Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

Bài thảo luận lý thuyết tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.92 KB, 34 trang )

Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm


Bài Thảo Luận: Chính sách tài chính của quốc gia


Vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu là gì?


Tóm tắt nội dung như sau:


1. KHÁI NiỆM
2. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
a. Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia
b. kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền
c. Tạo công ăn việc làm
3. NHỮNG QUAN ĐiỂM CƠ BẢN
4. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
4.1 Chính sách về vốn
4.2 Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp


4.3 Chính sách đối với ngân sách nhà nước
4.4 Chính sách về tài chính, đối ngoại
4.5 Chính sách về tiền tệ và tín dụng

5. VAI TRÒ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA
5.1 Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước:
5.2 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
5.3 Tầm ảnh hưởng


6.MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA VÀ LIÊN HỆ
THỰC TiỄN


1. Khái niệm

  Tập hợp các mục tiêu, biện pháp được chính phủ mỗi quốc gia đề ra để tác động tới
hệ thống tài chính của quốc gia, khiến cho hệ thống đó phục vụ hữu hiệu việc thực
hiện các mục tiêu phát triển đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước được gọi là Chính sách tài chính quốc gia.


1. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia

a. Tăng cường tiềm lực tài chính của quốc gia
- Nội dung của mục tiêu bao gồm việc nâng cao tiềm lực tài chính
cho nhà nước, doanh nghiệp, tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực
và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
=> Để đạt được mục tiêu này, chính sách tài chính quốc gia phải
đưa ra được các chính sách nhằm:
+ khơi thông các nguồn vốn trong nền kinh tế
+ tạo điều kiện cho nhà nước và doanh nghiệp có thể huy động tối
đa các nguồn lực trong và ngoài nước
+ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tạo tích lũy cho nền kinh tế
+ ban hành các văn bản pháp luật
+ khuyến khích thành lập các tổ chức như các công ty cung cấp
thông tin tài chính, định mức tín nhiệm nhằm làm minh bạch các
thông tin về tài chính để nâng cao khả năng giám sát hiệu quả sử
dụng các nguồn tài chính.



b. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền
Lạm phát không chỉ là tác nhân làm xói mòn hiệu quả của tăng trưởng kinh tế
mà còn bóp méo các kết quả hoạt động tài chính, làm cho việc đánh giá và ra
các quyết định tài chính bị sai lệch. Chính vì vậy, việc kiểm soát được lạm
phát, ổn định được sức mua của đồng tiền sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tăng
trưởng bền vững và môi trường tài chính lành mạnh.


c. Tạo công ăn việc làm
Cũng như mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác, chính sách tài chính quốc gia
phải hướng tới việc tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm thất nghiệp,
qua đó nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân.


2. Những quan điểm cơ bản
 Chuyển hướng cơ chế quản lý chính sách tài chính tiền tệ kiểu “động viên tập
trung” sang chính sách tài chính phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

 Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và tài chính
doanh nghiệp. Trong đó tài chính nhà nước thực hiện chức năng xã hội, an
ninh quốc phòng, điều tiết lợi ích, định hướng phát triển kinh tế. Tài chính
doanh nghiệp thì hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.


 Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và ngân hàng.Trong đó
tài chính nhà nước là khách hàng của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng là đối tượng
quản lý về mặt tài chính của tài chính nhà nước.

 Thực hiện cơ chế tài chính lành mạnh
 Chính sách tài chính phải giải phóng triệt để mọi nguồn vốn trong nước để phát triển

hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thành thị trường vốn để đảm bảo cho việc huy
động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh
thủ tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.


 Cần xác định rõ mục tiêu ưu tiên phát triển để phân phối và sử dụng các nguồn tài
chính đảm bảo tạo cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả

 Xây dựng và thực hiện các chính sách tài chính cần đứng trên quan điểm hệ thống.
 Chú trọng nghiên cứu, khảo sát, đúc kết kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, thử nghiệm các
phương thức phù hợp

 Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về tài chính, tăng cường kiểm soát thanh tra.


