Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong việc học tập của sinh viên Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.21 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………4
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN…………………………………………………………………………...4
1.1.Phạm trù lý luận và thực tiễn……………………………………………………….4
1.1.1. Phạm trù thực tiễn………………………………………………………………..4
1.1.2. Phạm trù lý luận………………………………………………………………….6
1.2. Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn……………7
1.2.1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn
của lý luận, lý luận hình thành và phát triển từ sản xuất, đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn…………………………………………………………………..7
1.2.2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải
được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn………….10
1.2.3. Phê phán bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm…………………………………11
CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY……………………………………………………...13
2.1. Tích cực…………………………………………………………………………...13
2.2. Hạn chế……………………………………………………………………………14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN…………………………………………………...23
3.1. Vận dụng mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình
học tập của sinh viên…………………………………………………………………..23
3.2. Kiến nghị và giải pháp để nâng cao thành tích của sinh viên……………………..28
3.2.1. Giải pháp………………………………………………………………………...28
3.2.3. Kiến nghị………………………………………………………………………...31
KẾTLUẬN……………………………………………………………………………..35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………36




PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác
đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính là ở mối liên hệ của nó với thực
tiễn, cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở mối quan hệ của nó với lý luận.
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng. Thực
tiễn luôn vận động, biến đổi, do đó mà lý luận cũng không ngừng phát triển
theo; sự thống nhất biện chứng gi1ữa chúng vì thế cũng có những nội dung
cụ thể và những biểu hiện khác nhau trong mỗi giai đoạn nhất định. Đất
nước Việt Nam sau khi thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt được những
thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực tiêu biểu như kinh tế, chính trị, văn hóa
và đặc biệt là trong giáo dục. Để có được những kết quả đó là do Đảng cộng
sản Việt Nam đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luậ của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn nước ta. Tuy nhiên đâu đó vẫn
còn những nhận thức chưa đúng đắn, chưa triệt để về nguyên tắc thống nhất
giữa lý luân và thực tiễn, và để làm sáng tỏ những nhận thức chưa đúng đắn
ấy mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong việc học tập của sinh viên Việt Nam”

2.

Tình hình nghiên cứu vấn đề
Vấn đề vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ
nghĩa Mác – Lênin vào giáo dục, trong thời gian qua đã có nhiều công trình
nghiên cứu, nhiều bài viết của nhiều tác giả đuợc công bố trên sách, báo và
các tạp chí như: Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, “Một số vấn đề về triết học –
con người – xã hội”, Nxb khoa học xã hội, hà Nội, 2002. Cuốn “Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh trong trường Đại học” Nhà xuấ bản chính trị quốc gia Hà Nội,
3


2004 của tác giả Nguyễn Duy Bắc. Tác giả Trần Văn Phòng, “Đổi mới
phương pháp học tập lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, tạp chí
Lịch sử Đảng, số 7, 2006 Tập “Đề cương bài giảng triết học cho cao học và
nghiên cứu sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội – bài lý luận hình thái kinh
tế - xã hội” của Thầy giáo, tiến sỹ Nguyễn Văn Cư, 2008.Thầy giáo Phùg
Văn Bộ, “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học”,
nxb Giáo dục.
Những công trình khoa học nêu trên là những nhận định rất sâu sắc của
tác giả khi bàn đến vấn đề lý luận và thực tiễn, đó là những nguồn tư liệu vô
cùng quý báu. Các công trình chủ yếu nghiên cứu việc vận dụng nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào giảng dạy và học tập bộ môn Triết
học Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh chứ chưa đề cập đầy đủ đến việc vận
dụng Nguyên tắc thống nhất giữa lý luậnvà thực tiễn trong việc học tập của
sinh viên Việt nam
3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và quá trình vận dụng nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong việc học tập của sinh viên Việt
Nam, và trên cơ sở nghiên cứu vấn đề đề xuất những giải pháp cơ bản để

-

nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.

Nhiệm vụ:
Để đạtđược mục đích trên,đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý

-

luận và thực tiễn trong việc học tập của sinh viên Việt Nam.
Khảo sát thực trạng việc học tập của sinh viên.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm vận dụng tốt nguyên tắc này trong

4.
-

quá trình học tập của sinh viên.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong việc học tập của sinh viên.

4


-

Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong viêc học tập của sinh viên,và đề xuât phương hướng,
giải pháp vận dụng nguyên tắc trên vài việc học tập của sinh viên Việt Nam

5.

trong giai đoạn hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử các phương pháp được thực hiện trong tiểu luận là
phương pháp thống nhất giữa logic và lịch sử, phương pháp phân tích và

6.

tổng hợp.
Ý nghĩa nghiên cứu
Tiểu luận làm sáng tỏ một số vấn đề về phậm trù thực tiễn, lý luận và mối
quan hệ giữa chúng, từ cơ sở đó vận dụng vào quá trình học tập của sinh

7.

viên nhằm đạt được những thành tích cao trong quá trình học tập.
Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của
tiểu luận gồm 3 chương và 7 tiết

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Phạm trù lý luận và thực tiễn
5


