nghị quốc gia
Mỹ Đình và phần lớn ừong số gần 100 hội thảo, sự kiện lớn nhỏ liên quan đến APEC.
Đà Nang, Huế, Hội An cũng đang


ngày càng thu hút các nhà tổ chức hội thảo, hội nghị, du lịch khuyến thưởng lựa chọn

làm nơi tổ chức sự kiện. Phó tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới Taleb Rifai nhận
định: “ Du lịch miền Trung hoàn toàn cỏ khả năng tổ chức những sự kiện lớn. Ngoài
phong cảnh, biển, văn hỏa đặc trưng... du lịch miền Trung còn có cơ sở hạ tầng là
các khu resort đủ tiêu chuẩn phục vụ các yêu cầu của MICE. Các resort bên bãi biển
đẹp nằm trong khu vực có nhiều di sản thể giới, đó là tiềm năng mà không phải nơi
đâu trong khu vực cũng có thể có được”.
MICE được các công ty trong ngành du lịch Việt Nam khai thác từ nhiều năm
nay. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Saigon Tourist đã
phối họp với các khách sạn 5 sao ở Việt Nam như New World, Sofitel, Sheraton,
Legend và Equatorial hình thành nên câu lạc bộ MICE có tên gọi Vietnam Meeting
Incentive Club, website: www.meetingsvietnam.com. Câu lạc bộ đã xuất bản sách
giới thiệu Việt Nam- Điểm đến của du lịch MICE với tựa đề: Vietnam- When
meetings matter và tổ chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế tại AIME- Úc, IT & CMAThái Lan, IMEX- Đức, EITBM- Thuỵ Sỹ. Câu lạc bộ còn quan tâm khuyếch trương
hình ảnh của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI
(Hong Kong), MICE NET (úc), tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường
Việt Nam cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE và các nhà tổ chức sự kiện
quốc tế tại Singapore, Hồng Kông, Đức, Úc. Câu lạc bộ đã tổ chức thành công các
hoạt động giới thiệu Việt Nam tại Singapore (tháng 03/2005) và Sydney (tháng 09/
2005).
Tổ chức các sự kiện MICE, nhất là hội nghị khách hàng hay họp mặt toàn
công ty, là những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Kể
từ khi Luật Doanh nghiệp Việt Nam có hiệu lực vào đầu năm 2000, số lượng doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới cho đến cuối năm 2003 nhiều gấp hơn hai


lần số lượng doanh nghiệp thành lập trong vòng 10 năm trước đó, nâng tổng số doanh
nghiệp tại Việt Nam lên khoảng 128.000. Nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia cũng
tìm đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Như vậy với sự gia tăng của các công ty liên doanh, các công ty cổ phần trong nước
thì đây là thị trường lớn cho du lịch MICE Việt Nam phát triển.

Đầu tư vào du lịch trong những năm gần đây tăng mạnh, hoàn thiện cơ sở vật
chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tạo động lực thúc đẩy du lịch
MICE phát triển vì du lịch MICE là sự kết họp các sản phẩm du lịch đơn lẻ dựa trên
cơ sở hạ tầng phát triển. Năm 2007 được coi là năm bùng nổ các dự án đầu tư nước
ngoài vào du lịch Việt Nam nhất là xây dựng các khách sạn có thứ hạng cao. Nếu như
năm 2006 chỉ có 17 dự án đầu tư vào du lịch với số vốn chưa đến 600 triệu USD thì
năm 2007 số lượng dự án tăng lên hơn 40 dự án, tăng gần 2,5 lần; số vốn đầu tư là đạt
trên 1,77 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2006, bằng 1/3 tổng số vốn FDI của cả
nước. Các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đang đầu tư vào những dự án khách
sạn, khu vui chơi giải trí với quy mô hàng tỷ USD tiêu biểu như dự án của tập đoàn
Rokingham- Hoa Kỳ đầu tư vào đảo Phú Quốc với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; tập
đoàn Keangnam- Hàn Quốc triển khai thực hiện xây dựng tổ họp khách sạn 5 sao tại
khu đô thị mới cầu Giấy- Hà Nội; tập đoàn Rivie- Nhật Bản đầu tư xây dựng khách
sạn 5 sao sát trung tâm Hội nghị quốc gia. Tại khu vực miền Trung, tập đoàn Banyan
Tree- Singapo đã đầu tư 276 triệu USD xây dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng và sân
golf tại khu kinh tế Chân Mây- Thừa Thiên Huế.; công ty TNHH Qudos Hội An đầu
tư khu du lịch sinh thái cao cấp Qudos Hội An, mức vốn đầu tư là 18 triệu USD...Với
sự ra đời của các khách sạn, các khu resort cao cấp này góp phần thu hút khách MICE
đến