3. Nội dung của chính sách tài
chính quốc gia

3.1. CHÍNH SÁCH VỀ VỐN
-

Vốn là điều kiện đầu tiên quyết định và duy trì sản xuất, đồng thời là cơ sở để phân
phối lợi nhuận, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế; vốn gồm những nguồn vật tư,
tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong
dân.


3.1. Chính sách về vốn:
- Chính sách tạo vốn phải cơ bản tuân thủ nguyên tắc lợi ích của người có vốn, việc sử
dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc kinh tế.

- Mục tiêu của chính sách tạo vốn chủ yếu tạo ra môi trường kinh tế và tiền đề pháp lý
để biến mọi nguuồn lực tiền tệ thành tư bản sinh lợi và tăng trưởng trong qúa trình
sản xuất xã hội.


- Biện pháp:
+ Khắc phục tình trạng cấp vốn tràn lan, buộc doanh nghiệp tự tạo sức mạnh tài chính, tự chịu trách nghiệm theo
pháp luật với chủ nguồn vốn.
+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần nhất quán và được thể chế hóa.
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
+ Phát triển kinh tế thị trường tài chính.
+ Có chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.


- Mục tiêu của chính sách đầu tư là bảo tồn và sử dụng vốn hiệu quả.
- Các phương thức sử dụng vốn hiệu quả:
+ Chuyển vốn xây dựng cơ bản của nhà nước sang tín dụng ngân hàng dài hạn
+ Xác định trọng điểm của đầu tư nhà nước
+ Hình thành các công ty cổ phần, công ty hợp danh.


3.2. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp
- Phát triển doanh nghiệp sẽ tập hợp có hiệu quả các nguồn lực phân tán gồm:
+ Chính sách đầu tư
+ Chính sách ưu đãi về thuế và các chi phí
+ Ban hành luật điều tra độc quyền, duy trì cạnh tranh lành mạnh.



3.3. Chính sách đối với


ngân sách nhà nước

- Bố trí nguồn thu, rà soát lại các khoản chi.
- Chấm dứt việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng trung ương đối với ngân sách nhà nước dưới mọi hình thức.
- Thiếu hụt ngân sách nhà nước cần được hạn chế, tiến tới công bằng thu chi.
- Cần thường xuyên đổi mới cải tiến các hình thức huy động, đặc biệt là hệ thống thuế. Thuế không những là
nguồn thu ngân sách mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.


3.4. Chính sách về tài chính, đối ngoại
- Huy động tối đa nguồn vốn nước ngoài, tạo ra và tận thu các nguồn ngoại tệ.

- Triệt để thu hút vốn từ bên ngoài
- Tăng cường đầu tư phát triển các hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.


3.4. Chính sách về tài chính, đối ngoại
- Nhập khẩu chủ yếu để phục vụ đầu tư
- Có hệ thống giá và tỷ lệ hợp lý.
- Quản lý tốt việc sử dụng ngoại tệ, nhất là các ngoại tệ mạnh.
- Cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục.
- Tạo ra môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế thuận lợi.


3.5. Chính sách về tiền tệ và tín dụng
- Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia là kiểm soát chặt chẽ lạm phát, ổn định giá cả của đồng tiền, tạo điều
kiện huy động vốn.
- Điều hành khối lượng tiền cung ứng.
- Chính sách tín dụng:

+ Tín dụng ngân hàng cần được mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn có hiệu quả với phương châm không để
các dự án đầu tư có hiệu quả cao bị thiếu vốn.
+ Tăng cường cho vay trung và dài hạn.
+ Giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi.


4. Vai trò và tầm ảnh hưởng của các Chính sách tài chính quốc
gia
4.1 Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước:
Hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có
các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu này được thỏa mãn
từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế.
Vai trò này tồn tại trong bất cứ thời đại, chế độ xã hội nào kể từ khi nhà nước ra đời. Nó xuất
phát từ sự cần thiết khách quan của việc ra đời của nhà nước với chức năng quản lý kinh tế xã
hội.


4.2 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
Vai trò này xuất hiện trước nhu cầu phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm khắc
phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, giúp nền kinh tế - xã hội phát triển cân đối, hợp lý
và ổn định. Bao gồm:
- Ổn định kinh tế - xã hội
- Đầu tư tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế
- thực hiện công bằng xã hội


×