1.1.1. Phạm trù thực tiễn
*Khái niệm

Các nhà triết học trước Mác đã đề cập đến vấn đề thực tiễn với các quan
điểm khác nhau. Ph. Bêcơn – nhà triết học duy vật Anh, nhà triết học đầu
tiên thấy được vai trò của thực tiễn, của thực nghiệm khoa học trong quá
trình nhận thức, trong quá trình hình thành tri thức.
Phoiơbắc, nhà triết học duy vật Đức lớn nhất trước Mác đã có đề cập đến
thực tiễn nhưng ông không thấy được thực tiễn như là hoạt động vật chất
cảm tính, có tính năng động của con người, từ đó ông coi thường thưc tiễn,
ôngkhông hiểu được ý nghĩa của thực tiễn đối với nhận thức. Đối với ông
hoạt động lý luận mới là quan trọng, mới là hoạt động thực sự của con
người.
Hêghen, nhà triết học duy tâm Đức lớn nhất trước Mác đã có một số tư
tưởng hợp lý, sâu sắc về thực tiễn. Ông cho rằng bằng thực tiễnchủ thể tự
“nhân đôi” mình, đối tượcng hóa bản thân mình trong quan hệ với thế giới
bên ngoàinhưng Ông chỉ coi: “thực tiễn là hoạt động có ý chí của tưởng
tượng”, “là một suy lý lôgíc”. Thực tiễn chỉ được ông giới hạn ở hoạt động
tư tưởng, ở“ý niệm” mà thôi.
Kế thừa và khắc phục những quan điểm của các nhà triết học trước mình về
thực tiễn chủ nghĩa Mác – Lênin đã đem lại một quan niệm đúng đắn khoa
học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức và với sự phát triển của
xã hội loài người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Thực tiễn là
toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Hoạt dộng của con người bao gồm hoạt dộng vật chất và hoạt động tinh
thần. Thực tiễn là hoạt động vật chất (C.Mác: hoạt động “cảm tính”). Hoạt
động vật chất là những hoạt động mà chủ thể sử dụng phương tiện vật chất
tác động vào đối tượng vật chất nhất định nhằm cải tạo chúng theo nhu cầu
6


của con người. Con người sử dụng các phương tiện để tác động vào đối
tượng theo những hình thức và mức độ khác nhau tùy thuộc mục đích của

con người. Kết quả của họat động thực tiễn là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu
vật chất và nhu cầu tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản của loài người. Đó là hình thức hoạt
động đặc thù của con người, luôn diễn ra trong một bối cảnh văn hóa xã hội
nhất định. Là một sản phẩm lịch sử hoạt động thực tiễn luôn vận động và
phát triển không ngừng theo các giai đoạn lịch sử. Trình độ phát triển của
thực tiễn được đánh giá ở trình độ, khả năng chinh phục, khai thác, tái tạo
giới tự nhiên, trình độ làm chủ xã hội của con người. Hoạt động thực tiễn
không phải là hoạt động của cá nhân người mà là hoạt động của loài người,
trước hết là của đông đảo quần chúng nhân dân – những người trực tiếp
tham gia hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà hoạt động
thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội.
* Các hình thức cơ bản của thực tiễn.
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức, song có ba hình thức
cơ bản là:
Hoạt động sản xuất vật chất: Là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn.
Đây là hoạt động mà con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào
giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết để duy trì và
phát triển con người và xã hội.
Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ
chức khác nhau trong xã hội nhằn cải biến những quan hệ chính trị xã hội.
Thúc đẩy xã hội phát triển.
Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực
tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra nhằm xác
định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Hoạt
động này có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội.
7


Các hình thức hoạt động thực tiễn tuy có sự khác nhau tương đối nhưng

chúng thống nhất, có chung chủ thể hoạt động, có cùn mục đích,chúg
Mỗi hình thức hoạt động thực tiễn có chức năng khác nhau nhưng có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, trong đó hoạt động sản xuất vật
chất là quan trọng nhất, quyết định các hoạt động thực tiễn khác.
1.1.2. Phạm trù lý luận
* Khái niệm
Lý luận là hệ thống tri thức chung, đáng tin cậy về một lĩnh vực nào đó
trong thế giới. Nói cách khác lý luận là hệ thống các luận điểm nhất định
gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt logic và phản ánh bản chất, các quy luật,
hoạt động và phát triển của khách thể được nghiên cứu
*Các cấp độ của lý luận
Để hình thành lý luận con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh
nghiệm. Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn
biến của cấc sự vật hiện tượng. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri
thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm bao gồm tri thức kinh nghiệm thông
thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm thông
thường nảy sinh trực tiếp, phong phú và sinh động các mặt của đời sống xã
hội, song nó có những hạn chếlà chỉ cho ta biết cái bên ngoài, chứ chưa phải
là cái bên trong, cái bản chất, quy luật của đời sống xã hội. Tri thức kinh
nghiệm khoa học thu nhận được từ những kinh nghiệm, khảo sát và khoa
học. Tri thức khoa học bổ sung những hiểu biết về thế giới mà tri thức kinh
nghiệm thông thường không có. Tri thức kinh nghiệm tuy là thành tố của tri
thức ở trình độ thấp nhưng nó là cơ sở để hình thành lý luân.
Lý luận có những cấp độ khác nhau tùy phạm vi phản ánh và vai trò của
nó, có thể phân chia lý luận thành lý luận nghành và lý luận triết học.