2
3
Việt Nam. Bên cạnh đó các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, hàng không
phát triển bổ trợ cho ngành du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch MICE hoàn chỉnh, chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của khách MICE. Sự kiện Việt Nam gia
nhập WTO cộng với sự kiện Hiệp định miễn trừ visa hên toàn khối ASEAN được
thông qua, năm 2006 là năm bùng nổ hàng không quốc tế đến Việt Nam. Chỉ trong 7
tháng cuối năm 2006, đã có đến 6 hãng hàng không mở đường bay đến Việt Nam là
Brunei Royal Airlines, Hong Kong Express Airways, Shengzeng Airlines, Air Asia,

Jetstar và Madarin Airlines. Nhờ vậy, dòng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng
nhộn nhịp hơn.
về mặt khó khăn:
MICE được xác định là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho cho
ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới. Thống kê từ tổ chức du lịch thế giới cho
thấy giá trị thu được từ thị trường du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng
300 tỷ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác tạo ra giá trị gần
5.490 tỷ USD, chiếm hơn 10 % GDP thế giới. MICE được coi là một thị trường đầy
tiềm năng đối với ngành du lịch Việt Nam nhưng để nó thực sự phát triển thì chúng ta
cần phải giải quyết một số những khó khăn hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến đó là cơ sở vật chất hiện tại phục vụ cho ngành du
lịch vẫn còn đang thiếu nhất là các khách sạn thứ hạng cao. Ngay tại các
thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì tình trạng thiếu phòng
vẫn xảy ra. Hà Nội có 8 khách sạn 5 sao với 2.361 phòng, 6 khách sạn 4
sao với 992 phòng, 21 khách sạn 3 sao với 1.363 phòng. Vào mùa cao
điểm các khách sạn luôn ở trong tình trạng chật cứng khách, lớn hơn 400
khách là gặp phải khó khăn về công tác hậu cần và phải chia nhỏ thành
nhiều nhóm để ở những khách sạn khác nhau. Ngoài ra Việt Nam còn
thiếu các trung tâm để tổ chức các hội chợ triển

Vũ Thị Hằng

Du lich 46 B


lãm lớn, tầm cỡ quốc tế. Ở Hà Nội cũng chỉ có trung tâm triển lãm Giảng Võ, trung
tâm Hội nghị quốc gia nhưng cũng không đủ đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức
nước ngoài muốn chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị, hội thảo. Ngay cả TP Hồ Chí
Minh cũng trong tình trạng thiếu các trung tâm hội nghi, hội chợ triển lãm trầm trọng,
cả thành phố chỉ có một trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ (HIECC) nhưng khả