8


Lý luận nghành là lý luận khái quát những qui luật hình thành và phát

triển của một nghành. Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phươg pháp
luận hoạt động của ngành đó, như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật…
Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và
con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của
con người.
Lý luận triết học có vai trò là cơ sở để hình thành thế giới quan và
phương pháp luận cho lý luận chuyên ngành. Lý luận chuyên nghành có tác
dụng bổ sung làm sâu sắc thêm cho lý luận triết học. Lý luận triết học Mác –
Lênin mag tính khách quan, khoa học, cách mạng, không những giải thích
đúng thế giới mà còn góp pần “cải tạothế giới”
Những nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa lý luận và thực

1.2.

tiễn
1.2.1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý

luận, lý luận hình thành và phát triển từ sản xuất, đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn
*Thực tiễn là cơ sở cuả lý luận
Xét một cách trực tiếp những tri thức được khái quá thành lý luận là kết
quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua kết quả của
hoạt động thực tiễn, kể cả thành công cũng như thất bại con người phân tích
cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các
hình thức thực tiễn để hình thành lý luận. Quá trình hoạt động thực tiễn là cơ
sở để bổ sung và điều chỉnh các lý luận đã được khái quát. Mặt khác, hoạt
động thực tiễn của con người làm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi quá
trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết. Thông qua đó, lý luận được bổ sung
mở rộng. Chính vì vậy, Lênin nói: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách
thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự

vận động mâu thuẫn của nó tự nó và vì nó”.
9


Nhờ hoạt động thực tiễn mà các giác quan cuả con người ngày càng được
hoàn thiện; năng lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển.
*Thực tiễn là động lực của lý luận
Hoạt động của con người không chỉ để hoàn thiện các cá nhân mà còn
góp phần hoàn thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội.
Lý luận được vận dụng làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn mang lại
lợi ích cho con người càng kích thích cho con người bám sát thực tiễn khái
quát lý luận. Quá trình đó diễn ra không ngừng trong sự tồn tại của con
người làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn. Nhờ vậy
hoạt động của con người không bị hạn chế trong không gian và thời gian.
Thông qua đó, thực tiễn đã thúc đẩy một ngành khoa học mới ra đời – khoa
học lý luận.
*Thực tiễn là mục đích của lý luận
Mặc dù lý luận cung cấp những tri thức khái quát về thế giới để làm thỏa
mãn những nhu cầu hiểu biết của con người nhưng mục đích chủ yếu của lý
luận là nâng cao những hoạt động của con người trước hiện thực khách quan
để đưa lại ích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã
hội. Tự thân lý luận không thể tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của con người. Nhu cầu đó chỉ được thực hiện trong hoạt động thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con
người. Đó thực chất là mục đích của lý luân. Tức lý luận phải đáp ứng nhu
cầu hoạt động thực tiễn của con người.
*Thực tiên là tiêu chuẩn chân lý của lý luận
Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với thực tiễn
khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý
luận với hoạt động thực tiễn của con người. Do đó mọi lý luận phải thông

qua thực tiễn để kiểm nghiệm. Chính vì thế mà C.Mác nói: “vấn đề để tìm
hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lý của khách quan
10


không, hoàn toàn không phải vấn đề lí luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính
trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý ” Thông qua lý luận
những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân
loại, những kết luận chưa phù hợp thực tiễn thì tiếp thục điều chỉnh, bổ sung
nhận thức lại. Gía trị của lý luận nhất thiết phải được chứng minh trong hoạt
động thực tiễn.
Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, nhưng không phải mọi
thực tiễn đều là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của
lý luận khi thực tiễn đạt đến mức toàn vẹn của nó. Tính toàn vẹn của thực
tiễn là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, hoạt động, phát triển và chuyển
hóa. Đó là chu kì tất yếu của thực tiễn. Nếu lý luận chỉ khái quát giai đoạn
nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa vời thực tiễn. Do đó chỉ những lí
luận nào phản ánh được tính toàn vẹn của thực tiễn thì mới đạt đến chân lý.
Chính vì vậy Lênin cho rằng: “Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng
nghìn triệu lần được in vào ý thức của của con người bằng những hình tượng
logic. Những hình tượng này có tính vững chắc của một thiên khiến, có một
tính chất công lý, chính vì sự lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy”
1.2.2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải

được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực
tiễn
Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định
hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý
luận còn dự báo được khả năng phát triển cũng như mối quan hệ thực tiễn,
dự báo được những rủi ro xảy ra, những hạn chế những thất bại có thể có

trong quá trình hoạt động. Như vậy lý luận không chỉ giúp con người hoạt
động hiệu quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực
hoạt động của con người. Mặt khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu,
lý tưởng liên kết các cá nhân thành cộng đồng tạo thành sức mạnh vô cùng
11


to lớn của quần chúng trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội. Chính vì vậy,
C.Mác đã cho rằng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế
được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất cjir có thể bị đánh đổ bằng
lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.
Mặc dù lý luận mang tính chất khái quát cao, song nó còn mang tính lịch
sử, cụ thể. Do đó, khi vận dụng lý luận chúng ta còn phân tích cụ thể mỗi
tình hình cụ thể. Nếu vận dụng lý luận máy móc, giáo điều, kinh viện thì
chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm tổn hại đến thực tiễn,
làm sai lệch sự thống nhất tấ yếu giữa lý luận và thực tiễn.
Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn
của con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn tuy phong
phú, đa dạng nhưng không phải không có tính quy luật. Tính quy luật của
thực tiễn được khái quát dưới hình thức lý luận. Mục đích của lý luận không
chỉ là phương pháp mà còn định hướng cho hoạt động thực tiễn. Đó là định
hướng mục tiêu, biện pháp sử dụng lực lượng đinh hướng giải quyết các mối
quan hệ trong hoạt động thực tiễn. Không những thế lý luận còn đinh hướng
mô hình của hoạt động thực tiễn vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn
trước hết từ lý luận để xây dựng mô hình thực tiễn theo những mục đích
khác nhau của quá trình hoạt động, dự báo các diễn biến các mối quan hệ,
lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển để
phát huy các nhân tố tích cực hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết
quả cao.
Lý luận là logic của thực tiễn, song lý luận có thể lạc hậu với thực tiễn.

Vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của
thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận,
hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn. Khi vận dụng lý luận
vào thực tiễn, chúng có thể mang lại hiệu quả có thể không hoặc kết quả
chưa rõ. Trong trường hợp đó giá trị của lý luận phải do thực tiễn quy định.
12


Tính năng động của lý luận chính là điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Lênin nhận xét rằng: “ Thực tiễn cao hơn lý luận vì nó có ưu điểm không
những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực rực tiếp”.
1.2.3. Phê phán bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm

*Bệnh giáo điều
Bệnh giáo điều có nguyên nhân do cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò của
lý luận đối với với thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn.
Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh kinh viện, sách vở. Xem lý luận,
sách vở như cái gì đó tuyệt đối đúng không cần phải bổ sung, phát triển. Học
tập lý luận Mác – Lênin, họ không chú ý tới nội dung và bản chất cách mạng
của nó, chỉ chú ý tới câu chữ và vận dụng câu chữ của các nhà kinh điển vào
bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào. Hoặc học tập lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin theo kiểu học thuộc lòng, không chú ý tới những thay đổi diễn ra
trong cuộc sống. Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin một cách phiến diện, vận
dụng một cách rập khuân những mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ngoài mà
không chú ý tới đặ thù của nước mình. Các chủ trương, chính sách lại
thường xuất phát từ ý muốn chủ quan, không thấy được hiện thực sinh động
và phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, nhìn chung bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng qúa coi
trọng vai trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn,
thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, vận dụng lý luận, áp dụng lý luận một cách

máy móc, rập khuân.
*Bệnh kinh nghiệm
Đối lập với bệnh giáo điều là bệnh kinh nghiệm. Bệnh kinh nghiệm là
khuynh hướng tư tưởng quá coi trọng kinh nghiệm, thực tiễn, xem thường lý
luận.
Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm là tư tưởng “kinh nghiệm chủ nghĩa”
theo kiểu “sống lâu lên lão làng” thỏa mãn với các thành tích đã đạt được.
13


Trong công việc, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã tích lũy được, chủ quan,
lười hoặc không chịu khó tích cực học tập để không ngừng nâng cao trình độ
của tư duy lý luận. Không tôn trọng và sử dụng người tài, tư tưởng bảo thủ,
trì trệ, không chịu tiếp thu và vận dụng cái mới, cái tiến bộ.

14


CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ HIỆN NAY
2.1. Tích cực
*Phần lớn sinh viên chăm chỉ, năng động, sáng tạo
Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương pháp học cho
lượng kiến thức học thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào
thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi
nguồn có thể là là đọc trên thư viện hoặc trên intrernet. Phần lớn sinh viên
đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập, họ
không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp mà sinh viên còn
luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc.Không chỉ lĩnh hội tri

thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp
trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật. Bằng sự năng động, sinh
viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự
thay đổi và phát triển của xã hội. Một số bộ phận sinh viên luôn thể hiện
mình là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám nghĩ, dám làm,
dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà
luôn được thử nghiệm trong thực tế chính vì vậy mà qua 14 mùa thi đấu
robocon châu Á, các đại diện của Việt Nam đã 5 lần đem lại vinh quang với
những chiến thắng thuyết phục vào các năm2002, 2004, 2006, 2014, 2015.
Có đôi khi thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại
làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệmtích lũy được. Ngày càng có nhiều
công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được đánh giá cao về khả năng
vận dụng vào thực tiễn cuộc sống đó là một bước khởi sắc cho việc nghiên
cứu khoa học của sinh viên Việt Nam.
*Sinh viên đã đổi mới phương pháp học tập
15


Sinh viên luôn nỗ lực trọng công việc học tập, luôn tiếp thu những góp ý
những phương pháp cách thức học hiệu quả từ thầy cô từ anh chị và bạn bè
để có được những cách thức học phù hợp với bản thân, từ đó áp dụng
phương pháp phù hợp nhất vào trong quá trình học tập, thu được kết quả
cao.Sinh viên ngày càng có những phương pháp học tập và ôn thi hiệu quả,
chuyển từ học cá nhân nhàm chán sang học nhóm các thành viên trong nhóm
sẽ cùng nhau giải quyết một vấn đề quan điểm chung của cả nhóm sẽ là kiến
thức hoàn chỉnh nhất phục vụ quá trình học và ôn thi, hay như việc học
thuộc lòng đã không còn được ưa chuộng, đa số sinh viên chuyển sang học
hiểu bản chất của vấn đề. Hay học theo phương pháp lập sơ đồ đó là một
cách sắp xếp các thông tin theo một kiểu nào đó làm nổi bật đặc tính của sự
vật, hiện tượng, có sự so sánh, đối chiếu với một chuẩn nào đó. Lập sơ đồ và