năng chỉ dừng lại ở sức chứa khoảng trên 300 gian hàng. Để phát triển loại hình du
lịch MICE thì Việt Nam không thể chỉ dựa vào hệ thống khách sạn 3-5 sao trên địa
bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cùng một số điểm du lịch khác khi nhu cầu tổ chức
hội nghị, hội thảo ở Việt Nam ngày càng tăng.
Hệ thống giao thông vận tải và tài chính chưa thật sự tốt. Đường phố tại các
thành phố lớn ở Việt Nam thường nhỏ hẹp, hay xảy ra nạn tắc đường trong khi đó các
trung tâm triển lãm hay hội nghị thường ở xa khách sạn hay sân bay nên việc di
chuyển của một đoàn khách MICE hên 200 người là rất khó khăn. Trong khi Thái
Lan có thể dễ dàng phục vụ đoàn khách lên đến hàng nghìn người thì Việt Nam đón
đoàn 300 khách là cả một vấn đề vì khó tìm khách sạn cũng như đặt vé chuyến bay
nội địa...Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa có sự đồng bộ
trong việc sử dụng các loại thẻ thanh toán quốc tế khi mà đó lại là phương tiện thanh
toán được ưa thích của khách nước ngoài gây khó khăn cho họ trong việc chi tiêu ở
Việt Nam
Việt Nam còn thiếu nhiều các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí và
các dịch vụ du lịch cao cấp. Khách MICE thường có khả năng chi trả rất cao, thường
không dưới 500 USD / người/ ngày. Họ thường không bận tâm đến vấn đề giá cả mà
chỉ quan tâm đến chất lượng, nhu cầu hưởng thụ của họ rất cao. Nhưng ngành du lịch
Việt Nam lại thiếu những những dịch vụ giải trí để đáp ứng


nhu cầu của khách MICE nên mức chi tiêu của du khách quốc tế trong những ngày
lưu trú chưa cao, chỉ khoản 150 USD/ người/ ngày ( Thái Lan là 1.000 USD/ người/
ngày; Singapo là 1.500 USD/ người/ ngày).
Nhân lực phục vụ trong du lịch nói chung và cho du lịch MICE nói riêng còn
thấp. Nhân viên tham gia tổ cũng như phục vụ trong các hội nghị, hội thảo chưa có kỹ
năng chuyên nghiệp, chưa am hiểu thực sự về loại hình du lịch này. Trình độ ngoại
ngữ còn hạn chế cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhân viên với các
đoàn khách MICE.
Công tác quảng bá về tiềm năng du lịch MICE của Việt Nam còn ít ỏi. Chứng

ta mới chỉ có câu lạc bộ Vietnam Meeting Incentive Club do các khách sạn, công ty
lữ hành và hãng hàng không thành lập để quảng bá hình ảnh của Việt Nam và loại
hình du lịch này ở Việt Nam ra thế giới nhưng chưa thực sự là rộng khắp. Rất ít
khách hàng biết đến Việt Nam cùng các thông tin cần thiết khi họ đến Việt Nam. Việt
Nam chưa có thị trường, chưa có tên tuổi và chiến lược Marketing để phát triển
MICE vì nó vẫn còn tương đối mới mẻ ở nước ta.
Chúng ta chưa có sự phối họp đồng bộ giữa các ban, ngành liên quan và các
doanh nghiệp nhằm thu hút khách, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Việt Nam
cũng chưa có những chính sách ưu đãi trong các thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách
tham dự hội nghị, hội thảo ở Việt Nam
1.2.2.2. Tình hình kinh doanh du lịch MICE ở Việt Nam:
Sau vụ bội thu năm 2005, loại hình du lịch MICE vẫn tiếp tục phát triển bền
vững với tỷ lệ tăng trưởng 25-30% hàng năm. Năm 2006, trong tổng số 3.6 triệu lượt
khách quốc tế vào Việt Nam thì ước tính có đến hơn 20% là khách du lịch MICE.
Khách quốc tế vào Việt Nam theo tour MICE tăng đồng thời thị
trường khách MICE trong nước cững có bước khởi sắc đáng kể. Nhiều công ty trong
nước đặt tour MICE mở hội nghị khách hàng ở nước ngoài, nhiều nhất tại thị trường
Hoa Kỳ, Malaysia, Trung Quốc...Tour MICE trong nước bán chạy nhất là tại các


×