cách xử lý thông tin, đưa thông tin vào mối quan hệ, so sánh, đối chiếu với
các định mức, tiêu chuẩn cần thiết. Một phương pháp học khác tập hiểu quả
được khá nhiều sinh vên sử dụng đó là học bằng phương pháp tiếp cận hệ
thống, tiếp cận hệ thống là xem xét sự vật trong một thể thống nhất với các
yếu tố có quan hệ, ràng buộc lẫn nhau, phụ thuộc nhau, ảnh hưởng đến nhau.
Khi thay đổi một thành phần, một yếu tố trong hệ thống thì các yếu tố khác
cũng có sự thay đổi, và còn rất nhiều huong pháp học tập khác nữa. Nhữg
đổi mới trong phương pháp học tập đã tạo ra môi trường học tập ôn thi hiệu
quả hơn rất nhiều bên cạnh đó chất lượng học tập cung được nâng cao.
2.2. Hạn chế
Bên cạnh những điểm mạnh, thì trong việc học tập sinh viên Việt Nam
cũng còn nhiều những mặt hạn chế, những điểm yếu kém.
*Sinh viên thụ động, lười học tập
Việc thi đỗ vào trường đại học luôn là niềm vui, sự hãnh diện và tự hào của
sinh viên. Tuy nhiên, điều này dẫn đến một tình trạng thực tế là sinh viên
thường ngủ quên trên chiến thắng, nhất là ở năm thứ nhất, khi mà các môn
16


đại cương thường là những môn sở trường của các bạn ở phổ thông. Kết quả
khả quan của năm học thứ nhất dễ dẫn đến suy nghĩ cho rằng các năm học
sau sẽ chẳng có gì khó khăn. Điều đó sẽ kéo theo việc học bị tuột dốc ở
những năm tiếp theo. Việc ôn thi lại và học trả nợ chiếm hết thời gian học
những môn mới, và cứ như thế trả nợ môn mới cộng dồn môn cũ đến một
lúc việc học trở thành gánh nặng cho các bạn, làm tiêu tan những đam mê,
những hoài bão của từng người đã vạch ra cho mình khi mới bước vào
trường. Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên chưa hòa nhập được với môi trường
và phương pháp giảng dạy ở bậc đại học, khi mà giáo viên chỉ đóng vai trò
là người hướng dẫn, sinh viên mới là người chủ động trong việc tìm hiểu và
nắm bắt kiến thức, đối vơi sinh viên phương pháp dạy học truyền thống đã

gắn bó với sinh viên suốt 12 năm học phổ thông, ăn sâu vào tư tưởng và
không dễ gì từ bỏ. Điều này phát sinh ra một thực tế là sinh viên vẫn rất thụ
động trong việc tiếp nhận kiến thức và phụ thuộc nhiều vào phương pháp
giảng dạy của giảng viên; giảng viên cung cấp kiến thức gì thì sinh viên
nghe nấy, giảng viên yêu cầu gì thì sinh viên làm nấy. Với tâm lý quen “đọc
– chép” sinh viên không có thói quen đọc giáo trình và các tài liệu liên quan
đến môn học đó khi ở nhà, mà chỉ chờ đến khi giảng viên đọc thì chép, nếu
giảng viên không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉ ngồi nghe và không
hỏi gì thêm, thưc tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,thậm chí
là không có gì. Theo khảo sát ở trường Đại học Thành Đông Có
đến 86,2% số lượng sinh viên không có thói quen xem bài trước khi lên lớp.
Khi nghe giảng trên lớp có 72,4%số lượng sinh viên ghi chép ý chính, chủ
yếu dựa vào nội dung giáo trình hoặc bài giảng in sẵn để theo dõi.
Đa số sinh viên do chuẩn bị chưa kỹ nên vấn đề đặt câu hỏi trên lớp rất ít
xảy ra, qua khảo sát cho thấy có 63,8% số lượng sinh viên thỉnh thoảng mới
tham gia đặt câu hỏi. Điều này cho thấy sự thụ động của sinh viên trong quá

17


trình học và không có tính khám phá, năng động sáng tạo trong khi nghe
giảng trên lớp.
Ngoài ra số liệu thống kê còn cho thấy sinh viên ít chịu đọc lại những nội
dung đã học, số liệu khảo sát cho thấy có 77,6% số lượng sinh viên xác nhận
là thỉnh thoảng mới đọc lại nội dung đã học.
Có 48,3% số lượng sinh viên cho rằng tìm hiểu kiến thức bên ngoài giáo
trình, sách chuyên môn để bổ sung trong quá trình học là quan trọng và cần
phải thường xuyên thu thập. Truy cập bổ sung kiến thức chuyên môn từ
nguồn Internet vẫn là chủ yếu, có đến 63,8% số lượng sinh viên đồng ý với
quan điểm này.Bài vở thường bị các bạn để tồn ứ đến khi gần thi mới lấy ra

ôn tập lại; khi đó khối lượng kiến thức thì nhiều mà thời gian ôn tập thì ngắn
ngủi, hậu quả là các bạn phải học đêm học ngày, ảnh hưởng tới giờ giấc nghỉ
ngơi,sinh hoạt; điểm bài thi hiếm khi đạt được như mong đợi. Đôi khi vì lười
mà lại mong muốn đạt được điểm số cao nhiều sinh viên đã lựa chọn cách
quay bài đây là một điều hết sưc đáng buồn, những tập đề cương những
quyển vở ghi được photo hết sức nhỏ và được giấu ở những chỗ kín đáo khó
phát hiện, khi giám thị lơ là lập tức chúng sẽ được sử dụng, không ít sinh
viên đã bị lập biên bản bị đình chỉ thi nhưng số khác vẫn nhởn nhơ sau khi
quay bài xong các tệp “phao” được xả mọi mơi mọi chỗ và khi ngựa đã quen
đường cũ sinh viên lại có tâm lý không cần học vẫn đạt điểm cao và việc
quay cóp lại tiếp tục diễn ra trong các kỳ thi tiếp theo.
Hiện nay, phương pháp học nhóm đang là một phương pháp học tập phổ
biến ở các lớp. Lợi ích của học nhóm là không thể phủ nhận, ông bà ta có
câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, nhờ học
nhóm sinh viên có thể cùng học tập và chia sẻ kiến thức cho nhau để cùng
nhau tiến bộ. Tuy nhiên, tồn tại một thực trạng là việc hình thành nhóm xuất
phát từ yêu cầu của giảng viên nhiều hơn là từ nhu cầu và ý thức tự giác của
sinh viên. Do đó hiệu quả của phương pháp học tập này đã giảm đi nhiều,
18


các bạn học nhóm với tâm lý miễn cưỡng, thêm vào đó, ý thức tự giác và
tinh thần trách nhiệm khác nhau, dẫn đến thực tế là một số thành viên phải
đảm trách rất nhiều công việc, trong khi đó số còn lại thì làm cho có hoặc
thậm chí không làm gì.
Cuộc khảo sát gần đây trong gần 9.000 sinh viên Trường Đại học Cần
Thơ với 38 câu hỏi liên quan đến vấn đề học tập, hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là
phương pháp giảng dạy phù hợp cho thấy: Với môn xã hội, 32,16% sinh
viên chọn phương pháp thầy giảng - trò ghi; 26,85% đọc trước giáo trình hỏi thầy chỗ không biết; 12,58% thầy đọc - trò chép; 28,41% thầy dùng máy
chiếu - trò ghi chú rồi tự xem giáo trình. Với môn tự nhiên, 12,88% thầy

giảng - trò ghi; 21,59% đọc trước giáo trình; 32,95% dùng máy chiếu;
32,59% giảng chỗ khó, cho tình huống. Có ba tiêu chí giúp học tốt là "siêng,
năng, chú". Siêng học bài, đọc sách, nghiên cứu tài liệu; Năng đến lớp, đi
thư viện, học hỏi; Chú ý nghe giảng bài, chú thích những nội dung cần thiết.
Nhưng trên thực tế khực tế khảo sát, chỉ có 27,4% sinh viên thường xuyên
đến thư viện; 63,88% thỉnh thoảng đến và 8,66% không đi thư viện, việc đi
học của sinh viên hiện nay cũng đang nổi cộm lên một vấn đề đó là tình
trạng học thuê, học hộ một số bộ phận sinh viên vì mải mê kiến tiền, vì nghĩ
mình đã có đủ kiến thức và kiến thức được học trên giảng đường đại học
không cần thiết không áp dụng được và thực tế cuôc sống nên đã giàng thời
gian học quý báu đi làm thêm kiến tiền và để duy trì thành tích học tập đã
thuê người đi học thậm chí là đi thi hộ. Một thực trạng đáng buồn nữa là vấn
đề phát biểu ý kiến Chuyện sinh viên ngồi im lặng khi giảng viên đặt câu hỏi
nơi giảng đường không còn là chuyện lạ. Giảng viên đặt câu hỏi, thi thoảng
vài cánh tay giơ lên giữa một rừng người. Vẫn những khuôn mặt cũ, những
sinh viên hay phát biểu thì giờ nào cũng tích cực phát biểu. Ai ngồi im thì cứ
thói quen đó từ đầu giờ cho đến cuối giờ. Những sinh viên còn lại thì chăm
chú lắng nghe, có em xì xào với bạn bên cạnh, thậm chí có sinh viên vô tư
19


ăn vặt, nghe nhạc, ngủ gật ngay trong lớp học. Tuy số lượng sinh viên cá biệt
này không nhiều nhưng cũng đủ làm không khí lớp học đơn điệu, tẻ nhạt.
Giảng viên cố gắng đặt câu hỏi nhưng cũng rất ít sinh viên hưởng ứng, thậm
chí có lớp chẳng em nào giơ tay phát biểu, giảng viên đành tự mình trả lời
câu hỏi. Kể cả những giờ thuyết trình, thảo luận, những giờ học đòi hỏi sinh
viên phải trình bày quan điểm, lập luận của riêng mình thì tình hình cũng
chẳng khác gì. Nếu giảng viên không giao nhiệm vụ cho nhóm đặt câu hỏi,
nhóm trả lời thì không ai đặt câu hỏi cả.
*Sinh viên chưa đặt ra mục tiêu cũng như kế hoạch học tập

Không chỉ trong học tập mà bất kể trong mọi công việc để đạt được kết
quả cao nhất đòi hỏi mỗi người phải xác định mục tiêu và lập một kế hoạch
cụ thể để thực hiện mục tiêu đó, thế nhưng lại có một bộ phân sinh viên sống
không có lý tưởng không có mục tiêu và đôi khi đã xác định được mục tiêu
học tập nhưng lại không có động lực và không biết lập một kế hoạch cụ thể
để thực hiện mục tiêu đặt ra, chinh vì vậy mà thành tích cũng như kết quả
học tập chưa cao.
Nguyên nhân của những mặt yếu kém của sinh viên Việt Nam
*Nguyên nhân của sự thụ động trong học tập
Thứ nhất: Sinh viên được tạo thói quen đọc chép từ thời phổ thông.
Hầu hết những năm đi học từ tiểu học, trung học cơ sở đến thời kỳ học
phổ thông đa số việc học và thi hết môn đều ôn theo đề cương, có trọng tâm
trọng điểm. Điều đó đã hình thành cho sinh viên thói quen thụ động từ nhỏ
trong việc học tập. Bước vào môi trường Đại học, cách học và cách dạy
hoàn toàn khác phổ thông, nhiều thay đổi, cách biệt làm nhiều sinh viên
không theo kịp bài, hoang mang, buông lỏng chuyện học, đối phó sau cùng
làm cho sinh viên thụ động trong học tập.
Thứ hai: Sinh viên chưa sử dụng tốt khoảng thời gian không có giờ lên
lớp.
20


Thay vì lên thư viện để tìm hiểu thêm và đào sâu những vấn đề đã được
thầy cô hướng dẫn trên lớp thì nhiều sinh viên lại dùng khoảng thời gian này
vào những hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi thư giãn hoặc đi làm thêm.
Thứ ba: Sinh viên không hiểu hết được mục đích và tầm quan trọng của
các môn học.
Phần lớn sinh viên có tâm lý cần nỗ lực ở các môn chuyên ngành vì đó là
nền tảng cho công việc tương lai của họ, không hiểu hết tầm quan trọng của
những môn chung hoặc môn đại cương nên không coi trọng các môn này,

chỉ học đối phó. Vì vậy sự thụ động ở các môn chung, môn đại cương bộc lộ
rõ rệt hơn so với các môn chuyên ngành.
Thứ tư: Sinh viên thường đặt nặng vấn đề điểm số nên thực hiện các hoạt
động giảng viên yêu cầu một cách đối phó.
Các bài về nhà chỉ chuẩn bị sơ sài, trên lớp sinh viên chỉ xem thảo luận
và thuyết trình là một phần bắt buộc để có điểm phục vụ cho môn học, chưa
hiểu hết ý nghĩa về rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề, kỹ năng
hợp tác với đồng nghiệp.
Thứ năm: Phương pháp giảng dạy của giảng viên còn đơn điệu, phụ
thuộc vào giáo trình
Phương pháp giảng dạy của giảng viên là một trong các yếu tố tác động
trực tiếp tới thái độ học tập nói chung và sự thụ động nói riêng của sinh viên.
Sinh viên thường chọn cách học, cách tư duy, cách tiếp cận để phù hợp với
cách giảng dạy của giảng viên. Hiện nay, phần lớn nội dung giảng dạy của
giảng viên đều nằm trong giáo trình. Giảng viên lệ thuộc vào giáo trình là một
trong những nguyên nhân khiến cho bài giảng trở nên nhàm chán, và sinh
viên có tư tưởng không cần đến lớp vì tất cả đã có trong giáo trình, chỉ cần
cuối học phần vào nghe thầy cô phổ biến lại câu hỏi ôn thi hoặc nội dung là
đủ, số lượng sinh viên bỏ tiết ở các lớp đông là phổ biến. Ngoài ra, một số
giảng viên còn ít liên hệ nội dung giảng dạy với thực tế cuộc sống hoặc gợi
21


mở cho sinh viên tự liên hệ nên sinh viên không hứng thú với môn học. Nếu
giảng viên thường xuyên đặt những câu hỏi mở rộng, đòi hỏi sinh viên phải
tìm hiểu bài trước khi đến lớp và phải tích cực động não, hoặc giảng viên tổ
chức nhiều buổi thảo luận, thuyết trình cho sinh viên thì khả năng phần lớn
sinh viên phải hoạt động theo sự hướng dẫn ấy của giảng viên, cho dù mục
đích có là nhằm đạt được điểm tốt hay không thì sinh viên cũng được luyện
tập thói quen chủ động trong học tập nặng ngồi nghe hơn là tranh luận.

Vậy sinh viên mong muốn gì ở giảng viên? Làm nên sự thụ động của sinh
viên, lỗi cũng một phần chính là ở giảng viên. Đa số sinh viên được khảo sát
mong muốn giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực
hoá người học trong các giờ học. Có 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của
giảng viên gồm cả những tri thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh
viên thích được giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển
khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán; 82,4% sinh viên thích giảng viên
hỏi, khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ
để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học; 85,6% sinh viên muốn
khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn phương pháp
học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo
này; 79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hướng
dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, khi đưa ra con số
chỉ có 34,7% sinh viên thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá nhân.
Các nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với
phương pháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức hiện nay đã tạo ra một
bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã
hội. Sinh viên luôn thụ động với khối lượng kiến thức về lý thuyết, việc thực
hành, thực tập bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, từ đó tạo ra một bộ phận
không nhỏ sinh viên thụ động, vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội.
*Nguyên nhân của việc lười học:
22


Không ai quản thúc
Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở những sinh viên xa nhà. Khi học cấp
2, cấp 3, các bạn thường được nhà trường, thầy cô, bố mẹ phối hợp cùng
nhau để quản lý chặt chẽ chuyện học hành. Các vấn đề về học tập và hạnh
kiểm đều được nhà trường báo lại với phụ huynh để tìm phương pháp giải
quyết và tình trạng lười học được đẩy lùi xa hơn. Tuy nhiên khi vào đại học,

các bạn phải tự lập cả trong cuộc sống, lẫn học tập và tinh thần tự giác phải
rất cao, đặc biệt là những bạn học xa nhà. Thế nên không phải ai cũng thích
ứng và bắt nhịp được với sự thay đổi này. Thêm vào đó tâm lý xả hơi sau
những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường và bố mẹ không còn quản lý
trực tiếp nữa nên không ít sinh viên mải chơi dẫn đến lười học, học kém.
Không có phương pháp học tập phù hợp
Ở bậc trung học phổ thông, các bạn thường được thầy cô dẫn dắt nhiều
hơn nhưng học đại học thì khác. Vì số lượng sinh viên đông nên các thầy cô
không thể quan tâm đến từng người. Đồng thời học đại học theo phương
pháp tín chỉ, phương pháp này đòi hỏi sinh viên phải tự học là chủ yếu.
Điều này khiến cho nhiều sinh viên không tìm ra được phương pháp học tập
phù hợp, dần dần mất phương hướng và có tâm lý chán nản, học không vào,
thậm chí là mặc kệ đến đâu thì đến.
Mải mê lao vào những thú vui
Khá nhiều sinh viên thường chỉ học khi kỳ thi gần kề còn trong quá trình
học thì chỉ mải mê vui chơi và không chịu học tập. Chính môi trường mới
với nhiều trò vui chơi giải trí đã kéo một học sinh chăm chỉ, học giỏi thành
một sinh viên lười biếng với kết quả học tập… không thể tệ hơn.
Ban đầu thì chỉ nghĩ là mình có quyền hưởng thụ sau những ngày tháng dài
chịu áp lực căng thẳng từ kỳ thi nhưng dần dẫn đến mất thăng bằng, không
bắt nhịp được guồng quay học tập và bị bỏ lại phía sau.
Ảnh hưởng từ bạn bè
23


Có đôi khi bạn cảm thấy dằn vặt và tự hứa với bản thân là sẽ học hành
chăm chỉ nhưng lại vướng vào “chướng ngại vật” khó lòng vượt qua nổi, đó
là bạn bè.
Các hoạt động đi chơi, đi phượt, tình nguyện, buôn chuyện, rủ rê… làm
bạn rơi vào vòng quay của bận rộn và những lời mời hấp dẫn khiến bạn

không “nỡ lòng” từ chối. Lên đại học, ảnh hưởng của bạn bè đến bạn vô
cùng lớn vì không có gia đình, người thân bên cạnh thì bạn bè là những
người quan trọng đối với bạn trong cuộc sống.
Nhưng đừng vội đổ lỗi cho bạn bè, chính bạn là người tình nguyện làm
điều đó, tình nguyện cho phép mình vui vẻ, bỏ bê nhiệm vụ cao cả mà bố mẹ
đã đặt nhiều kỳ vọng.
Yêu đương
Khi lên đại học, chính tâm lý “phải có người yêu cho bằng bạn bằng bè”
nên nhiều sinh viên đã dành thời gian trau chuốt, tán tỉnh, hẹn hò đến không
còn để ý việc học hành.
Tán tỉnh – yêu đương – thất tình – tán tỉnh- yêu đương… dường như là
một vòng tuần hoàn không bao giờ chấm dứt và nhiều bạn đã không nhận ra
được thời gian dành cho việc yêu đương quá nhiều và bỏ lỡ đi nhiều vấn đề
khác.
Bận rộn kiếm tiền
Nhiều sinh viên gia đình khó khăn nên đã lựa chọn cách đi làm thêm để
đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Vì vậy nên thời gian học sẽ hạn hẹp. Mặt khác đi
làm thêm mệt mỏi nên khả năng tập trung học hành cũng bị giảm sút.
Bên cạnh đó, một số bộ phận gia đình có điều kiện nhưng muốn đi làm thêm
để tiếp thu kinh nghiệm hoặc vì tiêu xài quá đà nên nợ chồng nợ chất,
“khủng hoảng vì tiền” dẫn tới phân tâm, lo lắng.
Mạng xã hội
24


Sống trong thời đại truyền thông, Facebook, Twitter, Tumblr… dường
như đã “ngốn” hết thời gian của bạn. Sáng ngủ dậy vào Facebook, đi chơi
check in Facebook, chụp ảnh up Facebook, viết status một ngày chục cái
đăng Facebook, trước khi học phải vào Facebook cập nhật thông tin và ngồi
vẩn vơ đến tận khi đi ngủ.

Dường như bạn đang sống một cuộc sống mà mọi thứ đều liên quan đến
mạng xã hội và bạn lao mình vào đó như một con thiêu thân.
Tâm lý “trẻ không chơi, già đổ đốn”
Các bạn luôn nghĩ mình là người trẻ, mình nên trải nghiệm, nên dấn thân
vào những cuộc vui để sau này còn có… kỷ niệm để mà nhớ. Với tâm lý đó,
bạn thoải mái tham gia vào các hoạt động của tập thể, của bạn bè mà quên
dành thời gian học tập. “Trẻ không chơi, già đổ đốn” nhưng trẻ không học
thì chỉ vài năm sau thôi, lúc bạn chưa kịp già thì bạn đã thực sự rơi vào bế
tắc và đổ đốn sớm hơn bạn tưởng rồi.
*Nguyên nhân sinh viên không đặt ra mục tiêu và kế hoạch học tập
Với tâm lý thời gian còn nhiều học được đến đâu hay đến đó, và khi nào
có đề cương học cũng không muộn lại còn tốn ít thời gian nên sinh viên
không đặt ra mục tiêu và kế hoạch để thực hiện mục tiêu, một số bộ phận thì
cho rằng đặt ra mục tiêu và lập kế hạch tốn thời gian nên không đặt ra mục
tiêu cũng như lập kế hoạch.

25


×